Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập IV

22/08/2003

Tập IV, Văn kiện Quốc hội Toàn tập bao gồm các văn kiện của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số báo cáo quan trọng của Chính phủ trình tại các kỳ họp của Quốc hội khoá IV (1971-1975), khoá V (1975-1976).

Lịch sử Quốc hội Việt Nam - Tập 1

25/08/2011

Việt Nam là một nước văn hiến từ ngàn xưa. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc. Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đứng dậy đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Trong cao trào giải phóng dân tộc ngày 16-8-1945 Đại hội đại biểu quốc dân họp tại Tân Trào. Đại hội là hình ảnh tiêu biểu của khối đoàn kết dân tộc, đã hiệu triệu toàn dân nổi dậy giành chính quyền dẫn đến thắng lợi của cuộc

Uỷ ban Đối ngoại - Những chặng đường lịch sử

20/05/2008

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Trong quá trình ấy, để chăm lo cho đất nước được thái bình thịnh trị, để giữ gìn biên cương được vững bền, từ xưa ông cha ta đã hết sức quan tâm đến mối bang giao với các nước láng giềng, nhất là với nước láng giềng hùng mạnh.

LỊCH SỬ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

20/05/2008

Hơn sáu mươi năm qua, gắn liền với tiến trình lịch sử của Quốc hội Việt Nam, Văn phòng Quốc hội không ngừng lớn mạnh, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Các thế hệ cán bộ, công chức Văn phòng Quốc hội luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập III

30/10/2007

Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, cả nước phải tập trung thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng nhất là chống Mỹ, cứu nước nên nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khóa III kéo dài 7 năm (1964 - 1971). Trong thời gian đó, Quốc hội đã họp 7 kỳ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp 95 phiên để xem xét, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập II

28/06/2007

Văn kiện Quốc hội Toàn tập, Tập II bao gồm các văn kiện của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và một số báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá II (1960-1964).

Lịch sử Quốc hội Việt Nam - Tập 2

25/08/2011

Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam chống thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ phát triển đến đỉnh cao thắng lợi là chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 5-1954). Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (7-1954). Miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn tạm thời do phía Pháp quản lý. Đất nước trước mắt bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

29/12/2011

Ngày 9 - 11 - 1946, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ hai đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – Hiến pháp 1946. Mặc dù được soạn thảo và thông qua trong một thời gian rất ngắn sau khi nước nhà giành được độc lập, trong điều kiện còn muôn vàn khó khăn, nhưng Hiến pháp 1946 đã hội tụ đầy đủ các yếu tố của một bản Hiến pháp tiêu biểu không kém bất cứ bản hiến pháp nào trên thế giới, kết tinh những giá trị cao cả của thời đại, thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng khát vọng của nhân dân về bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo toàn lãnh thổ, đoàn kết toàn dân, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và xây dựng chính quyền nhân dân mạnh mẽ, sáng suốt.

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập I

09/05/2007

Văn kiện Quốc hội Toàn tập, Tập I gồm các văn kiện chủ yếu của Quốc dân Đại hội Tân Trào (diễn ra trong hai ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945) và Quốc hội khóa I (1946 – 1960). Việc sắp xếp các văn kiện theo trình tự thời gian của các sự kiện lịch sử; các văn kiện của Quốc hội sắp xếp lên trước các văn kiện của Ban Thường trực Quốc hội.

Lịch sử Quốc hội Việt Nam - Tập 3

29/03/2013

Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Yêu cầu cấp bách sau ngày toàn thắng là nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Vì vậy, tháng 11-1975, đoàn đại biểu hai miền Nam - Bắc đã họp Hội nghị hiệp thương chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh quyết nghị “cần hoàn thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thống nhất trọn vẹn nhất”. Trong toàn bộ quá trình hoàn thành thống nhất Tổ quốc, khâu chính là thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Vì vậy, Hội nghị hiệp thương chính trị quyết định tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung thống nhất. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức ngày 25-4-1976. Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước sau lần đầu tổ chức ngày 6-1-1946.