• Phiên họp thứ 17
  • Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT VỀ ĐẢM BẢO TRANG THIẾT BỊ VÀ TUYÊN TRUYỀN CHO NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN GẮN VỚI BẢO ĐẢM QP-AN

    15/08/2019

    Trong chương trình chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm rõ vấn đề thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và việc bảo đảm trang thiết bị, phương tiện phát triển kinh tế biển cho ngư dân gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh.

    Toàn cảnh Phiên chất vấn

    Đặt vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, đề nghị Chính phủ cho biết tình hình thực hiện việc đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động tuyên truyền cho người dân; việc bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, tính lưỡng dụng cho người dân để vừa sản xuất, vừa tự bảo vệ, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển hiện nay theo yêu cầu của Nghị quyết 459/NQ-UBTVQH14.

    Trả lời vấn đề đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, chúng ta có 3 vấn đề đang đặt ra rất lớn ở khu vực này, đó là làm sao khai thác hiệu quả; làm sao để tham gia hỗ trợ vừa kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền. Đây là khu vực tổn thương rất lớn về thiên tai, vì đây là cái rốn bão của thế giới ở Thái Bình Dương ảnh hưởng trực tiếp đến Biển Đông. Chính vì thế, cần có công tác ứng phó với thiên tai, từ đó các hoạt động như quy hoạch, chiến lược, đề án, trong đó có 2 nội dung mà đại biểu đề cập: Một là, tuyên truyền kỹ năng đối với dân, ứng phó 3 nhiệm vụ này như thế nào. Hai là, tăng cường hơn cơ sở vật chất.

    Gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã tập trung tuyên truyền, triển khai Luật Thuỷ sản cùng với đó là tập trung các cơ sở vật chất. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tất cả 28 tỉnh Duyên Hải thường xuyên tập trung công tác tuyên truyền, tập huấn trên các khía cạnh để đảm bảo khai thác được an toàn. Ứng phó thiên tai không chỉ là tuyên truyền mà bằng chương trình hành động. 3 năm qua tổng số ở Biển Đông đã có 51 cơn bão và áp thấp, chúng ta phải tổ chức phối hợp lực lượng tuyên truyền cho dân đến mức độ 3 năm là 2.100.000 phương tiện đã được di dời cơ bản đảm bảo an toàn, đặc biệt là khu vực hoạt động về thuỷ sản. Điều này có thể chứng minh là chúng ta đã phối hợp khá đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, các nghiệp đoàn và đặc biệt là ngư dân.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta tập trung tuyên truyền, tăng cường hơn để đảm bảo hiệu quả thì khâu liên kết, hình thành các nghiệp đoàn liên kết, mà điển hình như Khánh Hòa và một số tỉnh hiện nay có rất nhiều mô hình. Ví dụ, Công ty Thịnh Hưng liên kết tới 150 tàu khai thác cá đại dương rất chặt chẽ, hình thành các nghiệp đoàn, các bạn tàu, ngư dân cùng với doanh nghiệp. Khi hình thành công ty này trả sản phẩm trên 10% so với bình thường, hỗ trợ lẫn nhau, khuyến khích thi đua. Đây là những việc cụ thể để thực hiện. Trang thiết bị từng bước được đầu tư theo Luật Thuỷ sản. Chúng ta có loại tàu quy định cao nhất là tàu 24m trở lên, lắp đặt trang thiết bị hành trình giám sát; loại tàu trên 15m đến dưới 24m. Đây là những việc làm rất cụ thể, đồng bộ triển khai theo tinh thần của Luật Thuỷ sản để cố gắng vì một nghề kinh tế biển rất tiềm năng nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro.

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

    Cũng quan tâm đặt vấn đề chất vấn tại Phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Yến- Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ rõ việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Đề nghị Chính phủ cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

    Trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay chúng ta rất quan tâm đến thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp. 3 năm gần đây tiến độ dự án nông nghiệp của các doanh nghiệp đầu tư tăng 3 lần, từ 3.700 doanh nghiệp của năm 2016 cho đến nay đã trên 10.000, đây là một điều rất đáng mừng. Bên cạnh đó, 2 năm vừa qua các doanh nghiệp lớn đã đầu tư khoảng 15.000 tỷ cho các khu công nghiệp chế biến các dự án lớn, trong đó đặc biệt có những dự án gần 1.000 tỷ của Hà Lan. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến tới là một vùng trọng điểm về hạt tiêu, về dưa lưới và trở thành vùng nông nghiệp công nghệ cao. Các Nghị đinh của Chính phủ vừa rồi bổ sung rất kịp thời, tuy nhiên không chỉ sửa đổi chính sách mà quan trọng nhất là việc tổ chức chỉ đạo. Mong muốn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh tiếp tục phối hợp thêm với các cơ quan Trung ương để khuyến khích được nhiều hơn các doanh nghiệp vào đầu tư.

    Cũng quan tâm đến một số vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN&PTNT, đại biểu Lý Tiết Hạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc đóng tàu cho ngư dân không đảm bảo chất lượng, gây tốn kém, lãng phí; nguyên nhân từ đâu, có hay không biểu hiện vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhưng chưa được xử lý kịp thời. Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng đánh giá rõ hơn về hiệu quả và các tác động của chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, giải pháp gì để tập trung ngân sách có hiệu quả và thực hiện tốt vấn đề này?

    Trả lời mối quan tâm của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Nghị đinh 67/2014/NĐ-CP gồm rất nhiều nội dung như: tập trung chính sách đầu tư để phát triển hạ tầng của nghề cá; chính sách về tín dụng; hỗ trợ chính sách bảo hiểm với ngư dân và nhiều chính sách khác. Riêng về chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các đội tàu, sau 5 năm các tỉnh duyên hải và ngư dân đã đăng ký hơn 1.100 phương tiện tàu. Đã có hơn 1000 tàu chính thức đi vào hoạt động. Trong quá trình sử dụng có khoảng 20 chiếc tàu của Bình Định đã bị hỏng hóc, sửa chữa. Sau khi xảy ra vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vào cuộc cùng với địa phương và các Bộ, ngành, xác định rõ trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư; đồng thời sửa chữa, khắc phục nhanh nhất để ngư dân đưa vào hoạt động. Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, Bộ NN&PTNT đưa ra giải pháp như phối hợp với Bộ Công an và một số bộ, ngành xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Về đánh giá hiệu quả và các tác động của Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, Nghị định đã góp phần tăng 20% số tàu khai thác xa bờ; giảm được số lượng tàu khai thác gần bờ; các chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho ngư dân khơi xa đã thực hiện được, tạo được sự phấn khởi trong tinh thần của những ngư dân; vốn lưu động của ngân hàng hỗ trợ kinh tế biển đã được tập trung. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: nhiệm vụ phát triển hạ tầng nghề cá chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; kinh phí đầu tư vẫn còn khiêm tốn, nhiều thiết chế hạ tầng còn bất cập; tín dụng đầu tư cho trang thiết bị vẫn còn bế tắc…

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, trước tình hình hình này, ngày 02/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2018/NĐ-CP khắc phục bước đầu những bất cập của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT và các địa phương đang rà soát, tổng kết lại Nghị đinh 67/2014/NĐ-CP để tham mưu cho Chính phủ tổng kết toàn bộ nội dung và đưa ra định hướng chủ trương mới./.

    Hồ Hương- Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác