Tại hội nghị, Đại sứ COP 26 của Anh phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á trình bày nghiên cứu về tình hình khu vực, trao đổi về tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa Chủ tịch COP với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á, từ đó đưa ra các khuyến nghị phục hồi xanh sau đại dịch để góp ý kiến vào các văn kiện của Hội nghị tháng 11 tới đây.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề và ngày càng hiện hữu của biến đổi khí hậu, nhất là hai năm qua. Bên cạnh đại dịch COVID-19, Việt Nam liên tiếp hứng chịu thiên tai từ hạn hán, sụt lún, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long đến lũ lụt, sạt lở đất ở các tỉnh miền trung và miền núi phía bắc. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhờ những kinh nghiệm tích lũy được, cũng như những kinh nghiệm được chia sẻ từ các quốc gia, đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định Việt Nam là một trong những nước trong ASEAN được đánh giá thành công trong phòng, chống COVID-19 và khắc phục nhanh hậu quả.
Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại hội nghị trực tuyến:
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị
Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy chia sẻ về một số kết quả và kinh nghiệm mà Quốc hội về giải quyết những biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn tại Hội nghị
Nghị sĩ Anh Barry Gardiner điều hành hội nghị
Hội nghị trực tuyến là một bước chuẩn bị cho Cuộc họp của các nghị sĩ nhân dịp Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) sẽ họp vào tháng 11/2021 và cũng là dịp để các nghị sĩ của các khu vực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn ứng phó biến đổi khí hậu./.