QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 21/02/2024

21/02/2024

"Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp về Đề án Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Tổ giúp việc Đoàn Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15; Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 21/02/2024.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 20/02/2024

* Theo dự kiến, Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 01 ngày 22/02/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 30 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

- THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 30 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Kế hoạch số 736/KH-UBTVQH15 về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo kế hoạch, Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra trong 01 buổi sáng ngày 07/3/2024 theo hình thức trực tiếp tại Phòng Thăng Long (Nhà Quốc hội), kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TRIỂN KHAI LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ 6 VÀ KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV

- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TRIỂN KHAI LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ 6 VÀ KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV

* Để chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 30, sáng 21/2 tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp nhằm cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án Luật, trong đó lưu ý những chính sách mới, đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, góp phần thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta về lĩnh vực này cũng như về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP VỀ DỰ ÁN LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ, VƯỢT TRỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH

* Chiều 21/02, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp nghe Hội đồng Dân tộc báo cáo về Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013”.

Phát biểu tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thống nhất với cách tiếp cận Đề án với mục đích là rà soát các quy định liên quan đến chính sách dân tộc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN CHỦ TRÌ CUỘC HỌP VỀ ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỒNG BỘ HÓA CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

- PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ BAN HÀNH

* Chiều ngày 21/02, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc giữa lãnh đạo Đoàn Giám sát và Tổ giúp việc chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023" về tình hình, tiến độ triển khai hoạt động của Đoàn giám sát.

Tại buổi làm việc, các đại biểu, thành viên Đoàn giám sát đã cho ý kiến đóng góp về thành phần tham gia Đoàn giám sát, tiến độ, nội dung giám sát, phương thức tổ chức hoạt động giám sát, công tác thông tin, tuyên truyền trước trong, sau hoạt động giám sát và các vấn đề cần quan tâm liên quan đến chuyên đề giám sát...

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI LÀM VIỆC VỚI TỔ GIÚP VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15

- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CẦN CHÚ TRỌNG TÍNH HIỆU QUẢ, THỰC CHẤT, TRÁNH HÌNH THỨC

* Chiều 20/2 tại thành phố Vangvieng của Lào đã diễn ra Phiên đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm thảo luận về tầm nhìn của khối sau năm 2025. Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam gồm Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung và Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến tham dự phiên đối thoại trực tuyến từ điểm cầu trụ sở các cơ quan của Quốc hội.

Tại phiên đối thoại, nghị sỹ các nước ASEAN đã trao đổi quan điểm trong việc xây dựng các nội dung phát triển hợp phần kinh tế của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực chính, gồm: đánh giá và nhìn lại những thành công, thách thức trong quá trình triển khai kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025; Xây dựng một ASEAN có định hướng hành động, bền vững, có khả năng thích ứng và toàn diện.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM THAM DỰ PHIÊN ĐỐI THOẠI CẤP CAO VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN

* Sáng 21/02, tại trụ sở cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà chủ trì cuộc họp giao ban các cơ quan, đơn vị làm công tác báo chí của Văn phòng Quốc hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội.

Tại cuộc họp, với tinh thần bắt tay ngay vào triển khai công việc ngay từ đầu năm như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ quán triệt, đại diện các cơ quan đã có báo cáo tình hình triển khai công tác thông tin, tuyên truyền dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, tiến độ triển khai các công việc thường xuyên, các nhiệm vụ được giao; kiểm điểm, đánh giá, kết quả công tác thông tin báo chí thời gian qua, kiến nghị đề xuất về định hướng công tác tham mưu, định hướng, quản lý báo chí Quý 1/2024.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI PHẠM THÁI HÀ CHỦ TRÌ GIAO BAN BÁO CHÍ THÁNG 2/2024

* Chính phủ vừa có tờ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ nhằm giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật về cảnh vệ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT CẢNH VỆ: BẢO ĐẢM SỰ ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CẢNH VỆ

* Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 là bổ sung, hoàn thiện các quy định về quyền, trách nhiệm của nhà nước, công dân và người sử dụng đất đối với đất đai; Cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” khi nhà nước thu hồi đất.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI: CỤ THỂ HÓA NGUYÊN TẮC “CÓ CHỖ Ở, ĐẢM BẢO THU NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG BẰNG HOẶC TỐT HƠN NƠI Ở CŨ”

* Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, giải trình trong cơ chế kiểm soát quyền hành pháp được áp dụng không chỉ với mục đích đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động hành pháp mà còn có thể bao hàm cả tính hiệu quả của việc thi hành pháp luật. Thực hiện trách nhiệm giải trình là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, qua đó tạo ra sự chia sẻ và tin tưởng của xã hội vào bộ máy nhà nước, vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ: GIẢI TRÌNH – BẢO ĐẢM TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỰC THI PHÁP LUẬT

* Thực hiện hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội đã gửi phiếu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về vấn đề giải quyết chính sách người có công.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: GIẢI QUYẾT THỎA ĐÁNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG

* Thực hiện hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đã gửi phiếu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về giải pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động trước tình trạng doanh nghiệp sử dụng lao động trốn thuế đóng bảo hiểm xã hội, nợ bảo hiểm xã hội;…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH LÊ THỊ NGỌC LINH: CẦN CÓ GIẢI PHÁP QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ XỬ LÝ TÌNH TRẠNG CHẬM ĐÓNG, TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

* Phát huy những thành quả đã đạt được và để nâng cao chất lượng hoạt động, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra trên tất cả lĩnh vực công tác như: tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đối ngoại...

Xem nội dung chi tiết tại đây: 09 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM SẼ ĐƯỢC ĐOÀN ĐBQH TỈNH THÁI NGUYÊN TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2024 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

* Năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm trên cơ sở bám sát Chương trình hoạt động của Quốc hội cũng như tình hình thực tiễn tại địa phương. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ chú trọng đổi mới; nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật, hoạt động giám sát cũng như công tác tiếp xúc cử tri;…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH SÓC TRĂNG: BÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI VÀ THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

* Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé cho biết, những kiến nghị của cử tr về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương đều được Đoàn gửi đến Quốc hội, Chính phủ, để kịp thời xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo hành lang pháp lý thuận lợi triển khai trong thực tiễn...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH KIÊN GIANG KỊP THỜI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ THUẬN LỢI TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN

* Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục có nhiều đổi mới thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…., đóng góp vào thành công chung của Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH YÊN BÁI: CHỦ ĐỘNG NGHIÊN CỨU, THAM GIA Ý KIẾN SÂU SẮC, TÂM HUYẾT, CHẤT LƯỢNG, ĐÓNG GÓP VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA QUỐC HỘI

* Ngày 20/02, tại Sơn La, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La do đồng chí Hoàng Thị Đôi, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Đoàn giám sát, đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 với 2 Sở là Sở Y tế và Sở Lao động, Thương binh, Xã hội.

Tại buổi giám sát, các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung liên quan đến triển khai, thực hiện việc thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; tồn tại, hạn chế, nội dung chưa triển khai và nguyên nhân; việc quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường; nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập...

Xem nội dung chi tiết tại đây: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

* Sáng 21/02, tại Đắk Lắk, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk triển khai giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk làm rõ một số nội dung: tiến độ triển khai sáp nhập các trung tâm văn hoá, trung tâm thể thao, nhà văn hoá… trên địa bàn cấp huyện; việc thực hiện sắp xếp về số lượng lãnh đạo cấp phó dôi dư trong thời gian tới; việc quản lý tài sản công sau sáp nhập; phân tích thêm việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐẮK LẮK GIÁM SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH

Thế Hà

Các bài viết khác