HỘI THẢO KHOA HỌC: QUỐC HỘI GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRƯỚC QUỐC HỘI – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Toàn cảnh Hội thảo
TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Nguyễn Thị Mai Thoa – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm đề tài đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phạm Thị Thúy Chinh; Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Hoàng Thị Hoa; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga; đại diện các Trung tâm, đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ: Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương; Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;…
TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS.Nguyễn Thị Mai Thoa – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Bộ (mã số ĐTCB.2023-05): “Giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội ở Việt Nam”.
Nhấn mạnh, một trong những mục tiêu của đề tài là cung cấp thêm căn cứ lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trong đó có việc hướng tới sửa đổi một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, TS.Nguyễn Thị Mai Thoa đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ một số vấn đề thực trạng Quốc hội giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực để tiếp tục phát huy vai trò giám sát của Quốc hội cũng như nâng cao chất lượng giải trình của Chính phủ.
TS.Nguyễn Thị Mai Thoa – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài
Tại hội thảo, các đại biểu cho biết, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động giám sát Chính phủ trong thi hành pháp luật. Khoản 2, Điều 70, Hiến pháp 2013 đã quy định Quốc hội “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập”.
Giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ là hai mặt của một vấn đề với mục tiêu đảm bảo việc thực thi pháp luật, thực hiện đầy đủ quyền lực nhân dân mà Quốc hội là người đại diện. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ xuất phát từ vị trí, vai trò của Quốc hội, vị trí vai trò của Chính phủ và mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phạm Thị Thúy Chinh
Theo đánh giá của các đại biểu, thời gian qua, Quốc hội đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả trong việc giám sát đối với Chính phủ trong thi hành pháp luật, tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn một số vấn đề hạn chế đặt ra. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trong thi hành pháp luật là yêu cầu tất yếu đặt ra trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền hiện nay, đáp ứng được các đòi hỏi của thời kỳ mới.
Phân tích thực trạng, các đại biểu nêu rõ, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh. Các hoạt động giám sát được tăng cường hơn trước, Quốc hội đã chủ động xây dựng chương trình giám sát, tiến hành giám sát theo kế hoạch, đúng tiến độ, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất. Các đoàn đại biểu Quốc hội đã xây dựng kế hoạch giám sát, triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề. Việc phối hợp trong thực hiện hoạt động giám sát đã được nghiêm túc thực hiện, giải quyết những vấn đề mà đoàn giám sát đề cập. Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực tiễn, có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn trật tự, kỷ cương.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa Khoa học liên ngành, Học viện Hành chính Quốc gia
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trong thi hành pháp luật còn tồn tại một số hạn chế như: Một số quy định về thẩm quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ nói chung và trong hoạt động thi hành pháp luật nói riêng cũng chưa đầy đủ; Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ cũng chưa thực hiện được thường xuyên;…
Liên quan đến chất lượng giải trình của Chính phủ trước Quốc hội trong giám sát thi hành pháp luật, các ý kiến cũng cho rằng, với những quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động giám sát của Quốc hội, chất lượng công tác giải trình của Chính phủ ngày càng được thực hiện trách nhiệm, nghiêm túc và chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giải trình của Chính phủ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: Nhiều báo cáo theo yêu cầu của Quốc hội chỉ tập trung vào báo cáo các kết quả, thành tích đạt được mà chưa chú trọng, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong phạm vi nhiệm vụ báo cáo; Trong hoạt động giải trình tại các phiên họp, phiên chất vấn, đôi khi người giải trình, trả lời vẫn chưa đi thẳng vào nội dung được đưa ra, còn né tránh vấn đề, trả lời chưa trực diện;…
TS. Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Để phát huy vai trò giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trong thi hành pháp luật trong thời gian tới, các đại biểu đề xuất: Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và các quy định về hoạt động báo cáo, giải trình trong giám sát nói riêng; Xác định rõ mục đích giám sát của Quốc hội, tập trung giám sát những vấn đề trọng tâm, không dàn trải, hình thức, cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời với những vấn đề thực hiện giám sát;…
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng kiến nghị: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các hoạt động chất vấn, giải trình; đồng thời tăng cường tổ chức các phiên báo cáo, giải trình thường xuyên và liên tục để nâng cao trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên Chính phủ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.
Các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo
Phát biểu kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn Thị Mai Thoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm, hội thảo đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Tại hội thảo, các chuyên gia đã phân tích, đánh giá làm rõ nhiều vấn đề về không chỉ về thực trạng giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ mà còn phân tích, làm rõ một số vấn đề về mặt lý luận. Từ đó, đưa ra nhiều nhận định, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham góp tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Mai Thoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh, kết quả của hội thảo là nguồn thông tin khoa học quan trọng, quý báu phục vụ quá trình xây dựng Báo cáo tổng hợp và hoàn thiện Đề tài cấp bộ “Giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội ở Việt Nam” đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và mục tiêu đề ra. Từ đó, góp phần tích vực vào quá trình sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thời gian tới./.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Quang cảnh Hội thảo
TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
TS.Nguyễn Thị Mai Thoa – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài
Các vị đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo
Các vị đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phạm Thị Thúy Chinh
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Hoàng Thị Hoa
PGS.TS.Trương Thị Hồng Hà, Phó Vụ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa Khoa học liên ngành, Học viện Hành chính Quốc gia
Các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo
TS. Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Hoàng Thị Hoa
TS. Hoàng Thị Lan, Vụ Công tác Đại biểu, Văn phòng Quốc hội
TS. Lê Thương Huyền, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
TS. Lê Hải Đường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Nguyễn Thị Mai Thoa – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì Hội thảo.
Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ban chủ nhiệm Đề tài tổ chức Hội thảo “Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội – Thực trạng và kiến nghị”./.