Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trình bày tờ trình dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi). Theo Cơ quan soạn thảo, mục đích xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa (sửa đổi ) bệnh nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh .
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội và các đại biểu đánh giá cao sự nỗ lực chuẩn bị Hồ sơ dự thảo Luật của Cơ quan soạn thảo, đã tổ chức các buổi làm việc giữa các Bộ, ngành về các vấn đề có nội dung liên quan. Tuy nhiên, Hồ sơ dự án Luật chưa thực sự được chuẩn bị đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nội dung của dự án Luật chưa có sự thống nhất của các thành viên Ban soạn thảo; một số chính sách mới và lớn của dự Luật chưa có đánh giá tác động cụ thể; nhiều vấn đề của nội dung dự Luật chưa có sự giải trình thuyết phục.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Chiều 06/3, Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức phiên họp Thường trực mở rộng để Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trình bày tờ trình dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu tại phiên họp.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội và các đại biểu cho rằng Cơ quan soạn thảo đã nỗ lực chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật, tổ chức các buổi làm việc giữa các Bộ, ngành về các vấn đề có nội dung liên quan.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hồ sơ dự án Luật chưa thực sự được chuẩn bị đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nội dung của dự án Luật chưa có sự thống nhất của các thành viên Ban soạn thảo; một số chính sách mới và lớn của dự Luật chưa có đánh giá tác động cụ thể; nhiều vấn đề của nội dung dự Luật chưa có sự giải trình thuyết phục.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Lê Thị Nguyệt phát biểu tại phiên họp.
Bên cạnh đó, các nội dung cụ thể như quy định chức danh chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề; Thi đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài để hành nghề tại Việt Nam; Quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh… vẫn còn nhiều quan điểm chưa đồng thuận.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu tại phiên họp.
Đại diện Bộ Y tế làm rõ một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
Kết luận nội dung phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) cần phải tiếp tục được hoàn thiện hồ sơ; đối với những chính sách mới của dự án Luật cần có đánh giá tác động cụ thể; một số nội dung lớn của dự luật vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các Bộ, ngành. Do đó, Ủy ban Thẩm tra sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả phiên thẩm tra sơ bộ để đảm bảo dự án Luật nếu được trình thì phải có sự hoàn thiện và đạt chất lượng nhất định.