TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Toàn cảnh phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra sôi nổi và chất lượng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi, tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục, như: năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thực chất; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập.
Để Kỳ họp thứ 6 đạt kết quả tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, góp ý kiến về các nội dung Kỳ họp; đồng thời, các Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo tổng hợp về Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Kỳ họp thứ 6
Đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, TS. Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng Khoa Cơ bản, Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội ở Việt Nam đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức về chiến lược, về chi phí, nguồn lực công nghệ, nguồn nhân lực triển khai và các vấn đề bảo mật dữ liệu và pháp lý liên quan.
Trong hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới số, chuyển đổi số đã và đang từng bước thẩm thấu vào mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ kinh tế, sản xuất, kỹ thuật công nghệ đến văn hóa, đời sống và quản lý, quản trị. Chuyển đổi số không chỉ tạo đột phá, gia tốc phát triển trong tăng trưởng kinh tế, xã hội hóa mà còn kết nối văn hóa, con người vượt qua không gian thời gian thực, nó không còn là vấn đề của một tổ chức, một cá nhân, quốc gia hay dân tộc, mà là vấn đề toàn cầu. Vì thế, Việt Nam muốn phát triển nhanh, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, không thể nằm ngoài quy luật chuyển đổi này, mà còn phải kịp thời nắm bắt những thành tựu của khoa học kỹ thuật, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để rút ngắn con đường đến tương lai nhanh hơn, phồn vinh, hạnh phúc.
Khái niệm về chuyển đổi số có nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn, theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Theo định nghĩa phổ thông thì Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm được ra đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,...
Chuyển đổi số chỉ tiến trình cải tiến một đối tượng thông qua kích hoạt sự thay đổi các thuộc tính của nó trên cơ sở kết hợp thông tin, thiết bị điện tử, công nghệ giao tiếp và kết nối trực tuyến của một tổ chức nhằm tối ưu nguồn lực, cách thức hoạt động trong quá trình quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao đến tay người dùng bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu.
Mặt khác, chuyển đổi số không chỉ là công nghệ kỹ thuật số, mà là bước chuyển đổi mà công nghệ số giúp cho mọi người giải quyết những vấn đề truyền thống; khi đó mọi người thường ưu tiên giải pháp số thay vì giải pháp truyền thống. Ở cấp độ chuyển đổi này thì ứng dụng số sẽ mở ra những dạng thức đổi mới và sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, chuyển đổi số có thể hình dung bằng khái niệm “văn phòng không giấy tờ”. Từ đó, chuyển đổi số cũng có thể được định nghĩa là tác động xã hội toàn diện và tổng thể của quá trình số hóa. Bước chuyển công nghệ kỹ thuật số, quá trình số hóa và tác động chuyển đổi số có khả năng tăng tốc và dẫn lối cho quá trình chuyển đổi xã hội toàn cầu.
Bắt kịp xu thế mới, hành động mau lẹ và quyết tâm, chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại, tạo bứt phá vươn lên, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ban hành Chương trình về chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của BCH Trung ương Đảng “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Ngày 15/11/2021 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 1911/QĐ-TTg về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, giai đoạn 2021-2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia, năm 2023 là năm trọng tâm chuyển đổi số: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới.