HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

28/05/2022

Sáng 28/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo khoa học “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; Ths.Phan Thái Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, ĐBQH tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự hội thảo có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng, TS.Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; các vị đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp, Bạc Liêu,…; cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính; đại diện các bộ, ban, ngành;.…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, Đề tài “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” trên cơ sở đánh giá hiện trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn quản lý của các địa phương để đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện về mặt thể chế cũng như tăng cường năng lực quản lý địa giới hành chính. Khẳng định đây là đề tài rất khó, không thuần túy về mặt pháp lý và liên quan tới đa dạng lĩnh vực, TS.Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, quản lý địa giới hành chính gồm nhiều hoạt động, từ việc xác định địa giới đến phân định cắm mốc trên thực tế, điều chỉnh địa giới và giải quyết tranh chấp,.... 

TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp 

Thực tiễn cho thấy, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn khá ít, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật. Trong đó, những quy định về quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính chủ yếu là văn bản dưới luật. Một số vấn đề bất cập về pháp luật quản lý địa giới hành chính đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về quản lý địa giới hành chính đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung cho ý kiến về: thực trạng quản lý địa giới hành chính; một số vấn đề bất cập về pháp luật quản lý địa giới hành chính; tranh chấp địa giới hành chính; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý địa giới hành chính;…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật rõ ràng, thể hiện sự phát triển và bám sát với những yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước. Quá trình thực hiện các quy định về quản lý địa giới hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự ổn định, phát triển linh hoạt, tạo động lực và mở ra những tiềm năng lớn cho chính quyền và nhân dân các địa phương nhưng cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết dứt điểm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy

Một trong những bất cập được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy chỉ rõ là, quy định pháp luật điều chỉnh về địa giới hành chính còn rải rác trong nhiều văn bản. Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch,… quy định những vấn đề cơ bản về thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính; còn những quy định cụ thể, trực tiếp liên quan đến thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giưới hành chính lại chủ yếu ở Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phân tích những bất cập trong pháp luật điều chỉnh về địa giới hành chính, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn khá ít, chỉ mới dừng lại ở văn bản dưới luật, được ban hành từ khá lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. “Hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về địa giới hành chính chwua đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhiều vấn đề chwua được quy định như: các nguyên tắc trong phân chia, cắm mốc địa giới hành  chính, …”, Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, theo đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, trong việc thực hiện quyết định 513 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương chưa được đảm bảo về kinh phí, do vạy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đo đạc, xác định địa giới,…

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý địa giới hành chính: Cần thống nhất sử dụng khái niệm về địa giới hành chính hay địa giới đơn vị hành chính; Hoàn thiện pháp luật về xác lập, điều chỉnh địa giưới hành chính các cấp chính quyền địa phương để thực thi toàn diện hơn nữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương;…../.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Hội thảo:

TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; Ths.Phan Thái Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, ĐBQH tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”

TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, Đề tài “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” trên cơ sở đánh giá hiện trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn quản lý của các địa phương để đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện về mặt thể chế cũng như tăng cường năng lực quản lý địa giới hành chính...

Ths.Phan Thái Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, ĐBQH tỉnh Quảng Nam chủ nhiệm Đề tài khoa học “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật rõ ràng, thể hiện sự phát triển và bám sát với những yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước. Quá trình thực hiện các quy định về quản lý địa giới hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự ổn định, phát triển linh hoạt, tạo động lực và mở ra những tiềm năng lớn cho chính quyền và nhân dân các địa phương nhưng cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết dứt điểm.

Phân tích những bất cập trong pháp luật điều chỉnh về địa giới hành chính, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn khá ít, chỉ mới dừng lại ở văn bản dưới luật, được ban hành từ khá lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện

 Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho biết, trong việc thực hiện quyết định 513 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương chưa được đảm bảo về kinh phí, do vạy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đo đạc, xác định địa giới,…

Hội thảo khoa học “Pháp luật về quản lý địa giới hành chính – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” là diễn đàn để lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, các vị đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực pháp luật về quarnl ý địa giới hành chính./.

Lê Anh - Phạm Thắng