Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) vừa qua, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngay sau kỳ họp, thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một vấn đề lớn làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý.
Tại hội nghị, các đại biểu chỉ ra một số vướng mắc trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà đại biểu Quốc hội nêu không phải do quy định của Luật mà là do quá trình tổ chức thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm; một số vấn đề khác cũng mới được thực hiện, cần có thêm thời gian để tổng kết, đánh giá trước khi sửa đổi, bổ sung...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại hội nghị:
Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội nghị
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung Trình bày Báo cáo một số vấn đề xin ý kiến đối với dự thảo Luật
Tại hội nghị, các đại biểu chỉ ra một số vướng mắc trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà đại biểu Quốc hội nêu không phải do quy định của Luật mà là do quá trình tổ chức thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm; một số vấn đề khác cũng mới được thực hiện, cần có thêm thời gian để tổng kết, đánh giá trước khi sửa đổi, bổ sung.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Cao Thị Xuân khẳng định sự tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là rất cần thiết và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng cần phải có trách nhiệm tham gia ý kiến thẩm tra. Cân nhắc việc luật hóa quy định thể hiện vai trò của các Phó Chủ tịch Quốc hội bảo đảm thống nhất với Luật tổ chức Quốc hội.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, thời gian qua, có nhiều luật không làm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều nội dung thực hiện qua loa, hình thức nhất là việc báo cáo đánh giá tác động, thiếu định lượng mà chỉ định tính, chủ quan. Việc tuân thủ quy định thời gian trình, hồ sơ dự án trình không bảo đảm.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Mai Bộ đề nghị ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội sửa đổi thêm một số vấn đề khác thực sự gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương cho biết thêm, thời gian quan việc bổ sung dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa được chấp hành nghiêm túc, đề nghị bổ sung rồi lại xin rút. Các quy định về thời hạn trong quy trình xây dựng luật liên tục bị vi phạm. Đại biểu cho rằng, việc đưa dự án vào Chương trình hay rút ra cần phải căn cứ vào chất lượng của dự án, tránh tình trạng phải cố làm vì đã có trong Chương trình.
Đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Kết luận hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận đa số ý kiến thống nhất với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó với những khó khăn vướng mắc do khâu tổ chức thực hiện cần chấn chỉnh kỉ luật, kỷ cương xây dựng pháp luật. Qua thảo luận các đại biểu cũng thống nhất đề cao trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong tham gia thẩm tra. Tuy nhiên, quy định cụ thể còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Pháp luật đề xuất thể hiện nội dung này theo hai phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.