Toàn cảnh phiên họp
Tham dự phiên họp có: các thành viên Ủy ban Pháp luật; lãnh đạo Bộ Nội vụ; đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số địa phương.
Trình bày Đề án thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Lại Cậy, tỉnh Tiền Giang tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, phương án thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Lại Cậy trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bình Phú. Sau khi thành lập thị trấn, tỉnh Tiền Giang không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng tăng 1 thị trấn (thị trấn Bình Phú), giảm 1 xã (xã Bình Phú); có 11 đơn vị hành chính cấp huyện; 172 đơn vị hành chính cấp xã. Huyện Lại Cậy sau khi thành lập thị trấn Bình Phú không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp xã nhưng có chuyển 01 xã thành thị trấn, từ 16 xã thành 15 xã và 01 thị trấn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trình bày nội dung Đề án
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, việc thành lập thị trấn Bình Phú trên cơ sở bảo đảm đủ 05 điều kiện quy định tại khoản 2 Tổ chức chính quyền địa phương và đạt đủ 04 tiêu chuẩn của thị Điều 128 Luật trấn quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Đề án thành lập thị trấn Bình Phú đã được 100% cử tri của xã Bình Phú đã đồng thuận; 100% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện Cai Lậy và Hội đồng nhân dân xã Bình Phú có mặt biểu quyết tán thành.
Qua tổ chức nghiên cứu Đề án, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với sự cần thiết thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nguyên trạng xã Bình Phú. Việc thành lập thị trấn Bình Phú phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn đã được đô thị hóa, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Ủy ban Pháp luật nhận thấy, hồ sơ Đề án thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Lại Cậy, tỉnh Tiền Giang đã bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo đúng quy định. Trình tự, thủ tục lập Đề án đáp ứng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Việc thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đều bảo đảm các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy trình bày ý kiến thẩm tra
Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị chính quyền địa phương tỉnh Tiền Giang báo cáo, cung cấp thêm thông tin về việc đầu tư, khắc phục những tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị Bình Phú từ khi được công nhận là đô thị loại V (năm 2018) đến nay; giải pháp nâng cao chất lượng của đô thị Bình Phú để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bên cạnh đó, đề nghị chính quyền địa phương cần sớm có phương án, giải pháp để có xử lý các vẫn đề khi có phát sinh như: tạo việc làm cho người dân thể chủ động khi bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để bảo đảm đời sống của Nhân dân... bởi sau khi thành lập thị trấn, khu vực Bình Phú sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều lao động đến làm việc, sinh sống, từ đó phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu việc làm, nhà ở và an sinh xã hội của người dân, trật tự an toàn xã hội, công tác quản lý đất đai, cấp các loại giấy phép, vấn đề ô nhiễm môi trường...
Trên cơ sở thẩm tra nội dung của Đề án, Ủy ban Pháp luật sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Về hiệu lực của Nghị quyết, tại Điều 2 của dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là kể từ ngày ký. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, xác định ngày có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ 01/10/2022 để các cơ quan, tổ chức và địa phương kịp thời kiện toàn tổ chức, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập. Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Bình Phú để kịp thời ban hành ngay sau khi Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua để các cơ quan, tổ chức và địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Pháp luật tại phiên họp hôm nay, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung thông tin giải trình về các nội dung mà Ủy ban Pháp luật yêu cầu để Ủy ban Pháp luật có đầy đủ thông tin báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một cách khách quan.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra Đề án thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Một số hình ảnh tại phiên họp:
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Các đại biểu tại phiên họp
Các đại biểu phát biểu tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Pháp luật tại phiên họp hôm nay, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung thông tin giải trình về các nội dung mà Ủy ban Pháp luật yêu cầu để Ủy ban Pháp luật có đầy đủ thông tin báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một cách khách quan