Báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết; Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi hành, bảo đảm gắn kết hơn với công tác thi hành pháp luật, cải cách hành chính. Những kết quả này đã góp phần tích cực vào việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định luật, pháp lệnh, đưa luật, pháp lệnh thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
“Xác định tiếp tục việc triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Trong đó, ưu tiên xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022, nhất là các các dự án luật để thể chế hóa các Văn kiện Đại hội XIII, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ
Để thực hiện nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ ra 6 giải pháp trọng tâm, trong đó có giải pháp về ưu tiên, tập trung thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng luật, pháp lệnh, triển khai thực hiện Hiến pháp và ban hành văn bản quy định chi tiết; củng cố kiện toàn tổ chức pháp chế; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương trình bày Báo cáo thẩm tra
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc bố trí nguồn lực con người, kinh phí cho công tác xây dựng và thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Về đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác pháp chế: so với năm 2020, trình độ của hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được nâng lên, được đào tạo bài bản về luật nhưng ở địa phương, số lượng cán bộ pháp chế được đào tạo trình độ đại học luật lại có xu hướng giảm, chỉ có khoảng 43%. Hơn nữa, thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế tại các văn bản của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, hiện nay ở các địa phương số Phòng Pháp chế có xu hướng giảm, hiện chỉ còn 55 Phòng Pháp chế được thành lập tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, Báo cáo chưa thể hiện những giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật tại các địa phương trong bối cảnh vừa giảm các Phòng Pháp chế để đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy đồng thời vẫn cần phải “nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động” của các tổ chức này.
Về nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số 67 xác định trách nhiệm: “đ) Chính phủ bố trí kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật;”. Tuy nhiên, tại Báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện rõ kết quả thực hiện Nghị quyết đã đề ra. Do đó, đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu giải pháp cả về mặt văn bản quy phạm pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện để xử lý vấn đề này, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết.
Đại biểu là thành viên Ủy ban tham dự theo hình thức trực tuyến
Thảo luận về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị báo cáo của Chính phủ cần nhận diện, đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực cho công tác xây dựng luật, pháp lệnh để có giải pháp cụ thể, chặt chẽ trong triển khai đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trên thực tế.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội,việc bảo đảm nguồn lực bao gồm cả con người và kinh phí. Tại Thông tư 338/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành từ năm 2016 và cho đến thời điểm này định mức quy định rất là thấp so với mặt bằng hiện nay cũng như so với công sức, trí tuệ của đội ngũ thực hiện công tác xây dựng văn bản pháp luật. Nhấn mạnh tính chất đặc thù, phức tạp của công tác xây dựng pháp luật, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh kiến nghị, Chính phủ cần khẩn trương và có thời gian cụ thể để đề xuất xây dựng sửa đổi Thông tư 338/TT-BTC phù hợp với thực tiễn.
Về nhân tố con người, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cho rằng, hiện tại tổ chức pháp chế cũng đã được xác định vai trò ngày càng cao và không chỉ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà cả trong giải quyết các vấn đề phát sinh về pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ này vẫn chưa được hưởng phụ cấp nghề. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có chế độ đãi ngộ cũng như thỏa đáng cho đội ngũ làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Bùi Sĩ Hoàn, thành viên Uỷ ban Pháp luật cho rằng, con người là yếu tố then chốt trong mọi lĩnh vực. Việc bố trí nguồn lực trong báo cáo của Chính phủ cũng như đánh giá thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật chủ yếu đề cấp đến đội ngũ làm công tác xây dựng văn bản, công tác pháp chế. Đại biểu đề nghị làm rõ thêm nguồn lực này có bao gồm lực lượng làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng tập huấn viên,… Theo đại biểu, đây cũng là lực lượng đầu tiên đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, vì vậy cần cân nhắc có sự đánh giá toàn diện, đầy đủ về lực lượng này.
Bên cạnh đó, đại biểu Bùi Sĩ Hoàn cũng cần có đánh giá sâu, kỹ lưỡng hơn đối với lực lượng pháp chế về hiện trạng, số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Phân tích những khó khăn tại nhiều địa phương trong việc thực hiện tinh giản biên chế, ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nhân lực này. Từ đó, đề nghị trong Báo cáo Chính phủ đưa ra giải pháp cụ thể, thống nhất, chặt chẽ về mô hình tổ chức; về yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ, về yêu cầu tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ thực hiện công tác xây dựng luật, pháp lệnh,… Đồng thời, nhanh chóng điều chỉnh văn bản pháp luật về chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng này cho phù hợp với vị trí, vai trò cũng như thực tiễn hiện nay.
Phiên họp toàn thể thứ 2 của Ủy ban Pháp luật
Kết luận vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tổng kết, đề xuất giải pháp nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật, nhất là về năng lực dự báo, phản ứng chính sách, pháp luật kịp thời với sự thay đổi của tình hình thực tiễn, có tầm nhìn dài hạn; sớm đề xuất giải pháp cụ thể v