KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI

23/08/2023

Sáng ngày 23/8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bảo tàng Hà Nội về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng - Trưởng đoàn khảo sát chủ trì cuộc làm việc.

KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA THỂ THAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Toàn cảnh buổi làm việc

Bảo tàng Hà Nội được thành lập tại Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 4/2/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội). Bảo tàng Hà Nội thuộc loại hình bảo tàng khảo cứu địa phương, có chức năng nghiên cứu khoa học; sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa; kiểm kê, bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật; giới thiệu di sản văn hóa, giáo dục truyền thống; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý hiện vật cho các bảo tàng di tích, tổ chức, cá nhân…; phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến dự án trưng bày và các hoạt động dịch vụ khác của Bảo tàng theo quy định của pháp luật.

Báo cáo với Đoàn khảo sát, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà cho biết, từ năm 2010 đến nay, trong khi triển khai dự án thiết kế trưng bày tổng thể nội dung trưng bày thường xuyên, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày các chuyên để ngăn hạn nhằm giới thiệu với khách tham quan những tài liệu, hiện vật diễn hình có trong kho của bảo tàng cùng với những sưu tập có giá trị của các nhà sưu tập tư nhân, phục vụ được trên 1 triệu lượt khách tham quan, bình quân mỗi năm đón khoảng 110.000 lượt khách.

Bên cạnh đó, Bảo tàng đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các đợt trưng bày về di sản văn hóa tại Bảo tàng Hà Nội và đưa hiện vật của bảo tàng đi trưng bày tại một số nước trên thế giới; tổ chức nhiều chương trình giáo dục, trải nghiệm trực quan thông qua hệ thông trưng bày chuyên để hiện có của của Bảo tàng Hà Nội; phối hợp tổ chức trưng bày giới thiệu di sản, làng nghề, văn hóa truyền thống của Thủ đô qua các thời kỳ lịch sử, bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội; đổi mới hình thức hoạt động trưng bày thông qua tổ chức các chuyên để giới thiệu làng nghề, trình diễn và các Workshop tổ chức định kỳ vào cuối tuần; các hoạt động truyền thông trên trang thông tin điện tử và trang fanpage của Bảo tàng Hà Nội; tuyên truyền trực quan phục vụ mục đích chính trị và các công tác thường xuyên tại trụ sở Bảo tàng Hà Nội cũng liên tục được đổi mới…

Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà

Hiện nay, Bảo tàng Hà Nội đang trưng bày các chuyên đề và thu hút được sự quan tâm của công chúng như: chuyên đề “Hà Nội - đất trăm nghề” tại khu nhà phố cổ; các mẫu vật thiên nhiên Hà Nội tại tâng 2; chuyên đề Cổ vật tiêu biểu và bảo vật quốc gia của Bảo tàng Hà Nội tại tâng 1; chuyên đề “Hà Nội 1972 - khát vọng hòa bình” nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; triển lãm tranh “Hội tụ tinh hoa mỹ thuật Việt - Hàn”…

Qua trải nghiệm các hoạt động cụ thể tại Bảo tàng, khách tham quan được tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Hà Nội thông qua hệ thống không gian trung bày trong nhà, được thể hiện một cách trực quan, động, thông qua hiện vật, tài liệu, hình ảnh và bằng các ứng dụng công nghệ thông tin trong trung bày triển lãm ... đem đến những trải nghiệm cụ thể về đời sống - xã hội của người Hà Nội xưa và nay; hướng tới giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của Thủ đô.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tổ chức hoạt động, song theo Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà, dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội (phần trưng bày) chưa hoàn thành nên đơn vị chỉ tổ chức và phối hợp thực hiện một số chuyên đề trưng bày, triển lãm mang tính chất quy mô nhỏ lẻ, tạm thời, chưa thành hệ thống xuyên suốt bảo đảm nội dung trưng bày của một bảo tàng hiện đại. Trang thiết bị và cơ sở vật chất không thường xuyên được vận hành và sử dụng phần nào làm ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của trang thiết bị dẫn đến bị hỏng hóc, xuống cấp…

Để khai thác, sử dụng hiệu quả thiết chế văn hóa này, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà kiến nghị cho phép Bảo tàng thí điểm cung cấp một số dịch vụ thiết yếu phục vụ khách tham quan theo quy định tại Luật Di sản văn hóa và chức năng, nhiệm vụ được giao như: dịch vụ ăn nhẹ, quầy giải khát, quầy hàng lưu niệm; tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa thể thao, du lịch, hội thảo, hội nghị, để bảo đảm thực hiện lộ trình tự chủ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đại biểu tại buổi làm việc

Trong thời gian tới, Bảo tàng Hà Nội mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ hoàn thành dự án trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hà Nội; đảm bảo dự án về đích đúng tiến độ để Bảo tàng có thể vận hành đúng với chức năng, nhiệm vụ, thực hiện sứ mệnh với vai trò là thiết chế văn hóa tiêu biểu của Thủ đô.

Đồng thời, đề xuất sớm ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động chuyên môn của bảo tàng: hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày giáo dục công chúng và truyền thông làm cơ sở để các bảo tàng áp dụng xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động chuyên môn; tháo gỡ, hướng dẫn khó khăn trong công tác định giá, sưu tầm bằng hình thức mua hiện vật trên cơ sở thực tiễn hiện nay, giúp các bảo tàng mua được hiện vật có giá trị cao; Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở, Ngành sớm phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án giai đoạn 1 phần xây lắp công trình, để Bảo tàng Hà Nội có cơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền khảo sát hiện trạng, lập dự án, kế hoạch sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các hạng mục, hệ thống thiết bị kỹ thuật của công trình Bảo tàng Hà Nội sau 13 năm đưa vào sử dụng; tạo điều kiện bố trí kinh phí xây dựng một số đề án mang tính chiến lược động của Bảo tàng…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục​ Phan Viết Lượng - Trưởng đoàn khảo sát phát biểu

Qua thảo luận, Đoàn khảo sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bảo tàng Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cho rằng, để đưa Bảo tàng Hà Nội trở thành thiết chế văn hóa quan trọng, nơi tổ chức các sự kiện lớn của Thủ đô và cả nước, cũng như trở thành điểm đến thu hút những người quan tâm muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa của Hà Nội sẽ đặt ra yêu cầu rất lớn đối với ngành văn hóa Hà Nội trong thời gian tới.

Lưu ý việc hoàn thành trưng bày thường xuyên theo đúng tiến độ là nhiệm vụ trọng tâm với Bảo tàng Hà Nội, Đoàn khảo sát mong muốn Bảo tàng Hà Nội sẽ sớm trở thành trung tâm sáng tạo của Thành phố sáng tạo Hà Nội, từ đó có thêm sự quan tâm, nguồn lực, trở thành điểm nhấn văn hóa không chỉ của Hà Nội mà là của cả nước ta.

+ Sáng cùng ngày, Đoàn cũng đã đến khảo sát hoạt động tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.

Một số hình ảnh của buổi khảo sát: 

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bảo tàng Hà Nội về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục  Phan Viết Lượng - Trưởng đoàn khảo sát chủ trì cuộc làm việc

Các đại biểu tại buổi làm việc

Qua thảo luận, Đoàn khảo sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bảo tàng Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua

Đồng thời cho rằng, để đưa Bảo tàng Hà Nội trở thành thiết chế văn hóa quan trọng, nơi tổ chức các sự kiện lớn của Thủ đô và cả nước, cũng như trở thành điểm đến thu hút những người quan tâm muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa của Hà Nội sẽ đặt ra yêu cầu rất lớn đối với ngành văn hóa Hà Nội trong thời gian tới

Đoàn khảo sát mong muốn Bảo tàng Hà Nội sẽ sớm trở thành trung tâm sáng tạo của Thành phố sáng tạo Hà Nội, từ đó có thêm sự quan tâm, nguồn lực, trở thành điểm nhấn văn hóa không chỉ của Hà Nội mà là của cả nước ta

Bảo tàng Hà Nội được thành lập tại Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 4/2/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)

Từ năm 2010 đến nay, trong khi triển khai dự án thiết kế trưng bày tổng thể nội dung trưng bày thường xuyên, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày các chuyên để ngăn hạn nhằm giới thiệu với khách tham quan những tài liệu, hiện vật diễn hình có trong kho của bảo tàng cùng với những sưu tập có giá trị của các nhà sưu tập tư nhân

Bên cạnh đó, Bảo tàng đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức trưng bày giới thiệu di sản, làng nghề, văn hóa truyền thống của Thủ đô qua các thời kỳ lịch sử, bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội...

 Đoàn tiến hành khảo sát thực tế tại Bảo tàng Hà Nội 

Thu Phương - Nghĩa Đức

Các bài viết khác