HỘI THẢO THỂ CHẾ VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

15/09/2022

Sáng 15/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Thể chế về nông nghiệp công nghệ cao thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Tọa đàm góp ý Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng

Hội thảo "Thể chế về nông nghiệp công nghệ cao: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"

Tham dự hội thảo có PGS.TS Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn một số tỉnh và các đơn vị có liên quan; các chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế và phát triển,..

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, hội thảo nằm trong Kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2022 của đề tài khoa học cấp Bộ: “Pháp luật về nông nghiệp công nghệ cao: Thực trạng và giải pháp”, mã số ĐTCB.2021-10 do PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Chủ nhiệm.

Nhấn mạnh đây là hội thảo thứ ba trong khuôn khổ Đề tài, TS. Lê Hải Đường đề nghị các chuyên gia đóng góp, kiến nghị thẳng thắn, sâu sắc vào những nội dung, vấn đề trọng tâm đang đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật về công nghệ cao để Ban Chủ nhiệm đề tài có thêm thông tin tham khảo, luận cứ khoa học đưa ra những kiến nghị phù hợp, sát thực tế.

Gợi mở một số nội dung thảo luận, TS. Lê Hải Đường lưu ý, nông nghiệp công nghệ cao đã nhiều quốc gia, nhiều địa phương thực hiện nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng thể chế cho lĩnh vực này. Trong đó, đòi hỏi sự đồng bộ giữa pháp luật về đất đai, quy hoạch, kinh tế,… để khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung phân tích về thực trạng triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương; đặc điểm hệ thống chính sách về nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam; những tồn tại về chính sách nông nghiệp công nghệ cao… Đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện hoàn thiện cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế về nông nghiệp công nghệ cao.

Theo các chuyên gia, nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường;…

Những năm gần đây, phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn gặp không ít những khó khăn về công nghệ sản xuất, thiếu đất với quy mô lớn, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, cần sớm có giải pháp tháo gỡ.

Nhận định quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định, các chuyên gia cho rằng, những bất cập đó nằm ở thể chế và chính sách pháp luật của nhà nước. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, để ra giải pháp khắc phục để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh và bền vững, đặc biệt là áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần thực hiện muc tiêu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Qua thảo luận, các chuyên gia cho rằng, quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định. Những bất cập đó năm ở thể chế và chính sách pháp luật của nhà nước, do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra giải pháp khắc phục để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh và bền vững, đặc biệt là áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đát nước giàu mạnh. 

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh phát biểu tại Hội thảo

Nhận diện một trong những khó khăn, vướng mắc hiện nay là thể chế chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách, pháp luật về đất đai, tín dụng, bảo vệ môi trường, về ứng dụng khoa học, kỹ thuật, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản, về bảo hiểm nông nghiệp, về phát triển các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị,….

Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, đồng bộ hóa thể chế, pháp luật về đất đai bảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế trong lĩnh vực đất đai phải phù hợp với cơ chế thị trường (vấn đề hạn điền, vấn đề giá đất;… ); khắc phục tình trạng nông dân giữ đất rồi bỏ hoang trong khi doanh nghiệp thiếu đất sản xuất, kinh doanh; khắc phục tình trạng nông, lâm trường vừa thwujc hiện chức năng sản xuất, kinh doanh, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai;…

Phát biểu kết luận, TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp ghi nhận và đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà quản lý thực tiễn tại hội thảo. Cho rằng, nội dung Đề tài có tính cấp thiết, nhiều nội dung liên quan đến một số dự án Luật dự kiến được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, TS. Lê Hải Đường, yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu tiếp thu các ý kiến thảo luận tại hội thảo, tiếp tục hoàn thiện nội dung Đề tài đảm bảo chất lượng cao, trong đó, lưu ý đưa ra 05 kiến nghị/đề xuất trọng tâm liên quan đến các vấn đề về đất đai trong sản xuất nông nghiệp, về quy hoạch, vấn đề nguồn lực con người, nguồn vốn,… Đồng thời, xây dựng báo cáo làm thông tin tham khảo, tư liệu gửi các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ quá trình thẩm tra, cho ý kiến về nội dung có liên quan./.

Lê Anh