• Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI HÀ NỘI

    16/10/2019

    Chiều 16/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của Hà Nội.

    Cần có mô hình quản lý phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội 

    Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu rõ, những thách thức về đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh trật tự... nêu trên đòi hỏi một cơ chế, chính sách hợp lý cũng như mô hình quản lý phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô.

    Do đặc điểm, tính chất tập trung, thống nhất cao của đô thị, các vấn đề quy hoạch phát triển, kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội cần phải được quyết định ở cấp thành phố, quận, thị xã; phường không quyết định được mà thực chất chỉ là cấp tổ chức thực hiện, do đó việc tiếp tục duy trì HĐND ở phường là không còn phù hợp, chỉ nên tổ chức cơ quan hành chính là UBND. Vì vậy, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội là nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới; đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô.

    Trên cơ sở Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội do Thành ủy Hà Nội trình, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019, trong đó có nội dung thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức HĐND phường ở các quận và thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn quá trình phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính quyền đô thị trên cả nước nói chung.

    Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm gồm 10 điều quy định việc thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tại những phường nơi thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, UBND phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội 

    Dự thảo Nghị quyết cũng quy định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường; quy định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường; quy định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường; quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của UBND phường nơi không tổ chức HĐND phường; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường nơi không tổ chức HĐND phường; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND phường nơi không tổ chức HĐND phường.

    Đề nghị làm rõ mô hình chính quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND

    Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, việc thí điểm không tổ chức HĐND phường là một chủ trương lớn, quan trọng, mang tính chính trị - xã hội sâu sắc. Dự thảo Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội do Chính phủ trình được xây dựng dựa trên các cơ sở chính trị - pháp lý và thực tiễn, căn cứ vào các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị, nông thôn; căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành; căn cứ vào thực tiễn phát triển, quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và đại biểu dự họp tán thành với việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ 

    Về các nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị trong Tờ trình, Chính phủ phải làm rõ khái niệm chính quyền địa phương và việc tổ chức cấp chính quyền địa phương, để từ đó xác định ở cấp thành phố, cấp huyện và các xã, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội thì tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND), còn ở phường thuộc quận, thị xã thì không tổ chức cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể mô hình chính quyền địa phương ở phường để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

    Về quy định điều chuyển một số nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường cho HĐND và UBND, Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, cần rà soát thật kỹ để bảo đảm tính thống nhất giữa dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật, tránh dịch chuyển một cách cơ học nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường cho các cơ quan cấp trên mà không giải quyết mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương.

    Về UBND phường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị nghiên cứu phương án tuy vẫn giữ tên gọi là UBND phường nhưng nên được tổ chức thành một cơ quan hành chính làm việc theo chế độ thủ trưởng.

    Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định để bảo đảm tính kế thừa đối với những việc do HĐND phường đang thực hiện; việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư khi Nghị quyết thí điểm có hiệu lực,... cũng như lưu ý Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan có sự chủ động trong công tác tuyên truyền, định hướng, nắm bắt dư luận để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi lôi kéo, kích động, xuyên tạc dự thảo Nghị quyết.

    Nhất trí trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận

    Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến phát biểu bày tỏ ủng hộ với việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của Hà Nội; tán thành với Tờ trình của Chính phủ, song cũng đề nghị Tờ trình phải làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và yêu cầu thực tiễn của việc thực hiện thí điểm, lí giải sự khác biệt so với thực hiện thí điểm trước đây; làm rõ đặc thù của chính quyền đô thị khác với chính quyền nông thôn nên thành phố Hà Nội đề xuất cho phép tổ chức chính quyền 2 cấp gồm cấp thành phố và cấp quận, còn tại phường sẽ có đại diện của chính quyền quận.

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đề quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu ở phường; đồng thời đề nghị xem xét có tăng đại biểu HĐND quận, có tăng chuyên trách không để đảm đương được nhiệm vụ được chuyển giao từ HĐND phường lên.

    Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị làm rõ mô hình của UBND phường khi không có HĐND, xem xét tên gọi là Ủy ban nhân dân hay là Ủy ban hành chính. Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì đề nghị Hà Nội xem xét phân cấp phân quyền của Chủ tịch quận cho Chủ tịch phường trong tuyển dụng sử dụng quản lý khen thưởng kỷ luật cán bộ công chức phường.

    Giải trình làm rõ một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, về bản chất hoạt động của UBND phường khi thí điểm không tổ chức HĐND là ủy ban hành chính nhưng qua cân nhắc Hà Nội vẫn lấy tên là Ủy ban nhân dân. Bởi nếu thay đổi tên thành Ủy ban hành chính thì hồ sơ lí lịch dân cư từ số đỏ đến chứng minh thư, căn cước công dân…phải đính chính rồi phần mềm dữ liệu dân cư phải thay đổi, cũng như làm chậm tiến độ xây dựng chính quyền điện tử của Hà Nội.

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình làm rõ một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm

    Về bảo đảm thực hiện chức năng giám sát trong quá trình thí điểm sẽ tăng cường nhiệm vụ, vai trò của Tổ đại biểu HĐND quận, tăng quyền hạn, chức năng giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, việc thí điểm thực hiện ở cấp phường của thành phố Hà Nội nhằm triển khai đồng bộ, tạo thuận tiện trong chỉ đạo điều hành trên địa bàn thành phố, phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

    Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án Nghị quyết; đề nghị Ủy ban Pháp luật có thẩm tra chính thức để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng lưu ý, trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện thì Chính phủ cùng với thành phố Hà Nội phải làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến để tạo sự đồng thuận, thống nhất, ủng hộ trong nhân dân./.

    Bảo Yến - Trọng Quỳnh