HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

20/03/2024

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Phòng không nhân dân sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Để góp phần cung cấp thông tin tham khảo dưới góc nhìn chuyên gia phục vụ quá trình cho ý kiến, thẩm tra dự luật, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng không nhân dân” vào chiều 20/3, tại Hà Nội.

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Quang cảnh Hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập; Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đồng chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có: Thiếu tướng Bùi Đức Hiền - Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; Đại tá Nguyễn Xuân Thủy – Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng; đại diện các cơ quan liên quan cùng các chuyên gia, nhà khoa học;…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nêu rõ, đây là dự án luật mới được pháp điển hóa lần đầu tiên. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án luật sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Theo Viện trưởng Nguyễn Văn Hiển, trên thực tế các lĩnh vực đều được pháp luật điều chỉnh. Việc pháp điển hóa hoạt động phòng không nhân dân là cần thiết, đồng thời trong quá trình hoàn thiện dự luật cần quan tâm tới phạm vi điều chỉnh, các chính sách luật hóa để đảm bảo đúng tầm, khả thi và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

TS.Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Nhấn mạnh vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiển cho biết, hội thảo mong muốn tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về nội dung Dự thảo để cung cấp thêm thông tin, luận cứ khoa học phục vụ thiết thực cho quá trình thẩm tra, cho ý kiến về dự án Luật.

Giới thiệu về dự án Luật Phòng không nhân dân, Đại tá Nguyễn Xuân Thủy -  Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật phòng không nhân dân là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân.

Đại tá Nguyễn Xuân Thủy – Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng

Đại tá Nguyễn Xuân Thủy cũng nêu rõ, dự thảo Luật gồm 08 chương với 55 điều, tập trung vào 05 chính sách gồm: Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân; Huy động, hoạt động lực lượng phòng không nhân dân; Quy định quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; Quy định các biện pháp về bảo đảm an toàn phòng không; Nguồn lực, chính sách đối với phòng không nhân dân.

Tại hội thảo, các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật Phòng không nhân dân đồng thời đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã rất nỗ lực, cố gắng, làm việc nghiêm túc, thận trọng trong quá trình soạn thảo Dự án Luật này nhằm hướng đến việc: Tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế đất nước, kiên quyết, kiên trì bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...

Thiếu tướng. GS.TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng

Cũng theo các đại biểu, dự thảo Luật đã quán triệt đầy đủ Hiến pháp 2013, Luật Quốc phòng năm 2018 (điểm đ, khoản 2, Điều 7); cụ thể hóa Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22/02/2019 về khu vực phòng thủ, trong đó công tác phòng không nhân dân là một bộ phận cấu thành, không tách rời của thế trận khu vực phòng thủ; các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động phòng không nhân dân (Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự), tạo khung pháp lý đầy đủ hơn, toàn diện cho hoạt động phòng không nhân dân.

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, liên quan đến phạm vi điều chỉnh có ý kiến cho rằng, dự thảo luật chưa quy định đầy đủ các nội dung cơ bản để bao quát phạm vi điều chỉnh của luật, quy định chưa lôgic; vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách xây dựng, huy động lực lượng và bảo đảm an toàn hoạt động phòng không nhân dân; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong phòng không nhân dân; quản lý, khai thác, sử dụng tầu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; nguồn lực, chế độ, chính sách, trang bị cho phòng không nhân dân và trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về phòng không nhân dân.”.       

 Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với phòng không nhân dân, các đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản a cụm từ “của pháp luật tiếp cận thông tin” và viết là a) Được thông tin các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quy định của pháp luật tiếp cận thông tin”. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nghĩa vụ của cá nhân thực hiện các quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của cấp có thẩm quyền phục vụ phòng không nhân dân theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (huy động, trưng mua, trưng dụng tài sản).

Ngoài ra, các đại biểu còn kiến nghị, Cơ quan soạn thảo: Làm rõ hơn về sự khác nhau và mối liên hệ giữa nhiệm vụ phòng không nhân dân và nội dung hoạt động phòng không nhân dân tại dự thảo Luật Nêu rõ mục đích thành lập Trọng điểm phòng không nhân dân; xác định rõ địa vị pháp lý, nguồn lực cho mỗi loại hình Trọng điểm phòng không nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; mối quan hệ của Trọng điểm phòng không nhân dân cấp tỉnh với các Trọng điểm phòng không nhân dân cấp huyện trực thuộc; Bổ sung quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện các quyết định trưng mua, trưng dụng tầu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cho mục đích phòng không nhân dân của cấp có thẩm quyền phục vụ phòng không nhân dân theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (huy động, trưng mua, trưng dụng tài sản).

TS.Nguyễn Thị Ngọc Linh, Học viện Hành chính Quốc gia 

Cũng tại hội thảo, các đại biểu cũng góp ý cụ thể vào một số điều, khoản cụ thể về: Xây dựng, huy động lực lượng phòng không nhân dân; Hoạt động phòng không nhân dân; Khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, Điều khoản thi hành;…

Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Kết thúc hội thảo, Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao hội thảo đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Các ý kiến phát biểu đều tán thành cao sự cần thiết ban hành Luật phòng không nhân dân đồng thời đóng góp toàn diện vào các nội dung nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.

Ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham luận, góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận cho biết, nội dung góp ý tại hội thảo sẽ được tổng hợp và  nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ phục vụ cho quá trình cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trong quá trình hoàn thiện dự án Luật.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Quang cảnh Hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập

Các đại biểu tham dự hội thảo

Đại tá Nguyễn Xuân Thủy – Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng

Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Thiếu tướng. GS.TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo tại hội thảo

TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh, Học viện Hành chính Quốc gia 

Ông Nguyễn Hữu Hưng – Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Các vị đại biểu tham dự hội thảo

Đại tá Nguyễn Xuân Thủy – Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng

Đại tá PGS. TS Lê Quốc Dũng, Chủ nhiệm khoa Quân chủng, Học viện Quốc phòng

Đại tá Lê Thanh Phong, Phó phòng Khoa học quân sự, Học viện Kỹ thuật quân sự

TS.Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính – Hình sự, Bộ Tư pháp

Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phát biểu kết thúc hội thảo./.

Lê Anh - Đình Thành