1. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Tiền Giang, Hà Nam kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đảm bảo cho người nông dân có thu nhập ổn định.
Trả lời: (Tại Công văn số 958 /BNN-KH ngày 25/1/2017)
Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, đảm bảo người nông dân có thu nhập ổn định, cụ thể là:
- Chính sách hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng, đàn hạt nhân … thực hiện theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 (thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009, số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012, Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011); chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ được thực hiện theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ…
- Về đầu tư, giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 5% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Trong thời gian tới, để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện một số giải pháp như: trình Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu Phát triển thủy sản bền vững, huy động nguồn vốn ODA, vốn TPCP... Những nguồn lực này tạo điều kiện cho các địa phương đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân.
2. Cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế , Tiền Giang, Bình Phước, Sóc Trăng, Quảng Nam, Cần Thơ , An Giang, Bình Thuận, Bắc Ninh kiến nghị: Cử tri kiến nghị, nước ta là một nước nông nghiệp với các sản phẩm về nông nghiệp đa dạng, phong phú. Tuy nhiên sức cạnh tranh của các sản phẩn nông nghiệp Việt Nam thấp hơn so với các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài, thậm chí là tại thị trường nước nhà. Điều này làm cho đời sống của người nông dân trong nước gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có giải pháp để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam như ổn định giá cả đầu vào nông nghiệp, bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng thành phẩm nông nghiệp…
Trả lời: (Tại Công văn số 628 /BNN-KH ngày 28/1/2017)
Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập cho người nông dân; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách, trong đó có giải pháp về điều tiết giá cả đầu vào cho sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, góp phần giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp...
a) Về giải pháp hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
- Thực hiện giải pháp bình ổn giá: Danh mục hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp để bình ổn giá được thực hiện theo Luật Giá số 11/2012/QH13, như điều hòa cung cầu hàng hóa; các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp; sử dụng quỹ bình ổn; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng tồn kho; quy định giá tối đa, tối thiểu… nhằm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Việc hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được thực hiện thông qua Quỹ dự trữ quốc gia về vắc xin thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ cước phí vận chuyển vật tư nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa...
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp đến năm 2020; ưu tiên vốn đầu tư các nhà máy sản xuất vật tư, phân bón, tăng hạn mức vốn vay cho doanh nghiệp nhập khẩu phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục vật tư nông nghiệp sử dụng ở Việt Nam, phối hợp chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng vật tư phục vụ nông dân.
- Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất gồm các doanh nghiệp trong nước, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn nhằm tối thiểu hóa các khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/20113/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015. Theo đó, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được ưu đãi lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản.
b) Về giải pháp hỗ trợ khoa học kỹ thuật
- Thực hiện Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo hướng công nghiệp, hiện đại. Chương trình giống, Chương trình công nghệ sinh học tạo đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng vùng, miền cung cấp cho các thị trường trong nước và ngoài nước.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012, số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015, số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015. Theo đó, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao và các dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, để phân phối sản phẩm được chứng nhận cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, xây dựng các gói hỗ trợ kỹ thuật để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện việc phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp.
- Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương; các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành, nâng cao giá bán, tăng thu nhập cho nông dân.
3. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri kiến nghị trong những năm qua, nông dân rất phấn khởi với nhiều cơ chế hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân như chính sách cấp bù thủy lợi phí, chính sách hỗ trợ phát triển nghề trồng lúa, các đề án phát triển nông nghiệp. Nông dân không phải nộp thuế, không phải nộp thủy lợi phí cho Nhà nước, nhưng chi phí cho đầu vào cho sản xuất quá cao, các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, giá hàng hóa nông sản biến động thất thường, thường xuyên ở mức thấp khiến nông dân không yên tâm sản xuất, đặc biệt là các cây trồng hàng hóa. Vấn đề này diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được khắc phục.
Trả lời: (Tại Công văn số 110/BNN-KH ngày 05/01/2017)
Để người dân hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cả nước triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách quan trọng, cụ thể là:
- Rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch, phát triển những ngành hàng có lợi thế của địa phương theo yêu cầu của thị trường.
- Để ổn định giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ngoài việc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh bình đẳng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra chất lượng, giá cả vật tư giúp người nông dân sử dụng vật tư đúng chất lượng, giá cả hợp lý.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản, đồng thời tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh giống để người dân có giống tốt phát triển sản xuất.
- Chính sách hỗ trợ lãi suất để nông dân mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 68/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách về khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Các chính sách nêu trên, tuy đã đạt được kết quả nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Để giải quyết căn cơ các vấn đề cốt lõi của ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương cả nước triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.
4. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri cho rằng, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên người nông dân vẫn còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản từ lúa gạo, thủy sản đến các loại nông sản khác đều chưa xây dựng được thương hiệu; chất lượng hàng hóa thấp nên khó cạnh tranh trên thị trường. Cử tri kiến nghị Chính phủ có giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu các loại giống mới có chất lượng; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả; tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu nông sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 11279/BNN-KH ngày 30/12/2016)
- Về nghiên cứu, sản xuất giống: để có các giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiên cứu chọn tạo giống mới, nhất là các cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành. Đồng thời, để tạo điều kiện phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các Bộ ngành và địa phương trong cả nước triển khai thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giống gốc và các chính sách khác nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh giống để người dân có giống tốt phát triển sản xuất.
- Về xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm:
Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả để người dân thăm quan học tập, nhân rộng mô hình trong sản xuất.
Đối với xây dựng thương hiệu nông sản, thời gian qua các địa phương đã chủ động xây dựng một số thương hiệu nông sản hàng hóa. Riêng mặt hàng lúa gạo, ngày 21/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam nhằm tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu mở rộng xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản khác có giá trị xuất khẩu cao.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các chính sách đã ban hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hoàn thiện, bổ sung các chính sách phù hợp để triển khai đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
5. Cử tri các tỉnh Đồng Tháp , Hậu Giang kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư, phân bón có chất lượng để sản xuất đạt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống ở nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 275 /BNN-KH ngày 10/1/2017)
Để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư giống, vật tư phân bón có chất lượng phục vụ sản xuất; thời gian qua, nhà nước đã ban hành một số chính sách tín dụng, cụ thể như sau:
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014, số 89/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015, số 172/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; trong đó, có chính sách tín dụng cho phát triển thủy sản.
- Chính sách hỗ trợ lãi suất mua sắm thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách khác như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; gói tín dụng phục vụ tái canh cà phê...
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cả nước rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới các chính sách để doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
6. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị có giải pháp bình ổn giá, giảm giá thành các loại vật tư nông nghiệp thiết yếu, tăng giá trị hàng nông sản, vì hiện nay giá cả hàng nông sản vẫn còn thấp, nhất là giá lúa, giá các loại trái cây, trong khi giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng tăng, nông dân sản xuất không có lãi, thậm chí phải chịu lỗ để duy trì sản xuất. Mặt khác, người nông dân lại khó tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ cho mình.
Trả lời: (Tại Công văn số 451/BNN-KH ngày 13/1/2017)
Để hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ nông sản; ổn định thị trường vật tư nông nghiệp, với giá bán hợp lý cho nông dân; thời gian qua, nhà nước đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách chủ yếu như sau:
- Để kiềm chế việc tăng giá vật tư nông nghiệp, nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý giá vật tư nông nghiệp, theo quy định tại Luật Giá, cụ thể là: Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát giá bán vật tư nông nghiệp để ngăn chặn kịp thời tình trạng tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư lợi dụng đẩy giá bán lên cao để kiếm lời; các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp phải đăng ký giá bán với Bộ Tài chính. Đây là biện pháp hữu hiệu, hạn chế đẩy giá bán lên cao và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh, hạ giá bán vật tư, nông dân được mua vật tư đúng chất lượng, giá phù hợp.
Bộ Tài chính chỉ đạo sát xao các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp phải thường xuyên thực hiện việc niêm yết giá bán vật tư hàng ngày ở các cửa hàng bán lẻ. Bộ Công Thương cùng với các tổ chức ngành hàng kịp thời thông báo tình hình giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để nông dân có điều kiện chọn lựa những loại vật tư phù hợp và sản xuất những loại cây con có hiệu quả.
- Để nông dân yên tâm sản xuất, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ nuôi giữ giống gốc; hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; chính sách khuyến khích liên kết tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ lãi suất mua sắm thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Cử tri các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai kiến nghị: Sản xuất và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, khi mất mùa thì được giá nhưng khi được mùa thì lại mất giá, có năm cả mất giá và mất mùa. Cử tri đề nghị nhà nước cần có những giải pháp để giúp người nông dân giảm thiểu tác động xấu trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 112/BNN-KH ngày 5/1/2017)
Trong thời gian vừa qua, tình trạng mất mùa thì được giá, được mùa mất giá tái diễn trên các mặt hàng nông sản. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là sản xuất thiếu căn cơ, bài bản xuất phát từ tiềm năng lợi thế và quy hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể cho từng đối tượng trên địa bàn; thiếu tính toán cân đối cung cầu và năng lực bảo quản, chế biến còn thấp. Tình trạng kém hiệu quả trong một số lĩnh vực có nguyên nhân sâu xa từ cấu trúc của nền nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này và giúp người nông dân sản xuất ổn định, tăng thu nhập, nâng cao mức sống; Chính phủ đã nhất quán chủ trương chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành và các địa phương khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 899/QĐ-TTg. Các nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 gồm:
- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt đến các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, sự đồng thuận và quyết tâm cao để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa qui mô lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao.
- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp; trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành để nhân ra diện rộng.
- Xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về các cam kết thương mại mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước.
- Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường trí thức trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp.
- Các địa phương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Đề án: phê duyệt, rà soát Đề án (kế hoạch hành động) tái cơ cấu ngành; thành lập Ban chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp từ tỉnh đến cấp xã; rà soát qui hoạch sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương và ưu tiên nguồn lực thực hiện; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; tăng cường công tác quản lý giống và vật tư nông nghiệp...
- Các Bộ ngành rà soát, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực để thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020.
8. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri phản ánh giá cả vật tư đầu vào của sản xuất tăng nhưng giá nông sản hạ thấp, người dân phải tự gánh chịu; đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ nông dân giảm bớt thiệt hại.
Trả lời: (Tại Công văn số 316/BNN-KH ngày 11/1/2017)
Sản xuất nông nghiệp nước ta bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố như thị trường giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào, giá nông sản đầu ra, còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Những yếu tố này đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro, đời sống nông dân khó khăn. Để ngăn chặn tình trạng vật tư giả, kém chất lượng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất; thời gian qua, nhà nước đã có những giải pháp quan trọng như sau:
- Để kiềm chế việc tăng giá vật tư nông nghiệp, nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý giá vật tư nông nghiệp, theo quy định tại Luật Giá, cụ thể là:
Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát giá bán vật tư nông nghiệp để ngăn chặn kịp thời tình trạng tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư lợi dụng đẩy giá bán lên cao để kiếm lời; các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp phải đăng ký giá bán với Bộ Tài chính. Đây là biện pháp hữu hiệu, hạn chế đẩy giá bán lên cao và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh, hạ giá bán vật tư, nông dân được mua vật tư đúng chất lượng, giá phù hợp.
Bộ Tài chính chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp phải thường xuyên thực hiện việc niêm yết giá bán vật tư hàng ngày ở các cửa hàng bán lẻ. Bộ Công Thương cùng với các tổ chức ngành hàng kịp thời thông báo tình hình giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để nông dân có điều kiện chọn lựa những loại vật tư phù hợp và sản xuất những loại cây con có hiệu quả.
- Để nông dân yên tâm sản xuất, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ nuôi giữ giống gốc; trợ giá cước vận chuyển vật tư nông nghiệp đến vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất; hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích liên kết tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Phú Yên kiến nghị: Đề nghị có các giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đảm bảo tích cực hơn trong việc giải quyết đầu ra cho nông sản, nhất là đối với các loại nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm tránh tình trạng tư thương ép giá, gây thiệt thòi cho người nông dân. Đây được xem là “chìa khóa” để phát triển nền nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 1362 /BNN-KH ngày 14/2/2017)
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội dung và 5 nhóm giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, nên đã có tác động tích cực tới kết quả phát triển sản xuất, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều yếu tố tác động đến thị trường tiêu thụ nông sản. Vì vậy, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đặt ra những yêu cầu mới, trong đó một trong những yêu cầu quan trọng là phải có các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ để cơ cấu lại ngành. Một trong 5 giải pháp quan trọng là phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, quốc tế để tích cực giải quyết đầu ra cho nông sản với giá trị tăng thêm đạt cao nhất.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
(1). Tập trung rà soát các quy hoạch ngành, sản phẩm hiện có, xác định các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế so sánh nhằm tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng, giá trị cao, đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời phải đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
(2). Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các sản phẩm nông nghiệp nhằm xây dựng được sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh;
(3). Phát triển mạnh các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả: đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới;
(4). Đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm; xúc tiến thương mại; tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản.
(5). Triển khai các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi...
(6). Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ;
Phát triển các hình thức liên kết công tư giữa Nhà nước và tư nhân, hình thành tổ chức chuyên trách hỗ trợ tiêu thụ nông sản
10. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Hiện nay việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa gắn với quy hoạch sản xuất và định hướng xuất khẩu theo nhu cầu và tính chất của thị trường. Đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp để họ có điều kiện liên kết thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác theo mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.
Trả lời: (Tại Công văn số 1366 /BNN-KH ngày 14/2/2017)
Kết quả 30 năm thực hiện chính sách “Đổi mới”, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Từ một nước nhập khẩu lương thực và nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm khác, đến nay, Việt Nam không những có đủ lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước mà đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh (giai đoạn 2013 – 2016 đạt 120,7 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD). Nhiều loại nông sản có vị thế cao, có kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 1 tỷ USD trở lên,...
Tuy vậy, thực tế là nền nông nghiệp hiện nay của chúng ta vẫn dựa trên quy mô nhỏ, sản xuất chưa theo sát quy hoạch, chưa gắn với định hướng xuất khẩu,... Trước tình hình đó, Bộ đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.
Sau 3 năm triển khai Đề án, nhiều giải pháp đã được thực hiện. Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định: để việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được thuận lợi, mang lại giá trị gia tăng cao thì phải có chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng và đẩy mạnh liên kết.
Thực hiện mục tiêu trên, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/12013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có một số quy định quan trọng phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp: (1) các doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được ngân hàng xem xét cho vay không tài sản đảm bảo tối đa từ 70 – 80% giá trị của dự án, (2) khoanh nợ, xóa nợ đối với doanh nghiệp đầu mối liên kết hoặc ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan;...
Các chính sách trên đã góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo lập nhiều tổ chức liên kết sản xuất trong nông nghiệp. Đến nay cả nước đã có 18 liên hiệp hợp tác xã và 10.854 hợp tác xã nông nghiệp; chất lượng HTX bước đầu có thay đổi, hoạt động theo luật, dần thích nghi với cơ chế thị trường; đã có trên 100.000 tổ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của ngành; nhiều doanh nghiệp lớn đã tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất theo quy mô lớn: DaBaco; Vinamilk, Vincom, TH True milk, Công ty Lộc Trời,...
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định toàn ngành cần tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng: Cơ cấu lại phải gắn với việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; gắn với các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết; cơ cấu gắn với ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn, đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong đó, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nông nghiệp là những giải pháp hàng đầu.
Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết quy mô lớn theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ phát triển trang trại, doanh nghiệp; đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành rà soát các chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và tổ chức triển khai hiệu quả. Qua đó, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp để đầu tư, sản xuất nông nghiệp.
11. Cử tri các tỉnh Bắc Ninh, Sóc Trăng, Đồng Tháp kiến nghị: Ðề nghị Bộ Nông nghiệp tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng hàng nông sản, giảm giá thành sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 516/BNN-KHCN ngày 16/11/2017)
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cùng các địa phương tích cực triển khai Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bộ luôn xác định việc thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là một giải pháp trụ cột, then chốt để tạo đột phá trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành. Trong 3 năm qua Bộ đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm giá thành nông sản:
Bộ đã ban hành Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Thông tư số 49/2015/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2015 hướng dẫn quản lý nhiệm vụ và dự án khuyến nông; Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/6/2013 phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bộ đã đổi mới căn bản việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, khuyến nông hàng năm: tập trung vào các sản phấm chủ lực như lúa, cà phê, tiêu, điều, sắn, cây ăn quả, tôm, cá tra, cây lấy gỗ lớn, lợn, gia cầm; đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu, khuyến nông giao cho các đơn vị nghiên cứu thực hiện đến sản phấm cuối cùng có sự tham gia của doanh nghiệp; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất như: giống, gói kỹ thuật tổng hợp, phòng trừ dịch bệnh, tái canh, tưới tiết kiệm... Qua 3 năm triển khai, kết quả đã có 149 giống cây trồng, vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và chuyển giao vào sản xuất.
Bộ ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất. Bộ đã trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao; quy định tiêu chí và hướng dẫn các tỉnh công nhận các vùng ứng dụng công nghệ cao; phê duyệt 6 dự án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực rau, hoa, nhân giống in vitro... Bộ đã công nhận đặc cách hơn 15 giống ngô chuyển gen của các công ty nước ngoài, các giống ngô này đang dần mở rộng vào sản xuất.
Về khuyến nông: Từ 2011-2016, Bộ phê duyệt 141 dự án, tổng kinh phí là 1.005 tỷ đồng để xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn để nhân rộng mô hình vào sản xuất.
+ Đối với tỉnh Sóc Trăng: Trong 3 năm (2014-2016) Bộ đã giao thực hiện 8 mô hình khuyến nông: hệ thống sấy lúa năng suất 30-50 tấn/mẻ; Xâỵ dựng cánh đồng mẫu lớn; áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI; hầm bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản xa bờ; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra theo VietGAP; giảm lượng hạt giông lúa gieo sạ; hiện đại hoá đội tàu cá đánh bắt xa bờ; chăn nuôi vịt chuyên trứng... với tổng kinh phí là: 4,1 tỷ đồng.
+ Đối với tỉnh Đồng Tháp: Trong 3 năm (2014-2016) Bộ đã giao thực hiện 6 mô hình khuyến nông: xây dựng cánh đồng mẫu lớn; áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI; nuôi cá Tra đạt chứng chỉ VietGAP; nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi; giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ; chăn nuôi vịt chuyên trứng... với tổng kinh phí hơn 3,9 tỷ đồng.
+ Đối với tỉnh Bắc Ninh: Trong 3 năm (2014-2016) Bộ đã giao các đơn vị triển khai 3 mô hình khuyến nông: Phát triển ngành mây tre đan; sản xuất nấm tập trung; chăn nuôi vịt chuyên thịt, ngan giá trị kinh tế cao với tổng kinh phí là: 2,4 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh, Sóc Trăng, Đồng Tháp sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
12. Cử tri các tỉnh Bắc Ninh, An Giang, Quảng Nam kiến nghị: Ðề nghị có chính sách hỗ trợ ðầu ra phù hợp cho sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo ðộng lực ðể nông dân giữ ruộng sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 1078 /BNN-CB ngày 7/2/2017)
Vừa qua Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo các Bộ ngành triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng và phát triển; trong đó có các giải pháp về phát triển thị trường bảo đảm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp, cụ thể bao gồm:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo cơ sở gắn kết và tạo đầu ra ổn định giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Xây dựng các chính sách phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, trung tâm phân phối…) để thúc đẩy tiêu thị nông sản tại thị trường nội địa (tại Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”; Trong đó có chính sách hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối nông lâm thủy sản và nguyên phụ liệu tại những vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp tại các tỉnh. Chương trình này đã kết nối doanh nghiệp tham gia mô hình tại các địa phương (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) với các doanh nghiệp thương mại quy mô lớn, nhất là các doanh nghiệp có hệ thống siêu thị và hệ thống phân phối rộng khắp (Coopmart, Hapro, Intimex, Vinatexmart…) để tăng cường mối liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân.
- Đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, gỡ bỏ rào cản, vướng mắc về thị trường đầu ra cho một số nông sản. Thời gian qua đã tiến hành giải quyết cho một số mặt hàng như: gạo và khoai lang tại thị trường Hàn quốc, rau quả tại Australia và New Zealand, Đài Loan, Hoa Kỳ thủy sản tại Nga và Ucraina… góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cho bà con nông dân.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản tiêu biểu của các vùng, miền tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế, cụ thể:
+ Duy trì tổ chức thường niên hội chợ triển lãm quan trọng của ngành là Hội chợ AgroViet. Các hội chợ triển lãm này đã góp phần tuyên truyền quảng bá các loại hàng hóa nông lâm thủy sản tiêu biểu của các vùng miền tới người tiêu dùng trong cả nước.
+ Phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh thành phố cả nước tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa theo khu vực, theo ngành hàng, mặt hàng (nhất là những mặt hàng mang tính thời vụ cao như dưa hấu, vải thiều, chuối…), kết nối giữa vùng sản xuất với địa bàn tiêu thụ (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng,…) nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước (thông qua việc thâm nhập hệ thống chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ của của các địa phương).
- Ngày 09/11/2016, Hai Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016-2020 nhằm nâng cao chất lượng nông sản qua chế biến sâu để tiêu thụ mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế hỗ trợ chuyển diện tích kém hiệu quả trồng lúa sang các cây trồng khác (nhất là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên) và đất làm muối (Đồng bẳng Sông Cửu Long) sang nuôi tôm cho thu nhập cao.
- Từ năm 2014 đến nay, Bộ đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành TW và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số “62” và “68” của Chính phủ, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân xây dựng cánh đồng lớn, cung ứng nguyên liệu vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV…) thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra hoặc chế biến sản phẩm nông nghiệp như gạo, mía đường, cà phê, rau sạch, vải, nhãn, xoài, thanh long... đã tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, giúp người nông dân sản xuất kịp thời vụ không phải vay “nóng” với các đại lý vật tư, không phải chịu lãi suất vay ngân hàng theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.
- Phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động của thương nhân, người nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam; Nghiên cứu đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, đề xuất các biện pháp, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động của các thương lái.
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản và chế biến đến khâu tiêu thụ.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Chiến lược tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030 để khuyến khích chế biến sâu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức các diễn đàn kết nối cung cầu giữa các vùng, miền trong cả nước, gắn kết người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền của mình sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất với Chính phủ các giải pháp, cơ chế tháo gỡ khó khăn trong chế biến, tiêu thụ nông sản để không ngừng tháo gỡ khó khăn và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
13. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại, gia trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và ở khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để các trang trại, gia trại và hộ gia đình góp vốn phát triển theo hình thức hợp tác xã, công ty cổ phần hoặc trở thành doanh nghiệp tư nhân và các loại hình kinh doanh.
Trả lời: (Tại Công văn số 872 /BNN-KTHT ngày 24/1/2017)
Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển được thể hiện trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Trong dự thảo Nghị định đã đưa ra các chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, đất đai, lãi suất, đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu hàng hóa để khuyến khích các trang trại phát triển. Tuy nhiên, vì điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát và đề xuất các chính sách cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó ngoài chính sách ưu đãi chung, có quy định các tổ chức tín dụng được xem xét cho các chủ trang trại vay không có tài sản đảm bảo với mức tối đa 02 tỷ đồng. Các chính sách nêu trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hơn thế nữa Luật doanh nghiệp cũng như Luật hợp tác xã đã thông thoáng tạo điều kiện cho các trang trại,gia trại, hộ gia có thể thành lập hợp tác xã, công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, Ngày 19/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có các chính sách hỗ trợ trực tiếp về đất đai, hạ tầng công nghệ, thông tin xúc tiến thương mại.
14. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị xây dựng, thực hiện các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển (như đầu tư, tín dụng, thị trường, đất đai,…), chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
Trả lời: (Tại Công văn số 629/BNN- KH ngày 18/1/2017)
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng, ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách, cụ thể như sau:
- Cơ chế, chiình saìch hỗ trợ saÒn xuâìt nông nghiêòp trýòc tiêìp cho nông dân ðýợc thực hiện thông qua: (i) Hỗ trợ về giống, vật tý, kyÞ thuâòt saÒn xuâìt thực hiện theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; (ii) Quy hoạch tổng thể các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành danh mục vật tư nông nghiệp sử dụng ở Việt Nam, phối hợp chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng vật tư phục vụ nông dân; (iii) Khi coì thiên tai, diòch bêònh, Chiình phuÒ xuâìt dýò trýÞ quôìc gia gôÌm giôìng cây trôÌng, vãìc xin, thuôìc thuì y, thuôìc baÒo vêò thýòc vâòt hôÞ trõò nông dân sõìm khôi phuòc saÒn xuâìt, ðõÌi sôìng; (iv) Ðôìi võìi vuÌng sâu, vuÌng xa, Chiình phuÒ coì chiình saìch hôÞ trõò chi phiì vâòn chuyêÒn vâòt tý nông nghiêòp ðêÒ giaÒm chi phiì ðâÌu vaÌo cho saÒn xuâìt.
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ gián tiếp cho sản xuất nông nghiệp được thực hiện thông qua chính sách đầu tư, đất đai, tài chính, thuế, tín dụng ưu đãi..., như hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015; hỗ trợ đóng tàu cá, máy móc thiết bị liên lạc cho ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ theo các Nghị ðịnh: số 67/2014/NÐ-CP ngày 07/7/2014 và số 89/2015/NÐ-CP ngày 07/10/2015; ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật số 71/2014/QH13; ưu đãi thuế cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo Luật Thuế thu nhập cá nhân; cho vay ưu đãi mua sắm máy móc cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; ưu tiên cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015; hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013...
- Bên cạnh đó, thực hiện các cơ chế, chính sách: (i) Rà soát, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn có lợi thế so sánh, sản xuất các mặt hàng nông sản chiến lược, xuất khẩu chủ lực; (ii) Khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; từng bước phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân trong nông nghiệp; (iii) Tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công, tạo môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững các chuỗi giá trị nông sản an toàn; (iv) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, coi đây là khâu đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Để các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và ban hành Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (các Quyết định: số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29/7/2014 và số 1197/QĐ-BNN-KH ngày 07/4/2016). Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách, văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn quy chuẩn sẽ được hoàn thiện, xây dựng mới phục vụ trực tiếp nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới (Quý II/2017), Bộ được Chính phủ giao hoàn thành việc rà soát Đề án tái cơ cấu, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội. Trong đó, tập trung thực hiện những giải pháp chính sách đột phá để kích thích nông nghiệp phát triển hiện đại, như: (i) Cơ cấu lại sản xuất theo 3 nhóm sản phẩm (Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm vùng/miền); (ii) Tổ chức lại sản xuất để đổi mới mô hình tăng trưởng ngành, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân vào nông nghiệp; (iii) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, coi đây là một trong các khâu đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại...
15. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng nông sản, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống người nông dân;
Trả lời: (Tại Công văn số 1080 /BNN- CB ngày 7/2/2017)
Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp của Bộ Công Thương thông qua Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại thông tin tuyên truyền, quảng bá và tháo gỡ rào cản, vướng mắc về thị trường xuất khẩu,... nhằm giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tìm kiếm thị trường đầu ra; tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm thủy sản.
Năm 2017, để hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức tiếp xúc, làm việc và đàm phán với các cơ quan chức năng của bạn để tháo gỡ vướng mắc, rào cản thị trường kết hợp xúc tiến thương mại, quảng bá và tiếp cận thị trường xuất khẩu. Dự kiến năm 2017 sẽ tập trung vào một số thị trường như: Hoa Kỳ (cá tra, trái cây, gạo), EU (tôm, cá tra, rau quả, hồ tiêu), Nhật Bản (thủy sản), Trung Quốc (gạo, rau quả, sữa, thịt lợn), Hàn Quốc (trái cây), Úc (tôm);
- Xây dựng Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực đến năm 2020: Để triển khai chương trình này, vào ngày 24/12/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ptthối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp hỗ trợ thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam”. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và sự nhất trí của các địa phương và hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng “Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020” làm định hướng chung để địa phương và doanh nghiệp có căn cứ triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu;
- Phân tích, đánh giá và dự báo chuyên sâu tình hình một số thị trường nhập khẩu nông sản lớn (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga) nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ cũng như cung cấp thông tin, dự báo để các địa phương, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nắm bắt tình hình, diễn biến, xu hướng và nhu cầu thị trường.
16. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri phản ánh việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay chưa hiệu quả; nông dân đóng nhiều khoản thuế, phí; vật tư sản xuất nông nghiệp đầu vào cao, song sản phẩm đầu ra giá cả thấp, việc tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn đề nghị có hướng khắc phục để đầu tư mang lại hiệu quả cho nhân dân..
Trả lời: (Tại Công văn số 802/BNN- KH ngày 23/1/2017)
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu tư xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ nông dân giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các chính sách đó được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này, tạo điều kiện nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Qua đó, có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần tích cực vào nâng cao đời sống cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.
1. Về nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và triển khai Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành (Quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014). Theo đó, điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, các vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ giảm nghèo. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương và huy động các nguồn lực cho các dự án quy mô nhỏ; Trung ương quản lý các dự án quy mô lớn, cấp vùng, liên vùng, quốc gia và dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
- Tổng vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 là trên 610.959 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, riêng 4 năm 2012 - 2015 (sau khi có Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn) đầu tư trên 509.500 tỷ đồng (chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư từ NSNN và TPCP). Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 là 304,5 nghìn tỷ đồng (bằng 1,71% GDP và bằng 5,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%).
Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cấp bù miễn thủy lợi phí (trung bình trên 4.000 tỷ đồng/năm); hàng năm chi thêm 7 - 8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với yêu cầu. Trong khi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đảm bảo theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; việc huy động các nguồn lực ngoài NSNN cũng chưa tương xứng với nhiệm vụ và nhu cầu phát triển ngành; đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mới ở giai đoạn thí điểm, quy mô nhỏ, phạm vi hẹp. Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng nhiều khu vực vẫn còn rất khó khăn, nhất là các vùng miền núi, vùng bãi ngang ven biển.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và PTNT phải đẩy mạnh thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; để đạt mục tiêu được Quốc hội giao và nâng cao hiệu quả đầu tư, đề nghị Quốc hội ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho ngành đảm bảo gấp 2 lần so giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thiết lập các cơ chế, chính sách tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển nông nghiệp; tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
2. Về hỗ trợ giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản
- Thực hiện giải pháp bình ổn giá: Danh mục hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp để bình ổn giá được thực hiện theo Luật Giá số 11/2012/QH13, như điều hòa cung cầu hàng hóa; các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp; sử dụng quỹ bình ổn; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng tồn kho; quy định giá tối đa, tối thiểu… nhằm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được thực hiện thông qua Quỹ dự trữ quốc gia về vắc xin thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ phí vận chuyển vật tư nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa...
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp đến năm 2020; ưu tiên vốn đầu tư các nhà máy sản xuất vật tư, phân bón, tăng hạn mức vốn vay cho doanh nghiệp nhập khẩu phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục vật tư nông nghiệp sử dụng ở Việt Nam, phối hợp chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng vật tư phục vụ nông dân.
- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất gồm các doanh nghiệp trong nước, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn nhằm tối thiểu hóa các khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/20113/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015; theo đó, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được ưu đãi lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản.
- Trường hợp tiêu thụ nông sản không kịp thời, ảnh hýởng ðến thu nhập và ðời sống của nông dân; tùy tình hình thực tế, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ (nhý ðối với lúa gạo) nhằm tãng nhu cầu thị trýờng, giữ giá có lợi cho nông dân.
17. Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên kiến nghị: Cử tri kiến nghị về tiến độ tái có cấu ngành nông nghiệp: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chưa tạo sự chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm chuyển đổi; giải quyết các vấn đề đất đai để tạo những cánh đồng mẫu lớn chưa được đẩy mạnh; ứng dụng khoa học, công nghệ và cơ giới hóa còn hạn chế; giá trị gia tăng thấp; thị trường nông sản bất ổn định; mối liên kết “4 nhà” chưa phát huy hiệu quả,… đã ảnh hưởng đến tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện tại, chuẩn bị tốt trong quá trình hội nhập để ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 1363 /BNN-KH ngày 14/2/2017)
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Trong 3 năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT và nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Đề án. Đã cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành thành các Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực chuyên ngành, kế hoạch chuyên đề và Đề án/kế hoạch của địa phương. Từ đó xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thực hiện tái cơ cấu; làm rõ mục tiêu định hướng phát triển nông nghiệp toàn quốc và các địa phương, xác định cụ thể sản phẩm lợi thế để tập trung chỉ đạo đầu tư, sản xuất; tổng kết và bước đầu nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ tái cơ cấu, đầu tư các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh; điều chỉnh mạnh mẽ kế hoạch nghiên cứu khoa học và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu; xúc tiến việc sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhờ đó, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh (trung bình mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD/năm, riêng năm 2016 ước đạt 32,1 tỷ USD), góp phần tăng thu nhập và đời sống của người nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như các cử tri đã có ý kiến. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể là:
(1). Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp.
(2). Sự chuyển biến về nhận thức của một số bộ phận quản lý còn chưa theo kịp thực tiễn, thậm chí còn lúng túng; cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi, tư duy cũ. Mặc dù tất cả 63 địa phương cùng trung ương đã triển khai thực hiện; nhưng mức độ là khác nhau; vẫn còn lãnh đạo nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, triển khai thiếu quyết liệt; một số địa phương tuy đã phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động nhưng triển khai trên thực tiễn chưa nhiều.
(3). Vẫn còn nhiều vướng mắc trong cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai; việc triển khai thực hiện nhiều chủ trương chính sách đã ban hành còn chậm, thiếu nguồn lực để thực hiện (chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp)…nên hiệu quả trên thực tiễn chưa cao.
(4). Phát triển, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao phục vụ tái cơ cấu còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức nhà nước hiệu quả chưa cao, trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.
(5). Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đem lại nhiều thách thức đối với nông nghiệp nước ta, trong đó thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
(6). Nguồn lực của nhà nước hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp còn hạn hẹp. Đầu tư từ ngân sách chưa đạt mức đề ra tại Nghị quyết 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn rất thấp.
(7). Cơ cấu lại nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều Bộ, ngành, địa phương. Trong khi đó, sự phối hợp, hỗ trợ từ nhiều Bộ, ngành với Bộ Nông nghiệp và PTNT còn có lúc, có việc chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.
Nhận thức được những tồn tại và nguyên nhân như trên, trong thời gian tới đây, với quyết tâm tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn và trong toàn ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp cụ thể sớm khắc phục những tồn tại đã nêu, nhất là những tồn tại về chủ quan để thúc đẩy hơn nữa tiến độ cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đặc biệt, tích cực hơn nữa trong việc phối hợp các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án để ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
18. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường công tác hướng dẫn cho người nông dân canh tác hoặc kết hợp với chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao để phát triển ngành nông nghiệp. Cần có định hướng cho người nông dân biết các loại cây trồng, con giống phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của từng vùng miền nhằm nâng cao năng suất, sản lượng. Về lâu dài, đề nghị cần có chiến lược cho việc phát triển ngành nông nghiệp, gắn liên kết vùng trong phát triển công nghiệp – nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người nông dân một cách bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 888/BNN- KH ngày 21/1/2017)
Để tăng cường hướng dẫn và hỗ trợ người dân canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất cao hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp về chính sách như: Hỗ trợ lãi suất mua sắm thiết bị để giảm tổn thất sau thu hoạch (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013); phát triển giống cây trồng, vật nuôi (Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản (Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012); khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2012); hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ (Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 09/01/2014), hỗ trợ phát triển thủy sản (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và 172/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016)… Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông để tăng cường hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, như: hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản áp dụng khoa học, công nghệ mới có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao để...
Ngoài ra, để định hướng lâu dài cho phát triển nông nghiệp, làm cơ sở cho việc bố trí sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai của mỗi vùng, miền, địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; tiến hành lập và phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch các lĩnh vực (thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp...) và các ngành hàng chủ yếu (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, rau quả,..). Các quy hoạch trên đã được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa tại các vùng, miền, gắn với thị trường tiêu thụ; trong đó, phýõng án bố trí sản xuất được gắn kết chặt chẽ với kết cấu hạ tầng nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tạo thành hệ thống đồng bộ, bổ trợ nhau trong quá trình phát triển sản xuất. Cãn cứ vào các quy hoạch ngành ðã ðýợc phê duyệt, các địa phương đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các quy hoạch chi tiết để phát huy các thế mạnh, sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và thực tiễn sản xuất của từng địa phương.
Như vậy, có thể nói những vấn đề mà cử tri quan tâm đều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Để tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản, tạo điều kiện cải thiện đời sống người nông dân một cách bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Theo đó, sẽ tiếp tục rà soát, kiến nghị điều chỉnh bổ sung các chính sách hiện hành và nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành những chính sách mới để tăng cường hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị và sức canh tranh cao hơn.
19. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị cần quan tâm thực hiện các chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai để đảm bảo người dân có đất canh tác.
Trả lời: (Tại Công văn số 2733/BNN-KH ngày 31/3/2017)
Để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách như: Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 về khuyến nông, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 06/9/2015 về tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và 172/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về một số chính sách phát triển thủy sản; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 về phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ lãi suất mua sắm thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2012 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, …
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và đề xuất ban hành các chính sách để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo điều kiện để người nông dân có đất sản xuất, như: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012); Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa… Có thể nói việc quản lý, sử dụng đất và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được Bộ quan tâm thực hiện.
Để quản lý, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai phục vụ sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành địa phương rà soát các cơ chế, chính sách về đất đai, hỗ trợ sản xuất hiện hành để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
20. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay rất khó khăn. Đề nghị ngành nông nghiệp các cấp sớm có quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp tình hình, tính toán lại giá trị sản phẩm hơn (Chất lượng) là số lượng (sản lượng, tăng dịch tích gieo trồng).
Trả lời: (Tại Công văn số 890 /BNN- KH ngày 21/1/2017)
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành/lĩnh vực, sản phẩm chủ lực để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Đến nay, Bộ đã phê duyệt danh mục và giao nhiệm vụ thực hiện 24 dự án quy hoạch phục vụ tái cơ cấu, trong đó có 8 Quy hoạch đã được phê duyệt; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015)... Các quy hoạch trên đã được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh của các vùng, miền, gắn với thị trường tiêu thụ; trong đó xác định rõ mục tiêu các phát triển, phương án bố trí sản xuất, các nhiệm vụ ưu tiên và có các giải pháp phù hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng biến động của thị trường nông sản trong nước và quốc tế... Qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất theo định hướng tái cơ cấu, phát huy thế mạnh của mỗi vùng, miền, địa phương sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn.
Để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 01/2017/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nãm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Theo đó, sẽ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa và hiệu quả của sản xuất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
21. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền vận động nông dân tham gia Hợp tác xã, thu gom đầu mối, chọn giống chất lượng để có sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 871 /BNN-KTHT ngày 24/1/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, Ngành và địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, thu gom đầu mối, chọn giống chất lượng để có sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức bản chất, vai trò của kinh tế hợp tác trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp được Bộ Nông nghiệp và PTNT chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức như sau:
- Tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012, hội nghị đối thoại chính sách hợp tác xã nông nghiệp; đối thoại chính sách tín dụng đối với hợp tác xã nông nghiệp.
- Chỉ đạo, phối hợp cung cấp thông tin cho các kênh truyền hình, báo ðài nhý VTV, VTC, Truyền hình Quốc hội; VOV xây dựng chýõng trình truyền thông về kinh tế hợp tác. Ðã có hàng chục lýợt phóng viên của các báo, ðài ðã ðýợc tạo ðiều kiện ðể ði thực tiễn viết bài ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hàng trãm bài viết và phóng sự tuyên truyền về kinh tế hợp tác và hợp tác xã, trong ðó có nhiều bài ðýợc giải ở liên hoan báo chí trong nước.
- Xây dựng và xuất bản 9 tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về kinh tế hợp tác nhý tuyên truyền về Luật Hợp tác xã, cõ chế chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các tài liệu hýớng dẫn thành lập, tổ chức lại hoạt ðộng sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã nông nghiệp, sổ tay thành viên hợp tác xã, tài liệu hýớng dẫn các hợp tác xã lập kế hoạch trung hạn, cung ứng và tiêu thụ tập trung, tín dụng nội bộ…
- Nhằm ghi nhận, biểu dýõng, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiêp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ðã tổ chức Lễ tôn vinh hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu và nông dân có sáng chế, sáng kiến ngày 13/11/2016. Lãnh ðạo Ðảng và Nhà nýớc ðã ðến dự Lễ tôn vinh và ðộng viên, khích lệ 51 hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu trong cả nước.
- Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ và ðịa phýõng phát hiện các mô hình HTX hoạt ðộng hiệu quả, bền vững ðể từ ðó hoàn thiện mô hình, rút kinh nghiệm làm ðịa chỉ ðể học tập, tuyên truyền và nhân ra diện rộng. Ðồng thời, chỉ ðạo xây dựng phát triển các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị gắn với các hợp tác xã nông nghiệp trên nhiều ðịa phýõng.
- Triển khai Chýõng trình “Kết nối xanh hýớng tới một nền nông nghiệp sạch” nhằm khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lýợng an toàn gắn với liên kết doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.
- Ðối với vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT ðang phối hợp với các Bộ, Ngành và ðịa phýõng triển khai Quyết ðịnh số 445/QÐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ týớng Chính phủ phê duyệt Ðề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”. Công tác truyền thông thực hiện Quyết định 445/QĐ-TTg và tuyên truyền vận động nông dân tham gia hợp tác xã là một trong những nhiệm vụ được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến 2020.
22. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: heo Quyết định 581/CP về hỗ trợ trồng lúa chuyễn sang cây màu, nhưng không đề cập đến một số loại cây đặc thù ở các địa phương có hiệu quả kinh tế cao như An Giang có cây khoai cao; đề nghị Chính phủ nên xem xét bổ sung.
Trả lời: (Tại Công văn số 1361/BNN-TT ngày 14/2/2017)
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một giải pháp quan trọng nhằm tăng thu nhập cho nông dân, giảm áp lực xuất khẩu gạo, tăng giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở cân đối nhu cầu lúa gạo trong nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020, trong đó dự kiến từ nay đến năm 2020 chuyển 700-800 nghìn ha gieo trồng lúa ở những vùng, vụ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Xuất phát từ chủ trương đóThủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 trên diện tích đất trồng lúa. Để tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trên ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Bắc Trung bộ (BTB), ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) và Tây Nguyên; đối tượng hỗ trợ là giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô với mục tiêu mở rộng diện tích cây ngô để tăng sản lượng ngô bù đắp lại lượng ngô phải nhập khẩu từ nước ngoài về làm thức ăn gia súc.
Xuất phát từ kiến nghị đó, ngày 27/5/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 915/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô ở các vụ trong năm từ vụ Hè thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019 tại các tỉnh TDMNPB, BTB, ĐBSCL, DHNTB và Tây Nguyên; trong đó hỗ trợ chi phí về giống ngô để chuyển đổi, nhưng không vượt quá 3 (ba) triệu đồng/1 ha. Trên cùng diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.
Ngoài ra các địa phương tùy tình hình cụ thể sẽ có chính sách hỗ trợ riêng để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, nhất là những cây trồng trồng đặc thù có giá trị kinh tế cao tại địa phương nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục rà soát chuyển đổi trồng lúa sang trồng một số loại cây hàng năm có giá trị kinh tế cao hơn; đồng thời đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy sản xuất trồng trọt phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông dân.
23. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị các Bộ ngành chức năng định hướng cụ thể trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; có quy hoạch vùng sản xuất cụ thể như trồng lúa, màu, cây ăn trái và trong loại cây gì, nuôi con gì... Vì hiện nay người dân lúng túng và tự phát không theo quy hoạch vùng cụ thể, rất khó khăn trong quản lý và ảnh hưởng đến quy luật cung, cầu không cân đối, thiếu ổn định, thường ở thế bất lợi cho người nông dân, sản phẩm tiêu thụ khó khăn đầu ra.
Trả lời: (Tại Công văn số 448/BNN-KH ngày 13/1/2017)
Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được xác định trong các dự án quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành trung hạn và hàng năm. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất coi trọng triển khai công tác quy hoạch và công tác kế hoạch hóa phù hợp với cơ chế thị trường.
1.Về công tác quy hoạch:
Thời gian qua, căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012, Bộ Nông nghiệp đã xây dựng và trình duyệt nhiều quy hoạch. Sau đây là một số một số quy hoạch đã được duyệt:
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể ngành Nông nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050
- Quyết định 2033/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra đến năm 2020;
- Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 7/7/2013 phê duyệt quy hoạch cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020.
Bộ cũng đã giao nhiệm vụ, đang chỉ đạo các chủ dự án sớm hoàn tất để tiếp tục duyệt hoặc trình duyệt một số dự án quy hoạch phát triển ngành sau:
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa vụ 3 khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Trong các quy hoạch nêu trên, Bộ đã có thông tin dự báo về thị trường và danh mục các cơ chế chính sách cũng như danh mục dự án đầu tư phát triển, có thứ tự ưu tiên để đưa vào kế hoạch trung hạn và hàng năm.
Các địa phương căn cứ quy hoạch được duyệt và đặc biệt là Đề án tái cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 để xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, trình duyệt, công khai cho nhân dân biết và tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về công tác kế hoạch:
Hàng năm, căn cứ vào thông tin dự báo thị trường các sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm chủ lực, Bộ đã xây dựng kế hoạch rất cụ thể phát triển sản xuất từng lĩnh vực sản xuất của ngành. Trong đó nêu rất rõ từng lĩnh vực ngành cần phải tập trung làm gì và giải pháp tổ chức triển khai, thực hiện.
Ngoài ra hàng năm, Thủ tướng Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 01 về một số giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và để triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hành động rất chi tiết, cụ thể kế hoạch sản xuất từng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các thị trường truyền thống cũng như thị trường tiềm năng.
3. Về cơ chế chính sách:
Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi, bà con nông dân sản xuất, kinh doanh có lãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách như: Nghị định số 42/2012/NĐ-CP, ngày 11/5/2012 của Chính phủ “Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ “Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn”; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch”; chính sách hỗ trợ rủi ro cho nông dân gồm quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ để nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất, ổn định đầu ra và có lãi.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành, triển khai đầy đủ chỉ đạo của Bộ để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết của địa phương mình hàng năm, định hướng nhân dân, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản chủ lực của tỉnh An Giang, trình duyệt, công khai cho dân biết và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời định kỳ báo cáo về Bộ và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh An Giang để trả lời cử tri.
24. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Mô hình cánh đồng lớn đã có hiệu quả, đề nghị tiếp tục phát huy; tuy nhiên còn nhiều bất cập: vẫn còn tình trạng khí giá lúa thấp doanh nghiệp bội tín bỏ tiền đặt cọc (số tiên không lớn), nhưng nông dân lúng túng không biết bán lúa ở đâu, hoặc doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân để có Cota xuất khẩu, không quan tâm đến việc mua lúa….Việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất là phù hợp, nhưng vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân rồi, nhưng đến thời điểm thu hoạch để bán lúa thì có doanh nghiệp ép giá, mua thấp hơn giá thị trường …Đề nghị có những biện pháp tháo gỡ vướng mắc này giúp cho nông dân an tâm sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 876/BNN-KTHT ngày 24/1/2017)
Mô hình cánh đồng lớn đang triển khai xây dựng trên cả nước, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/20113/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và hiện nay vẫn tiếp tục được chỉ đạo mở rộng triển khai xây trên phạm vi cả nước và sang các lĩnh vực khác.
Trong quá trình triển khai xây dựng cánh đồng lớn, vẫn còn tình trạng khi giá lúa thấp doanh nghiệp bội tín bỏ tiền đặt cọc; doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người dân để có Quota xuất khẩu nhưng không quan tâm đến việc mua lúa hoặc ép giá, mua thấp hơn giá thị trường…. Việc phá vỡ hợp đồng khi tham gia liên kết đã có chế tài xử lý theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg cũng quy định doanh nghiệp, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân đã nhận hỗ trợ của nhà nước nhưng vị phạm hợp đồng liên kết đã ký với đối tác mà không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi và không được xét hỗ trợ ở năm tiếp. Đồng thời giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Công thương đã bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo, quy định đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, nên tình trạng doanh nghiệp ký hợp đồng với người dân để có Quota xuất khẩu sẽ giảm dần.
Để thúc đẩy mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa các bên khi tham gia chuỗi giá trị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Dự kiến trong năm 2017 sẽ trình Chính phủ ban hành.
25. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh để phát triển nông nghiệp, có sản phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn, chất lượng đủ để cạnh tranh trên thị trường thế giới cần có giải pháp đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu vấn đề này và có văn bản trả lời cho người dân được biết.
Trả lời: (Tại Công văn số 518/BNN-KHCN ngày 16/01/2017)
Việt Nam là một nước mà nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nhà nước đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế trong đó nông nghiệp được chú trọng đầu tiên. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đến nay nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, thiếu lương thực, thực phẩm trở thành một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước. Có thể nói ngành nông nghiệp Việt Nam đang làm tốt vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dự trữ quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong công cuộc phát triển kinh tế, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã nỗ lực đưa ngành nông nghiệp vượt qua nhiều thách thức và đạt dược những kết quả tốt. Từ năm 1996, công nghệ sinh học là một trong những giải pháp được 29 quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề lương thực. Trên cơ sở vai trò to lớn của công nghệ sinh học đối với cuộc sống, Đảng ta coi phát triển công nghệ sinh học là nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 4/3/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1 l/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020”, giao Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện. Sau khi hợp nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập một Ban Điều hành và một Văn phòng thường trực điều hành cho cả hai Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản.
Mục tiêu và nội dung chủ yếu của Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Thủy sản được phê duyệt cụ thể như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dung và xuất khẩu.
Lĩnh vực thuỷ sản: Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ sản. Nghiên cửu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Để triển khai Chương trình, bám sát chỉ đạo của Chỉ thị số 50/CT-TW, các văn bản của Chính phủ Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng, nổi bật là một số kết quả sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp đã làm chủ được các quy trình chuyển gen vào ngô, đậu tương, bạch đàn... Chương trình đã chọn tạo và công nhận chính thức và sản xuất thử được 22 giống cây trồng mới, tạo ra 10 chế phẩm bảo vệ thực vật trên cây trồng nông, lâm nghiệp, 08 loại chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ chức năng phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng góp phần tăng khả năng giữ nước ở vùng đất trồng cây lâm nghiệp, đất trống đồi trọc và đất có nguy cơ sa mạc hóa, vắc xin phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi và chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường và bổ sung thức ăn cho tôm.
Ngoài ra, Chương trình đã triển khai được nhiều dự án với sự tham gia của các doanh nghiệp, địa phương để triển khai vi nhân giống quy mô công nghiệp. Thông qua các dự án của Chương trình, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng và triển khai sản xuất giống thương phẩm cung cấp giống cho nhiều tỉnh thành, đến nay đã hình thành hệ thống cơ sở nhân giống trong cả nước. Bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển làm chủ công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối họp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung pháp lý về quản lý an toàn sinh học đối với sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại để làm căn cứ tiếp thu công nghệ mới. Trong giai đoạn 2006 - 2015, Việt Nam đã đưa giống ngô biến đổi gen vào canh tác đại trà và đánh giá an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi với một số sản phẩm từ thực vật biến đổi gen.
Những thành tựu ban đầu đạt được trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cửu và phát triển công nghệ sinh học. Tuy nhiên, công nghệ sinh học hiện đại của Việt Nam vẫn chưa ngang tầm so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về năng lực nghiên cứu và phát triển, về đầu tư, hợp tác và hội nhập quốc tế, tiếp cận và trao đổi thông tin, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học với đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực; định hướng và tăng cường ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất và các lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp công nghệ sinh học nâng cao mức đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; sản xuất nông nghiệp với sản lượng tăng, chi phí giảm, chất lượng môi trường và sức khỏe con người được cải thiện; sản xuất thực phẩm với chất lượng dinh dưỡng cao, không bị hư hỏng, không gây dị ứng.
26. Cử tri các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chính sách, giải phảp hiệu quả hơn trong việc ổn định giá cả các mặt hàng nông sản, giúp bà con nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống….cần có cơ chế phối hợp cụ thể trong chương trình liên kết 4 nhà có hiệu quả. Thực tế hiện nay 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) chưa thât sự gắn kết nhau và chịu trách nhiệm liên đới với nhau.
Trả lời: (Tại Công văn số 1039 /BNN-KTHT ngày 6/2/2017)
Ổn định giá cả các mặt hàng nông sản, giúp người dân phát triển kinh tế nâng cao đời sông luôn là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Tình trạng được mùa mất giá và được giá mất mùa của sản phẩm nông sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thông tin dự báo giá cả thị trường sản phẩm nông sản chưa hiệu quả, đồng thời công tác quy hoạch sản xuất, định hướng sản phẩm nông sản chủ lực ở các địa phương chưa tốt. Mặt khác người dân vẫn chưa tham gia vào các tổ chức đại diện người dân như hợp tác xã, tổ hợp tác nên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không được định hướng tốt. Hơn nữa, khung pháp lý liên quan đến liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, người dân với thông tin thị trường không tốt, thiếu chế tài xử lý giữa các bên khi tham gia vào liên kết. Nhà nước có nhiều chính sách nhưng các chính sách này chưa có tác động rõ rệt và hiệu quả trong quá trình triển khai.
Chính phủ nhận định việc ổn định giá cả các mặt hàng nông sản là nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành cần phải vào cuộc và đã chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết vấn đề này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về liên kết sản xuất và xây dựng các chế tài xử lý như tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý cấp cơ sở trong việc phát triển liên kết.
Khuyến khích các hợp tác xã, người dân, trang trại sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
27. Cử tri các tỉnh Hải Dương, An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị xác định lại cơ cấu vật nuôi cây trồng, đề ra tỷ lệ hợp lý phù hợp với từng tỉnh, từng vùng, phải chọn lọc để đưa vào mô hình sản xuất, quản lý phù hợp: mô hình hợp tác xã kiểu mới, mô hình trang gia trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp…; không thể áp dụng tùy tiện quy trình canh tác cổ điển, càn phải đầu tư vào quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch.
Trả lời: (Tại Công văn số 950/BNN-KH ngày 25/1/2017)
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp, trong đó có giải pháp về quy hoạch sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đổi mới, tổ chức lại sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao.
1. Về quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Để định hướng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu thị trường, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; chỉ đạo tiến hành quy hoạch phát triển nông nghiệp 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch thủy sản, lâm nghiệp và các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thanh long, rau quả...).
- Từ năm 2013, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; đã tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch hiện có, nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ tái cơ cấu, ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động thị trường trong dài hạn mang tính toàn quốc và liên vùng. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện 42 quy hoạch làm căn cứ để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lợi thế của cả nước và các vùng. Nhiều địa phương đã rà soát quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, làm rõ các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực là lợi thế để tập trung chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Để phục vụ đắc lực cho cơ cấu lại ngành, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012; đồng thời, trong Quý II/2017 hoàn thành việc rà soát Đề án tái cơ cấu, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm (Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm vùng/miền).
2. Về tổ chức lại sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả
Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 đã thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn nhằm giảm chi phí trung gian. Đã tập trung sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường quốc doanh; chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn cả trong và ngoài nước đã quan tâm tham gia vào tái cơ cấu nông nghiệp trực tiếp đầu tư vào các chuỗi nông sản, như đối với rau an toàn, hoa quả; cà phê, chè, thuỷ sản và nhóm hàng hoá khác.
- Để phục vụ cơ cấu lại ngành và nhân rộng, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ trong nông nghiệp áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp (thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg). Bộ Kế hoạch và Ðầu tý xây dựng, trình Chính phủ Nghị ðịnh sửa ðổi, bổ sung Nghị ðịnh số 193/2013/NÐ-CP ngày 21/11/2013 quy ðịnh chi tiết một số ðiều của Luật Hợp tác xã; theo đó bổ sung nội dung đặc thù để hỗ trợ các HTX nông nghiệp chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan chủ trì) xây dựng, trình Chính phủ (trong Quý II/2017) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3. Về giải pháp khoa học công nghệ
- Thực hiện Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo hướng công nghiệp, hiện đại, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Chương trình giống, Chương trình công nghệ sinh học tạo đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng vùng, miền cung cấp cho các thị trường trong nước và ngoài nước.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012, số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015, số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015. Theo đó, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao và các dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, để phân phối sản phẩm được chứng nhận cho người tiêu dùng.
28. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền người sản xuất nông nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, làm sản xuất phải có lương tâm, đạo đức xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 1170 /BNN-QLCL ngày 9/2/2017)
Công tác phổ biến, tuyên truyền đến người sản xuất nông nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, được ưu tiên triển khai thường xuyên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để đẩy mạnh công tác này, trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã tích cực triển khai nhiều nội dung, cụ thể:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Chương trình phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam triển khai chuyên mục "Nói không với thực phẩm bẩn" phát trên sóng VTV1 từ ngày 1/4/2016, Chuyên mục "Nông nghiệp sạch" phát trên sóng VTV1 từ ngày 1/11/2016; ký Chương trình phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên truyền về an toàn thực phẩm phát trên sóng của Đài tiếng nói Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Nội dung tuyên truyền tập trung vào giới thiệu các mô hình, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp an toàn; đưa tin công khai về sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết lựa chọn sản phẩm an toàn, tẩy chay sản phẩm không an toàn.
- Bên canh công tác tuyên truyền về ATTP đến người sản xuất kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay giới thiệu quảng bá địa chỉ bán sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn đã được kiểm soát theo chuỗi tại “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch”; tổ chức Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, Tổ chức ký cam kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với top 15 doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn nông sản thực phẩm trên toàn quốc, triển khai xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Thông qua hoạt ðộng này ðã góp phần hỗ trợ ðầu ra ổn ðịnh cho các cõ sở sản xuất, kinh doanh cung ứng thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn.
- Trong nãm 2016 các tỉnh/thành phố ðã triển khai mạnh công tác truyền thông về ATTP, cụ thể 56/63 tỉnh/thành phố ðã in, phát 1.206.331 tờ gấp, tờ rõi, tờ dán; 24.141 bãng rôn, khẩu hiệu, áp phích; 6.392 tin, bài trên báo viết; 27.166 phóng sự, bản tin phát trên ðài truyền hình, ðài phát thanh tỉnh, huyện, xã; tổ chức 13.510 hội nghị, hội thảo, tọa ðàm, tập huấn tuyên truyền về ðảm bảo ATTP cho 808.934 lýợt ngýời dân, cõ sở sản xuất, kinh doanh tham dự. Số lýợng tờ rõi, tờ dán, bãng rôn, khẩu hiệu, pano, tin, bài, phóng sự, hội nghị, tập huấn của nãm 2016 cao gấp nhiều lần nãm 2015 cho thấy các tỉnh/thành phố ðã chú trọng công tác thông tin, truyền thông ðến các ðối týợng ngýời sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn sẽ tiếp tục chỉ đạo và tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của người nông dân, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
29. Cử tri tp Hà Nội , tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri cho rằng, tình trạng nông dân được mùa rớt giá vẫn thường xuyên xảy ra do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành chức năng có chính sách đẩy mạnh mối liên kết “4 nhà” tạo thuận lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 875 /BNN-KTHT ngày 24/1/2017)
Liên kết “4 nhà” là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người nông dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống sản xuất có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ, các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật giúp người dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất, nhà nước nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào liên kết tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 5 nãm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Sau 03 năm triển khai, đã có những kết quả tích cực, số lượng mô hình cánh đồng lớn phát triển nhanh chóng tạo nhiều thuận lợi cho người dân.
Hiện nay Bộ Nông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm khắc phục các tồn tại của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mở rộng việc liên kết ra nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp. Dự kiến trong năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Chính phủ ban hành.
30. Cử tri các tỉnh Long An, Lâm Đồng kiến nghị: Trước tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm mặn đang diễn ra nghiêm trọng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, dự báo còn tiếp tục kéo dài với mức độ ảnh hưởng lớn, cử tri đề nghị Trung ương có giải pháp đối phó hiệu quả hơn; kịp thời thông tin tình hình xâm nhập mặn để người dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1340/BNN-TCTL ngày 14/2/2017)
Do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, từ cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, đặc biệt là các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Cụ thể, để đối phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 2/2016 (số 20/NQ-CP ngày 3/3/2016); Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 4/2/2016; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều hội nghị, làm việc với các địa phương để tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Một số giải pháp cấp bách đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước cho sản xuất, dân sinh; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..vv
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Nhiều công trình lớn đã được Nhà nước quan tâm bố trí kinh phí xây dựng, góp phần quan trọng trong việc phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua. Trong thời gian tới, nhiều dự án xây dựng công trình thủy lợi đang được xem xét bố trí kinh phí thực hiện, như: (i) ở khu vực Nam Trung Bộ: hồ Đồng Mít (tỉnh Bình Định, tưới 1.100 ha), hồ Mỹ Lâm (tỉnh Phú Yên, tưới 2.500ha), hồ sông Chò 1 (tỉnh Khánh Hòa, tưới 2.500 ha), hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, (tỉnh Ninh Thuận, dung tích trữ nước 200 triệu m3), hồ sông Lũy (tỉnh Bình Thuận, hỗ trợ tưới 32.000 ha); (ii) ở khu vực Tây Nguyên: Hồ chứa nước Ea H’leo 1 (tỉnh Đắk Lắk, tưới 4.100 ha), Dự án JAMơ giai đoạn 2 (tỉnh Gia Lai, tưới 12.500 ha); hiện nay đang chuẩn bị đầu tư Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các tỉnh chịu hạn hán khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (vốn vay ADB, tổng kinh phí ước tính 130 triệu USD)… (iii) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có các dự án, như: Hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang, tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng), trạm bơm Xuân Hòa, cống Âu thuyền Ninh Qưới, hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (vốn vay JICA, tổng kinh phí 5.200 tỷ đồng), Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (vốn vay WB, tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng), Chýõng trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nýớc sạch nông thôn dựa trên kết quả cho 21 tỉnh miền núi phái Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với tổng kinh phí 225,5 triệu USD (trong ðó vay vốn WB 200 triệu USD, vốn ðối ứng 25,5 triệu USD). Ngoài ra, để bảo đảm an toàn và nâng cao năng lực các hồ chứa nước hiện có, Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (vay vốn WB) đang được triển khai thực hiện.
Về thông tin, dự báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tổ chức đo đạc, dự báo chuyên ngành về xâm nhập mặn, nguồn nước, chất lượng nước trong một số hệ thống thủy lợi liên tỉnh, một số lưu vực ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung Bộ. Thông tin dự báo được cập nhật liên tục ít nhất tuần/lần, các diễn biến bất thường được thông báo khẩn cấp, để gửi các cơ quan liên quan, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, cũng như hỗ trợ người dân chủ động trong sản xuất.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, Lâm Đồng kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để đảm bảo cấp nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất và dân sinh.
31. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống, sản xuất cũng như đề ra các biện pháp căn cơ, lâu dài trong việc quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều; điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích ứng lâu dài và phối hợp với các quốc gia láng giềng để cùng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 1044/BNN-TCTL ngày 6/2/2017)
Thời gian qua, Chính phủ luôn quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, Tây Nguyên là vùng khó khăn về nguồn nước, cần thực hiện:
- Bảo vệ và phát triển rừng;
- Phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện khô hạn;
- Xây dựng và quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi với các giải pháp chính như: Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô lớn như Ea Hleo1 (Đăk Lăk), Nam Xuân (Đăk Nông), Đạ Sị (Lâm Đồng), cụm công trình Ia H’Đrai (Kon Tum); hoàn thành các dự án thủy lợi trọng điểm chuyển tiếp như Krông Pách Thượng, Ja Mơ (giai đoạn 2), Đạ Lây, Đăk Long 1; xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ (ao, hồ chứa nước), chính sách hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; rà soát hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi vùng Tây Nguyên.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững; chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi Tây Nguyên.
32. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về vai trò quản lý nhà nước trong thực hiện chủ trương liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp: Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, Chỉ thị để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, mối liên kết (4 nhà, gồm: Nhà nông, Nhà nước, Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp) vẫn chưa có sự phối, kết hợp có hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước chưa thực sự phát huy. Đề nghị Chính phủ khẩn trương đánh giá lại tình hình và có sự chỉ đạo thực hiện mối liên kết này có hiệu quả hơn, tăng cường chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 873/BNN-KTHT ngày 24/1/2017)
Liên kết “4 nhà” là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người nông dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống sản xuất có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ, các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật giúp người dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất, nhà nước nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào liên kết tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 5 nãm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Sau 03 năm triển khai, đã có những kết quả tích cực, số lượng mô hình cánh đồng lớn phát triển nhanh chóng tạo nhiều thuận lợi cho người dân.
Hiện nay Bộ Nông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm khắc phục các tồn tại của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mở rộng việc liên kết ra nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp. Dự kiến trong năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Chính phủ ban hành.
33. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng để phát triển nền nông nghiệp lâu dài và bền vững trước xu thế biến đổi khí hậu, hạn hán ngày càng tăng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực thi các biện pháp dài hạn và đồng bộ, ngoài việc điều chỉnh lại cơ cấu mùa vụ, chọn loại cây con phù hợp, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp, cần xây dựng các công trình trữ nước ngọt đi đôi với việc thực hiện các dự án quản lý sử dụng tài nguyên nước mang tầm chiến lược và có hiệu quả lâu dài.
Trả lời: (Tại Công văn số 1004/BNN -TCTL ngày 03/02/2017)
Thời gian gần đây, biến đối khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình, đợt hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đặc biệt là các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Cụ thể, đối phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 2/2016 (số 20/NQ-CP ngày 3/3/2016); Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 4/2/2016; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều hội nghị, làm việc với địa phương để tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm nước; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện. Đối với các dự án quy hoạch thủy lợi đang được thực hiện (Quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp toàn quốc; Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên, Quy hoạch lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long,…), Bộ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng hạn hán, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt.
34. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị có giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp: xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất các loại nông sản có chất lượng, an toàn; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;… để ổn định sản xuất và nâng cao đời sống cho nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 111/BNN-KH ngày 05/01/2017)
1- Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất các loại nông sản có chất lượng, an toàn:
- Để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất các loại nông sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia đối với một số sản phẩm chủ lực: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, rau an toàn, mía, sắn,... đồng thời hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho nông dân.
- Để nâng cao chất lượng hàng nông sản, ngoài việc hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương triển khai Quyết định số 01/2010/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng, vật tư nông nghiệp. Hướng dẫn, đôn đốc và phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát an toàn thực phẩm theo đúng quy định. Tăng cường thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông thủy sản và vật tư nông nghiệp, kịp thời phát hiện công khai và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
2- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp:
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ, ngành và các địa phương đang triển khai Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Quyết định số 575/QĐ-TTg, ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các địa phương đang tiến hành các thủ tục lập và quy hoạch các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
3- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
- Đối với thị trường trong nước: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa; khuyến khích tiêu dùng nội địa để tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam...
- Đối với thị trường quốc tế: Chủ động triển khai và khai thác cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại, tăng cường hoạt động phát triển thị trường; cập nhật các thông tin về chính sách thương mại của các đối tác, các thị trường truyền thống, thị trường mới; phát hiện nhanh và giải quyết kịp thời những rào cản thương mại, kỹ thuật...
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổ chức nghiên cứu các cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ cho các nhóm sản phẩm, cụ thể: (1) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (là 10 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và nhóm sản phẩm thịt lợn, gia cầm); (2) Nhóm sản phẩm lợi thế địa phương cấp tỉnh và (3) Nhóm sản phẩm đặc sản vùng miền theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.
35. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành các quy trình, tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp tốt và chăn nuôi tốt đã giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực hướng đến sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân, như: Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) và Quyết định số 463/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Tuy nhiên, các mô hình sản xuất an toàn vẫn chưa phát triển mạnh, người dân vẫn chưa tiếp cận được với sản phẩm nông nghiệp an toàn cũng như chưa đủ độ tin cậy để chi tiêu cho thực phẩm an toàn do những bất cập, như: nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đem ra chợ bán sẽ khó thể kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm; trong khi các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp lại thiếu; chuỗi liên kết sản phẩm giữa các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ở khâu cung ứng đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối sản phẩm chưa chặt chẽ;... nên sản phẩm nông dân làm ra dù có an toàn, nhưng khi đến tay người tiêu dùng chất lượng lại không đảm bảo. Đề nghị Bộ NN&PTNT sớm ban hành các chính sách, quy trình, quy định về hỗ trợ, kết nối sản xuất, kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm an toàn để hình thành nhiều hơn nữa các chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Qua đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, góp phần thay đổi thói quen chọn thực phẩm an toàn, kích cầu nông sản. Đồng thời, xem xét có lộ trình sửa đổi, quy trình trồng trọt, chăn nuôi hướng đến đạt các tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế để đẩy mạnh, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 1172/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
1. Về việc ban hành các chính sách hỗ trợ về hỗ trợ, kết nối sản xuất, kinh doanh, phân phối nông sản thực phẩm an toàn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, cụ thể:
- Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc” với mục tiêu góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định số 3075 /QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 về việc Ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đến thời điểm hiện tại đã có 50/63 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Đây là thành công bước đầu để làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới, góp phần đảm bảo nguồn cung nông sản thực phẩm an toàn cho người dân và xuất khẩu cũng như tháo gỡ vướng mắc trong tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh triển khai liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn thông qua các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến như HACCP, ISO22000…
2. Về kiến nghị sửa đổi các quy trình trồng trọt, chăn nuôi hướng đến đạt các tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế để đẩy mạnh, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về VietGAP trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để thay thế các quy trình VietGAP đã ban hành theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tiễn sản xuất và hài hòa với các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của các nước trong khu vực và trên thế giới như ASEAN GAP, Global GAP, JGAP... Đồng thời, Bộ cũng sẽ tiếp tục triển khai các dự án hợp tác quốc tế để nhân rộng mô hình sản xuất thực phẩm an toàn.
36. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri phản ánh chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam vẫn còn thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến phát triển chậm; quy mô công nghiệp chế biến còn nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu nên giá trị hàng nông sản đạt thấp. Đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường các biện pháp, có chính sách thu hút đầu tư công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa, như: đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang chế biến các sản phẩm có chất lượng cao,... để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1081/BNN-CB ngày 07/02/2017)
Những nhận xét, phản ánh trên của cử tri là hoàn toàn đúng, cũng chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đồng thời Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch” (Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014) với các nội dung chính như sau:
- Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết theo chuỗi sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ.
- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
- Đầu tư giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các ngành, địa phương liên quan triển khai đề án. Trong đó, chú trọng một số cơ chế, chính sách như sau:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp và triển khai có hiệu quả Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lúa gạo, cà phê, chè, thủy sản, muối.
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2016 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Và các cơ chế, chính sách khác như Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 1492/QĐ-BNN-CB ngày 04/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Các hoạt động xúc tiến thương mại cũng được Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm, tập trung nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường hàng hóa nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng cao; Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng thương hiệu. Trước mắt, Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu cho các ngành hàng chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu, cá tra, tôm,...
Mặc dù Đảng, Chính phủ đã rất quan tâm đến ngành nông nghiệp, coi ngành nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước, nhưng hiện nay đầu tư vào ngành nông nghiệp còn rất nhỏ, không tương xứng với tiềm năng của ngành nông nghiệp đem lại. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp không đồng bộ, không khả thi, còn nhiều rào cản từ các luật liên quan. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã nhận thấy những điều đó và đang tìm cách tháo gỡ, cởi trói cho ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Hiện tại, Chính phủ đã đồng ý cho Bộ Nông nghiệp và PTNT đang soạn thảo Nghị định, xây dựng các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, đề nghị sửa đổi các cơ chế, chính sách hiện có để phù hợp với điều kiện thực tế; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa để đáp ứng nguyện vọng cử tri.
37. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn lớn, dài hạn để mở rộng sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1272 /BNN-KH ngày…. /02 /2017)
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có cơ chế, chính sách về hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông nghiệp tiếp cận các nguồn vốn. Cụ thể như sau:
- Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tín dụng.
- Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, được hỗ trợ vốn, kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc...
- Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; theo đó, cho vay mua sắm thiết bị sau thu hoạch được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất năm thứ ba.
- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013, hợp tác xã, tổ chức đại diện của nông dân, doanh nghiệp có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết sản xuất với nông dân, xã viên được hỗ trợ kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, tổ chức tập huấn cho nông dân, cán bộ hợp tác xã…
- Hiện nay, để phục vụ cơ cấu lại ngành và nhân rộng, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ trong nông nghiệp áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp (thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg). Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã theo hướng bổ sung nội dung đặc thù để hỗ trợ các HTX nông nghiệp chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh (trong đó có cơ chế tiếp cận nguồn vốn).
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan chủ trì) xây dựng, trình Chính phủ (trong Quý II/2017) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng mức ngân sách Trung ương hỗ trợ tương xứng cho chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
38. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên cơ sở đổi mới hình thức sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, tập trung khai thác có hiệu quả các vùng sản xuất đã ổn định, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp; nhân rộng các mô hình chăn nuôi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập; thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên doanh liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trả lời: (Tại Công văn số 1364 /BNN-KH ngày 14/02/2017)
Giai đoạn 2014-2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT và nhiều địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/6/2013. Với mục tiêu định hướng của Đề án trong phát triển nông nghiệp toàn quốc, Bộ và các địa phương đã thực hiện quy hoạch sản xuất, xác định cụ thể sản phẩm lợi thế để tập trung chỉ đạo đầu tư, sản xuất; tổng kết và bước đầu nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ tái cơ cấu, đầu tư các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh; điều chỉnh mạnh mẽ kế hoạch nghiên cứu khoa học và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu; xúc tiến việc sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Do đó, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh (trung bình mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD/năm, riêng năm 2016 ước đạt 32,1 tỷ USD), góp phần tăng thu nhập và đời sống của người nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015). Tuy nhiên, so với thực tiễn còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong thời gian tới, với quyết tâm tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn và trong toàn ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tích cực các nội dung và giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra để phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người dân. Các giải pháp tập trung chỉ đạo cụ thể như sau:
(1). Tăng cường rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất từng ngành, từng vùng, từng địa phương và đẩy mạnh thực hiện theo quy hoạch; xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường; tiếp tục phát triển và ở cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh nhiều đặc sản địa phương; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
(2). Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi; trước hết, tập trung ở những vùng đã phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhằm thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp.
(3). Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân.
(4). Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp; nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu của nhà nước với các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện xây dựng các khu, vùng dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương; tập trung nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp, nhất là chính sách về tín dụng, đất đai... cho nông nghiệp công nghệ cao.
(5). Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ quyết liệt công tác cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó lưu ý điều chỉnh, xây dựng các chính sách có tính đặc thù của các vùng, miền; đổi mới chính sách theo hướng chủ yếu là rà soát tháo gỡ các vướng mắc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh cho nông dân và doanh nghiệp, nhất là chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, thương mại.
(6). Đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm; xúc tiến thương mại; tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản.
(7). Tăng cường vận động ODA, kêu gọi đầu tư nước ngoài phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ tiếp thu các thành tựu về khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao.
39. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Theo Quyết định số 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định vùng Đông Nam Bộ thực hiện chỉ tiêu 2.3 – Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100% cứng hóa, đây là chỉ tiêu vận động nguồn lực cộng đồng dân cư để thực hiện là chính; đối với các xã có diện tích và số tuyến đường giao thông nông thôn lớn, khả năng đóng góp của các hộ dân không đồng đều sẽ rất khó khăn trong công tác vận động, khó hoàn thành chỉ tiêu, kể cả ở các xã đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư để đạt chuẩn nông thôn mới. Kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu 2.3 (đạt 80% cứng hóa) để phù hợp với điều kiện của địa phương và của vùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 700 /BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã quy định 13 chỉ tiêu (thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau để vận dụng (trong đó có chỉ tiêu “2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa”). Như vậy, đối với chỉ tiêu 2.3 về đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, Thủ tướng Chính phủ đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc áp dụng cụ thể đối với từng nhóm xã (khu vực I, khu vực II, khu vực III) trên địa bàn, tạo sự linh hoạt khi quy định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
40. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, khoa học, kỹ thuật cho thành phố Hải Phòng thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn trong nước của các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trả lời: (Tại Công văn số 680 /BNN- KHCN ngày 19/01/2017)
1. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, bền vững môi trường, với sự tham gia của các địa phương trong cả nước trong đó có thành phố Hải Phòng. Để hỗ trợ địa phương phát triển các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn trong nước của các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cụ thể:
a) Điều 19 Luật Công nghệ cao quy định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
b) Điều 26 Luật Công nghệ cao quy định: nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực công nghệ cao; dành ngân sách, các nguồn lực, áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực công nghệ cao.
c) Chính phủ đã ban hành các Nghị định: số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong các Nghị định này đã bao gồm chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
e) Ngoài ra, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn được hỗ trợ thông qua các chính sách đối với các chương trình khác của nhà nước.
2. Về hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KHCN quy định tại Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
a) Các nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao thích ứng với điều kiện khí hậu biến đổi, cụ thể: sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu; sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp; sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính; nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng; sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp; chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp; sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin, bộ kít mới trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phòng trừ dịch bệnh; ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý trong quản lý rừng, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, quản lý, khai thác và điều hành các công trình thủy lợi; ứng dụng công nghệ tự động hóa, xây dựng và phát triển các cơ sở tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
b) Triển khai thực hiện Quyết định 1895/QĐ-TTg, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi văn bản thông báo rộng rãi đến các địa phương để đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình. Đề nghị UBND thành phố Hải phòng chỉ đạo để tiếp tục phối hợp đặt hàng các nhiệm vụ phù hợp tiêu chí của Chương trình.
41. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Ngành chăn nuôi hiện nay phải đầu tư con giống và chuồng trại rất lớn nhưng khi bán giá cả không ổn định, lên xuống thất thường. Đề nghị quản lý bình ổn giá để người chăn nuôi yên tâm. Đề nghị quan tâm đến vấn đề môi trường xung quanh để không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 296/BNN - CN ngày 10/01/2017)
1. Về công tác quản lý bình ổn giá
Trong những năm gần đây sản xuất chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó là chi phí đầu tư cao nhưng giá bán sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá bán tại cơ sở sản xuất thấp nhưng giá bán đến người tiêu dùng lại cao. Nguyên nhân là do: liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến phân phối thực phẩm còn nhiều bất cập; còn tồn tại quá nhiều khâu trung gian gây phát sinh giá thành, dẫn đến thực trạng người chăn nuôi thì phải bán sản phẩm với giá thấp, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thực phẩm giá cao.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá “1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá bao gồm: xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa … vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thóc, gạo tẻ thường”. Thực hiện nội dung quy định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 03/3/2015, tại Khoản 1, Điều 1 của Thông tư này chỉ quy định một số mặt hàng vật tư nông nghiệp trong đó có thóc và gạo tẻ thường (là một trong những mặt hàng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi) được thực hiện bình ổn giá, còn các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thực hiện kê khai giá để quản lý do các cơ quan quản lý về tài chính giám sát.
Một số giải pháp chính mà Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm tạo điều kiện cho chăn nuôi trong nước phát triển và người chăn nuôi yên tâm đầu tư, đảm bảo hiệu quả và lợi ích của người chăn nuôi, cụ thể:
- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; tiếp sau đó, Bộ đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 nhằm hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung chính sách còn bất cập, do đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tiến hành rà soát, sửa đổi và mở rộng đối tượng áp dụng chính sách trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp, lâm nghiệp.
- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, đồng thời Bộ đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định này.
- Đánh giá sơ kết 03 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới từ cấp Trung ương tới địa phương nhằm chỉ đạo tổ chức lại sản xuất như việc xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội… sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín, tập trung từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gắn người sản xuất với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ giảm đến mức thấp nhất khâu trung gian.
- Phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát khâu lưu thông, phân phối thực phẩm trên thị trường, phòng chống các hành vi gian lận thương mại; nâng cao vai trò giám sát tại chỗ, kịp thời xử lý của các cấp ngành, địa phương đối với vấn đề quản lý giá sản phẩm chăn nuôi nhất là giá thịt lợn, thịt gia cầm hơi.
2. Về công tác quản lý môi trường chăn nuôi
Hiện nay, công tác chỉ đạo tăng cường quản lý môi trường trong chăn nuôi luôn được Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cấp Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao:
a) Quản lý chất thải từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thực hiện theo các quy định sau:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2015/QH13 ngày 23/6/2015, quy định các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phải đảm bảo các yêu cầu tại Khoản 3, Điều 69.
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/06/2015), quy định tại Khoản 7, Điều 13 và Khoản 2, Điều 15.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Ngoài ra, một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi: QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT (phụ lục 1), QCVN 01-15: 2010/BNNPTNT (phụ lục 2) (ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), QCVN 01-79: 2011/BNNPTNT (Phụ lục 3), QCVN 62–MT: 2016/BTNMT ban hành kem theo Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016.
b) Tùy vào mục đích sử dụng và vị trí xả thải của cơ sở chăn nuôi, chất thải chăn nuôi phải đạt yêu cầu phù hợp theo các Quy chuẩn đã ban hành như: QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, QCVN 50: 2013/BTNMT (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013)… Ngoài việc áp dụng các quy định đặc thù của lĩnh vực môi trường chăn nuôi thì các cơ sở chăn nuôi vẫn phải tuân thủ các quy định khác phù hợp với các hoạt động của cơ sở theo Pháp luật hiện hành. Các quy định riêng đối với môi trường chăn nuôi đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu và phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường để ban hành.
c) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung không đảm bảo các quy định về vấn đề môi trường sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
d) Một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi và tăng cường bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị 10/2015/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm và thủy sản.
42. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh tế tập thể tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp như mô hình hợp tác xã, mô hình liên doanh sản xuất…để tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ổn định, tăng cường đầu tư, định hướng sản xuất nông nghiệp cho nông dân, có các biện pháp hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi.
Trả lời: (Tại Công văn số 1147 /BNN-KTHT ngày 08/02/2017)
Phát triển Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo và chính sách hỗ trợ phát triển như: Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX; Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ đối với hợp tác xã và liên kết của Chính phủ (Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012; Nghị định số 55/2015/NĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng mẫu lớn và hiện nay đang soạn thảo Nghị định của Chính phủ để mở rộng sang các lĩnh vực nông nghiệp khác, …).
Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, trong đó có nội dung xây dựng các mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng, phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế. Bộ đã triển khai và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của địa phương nhằm xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp ở các địa phương. Ngày 3/11/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5980/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2014-2020 và đang chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Đối với tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cần căn cứ vào Kế hoạch Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An và tham khảo Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ở trên để tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ổn định, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
43. Cử tri các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ có những quyết sách cụ thể để ưu tiên, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, nông dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1083 ngày 07/02/2017)
Chính phủ đã có nhiều quyết sách cụ thể để ưu tiên, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, nông dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể:
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triến nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 phê duyệt Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 quy hoạch tổng thể Phát triển khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 62/2013/OĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức công tư;
Nghị quyết số 19/NQ-CP năm 2014 và năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020...
Thời gian qua, với mong muốn Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách các doanh nghiệp phản ánh (thông qua các diễn đàn, văn bản,...), Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã luôn lắng nghe, hành động và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến, sản xuất giống, vật tư và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triến theo các nghị quyết của Chính phủ; Đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian, kinh phí từ các thủ tục hành chính; Rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân... và đang khẩn trương thành lập bộ phận một cửa trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp.
44. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đầu tư cho sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, phát triển bền vững ngành nông nghiệp gắn với cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1365 /BNN-KH ngày 14/02/2017)
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện ngay từ tháng 6 năm 2013.
Tăng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp là một trong những mục tiêu chính của Đề án. Để đạt được mục tiêu này, 10 giải pháp cụ thể đã được xác định và triển khai (trong đó có các giải pháp cử tri thành phố Hải Phòng đã nêu) bao gồm: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành; (2) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế và diễn biến thời tiết, thị trường; (3) Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách; (4) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; (5) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; (6) Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công; (7) Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành; (8) Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp, đủ năng lực, thông suốt hiệu quả trong thực hiện các chức năng nhiệm vụ; (9) Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường; (10) Hoàn thiện Bộ chỉ số giảm sát, đánh giá thực hiện cơ cấu lại ngành.
Sau 3 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của doanh nghiệp nhất là người dân nên sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng với tốc độ khá (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm, giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm); kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh (giai đoạn 2013 – 2016 đạt 120,7 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD); chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Trong thời gian tới, với mục tiêu tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn trên toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ để chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể trên theo hướng tập trung cho đầu tư cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với các giải pháp đã xác định, Bộ sẽ tiến hành rà soát, phối hợp các địa phương tập trung phát triển 03 nhóm sản phẩm: Sản phẩm cấp quốc gia (10 nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chính của quốc gia có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên); Sản phẩm cấp tỉnh và đặc sản cấp xã, huyện. Theo đó, tùy theo nhóm sản phẩm sẽ chỉ đạo, phối hợp rà soát, điều chỉnh lại từ quy hoạch, cơ chế, chính sách; phát triển liên kết, xác định doanh nghiệp hạt nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác để từ đó xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp.
Quá trình cơ cấu lại nền nông nghiệp sẽ gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, nhất là các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực,... hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn.
45. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Nông nghiệp được xem là trụ cột chính trong nền kinh tế của nước ta, nhưng theo báo cáo từ đầu năm đến nay ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí một số lĩnh vực tăng trưởng âm. Cử tri kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp đồng bộ phát triển nền nông nghiệp như: quy hoạch những vùng nông nghiệp trọng điểm; có quy trình, hướng dẫn cụ thể về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác tuyên truyền và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 887 /BNN- KH ngày 24/1/2017)
Năm 2016, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đó là: (1) thiên tai xảy ra liên tiếp, kéo dài ở hầu khắp các địa phương trên cả nước (hạn hán gay gắt, kéo dài ở Nam Trung bộ, Tây nguyên; hạn hán và xâm nhập mặn nặn7g nhất trong nhiều năm qua ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ xảy ra liên tiếp, diễn biến phức tạp ở các tỉnh Miền núi Phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và đặc biệt khốc liệt ở các tỉnh miền Trung; (2) sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung (3) thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản phải đối mặt với các rào cản thương mại ngày càng phức tạp và khắt khe; cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản... Những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm thủy sản, làm tăng trưởng ngành bị giảm sút. Mặc dù cả năm 2016, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,44%; GDP tăng 1,36% nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm 0,9%, đúng như cử tri phản ánh.
Để tạo chuyển biến cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quyết liệt thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các các cơ chế chính sách hiện hành; nghiên cứu, xây dựng và đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển sản xuất nông và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.
Liên quan đến một số giải pháp cử tri phản ánh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời cụ thể như sau:
- Về công tác quy hoạch:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; lập và phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch các lĩnh vực (thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp...) và các ngành hàng chủ yếu (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, rau quả,..). Các quy hoạch trên đã được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh của các vùng, miền, gắn với thị trường tiêu thụ. Các phương án quy hoạch đã xác định rõ mục tiêu, các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, các nhiệm vụ ưu tiên và giải pháp phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu. Căn cứ vào các quy hoạch ngành được phê duyệt, các địa phương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch chi tiết để phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
- Về quy trình sản xuất:
Thông qua nguồn vốn khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình sản xuất của hầu hết các đối tượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đã hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp. Qua đó, góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
- Về xây dựng thương hiệu sản phẩm:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp như cử tri phản ánh là rất cần thiết. Hiện nay, thông qua các chương trình (xúc tiến thương mại, khuyến nông...), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyền truyền các sản phẩm của ngành, trong đó có một số sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu.Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, cần tiếp tục phối hợp thực hiện và từng bước hoàn thiện.
46. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ cho các tỉnh giữ đủ diện tích trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời có chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư sản xuất hàng hóa phục vụ phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng, chế biển thủy hải sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 1358/BNN-TT ngày 14/2/2017)
Để hỗ trợ cho các địa phương trồng lúa duy trì và bảo vệ đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ngày 13/04/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Trong đó hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa… nhằm giúp địa phương có kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập của nông dân.
Đồng thời Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư sản xuất hàng hóa phục vụ nông nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản như:
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; trong đó có quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân, doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân nhằm khuyến khích liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ
giảm tổn thất trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thuỷ sản;
- Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam; tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành một số quyết định về quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến định hướng phát triển nông nghiệp trong đó có ngành lúa gạo như sau:
- Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 2/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 101/BNN-KH ngày 15/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển lúa Thu đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020, trong đó dự kiến từ nay đến năm 2020 chuyển 700-800 nghìn ha gieo trồng lúa ở những vùng, vụ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; trong đó đổi mới khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến tiêu thụ lúa gạo; tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ đang thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013. Cơ chế, nguyên tắc, định mức và trình tự thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ hể tại Thông tư số 50/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014.
Nội dung hỗ trợ: Ưu đãi, hỗ trợ về đất đai gồm miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng (Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 của Thông tư).
Hỗ trợ về đầu tư gồm: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở chăn nuôi gia súc; hỗ trợ trồng cây dược liệu, cây mắc ca; hỗ trợ đầu tư nuôi trồng hải sản trên biển, cơ sở bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản và chế biến cà phê; hỗ trơ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.
47. Cử tri tp Hồ Chí Minh, Long An kiến nghị: Cử tri bức xúc trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng, thành phần, liều lượng các chất trong các sản phẩm trong nước và nhập khẩu; kiểm soát chất lượng thực phẩm tại nguồn, đặc biệt là có giải pháp quản lý hàm lượng chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.
Trả lời: (Tại Công văn số 1170/BNN-QLCL ngày 9/2/2017)
1. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chọn là “Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung nguồn lực triển khai các kế hoạch hành động để thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đổi mới phương thức từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang đột xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cụ thể:
Trong năm 2016, Thanh tra Bộ, các đơn vị trực thuộc đã tích cực phối hợp các đơn vị của Bộ Công an (Cục An ninh Nông nghiệp nông thôn (A86); Cục cảnh sát môi trường (C49)); Bộ đội Biên phòng, Cục Quản lý thị trường tổ chức thanh tra đột xuất hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi, thú y; Chỉ đạo các địa phương tăng cường tổ chức thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Toàn ngành năm 2016 đã thanh tra, kiểm tra 29.034 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, phát hiện 3765 cơ sở vi phạm và xử phạt với tổng số tiền 16,923 tỷ đồng; đã thanh tra, kiểm tra 21.364 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện 1912 cơ sở vi phạm và xử phạt 5,819 tỷ đồng.
Thông qua việc quyết liệt chỉ đạo toàn Ngành, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã đạt được một số kết quả bước đầu như:
- Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát, trong đó: đã có 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
- Công tác thông tin truyền thông đã được đẩy mạnh về quy mô, số lượng và chú trọng giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn thông qua các Chương trình, chuyên mục như: Chuyên mục “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch” trên báo Nông thôn ngày nay; Chuyên mục “Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn từ sản xuất đến bàn ăn” trên báo Nông nghiệp Việt Nam; Chuyên mục “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới” trên VTV1- Đài truyền hình Việt Nam; các phóng sự cảnh báo, khuyến cáo và hướng dẫn về an toàn thực phẩm thường xuyên được đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí).
- Bên cạnh việc tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn cũng đã được đẩy mạnh thông qua chính sách kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến như: HACCP, ISO22000…Cho đến nay, 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
2. Về giải pháp quản lý chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc: Tiếp theo kết quả đạt được trong kiểm soát Salbutamol, trong Quý I/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành Thông tư để bổ sung danh mục chất cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, đồng thời chỉ đạo Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề 2017 để phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về sử dụng chất kích thích tăng trưởng cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị UBND các cấp đưa tiêu chí an toàn thực phẩm trở thành một tiêu chí chính trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong cả nhiệm kỳ và hàng năm để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; thực hiện tốt tiêu chí an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
48. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị trong sản xuất lúa gạo cần chú trọng chất lượng sản phẩm hàng hóa làm ra, không nên chạy theo chỉ tiêu phấn đấu hằng năm, vì sản phẩm làm ra tuy nhiều, đạt và vượt chỉ tiêu quy định nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nên rất khó tìm đầu ra cho sản phẩm và rất khó cạnh tranh trên thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 1095/BNN-TT ngày 07/2/2017)
Nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo phục vụ nội tiêu và xuất khẩu là một chủ trương lớn của Chính phủ và ngành Nông nghiệp. Trong thời gian vừa qua để tăng cường chất lượng lúa gạo, Chính phủ đã tập trung nguồn lực, đầu tư mạnh mẽ cho công tác quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa năng suất, chất lượng và giá trị thương mại cao, nghiên cứu phát triển và ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020 để cải thiện chất lượng giống lúa. Đồng thời để khuyến khích các hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt những giống cây trồng có chất lượng, đặc sản, quy trình canh tác tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 về khuyến nông;
- Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức canh tranh trên thị trường thế giới, Thực hiện Quyết định này, trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu dựa trên cơ cấu các nhóm giống lúa thơm, đặc sản, nếp; giữ ổn định nhóm giống lúa chất lượng cao và giảm dần giống lúa chất lượng trung bình, thấp.
Nhằm khuyến khích nông dân liên kết với doanh nghiệp phát triển sản xuất theo “cánh đồng lớn”, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo và tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới với phương thức sản xuất mới, khuyến khích phát triển liên kết bốn nhà, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đào tạo, tập huấn, xây dựng hợp tác xã...và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào “cánh đồng lớn”.
- Để tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu, có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có chương trình khuyến nông hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất lúa tiên tiến, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, VietGAP, mô hình ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng cao để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo đáp ứng yêu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
49. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri cho rằng hiện nay chất lượng hạt giống lúa của Việt Nam còn thấp, không phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới nên giá trị xuất khẩu không cao. Đề nghị Nhà nước thúc đẩy, hỗ trợ để chọn lựa ra những giống lúa đặc trưng, ngon nhất của nước ta để tập trung đầu tư phát triển thương hiệu của sản phẩm gạo Việt, từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất cũ của người nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu; giải quyết tốt vấn đề liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1303/BNN-TT ngày 13/2/2017)
Hiện nay chất lượng hạt lúa gạo của Việt Nam đã được cải thiện khá tốt, Chính phủ đã tập trung đầu tư kinh phí thông qua các đề tài, dự án giúp các nhà khoa học, các đơn vị sản xuất kinh doanh có điều kiện nghiên cứu và phát triển giống lúa có chất lượng vào sản xuất và đã có nhiều giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất chất lượng tốt được các nhà nghiên cứu, chọn tạo ra phục vụ nhu cầu của nội tiêu và xuất khẩu, đồng thời đáp ứng một phần phân khúc thị trường có nhu cầu chất lượng cao. Trong khi đó một số nước lân cận như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… xuất khẩu gạo có chất lượng cao đều sử dụng giống lúa mùa địa phương có thời gian sinh trưởng dài, gieo trồng 1 vụ trong năm và có năng suất thấp.
Để thúc đẩy, hỗ trợ lựa chọn ra những giống lúa đặc sản, phục tráng phát triển những giống lúa địa phương cổ truyền có chất lượng tốt Chính phủ đã tiếp tục đầu tư kinh phí thông qua các đề tài, dự án nhằm thúc đẩy, hỗ trợ để chọn lựa ra những giống lúa đặc trưng, ngon nhất, lúa đặc sản của nước ta để tập trung đầu tư phát triển thương hiệu của sản phẩm gạo Việt, từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất cũ của người nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu; giải quyết tốt vấn đề liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các quyết định, cơ chế, chính sách cụ thể như sau:
- Để phát triển những giống có chất lượng cao trong đó có giống lúa, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
- Để giúp địa phương có thêm kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012. Trong đó nâng mức hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa lên 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa…;
- Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành một số quyết định về quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến định hướng phát triển nông nghiệp trong đó có ngành lúa gạo như sau: Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 2 tháng 4 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 101/QĐ- BNN-KH ngày 15 tháng 1 năm 2015 của về việc phê duyệt quy hoạch phát triển lúa Thu Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đào tạo, tập huấn, xây dựng hợp tác xã... và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào “cánh đồng lớn”. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất theo “cánh đồng lớn”, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo và tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới với phương thức sản xuất mới, khuyến khích phát triển liên kết bốn nhà (Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông);
- Để tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu, có năng suất, chất lượng cao, từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất cũ của người nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Tiếp thu ý kiến của cử tri trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu dựa trên cơ sở gia tăng các nhóm giống lúa thơm, đặc sản cổ truyền địa phương, nếp; giữ ổn định nhóm giống lúa chất lượng cao và giảm dần giống lúa chất lượng trung bình, thấp nhằm xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát, đánh giá lại các chính sách đã có để có cơ sở đề xuất chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất nhằm phát triển liên kết bốn nhà có hiệu quả hơn.
50. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri cho rằng nước ta sản xuất lúa gạo lớn, tuy nhiên chủ yếu gạo chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, vì vậy khó cạnh tranh trên thị trường. Kiến nghị Nhà nước cần quy hoạch sản xuất lúa gạo một cách đồng bộ để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1304/BNN-TT ngày 13/2/2017)
Trong những năm gần đây chất lượng lúa gạo của Việt Nam đã được cải tiến đáng kể. Nhà nước đã tập trung đầu tư kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu và phát triển giống lúa có chất lượng và đã có nhiều giống lúa mới có năng suất chất lượng tốt được chọn tạo phục vụ nhu cầu của nội tiêu và xuất khẩu. Tuy nhiên để ngành lúa gạo phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các quyết định, Nghị định về quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, cụ thể như sau:
- Để có quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2 tháng 2 năm 2012;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành một số quyết định về quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến định hướng phát triển nông nghiệp trong đó có ngành lúa gạo như sau: Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 2 tháng 4 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 101/QĐ- BNN-KH ngày 15 tháng 1 năm 2015 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển lúa Thu Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Để hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012. Trong đó nâng mức hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa lên 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa…;
- Để tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu, có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức canh tranh trên thị trường thế giới. Thực hiện Quyết định này, trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu dựa trên cơ cấu các nhóm giống lúa thơm, đặc sản, nếp; giữ ổn định nhóm giống lúa chất lượng cao và giảm dần giống lúa chất lượng trung bình, thấp.
51. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, An Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ xem xét, nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng gạo Việt Nam bị giảm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo cao… nhằm củng cố uy tín và thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện để nâng cao giá thành sản phẩm giúp nông dân gắn bó hơn về nghề trồng lúa nước. Bởi, nước ta đã xác định sản xuất lúa gạo là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 1305/BNN-TT ngày 13/02/2017)
Để khắc phục tình trạng gạo Việt Nam bị giảm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo., .nhằm củng cố uy tín và thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện để nâng cao giá thành sản phẩm giúp nông dân gắn bó hơn về nghề trồng lúa nước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành một sổ giải pháp cụ thể như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 về khuyến nông. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có chương trình khuyến nông hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất lúa tiên tiến, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, VietGAP,... để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo.
Để giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 2 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt Đe án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020; trong đó mục tiêu đến năm 2010 đối với cây lúa là có 80% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 50%, lượng phân đạm giảm trên 10%, lượng giống giảm trên 30%, lượng nước tưới giảm trên 20%, phát thải khí nhà kính giảm trên 20% và tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.
Để phát triển những giống có chất lượng cao trong đó có giống lúa, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng lúa gạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 ƯSD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tiếp thu ý kiến của cử tri trong những năm tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu dựa trên cơ cấu giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng; chỉ đạo tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giúp nông dân gắn bó hơn với nghề trồng lúa nước.
52. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Đề nghị nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng Đồng bằng Sông cửu Long từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu được đặc biệt chú ý.
Trả lời: (Tại Công văn số 1357/BNN-TT ngày 14/2/2017)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo của cả nước. Nhờ ứng dụng giống mới, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến… đã góp phần tăng sản lượng, đáp ứng cho nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất lúa tại ĐBSCLvẫn còn nhiều bất cập, khả năng cạnh tranh trong sản xuất lúa gạo còn thấp.
Để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo ĐBSCL, Chính phủ và các Bộ nghành đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, tổ chức phát triển sản xuất theo chuỗi trong đó đẩy mạnh liên kết sản xuất, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập của nông dân, tập trung vào một số nội dung sau:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; trong đó có quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân nhằm khuyến khích liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch.
Các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn được ưu tiên tham gia các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; được hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hợp tác xã, nông dân tham gia cánh đồng lớn.
Với nông dân được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn; được hỗ trợ một phần chi phí mua giống cây trồng, hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 3 tháng trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.
- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Trong đó hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa… nhằm giúp địa phương có kinh phí đầu tư xây dựng, duy trì bảo dưỡng hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Chính phủ ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án là: Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” với mục tiêu phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về khoa học và công nghệ tập trung nghiên cứu chọn tạo phát triển các giống lúa mới có chất lượng cao và các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình công nghệ sau thu hoạch, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
53. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Đề nghị xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá để giúp nông dân dễ dàng quyết định sản xuất, có kế hoạch sản xuất, dự đoán được thị trường, giảm thiểu rủi ro do hàng hóa dư thừa và rớt giá.
Trả lời: (Tại Công văn số 1082/BNN- CB ngày 07/02/2017)
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã duy trì và tăng cường triển khai việc thông tin tuyên truyền về sản phẩm nông lâm thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp nhanh thông tin định hướng về chính sách, thị trường và giá cả, sản xuất và tiêu thụ đến các các nhà quản lý, các doanh nghiệp, nông dân; Thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông lâm thủy sản; Giới thiệu các điển hình, các mô hình liên kết gắn sản xuất với thị trường, doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ... Cụ thể như sau:
+ Trên VTV1: Thông tin được thực hiện dưới các hình thức: Chạy tin chữ thanh bar trên các bản tin Thời sự về diễn biến giá cả, thị trường một số mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực; Phóng sự phản ánh các vấn đề nóng, theo thời vụ tiêu thụ nông sản như giá cả, cung cầu, xuất khẩu, ngăn chặn nhập lậu, vai trò thương lái, chuyện mua bán nông sản lạ, liên kết tiêu thụ, chính sách chỉ đạo điều hành tháo gỡ khó khăn; chú trọng vào những mặt hàng có sự biến động lớn, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp); Chuyên mục đề cập đến diễn biến nóng của thị trường nông sản và thời vụ của các nông lâm thủy sản chủ lực.
+ Trên VTC16: Thông tin được thực hiện dưới các hình thức: Phóng sự ngắn trong Tiểu mục “Thông tin chợ đầu mối” trong chương trình “Thị trường nông sản”; Thông tin về diễn biến giá cả một số mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp và những giao dịch nổi bật trong tuần; Các chương trình chuyên đề (trong chuyên mục “Thị trường nông sản cuối tuần”) tập trung phân tích về thị trường và sản xuất tập trung vào những mặt hàng có sự biến động lớn, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong từng thời kì có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nước ngoài; Các chương trình tuyên truyền về một số hoạt động của Bộ Nông nghiệp và các Cục chuyên ngành; quảng bá các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nông sản sạch, sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị cao (trong “Bản tin thị trường nông sản”).
+ Trên Báo Nông nghiệp Việt Nam: Thông tin được thực hiện trên các chuyên mục “Thị trường nông sản” định kỳ trên các số báo phát hành hàng ngày; cập nhật thông tin thị trường các mặt hàng nông lâm thủy sản trong nước và quốc tế; phân tích, dự báo sự biến động của giá cả, thị trường, nhận định cảnh báo các lĩnh vực liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thông tin về chủ trương, chính sách của ngành về công tác thị trường.
- Trung tâm Tin học và Thống kê thuộc Bộ đã tổ chức mạng lưới với các địa phương thu thập thông tin giá cả, thị trường để xây dựng “Bản tin thị trường nông nghiệp”, phát hành vào Thứ sáu hàng tuần, dưới hình thức bản tin điện tử, gửi tới Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các Cục, Vụ, các thành viên Ban chỉ đạo thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm phục vụ quảng bá ngành: Năm 2014 đã xuất bản ấn phẩm sách giới thiệu ngành nông nghiệp Việt Nam (số lượng 5.000 cuốn) nhằm giới thiệu tiềm năng, thành tựu và định hướng phát triển trong thời gian tới của ngành Nông nghiệp Việt Nam đến các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm quản bá, xúc tiến phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời làm tài liệu kêu gọi hợp tác, hỗ trợ của các nước, các tổ chức, cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Năm 2015 đã sản xuất video clip về các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực nhằm giới thiệu những thành tựu cơ bản về nông nghiệp nông thôn Việt Nam; Giới thiệu về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Bộ máy tổ chức; Vai trò của Bộ trong việc chỉ đạo chăm lo phát triển nông nghiệp; Nội dung chủ yếu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Quy hoạch và định hướng phát triển ngành.
54. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ có giải pháp đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất đồng bộ để tạo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đối với các thị trường khó tính.
Trả lời: (Tại Công văn số 1093/BNN-TT ngày 07/02/2017)
Để thúc đẩy việc áp dụng các giống lúa chất lượng cao vào sản tạo nguồn cung cấp đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đối với thị trường khó tính, Chính phủ đã một số giải pháp cụ thể cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020 nhằm tạo ra những giống lúa có chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;
- Ðể khuyến khích các hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, ðặc biệt những giống cây trồng có chất lýợng, ðặc sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât nông nghiệp, Chính phủ ðã ban hành Nghị ðịnh số 02/2010/NÐ-CP ngày 8/01/2010 về khuyến nông;
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có chương trình khuyến nông hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất lúa tiên tiến, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, VietGAP, mô hình ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng cao để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo đáp ứng yêu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
- Nhằm khuyến khích phát triển sản xuất theo “cánh đồng lớn” nhằm áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo và tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới với phương thức sản xuất mới, khuyến khích phát triển liên kết bốn nhà (Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đào tạo, tập huấn, xây dựng hợp tác xã...; và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào “cánh đồng lớn”.
- Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
- Để tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu, có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tiếp thu ý kiến của cử tri trong những năm tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu nhằm chọn tạo và phát triển giống lúa có chất lương cao, tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu dựa trên cơ cấu giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng, chỉ đạo tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời đáp ứng thị trường khó tính.
55. Cử tri các tỉnh Bến Tre, Thái Bình kiến nghị: Cử tri cho rằng tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là hồi chuông cảnh báo đối với toàn xã hội, vì lợi nhuận mà người ta bất chấp pháp luật sử dụng các chất cấm, độc hại trong sản xuất, bảo quản thực phẩm; tình trạng nguyên vật liệu đầu vào của sản suất nông nghiệp kém chất lượng tràn lan. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhưng phân bón, thuốc trừ sâu giả, thực phẩm bẩn vẫn tồn tại trên thị trường làm ảnh hưởng đến sản suất và gây nguy hại đến sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường và áp dụng chế tài thật nặng đối với những cá nhân, chủ cơ sở không tuân thủ theo qui định của pháp luật.
Trả lời: (Tại Công văn số 1167 /BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Trong 6 năm liên tục từ năm 2011 đến năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều chọn trọng tâm hoạt động là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Đặc biệt năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn là “Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” nhằm tập trung nguồn lực triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc đổi mới phương thức từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang đột xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các địa phương triển khai nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Kết quả năm 2016, toàn Ngành đã thanh tra, kiểm tra 50.398 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện và xử lý đối 5.677 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 22,183 tỷ đồng; Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát, trong đó: đã có 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn là năm cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, trong đó Bộ đã giao cho Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng kế hoạch chuyên đề để phối hợp với các đơn vị liên quan (Cục Cảnh sát môi trường-C49, Cục An ninh nông nghiệp nông thôn-A86, Bộ đội Biên phòng, Cục Quản lý thị trường..) tiếp tục tăng cường thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vật tư nông nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý hình sự.
56. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Đề nghị quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt nam xuất khẩu, có chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tăng cường việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1360/BNN-TT ngày 14/02/2017)
1. Đối với quy hoạch trồng lúa chất lượng cao
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có quy hoạch tổng thể về sản xuất lúa chất lượng cao trên cả nước. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phương, các địa phương đã xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu cho từng loại giống lúa đặc sản nói riêng như chỉ dẫn địa lý đối với giống lúa Tám xoan tại Hải Hậu Nam Định, Gạo nàng nhen thơm tại An Giang, lúa thơm một bụi đỏ tại Bạc Liêu, gạo Bắc thơm số 7 và RI64 tại Điên Biên, nhãn hiệu hàng hóa giống lúa nếp Tú Lệ tại Văn Chấn, Yên Bái, Nếp cái Hoa vàng tại Hải Dương và Quảng Ninh …. . Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ rà soát, quy hoạch tổng thể vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thực tế của từng địa phương, vùng sinh thái phục vụ xuất khẩu.
2. Xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm
Để hỗ trợ các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Để nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản nói chung, hàng nông sản nói riêng trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
3. Chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp
Nhằm khuyến khích nông dân liên kết với doanh nghiệp phát triển sản xuất theo “cánh đồng lớn” nhằm áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo và tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới với phương thức sản xuất mới, khuyến khích phát triển liên kết bốn nhà (Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đào tạo, tập huấn, xây dựng hợp tác xã...; và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào “cánh đồng lớn”.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát, đánh giá lại các chính sách đã có để có cơ sở đề xuất chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất nhằm phát triển liên kết bốn nhà (Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông) có hiệu quả hơn.
4. Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp
- Ðể khuyến khích các hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NÐ-CP ngày 8/01/2010 về khuyến nông. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có chương trình khuyến nông hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chương trình canh tác bền vững, VietGAP,… để nâng cao chất lượng, An toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp.
- Để giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 2 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020;
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
57. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và thu nhập cho nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 664/BNN-KTHT ngày 18/1/2017)
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 971/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quy định chính sách hỗ trợ đào tạo và Bộ Tài chính đã có Thông tư số 152/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng.
Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ đã có, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 5719/CT-BNN-KTHT ngày 5/7/2016 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân; lao động thuộc đối tượng ưu tiên là người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ.
Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương đào tạo nghề nông nghiệp theo phương pháp đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, lấy thực hành là chính, được thực hiện tại nơi sản xuất tại các cơ sở đào tạo hoặc thôn, bản.
Với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và định hướng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn sẽ có hiệu quả, giúp cho các hộ nông dân có trình độ sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người dân và an sinh xã hội nông thôn.
58. Cử tri các tỉnh Bình Định, Hà Nội, Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị tăng cường, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Trả lời: (Tại Công văn số 294/BNN - CN ngày 10/01/2017)
Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49); Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (A86); Cục Cảnh sát Kinh tế (C46) - Bộ Công an đã phối hợp tiến hành công tác thanh, kiểm tra hàng loạt cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi và thực hiện lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu nước tiểu phân tích kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi, trong đó có chất Salbutamol, chất Vàng O và Systeamine. Ngoài ra, có sự tham gia của một số cơ quan báo chí, Hội nông dân, Mặt trận TQVN, Hội Phụ nữ… tiến hành tuyên truyền pháp luật cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là vi phạm pháp luật và đã đem lại kết quả đáng khích lệ.
Năm 2016, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nói trên cùng với sự tham gia của 16 Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang….tiến hành 29 cuộc Thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp; đối tượng chủ yếu là các công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và một số trang trại chăn nuôi. Qua công tác thanh, kiểm tra việc phát hiện các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn còn xuất hiện tại một số tỉnh như: Tp. HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định, Bình Dương, Hưng Yên. Những vụ việc này, Thanh tra bộ trực tiếp phối hợp với địa phương tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy như: Tp. Hồ Chí Minh tiêu hủy 2 lô lợn 83 con; tỉnh Tiền Giang tiêu hủy lô lợn 14 con. Đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện quy trình xử lý, tiêu hủy theo đúng quy định như: Vĩnh Long tiêu hủy 2 lô lợn với 27 con... Hành vi sử dụng chất cấm chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mua trực tiếp chất cấm Salbutamol về trộn vào thức ăn chăn nuôi hoặc hòa vào nước uống cho vật nuôi, không phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nào sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn chăn nuôi.
Đoàn cũng tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất đối với một số công ty nhập khẩu hóa chất và có bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Qua công tác thanh, kiểm tra phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới tại TP.HCM có hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Cysteamine (là hoạt chất mới nhằm mục đích kích thích tăng trưởng, tăng tỷ lệ nạc gần giống như chất Salbutamol). Thanh tra bộ đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là 197 triệu đồng và buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.
Kế hoạch trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương và các cơ quan của Bộ Công an như: C49; A86; C46.. tiếp phối hợp để hành động quyết liệt trong công tác kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ giao nhiệm vụ cho từng đơn vị trực thuộc Bộ, cụ thể: Cục Thú y chịu trách nhiệm triển khai quyết liệt việc giám sát, lấy mẫu để phát hiện chất cấm tại lò mổ; Cục Chăn nuôi thanh kiểm tra, giám sát đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và các trang trại; Thanh tra Bộ NN-PTNT triển khai thanh kiểm tra sâu, tiếp tục phối hợp với C46, C49 và A86- Bộ Công An trinh sát và lần ra các đường dây buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
59. Cử tri tp Hà Nội các tỉnh Nam Định,Tiền Giang, Thanh Hóa kiến nghị: Hiện nay tình trạng sử dụng các thức ăn tăng trọng nhanh trong chăn nuôi, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản trong chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm định, kiểm tra, cấp phép, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe của nhân dân. Cử tri đề nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý và giám sát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng, chế biến thực phẩm .
Trả lời: (Tại Công văn số 1178 /BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) và an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản là công tác trọng tâm, ưu tiên của Ngành. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là năm cao điểm hành động về chất lượng, an toàn thực phẩm của ngành, chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản, cụ thể một số giải pháp Bộ đã và đang thực hiện:
- Tổ chức đợt cao điểm hành động VSATTP lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy lùi, hướng tới ngăn chặt triệt để tình trạng hàng giả, kém chất lượng đối với vật tư nông nghiệp.
- Phối hợp với các lực lượng ngoài ngành (Công An, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng…) trong thu thập thông tin, nắm tình tình để tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, trong đó trọng tâm thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng quy định; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập khẩu không rõ nguồn gốc và sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm.
- Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức chính trị-xã hội nhằm tăng cường thông tin truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho nhà sản xuất, kinh doanh và người dân.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp để sửa đổi, bổ sung phương thức quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thay thế cho phương thức quản lý theo danh mục.
- Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin.
Thông qua việc quyết liệt chỉ đạo, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã đạt được một số kết quả như sau:
- Năm 2016, toàn Ngành đã thanh tra, kiểm tra 50.398 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện và xử lý đối 5.677 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 22,183 tỷ đồng; Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát, trong đó: đã có 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
- 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Năm 2017, tiếp nối các kết quả đã đạt được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn là năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành nhằm nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
60. Cử tri các tỉnh An Giang, Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị có quy định cấm tuyệt đối sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có chứa một số hoạt chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân .
Trả lời: (Tại Công văn số 1195 /BNN-BVTV ngày 09/02/2017)
Tại khoản 1, 3 Điều 48 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định rõ: Thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục và Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tại điểm b, khoản 1, Điều 49 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã quy định cụ thể việc không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường.
Mặt khác, việc không được đăng ký các loại thuốc có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường cũng đã được cụ thể hóa tại Điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc BVTV. Đồng thời quy trình loại bỏ khỏi Danh mục thuốc BVTV các loại thuốc trên cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 21.
61. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Đắk Lắk , Cần Thơ, Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc, chất cấm, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 113/BNN-TTr ngày 05/01/2017)
Trong năm 2016, hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp đã góp phần chấm dứt các hành vi vi phạm về chất cấm trong chăn nuôi; ngăn chặn hiệu quả, tạo bước chuyển căn bản, tiến tới giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Thanh tra, kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức được 102 đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất; xử lý 159 trường hợp vi phạm và xử phạt số tiền 7,4 tỷ.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành ở địa phương: Theo số liệu báo cáo của 46/63 tỉnh, thành phố thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.632 cuộc, với 28.234 tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử lý 5.482 tổ chức, cá nhân có bành vi vi phạm.. Xử phạt vi phạm hành chính số tiền là gần 23,1 tỷ đồng.
Kết quả cụ thể của từng lĩnh vực như sau:
1. Kiểm soát chất cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
a) Chất kích thích tăng trưởng (Salbutamol)
Đối với những vụ việc phát hiện chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ trực tiếp phối họp với địa phương tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy như: Thành phố Hồ Chí Minh tiêu hủy 02 lô heo với 83 con; tỉnh Tiền Giang tiêu hủy lô heo 14 con. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy trình xử lý, tiêu hủy theo đúng quy định như: Vĩnh Long tiêu hủy 02 lô heo với 27 heo; Hải Phòng tiêu hủy 05 con heo có chất cấm đưa vào giết mổ, nguồn heo từ Hưng Yên; Hà Nội tiêu hủy 07 con heo có chất cấm đưa vào giết mổ, nguồn heo từ Hưng Yên.
Hưng Yên phát hiện đàn heo 30 con tại một trang trại có sử dụng chất cấm Salbutamol.
Tới thời điểm hiện tại, việc sử dụng chất cấm, chất kích thích tăng trưởng Salbutamol cơ bản đã được chấm dứt và đẩy lùi trên phạm vi cả nước. Trong tháng 9,10,11 và tháng 12 đã có 959 mẫu (nước tiểu và thức ăn) được lấy thử nghiệm và không phát hiện mẫu dương tính. Trên phạm vi cả nước không phát hiện trường họp mới vi phạm về sử dụng chất cấm kích thích tăng trưởng Salbutamol.
b) Hóa chất công nghiệp trong sản xuất TACN, vật tư Thủy sản
- Năm 2016, các Đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ đã đã phát hiện 10 công ty có hành vi vi phạm liên quan tới việc sử dụng các hóa chất công nghiệp(*) trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Qua kiểm tra, Thanh tra Bộ đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối vớị 12 công ty vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 456 triệu đồng; đình chỉ việc bán các hóa chất công nghiệp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với hai công ty hóa chất; buộc thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm vi phạm có chứa các hóa chất công nghiệp.
c) Hoạt chất mới nhằm kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.
Qua thanh tra phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Cysteamine(**) với hàm lượng đậm đặc 3%và một số hành vi vi nhạm khác.
Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền là: 197.000.000 đồng và buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định. Phát hiện 01 công ty từ tháng 1-3/2016 đã sử dụng 6.915 kg sản phẩm thức ăn bổ sung có chứa Cysteamine. Phát hiện 02 công ty ở Hà Nam sử dụng Cysteamine.
2. Hoạt động thanh tra, kiểm soát nguyên liệu kháng sinh.
a) Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Bộ:
Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra đối với 15 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh. Qua thanh tra, Thanh tra Bộ đã tiến hành xử lý nghiêm đối với các công ty nhập khẩu có nành vi vi phạm, đình chi có thời nạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5 công ty, rút chứng chỉ hành nghề đối vói 2 công ty.
Truy xuất và xử lý các công ty có hành vi vi phạm về kháng sinh
- Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra trực tiếp đối với 30 công ty có vi phạm về nguyên liệu kháng sinh. Đã tiến hành xử lý 23 công ty, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1,6 tỷ đồng.
- Thanh tra Bộ cũng đã củng cố hồ sơ và xác lập hành vi vi phạm đối với gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản... nằm rải rác ở các tỉnh miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh chuyển cho địa phương xử lý.
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện vi phạm và xử lý đối với 3 công ty, xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 49,5 triệu đồng.
b) Hoạt động thanh tra của các địa phương:
Các địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, bán lẻ. Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn của 46 tỉnh, thành phố đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 11.313 cơ sở sản xuất, kinh doanh, phần lớn là kinh doanh nhỏ lẻ, cá thể. Qua thanh ừa, kiểm tra đã phát hiện 2.927 cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 9,4 tỷ đồng.
3. Thanh tra lĩnh vực thuốc Bảo vệ thực vật.
a) Đối với các Đoàn thanh tra của Bộ:
- Thanh tra tại khu vực phía Bắc.
Căn cứ vào kết quả điều tra, trinh sát, Thanh tra Bộ đã phối họp với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Cảnh sát C49 tiến hành thanh tra thuốc BVTV tại các tỉnh Hòa Bình và Bắc Ninh.
Tại Hòa Bình, Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều loại thuốc BVTV có nhãn mác in bằng tiêng Trung Quốc, cụ thể có 1318 chai thuốc trừ nhện. Đây là hàng nhập lậu được cung ứng từ Bắc Giang và Lạng Sơn. Đoàn thanh tra đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tại kho hàng ở Bắc Ninh, đoàn không phát hiện được vi phạm (10 ngày trước đã có đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra).
- Thanh tra tại khu vực phía Nam.
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ đã ban hành 25 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 1,2 tỷ đồng. Đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 công ty không có giấy phép sản xuất; buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lượng lớn: 28 thùng thuốc trừ sâu SUDOKU (tương đương 672 chai, loại 480 ml/chai); 70 thùng sản phẩm thuốc trừ ốc (2100 chai, loại 480 ml/chai); 102 thùng sản phẩm thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng lúa và rau màu (10.200 chai loại 100ml/chai).
Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật đã thành lập 12 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 35 công ty; phát hiện hành vi vi phạm và xử 1ý đối với 25 công ty, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 290 triệu đồng. Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức tiêu hủy hơn 5 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thục vật giả, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
b) Đối với hoạt động thanh tra của các địa phương
Về kết quả thanh tra, kiểm tra dối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, tại 46 địa phương đã tổ chức 195 Đoàn thanh tra, kiểm tra, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 2.958 cơ sở trong đó phát hiện 387 cơ sở vi phạm. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính và nộp ngân sách nhà nước gần 2,8 tỷ đồng. Một số địa phưong làm tốt như: Kiên Giang, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Đồng Tháp.
Ngoài hoạt động thanh tra, các địa phương tiến hành kiểm tra đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với các hộ nông dân. Hành vi vi phạm phổ biến là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định (4 đúng); lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường; sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật cấm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm thời gian cách ly và không đúng nồng độ liều lượng cho phép.
4. Các giải pháp trong thời gian tới
- Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm;
- Xác định việc phòng, chống hành vi vi phạm về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động;
- Tăng cường phối hợp trong quản lý, giám sát vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm một cách đồng bộ và toàn diện giữa các Bộ, ngành liên quan;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc buon bán, vận chuyển, sử dụng chất câm trong chăn nuôi; lên án hành vi vi phạm, công khai danh tính các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng vi phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
62. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh giá vật tư nông nghiệp cao, phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường; nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên cây trồng...; trong khi đó, giá cả hàng nông sản, chăn nuôi thấp, không ổn định, bị tư thương ép giá gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 449/BNN-KH ngày 13/01/2017)
Sản xuất nông nghiệp nước ta bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố như thị trường giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào, giá nông sản đầu ra, còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Những yếu tố này đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro, đời sống nông dân khó khăn. Để ngăn chặn tình trạng vật tư giả, kém chất lượng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất; thời gian qua, nhà nước đã có những giải pháp quan trọng như sau:
- Để kiềm chế việc tăng giá vật tư nông nghiệp, nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý giá vật tư nông nghiệp, theo quy định tại Luật Giá, cụ thể là:
Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát giá bán vật tư nông nghiệp để ngăn chặn kịp thời tình trạng tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư lợi dụng đẩy giá bán lên cao để kiếm lời; các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp phải đăng ký giá bán với Bộ Tài chính. Đây là biện pháp hữu hiệu, hạn chế đẩy giá bán lên cao và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh, hạ giá bán vật tư, nông dân được mua vật tư đúng chất lượng, giá phù hợp.
Bộ Tài chính chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp phải thường xuyên thực hiện việc niêm yết giá bán vật tư hàng ngày ở các cửa hàng bán lẻ. Bộ Công Thương cùng với các tổ chức ngành hàng kịp thời thông báo tình hình giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để nông dân có điều kiện chọn lựa những loại vật tư phù hợp và sản xuất những loại cây con có hiệu quả.
- Để nông dân yên tâm sản xuất, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ nuôi giữ giống gốc; trợ giá cước vận chuyển vật tư nông nghiệp đến vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất; hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; chính sách khuyến khích liên kết tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn.
63. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đắk Lắk , Quảng Nam, Hà Nam, Bến Tre, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Thái Bình kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng... ngoài việc phạt hành chính, phạt tiền, nếu đến mức nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số114/BNN-TTr ngày 05/01/2017)
Trong năm 2016, hoạt động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp được chú trọng và tập trung vào hai lĩnh vực chính là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Kết quả cụ thể của từng lĩnh vực như sau:
1. Thanh tra lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật
a) Hoạt động thanh tra của Bộ:
- Thanh tra tại khu vực phía Bắc
Căn cứ vào kết quả điều tra, trinh sát, Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Cảnh sát C49 tiến hành thanh tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các tỉnh Hòa Bình và Bắc Ninh.
Tại Hòa Bình, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều loại thuốc BVTV có nhãn mác in bằng tiếng Trung Quốc, cụ thể có 1318 chai thuốc trừ nhện. Đây là hàng nhập lậu được cung ứng từ Bắc Giang và Lạng Sơn. Đoàn thanh tra đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Thanh tra tại khu vực phía Nam
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ đã ban hành 25 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 1,2 tỷ đồng. Đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 công ty không có giấy phép sản xuất; buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lưọng lớn: 28 thùng thuốc trừ sâu SUDOKU (tương đương 672 chai loại 480 ml/chai); 70 thùng sản phẩm thuốc trừ ốc (2100 chai, loại 480 ml/chai); 102 thùng sản phẩm thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng lúa và rau màu (10.200 chai, loại 100 ml/chai).
Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật đã thành lập 12 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 35 công ty; phái hiện hành vi vi phạm và xử lý đối với 25 công ty, tổng số tiến xử phạt vi phạm hành chính là 290 triệu đồng. Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức tiêu hủy hơn 5 tấii thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật giả và thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
b) Hoạt động thanh tra của các địa phương
- Về kết quả thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; tại 46 địa phương đã tổ chức 195 đoàn thanh tra, kiểm tra; số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 2.958 cơ sở trong đó phát hiện 387 cơ sở vi phạm. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính và. nộp ngân sách nhà nước gần 2.8 tỷ đồng. Một số địa phương làm tốt như: Kiên Giang, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Đồng Tháp;
- Ngoài hoạt động thanh tra, các địa phương tiến hành kiểm tra đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân. Hành vi vi phạm phổ biến là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định (4 đúng); lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường; sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật cấm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm thời gian cách ly và không đúng nồng độ, liều lượng cho phép.
2. Thanh tra lĩnh vực phân bón.
Sau khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ được ban hành quy định về quản lý phân bón, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón được thay đổi về phương thức, chuyển từ hình thức quản lý theo danh mục sang hình thức quản lý sản xuất có điều kiện và kiểm soát chất lượng bằng hình thức chứng nhận chất lượng do các tổ chức xã hội được chỉ định thực hiện. Do đó, việc chấn hành các quy định mới còn có những nội dung chì ra thật sự nề nếp trong các đơn vị sản xuất và cả cơ quan quản lý nhà nước. Việc chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến hiệu quả quản lý chất lượng mặt hàng phân bón.
Năm 1016, Thanh tra Bộ đã thành lập đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Ket quả như sau:
- Phối hợp với PC46 và Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk kiểm tra 02 cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ ở thôn 3 xã Cưebua, thành phố Buôn Mê Thuột. Đoàn thanh tra đã giao lại cho địa phương thực hiện các biện pháp dừng hoạt hoạt động của 2 cơ sở này.
- Lấy 78 mẫu phân bón tại các cơ sở sản xuất để phân tích kiểm tra chất lượng. Ket quả, có 16 mẫu phân bón vi phạm về công bố chất lượng, chiếm 20,5% so với tổng số mẫu kiểm tra, trong đó:
+ Số mẫu có chỉ tiêu không đạt mức sai sô định lượng cho phép với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng: 11 mẫu, chiếm 14,1% so với tổng số mẫu kiểm tra. Các chỉ tiêu chủ yếu là hàm lượng hũư cơ, Nts, axit Humic, K2Ohh…;
+ Số mẫu có chỉ tiêu không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tuông ứng hoặc quy định trong danh mục phân bón là 5 mẫu, chiếm 6,5% so với tổng số mẫu kiểm tra. Các chỉ tiêu chủ yếu là P2CO5hh; vi sinh vật.
- Tổng số tiền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phân bón là 1.790.000.000 đồng. Thanh tra Bộ đã kiến nghị đình chỉ giấy phép đối với 11 tổ chức chứng nhận, 5 phòng thử nghiệm;
Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý 01 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Về kết quả thanh tra, kiểm tra ở địa phương đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng; tại 46 địa phương đã tổ chức 58 đoàn thanh tra, kiểm tra; số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 1136 cơ sở 'trong đó phát hiện 107 cơ sở vi phạm. Các hành vi vi phạm phổ biến như: Buôn bán, sử dụng giống cây trồng kém chất lượng; sản xuất, kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính và nộp ngân sách nhà nước gần 380 triệu đồng.
3. Các giải pháp trong thời gian tới
- Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; tập trung vào chất lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, phân bón, giống cây trồng (giống lúa,..);
- Đưa nhiệm vụ phòng, chống hành vi vi phạm trong sản xuất vật tư nông nghiệp kém chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động;
- Tăng cường phối họp trong quản lý, giám sát vật tư nòng nghiệp và an toàn thực phâm một cách đông bộ và toàn diện giữa các Bộ, ngành liên quan.
64. Cử tri các tỉnh Lâm Đồng, An Giang kiến nghị: Đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn quản lý vật tư nông nghiệp, tổ chức lại thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 69/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 1177 /BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) và an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản là công tác trọng tâm, ưu tiên của Ngành. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là năm cao điểm hành động về chất lượng, an toàn thực phẩm của ngành, chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản, cụ thể một số giải pháp Bộ đã và đang thực hiện:
- Tổ chức đợt cao điểm hành động VSATTP lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy lùi, hướng tới ngăn chặt triệt để tình trạng hàng giả, kém chất lượng đối với vật tư nông nghiệp.
- Phối hợp với các lực lượng ngoài ngành (Công An, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng…) trong thu thập thông tin, nắm tình tình để tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, trong đó trọng tâm thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng quy định; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập khẩu không rõ nguồn gốc và sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm.
- Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức chính trị-xã hội nhằm tăng cường thông tin truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho nhà sản xuất, kinh doanh và người dân.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp để sửa đổi, bổ sung phương thức quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thay thế cho phương thức quản lý theo danh mục.
- Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin.
Kết quả năm 2016, toàn Ngành đã thanh tra, kiểm tra 50.398 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện và xử lý đối 5.677 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 22,183 tỷ đồng; Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát, trong đó: đã có 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
Tiếp nối kết quả đã đạt được trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn năm 2017 là năm cao điểm về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành, trong đó tập trung một số giải pháp:
- Chỉ đạo toàn ngành tổ chức tổng thanh tra, kiểm tra trong toàn quốc hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với các trường hợp có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để quản lý trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu và sử dụng vật tư nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành, Ủy ban Trung ương MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả Chương trình tuyên truyền, vận động, giám sát thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 và Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thực phẩm thông qua chính sách kêu gọi sự đầu tư của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ người dân áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAPH…)
65. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị xem xét, bãi bỏ các quy định về cấp giấy phép nhập khẩu đối với các giống hoa đã được các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền đưa vào danh mục các giống hoa, xuất xứ quốc gia được phép nhập khẩu vào Việt Nam, các giống ha cấy mô, các loại hạt giống hoa; hoặc ủy quyền cho các chi cục bảo vệ thực vạt ở các tỉnh cấp giấy phép nhập khẩu theo danh mục. Hiện nay, tất cả các hồ sơ đều phải gửi ra Hà Nội, nếu có vấn đề phát sinh, các doanh nghiệp đều phải bay ra Hà Nội để giải quyết, gây khó khăn cho doanh nghiệp và không kịp thời.
Trả lời: (Tại Công văn số 1144 /BNN-BVTV ngày 08/02/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn khuyến khích nhập khẩu các giống cây trồng mới, đặc biệt là các giống cây mà trong nước chưa tự sản xuất được, sạch sâu bệnh để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, vì lợi ích lâu dài và bền vững của nền sản xuất nông nghiệp nước ta thì các giống hoa nhập khẩu, là các vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của Việt Nam, phải thực hiện nghiêm theo các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ngăn chặn đối tượng KDTV đi theo giống nhập khẩu.
Việc cấp Giấy phép KDTV nhập khẩu các giống cây đã có trong danh mục: Theo quy định tại Điều 26, 27 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 và Điều 2 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT thì giống cây trồng nhập khẩu phải được phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và phải có Giấy phép KDTV nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở Trung ương của Việt Nam cấp (Cục Bảo vệ thực vật).
Giấy phép KDTV nhập khẩu quy định các điều kiện về kiểm dịch thực vật, các biện pháp kiểm dịch thực vật phải thực hiện để ngăn chặn các đối tượng KDTV đi theo từng loại vật thể thuộc diện KDTV nhập khẩu dựa trên kết quả PRA. Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT thì thời gian thẩm định và cấp Giấy phép KDTV nhập khẩu tối đa là 15 ngày. Tuy nhiên, thực hiện cải cách hành chính, hiện nay thời gian thẩm định và cấp Giấy phép KDTV là trong vòng 05 ngày làm việc.
Về phương thức nộp hồ sơ: khuyến khích các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận Giấy phép KDTV qua đường bưu điện.
Giấy phép KDTV nhập khẩu có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp. Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xin Giấy phép KDTV nhập khẩu trước và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Các vấn đề phát sinh do hồ sơ chưa đầy đủ, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể trao đổi qua điện thoại, gửi hồ sơ bổ sung qua email và bằng đường bưu điện.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng, trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với thủ tục này.
66. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Tình hình xâm nhập mặn vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, nuôi trồng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cử tri đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm, nghiên cứu tìm ra nhiều loại giống lúa chịu mặn giúp cho người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long yên tâm phát triển sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 1094/BNN-TT ngày 07/02/2017)
Trước diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp phòng chống xâm nhập mặn cho cây trồng để ổn định sản xuất và đời sống của nông dân, trong đó có giải pháp nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu được độ mặn cao, giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Trong nhiều năm qua, Viện Lúa ĐBSCL đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chịu mặn chịu được độ mặn từ 3-5 ‰, cụ thể là OM 5451, OM 2517, OM 6976 , OM 2395, OM6162, OM9921, GKG1, OM 6677) … Các giống lúa này có khả năng chịu được mặn và năng suất khá cao, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và nhiều tỉnh đã đưa vào cơ cấu giống lúa của địa phương đã mang lại hiệu quả cao cho sản xuất, đặc biệt ở những vùng trồng lúa bị nhiễm mặn ở ĐBSCL. Ngoài ra còn sử dụng một số giống lúa bổ sung có khả năng chịu mặn khá cho từng vùng đặc thù như: OM5464, AS996, OM6677, OM576, ST5, OM7347, OM5472, OM5954....
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường ĐH Cần Thơ) cũng đã phục tráng lại giống lúa Một Bụi Đỏ có khả năng chịu mặn tới 6‰, lúa Sỏi chịu mặn tới 8‰. Cả hai giống trên còn chống chịu được rầy, ít nhiễm bệnh. Hiện hai giống này được sản xuất nhiều nhất ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) với diện tích lên đến 5.000ha, cho năng suất gần 6 tấn/ha.
Tác giả Hồ Quang Cua, đã cùng các cộng sự nghiên cứu giống lúa mang thương hiệu ST chịu mặn từ rất lâu và hiện nay được trồng khoảng 100.000ha (chiếm 1/3 diện tích lúa toàn tỉnh); nhóm nghiên cứu của ông Cua đang tiếp tục lai tạo ra giống lúa có khả năng chịu mặn cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn.
Tỉnh Cà Mau đã phối hợp với một số đơn vị có liên quan triển khai sản xuất thử giống lúa 6129 vàng (giống lúa lai nhập từ Ấn Độ) trồng trong vụ Đông xuân, cho năng suất khoảng 8-10 tấn/ha trên đất lúa 2 vụ.
Những kết quả của các chương trình nghiên cứu trên đã đem lại hiệu quả cao cho sản xuất lúa tại các địa phương có đất lúa bị nhiễm mặn cao, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.
Bên cạnh đó, các cơ quan nghiên cứu cũng đang nghiên cứu các chế phẩm sinh học có khả năng cải tạo độ mặn trong đất như chế phẩm vi sinh vật của Viện Di truyền nông nghiệp có khả năng giúp cây lúa chịu được độ mặn 6‰.
Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục đầu tư cho chương trình chọn tạo các giống lúa chịu mặn, chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chọn tạo giống lúa cùng các địa phương tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển vào sản xuất nhiều giống lúa chịu mặn khác cho năng suất, chất lượng tốt, giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra tại Đồng bằng sông Cửu Long.
67. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Thực hiện Thông tư số 21/2015/BNNPTNT vê quản lý thuốc BVTV và Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số chế phẩm sinh học và thuốc BVTV đã sử dụng hàng chục năm nay và không nằm trong danh mục cấm, nhưng vẫn bị từ chối nhập khẩu.
Trả lời: (Tại Công văn số 1144 /BNN-BVTV ngày 08/02/2017)
1. Cơ sở pháp lý về nhập khẩu thuốc BVTV:
- Tại Khoản 1, Điều 67 Luật Bảo vệ về kiểm dịch thực vật quy định tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu;
- Tại khoản 6, Điều 13 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định một trong những hành vi bị cấm là nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
- Tại điểm a, khoản 1, Điều 64 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tổ chức, cá nhân có quyền buôn bán thuốc thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
- Tại điểm b, khoản 2, Điều 72 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Chế phẩm sinh học và thuốc BVTV không nằm trong Danh mục cấm nhưng không có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam nếu nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh tại Việt Nam thì không được phép nhập khẩu, lý do:
- Tại khoản 3 Điều 48 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định rõ: Thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục và Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
3. Chế phẩm sinh học và thuốc BVTV không có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam nếu nhập khẩu nhằm mục đích sau thì được phép nhập khẩu nhưng phải xin giấy phép nhập khẩu, cụ thể: (Khoản 2, Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật).
- Tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
- Khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
68. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Hiện nay, việc xuất khẩu, nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm và các hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm không xác định được nguồn gốc qua biên giới Trung Quốc – Việt Nam (gà, bò…) luôn tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh (cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh…) gây nên lo ngại thực phẩm bẩn có cơ hội tràn vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi trong nước. Do vậy, đề nghị tăng cường khâu giám sát, kiểm định, kiểm soát dịch bệnh động vật qua biên giới và kiểm soát chất lượng nguồn nhập khẩu.
Trả lời: (Tại Công văn số 561/BNN-TY ngày 17/01/2017)
Vấn đề cử tri nêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được trả lời như sau:
Trong những năm qua, Chính phủ đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các Bộ ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ngày 19/3/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (trước đây là Ban chỉ đạo 127).
Về công tác kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan thú y ở cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chống buôn lậu như hải quan, bộ đội biên phòng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng nhằm ngăn ngừa nguy cơ về dịch bệnh động vật, nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể xâm nhiễm vào nước ta thông qua việc nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đặc biệt là tuyến biên giới phía Bắc; hoạt động này tiếp tục được tăng cường nhằm bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả hoạt động nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng.
69. Cử tri tỉnh Nam Định, Hải Phòng kiến nghị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm hơn nữa việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống, tinh thần cho người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1359/BNN-TT ngày 14/02/2017)
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, cho hiệu quả kinh tế cao là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống tinh thần cho người nông dân.
Để thực hiện tốt chủ trương trên, trong lĩnh vực trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo giải pháp sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; tiếp tục hướng dẫn chuyển đổi đất lúa sang trồng cây trồng có thị trường và thu nhập cao hơn.
Bộ đã ban hành Thông tư 47/2013/TT- BNNPTNT ngày 8/11/2013 hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa; ban hành Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020, trong đó dự kiến từ nay đến năm 2020 chuyển 700-800 nghìn ha trồng lúa ở những vùng, vụ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27/ 5/2016 về chính sách hỗ trợ giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Ðồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; trong ðó hỗ trợ không quá 3 (ba) triệu đồng/1 héc ta chi phí về giống ngô để chuyển đổi. Trên diện tích chuyển đổi được hỗ trợ một lần.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, để chuyển đổi vật nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2012.
Cụ thể hóa việc thực hiện các văn bản nói trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao các đơn vị chuyên môn trực thuộc rà soát tình hình thực hiện Chiến lược giống vật nuôi giai đoạn 2010-2015 đồng thời đề xuất Chiến lược phát triển giống vật nuôi đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhằm thúc đẩy phát triển các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, có lợi thế (thị trường, vùng miền); chủ động nguồn giống có năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, trọng tâm triển khai một số giải pháp về quy hoạch hệ thống sản xuất giống; giải pháp khoa học công nghệ; giải pháp về khuyến nông; giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích, đầu tư, phát triển… đồng thời tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá quá trình phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi phục vụ người dân.
Để thúc đẩy hoạt động sản xuất lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
Hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giá trị cao hơn và đã thu được kết quả khả quan, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cùng các địa phương tổng hợp các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.
70. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo quy định tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 cho phù hợp với giá bình quân trên thị trường như: nâng mức hỗ trợ tiền mua con giống từ 5.000.000 đồng/con lợn đực giống 6 tháng tuổi hiện tại lên 10.000.000 đồng/con lợn đực giống 6 tháng; từ 20.000.000 đồng/bò đực giống 12 tháng tuổi hiện tại lên 25.000.000 đồng/bò đực giống 12 tháng tuổi trở lên; từ 25.000.000 đồng/con trâu đực giống 24 tháng tuổi hiện tại lên 30.000.000 đồng/con trâu đực giống 24 tháng tuổi trở lên; nâng số lượng gà, vịt giống bố, mẹ hậu bị từ 200 con lên 400 con; Hỗ trợ 1 lần 50% giá trị công trình khí sinh học, mức hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/hộ; nâng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo từ 6.000.000 đồng/người hiện tại lên không quá 10.000.000 đồng/người
Trả lời: (Tại Công văn số 295/BNN-CN ngày 10/01/2017)
1. Căn cứ xây dựng các nội dung và định mức hỗ trợ tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg dựa trên kết quả của việc:
- Rà soát các chính sách có liên quan đến phát triển chăn nuôi nông hộ đang còn hiệu lực.
- Tập hợp các chính sách phát triển chăn nuôi đặc thù của các địa phương có liên quan.
- Tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát thực tế tại một số địa phương, các tổ chức liên quan và hộ chăn nuôi.
- Tổ chức 04 Hội thảo góp ý nội dung chính sách với sự tham gia của các tổ chức, các nhân liên quan.
- Tập hợp ý kiến góp ý của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước và đại diện 20 địa phương trên cả nước.
Định mức và các nội dung hỗ trợ của chính sách được xây dựng dựa trên cân đối về nguồn lực thực hiện của cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và đã nhận được sự thống nhất cao của các thành viên Chính phủ: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và UBND 63 tỉnh, thành phố cũng như sự đồng thuận của các hộ chăn nuôi điển hình.
2. Đánh giá kết quả thực tế sau 02 năm triển khai các nội dung của chính sách nói trên:
Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, đến nay cả nước:
- Có 24/63 tỉnh thành đã triển khai các nội dung hỗ trợ của chính sách. Trong đó:
+ 06/24 tỉnh triển khai nội dung hỗ trợ của chính sách lồng ghép với các chính sách địa phương đang áp dụng;
+ 18/24 tỉnh đã ban hành quy định riêng của tỉnh để thực hiện chính sách trong năm 2016 và chỉ có 30% tỉnh thành trong đó có nguồn lực để triển khai hết các nội dung hỗ trợ của chính sách, 70% số tỉnh còn lại chỉ triển khai một phần nội dung hỗ trợ do khó khăn về kinh phí.
- Có 39/63 tỉnh chưa kịp triển khai các nội dung hỗ trợ của chính sách trong năm 2016. Hiện tại mới đang dừng lại ở công tác tuyên truyền, chỉ đạo để chuẩn bị ban hành văn bản thực hiện tại địa phương.
- Có 80% số tỉnh, thành phố báo cáo gặp khó khăn về nguồn kinh phí khi triển khai chính sách.
Vì vậy, việc đề nghị nâng mức hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo kiến nghị nêu trên của cử tri tại thời điểm hiện tại chưa phù hợp.
Tuy nhiên, trong thời gian tới căn cứ tình hình phát triển chăn nuôi theo định hướng của Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét để có thể nâng mức hỗ trợ nhằm phù hợp với giá thị trường và ngân sách của quốc gia.
71. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: xử lý nghiêm những trường hợp chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 293/BNN -CN ngày 10/01/2017)
Vấn đề xử phạt các hành vi vi phạm, sử dụng chất cấm trong hoạt động chăn nuôi đã được Chính phủ quy định tại Điều 13 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi trong kiểm soát giết mổ động vật để kinh doanh. Trong đó Điểm h, Khoản 2 quy định cụ thể hành vi bị xử phạt là “giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi”. Ngoài ra, Điều 36 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại điều này: đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm hoặc buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành liên quan để tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong hoạt động chăn nuôi, chủ yếu là chất Salbutamol tại:
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thuốc thú y. Trong đó đặc biệt lưu ý các cơ sở gia công TĂCN, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung.
- Các cơ sở, trang trại chăn nuôi: kiểm tra TĂCN, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.
- Các lò mổ: kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ.
- Các chợ: kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó có Nghị định 119/2013/NĐ-CP. Qua đó hình thức xử phạt hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã được tăng lên, mức tối đa lên tới 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi và 100.000.000 đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (đối với cá nhân), đối với tổ chức mức phạt gấp đôi mức phạt trên. Ngoài ra việc sử dụng, sản xuất, kinh doanh chất cấm trong hoạt động chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã được Hình sự hóa với mức xử phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù lên đến 20 năm và được quy định cụ thể tại Điều 190 và Điều 317 trong Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).
72. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường chưa được quản lý chặt chẽ gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và thu nhập của phần lớn nông dân làm cử tri lo lắng. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đề ra giải pháp quản lý chặt chẽ khâu sản xuất, lưu thông và tăng cường tư vấn cho nông dân nhận biết và sử dụng sản phẩm đúng chất lượng quy định.
Trả lời: (Tại Công văn số 1196 /BNN-BVTV ngày 09/02/2017)
I. VỀ LĨNH VỰC THUỐC BVTV
1. Sản xuất thuốc BVTV
Thuốc BVTV là hàng hóa kinh doanh có điều kiện, chỉ được phép nhập khẩu sản xuất, buôn bán sau khi được đăng ký vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
Ngay từ khâu nhập khẩu thuốc BVTV, công tác quản lý chất lượng thuốc BVTV chặt chẽ, hiệu quả đảm bảo đúng các quy định. 100% lô hàng thuốc BVTV (bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm) nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 67, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật)
Việc sản xuất thuốc BVTV chỉ được thực hiện khi được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Điều 3 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm (Nghị định 66).
Mặt khác các cơ sở sản xuất phải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc công bố. Trong quá trình sản xuất các lô thuốc BVTV phải kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng và chỉ được phép xuất xưởng, lưu thông trên thị trường khi thuốc đạt chất lượng.
2. Lưu thông thuốc BVTV
Thuốc BVTV là hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do vậy, theo quy định tại Nghị số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng và sản phẩm hàng hóa thì tất cả các loại thuốc BVTV trước khi đưa ra lưu thông phải phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện kiểm tra giám sát chất lượng bởi hệ thống thanh tra chuyên ngành từ trung ương (Bộ NN&PTNT, Cục BVTV) đến địa phương (63 Sở NN&PTNT và Chi cục TT&BVTV các tỉnh, thành phố) cùng với thanh tra quản lý thị trường. Các vi phạm chất lượng hàng hóa khi lưu thông đều được xử lý theo quy định.
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan như A86, C49, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng,… để ngăn chặn việc kinh doanh thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng và thuốc BVTV nhập lậu.
Các tổ chức, cá nhân khi buôn bán thuốc BVTV phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV. Các cơ sở buôn bán thuốc BVTV trên toàn quốc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, địa điểm và được các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá thực tế theo quy định tại Nghị định 66.
II. VỀ LĨNH VỰC PHÂN BÓN
Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón và chủ trì việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp vừa sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác; Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện quản lý phân hữu cơ và phân bón khác, chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cá nhân sản xuất phân hữu cơ và phân bón khác.
Để chấn chỉnh tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ (phân hữu cơ và phân bón khác), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã, đang triển khai thực hiện các biện pháp chính như sau:
1. Đang tích cực phối hợp với Bộ Công thương rà soát, điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, nhằm đảm bảo rõ ràng, minh bạch, tránh chồng chéo trong quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về phân giữa Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và địa phương ; chủ động rà soát, sửa đổi Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 202/2013/NĐ-CP sau khi nghị định này được ban hành đả bảo minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2. Đã phối hợp với Bộ Công thương trong việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng minh bạch, rõ ràng và có chế tài xử phạt nặng hơn đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật.
3. Chấn chỉnh việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành thanh tra toàn bộ các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận phân bón do Bộ chỉ định (Thanh tra Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kết luận số 235/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2366/QĐ-BNN-TTr về việc xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón).
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất để kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh những trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng, phân bón giả nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Thanh tra Bộ, Cục Trồng trọt phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác tại 10 tỉnh với 38 đối tượng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác.
5. Tăng cường chỉ đạo địa phương, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phân bón, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, nhận biết phân bón đạt chất lượng.
73. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ sinh học để cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như việc chuyển đổi giống lúa 504 năng suất kém sang giống lúa mới có năng suất cao hơn, ít bị sâu bệnh hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 517/BNN-KHCN ngày 16/1/2017)
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1 l/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020”, giao Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện. Sau khi hợp nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập một Ban Điều hành và một Văn phòng thường trực điều hành cho cả hai Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản.
Mục tiêu và nội dung chủ yếu của Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Thủy sản được phê duyệt cụ thể như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Lĩnh vực thuỷ sản: Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ sản. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Để triển khai Chương trình, bám sát chỉ đạo của Chỉ thị số 50/CT-TW, các văn bản của Chính phủ Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng, nổi bật là một số kết quả sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp đã làm chủ được các quy trình chuyển gen vào ngô, đậu tương, bạch đàn... Chương trình đã chọn tạo và công nhận chính thức và sản xuất thử được 22 giống cây trồng mới, tạo ra 10 chế phẩm bảo vệ thực vật trên cây trồng nông, lâm nghiệp, 08 loại chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ chức năng phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng góp phần tăng khả năng giữ nước ở vùng đất trồng cây lâm nghiệp, đất trống đồi trọc và đất có nguy cơ sa mạc hóa, vắc xin phòng bệnh Streptococcosis trên cá rô phi và chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường và bổ sung thức ăn cho tôm.
Ngoài ra, Chương trình đã triển khai được nhiều dự án với sự tham gia của các doanh nghiệp, địa phương để triển khai vi nhân giống quy mô công nghiệp. Thông qua các dự án của Chương trình, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng và triển khai sản xuất giống thương phẩm cung cấp giống cho nhiều tỉnh thành, đến nay đã hình thành hệ thống cơ sở nhân giống trong cả nước. Bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển làm chủ công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung pháp lý về quản lý an toàn sinh học đối với sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại để làm căn cứ tiếp thu công nghệ mới.
Giống lúa IR 50404 là giống lúa ngắn ngày và dễ chăm sóc, có phẩm chất gạo không cao, nhưng phù hợp cho chế biến thực phẩm và hiện được nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long trồng phục vụ làm nguyên liệu chế biến. Đối với các địa phương có nhu cầu sản xuất gạo có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường cao cấp thì nhu cầu chuyến đối là rất cần thiết.
Đối với việc chuyển đổi giống IR50404, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao nhiệm vụ cho Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo giống lúa mới có tính nổi trội tương tự, nhưng được cải thiện tốt hơn về phẩm chất gạo và chống chịu sâu bệnh. Nhà nước cũng đã cấp kinh phí để Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật trong công nghệ sinh học, đặc biệt là dấu chỉ thị phân tử, để cải tiến giống này.
Hiện nay, trong chương trình lai tạo giống của Viện đã công nhận, trình diễn một số giống lúa có thể thay thế giống IR50404 ở một địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể có thể sử dụng thay thế ngay IR50404 là giống lúa OM 5451 đang được trồng diện tích rất lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc giống mới hơn như OM3673, OM5977 OM429... Các địa phương cần liên hệ trực tiếp với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long để triển khai khảo nghiệm các giống lúa mới và khuyến cáo kịp thời cho sản xuất tại địa phương mình.
74. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có nghiên cứu khoa học, quy hoạch cụ thể được công bố rộng rãi cho người dân được biết.
Trả lời: (Tại Công văn số 447/BNN-KH ngày 13/01/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất cảm ơn và đồng tình với cử tri: thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có nghiên cứu khoa học, quy hoạch cụ thể được công bố rộng rãi cho người dân biết và xin được báo cáo thêm một số vấn đề như sau:
1.Về công tác quy hoạch:
Quy hoạch là căn cứ để đầu tư và hoạch định cơ chế chính sách và cơ sở để chỉ đạo sản xuất và phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất coi trọng công tác quy hoạch. Thời gian qua, căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012, Bộ Nông nghiệp đã xây dựng và trình duyệt nhiều quy hoạch. Có thể kể một số một số quy hoạch đã được duyệt như sau:
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể ngành Nông nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050.
- Quyết định 2033/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra đến năm 2020;
- Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 7/7/2013 phê duyệt quy hoạch cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020.
Ngoài ra, Bộ cũng đang chỉ đạo hoàn tất để duyệt hoặc trình duyệt một số quy hoạch sau:
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa vụ 3 khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
2. Về công tác nghiên cứu khoa học:
Khoa học công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 về Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm:
- Điều chỉnh cơ cấu nhiệm vụ KH&CN theo các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án tái cơ cấu: chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản theo hướng gia tăng giá trị; tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới; xây dựng các quy trình canh tác tiên tiến phục vụ sản xuất bền vững; phát triển các tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ nông; ưu tiên ứng dụng chuyển giao công nghệ và thiết bị sơ chế, chế biến sâu và bảo quản các sản phẩm nông sản hàng hoá chủ lực.
- Ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, viễn thông trong quản lý các loại cây trồng nông nghiệp; cảnh báo, dự báo và giám sát sâu bệnh hại; dự báo ngư trường; vận hành hệ thống thuỷ lợi giám sát và cảnh báo lũ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ; kiểm kê rừng, giám sát phá rừng, suy thoái rừng, phòng chống cháy rừng, giám sát cảnh báo thiên tai.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao để tạo và nhân nhanh giống mới; phát triển cây, con giống có chất lượng cao; tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để tạo ra các sản phẩm an toàn có hiệu quả kinh tế cao.
- Triển khai mạnh các nhiệm vụ đã đề ra trong Chương trình và Kế hoạch đổi mới công tác khoa học phục vụ tái cơ cấu ngành; thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý ngành. Tập trung nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh. Kiên quyết chống dàn trải, kém hiệu quả trong sử dụng kinh phí khoa học.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao hơn sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
- Điều chỉnh nhiệm vụ nghiên cứu và khuyến nông để phối hợp tạo được sự chuyển biến rõ nét trên diện rộng đối với các sản phẩm chủ lực. Đồng thời đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, tập trung tạo ra sự chuyển biến rõ nét, trên diện rộng đối với các loại sản phẩm chính; từng bước xã hội hóa công tác khuyến nông.
3. Về cơ chế chính sách:
Để hỗ trợ nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành có hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng trình hoặc phối hợp với các Bộ ngành chức năng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất. Một số chính sách được ban hành đang có hiệu lực là: Nghị định số 42/2012/NĐ-CP, ngày 11/5/2012 của Chính phủ “Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ “Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn”; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch”, chính sách hỗ trợ rủi ro cho nông dân gồm Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ để nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất, ổn định đầu ra và có lãi.
Toàn bộ các thông tin bao gồm quy hoạch, kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đều được công khai cho người dân, doanh nghiệp các thành phần kinh tế biết trên báo chí, trang web của Bộ, gửi tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc, yêu cầu các địa phương lập kế hoạch chi tiết, trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đúng theo nguyện vọng của cử tri.
75. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh, có hình thức xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong vụ việc 800 sản phẩm nuôi trồng thủy sản kém chất lượng được mua giấy phép lưu hành. Đồng thời công bố công khai 800 sản phẩm không bảo đảm chất lượng này và có biện pháp xử lý kiên quyết không để các sản phẩm này lưu hành ngoài thị trường sai quy định, tránh thiệt hại cho người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 897/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
1. Về làm rõ nội dung báo chí phản ánh đối với việc mua giấy phép lưu hành 800 sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ như sau:
- Ngày 01/4/2015, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện vụ việc qua công tác kiểm soát nội bộ và tiếp nhận thông tin tố cáo.
- Ngày 02/4/2015, Tổng cục Thủy sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tiến hành xác minh vụ việc (Quyết định số 29/QĐ-TCTS-PCTTr ngày 10/4/2015 về việc thành lập Đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong NTTS).
- Căn cứ thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 17/4/2015, Tổng cục Thủy sản ban hành Quyết định số 31/QĐ-TCTS-PCTTr về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Đoàn xác minh tố cáo.
- Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Kết luận số 1413/TCTS-PCTTr ngày 05/6/2015 về kết luận nội dung xác minh tố cáo.
- Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với Cục An ninh Kinh tế Nông lâm ngư nghiệp (A86) thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an trong quá trình thụ lý giải quyết vụ việc.
- Căn cứ Kết luận số 1413/TCTS-PCTTr, ngày 08/6/2015, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Quyết định số 277/QĐ-TCTS-VP về việc thành lập Hội đồng kỷ luật và văn bản số 1426/TCTS-VP về việc kiểm điểm cán bộ, công chức, viên chức (ngày 26/6/2015, ban hành 08 Quyết định kỷ luật đối với 02 công chức, 06 viên chức); ngày 17/6/2015, ban hành văn bản số 1512/TCTS-VP về thông báo thu hồi các văn bản và Phụ lục văn bản ban hành trái quy định; ban hành 04 Quyết định thu hồi tiền liên quan đế vụ việc với số tiền 1.176.000.000 đồng tiền nộp ngân sách nhà nước; ngày 17/6/2015, ban hành văn bản số 1512/TCTS-VP về thông báo thu hồi các văn bản và Phụ lục văn bản đã được ban hành trái quy định; ngày 30/6/2015, ban hành văn bản số 1656/TCTS-PCTTr về việc thống kê, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm bị thu hồi.
- Như vậy, từ tháng 6/2015, Tổng cục Thủy sản đã công bố công khai các tên các Doanh nghiệp, tên văn bản và Phụ lục xác định các sản phẩm bị thu hồi.
- Tại thời điểm xử lý vụ việc, theo thẩm quyền của cơ quan hành chính, Tổng cục Thủy sản đã tập trung giải quyết tố cáo, khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật và khẩn trương chỉ đạo các giải pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả để không ảnh hưởng đến người dân và nuôi trồng thủy sản. Tổng cục Thủy sản đã áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất về hành chính, về Đảng đối với các công chức, viên chức vi phạm.
- Ngày 09/8/2016,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh và có văn bản số 6691/BC-BNN-TCTS về việc đưa các sản phẩm thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trái quy định theo phản ánh của báo chí báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về hình thức xử lý:
- Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã áp dụng hình thức xử lý hành chính cao nhất đối với các cá nhân vi phạm cụ thể: Đã ban hành Quyết định buộc thôi việc đối với 05 viên chức; 01 công chức; cách chức 01 công chức và kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với 01 viên chức có liên quan.
- Đảng ủy Bộ Nông nghiêp và PTNT đã kỷ luật đảng với hình thức cao nhất là khai trừ khỏi tổ chức Đảng đối với 02 Đảng viên vi phạm.
- Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Tổng cục An ninh – Bộ Công an để tiến hành điều tra.
- Tổng cục An ninh – Bộ Công an đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 03 đối tượng để phục vụ công tác điều tra.
3. Về công khai 800 sản phẩm:
Ngày 05/8/2016, Tổng cục Thủy sản đã công khai tên 802 sản phẩm và tên Doanh nghiệp có sản bị thu hồi trên Website của Tổng cục Thủy sản, đồng thời gửi văn bản đến các tỉnh, thành phố có liên quan.
4. Về hình thức xử lý đối với 802 sản phẩm:
Tổng cục Thủy sản đã tổ chức các Đoàn kiểm tra đánh giá hiện trạng 802 sản phẩm được ban hành trái quy định, tại thời điểm kiểm tra các Doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kể từ ngày 17/6/2015 khi văn bản số 1512/TCTS-VP có hiệu lực. Các Doanh nghiệp đã cam kết không thực hiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản hành trái quy định.
76. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất tạo giống mới trên cây trồng và vật nuôi nhằm đáp ứng với tình hình biến đổi khí hậu, giúp người dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ổn định đời sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 647/BNN-KHCN ngày 18/01/2017)
Trong những năm qua Chính phủ, các Bộ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất tạo giống mới trên cây trồng và vật nuôi. Sau đây là một số văn bản liên quan:
1. Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT Ngày 01/03/2012 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. Tại văn bản này có quy định ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư 01 lần để sản xuất giống như sau:
- Đối với trồng trọt: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống gốc, giống đầu dòng (hoặc tương đương); giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng bố mẹ dùng để sản xuất hạt lai F1. Hỗ trợ tối đa 30% chi phí sản xuất giống lai đối với một số loại giống cần khuyến khích phát triển.
- Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống cụ kỵ, ông bà. Hỗ trợ tối đa 30% chi phí sản xuất giống bố mẹ đối với gia súc nhỏ; giống gốc đối với ong, tằm.
- Đối với lâm nghiệp: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống gốc, giống đầu dòng.
- Đối với thuỷ sản: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống bố mẹ tôm sú, tôm chân trắng sạch bệnh, giống cá tra và một số giống thủy hải sản chủ lực khác. Hỗ trợ tối đa 30% chi phí sản xuất giống lai đối với một số loại giống cần khuyến khích phát triển.
2. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó có quy định một số chính sách hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống
- Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:
+ Không quá 55 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.
+ Không quá 40 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.
+ Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa.
- Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao: Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 5 tỷ đồng cho một trung tâm giống.
c) Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống:
- Mức hỗ trợ trung bình 300 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt;
- Đối với vườn ươm cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn vườn ươm cây rừng bằng phương pháp giâm hom, chồi, hạt, cây từ mầm nhân mô có quy mô diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha, mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng một vườn ươm.
d) Hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp
- Đường ranh phòng chống cháy rừng (đường ranh cản lửa): Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.
- Đường lâm nghiệp: Khu vực trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, mức hỗ trợ tối đa 20 mét đường/ha được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp với mức không quá 450 triệu đồng/km các ngầm qua suối được cứng hóa bằng bê tông. Việc quản lý đầu tư, xây dựng đường lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020, trong đó quy định:
a) Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò:
- Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống cho lợn nái. Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm;
- Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho trâu, bò cái sinh sản. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.
b) Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị:
- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ như sau:
+ Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 con đối với lợn đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con lợn đực giống;
+ Mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/1 con đối với bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc không quá 25.000.000 đồng (hai mươi lăm triệu đồng)/1 con đối với trâu đực giống từ 24 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua một con trâu hoặc một con bò đực giống.
- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đồng (năm mươi ngàn đồng)/1 con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
c) Hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: Hỗ trợ một lần đến 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/1 người.
- Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc: Hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.
4. Thủ tướng Chính đã ban hành Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/2/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tại các văn bản này đã quy định nhiều mức hỗ trợ cụ thể cho người sản xuất giống cây trồng vật nuôi thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
5. Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 183/2010/TTLT/BTC-BNN ngày 15/11/2015 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông. Tại văn bản này có quy định ngân sách khuyến nông trung ương hỗ trợ cho đào tạo, tập huấn và xây dựng mô hình như sau:
a) Người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại tỉnh, thành phố; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện, thị xã; không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nới cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.
b) Người nông dân sản xuất hàng hoá, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định tại điểm a nói trên.
c) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất quy mô cấp vùng, miền, quốc gia theo các mức hỗ trợ sau:
- Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn: ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hoá chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu; ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu.
- Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến, nghề muối và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị: ở địa bàn khó khăn huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang hỗ trợ tối đa 75% chi phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn đồng bằng hỗ trợ tối đa 50%, nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình.
- Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển gần bờ (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối đa 50% chi phí trang thiết bị, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình; Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển xa bờ và tuyến đảo (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối đa 50% chi phí trang thiết bị, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
- Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
77. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri băn khoăn trước việc nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lại phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi. Đề nghị Chính phủ có các giải pháp để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 315/BNN-KH ngày 11/01/2017)
Trong thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành và đã đi vào cuộc sống. Nhằm hỗ trợ, giúp người nông dân ổn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng nông sản mà điều kiện trong nước ta có thể sản xuất được; trong quá trình điều hành, Chính phủ đã nhất quán chủ trương chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ ngành khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt 6 Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chế biến NLTS) và 6 kế hoạch chuyên đề thực hiện các giải pháp, đó là: (1) Rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách; (2) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; (3)Đổi mới và tăng cường công tác khoa học công nghệ; (4) Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Đổi mới cơ cấu, cơ chế và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân và (6) Kiện toàn hệ thống, tổ chức bộ máy quản lư Nhà nước ngành.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cả nước triển khai một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành, cụ thể là:
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo định hướng tái cơ cấu các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản.
- Triển khai thực hiện các chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quyết định số 68/20113/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,... Đồng thời, tiếp tục đề xuất các chính sách cần thiết khác.
- Phối hợp thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư; chấn chỉnh công tác nghiên cứu khoa học, khuyến nông và đào tạo nhân lực; đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN, nông lâm trường quốc doanh; phát triển kinh tế hợp tác; liên kết sản xuất, tăng cường quản lý nhà nước ngành,...
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương tham gia đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản của các nước, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra; tăng cường nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin thị trường cho nông dân.
78. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị có giải pháp để nâng cao ý thức cho người nông dân về quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp sản xuất nông sản, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Trả lời: (Tại Công văn số 1267 /BNN-BVTV ngày 10/02/2017
Giải pháp nâng cao ý thức của người dân về sử dụng thuốc:
Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Chi cục BVTV các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Hội kinh doanh thuốc BVTV, và các tổ chức khác có liên quan phối hợp tổ chức tập huấn cho nông dân kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi phun rải thuốc BVTV, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định về việc sử dụng thuốc BVTV và các chế tài xử phạt khi vi phạm trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Quy định xây dựng chương trình, nội dung tập huấn cho người sử dụng thuốc BVTV cũng đã được Bộ NN&PTNT quy định cụ thể tại Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp sản xuất
Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả thì ý thức trách nhiệm của người sản xuất và cộng đồng rất quan trọng và đóng vai trò quyết định. Người buôn bán, sử dụng thuốc phải có hiểu biết về pháp luật để thấy rõ trách nhiệm của mình và thực hiện tốt. Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò giám sát cộng đồng để nhắc nhở và kịp thời phát hiện sớm, ngăn chặn các vi phạm. Các cán bộ ở cơ sở cũng cần có hiểu biết pháp luật để thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình và có các biện pháp phòng ngừa, cũng như xử lý đúng các vi phạm xảy ra trên địa bàn được giao quản lý. Trong thời gian tới các giải pháp về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả được triển khai đồng bộ cụ thể như sau:
Các địa phương tập huấn về thuốc BVTV theo bộ tài liệu của Cục BVTV đã biên tập theo quy định.
Đổi mới phương thức hướng dẫn với người dân sử dụng thuốc BVTV thông qua các mô hình, hội thảo đầu bờ và Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc BVTV do mình sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.
Phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và thu gom bao bì, rác thải BVTV sau khi sử dụng.
79. Cử tri tp Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, vừa qua các cơ quan chức năng công bố danh mục các loại hải sản an toàn và chưa an toàn để khuyến cáo người dân trong quá trình sử dụng, trong đó, có phân biệt hải sản sinh sống ở tầng mặt và tầng đáy biển. Cử tri cho rằng, với danh mục trên 150 loại hải sản như công bố thì người dân khó có thể phân biệt được đâu là hải sản sạch để sử dụng, gây hoang mang cho nhân dân. Cử tri đề nghị cơ quan chức năng có sự kiểm soát không cho các loại hải sản không đảm bảo an toàn được lưu thông, bày bán trên thị trường thay vì chỉ công bố danh mục để người dân tự phân biệt.
Trả lời: (Tại Công văn số 1168/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 20/9/2016, Bộ Y tế đã công bố kết quả lấy mẫu giám sát đối với hải sản khai thác tại 4 tỉnh miền Trung, theo đó có một số mẫu hải sản tầng đáy được khai thác trong vòng 20 hải lý phát hiện chất ô nhiễm phenol. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng các loài hải sản tầng đáy được khai thác trong vòng 20 hải lý.
Để bảo đảm kiểm soát không để các loại hải sản không bảo đảm ATTP được lưu thông, bày bán trên thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các biện pháp sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu ngư dân không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy, khai thác hải sản trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và yêu cầu lực lượng kiểm ngư phối hợp với thanh tra thủy sản, bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát việc khai thác hải sản trong vùng biển 20 hải lý trở vào. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn lợi hải sản tầng đáy chưa được khôi phục đáng kể nên hầu như không có hoạt động khai thác của ngư dân. Việc Viện Nghiên cứu Hải sản công bố danh sách 154 loại hải sản sống ở tầng đáy trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế để hỗ trợ người dân phân biệt và yên tâm sử dụng các loài hải sản khu vực tầng nổi có kết quả giám sát ATTP đáp ứng quy định.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường giám sát hoạt động khai thác để bảo đảm chỉ các loại hải sản do người dân khai thác đúng quy định mới được đưa vào bờ để tiêu thụ; đồng thời lấy mẫu giám sát ATTP các lô thủy hải sản được nuôi trồng, đánh bắt từ ven biển 4 tỉnh miền Trung khi đưa lên bờ tại cảng cá, bến cá để kiểm nghiệm các chỉ tiêu cadimi, chì, thủy ngân, phenol, xyanua. Trường hợp phát hiện chỉ tiêu ô nhiễm vượt mức quy định hoặc phát hiện tồn dư phenol, cyanua sẽ yêu cầu tiêu hủy theo quy định và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển có mẫu phát hiện không đạt yêu cầu.
80. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đồng tình với chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, đánh bắt hải sản xa bờ. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành chức năng khi đóng tàu cần kiểm định chất lượng hoàn chỉnh, rồi mới bàn giao hướng dẫn cho ngư dân sử dụng nhằm tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản và bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đi biển.
Trả lời: (Tại Công văn số 859/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, ban hành và công bố 21 thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép để người dân đầu tư đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Đồng thời, quá trình điều chỉnh thiết kế đóng mới phải chịu sự giám sát của cơ quan đăng kiểm tàu cá kiểm soát về chất lượng từ ban đầu đến khi hoàn thiện và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tàu cá, thực hiện việc đăng ký, mua bảo hiếm rồi mới đưa vào hoạt động sản xuất. Vì vậy, chất lượng các tàu vỏ thép đóng mới sẽ được đảm bảo về chất lượng và an toàn cho ngư dân khi đi biển.
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP cũng có chính sách hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tống công suất máy chính từ 400CV trở lên và chính sách này đã và đang được các địa phương triển khai để khai thác, sử dụng hiệu quả những tàu cá vỏ thép đóng mới sau khi hoàn thành.
81. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị cho đầu tư xây dựng hệ thống kè mỏ, thềm cơ giảm sóng tại khu vực kè Cồn Tròn xã Hải Hòa và kè Hải Thịnh 3 thị trấn Thịnh Long để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê, kè biển trong phòng chống thiên tai.
Trả lời: (Tại Công văn số 649/BNN-TCTL ngày 18/01/2017)
Nội dung kiến nghị của cử tri, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 8794/BNN-TCTL ngày 18/10/2016 gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, xin gửi kèm theo văn bản này.
82. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Cử tri đề nghị cho nâng cấp bối Yên Trị thành đê chính để chống sạt lở, đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân vì bối Yên trị của huyện Ý Yên hiện bị sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân
Trả lời: (Tại Công văn số 804 /BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Về đề nghị nâng cấp đê bối Yên Trị thành đê chính: Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 đã xác định tuyến đê chính tả Đáy thuộc tỉnh Nam Định là tuyến đê hiện có từ K137+516 đến K204+233. Vì vậy, việc nâng cấp bối Yên Trị, tương ứng từ K164,540 đến K168+880 đê tả Đáy, là không phù hợp quy hoạch.
Về đề nghị phòng, chống sạt lở nhằm đảm bảo an toàn đê bối Yên Trị: Theo Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Để thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cần chủ động tổ chức nghiên cứu lập dự án đầu tư, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với địa phương để thỏa thuận kỹ thuật, lựa chọn giải pháp phù hợp đảm bảo hiệu quả, bền vững, kinh tế; cùng địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí. Nếu được Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ thì nguồn vốn sẽ được chuyển thẳng về cho Tỉnh quản lý, sử dụng. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định để triển khai thực hiện.
83. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Sau sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua cần sắp xếp, tái cơ cấu lại ngành nghề nuôi trồng, khai thác thủy hải sản; sớm có chính sách đầu tư, hỗ trợ, cải hoán, đóng mới tàu cá có công suất lớn để ngư dân đánh bắt xa bờ, vươn khơi bám biển.
Trả lời: (Tại Công văn số 868/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đông bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biến; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biến tại các tỉnh Hà Tình, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.Tại Quỵết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tưcmg Chính phủ về phê duyệt Đề án.
Hiện nay, ngoài các chính sách đã được ban hành trước đây tại Quyết định 48/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân khai thác ở vùng biển xa; Nghị định 67/2014/NĐ- CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. vấn đề cử tri quan tâm đã được đưa vào Mục IV, Phần D, Điều 1 của Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: (1) Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề; (2) Xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất; (3) Hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biên gần bờ ra vùng biên xa bờ.
84. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các cấp, ngành sớm ban hành gói hỗ trợ ngư dân ổn định cuộc sống, có giải pháp đào tạo gắn với giải quyết việc làm một cách ổn định, bền vững đối với các lao động trong độ tuổi, nhất là lao động ven các cụm, khu công nghiệp và lao động vùng bãi ngang ven biển. Vì hiện nay số lao động có việc làm ổn định thường xuyên còn thấp, nhất là sau sự cố môi trường thì lực lượng lao động thiếu việc làm tăng nhiều, các dịch vụ kinh doanh hậu cần nghề cá gặp nhiều khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 863/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ;khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biến tại các Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tại Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án.
Vấn đề cử tri quan tâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ để đưa vào Mục III, Phần D, Điều 1 của Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: (1) Chính sách về bảo đảm sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm; (2) Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
85. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị các bộ, ngành trung ương rà soát, cần có hướng dẫn thống nhất giữa các văn bản quy định về khoảng cách giữa cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ với trường học, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người để địa phương căn cứ triển khai thực hiện. Vì, theo quy định tại Điều 11 và Điều 20 của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm không quy định cụ thể khoảng cách của các cơ sở đến trường học, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người; trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật khác lại quy định rất cụ thể, như: Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Trả lời: (Tại Công văn số 1140 /BNN-PC ngày 08/02/2017)
Thực hiện Luật Đầu tư 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rà soát 69 văn bản, bao gồm 7 Luật, 05 Pháp lệnh, 17 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 39 Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 0/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định 66/2016/NĐ-CP). Nội dung Nghị định 66/2016/NĐ-CP đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, minh bạch các điều kiện đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định được rà soát và chỉ là những điều kiện căn bản, chủ yếu khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư.
Để triển khai thực hiện Nghị định 66/2016/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2655/QĐ-BNN-PC ngày 29/6/2016 về việc bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, cụ thể đã bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh tại 20 Thông tư, Quyết định của Bộ, trong đó có các quy định về địa điểm cơ sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp. Như vậy, đối với điều kiện chăn nuôi tập trung sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 66/2016/NĐ-CP. Đối với cơ sở giết mổ, Bộ đang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ trong đó có quy định cụ thể các yêu cầu về địa điểm.
86. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thuỷ sản còn nhiều bất cập, như: Khoản 2, Khoản 3, Điều 24 (thực tế chưa có văn bản quy định phương pháp, quy trình hướng dẫn xử lý chất thải nuôi thủy sản nên người nuôi không thể áp dụng thực hiện); Điểm a, Khoản 4, Điều 24 (việc điều chỉnh xây dựng theo quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh); Khoản 2, Điều 6 (hiện nay chưa ban hành danh mục các nghề cấm khai thác, nên việc xử lý gặp khó khăn); Khoản 5, Điều 10 (chưa quy định hành vi vi phạm về hoạt động khai thác sai nghề ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản, nên khó khăn trong việc xử lý đối với hành vi này)…
Trả lời: (Tại Công văn số 898/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
1. Về việc chưa có quy định phương pháp, quy trình hướng dẫn nước thải, chất thải trong nuôi trồng thủy sản nên không áp dụng được hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 24 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản:
Theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tiêu chí về xử lý chất thải, nước thải trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, việc áp dụng quy định, quy trình xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản thì áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:QCVN 62-MT:2016/BTNMTvề nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016.
Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản được áp dụng theoNghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
2. Về quy định “địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 24 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản và thực phẩm không quy định các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải nằm trong quy hoạch hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Vì vậy, để quản lý các cơ sở nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ sớm rà soát, sửa đổi và bổ sung Nghị định số 103/2013/NĐ-CPđể phù hợp với quy định tại Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
3. Về việc chưa ban hành danh mục các nghề cấm khai thác nên khó khăn trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013.
Theo quy định tại Điều 8, Luật Thủy sản 2003 và các văn bản hướng dẫn có liên quan quy định “Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương”.
4. Về hành vi về “hoạt động khai thác sai nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản” chưa được quy định tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ sớm rà soát, sửa đổi và bổ sung đối với quy định về “hoạt động khai thác sai nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản”để phù hợp với điều kiện thực tế.
87. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ hỗ trợ điều kiện nâng cấp Cảng cá Trần Đề để phục vụ tốt phương tiện tàu đánh bắt hải sản neo đậu, trú tránh bão, nơi tiêu thụ hải sản của tàu cá các tỉnh.
Trả lời: (Tại Công văn số 473/BNN-KH ngày 13/01/2017)
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cảng cá Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là cảng cá loại I do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư. Vì vậy, việc cử tri và tỉnh Sóc Trăng đề nghị được đầu tư xây dựng cảng cá Trần Đề là hợp lý và cần thiết nhưng với số vốn Bộ được giao, việc đầu tư cảng cá nêu trên có khó khăn. Vốn đầu tư NSTW giai đoạn 2016-2020 của Bộ theo hướng dẫn tại văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ có: 11.132 tỷ đồng, chỉ bằng 53% so với số thông báo trước đây (20.376 tỷ đồng) nên không còn vốn để bố trí cho các dự án khởi công mới.
Tuy vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cảng cá Trần Đề vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, vốn tạm bố trí: 5 tỷ đồng để hoàn tất các công việc cần thiết theo Luật Đầu tư công và có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cấp tiếp số vốn còn thiếu 258 tỷ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có đủ vốn, bố trí khởi công xây dựng cảng cá Trần Đề năm 2018 và sẽ cố gắng kết thúc đầu tư đưa cảng cá Trần Đề vào khai thác sử dụng năm 2020.
88. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động triều cường, tình trạng nước biển dâng, nhiễm mặn, nhiễm phèn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản và đời sống sinh hoạt của người dân. Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư hệ thống đê biển đoạn từ huyện Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu nối dài tỉnh Bạc Liêu.
Trả lời: (Tại Công văn số 806 /BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Hệ thống đê biển tỉnh Sóc Trăng đoạn từ huyện Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu nối dài tỉnh Bạc Liêu đã được sắp xếp đầu tư củng cố, nâng cấp trong “Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 và hàng năm Chính phủ đều bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện. Tuyến đê này cũng nằm trong Quy hoạch hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí nguồn vốn “Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” để đầu tư củng cố, nâng cấp đoạn đê biển tỉnh Sóc Trăng từ cầu Mỹ Thanh 2 đến ranh giới Bạc Liêu, trong đó bao gồm cả đoạn đê cử tri đề nghị.
Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng chuyển kiến nghị đến Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ theo quy định để chống xuống cấp, hư hỏng.
89. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, một phần do thiên nhiên, nhưng nguyên nhân chính là do con người khai thác bằng xung điện và các công cụ đánh bắt tất cả kể cá con và cá trong mùa sinh sản … Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cử tri đề nghị các cơ quan chức năng có hình thức chế tài thật nghiêm đối với hành vi đánh bắt cá bằng xung điện, các công cụ đánh bắt làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt là có hình thức phạt tù đối với trường hợp đánh bắt vào thời điểm cá sinh sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 899/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 đã quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản bằng hình thức phạt tiền và tịch thu trang thiết bị, phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này chưa đủ răn đe các đối tượng nên vẫn còn hiện tượng sử dụng xung điện để khai thác thủy sản.
Để xử lý nghiêm đối với các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản đã được quy định tại Khoản 1, Điều 242, Bộ Luật hình sự 2015 về hành vi“Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” qua đó việc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, đến nay Bộ Luật hình sự 2015 chưa có hiệu lực thi hành nên các hành vi nêu trên không xử lý hình sự được.
90. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có cơ chế, chính sách quan tâm, hỗ trợ để người dân yên tâm đầu tư, ổn định làm ăn và tập trung nhiều hơn cho việc phát triển kinh tế biển qua các ngành nghề như: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 867/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9 tháng 02 năm 2007 thông qua tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan tâm hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất, một số chính sách quan trọng như sau:
- Chính sách phát triển thủy sản tập trung hỗ trợ ngư dân nâng cấp, cải hoán, đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ vay vốn lưu động phục vụ sản xuất; hỗ trợ cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách phát triển thủy sản)
- Chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản, dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa có hỗ trợ đối với tàu có công suất từ 90 cv trở lên hoạt động trên vùng biển xa mua mới, đóng mới, kinh phí sửa chữa tàu cá; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên; hỗ trợ giảm bớt khó khăn về tài chính và nghĩa vụ trả nợ vay đầu tư đối với chủ tàu có tàu bị đâm hư hỏng, chìm tàu khi đang hoạt động trên các vùng biến xa. (theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác nuôi trồng hải sản và khai thác hải sản trên các vùng biển xa).
Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực khai thác thủy sản nhằm hỗ trợ ngư dân, các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến kinh doanh thủy sản đầu tư máy móc, trang thiết bị, hầm bảo quản để bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trong khai thác, thu mua, chế biến thủy sản (theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp).
91. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho ngành thủy sản, đặc biệt đối với những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để nâng cao chất lượng, giá trị các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ người dân tìm kiếm thị trường mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1418/BNN-TCTS ngày 15/02/2017)
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích xây dựng mô hình, hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản như: Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó có Đề án phát triển cá tra; Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đánh giá, rà soát tổng thể ngành để đề xuất Chính phủ ban hành nhóm chính sách phát triển ngành Thủy sản thay thế các chính sách hiện có để đảm bảo ngành Thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững. Bộ NN&PTNT cũng đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ (1) Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành tôm Việt Nam, (2) Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ để đưa tôm vào danh mục sản phẩm quốc gia và có chương trình khoa học công nghệ riêng cho tôm nước lợ. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã và sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở rộng thị trường giải quyết các khó khăn cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở nước ta trên thị trường thế giới.
92. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Hiện nay Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người dân sản xuất lúa, riêng người dân sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư hỗ trợ thỏa đáng. Đề nghị sắp tới Nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ thêm cho người dân trong lĩnh vực sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản khi có rủi ro.
Trả lời: (Tại Công văn số 822/BNN-TCTS ngày 23/01/2017)
Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và lĩnh vực sản xuất nuôi trồng thủy sản nói riêng. Ngoài những chính sách chung ưu đãi về đất đai, thuế, đầu tư, Chính phủ còn có các cơ chế chính sách như:
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên hai quyết định này vẫn còn thiếu một số đối tượng như muối và một số loài thủy sản nuôi. Vì vậy ngày 09/01/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bênh để thay thế hai quyết định trên.
- Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đã thí điểm đối với tôm và cá tra ở một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long và hiện tại Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, Ngành liên quan xây dựng Nghị định về chính sách bảo hiểm nông nghiệp, trình Chính phủ trong tháng 4 năm 2017.
- Ngoài ra còn một số chính sách khác được quy định tại Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển muối; Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, do Việt Nam đã là thành viên của WTO nên các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo không trái với điều ước của WTO và đảm bảo hài hòa giữa các lĩnh vực và khả năng ngân sách của Nhà nước.
93. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Việc thực hiện giai đoạn 2 của Dự án cải tạo Đầm Nại thực hiện quá chậm nên đang có nhiều nhiều diện tích đất bị ngập nước, gây thiệt hại cho cho bà con sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Cử tri kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét, bố trí vốn để thực hiện Dự án này.
Trả lời: (Tại Công văn số 167/BNN-KH ngày 06/01/2017)
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án đầu tư: Cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi cấp thoát nước mặn, lợ, ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận. Thời gian khởi công hoàn thành: 2012-2016.
Bộ đã bố trí đầy đủ vốn để thực hiện dự án theo tiến độ được duyệt. Hiện chủ đầu tư - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận đang lập báo cáo hoàn công, kiểm toán và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định hiện hành và bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thấy tỉnh Ninh Thuận đề xuất đầu tư dự án giai đoạn II. Nếu sau khi giám sát, đánh giá dự án đầu tư, thấy rằng cần thiết phải đầu tư giai đoạn II, đề nghị tỉnh Ninh Thuận đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của tỉnh Ninh Thuận và xúc tiến các công việc tiếp theo Luật Đầu tư công để công trình sớm được khởi công xây dựng.
94. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Tỉnh Đắk Lắk và Tây nguyên nói chung đang đối mặt với thực trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất mà nguyên nhân chính là do diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn nước ngầm tụt do khai thác tràn làn. Để khắc phục tình trạng trên, cử tri đề nghị quan tâm đầu tư hồ đập thủy lợi, kênh, mương dẫn nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất của người dân.
- Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tầng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk biến động, tụt giảm, nhiều vùng trồng cà phê, hồ tiêu, Ca Cao thiếu nước tưới, năng suất cây trồng không đạt, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dan. Đề nghị tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Lắk xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi lớn và vừa, đảm bảo giữ nguồn nước sản xuất, phục vụ sinh hoạt của người dân, giúp Đắk Lắk triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thủy lợi vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.
Trả lời: (Tại Công văn số 1263/BNN-TCTL ngày 10/02/2017)
Trong thời gian gần đây, khu vực Tây Nguyên chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng hạn hán, thiếu nước. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa bị thiếu hụt, tác động của con người làm diện tích rừng bị thu hẹp, phát triển nông nghiệp vượt quá khả năng nguồn nước, khai thác nước ngầm quá mức...v.v. Đối với cây trồng nói chung, đặc biệt là cây cà phê, việc cấp đủ nước sẽ bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Để bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân, trong đó có việc triển khai Đề án phát triển thủy lợi vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương quan tâm chỉ đạo và thực hiện từ nhiều năm nay. Đắk Lắk là địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, do vậy được ưu tiên kinh phí để đầu tư công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước. Điển hình, một số hệ thống thủy lợi lớn đã được đầu tư xây dựng thời gian qua, như: Krông Pách Thượng, tưới 14.000 ha; Ia Súp Thượng, tưới 8.000 ha; Krông Búk Hạ, tưới 11.400 ha..v.v, các công trình này đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ sản xuất và dân sinh.
Trong thời gian tới, một số công trình thủy lợi trọng điểm ở tỉnh Đắk Lắk, có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục được xem xét đầu tư xây dựng thông qua các nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, ODA,…v.v, điển hình như: Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên”; trong đó, tỉnh Đắk Lắk gồm có 4 tiểu dự án, tưới cho 4.470 ha; Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập”, đầu tư sửa chữa nâng cấp 26 hồ chứa, tưới 5.200 ha; Dự án Hồ chứa nước Ea H’leo 1, tưới 5.000 ha..v.v.
Để công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước hiệu quả, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp thứ tự ưu tiên để có kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng nguồn vốn, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để sửa chữa công trình đầu mối các hồ chứa nước xung yếu, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, đồng thời tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh và bảo đảm an toàn công trình.
95. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án điều tiết nước vùng hạ lưu sông Thái Bình để cung cấp đủ lượng nước ngọt cho sinh hoạt của người dân và sản xuất trong khu vực này.
- Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ sớm bố trí vốn xây dựng trạm bơm Cộng Hiền, Cống Đợn (xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo); sớm xây dựng đập Đò Hàn, đập Sông Hóa để khắc phục úng lụt, phňng chống nước biển dâng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1008/BNN-KH ngày 03/02/2017)
1. Về bố trí nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điều tiết nước vùng hạ lưu sông Thái Bình:
Dự án đập ngăn mặn trên sông Thái Bình để điều tiết nước vùng hạ lưu sông Thái Bình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ đầu tư sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 (tờ trình số 39/TTr-BTNMT ngày 29/8/2016), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 8274/BNN-TCTL ngày 30/9/2016 thống nhất danh mục đầu tư dự án; hiện nay các Bộ, ngành đang thẩm định để trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Thành phố Hải Phòng triển khai dự án.
2. Về bố trí vốn xây dựng trạm bơm Cộng Hiền, Cống Đợn, đập Đò Hàn, đập Sông Hóa để khắc phục úng lụt, phòng, chống nước biển dâng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong thời gian tới: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang làm việc với các nhà tài trợ như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hàn Quốc (KEXIM) để hỗ trợ nguồn vốn ODA đầu tư dự án.
Ngoài biện pháp công trình, hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam điều tiết các hồ chứa thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà để bổ sung dòng chảy cho hạ du, phục vụ gieo cấy vụ Đồng Xuân khu vực Trung du, Đồng bằng Bắc bộ, trong đó có Thành phố Hải Phòng; Riêng năm 2017 dự kiến có 3 đợt xả nước trong 18 ngày, bắt đầu từ 10/01/2017 đến 13/2/2017 (đã xả nước đợt 1 từ ngày 10/01/2017 đến ngày 15/01/2017); đồng thời Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, khắc phục thiên tai.
96. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về mức hỗ trợ đối với mức cấp bù do miễn thu thủy lợi phí: Hiện mức hỗ trợ đối với mức cấp bù do miễn thu thủy lợi phí được quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đang áp dụng mức hỗ trợ 1.267.000 đồng/ha/vụ đối với đất trồng lúa (mức hỗ trợ đất trồng màu bằng 40% đất trồng lúa) là thấp, chưa phù hợp với thực tế, kinh phí chưa đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi và phụ cấp cho Tổ hợp tác dùng nước để vận hành, quản lý dẫn nước tưới và diễn biến thời tiết trong thời gian qua bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra. Đề nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ kinh phí để việc duy trì các công trình hoạt động thường xuyên đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 456/BNN-TCTL ngày 13/01/2017)
Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách miễn thuỷ lợi phí và chính sách này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, mức miễn thuỷ lợi phí được tính ở điều kiện vận hành máy móc, công trình trong thời tiết bình thường.
Khi thời tiết xảy ra các hiện tượng bất thường (mưa lũ, hạn hán, xâm nhập mặn... ) thì Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai. Tỉnh Quảng Ngãi đã được cấp kinh phí hỗ trợ kinh phí phòng chống thiên tai năm 2015: 36,5 tỷ đồng, năm 2016: đã hỗ trợ 27,8 tỷ đồng, đang đề xuất hỗ trợ tiếp 70 tỷ đồng.
Thực hiện Luật Phí và Lệ phí, từ ngày 01/01/2017, thủy lợi phí được chuyển thành giá dịch vụ thủy lợi, nhưng vẫn được Nhà nước trợ giá dịch vụ thủy lợi để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi căn cứ các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các chính sách trong lĩnh vực thủy lợi.
97. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm sớm đầu tư kinh phí để nạo vét kênh Vĩnh Tế (nối liền 02 tỉnh An Giang và Kiên Giang), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân 02 tỉnh lưu thông và phục vụ sản xuất nông nghiệp nâng cao đời sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 1009/BNN-KH ngày 03/02/2017)
Dự án Kênh Vĩnh Tế tỉnh An Giang - Kiên Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán tại Quyết định số 1551/QĐ-BNN-XDCB ngày 28/5/1998 với tổng mức đầu tư 137,919 tỷ đồng (tính theo giá quý I năm 1998) và đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2002. Nhiệm vụ công trình Kênh Vĩnh Tế: Là trục tiêu thoát chính, cùng với các công trình trong vùng Tứ Giác Long Xuyên làm nhiệm vụ tiêu thoát lũ từ Campuchia ra biển Tây; Tạo nguồn ngọt tưới cho 35.000ha đất canh tác nông và lâm nghiệp của tỉnh An Giang và Kiên Giang, kết hợp phát triển giao thông thủy bộ, tạo địa bàn xây dựng khu dân cư, bảo đảm an toàn trong mùa lũ, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang được đầu tư một số công trình từ nguồn vốn trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (Tiểu dự án hợp phần cung cấp nước và Vệ sinh nông thôn, Tiểu dự án Cống Kênh Cụt, Tiểu dự án Ô Môn-Xà No: thuộc dự án WB6 thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA;...). Bộ đã đề xuất dự án Hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé với tổng mức đầu tư 3.300 tỷ đồng vào Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ và đang thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Hiện tại, Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ đã được Chính phủ thông qua và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Việc bố trí nguồn vốn thực hiện sớm dự án như đề nghị của tỉnh Kiên Giang: Bộ Nông nghiệp và PTNT ủng hộ về mặt chủ trương đầu tư và ghi nhận kiến nghị của Tỉnh. Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh để làm việc với các nhà tài trợ sử dụng nguồn vốn vay ODA hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để dự án được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.
98. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Thời gian qua, Nhà nước rất quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cử tri rất đồng tình. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng rõ nét và phức tạp hơn. Kiến nghị Nhà nước có những giải pháp đồng bộ và kịp thời hơn, kể cả giải pháp công trình và phi công trình, giải pháp trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ của công trình đê Sông Tiền để chống tình trạng xâm nhập mặn. Đồng thời tìm biện pháp hỗ trợ thiết thực để người dân vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn, góp phần xây dựng thành công chủ trương phát triển nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1338/BNN-TCTL ngày 14/02/2017)
Do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, từ cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta; khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; trong đó, riêng tỉnh Bến Tre có diện tích cây trồng bị thiệt hại khoảng 20.000 ha. Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân.
Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước..v.v.;
Việc đầu tư các công trình thủy lợi để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng là một trong các giải pháp lâu dài quan trọng, đã và đang được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng. Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trong đó, xác định các danh mục công trình cụ thể để xem xét từng bước đầu tư.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai Dự án Thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 (xây dựng các cống Định Trung, Sơn Đốc, nạo vét kênh thượng nguồn Ba Lai, nâng cấp đê sông Tiền,..). Bên cạnh đó, đang chuẩn bị thực hiện các dự án: (i) Dự án “Quản lý nước Bến Tre” (JICA3) vay vốn của Chính phủ Nhật Bản có nhiệm vụ: bảo vệ và nâng cao sử dụng nguồn nước theo hướng tổng hợp nhằm nâng cao lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hạng mục công trình dự kiến xây dựng, gồm: cống An Hóa, cống âu Bến Tre, Tân Phú, Bến Rớ, Cái Quao, cống âu Vàm Nước Trong và cống Âu Vàm Thơm, tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng; (ii) Dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre, tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đê cửa sông Tiền như đề nghị của cử tri là cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, hệ thống đê có chiều dài lớn, để đầu tư hoàn thiện đòi hỏi kinh phí lớn, thực hiện trong thời gian dài, cần lồng ghép cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Để hỗ trợ thiết thực người dân vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn, hiện nay, Nhà nước đang thực hiện một số chính sách hỗ trợ các địa phương, người dân vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, như: hỗ trợ kinh phí vượt định mức để bơm nước (điện, dầu), nạo vét hệ thống kênh trục phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô theo Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016. Theo đó, riêng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, tỉnh Bến Tre đã được hỗ trợ năm 2014 là: 24,8 tỷ đồng, năm 2015 là: 11,2 tỷ đồng, năm 2016 là: 39,2 tỷ đồng.
Để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh để cân đối, sắp xếp ưu tiên trong kế hoạch của tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
99. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ trình Chính phủ quan tâm, sớm đầu tư đập thủy lợi Tầu Dầu (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai); nhân dân mong chờ Chính phủ sớm triển khai xây dựng công trình. Hiện nay, nhân dân địa phương chủ yếu làm hoa màu, với sản lượng khoảng 250 tấn rau quả/ngày nhưng địa bàn rất thiếu nước, mực nước ngầm tụt giảm, nếu không sớm đầu tư không những thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt của nhân dân cũng thiếu.
Trả lời: (Tại Công văn số 188/BNN-KH ngày 09/01/2017)
Dự án hồ chứa nước Tầu Dầu, tỉnh Gia Lai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 (Tờ trình số 39/TTr-BTNMT ngày 29/8/2016); Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến đồng thuận việc đầu tư dự án tại văn bản số 8274/BNN-TCTL ngày 30/9/2016. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện lại danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường (là chủ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh) sẽ hướng dẫn tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện dự án theo quy định.
101. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị xem xét đầu tư Dự án hồ chứa nước Khuổi Tráng, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân thị trấn Bằng Lũng và các xã lân cận.
Trả lời: (Tại Công văn số 178/BNN-KH ngày 06/01/2017)
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay, đối với lĩnh vực thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện đầu tư các dự án: Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ Nam Cường bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư 67,586 tỷ đồng, Hồ chứa nước Nặm Cắt bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2016 với tổng mức đầu tư 441,528 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn cũng đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông bố trí nguồn vốn trung hạn 2016-2020 để đầu tư các dự án: Hồ chứa nước Khuổi Hủ, huyện Na Rì với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng (tại văn bản số 763/UBND-KTTH ngày 03/3/2016), Kè sông Cầu đoạn qua thành phố Bắc Kạn với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng (tại văn bản số 5400/UBND-KTTH ngày 05/12/2016) và bổ sung vốn để hoàn thành dự án Hồ chứa nước Nặm Cắt.
Do nguồn vốn trung hạn 2016-2020 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý thấp hơn nhiều so với nhu cầu nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện mới dự kiến bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 để đầu tư dự án Kè sông Cầu đoạn qua thành phố Bắc Kạn.
Vì vậy, đối với dự án Hồ chứa nước Khuổi Tráng, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Bắc Kạn cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư của Tỉnh hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Trường hợp quá khó khăn, đề nghị Tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét, hỗ trợ.
100. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị bổ sung quy định đầu tư hệ thống ống dẫn nước thay cho kênh mương trong danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (chương trình 135). Hiện nay, với điều kiện miền núi diện tích đất trồng lúa nhỏ lẻ, việc xây dựng kênh mương khó thực hiện với điều kiện địa hình miền núi, việc đầu tư hệ thống kênh mương là không cần thiết, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 1040/BNN-KTHT ngày 06/02/2017)
Tại Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chỉ nêu các nội dung hỗ trợ của các tiểu Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu thuộc Chương trình 135, như: Đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; trường, lớp học đạt chuẩn; bến cá, bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối; công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân,… Như vậy, ống dẫn nước tưới nằm trong nội dung hỗ trợ công trình thủy lợi. Việc thiết kế công trình thủy lợi bao gồm các hạng mục trong đó có ống dẫn nước tưới phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, do địa phương quyết định.
101. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ trình Chính phủ bổ sung vốn để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng nhằm phát huy hiệu quả của công trình thủy lợi Ia Mlah.
Trả lời: (Tại Công văn số 189/BNN-KH ngày 09/01/2017)
Dự án Hồ chứa nước IaMlah, tỉnh Gia Lai được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (điều chỉnh) tại Quyết định số 1983/QĐ-BNN-XD ngày 15/7/2009 với tổng mức đầu tư 723,993 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó: Hợp phần công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh cấp I có Ftưới > 150 ha do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đầu tư đã hoàn thành năm 2013; Hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư và hệ thống kênh cấp I có Ftưới < 150 ha; kênh nội đồng; khai hoang xây dựng đồng ruộng (giá trị 225,397 tỷ đồng) Chính phủ bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh Gia Lai thực hiện (không bố trí vốn qua Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Việc tiếp tục bố trí vốn để hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng hồ chứa nước IaMlah nhằm phát huy hiệu quả của công trình là cần thiết. Tuy nhiên theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì đối với phần kênh có Ftưới < 150 ha thuộc dự án hồ chứa nước IaMlah không được phép tiếp tục bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện.
Hiện nay, một phần kênh mương nội đồng của công trình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào đầu tư trong hợp phần Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực công trình thủy lợi IaMlah (giá trị 104,89 tỷ đồng) thuộc dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, vay vốn ADB. Đối với phần kênh mương nội đồng còn lại đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trao đổi với UBND tỉnh Gia Lai, ưu tiên bố trí vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Tỉnh hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
102. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ quan tâm tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm bảo đảm chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 712/BNN-TCTL ngày 19/01/2017)
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư hoàn thành một số công trình thủy lợi như Hồ chứa nước Ya Ring (tưới 2.300 ha), Hồ chứa nước Ea MLá (tưới 5.150 ha), Hồ chứa nước PleiPai- Ia Lốp (hợp phần thuộc Dự án Ia Mơr, tưới 1.847 ha). Các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả cấp nước tưới cho cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Theo dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp & PTNT sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Ia Mơr giai đoạn 2 (hoàn thiện hệ thống kênh), triển khai Dự án Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) và Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, theo dự kiến danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu (Tờ trình số 4875/BTNMT-KH ngày 26/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ đầu tư Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (dung tích 10 triệu m3) và Hồ chứa nước Tầu Dầu 2.
Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có ý kiến với UBND tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; đồng thời tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.
103. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Tình hình sản xuất lúa nước ở miền núi còn nhiều khó khăn, chi phí cao và giá lúa thấp nên nông dân bỏ ruộng. Đề nghị Chính phủ có chính sách miễn, giảm thủy lợi phí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để khuyến khích người dân canh tác lúa nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 454/BNN-TCTL ngày 13/01/2017)
Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách miễn thuỷ lợi phí và chính sách này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, chính sách miễn thuỷ lợi phí thực hiện đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, làm muối; diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo; không phân biệt đối tượng là đồng bào miền xuôi, miền ngược hay dân tộc thiểu số.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai căn cứ các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện chính sách trong lĩnh vực thủy lợi.
104. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Nhằm góp phần điều tiết nguồn nước ngọt trong mùa mưa và mùa khô, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nhất là chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khi nắng hạn, xâm nhập mặn và hạn chế đến mức thấp nhất tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Long An xác định mục tiêu cần xây dựng hồ chứa trữ nước ngọt là rất cần thiết. Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tỉnh xây dựng 02 hồ chứa nước ngọt tại huyện Thạnh Hóa và huyện Vĩnh Hưng, diện tích khoảng 100 ha/hồ, tổng kinh phí đầu tư khoảng 490 tỷ đồng/hồ, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ 390 tỷ đồng; ngân sách địa phương 100 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và chi phí khác. Kiến nghị, Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí giai đoạn 2017-2020 để thực hiện đầu tư dự án.
Trả lời: (Tại Công văn số 952/BNN-KH ngày 25/01/2017)
Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Long An đã được đầu tư một số công trình thủy lợi từ nguồn vốn trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (Nạo vét kênh Đồng Tiến - Lagrange, Nạo vét kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông, Dự án thủy lợi Bảo Định: từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Dự án thủy lợi Phước Hòa: từ nguồn vốn vay ODA;...) với nhiệm vụ chính nhằm tăng cường khả năng giữ ngọt, ngăn mặn, cấp nước, thoát lũ, đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu trong khu vực dự án. Đến nay các công trình đã hoàn thành, đưa vào vận hành sử dụng đáp ứng được mục tiêu đầu tư của dựa án.
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt vào mùa khô cuối năm 2015, đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1681/TTg-KTTH ngày 22/9/2016 về việc hỗ trợ vốn để thực hiện một số dự án cấp bách phòng, chống khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó, tỉnh Long An đã được hỗ trợ 03 dự án mở mới (Nạo vét kênh Rạch Chanh - Trị Yên; Nạo vét sông Vàm Cỏ Tây đoạn sông Lò Gạch - Bầu Nâu; Trạm cấp nước Irung ấp Phước Thới, xã Phước Lại và ấp 4 xã Mỹ Quý Tây) với tổng số vốn là 58 tỷ đồng để thực hiện ngay trong năm 2016.
Bên cạnh một số giải pháp, công trình nhằm giải quyết vấn đề trước mắt và khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu mang tính cấp bách thì cần phải phù hợp, hài hòa với giải pháp lâu dài, bền vững. Bộ Nông nghiệp và PTNT ủng hộ về mặt chủ trương đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên việc xây dựng 02 hồ chứa nước ngọt như đề nghị của tỉnh Long An thì trước hết đề nghị Tỉnh rà soát quy hoạch thủy lợi của Tỉnh, trong đó có bổ sung việc xây dựng các hồ chứa nước ngọt làm cơ sở để thực hiện đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Ngay sau khi quy hoạch điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề nghị tỉnh sắp xếp thứ tự các dự án ưu tiên đầu tư trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo Luật Đầu tư công.
105. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng cạn kiệt nguồn nước do việc biến đổi khí hậu và các Quốc gia ở đầu nguồn sông Mê Kông xây dựng các đập thủy điện. Kiến nghị Nhà nước nghiên cứu giải pháp lâu dài để tích trữ nguồn nước phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Thực trạng, những năm gần đây, 2 dòng sông Tiền và sông Hậu không còn mùa nước nổi như trước.. Cử tri lo lắng trước tình hình xây đập thủy điện của Trung Quốc, Lào, Campuachia ngăn dòng sông MêKông, hạn chế dòng chảy về hạ lưu, đồng thời với ảnh hưởng của BĐKH và xâm ngập mặn đã tác động sản xuất nông nghiệp. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan xúc tiến nhanh các giải pháp để khắc phục tình hình trên, sớm có Dự án xây dựng hồ trữ nước ngọt ở ĐBSCL để phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân và bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 1415/BNN-TCTL ngày 15/2/2017)
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng nước ở thượng nguồn, đặc biệt là phát triển thủy điện tại các nước thượng nguồn sông Mê Kông, như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Capuchia làm cho nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khan hiếm, gây ra xâm nhập mặn trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như nguồn lợi thủy sản do lũ đem lại. Điển hình, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu tác động nặng nề của đợt xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; đề nghị các nước thượng nguồn sông Mê Kông tăng cường xả nước các hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho hạ du.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,... xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Đối với việc đầu tư xây dựng công trình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trong đó, đã xác định cụ thể danh mục công trình để xem xét đầu tư. Xây dựng các hồ chứa nước ngọt để trữ nước là một trong các loại công trình thủy lợi được nghiên cứu, xem xét đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất xây dựng hồ trữ nước ngọt tại tỉnh Cà Mau trong khuôn khổ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (vốn vay Ngân hàng Thế giới). Ngoài ra, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều công trình thủy lợi lớn có nhiệm vụ kiểm soát, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang được chuẩn bị xây dựng, như: Hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn- Cái Bé (tỉnh Kiên Giang, tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng), Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (vốn vay JICA, tổng kinh phí 5.200 tỷ đồng), Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng)...
Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang thực hiện Dự án quản lý và giảm nhẹ lũ và hạn vùng sông Mê Kông mở rộng (ADB-GMS1); Tiểu dự án nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp) thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long; Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VN.SAT.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến đầu tư các công trình, như: Dự án hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực tây đường tránh thành phố Long Xuyên; Dự án sửa chữa nâng cấp cống Trà Sư- cống Tha La; Tiểu dự án tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long; Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VN.SAT.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, An Giang kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
106. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ sớm đầu tư duy tu, sửa chữa các công trình cống, đập ngăn mặn, giữ ngọt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhất là tại các huyện phía Đông nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng chống biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tạo điều kiện để người dân có đủ nước ngọt để sinh hoạt và canh tác, nhất là trong mùa khô, tránh tình trạng thiên tai về hạn mặn gây thiệt hại lớn cho người nông dân như thời gian vừa qua.
Trả lời: (Tại Công văn số 1341/BNN-TCTL ngày 14/02/2017)
Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình, đợt hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino xảy ra từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh một số khu vực ở nước ta; vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2015-2016.
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Trong các giải pháp lâu dài ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc đầu tư các dự án xây dựng công trình là một trong các giải pháp quan trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trong đó, xác định cụ thể danh mục công trình để xem xét đầu tư.
Về việc ưu tiên đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, nhiều công trình lớn đã được Nhà nước quan tâm bố trí kinh phí xây dựng, góp phần quan trọng trong việc phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua. Trong thời gian tới, nhiều dự án xây dựng công trình thủy lợi đang được xem xét bố trí kinh phí thực hiện, như: (i) ở khu vực Nam Trung Bộ: hồ Đồng Mít (tỉnh Bình Định, tưới 1.100 ha), hồ Mỹ Lâm (tỉnh Phú Yên, tưới 2.500ha), hồ sông Chò 1 (tỉnh Khánh Hòa, tưới 2.500 ha), hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, (tỉnh Ninh Thuận, dung tích trữ nước 200 triệu m3), hồ sông Lũy (tỉnh Bình Thuận, hỗ trợ tưới 32.000 ha); (ii) ở khu vực Tây Nguyên: Hồ chứa nước Ea H’leo 1 (tỉnh Đắk Lắk, tưới 4.100 ha), Dự án JAMơ giai đoạn 2 (tỉnh Gia Lai, tưới 12.500 ha); hiện nay, đang chuẩn bị đầu tư Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các tỉnh chịu hạn hán khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (vốn vay ADB, tổng kinh phí ước tính 130 triệu USD..v.v. (iii) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có các dự án: Hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang, tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng), trạm bơm Xuân Hòa, cống Âu thuyền Ninh Qưới, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (vốn vay JICA, tổng kinh phí 5.200 tỷ đồng), Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (vốn vay WB, tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng). Ngoài ra, để bảo đảm an toàn và nâng cao năng lực các hồ chứa nước hiện có, Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (vay vốn WB) đang được triển khai thực hiện.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, việc đầu tư duy tu, sửa chữa các công trình cống đập ngăn mặn, giữ ngọt, nhất là tại các huyện phía Đông như ý kiến cử tri nêu, đã được quan tâm thực hiện. Theo Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, từ năm 2009 đến năm 2016, tỉnh Tiền Giang đã được bố trí tổng cộng 196 tỷ đồng để thực hiện duy tu, nâng cấp hệ thống đê biển ngăn mặn. Bên cạnh đó, hiện nay, hàng loạt dự án có mục tiêu kiểm soát mặn vùng Gò Công đang được thực hiện, như: Dự án gây bồi, tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Gò Công Đông (có xây dựng các cống Sơn Quy, Salicette, Nguyễn Văn Côn, Thủ Ngữ và Rạch Chợ và nạo vét kênh); Dự án lắp đặt cửa cưỡng bức tại cống Xuân Hòa, có mục tiêu tăng cường khả năng lấy nước ngọt qua cống vào mùa xâm nhập mặn. Đối với vùng Bảo Định, ngoài các công trình vừa hoàn thành và đưa vào khai thác trong khuôn khổ Dự án thủy lợi Bảo Định giai đoạn 2, hiện đang chuẩn bị các bước cần thiết để xây dựng cống Xoài Hột, có mục tiêu ngăn mặn, bảo vệ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Mỹ Tho và khu vực Gò Công, nhất là vào những năm xâm nhập mặn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tại vùng cù lao Tân Phú Đông, địa phương đã đầu tư lắp đặt tuyến ống vượt sông Cửa Tiểu để cấp nước sinh hoạt từ mùa khô năm 2016.
Ngoài ra, Nhà nước đang thực hiện một số chính sách hỗ trợ các địa phương, người dân vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, như: hỗ trợ kinh phí vượt định mức để bơm nước (điện, dầu), nạo vét hệ thống kênh trục phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô theo Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016. Theo đó, riêng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, một số năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đã được hỗ trợ năm 2014 là: 14,5 tỷ đồng, năm 2015 là: 25,4 tỷ đồng, năm 2016 là: 41,5 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí quan trọng, hỗ trợ địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
Trong đợt xâm nhập mặn ảnh hưởng mùa khô năm 2015-2016, Tiền Giang được đánh giá là một trong những địa phương đã thực hiện việc phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đạt hiệu quả cao, giảm thiểu được thiệt hại ở mức thấp. Để đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh trong thời gian tới, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường triển khai các giải pháp đồng bộ về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
107. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ xem xét, có phương án đầu tư đê bao khép kín toàn huyện Tân Phú Đông để vừa thực hiện ngăn mặn, vừa chống sạt lỡ nhằm chủ động ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 722/BNN-TCTL ngày 20/1/2017)
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang thực hiện đầu tư các dự án thủy lợi: Hoàn thiện dự án Bảo Định 2 với tổng mức đầu tư 981,947 tỷ đồng (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ), Kiểm soát và giảm rủi ro do lũ vùng Ba Rài-Phú An và Dự án Nâng cấp hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn vùng Gò Công (nguồn vốn ODA).
Việc đầu tư tuyến đê bao huyện Tân Phú Đông để ngăn mặn và chống sạt lở nhằm chủ động ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu là cần thiết và đã được xác định trong Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang).
Hiện nay, trong Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến đầu tư Dự án Trạm bơm cống Xuân Hòa phục vụ tiếp nước ngọt cho 50.000 ha. Do nguồn vốn trung hạn 2016-2020 của Bộ được giao quản lý còn hạn chế, đối với Dự án đầu tư tuyến đê bao khép kín huyện Tân Phú Đông, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang có ý kiến với UBND Tỉnh cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư của địa phương và huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình; đồng thời tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.
108. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ quan tâm hỗ trợ thêm nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh đê biển Gò công nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân và ổn định sản xuất trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển ngày càng dâng cao.
Trả lời: (Tại Công văn số 955/BNN-KH ngày 25/01/2017)
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 với mục tiêu hoàn thiện hệ thống đê biển khép kín từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang để phòng tránh những tác động bất lợi từ biển, bảo vệ dân sinh và phát triển kinh tế - xă hội bền vững của các địa phương ven biển thích ứng với nguy cơ nước biển dâng và những tác động xấu của biến đổi khí hậu; đồng thời từng bước hình thành trục giao thông ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng vùng ven biển.
Hàng năm Chính phủ đều bố trí vốn để hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình. Tính đến hết năm 2016, Ngân sách trung ương đã hỗ trợ tỉnh Tiền Giang trên 150,8 tỷ đồng để thực hiện việc củng cố, nâng cấp các tuyến đê đê biển (bao gồm đê biển Gò Công), trong đó năm 2016 tỉnh được Ngân sách trung ương hỗ trợ là 26 tỷ đồng.
Việc đầu tư hoàn chỉnh đê biển Gò Công để ngăn mặn và chống sạt lở nhằm chủ động ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu là cần thiết và đã được xác định trong Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang). Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh tuyến đê biển này từ kế hoạch năm 2016 được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, vì vậy đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang có ý kiến với UBND Tỉnh để tổng hợp trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư của địa phương. Trong đó tập trung nguồn vốn, ưu tiên đầu tư những hạng mục cấp bách đảm bảo an toàn đê điều, phòng, chống lụt bão.
109. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Hiện nay xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp theo hai hướng biển Đông (Sông Hậu) và biển Tây. Đề nghị Chính phủ sớm có chủ trương đầu tư dự án hệ thống cống Cái Lớn – Cái Bé (biển Tây) và tiến tới hoàn chỉnh hệ thống cống Ninh Quới và Nam Chắc Băng nhằm kiểm soát xâm nhập mặn của toàn dự án quản lộ Phụng hiệp. Nghiên cứ tiền khả thi hệ thống cống ở các đầu kênh đổ ra Sông Hậu để ngăn mặn triệt để từ biển Đông. Có kế hoạch triển khai dự án cống ngăn mặn Cái Lớn – Cái Bé và có chủ trương nạo vét hệ thống kênh thủy lợi cấp 1 liên tỉnh lấy nước từ Sông Hậu để tiếp nước ngọt cho các vùng bị hạn và xâm nhập mặn của tỉnh Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực.
Trả lời: (Tại Công văn số 1408/BNN-KH ngày 15/02/2017)
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt vào mùa khô cuối năm 2015, đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1681/TTg-KTTH ngày 22/9/2016 về việc hỗ trợ vốn để thực hiện một số dự án cấp bách phòng, chống khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó, tỉnh Hậu Giang đã được hỗ trợ 02 dự án mở mới (Cống Hậu Giang 3, huyện Long Mỹ; Nạo vét kênh Ranh, huyện Châu Thành A và huyện Vị Thủy) với tổng số vốn là 110 tỷ đồng để thực hiện ngay trong năm 2016.
Hiện tại, Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ đã được Chính phủ thông qua và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Trong đó, Bộ đã đề xuất một số dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ như: Hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé, đang thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Cống âu Ninh Quới. Ngay sau khi Kế hoạch trung hạn của Bộ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các dự án trên sẽ được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh để làm việc với nhà tài trợ sử dụng nguồn vốn vay ODA hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện một số dự án phòng, chống khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn.
110. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đề nghị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án hồ chứa nước Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn. Dự án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 5804/QĐ-BNN-XD ngày 31/12/2014, có tổng mức đầu tư 3.756 tỷ thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn hợp pháp khác, thời gian triển khai 05 năm kể từ ngày khởi công xây dựng. Tuy nhiên năm 2016 dự án chưa được bố trí vốn, do đó không thể triển khai thực hiện được các công việc kiểm đếm, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đáp ứng kế hoạch khởi công của dự án. Đề nghị ghi vốn trung hạn cho dự án này trong giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ưu tiên ứng trước kinh phí để triển khai ngay công việc kiểm đếm, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại một số điểm cần thiết để phục vụ cho công tác khởi công như đường thi công, khu vực đầu mối, các điểm tái định cư...
Trả lời: (Tại Công văn số 16 /BNN-KH ngày 03/01/2017)
Dự án Hồ chứa nước Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện tại văn bản số 8509/VPCP-KTN ngày 28/10/2014; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 5804/QĐ-BNN-XD ngày 31/12/2014 với tổng mức đầu tư 3.756 tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo Nghị quyết số 881/2010/UBTVQH12 ngày 04/01/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây là một trong những dự án thủy lợi đa mục tiêu, có quy mô lớn của ngành (hồ chứa có dung tích trên 240 triệu m3), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Công trình có nhiệm vụ chính là cắt giảm lũ tối đa cho thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận, kết hợp cấp nước tưới, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp,…
Do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2014-2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý thấp hơn nhiều so với nhu cầu; phải ýu tiên cho các công trình hoàn thành, công trình dở dang nên dự án Hồ chứa nýớc Bản Lải phải giãn tiến độ thực hiện sau nãm 2016; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ bố trí 25 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 để làm công tác chuẩn bị kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 10539/BNN-KH ngày 12/12/2016 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cho dự án Hồ chứa nước Bản Lải là 2.700 tỷ đồng, trong đó bố trí kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2017 là 480 tỷ đồng để triển khai thực hiện ngay một số hạng mục cấp bách nhất của dự án bao gồm công tác kiểm đếm, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đáp ứng kế hoạch khởi công của dự án.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tại Báo cáo số 1574/BC-VPQH ngày 18/7/2016 của Văn phòng Quốc hội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lạng Sơn, làm việc với các Bộ, ngành có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sớm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình như đề nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn.
111. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ; xem xét tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện nghèo Tân Phú Đông
Trả lời: (Tại Công văn số 865/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Về chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, ngày 07 tháng 7 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản để hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép dần chuyến từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, có giá trị kinh tể cao hơn, đồng thời đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân trong quá trình sản xuất trên biển, góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền biến đảo của Tổ quốc.
Nắm bắt được nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của bà con ngư dân về việc tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý vói đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về gia hạn thời gian thực hiện các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đến hết năm 2017 (tại điểm 19, Nghị quyết sổ 113/NQ-CP ngày 31/12/2016 Chính phủ).Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quý I năm 2017 tố chức Hội nghị đế tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện trong 2 năm qua đế đề xuất chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân trong giai đoạn tiếp theo nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt dộng khai thác hải sản xa bờ.
Về đề nghị tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện nghèo Tân Phú Đông, Bộ xin ghi nhận và đề nghị cử tri chia sẻ với Chính phủ trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay. Bộ cũng đề nghị cử tri có ý kiến đề xuất đối với ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổng hợp đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có thể lồng ghép với các chương trình khác như chương trình nông thôn mới hoặc có giải pháp đế thu hút thêm các nguồn đầu tư khác từ xã hội để đầu tư hạ tầng cho huyện Tân Phú Đông.
112. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi để kiểm soát nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít.
Trả lời: (Tại Công văn số 1005/BNN-TCTL ngày 03/02/2017)
Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít đã được đầu tư xây dựng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ dân sinh cho hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Để tiếp tục hoàn thiện, khép kín hệ thống thủy lợi và từng bước thích ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016- 2020 danh mục dự án nạo vét kênh Mây Phốp- Ngã Hậu, sửa chữa cống Bến Chùa- Thâu Râu và đầu tư xây dựng cống Tân Dinh, Bông Bót và Vũng Liêm trong khuôn khổ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
113. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Tình hình xâm nhập mặn tại thị xã Ngã Năm, do trên cùng dòng sông Quãng lộ Phụng Hiệp qua hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn nước sản xuất không đồng bộ của hai địa phương, để đảm bảo hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho mùa vụ sắp tới, đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu phương án xây dựng đê bao ngặn mặn khép kín cả các tuyến đê sông, đê biển các huyện Kế Sách, thị xã Vĩnh Châu.
Trả lời: (Tại Công văn số 805 /BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Hệ thống đê biển, đê cửa sông thuộc huyện Trần Đề hàng năm đều được Chính phủ bố trí kinh phí theo “Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 để địa phương thực hiện. Các tuyến đê này cũng nằm trong Quy hoạch hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí từ nguồn vốn “Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” để Tỉnh tiếp tục thực hiện dự án “Xây dựng đê bao chống ngập úng vùng trũng huyện Ngã Năm” (đã triển khai thực hiện từ năm 2013) và dự án “Nâng cấp đoạn đê biển tỉnh Sóc Trăng từ cầu Mỹ Thanh 2 đến ranh giới Bạc Liêu”.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng chuyển kiến nghị đến Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng để tổ chức nghiên cứu lập báo cáo dự án đầu tư nâng cấp các tuyến đê; báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ theo quy định để chống vi phạm và xuống cấp, hư hỏng công trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với địa phương để lựa chọn giải pháp phù hợp đảm bảo hiệu quả, bền vững, kinh tế; cùng địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí.
114. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Tại Quyết định số 1214/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 trong đó đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Để triển khai các hợp phần của dự án, đề nghị quan tâm xây dựng dự án các tuyến đê bao của Sông Lô, Sông Thao và công trình xử lý thoát nước nội thị để đảm bảo chống ngập úng trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Trả lời: (Tại Công văn số 823 /BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của tỉnh Phú Thọ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức củng cố, nâng cấp tuyến đê sông Lô, sông Thao trên địa bàn thành phố Việt Trí đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế kết hợp giao thông, góp phần tạo cảnh quan đô thị cho thành phố Việt trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
Hiện nay, quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016. Đề nghị Đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ kiến nghị Hội đồng nhân dân làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ để tổ chức rà soát quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, làm cơ sở để tổ chức thực hiện.
115. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị quan tâm đầu tư hồ Ea Tam – thành phố Buôn Ma Thuột, đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cấp nước sinh hoạt, kết hợp cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thành phố.
Trả lời: (Tại Công văn số 177/BNN-KH ngày 06/01/2017)
Hồ chứa Ea Tam - thành phố Buôn Ma Thuột là hồ chứa đa mục tiêu, trong đó nhiệm vụ tạo nguồn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khoảng 200 ha. Tại thông báo số 166/TB-VPCP ngày 07/7/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk rà soát, tính toán quy mô, phân kỳ đầu tư và đưa dự án vào danh mục đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp, đưa dự án vào danh mục đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 giao cho Tỉnh quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk trao đổi với UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc rà soát, tính toán quy mô, phân kỳ đầu tư và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án theo quy định của Luật đầu tư công, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
116. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị có biện pháp xử lý hữu hiệu mang tính răn đe mạnh mẽ hơn đối với các hành vi đánh bắt thủy hải sản theo hướng tận diệt. Bởi, mức xử phạt vi phạm như hiện nay còn quá nhẹ, nhất là đối với việc các ghe cào sử dụng xung điện để đánh bắt thủy hải sản gây cạn kiệt nguồn lợi thủy hải sản; đồng thời, xử lý luôn cả những cá nhân, cơ sở sản xuất các loại thiết bị xung điện để thực hiện tốt công tác ngăn ngừa vi phạm.
Trả lời: (Tại Công văn số 897/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Để có biện pháp xử lý hữu hiệu mang tính răn đe mạnh mẽ hơn đối với các hành vi đánh bắt thủy sản theo hướng tận diệt.
Theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 đã quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản bằng hình thức phạt tiền và tịch thu trang thiết bị, phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này chưa đủ răn đe các đối tượng nên vẫn còn hiện tượng sử dụng xung điện để khai thác thủy sản.
Để xử lý nghiêm đối với các hành vi khai thác thủy sản mang tính“hủy diệt nguồn lợi thủy sản” đã được quy định tại Khoản 1, Điều 242, Bộ Luật hình sự 2015 về hành vi “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” qua đó việc gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, đến nay Bộ Luật hình sự 2015 đang trong quá trình rà soát, sửa đổi bổ sung nên chưa có hiệu lực thi hành. Vì vậy, các hành vi vi phạm nêu trên chưa xử lý được.
2. Đối với việc xử lý cá nhân, cơ sở sản xuất thiết bị xung điện
Hiện nay, việc xử lý đối với các cơ sở sản xuất xung điện chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, hơn nữa việc sản xuất xung điện còn phục vụ bà con nông dân trong sản xuất, khai thác lĩnh vực nông nghiệp trong phạm vi sử dụng của mình. Vì vậy, các cơ quan ban, ngành địa phương phải thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với bà con ngư dân về tác hại của việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, đồng thời các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định về sản xuất xung điện vào các văn bản quy phạm pháp luật để xử lý triệt để đối với hành vi vi phạm này.
120. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh sau khi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra khiến đời sống của ngư dân vùng biển miền Trung nói chung và tỉnh Nghệ an nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị quan tâm có chính sách hỗ trợ trong hoạt động đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt có chủ trương, giải pháp trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm đánh bắt cho bà con ngư dân. Hiện nay, hải sản đánh bắt được hầu như không tiêu thụ được, số lượng hàng hóa trong các kho đông lạnh đang tồn kho nhiều, chi phí bảo quản rất lớn. Đồng thời có các biện pháp thông tin, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng về vùng hải sản an toàn không bị ô nhiễm để người dân được yên tâm khi sử dụng.
Trả lời: (Tại Công văn số 862/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ đê sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sir cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với quá trình khắc phục sự cố môi trường biển.
Nhằm ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và khôi phục phục sản xuất; trong thời gian vừa qua các Bộ ngành và địa phương đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách (Quyết định số 772/QĐ-TTg, ngày 09/5/2016, Quyết định 1138 QĐ-TTg, ngày 25/6/2016) và hướng dẫn kê khai thống kê thiệt hại để bồi thường (Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016, Công văn 7433/BNN-TCTS ngay 01/9/2016 và Công văn 9723/BNN-TCTS ngày 16/11/2016); Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại tại các các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cô môi trường biển; ngày 06/12/2017 Thủ tướng Chính Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg, ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt Đề án Xác định thiệt hại đế bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đối vói kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá mức độ, phạm vi ảnh hưởng đế đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét vào thời gian thích họp; do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận kiến nghị của cử tri đế tống hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với công tác tuyên truyền: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phối họp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông (Đài Truyền hình, Đài phát thanh và các báo) phản ánh kịp thời, trung thực về sự cố môi trường biên và công tác klìăc phục, xử lý hậu quả do sự cố môi trường biển gây ra. Gồm các nội dung: xác định nguyên nhân gây ra sự cố; khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; thông tin về vùng biển an toàn và chưa an toàn (trong và ngoài 20 hải lý trở vào bờ), giám sát an toàn thực phẩm thủy sản và sản xuất muối; sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố biến an toàn (ngày 22/8/2016), Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã kịp thòi có hướng dẫn người dân sản xuất thủy sản và sản xuất muối bình thường; trong đó khuyến cáo không khai thác tầng đáy, đồng thời cử lực lượng kiếm ngư trung ương hỗ trợ phối họp với các địa phương tuân tra, giám sát và vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy trong vùng biến 20 hải lý trở vào bờ. Việc triển khai quyết liệt, đông bộ và kịp thời các nội dung trên đã góp phần để người dân hiếu chủ trương, đường lôi, chính sách của nhà nước về giải quyết sự cố môi trường biến, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân.
Tại Quyết định số 12/QĐ-TTg, ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiêp tục chỉ đạo cơ quan báo chí đưa tin chính xác, có cơ sở, có kiểm chúng để nhân dân yên tâm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống; tăng cường thông tin về môi trường biến, tình hình sản xuất, chất lượng thủy sản sạch, an toàn để người dân yên tâm sử dụng.
117. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh việc miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định 67-2012/NĐ-CP là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con nông dân, giúp người dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chậm chi trả, cấp bù thủy lợi phí đang gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp. Đề nghị Chỉnh phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm bố trí kinh phí hỗ trợ người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 455 /BNN-TCTL ngày 13/01/2017)
Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách miễn thuỷ lợi phí và chính sách này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Việc cấp phát kinh phí miễn thủy lợi phí thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013. Kinh phí thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí đã được cân đối chung vào ngân sách địa phương.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chính sách chi trả, cấp bù thủy lợi phí theo đúng quy định.
118. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thuỷ sản đã triển khai được 2 năm, tuy nhiên thời gian thực hiện Nghị định quá ngắn, đề nghị Chính phủ sớm đánh giá, tổng kết việc thực hiện và gia hạn thêm thời gian thực hiện để nhiều người dân được hưởng lợi từ chính sách.
Trả lời: (Tại Công văn số 861/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Ngày 07 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau một thời gian triển khai có thể thấy rằng, các chính sách ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, triển khai thuận lợi và đáp ứng được mong mỏi của bà con ngư dân và cử tri.
Nắm bắt được nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của bà con ngư dân về việc tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về gia hạn thời gian thực hiện các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP “đến hết năm 2017 (tại điểm 19, Nghị quyết số 113/NQ-CP 31/12/2016 Chính phủ). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quý I năm 2017 tổ chức Hội nghị để tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện trong 2 năm qua để đề xuất chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân trong giai đoạn tiếp theo.
119. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm hỗ trợ kinh phí để huyện đầu tư xây dựng đập dâng Phú Phong nhằm bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát huy giá trị khu di tích lịch sử Bảo tàng Quang Trung, di tích Bến Trường Trầu, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định.
Trả lời: (Tại Công văn số 190/BNN-KH ngày 09/01/2017)
Thời gian vừa qua, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định đang từng bước được Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư hoàn thiện bằng nhiều nguồn vốn, trong đó: Vốn trái phiếu Chính phủ (3.200 tỷ đồng) đầu tư hồ chứa nước Định Bình, đập dâng và hệ thống kênh tưới Văn Phong với nhiệm vụ chống lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du, cấp nước tưới cho nông nghiệp (giai đoạn đầu 15.500 ha, tương lai lên 34.000 ha), cấp nước công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản và phát điện; vốn NSNN đầu tư dự án đập dâng Văn Mối, đập Lại Giang…; vốn ODA đang đầu tư các dự án Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (ADB), dự án Quản lý thiên tai (WB5), dự án cấp nước sạch và VSMTNT miền Trung (ADB), dự án Cải thiện an toàn hồ chứa thích ứng với biến đổi khí hậu (WB8).
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Đồng Mít, huyện An Lão với tổng mức đầu tư 2.142 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ quản lý. Đây là dự án thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2017-2020 Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thành dự án này nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của 04 huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Mỹ.
Đối với dự án đập dâng Phú Phong, đây là dự án đa mục tiêu trong đó có một phần nhiệm vụ bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Sơn, ngoài ra còn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát huy giá trị khu di tích lịch sử Bảo tàng Quang Trung, di tích Bến Trường Trầu, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định. Trong bối cảnh Ngân sách nhà nước còn hạn chế đồng thời để tập trung nguồn lực triển khai dự án hồ Đồng Mít, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị tỉnh Bình Định trên cơ sở Quy hoạch thủy lợi của tỉnh giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt; rà soát nhu cầu vốn của dự án, sắp xếp thứ tự ưu tiên; nếu thực sự cần thiết và cấp bách đề nghị Tỉnh ưu tiên bố trí vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Tỉnh hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
120. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân nhưng vẫn bảo đảm người dân bám biển, tăng lượng tàu đánh bắt xa bờ để vừa phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.
Trả lời: (Tại Công văn số 864/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Trong thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bôi thường, hỗ khôi sản xuất đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng và Thừa Thiên Huế”.
Hiện nay, ngoài các chính sách đã được ban hành trước đây tại Quyết định 48/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân khai thác ở vùng biển xa; Nghị định 67/2014/NĐ- CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. vấn đề cử tri quan tâm đã được đưa vào Mục IV, Phần D, Điều 1 của Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: (1) Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mới đế khôi phục sản xuất, chuyển đối nghề; (2) Xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất; (3) Hồ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biên gần bờ ra vùng biên xa bờ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất mong Đoàn đại biểu Quốc hội và Cử tri tỉnh Quảng Trị tiếp tục quan tâm, tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương để Đề án đạt được hiệu quả cao nhất.
121. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành hướng dẫn tiêu chí phân loại rừng để công nhận là rừng đối với cây cao su, việc công nhận rừng đối với cây cao su của tỉnh Sơn La sẽ tạo thu nhập cho nông dân trồng cao su từ nguồn hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ công trình thủy điện Sơn La.
Trả lời: (Tại Công văn số 505/BNN-TCLN ngày 16/01/2017)
Cây cao su là cây đa mục đích có thể sử dụng cả cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố tại Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 09 năm 2008. Các quy định về tiêu chí xác định rừng và phân loại rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009.
127. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường biên chế cho lực lượng bảo vệ rừng để đủ mạnh trong công tác tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời nhóm lâm tặc, bảo vệ tài nguyên đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 325/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh An Giang đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Thực tế hiện nay, biên chế của lực lượng kiểm lâm còn thiếu ở nhiều nơi, việc tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm lâm để đảm bảo việc tuần tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung biên chế cho lực lượng kiểm lâm địa phương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
Trước thực trạng biên chế của lực lượng kiểm lâm còn thiếu, hoạt động chưa đủ mạnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, nhằm hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020"; một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế gián tiếp, ưu tiên tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao vị thế của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách để bảo vệ rừng tại cơ sở và những vùng trọng điểm về phá rừng, cháy rừng, đồng thời bổ sung đủ số lượng biên chế và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra.
122. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng theo lưu vực Sông Đà, Sông Mã có sự chênh lệch rất lớn đơn giá giữa các lưu vực trong 1 tỉnh (lưu vực Sông Đà là 220.000 đồng/ha, lưu vực Sông Mã năm 2014 là 9.300 đồng/ha) chưa bảo đảm sự công bằng cho những người cùng tham gia bảo vệ rừng trên một chính sách. Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 99 để tạo công bằng trong việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng giữa lưu vực Sông Đà và lưu vực Sông Mã.(trùng câu 150)
Trả lời: (Tại Công văn số 619/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
Để điều tiết tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ lưu vực có mức chi trả quá cao sang lưu vực có mức chi trả quá thấp, tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có quy định cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được chủ động, linh hoạt điều tiết tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa các lưu vực.
123. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung Điều 24, Thông tư số 35/2011/TT-BNN&PTNT, ngày 20/5/2011 “Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh”. Đề nghị bổ sung đối tượng được phép khai thác tận dụng những cây gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng không nằm trên đất lâm nghiệp hoặc không nằm trên đất có rừng (Theo Thông tư số 35/2011/TT-BNN&PTNT, ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn, hiện nay đối tượng là những cây gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng không nằm trên đất lâm nghiệp hoặc không nằm trên đất có rừng chưa được quản lý).
Trả lời: (Tại Công văn số 152/BNN-TCLN ngày 06/01/2017)
Ngày 28/6/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, thay thế Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011; trong đó quy định cụ thể đối tượng gỗ và lâm sản được phép khai thác chính và tận dụng, tận thu, kể cả những cây gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên còn sót lại trên diện tích vườn rừng, vườn nhà và trang trại của các tổ chức và hộ gia đình.
124. Cử tri các tỉnh, tp Đà Nẵng, Đồng Nai, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Long An kiến nghị: Cử tri phản ảnh, công tác quản lý khai thác và bảo vệ rừng còn lỏng lẻo; nhất là các vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 331/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Đồng Nai, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Long An đã quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và diện tích tích rừng bị phá, lấn chiếm giảm rõ rệt, năm 2014, cả nước đã xảy ra 23.649 vụ, năm 2015 xảy ra 20.116 vụ, năm 2016 xảy ra 19.389 vụ (trung bình hàng năm giảm từ 15 -20% về số vụ vi phạm). Mặc dù vậy, tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số địa phương, tính từ năm 2014-2016, cả nước đã xảy ra 6.023 vụ phá rừng trái pháp luật.
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc kết luận số 191/TB-VPCP ngày 22/07/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và chỉ đạo các địa phương thực hiện triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020" đã được phê duyệt tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014; Đề án "Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020" tại Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014;
- Phối hợp với các cơ quan tư pháp để lập phương án hoặc chuyên án điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm đưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung;
- Tiếp tục tham mưu ban hành Chỉ thị của ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”;
125. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, rừng bị lấn chiếm và khai thác nhiều dẫn đến tình trạng khô nước, nhất là diện tích rừng phòng hộ bị khai thác và phá hoại. Đề nghị có biện pháp mạnh để ngăn chặn nạn phá rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 329 /BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã cùng vào cuộc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm rõ rệt, năm 2014, cả nước đã xảy ra 23.649 vụ, năm 2015 xảy ra 20.116 vụ, năm 2016 xảy ra 19.389 vụ (trung bình hàng năm giảm từ 15 -20% về số vụ vi phạm).
Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số địa phương, tính từ năm 2014-2016, cả nước đã xảy ra 6.023 vụ phá rừng trái pháp luật; Rừng bị phá, khai thác trái phép tập trung chủ yếu ở khu vực có dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng phòng hộ hiện giao cho các Ban quản lý rừng, UBND xã quản lý, diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau rà soát, sắp xếp các Công ty Lâm nghiệp, bàn giao về cho UBND xã để giao lại cho hộ gia đình, cá nhân. Ở các vùng trọng điểm, nạn phá rừng thường chịu tác động ảnh hưởng của tình trạng dân di cư tự do từ nơi khác đến.
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và xử lý trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu chính quyền các cấp, chủ rừng trong phạm vi trách nhiệm để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời;
- Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Đề án tại Quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, kết luận số 191/TB-VPCP ngày 22/07/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Trong đó, tập trung chỉ đạo quyết liệt việc dừng thực hiện đối với các dự án có liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên hiện có;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an, Quân đội) tổ chức kiểm tra, truy quét, giải quyết dứt điểm các điểm nóng, tụ điểm về phá rừng, khai thác rừng trái phép, tập trung đánh trúng “đầu nậu”; kiên quyết xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Chú trọng thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề về ổn định dân di cư tự do, nâng cao đời sống người dân miền núi, đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề rừng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.
126. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri phản ánh một số kiểm lâm tiếp tay, thông đồng với lâm tặc. Đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 329 /BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng trên cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản số vụ và mức độ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại các địa phương đều giảm so với cùng kỳ các năm trước; lực lượng kiểm lâm đã cơ bản làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; hoạt động, tác phong, lề lối làm việc của công chức kiểm lâm ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số địa phương công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp còn chưa quyết liệt; hiệu quả đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật chưa cao; một số cán bộ công chức Kiểm lâm chưa làm tròn trách nhiệm, có biểu hiện tiếp tay, thông đồng với lâm tặc gây bức xúc trong dư luận.
Để ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm tình trạng trên, thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động của lực lượng kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm, nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình công tác, ngăn chặn những hành vi nhũng nhiễu, tiếp tay, thông đồng với lâm tặc, kiên quyết loại bỏ những phần tử tiêu cực ra khỏi lực lượng kiểm lâm; riêng năm 2016 đã tổ chức 1.329 đợt kiểm tra nội bộ, phát hiện 494 trường hợp vi phạm và xử lý bằng các hình thức: nhắc nhở 255 người, khiển trách 130 người, cảnh cáo 57 người, hạ bậc lương 9 người, cách chức 7 người, buộc thôi việc 13 người và xử lý hình sự 23 người; chuyển đổi vị chí công tác 2.142 trường hợp.
Trước thực trạng hoạt động của Kiểm lâm còn có những hạn chế nhất định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020"; một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rà soát, sắp xếp biên chế phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế gián tiếp, ưu tiên tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn xã để bảo vệ rừng tại cơ sở.
127. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị tăng cường giám sát, kiểm tra việc trồng rừng của các địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 153/BNN-TCLN ngày 06/01/2017)
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc tới các địa phương về công tác phát triển rừng; cử các đoàn công tác trực tiếp đến kiểm tra, làm việc tại một số địa phương nhằm phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của cử tri và nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua văn bản và Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được sự phối hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời của cử tri trong cả nước để công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hiệu quả.
128. Cử tri các tỉnh, tp Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang , Bến Tre, An Giang kiến nghị: Cử tri được biết những tháng đầu năm 2016 diện tích rừng bị thiệt hại là 2.255 ha, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2015 mà nguyên nhân chủ yếu là cháy rừng và rừng bị chặt phá từ các hoạt động khai thác trái phép. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Đề nghị có biện pháp mạnh để ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước, xử lý hành vi phá rừng nghiêm khắc hơn nữa trong thời gian tới.
Trả lời: (Tại Công văn số 588/BNN-TCLN ngày 17/01/2017)
Trước hết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, trong năm 2016, diện tích rừng bị thiệt hại tăng so với năm 2015, chủ yếu là do cháy rừng, phá rừng, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kỷ lục đã xuất hiện hiện tượng băng giá, đóng tuyết ở hầu hết các khu rừng của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… đã làm cho thảm thực vật rừng bị chết, gãy đổ hàng loạt, tạo lớp vật liệu cháy lớn trong rừng. Diện tích rừng bị cháy năm 2016 trên cả nước là 3.374 ha, tăng 1,64 lần so với năm 2015. Tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn còn diễn ra phức tạp, làm thiệt 1.145 ha rừng, trong đó hơn 40% diện tích rừng bị phá trái pháp luật là ở khu vực có người di cư tự do, nhất là khu vực Tây Nguyên và huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Chỉ đạo các địa phương kiểm tra, xử lý, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân tại những vùng trọng điểm phá rừng hiện nay; tổ chức giải tỏa, thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, đồng thời có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng. Xử lý nghiêm túc, kịp thời các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, tiếp tay, tiêu cực để hành vi phá rừng trong thời gian qua theo đúng quy định của pháp luật;
- Đối với trọng điểm phá rừng tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì, chỉ đạo các địa phương có dân di cư tự do đến Mường Nhé có kế hoạch, đề án cụ thể để đón dân di cự về và đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất cho người dân; Chính phủ đồng ý chủ trương cho xây dựng Đề án bảo vệ và phát triển rừng bền vững huyện Mường Nhé; đề xuất cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 về việc phê duyệt đề án sắp xếp, ổn định, dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên đến năm 2020;
- Đối với trọng điểm khu vực Tây Nguyên: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì; Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/07/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị này;
- Trên phạm vi cả nước, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Đề án tại Quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề về ổn định người di cư tự do, nâng cao đời sống người dân miền núi, đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề rừng, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.
129. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Cử tri cảm ơn Đảng và Chính phủ trong những năm qua đã quan tâm và có nhiều chính sách phát triển rừng, trong đó có Nghị định 75/2015/NĐ - CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên, mức hỗ trợ như quy định trong Nghị định 75/2015/NĐ-CP vẫn rất thấp, không đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống, yên tâm chăm sóc, bảo vệ rừng. Lai Châu là một tỉnh đầu nguồn sông Đà, có nhiều thủy điện lớn, số hộ di dân tái định cư lớn, thiếu đất sản xuất nên nhân dân thường xuyên phá rừng làm nương rẫy. Để đảm bảo cuộc sống cho người dân, hạn chế tình trạng phá rừng, giảm tải ảnh hưởng của nạn phá rừng đến sự biến đổi khí hậu và nguồn điện năng của các công trình thủy điện, đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 75/2015/NĐ - CP theo hướng nâng mức hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng từ 400.000đ/ha/năm lên mức 600.000đ, 800.000đ và 1.000.000 đồng/ha/năm tùy theo chất lượng rừng; quy định về hỗ trợ đầu tư làm đường sản xuất, đường phục vụ chữa cháy rừng; giảm bớt quy trình thủ tục đối với các dự án phát triển lâm nghiệp vì việc thực hiện quy trình thủ tục như luật đầu tư công rất phức tạp, khó thực hiện nên hầu hết vốn không sử dụng, còn lại rất lớn trong khi nhu cầu thực hiện còn nhiều.
Trả lời: (Tại Công văn số 617/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
a) Về đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận những kiến nghị của cử tri tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP mới được ban hành 01 năm, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2015/NĐ-CP cần phải thực hiện một cách đồng bộ, cần có thời gian để đánh giá kết quả thực hiện.
Để góp phần đảm bảo cuộc sống của người dân, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, đề nghị tỉnh Lai Châu:
- Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (Lai Châu là một trong những tỉnh có nguồn thu dịch vụ môi trường rừng lớn nhất cả nước).
- Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng sản xuất theo quy định tại Điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
- Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến, tiêu thụ lâm sản tại địa phương.
b) Về đề nghị hỗ trợ đầu tư làm đường sản xuất, đường phục vụ chữa cháy rừng
Hỗ trợ đầu tư làm đường sản xuất, đường phục vụ chữa cháy rừng được quy định tại Điều 13 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
130. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 đã hết hiệu lực thi hành, việc trồng và bảo vệ rừng của người dân hiện nay đang chờ Thủ tướng ban hành chính sách mới. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp để cơ quan chuyên môn và các địa phương có chính sách cụ thể triển khai thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 334/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Ngày 14 tháng 9 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; thay thế Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg. Trong nội dung Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg đã có điều chỉnh các nội dung về chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
131. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Tình trạng phá rừng diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và gần đây nhất là nạn lâm tặc phá rừng Pơ Mu, khu vực rừng giáp ranh huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông (Lào); cho thấy việc tuần tra, kiểm soát chưa được chặt chẽ, làm thất thoát tài nguyên của Quốc gia. Cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, trách nhiệm người đứng đầu và xây dựng quy chế, đặt ra các điều khoản chặt chẽ, thường xuyên phối hợp, trao đổi tình hình để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ rừng giữa hai nước, tránh việc tạo ra các kẽ hở nhằm lợi dụng vào chủ trương đúng để phá rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 333/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Long An đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng giảm rõ rệt. So sánh với cùng kỳ năm 2010 số vụ vi phạm; năm 2011 giảm 13%; năm 2012 giảm 25%; năm 2013 giảm 40%; năm 2014 giảm 35%; năm 2015 giảm 42%; năm 2016 giảm 43%. Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương tình trạng chặt phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra khá nghiêm trọng, nhất là tại một số tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, gây bức xúc trong dư luận.
Về việc làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như việc phối hợp trong bảo vệ rừng khu vực biên giới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham mưu ban hành các chính sách và thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Về trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương và các đơn vị liên quan trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định rõ phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, trong đó, đề cập làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc để xảy ra mất rừng do cháy, phá rừng.
- Về phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới; đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới: ngày 27/10/2016, Tổng cục lâm nghiệp và Bộ Tư lênh Bộ đội Biên phòng đã ký Quy chế phối hợp số 3717/QCPH/BTLBP-TCLN, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc phối hợp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định trong quản lý bảo vệ rừng, cũng như buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới.
- Về quy chế phối hợp với nước bạn Lào: ngày 12/7/2012, Cục Kiểm lâm đã ký Biên bản ghi nhớ với Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng, trong đó, quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa hai bên trong công tác bảo vệ rừng khu vực biên giới, thực thi pháp luật lâm nghiệp, kiểm soát, ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển gỗ, lâm sản và các loài hoang dã trái phép giữa 2 nước (Việt Nam và Lào); và thực thi bảo vệ và phát triển rừng dọc hành lang biến giới; Hiện nay, Biên bản Ghi nhớ giữa hai bên vẫn được duy trì thường xuyên thông qua các chương trình phối hợp được ký kết hàng năm.
Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý của cử tri để hoàn thiện hơn nữa việc phân cấp trách nhiệm người đứng đầu và xây dựng quy chế, điều khoản chặt chẽ trong phối hợp, trao đổi tình hình để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ rừng, tránh việc tạo ra các kẽ hở nhằm lợi dụng chủ trương đúng để phá rừng.
132. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, theo đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
+ Quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng đối với từng chủ rừng là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và UBND cấp xã được tạm giao rừng;
+ Quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và các cá nhân, chủ hộ gia đình đối với công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; giao trách nhiệm, thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do UBND cấp huyện, UBND cấp xã, chủ rừng nhà nước xây dựng;
+ Quy định bắt buộc phải xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng, đường băng cản lửa trong thiết kế trồng rừng cụ thể đối với từng loại cây trồng;
+ Quy định rõ cơ chế chính sách đối với lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng, đặc biệt chủ rừng là hộ gia đình, góp phần ổn định đời sống của người dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 332/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận những ý kiến góp ý nêu trên của cử tri, và sẽ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 22/2016/QH1, ngày 29/7/2016 của Quốc hội khóa 14 về điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thông qua tại kỳ họp thứ 4; do vậy các văn bản dưới Luật, trong đó, có Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng sẽ được sửa đổi sau khi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi được ban hành.
133. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư số 34/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNTquy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, theo đó đề nghị quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương về các tiêu chí xác định thành rừng, chưa thành rừng của các loại rừng khác nhau.
Trả lời: (Tại Công văn số 504 /BNN-TCLN ngày 16/01/2017)
Các quy định về tiêu chí xác định rừng và phân loại rừng được quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, một đối tượng được xác định là thành rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí như quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT.
134. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc đóng cửa rừng tự nhiên: Đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Chính phủ, tuy nhiên đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất và nhà ở khi đóng cửa rừng tự nhiên. Đồng thời có phương án giải quyết đối với các dự án liên quan đến đất rừng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đã và đang triển khai thực hiện trước khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa theo Thông báo số 191/TB_VPCP, ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 620/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
a) Về đề nghị sớm có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất và nhà ở khi đóng cửa rừng tự nhiên
Giai đoạn 2013-2015, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Ủy ban dân tộc đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.
b) Về phương án giải quyết đối với các dự án liên quan đến đất rừng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đã và đang thực hiện trước khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng theo Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ
Đề nghị tỉnh Lâm Đồng tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của từng dự án liên quan đến đất rừng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đã và đang thực hiện trước khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng theo Thông báo số 191/TB-VPCP, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
135. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Muốn giữ rừng thì khoán quản lý, bảo vệ rừng phải bảo đảm người nhận khoán có thu nhập ổn định, do đó đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh đơn giá chi trả dịch vụ cung ứng môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010, vì đã qua 6 năm triển khai vẫn giữ nguyên là 20đồng/kwh điện và 40đồng /m3 nước, là không hợp lý, trong khi giá cả các sinh hoạt khác đã điều chỉnh tăng nhiều năm nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 620/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
Khoản 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng lên 36 đồng/kWh điện thương phẩm và 52 đồng/m3 nước thương phẩm.
136. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Công tác giữ rừng, bảo vệ rừng là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chính sách giao khoán, bảo vệ rừng còn nhiều bất hợp lý. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện, để ban hành chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân tích cực thực hiện quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 330/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy định về việc giao khoán rừng, đất lâm nghiệp, vườn cây và mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các tổ chức, ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, nông nghiệp, lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao đất, giao rừng, giao mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó, tập trung ở 02 Nghị định của Chính phủ là Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005.
Nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giao khoán, ngày 21/12/2015 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá công tác giao khoán rừng, đất lâm nghiệp, vườn cây và mặt nước nuôi trồng thủy sản theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ (Bộ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 246/BC-BNN-TCLN ngày 12/01/2016).
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá công tác giao khoán tại 02 Nghị định nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 và thay thế cho Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005.
137. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nâng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng và các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ mức 20đ/1kw tại Nghị định 99/2010/NĐ – CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lên mức 50đ/kw để động viên, khuyến khích nhân dân tích cực chăm sóc bảo vệ rừng và ổn định cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 617/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
Từ năm 2008 đến nay, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 1,8 lần, để đảm bảo giữ nguyên tỷ trọng tiền dịch vụ môi trường rừng trong giá điện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó đã nâng mức chi trả từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh điện thương phẩm.
138. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri cho rằng, tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật trong những năm qua gia tăng là do phương tiện cưa lốc máy; đề nghị quản lý loại phương tiện này nhằm góp phần ngăn chặn nạn phá rừng trái pháp luật, thực hiện tốt pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 328/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Gia Lai đã quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã cùng vào cuộc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm rõ rệt, năm 2014, cả nước đã xảy ra 23.649 vụ, năm 2015 xảy ra 20.116 vụ, năm 2016 xảy ra 19.389 vụ (trung bình hàng năm giảm từ 15 -20% về số vụ vi phạm).
Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số địa phương. Ở một số địa phương, cưa lốc (cưa xăng) là một trong những công cụ chủ yếu được các đối tượng khai thác lâm sản trái phép sử dụng.
Thực tế, cưa lốc là một công cụ sản xuất, là phương tiện hữu ích trong cuộc sống, giúp nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong nhiều công việc hàng ngày của người dân; vì vậy, trên phạm vi toàn quốc, không thể có quy định cụ thể về việc ban hành quy chế quy định về quản lý, sử dụng cưa lốc, cũng như các phương tiện, công cụ khác trong công tác bảo vệ rừng; Tuy nhiên, tùy từng địa phương, trước yêu cầu cần bảo vệ nghiêm ngặt đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và phòng hộ, chính quyền địa phương có thể ban hành quy chế quy định về quản lý, sử dụng đối với cưa lốc, cũng như các phương tiện, công cụ khác. Thực tế, đã có nhiều địa phương ban hành và triển khai thực hiện quy chế về nội dung này, như tỉnh Bắc Kạn (Quyết định số 1718/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 về Quy chế quản lý, sử dụng cưa xăng, phương tiện độ chế tại các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn); huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình…
139. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri phản ánh thông tư số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/06/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng quy định mức khoán bảo vệ rừng bình quân đối với các chủ rừng là 200.000 đồng/ha/năm. Theo quy định này, các chủ rừng phòng hộ được nhận mức khoán là 200.000 đồng/ha/năm là không phù hợp. Có ý kiến cho rằng, mức thu nhập này bằng một ngày công của một người lao động phổ thông trong khi các chủ rừng phải dành nhiều thời gian, đầu tư kinh phí mua vật tư để bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các tỉnh có diện tích rừng phòng hộ nhỏ, mỗi chủ rừng có từ 2- 3 ha, thu nhập từ 400.000 đồng - 600.000 đồng/năm. Do đó, nhiều chủ rừng không quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Cần nâng mức khoán lên 400.000 đồng - 500.000 đồng/ha/năm. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu thực hiện để đảm bảo hiệu quả việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
Trả lời: (Tại Công văn số 618/BNN-TCLN ngày 18/01/2017)
Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó quy định (Khoản 3 Điều 6): Mức khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.
Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, mức khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm.
140. Cử tri các tỉnh An Giang, Hậu Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường biên chế cho lực lượng bảo vệ rừng để đủ mạnh trong công tác tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời nhóm lâm tặc, bảo vệ tài nguyên đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 327/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh Hậu Giang đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Thực tế hiện nay, biên chế của lực lượng kiểm lâm còn thiếu ở nhiều nơi, việc tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm lâm để đảm bảo việc tuần tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung biên chế cho lực lượng kiểm lâm địa phương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
Trước thực trạng biên chế của lực lượng kiểm lâm còn thiếu, hoạt động chưa đủ mạnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, nhằm hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020"; một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế gián tiếp, ưu tiên tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao vị thế của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách để bảo vệ rừng tại cơ sở và những vùng trọng điểm về phá rừng, cháy rừng, đồng thời bổ sung đủ số lượng biên chế và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra.
141. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri kiến nghị nâng mức hỗ trợ và vốn vay cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất theo cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ; quy định mức hỗ trợ và vốn vay như hiện nay là quá thấp.
Trả lời: (Tại Công văn số 794/BNN-TCLN ngày 20/01/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận những kiến nghị của cử tri tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP mới được ban hành 01 năm, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2015/NĐ-CP cần phải thực hiện một cách đồng bộ, cần có thời gian để đánh giá kết quả thực hiện.
Đối với kiến nghị nâng mức hỗ trợ và vốn vay cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất: Trên cơ sở mặt bằng giá các loại vật tư, cây giống hiện nay, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với mức hỗ trợ và vốn vay cho các hộ gia đình trồng rừng theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP cơ bản đảm bảo đủ cho các hộ gia đình mua vật tư, cây giống để trồng rừng.
142. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Thời gian gần đây tình trạng lâm tặc lộng hành ở nhiều nơi, lực lượng kiểm lâm bị động, đe dọa tính mạng, thiếu an toàn khi tuần tra, kiểm soát và bắt lâm tặc, thu hồi tài sản. Cử tri đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kịp thời để bảo vệ rừng và đảm bảo an toàn cho lực lượng kiểm lâm.
Trả lời: (Tại Công văn số 326/BNN-TCLN ngày 11/01/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh Bến Tre đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Thời gian qua, tình hình chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng diễn biến phức tạp; tính từ năm 2011 đến nay toàn quốc xảy ra 292 vụ chống người thi hành công vụ, làm chết 6 người, bị thương 240 người. Riêng năm 2016, xảy ra 40 vụ chống người thi hành công vụ (tăng 15 vụ so với 2015), làm chết 3 người, bị thương 46 người; đã gây tâm lý không tốt cho lực lượng kiểm lâm và người làm công tác bảo vệ rừng, bức xúc trong xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống người thi hành công vụ; thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011, tăng cường chỉ đạo các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
Kiên quyết thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, coi đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng của mọi tầng lớp nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền đối với công tác tư pháp, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đặc biệt đưa ra xét xử công khai, lưu động đối với các vụ án về chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
Chú trọng các giải pháp ngăn ngừa tận gốc các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và chống người thi hành công vụ, bằng các hình thức: tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; hỗ trợ phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho người dân, giảm phụ thuộc vào rừng, tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất và phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, tránh bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục.
143. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Công tác bảo vệ rừng thời gian qua đã được ngành tích cực triển khai, diện tích rừng ngày càng được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp khó khăn như sau: Lực lượng bảo vệ rừng, ngoài việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên lực lượng Bảo vệ rừng còn phải hỗ trợ các hộ nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng trồng và lập hồ sơ xử lý các vi phạm, trong khi Suất đầu tư hiện nay 200.000đ/ha (theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg, ngày 30/9/2010 Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015) là quá thấp, thu nhập của lực lượng này chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu, chưa có chế độ khác; do đó lực lượng bảo vệ rừng không ổn định, thường xuyên nghỉ việc, do việc làm vất vả, rủi ro cao tiền lương lại thấp, không có chế độ ổn định lâu dài. Kiến nghị Trung ương quan tâm điều chỉnh Quyết định 60/2010/QĐ-TTg cho phù hợp với thực tế giai đoạn 2016-2020 theo hướng tăng định suất bảo vệ rừng từ 200.000 đồng/ha lên 300.000 đồng /ha.
Cử tri kiến nghị nâng mức hỗ trợ và vốn vay cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất theo cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; quy định mức hỗ trợ và vốn vay như hiện nay là quá thấp.
Trả lời: (Tại Công văn số 581/BNN-TCLN ngày 17/01/2017)
Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó quy định (Khoản 3 Điều 6): Mức khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, mức khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm.
144. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân khi tham gia khai thác thủy hải sản tại các ngư trường thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông nhằm thực hiện quyền làm chủ của ta đối với hai ngư trường lớn này; đây cũng là giải pháp để góp phần cùng Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình ở hai quần đảo này.
Trả lời: (Tại Công văn số 424/BNN-TCTS ngày 12/01/2017)
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương tham mưu Chính phủ nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ tàu cá và ngư dân khai thác thủy hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là hoạt động tại các ngư trường thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cụ thể:
1. Một số chính sách hỗ trợ tàu cá và ngư dân
Các Bộ, ngành liên quan và địa phương đã triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời cho ngư dân để khắc phục hậu quả, tái sản xuất đảm bảo ổn định sinh kế như:
- Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển.
- Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
- Cùng với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời tàu cá và ngư dân bị nước ngoài tấn công gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, giúp ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
2. Công tác đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân
- Tổ chức ký kết đường dây nóng giải quyết các sự cố nghề cá trên biển với các nước như Trung Quốc, Phi-líp-pin…để hỗ trợ kịp thời cho tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển khi gặp sự cố, tai nạn xảy ra.
- Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc trên biển, tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc theo quy định phục vụ cho công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản của cơ quan chức năng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, hỗ trợ kịp thời tàu cá và ngư dân khi có thiên tai, tai nạn xảy ra.
- Các Bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 79/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam – Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, Tổng cục Thủy sản (Cục Kiểm ngư) tổ chức trực ban 24/24 tiếp nhận, xử lý thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các vụ việc tàu cá, ngư dân gặp sự cố, tai nạn trên biển.
- Các lực lượng chức năng trên biển (Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, lực lượng Kiểm ngư) tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, đặc biệt là tại các khu vực nhạy cảm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự cho tàu cá và ngư dân hoạt động, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Thực hiện Chỉ thị số 689/CT-TTg và Công điện số 1329/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; Tổ công tác 689 TW, các Bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ tàu cá và ngư dân hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; phản đối mạnh mẽ đối với lực lượng nước ngoài tiến hành kiểm soát, đập phá tịch thu tài sản, đâm va đâm chìm tàu cá và ngư dân ta, đòi bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho ngư dân; kịp thời huy động các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội động viên ngư dân về tinh thần và vật chất khi bị nước ngoài đâm va, cướp tài sản.
Hiện nay, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp đặc biệt là tại ngư trường thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục tăng cường các biện pháp thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông, các nước trong khu vực tăng cường chính sách quốc phòng để thực hiện chủ quyền tại các đảo, đá chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; vì vậy trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ, ngành liên quan và địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ hiện hành kịp thời cho tàu cá và ngư dân, đồng thời tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ các biện pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình hiện nay, giúp ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
145. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Hiện nay, mức chi trả tiền giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư có nhiều mức khác nhau trên cùng địa bàn (do áp dụng các quy định khác nhau như Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Nghị định 99/2010/NĐ-CP…). Do vậy, đề nghị xem xét chỉ đạo áp dụng thống nhất mức chi tả tiền giao khoán bảo vệ rừng trên cùng địa bàn.
Trả lời: (Tại Công văn số 793/BNN-TCLN ngày 20/01/2017)
Việc có sự khác nhau về mức chi trả giữa các đối tượng trên cùng địa bàn là do các cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng được xây dựng theo hướng hỗ trợ người dân làm nghề rừng, ưu tiên đối tượng người dân nghèo, người dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các đối tượng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện hành, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam lồng ghép các nguồn vốn, xác định mức hỗ trợ; tổ chức rà soát, xác định các đối tượng được nhận khoán bảo vệ rừng theo nguyên tắc ưu tiên các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi.
146. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị sớm triển khai thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
Trả lời: (Tại Công văn số 793/BNN-TCLN ngày 20/01/2017)
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện, một số hoạt động triển khai, gồm:
a) Về công tác xây dựng kế hoạch
- Ngày 23/9/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP năm 2016 (văn bản số 1395/TCLN-KHTC).
- Ngày 09/10/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 8313/BNN-TC về việc phân bổ kinh phí một số nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương năm 2016, gửi Bộ Tài chính, trong đó có kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng được giao, khoanh nuôi tái sinh rừng và trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và tại các xã khu vực II, III theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.
- Ngày 06/9/2016, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 12372/BTC-NSNN về việc bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu năm 2016 (lần 1) cho các địa phương, trong đó có kinh phí thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.
b) Về công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai Nghị định số 75/2015/NĐ-CP (văn bản số 2332/BNN-TCLN ngày 24/3/2016);
- Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 27/2015/TT-NHNN ngày 15/12/2015 hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.
c) Về công tác tuyên truyền: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động triển khai công tác tuyên truyền về nội dung Nghị định số 75/2015/NĐ-CP bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: ấn phẩm, tờ rơi, phóng sự truyền hình trên kênh truyền hình,...
147. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Từ năm 2014, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Đại Thành không được khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Phương án quán lý rừng bền vững, công nhân không có việc làm, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng nên nguy cơ mất rừng là tiềm ẩn đáng lo ngại. Hiện nay Công ty đang thực hiện Quản lý bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Để duy trì chứng chỉ, Công ty phải thực hiện phương án đạt hiệu quả trên 03 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, việc không được phân bổ chỉ tiêu khai thác, mục tiêu kinh tế không đạt được và Công ty có nguy cơ bị thu hồi chứng chỉ. Để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định tại Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cử tri kiến nghị cho phép Công ty được thực hiện khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt và cấp chứng chỉ. Vì hiện nay Công ty không được chi trả dịch vụ môi trường rừng tự nhiên, nhưng để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên từ năm 2007 đến nay, hàng năm Công ty phải để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên từ năm 2007 đến nay, hàng năm Công ty phải chi trả khoản 688.000 đồng/ha, trong khi theo Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ chỉ hỗ trợ 200.000 đồng/ha, do đó Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Nếu không cho phép khai thác rừng tự nhiên, đề nghị tăng mức hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng lên cho phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Trả lời: (Tại Công văn số 367/BNN-TCLN ngày 11/1/2017)
Đóng cửa rừng, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên thực hiện theo văn bản số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị bàn các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất. Theo đó, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên theo tinh thần Kết luận số 97-KL/TW ngày 9/5/2014 của Bộ Chính trị.
Về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông xem xét, sắp xếp Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Đại Thành theo hướng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm. Nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng đã được điều chỉnh theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
148. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri kiến nghị xây dựng nông thôn mới cần có lộ trình hợp lý, tránh làm theo kiểu phong trào, chạy thành tích, gây nợ nần cho Nhà nước và người dân trong vùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1001/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện của giai đoạn trước, nhất là những biểu hiện chạy theo thành tích, gây nợ nần cho nhà nước và người dân, tại Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Riêng các địa phương tự cân đối ngân sách phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để cơ bản xử lý dứt điểm số nợ đọng trước tháng 6 năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó đã qui định cụ thể mục tiêu cho cả giai đoạn 05 năm đối với từng vùng căn cứ vào thực trạng xây dựng nông thôn mới và khả năng huy động nguồn lực. Trên cơ sở đó, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu cụ thể về số xã đạt chuẩn cho từng địa phương theo lộ trình hợp lý.
149. Cử tri các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm có giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các địa phương thời gian qua, góp phần chấn chỉnh và giảm áp lực cho các địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số179/BNN-VPĐP ngày 06/01/2017)
Trong thời gian qua, tại nhiều địa phương đã để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, việc này đã có những tác động tiêu cực đến phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung trên cả nước. Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ đã có một số giải pháp để xử lý như sau:
1. Xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó phân công cụ thể trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.
2. Cùng với việc đảm bảo cân đối đủ nguồn lực bố trí thực hiện Chương trình theo quy định của Quốc hội tại Nghị quyết số 100/2015/QH13, trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình. Đồng thời, xem xét, giảm tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương đối với nguồn tăng thu của địa phương để các địa phương có thêm nguồn thanh toán nợ đọng.
3. Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền và người dân triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Nghị định 161/2016/NĐ- CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; sửa đổi những tiêu chí chưa phù hợp của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020…
150. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, việc hoàn thành các tiêu chí như: xây dựng Nhà văn hóa, Đường giao thông, Trụ sở làm việc; Trạm y tế…nhân dân có thể nhận thấy được kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, các tiêu chí mang tính định tính như: đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, hoạt động của hệ thống chính trị… chưa được quan tâm đúng mức. Đề nghị nhà nước cần chú trọng hơn nữa đối với các tiêu chí trên để tạo sự chuyển biến thực sự về chất ở các địa phương nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 921/BNN-VPĐP ngày 24/01/2017)
Trong hơn 06 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhất là sự chuyển biến về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa với nhiều mô hình mới hiệu quả, làm cho thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm mạnh; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được nâng cấp rõ rệt và từng bước đồng bộ, bộ mặt nhiều vùng nông thôn được đổi thay; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố… Xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước, làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ, người dân, cả hệ thống chính trị và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập: việc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn thiếu tính liên kết bền vững; một số địa phương mới chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cũng như xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường; đời sống và mức thụ hưởng thành quả nông thôn mới ở nhiều nơi còn bấp bênh.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó yêu cầu: “Đối với việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới, từng địa phương phải xác định rõ tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, trong đó cần tập trung vào các tiêu chí nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nguy hại đến đời sống của người dân nông thôn, nhất là ở những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu; quan tâm đến các tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh, an toàn xã hội (hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, khiếu kiện đông người), nâng cao sức khỏe trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các vùng, miền, sự vững mạnh của hệ thống chính trị”.
Như vậy, những vấn đề cử tri tỉnh Bắc Giang quan tâm và đề nghị, đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 và yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
151. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Cử tri đề nghị Bộ trình Chính phủ tăng nguồn vốn đầu tư cho các huyện, xã điểm xây dựng nông thôn mới, để các địa phương hoàn thành chương trình theo lộ trình đã định.
Trả lời: (Tại Công văn số 992/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó đã quy định nguồn lực ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. Trong đó, có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo; Tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 05 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Như vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 sẽ được ưu tiên bố trí cho các xã nghèo, xã khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các xã điểm cao hơn so với các xã khác.
Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016, trong đó, giao các Bộ, ngành Trung ương và địa phương: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao...”.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)… để hỗ trợ cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, UBND tỉnh Gia Lai cần có kế hoạch phân bổ cụ thể và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trung hạn (2016-2020) và hàng năm, cũng như ưu tiên lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn; có giải pháp huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để bổ sung thực hiện Chương trình.
152. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ trình Chính phủ xem xét có mức đầu tư cao hơn cho huyện điểm, xã đặc biệt khó khăn, để huyện tập trung đầu tư cuốn chiếu, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xem xét điều chỉnh tiêu chí 19 (tiêu chí về an ninh quốc phòng), vì đây là tiêu chí động, năm nay thực hiện tốt nhưng sang năm chưa chắc đã thực hiện tốt; do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi tiêu chí này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1000/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
1. Về việc xem xét mức đầu tư cao hơn cho các huyện điểm, xã đặc biệt khó khăn, để huyện đầu tư cuốn chiếu, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới:
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ ché, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo; Tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí đê phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn gấp 4-5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên. Đối với các xã điểm phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới cũng sẽ được ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cao hơn.
2. Về việc xem xét điều chỉnh tiêu chí 19 vì đây là tiêu chí động, năm nay thực hiện tốt nhưng sang năm chưa chắc đã thực hiện tốt
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1980/QĐ- TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 {thay thế Quyết định sổ 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quôc gia vê nông thôn mới và Quyết định sỗ 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một sổ tiêu chỉ của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh là tiêu chí bắt buộc yêu cầu tất cả các địa phương phải thực hiện theo đúng qui định chung để đảm bảo nông thôn mới thực sự bình yên.
Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 về ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
153. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Ðối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai ðoạn 2010 – 2020, cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần ban hành tiêu chí riêng cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi có ðịa bàn rộng, dân cư thưa thớt, ðời sống nhân dân còn nghèo, thu nhập thấp; không nên quy ðịnh mức đóng góp của nhân dân các vùng ðều như nhau.
Trả lời: (Tại Công văn số 704/BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
- Về ban hành tiêu chí riêng cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi:
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg, theo đó, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan quy định việc áp dụng cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn, tạo sự linh hoạt khi xác định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
- Về quy định mức đóng góp của nhân dân để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Để đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016, trong đó yêu cầu: “Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình. Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện, tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao; công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua”. Như vậy, việc đóng góp nguồn lực của nhân dân để thực hiện Chương trình là tự nguyện, không bắt buộc và không quy định đồng đều giữa các vùng.
154. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư nguồn lực tập trung cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh nghèo, biên giới.
Trả lời: (Tại Công văn số 994/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
Để cụ thể hóa các nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương theo Nghị quyết số 100/2015/QH13, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn gấp 4-5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên.
155. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị quan tâm các xã vùng sâu, vùng xa, xã vùng biên giới trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, mức đầu tư 500 triệu đồng/1 năm là thấp, thủ tục phức tạp. Đề nghị cần có cơ chế thông thoáng hơn, những công trình nhỏ nên phân cấp cho địa phương làm chủ đầu tư và có chính sách huy động doanh nghiệp và sức dân tự làm để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Trả lời: (Tại Công văn số 998/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo. Để cụ thể hóa các nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương theo Nghị quyết 100/2015/QH13, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn gấp 4-5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 11161/BNN-VPĐP ngày 28/12/2016 về việc tạm thời hướng dẫn phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2017 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó hướng dẫn các địa phương căn cứ vào nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm, chủ động tập trung bố trí vốn cho từng nhóm xã, không nhất thiết phải phân bổ hết cho tất cả các xã của địa phương để tránh dàn trải.
Để trao quyền chủ động cho các địa phương trình triển khai thực hiện các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, đã quy định: “Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (do Ủy ban nhân dân xã quyết định)”.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án nhóm C quy mô nhỏ (có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng) thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, trong đó, giao cho cộng đồng tự tổ chức thi công trên cơ sở lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản (gọi tắt là hồ sơ xây dựng công trình) theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình thay cho báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
156. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Hiện nay, Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới có điểm chưa phù hợp với thực tế, do quy định tiêu chí chung cho tất cả các xã, phường, thị trấn là như nhau. Vì vậy, đề nghị Chính phủ sửa đổi cho phù hợp với thực tế, phản ánh đặc thù của các địa phương, tương ứng cho từng khu vực: đồng bằng, miền núi, hải đảo.
Trả lời: (Tại Công văn số 923/BNN-VPĐP ngày 24/1/2017)
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của từng vùng, miền; đồng thời, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc áp dụng cụ thể đối với từng nhóm xã (khu vực I, khu vực II, khu vực III) trên địa bàn, tạo sự linh hoạt khi quy định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
157. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Hiện nay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương; không để nợ đọng xây dựng cơ bản; ngân sách để thực hiện các nội dung của chương trình thấp. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có cơ chế riêng về vốn để thực hiện Chương trình, trong đó xem xét việc phát hành trái phiếu (cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính quyền địa phương) để thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 996/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Để tập trung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2016-2020, trong bối cảnh cả nước chỉ còn thực hiện 02 chương trình (Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới), ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015). Trong quá trình điều hành, giao Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.
Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình”.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)… để hỗ trợ cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
158. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập, một số tiêu chí không phù hợp, kinh phí hỗ trợ của Trung ương không đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu phấn đấu của địa phương. Cử tri đề nghị Trung ương cần tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để Chương trình này đạt hiệu quả thiết thực.
Trả lời: (Tại Công văn số 981/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó quy định nguồn lực ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 193.155,6 tỷ đồng (bao gồm ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng), như vậy, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phân bổ vốn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015, để giao quyền chủ động cho các địa phương triển khai thực hiện, tại Nghị quyết số 100/2015/QH13, Quốc hội đã quy định: “Trung ương hỗ trợ cho địa phương tổng mức vốn và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể”.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
159. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới, các bộ, ngành Trung ương quan tâm sớm triển khai lồng ghép các Chương trình MTQG vào Chương trình xây dựng NTM và bổ sung các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ địa phương thực hiện, hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, vì các xã còn lại phần lớn hết sức khó khăn, là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Trả lời: (Tại Công văn số 988/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
1. Về việc triển khai lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia vào Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Ngày 12/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Như vậy, cả nước chỉ còn thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia là Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững.
Ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong 11 nội dung thành phần của chương trình có nhiều nội dung, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trước đây nhập vào để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, cụ thể: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015); Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015); Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (thuộc Chương trình MTQG khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường giai đoạn 2012-2015); Phát triển giáo dục ở nông thôn (thuộc Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2012-2015), Phát triển y tế cơ sở (thuộc Chương trình MTQG Y tế giai đoạn 2012-2015)...
2. Về việc bổ sung các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ địa phương thực hiện, hoàn thành các mục tiêu của Chương trình
Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã quy định nguồn lực ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. Trong đó, có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo; Tập trung đầu tư cho các xã đạt dưới 05 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Như vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 sẽ được ưu tiên bố trí cho các xã nghèo, xã khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các xã phấn đấu về đích cao hơn so với các xã khác.
Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016, trong đó, giao các bộ, ngành Trung ương và địa phương: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao...”.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)… để hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, UBND tỉnh Lâm Đồng cần có kế hoạch phân bổ cụ thể và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trung hạn (2016-2020) và hàng năm, cũng như ưu tiên lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn; có giải pháp huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để bổ sung thực hiện Chương trình.
160. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri cho rằng, công tác xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai triển khai còn chậm, số xã đạt chuẩn nông thôn mới còn ít; đề nghị Chính phủ tăng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Gia Lai.
Trả lời: (Tại Công văn số 984 /BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Quốc hội đã thông qua tổng mức vốn ngân sách Nhà nước tối thiểu bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 193.155,6 tỷ đồng (bao gồm ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng), như vậy, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2020, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã dưới 5 tiêu chí của các địa phương (trong đó có các xã đặc biệt khó khăn, xã dưới 5 tiêu chí của tỉnh Gia Lai) cao gấp 4-5 lần so với các xã không được ưu tiên.
Vì vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, UBND tỉnh Gia Lai cần xây dựng phương án phân bổ cụ thể báo cáo HĐND tỉnh thông qua; đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, cũng như tiếp tục tăng cường các giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung thực hiện Chương trình.
161. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung tiêu chí xây dựng huyện, tỉnh nông thôn mới và có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ cho các huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016 đến năm 2020.
Trả lời: (Tại Công văn số 808/BNN-VPĐP ngày 23/01/2017)
1. Về ban hành tiêu chí huyện, tỉnh nông thôn mới:
a) Về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới:
Ngày 05/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Triển khai Quyết định này, ngày 26/12/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
b) Về ban hành tiêu chí tỉnh nông thôn mới:
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia đang chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu để chỉ đạo các địa phương (xã, huyện) triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (sau khi đã đạt chuẩn nông thôn mới). Vì vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có chủ trương tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí tỉnh nông thôn mới.
2. Về việc có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các huyện đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016 đến năm 2020:
Tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nghiên cứu, chỉ đạo thí điểm các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; đề xuất tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
162. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét loại bỏ yêu cầu thẩm định nguồn vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện Chương trình MTQG vào Chương trình xây dựng NTM trước khi triển khai thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương (huyện, xã) trong việc bố trí nguồn vốn này để đầu tư cho các công trình và thanh quyết toán khi cần thiết do nguồn vốn TPCP bố trí cho Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Trung ương xác định cụ thể cho giai đoạn 2014 - 2016; 2016 - 2020 và hàng năm.
Trả lời: (Tại Công văn số 985/BNN-VPĐP03 ngày 03/02/2017)
Để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, sai quy định, làm lãng phí và thất thoát nguồn lực, Luật Đầu tư công và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư công quy định: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, trao quyền chủ động cho các địa phương triển khai thực hiện các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương (trên cơ sở thông báo của Trung ương về số vốn trung hạn hoặc hàng năm được giao) đối với danh mục các dự án nhóm C quy mô nhỏ, không thẩm định từng dự án riêng lẻ; gửi báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương các dự án khởi công mới của từng chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Chủ chương trình mục tiêu quốc gia để theo dõi và giám sát.
163. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn và cụ thể hóa các tiêu chí Nông thôn mới cấp huyện (theo Quyết định 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ) để các địa phương chủ động thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 701/BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 26/12/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đã hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện, phương pháp xác định mức đạt chuẩn đối với các tiêu chí huyện nông thôn mới. Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT cũng quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cụ thể hóa nội dung thực hiện các tiêu chí, quy định mức đạt chuẩn đối với các nhóm huyện trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đánh giá, thẩm tra mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu, nhằm tăng cường phân cấp cho các địa phương chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn.
164. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Thực hiện chủ trương xây dựng xã Nông thôn mới (NTM) và phường đô thị văn minh cần quan tâm chú trọng hơn khâu chất lượng, tính thiết thực và hiệu quả. Để địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn xã NTM, đề nghị Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Cần có chính sách kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhằm thu hút lao động tại địa phương vì hiện nay một số lao động ở vùng nông thôn rời địa phương lên TP Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương để tìm việc làm.
Trả lời: (Tại Công văn số 991/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016-2020, đã thông qua tổng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng (bao gồm: Ngân sách Trung ương 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng) trong đó, có ưu tiên tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).
Để tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhằm thu hút lao động tại địa phương, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó, giao các Bộ, ngành Trung ương “Rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả; có các cơ chế thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn”.
Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017). Dự kiến, trong tháng 6 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
165. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị trung ương quan tâm xem xét biểu dương khen thưởng đối với các huyện, thị, thành phố có số xã ít hơn phường, nhưng đạt 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 157/BNN-VPĐP ngày 06/01/2017)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2016 về kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, hình thức khen thưởng đối với huyện, thị xã như sau:
- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng công trình phúc lợi trị giá 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng);
- Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có đơn vị hành chính từ 10 xã trở lên, có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng công trình phúc lợi trị giá 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng);
- Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có đơn vị hành chính từ 05 - 09 xã, có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng công trình phúc lợi trị giá 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng);
- Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có đơn vị hành chính dưới 05 xã, có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng công trình phúc lợi trị giá 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng)”.
166. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri cho rằng áp lực về đóng góp kinh phí đối với người dân ở vùng nông thôn nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, trong khi đó người dân ở nông thôn thu nhập thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trong khi đó người dân tại thành thị thì không phải đóng góp, hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, đường giao thông nói riêng đều được nhà nước hoàn thiện đến từng nhà; do đó, cử tri ở nông thôn đề nghị Chính phủ nên xem xét nghiên cứu lại chính sách làm đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa để xây dựng nông thôn mới theo hướng nhà nước cấp toàn bộ vật liệu, nhân dân chỉ đóng góp công sức và tiền công xây dựng để giảm gánh nặng cho người dân ở nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 997/BNN- VPĐP ngày 03/02/2017)
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 216-2020, quy định: “Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (chương trình 30a), Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn xóm, đường giao thông nội đồng, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản,... Đồng thời chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc người dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua”.
167. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến xem xét, sửa đổi một số tiêu chí không phù hợp, cụ thể là tiêu chí liên quan đến quy hoạch, việc cắm mốc quy hoạch không có kinh phí nên không thể thực hiện được. Tiêu chí liên quan đến cơ sở vật chất văn hóa: nhân dân ở các địa bàn vùng sâu, xa sống rải rác, không tập trung, nếu áp dụng tiêu chí xây sân chơi ở các điểm công cộng sẽ không có người sử dụng, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Trả lời: (Tại Công văn số 920 /BNN-VPĐP ngày 24/01/2017)
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, việc quy định mức độ đạt chuẩn của các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội (trong đó có tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa) ở từng vùng, miền của từng tỉnh, sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể gắn với điều kiện thực tiễn, nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa từng dân tộc. Như vậy, đối với tỉnh Cao Bằng, việc quy định cụ thể về cơ sở vật chất văn hóa (trong đó có xây sân chơi) để thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định căn cứ vào Văn bản số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đối với công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch chung xây dựng xã trong xây dựng nông thôn mới nói riêng, việc cắm mốc quy hoạch là yêu cầu bắt buộc để phục vụ cho công tác quản lý, thực hiện quy hoạch (đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng). Về kinh phí để thực hiện cắm mốc quy hoạch, hiện nay Bộ Tài chính đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn sử dụng vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước trong phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó sẽ qui định mức chi cho công tác cắm mốc qui hoạch, dự kiến ban hành trong Quí I năm 2017.
168. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo, kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 100/2015/QH13).
Trả lời: (Tại Công văn số 999/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 20/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã quy định việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương, cụ thể như sau:
- Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập một Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh quyết định.
- Cấp huyện: Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.
- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập một Ban quản lý cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng Ban, để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã. Thành viên Ban quản lý cấp xã bao gồm: cán bộ chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức đoàn thể và đại diện cộng đồng dân cư.
169. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về bộ máy làm công tác xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, nhân sự của ban chỉ đạo, điều hành chương trình mục tiêu quốc gia và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp luôn có biến động, làm cho việc triển khai các nhiệm vụ khó khăn. Đề nghị Chính phủ có cơ chế bố trí cán bộ chuyên trách, kiện toàn bộ máy làm công tác xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với cấp huyện, cấp xã để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trả lời: (Tại Công văn số 439 /BNN-VPĐP ngày 13/01/2017)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định: số 41/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp. Các Quyết định này đã qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp.
Về bố trí cán bộ, theo qui định hiện hành, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Đối với Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, Chỉ thị số 36/CT-TTg này 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã yêu cầu “củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới; lưu ý việc bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết để làm chuyên trách về xây dựng nông thôn mới phải đủ để đáp ứng yêu cầu công việc nhưng đảm bảo nguyên tắc không làm tăng phát sinh biên chế ở từng cấp”.
170. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, theo đó: đối với các xã đặc biệt khó khăn thì ngân sách các cấp đầu tư khu thể thao xã (tiêu chí số 6.2), nghĩa trang nhân dân (tiêu chí số 17.4), chợ nông thôn (tiêu chí số 7), vì ở những nơi này không thể thực hiện đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Trả lời: (Tại Công văn số 993/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, quy định: “Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (chương trình 30a), Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% cho xây dựng trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản,... Đồng thời chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc người dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua”.
171. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri kiến nghị về xây dựng bộ tiêu chí quốc gia: Trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc xây dựng và kết quả thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Chính phủ xây dựng tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020) cần tính đến sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm lực, định hướng phát triển của từng vùng, miền, địa phương; đảm bảo việc xây dựng tiêu chí mang tính bền vững, không nhất thiết phải chạy đua về tiến độ thực hiện cho tất cả các tiêu chí; cần tính đến quy định bộ khung cơ bản đạt chuẩn tối thiểu và quy định linh hoạt (mở, tiêu chí mềm) để địa phương tập trung đầu tư phát triển mạnh các tiêu chí phù hợp với đặc điểm, lợi thế của mình.
Trả lời: (Tại Công văn số 923/BNN-VPĐP ngày 24/1/2017)
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã quy định 36 chỉ tiêu (thuộc 16 tiêu chí) là những chỉ tiêu cơ bản, trực tiếp phản ánh yêu cầu thiết yếu về sản xuất và đời sống của người dân ở nông thôn, thống nhất áp dụng chung đối với tất cả các xã; quy định 13 chỉ tiêu (thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau để vận dụng. Quyết định số 1980/QĐ-TTg đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan quy định việc áp dụng cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù về tự nhiên, nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đặc điểm văn hóa từng dân tộc để đảm bảo Chương trình được thực hiện mang hiệu quả thiết thực cho đời sống của người dân.
172. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri kiến nghị về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới: Hiện nay, nhiều địa phương còn chạy theo tiến độ về đích nông thôn mới nên để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản cao. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, đánh giá tình trạng nợ đọng, tổ chức phân loại nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu ban hành cơ chế để xử lý nợ đọng, tránh huy động quá sức dân và kiểm soát việc phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 làm tăng gánh nặng ngân sách.
Trả lời: (Tại Công văn số 440 /BNN-VPĐP ngày 13/01/2017)
1. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, đánh giá, phân loại và xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới như sau:
- Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5029/VPCP-KTN ngày 21/6/2016 về việc đề nghị báo cáo kết quả kiểm toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính nghiên cứu, đối chiếu với báo cáo số 826/KTNN-TH ngày 22/7/2016 của Kiểm toán Nhà nước để rà soát, tổng hợp, phân loại nguyên nhân khách quan và chủ quan, đề xuất giải pháp hợp lý (Thông báo 164/TB-VPCP ngày 05/7/2016 và Công văn số 6927/VPCP-KTN ngày 19/8/2016)
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó phân công cụ thể trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.
- Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có qui định mục tiêu cụ thể về số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo từng vùng (để phù hợp với thực trạng và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương); ban hành bộ tài liệu tập huấn và ưu tiên đẩy mạnh tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhất là về kỹ năng quản lý, thực hiện chương trình, công tác tài chính ... để đảm bảo cán bộ cấp xã có đủ năng lưc để thực hiện nhiệm vụ được giao theo nguyên tắc tăng cường phân cấp tối đa cho cơ sở.
2. Về phân loại nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới:
Sau khi phối hợp với các Bộ, ngành (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kiểm toán Nhà nước), ngày 15/9/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã có Báo cáo số 7824/BC-BNN-VPĐP về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong nông thôn mới gửi Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo đã phân loại cơ cấu nợ như sau:
- Theo các hạng mục đầu tư: Số nợ đọng của các địa phương tập trung chủ yếu trong các dự án về giao thông (30,8%); thủy lợi (5,5%); trường học (23,3%); cơ sở vật chất văn hóa (12,7%); các công trình dự án khác (27,7%).
- Theo cấp quyết định đầu tư: Do đặc thù Chương trình xây dựng nông thôn mới, các công trình, dự án chủ yếu do cấp huyện, xã phê duyệt nên số nợ cũng chủ yếu thuộc trách nhiệm ngân sách cấp huyện, xã (kết quả kiểm tra thực tế một số địa phương như Thanh Hóa 76,9% số nợ thuộc ngân sách huyện, xã; Nghệ An là 72,6%; Quảng Bình là 89,6%; Thừa Thiên Huế là 80%).
- Theo đối tượng phải trả: Chủ yếu là các doanh nghiệp ứng trước vốn để thi công và một số doanh nghiệp cung ứng xi măng theo phương thức trả chậm (Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình…), một số địa phương vay nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển để tạm ứng xi măng (Nghệ An).
3. Ban hành các văn bản yêu cầu các địa phương chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư công và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình, cụ thể:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định của Chính phủ, Quốc hội: Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2016 ban hành Chương trình công tác năm 2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Công văn số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 và 2003/TTg-KTN ngày 05/11/2015 về việc huy động vốn đóng góp của nhân dân để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền và người dân triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Nghị định 161/2016/NĐ- CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; sửa đổi những tiêu chí chưa phù hợp của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020…
173. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn đã được đầu tư xây dựng mới, khang trang sạch đẹp hơn. Tuy nhiên, tiêu chí phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho nông dân khó đạt. Đây là khó khăn của nhiều địa phương phải tiến hành để thực hện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đề nghị có chính sách hỗ trợ nông dân thúc đẩy phát triển sản xuất môt cách thiết thực và hiệu quả, nâng cao đời sống cho nông dân, để các địa phương về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Trả lời: (Tại Công văn số 922/BNN-VPĐP ngày 24/01/2017)
Để đạt được chỉ tiêu về tiêu chí Thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm tạo điều kiện thuận lơi để người dân, các tổ chức kinh tế tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn, trong đó, nổi bật là: Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020... Hiện nay, các chính sách này đã và đang được triển khai rộng khắp, góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu để đề xuất điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; chính sách bảo hiểm nông nghiệp….
174. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri cho rằng việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước; chương trình đã và đang huy động được nhiều nguồn lực xã hội cùng với sự đầu tư của Nhà nước góp phần thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Tuy nhiên, cử tri phản ánh việc huy động sự đóng góp của người dân còn cao, trong lúc thu nhập bình quân ở địa phương còn thấp. Cử tri đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu hỗ trợ kinh phí cho người dân để cả nước sớm hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 1002/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Để tập trung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2016-2020, trong bối cảnh cả nước chỉ còn thực hiện 02 chương trình (Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới), ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015).
Để tăng thêm nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình trong giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình“.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)… để hỗ trợ cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
175. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thông giai đoạn 2016 – 2025 tầm nhìn 2035 nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới, gắn với Nghị quyết Đại hộc XII của Đảng trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1043/BNN- KH ngày 06/02/2017)
Nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, một trong những nhiệm vụ, giải pháp lớn, trọng tâm mang tính quyết định, xuyên xuốt là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết Trung ương 5(khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ đã thể chế hóa chủ trương của Đảng thành các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ vậy và với sự quan tâm, nỗ lực của các ngành, các cấp, của bà con nông dân, thời gian qua nông nghiệp đã liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá (GDP ngành giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng 3,13%/năm). Sản lượng nhiều loại sản phẩm tăng mạnh, chất lượng được cải thiện, tổ chức sản xuất được đổi mới, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, trình độ khoa học kỹ thuật được nâng lên. Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn tạo điều kiện xuất khẩu nhiều loại nông sản với quy mô lớn, đưa nước ta thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, hỗ trợ tích cực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt và triển khai thực hiện 6 đề án tái cơ cấu các tiểu ngành, lĩnh vực và 6 Kế hoạch chuyên đề, trong đó có Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, nhiều khâu cơ giới sản xuất đã đạt tỷ lệ khá cao[1]; nhiều doanh nghiệp đã đứng vững, duy trì và mở rộng sản xuất, chế biến, xuất khẩu; công nghiệp chế biến được đầu tư theo hướng phát triển chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cả nước có trên 6.000 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó chế biến công nghiệp một số ngành hàng như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chuẩn bị cho tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương (cơ quan chủ trì) và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Bộ Chính trị Đề án “Định hướng chính sách công nghiệp quốc gia giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”; trong đó có nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (định hướng hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp quốc gia phục vụ nông nghiệp, nông thôn; kiến nghị về cơ chế, chính sách và tổ chức, chỉ đạo để công nghiệp tác động có hiệu quả đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; kiến nghị rà soát, bổ sung Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
176. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trả lời: (Tại Công văn số 983/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 11/3/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 398/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, giao các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương hoàn thành khung pháp lý triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó, phê duyệt mục tiêu phấn đấu xây dựng nông thôn mới cụ thể cho các vùng, miền trên cả nước đến năm 2020; giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương tập trung hướng dẫn, triển khai 11 nội dung thành phần thực hiện chương trình, cũng như đề ra 8 giải pháp cụ thể để thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu của Chương trình.
Đến nay, khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã cơ bản đầy đủ, giúp cho các địa phương có cơ sở và kịp thời triển khai thực hiện.
177. Cử tri tỉnh Bình Định, Nghệ An kiến nghị: Đề nghị ban hành Quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, từng địa bàn, trên cơ sở đó, có chính sách, định hướng đầu tư phù hợp với thực tế từng địa phương, từng vùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 695 /BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
- Về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí:
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của từng vùng, miền; đồng thời, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc áp dụng cụ thể đối với từng nhóm xã (khu vực I, khu vực II, khu vực III) trên địa bàn, tạo sự linh hoạt khi xác định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
- Về chính sách, định hướng đầu tư thực hiện Bộ tiêu chí:
Để đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016:
+ Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình, gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ khác trên địa bàn; về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện, tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao.
+ Đối với việc thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới, từng địa phương phải xác định rõ tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, trong đó cần tập trung vào các tiêu chí nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường; quan tâm đến các tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh, an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các vùng miền, sự vững mạnh của hệ thống chính trị.
178. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành Bộ tiêu chí nâng cao làm cơ sở để các địa phương áp dụng nâng cao chất lượng cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới; hướng dẫn đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 698/BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
Để xây dựng nông thôn mới đảm bảo bền vững, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã có văn bản số 14/BCĐTW-VPĐP ngày 25/8/2015 chỉ đạo các địa phương hướng dẫn và yêu cầu các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí. Theo đó, tập trung thực hiện 06 nhóm nội dung ưu tiên: (1) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn; (2) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; (3) Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn; (4) Phát triển đời sống văn hóa nông thôn; (5) Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã; (6) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Hiện nay, đã có một số địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí riêng để áp dụng đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn (như: tỉnh Hà Tĩnh ban hành “Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu”; tỉnh Đồng Nai ban hành “Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao”; thành phố Hồ Chí Minh ban hành “Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn”…).
Để có cơ sở thực tiễn “Đề xuất các tiêu chí nâng cao đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí xây dựng mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu” (theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016), trong 02 năm (2017-2018), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo thí điểm một số mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại một số địa phương làm cơ sở để xây dựng và đề xuất Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để áp dụng chung đối với các địa phương trên địa bàn cả nước.
179. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành chính sách bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp và tái bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp áp dụng các loại sản phẩm chủ yếu…
Trả lời: (Tại Công văn số 271/BNN-KTHT ngày 10/01/2017)
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất định hướng tiếp tục triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới (Thông báo số 6828/VPCP-KTTH ngày 05/9/2014).
Ngày 15/12/2014, Bộ Tài chính đã tổng hợp đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm về việc tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ (Tờ trình số 152/TTr-BTC), đã được Chính phủ nhất trí tại Văn bản số 9076/VPCP-KTTH ngày 24 tháng 10 năm 2016.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng Nghị định về chính sách bảo hiểm nông nghiệp trình Chính phủ ban hành trong tháng 4 năm 2017, làm cơ sở để triển khai thực hiện trong đó có chính sách bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp và tái bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp áp dụng các loại sản phẩm chủ yếu…
180. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế đối với vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, điều chỉnh chính sách trong đầu tư công theo hướng ưu tiên đầu tư cho hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trong điểm; ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ đối với các ngành hàng chủ lực, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch và nâng cao chất lượng nông sản.
Trả lời: (Tại Công văn số 953/BNN-KH ngày 25/01/2017)
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp, trong đó có cơ cấu lại nông nghiệp, nhất là các cùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là đối với các ngành hàng chủ lực.
1. Về hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
- Để định hướng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; theo đó, quy hoạch phát triển nông nghiệp 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch thủy sản, lâm nghiệp và các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thanh long, rau quả...).
- Từ năm 2013, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 (là chính sách lớn, nhất quán và xuyên suốt của Chính phủ); đã tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch hiện có, đồng thời nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ tái cơ cấu, ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động thị trường trong dài hạn mang tính toàn quốc và liên vùng. Đến nay, đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện 42 quy hoạch làm căn cứ để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lợi thế của cả nước và các vùng. Nhiều địa phương đã rà soát quy hoạch phát triển sản xuất, làm rõ các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực là lợi thế để tập trung chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017.
- Thời gian tới, để phục vụ đắc lực cho cơ cấu lại ngành, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/2/2012; đồng thời, trong Quý II/2017 hoàn thành việc rà soát Đề án tái cơ cấu, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm (Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm vùng/miền).
2. Về điều chỉnh đầu tư công theo hướng ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ; công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
- Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và triển khai Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành. Theo đó, điều chỉnh vốn đầu tư công cho các công trình phục vụ tái cơ cấu, ưu tiên cho các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh và đem lại giá trị gia tăng cao, nhất là thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế; tăng cường năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng tập trung cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tạo giá trị gia tăng nhanh và xuất khẩu; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu, ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ sau thu hoạch vào sản xuất, quản lý.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản, theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 và số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015, số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015. Trong đó, ưu tiên đầu tư các khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng, nhất là đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực.
181. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị ban hành một số cơ chế chính sách phát triển thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới; đầu tư nâng cấp các hồ chứa nhỏ để ổn định các nguồn nước phục vụ tưới; xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nội đồng; có cơ chế chính sách hợp tác đầu tư công trong quản lý khai thác các hồ thủy lợi nhỏ tại các địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 1072 /BNN-TCTL ngày 07/02/2017)
Trong Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, việc phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những nội dung quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện nội dung này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định sẽ được xem xét, ban hành theo kế hoạch, tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Thủy lợi.
Về việc đầu tư nâng cấp các hồ chứa nhỏ để ổn định các nguồn nước phục vụ tưới, từ năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa nước”; theo đó, có nhiều hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả khai thác bằng nhiều nguồn vốn. Hiện tại, Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (WB8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đang được chuẩn bị thực hiện, có mục tiêu sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn một số hồ chứa xung yếu; trong đó, có 15 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Về xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy hình thức hợp tác công tư trong đầu tư nâng cấp, quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và cơ chế chính sách hợp tác đầu tư công trong quản lý khai thác các hồ thủy lợi nhỏ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa các nội dung này trong dự thảo Luật Thủy lợi trình Quốc hội, cụ thể: (i) Ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng; (ii) Hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến trong đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước; (iii) Đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, có khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng, Nhà nước tạo điều kiện để nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh, khai thác thông qua hình thức hợp tác công tư; (iv) Việc định giá được thực hiện theo cơ chế thị trường đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thuỷ lợi không phục vụ mục đích công ích; (v) Đối với các công trình phục vụ trên địa bàn cấp xã, Nhà nước hỗ trợ để tổ chức của những người sử dụng nước đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác,… Sau khi Luật Thủy lợi được ban hành (dự kiến Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng các văn bản dưới Luật hướng dẫn cụ thể.
Để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, xây dựng nông thôn mới hiệu quả, phát triển thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường học tập các mô hình điểm thành công, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể để áp dụng tại địa phương, đồng thời tăng cường công tác bảo đảm an toàn đập, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
182. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị xem xét giảm bớt một số tiêu chí chưa thật sự cần thiết và thiếu nguồn lực thực hiện trong xây dựng nông thôn mới; cần chú trọng thực hiện các tiêu chí về giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, môi trường, văn hóa và dạy nghề cho lao động nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 995/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
1. Về đề nghị xem xét giảm bớt một số tiêu chí chưa thực sự cần thiết và thiếu nguồn lực thực hiện trong xây dựng nông thôn mới:
Để khắc phục những hạn chế, bất cập của giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 phê duyệt Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó quy định một số chỉ tiêu để vận dụng (bao gồm 13 chỉ tiêu thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau đối với các nhóm xã. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, quy định việc áp dụng cụ thể đối với các nhóm xã để phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá của từng dân tộc.
2. Về chú trọng thực hiện các tiêu chí về giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, môi trường, văn hóa và dạy nghề cho lao động nông thôn:
Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016-2020, đã thông qua tổng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng. Nghị quyết 100/2015/QH13 đã qui định cụ thể về ưu tiên tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất (trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn), bảo vệ môi trường.
183. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh các tiêu chí về nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện các tỉnh miền núi nói chung, Sơn La nói riêng. Vì các tỉnh miền núi nguồn ngân sách để phát triển kinh tế chủ yếu còn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng xa do đó, các tiêu chí nông thôn mới hiện nay đối với điều kiện thực tế tại vùng sâu, vùng xa là quá cao, đặc biệt là tiêu chí về cơ sở hạ tầng và tiêu chí về thu nhập.
Trả lời: (Tại Công văn số 696/BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã quy định 36 chỉ tiêu (thuộc 16 tiêu chí) là những chỉ tiêu cơ bản, trực tiếp phản ánh yêu cầu thiết yếu về sản xuất và đời sống của người dân ở nông thôn, thống nhất áp dụng chung đối với tất cả các xã (trong đó có tiêu chí thu nhập đạt chuẩn theo mức quy định của từng vùng); quy định 13 chỉ tiêu (thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau để vận dụng. Đồng thời, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, quy định việc áp dụng cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù về tự nhiên, nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đặc điểm văn hóa từng dân tộc nhằm đảm bảo Chương trình được thực hiện mang hiệu quả thiết thực cho đời sống của người dân.
184. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư nguồn lực cho các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với đó là nguồn lực xã hội hóa của nhân dân và doanh nghiệp đầu tư cho xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam, làng quê sạch đẹp và khang trang hơn. Tuy nhiên, nguồn lực xã hội hóa tại các địa phương ngày càng hạn hẹp, trong khi các tiêu chí chưa hoàn thành đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Cử tri đề nghị Chính phủ bổ sung thêm nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương cho các địa phương, giảm bớt tỷ lệ đóng góp xã hội hóa từ nhân dân để sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 980/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020, trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu khoảng 193.155,6 tỷ đồng, bao gồm: 63.155,6 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương và 130.000 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối ngân sách (trong đó có thành phố Hải Phòng) trong giai đoạn 2016-2020 sẽ không nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và chủ động cân đối từ ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.
Về huy động các nguồn lực xã hội, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình, gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình mục tiêu quốc gia xảy dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững và các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ khác trên địa bàn; về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kế cả vốn vay quốc tế đế tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đổi với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa đế thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hỏa - thể thao; công khai các khoản đỏng góp của dân, theo nguyên tăc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua”.
185. Cử tri các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nam kiến nghị: Đề nghị quan tâm bổ sung thêm nguồn kinh phí để đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn: đầu tư kiên cố hóa kênh mương, trụ sở làm việc, nhà văn hóa xã...
Trả lời: (Tại Công văn số 986/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó đã quy định nguồn lực ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 sẽ chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi)... Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016, trong đó, giao các Bộ, ngành Trung ương và địa phương: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao...”.
Riêng đối với hạng mục trụ sở xã, không thuộc đối tượng được đầu tư, hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Nam cần chủ động cân đối từ nguồn vốn ngân sách địa phương, đồng thời lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để thực hiện.
186. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị tiếp tục tăng nguồn lực hỗ trợ cho các xã có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lạng Sơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 987/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo; Tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn gấp 4-5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên (trong đó bao gồm các xã của tỉnh Lạng Sơn).
187. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giúp tỉnh Sơn La nghiên cứu đề tài khoa học và quy hoạch sử dụng diện tích bán ngập thuộc vùng lòng hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời nhân dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Trả lời: (Tại Công văn số 586/BNN-KTHT ngày 17/01/2017)
Theo Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/4/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: việc lập quy hoạch, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức lập, triển khai thực hiện quy hoạch đất bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn của tỉnh nhằm sớm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trên.
Việc nghiên cứu đề tài khoa học về sử dụng diện tích đất bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc đề tài khoa học cấp tỉnh. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La triển khai thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội; Điều 27 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. Trường hợp quy mô đề tài trên vượt quá thẩm quyền cấp tỉnh, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định làm cơ sở để triển khai nghiên cứu.
188. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Tại Điều 9 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2014 Quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai, đề nghị bổ sung thêm công tác nạo vét mương, làm cống thoát nước, vì hiện nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác này (cử tri Phòng Nông nghiệp huyện Tân Châu).
Trả lời: (Tại Công văn số 1023/BNN-TCTS ngày 06/02/2017)
Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Quỹ Phòng chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có việc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/1 công trình; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Công trình phòng chống thiên tai theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai gồm công trình chống úng, chống hạn, chống sạt lở,,.. Vì vậy, đề nghị báo cáo cơ quan quản lý Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định chi Qũy đối với công tác tu sửa, nạo vét kênh mương, cống thoát nước để khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định tại Nghị định 94/2014/NĐ-CP. Còn đối với việc tu sửa công trình do tác động của quá trình vận hành thường xuyên, đề nghị xem xét sử dụng kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện.
Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh thúc đẩy việc thực hiện thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai theo đúng quy định tại Nghị định 94/2014/NĐ-CP để hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
189. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng. Đến nay đã đem lại sự thay đổi lớn về nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì phần vốn ngân sách hỗ trợ của nhà nước cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nhiều xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng tiền nợ đọng còn cao. Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí để các xã trả nợ.
Trả lời: (Tại Công văn số 990/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Để xử lý dứt điểm tình trạng nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tại Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Quốc hội đã giao Chính phủ: “Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Riêng các địa phương tự cân đối ngân sách phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để cơ bản xử lý dứt điểm số nợ đọng trước tháng 6 năm 2018”.
Tại Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương: “Ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ đọng trước khi bố trí vốn cho các dự án khởi công mới”.
190. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có cơ chế, chính sách cho việc tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 951/BNN-KH ngày 25/01/2017)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận số 97-KL/TW ngày 09/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có thể phân chia thành các nhóm cơ chế, chính sách sau: (1) Hỗ trợ phát triển sản xuất; (2) Thu hút nguồn lực xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (3) Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo hiểm xã hội; (4) Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; (5) Tạo nguồn nhân lực, như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (6) Xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2013, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển các lĩnh vực quản lý nông nghiệp và PTNT, nhất là các chính sách để phục vụ tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất được chỉ đạo quyết liệt. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành[2] như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y; các chính sách mới về quản lý đất lúa; hỗ trợ chuyển đổi từ lúa sang đất trồng hoa màu, trồng ngô; tái canh cà phê; hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ phát triển thủy sản; bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp… Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan cũng đã nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành như chính sách về đất đai, cơ chế tài chính, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, VAT...; chính sách phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường cung cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ cấu tổ chức ngành; đào tạo nguồn nhân lực; tháo gỡ khó khăn về thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Thời gian tới, xác định cơ chế, chính sách là giải pháp quan trọng, ngoài những chính sách đã được ban hành, cần tiếp tục rà soát, ban hành Khung chính sách để phục vụ đắc lực hơn cho cơ cấu lại ngành. Theo đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là chính sách đất đai, tín dụng, thương mại, thuế, bảo hiểm nông nghiệp và chính sách thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn.
Trong năm 2017, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, như: Một là, tổng kết tính hiệu quả của các mô hình thực tiễn, rút ra bài học về tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Chủ động phối hợp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hai là, đánh giá tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ba là, thúc đẩy các hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia mạng sản xuất, kinh doanh và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nhất là nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia. Bốn là, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
191. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng thực phẩm không an toàn đang ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; việc sử dụng các loại thuốc kích thích, chất bảo quản vượt quá mức cho phép không kiểm soát được. Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành có biện pháp xử lý để bảo đảm sức khỏe cho người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1166 /BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Trong 6 năm liên tục từ năm 2011 đến năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều chọn trọng tâm hoạt động là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Đặc biệt năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn là “Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” nhằm tập trung nguồn lực triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc đổi mới phương thức từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang đột xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các địa phương triển khai nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Kết quả năm 2016, toàn Ngành đã thanh tra, kiểm tra 50.398 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện và xử lý đối với 5.677 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 22,183 tỷ đồng; Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát, trong đó: đã có 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
Bên cạnh việc tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn cũng đã được đẩy mạnh thông qua chính sách kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến như: HACCP, ISO22000… Cho đến nay, 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 146 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn là năm cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, trong đó Bộ đã giao cho Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng kế hoạch chuyên đề để phối hợp với các đơn vị liên quan (Cục Cảnh sát môi trường-C49, Cục An ninh nông nghiệp nông thôn-A86, Bộ đội Biên phòng, Cục Quản lý thị trường..) tiếp tục tăng cường thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vật tư nông nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý hình sự.
192. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Thời gian qua, tình trạng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam bị từ chối và trả về do có dư lượng hóa chất quá cao so với tiêu chuẩn quy định đã làm giảm giá trị hàng hóa nông sản, thủy sản xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan cần có giải pháp quyết liệt, toàn lực, tập trung hơn nữa trong việc quản lý việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 959/BNN-QLCL ngày 25/01/2017)
1. Trong thời gian vừa qua có tình trạng Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cảnh báo các lô hàng của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này không bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung vào vấn đề tồn dư hóa chất kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép hoặc chất cấm trong sản phẩm. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết liệt triển khai các giải pháp như sau:
- Rà soát, ban hành bổ sung Danh mục hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong nguyên liệu và sản phẩm xuất khẩu.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản phẩm nông lâm thủy sản trước khi xuất khẩu để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất, xử lý tận gốc đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh.
- Đối với các cơ sở có lô hàng bị cảnh báo hoặc trả về do vi phạm về tồn dư hóa chất kháng sinh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đều chỉ đạo yêu cầu các cơ sở sản xuất có lô hàng bị cảnh báo thực hiện truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn việc các lô hàng xuất khẩu tiếp theo bị cảnh báo.
2. Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) và an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản là công tác trọng tâm, ưu tiên của Ngành. Năm 2015 và 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức 02 đợt cao điểm thanh, kiểm tra đấu tranh đẩy lùi đi đến chấm dứt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngăn chặn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Kết quả như sau:
- Về chất cấm trong chăn nuôi: đã phát hiện 08/15 công ty sử dụng chất cấm Salbutamol và chất phẩm màu công nghiệp, ban hành 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước; buộc tiêu hủy chất cấm và thức ăn có chất cấm, đình chỉ sản xuất các công ty có sử dụng chất cấm là 01 tháng; trực tiếp phối hợp với địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội) tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy các đàn heo có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các cấp trung ương và địa phương đã góp phần làm giảm tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chất cấm Salbutamol 11 tháng đầu năm 2016 xuống 0,44%, giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 04 tháng gần đây (từ tháng 7-11/2016) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm.
- Về kiểm soát hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: đã tiến hành thanh tra 45 công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5 công ty, rút chứng chỉ hành nghề 02 công ty, xử phạt hành chính 26 công ty với số tiền 1,65 tỷ đồng. Đã xác lập hành vi vi phạm đối với gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản… xử phạt số tiền 425 triệu đồng.
- Về kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt: Năm 2016 Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng công an thành lập các đoàn thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh trong cả nước. Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính 50 công ty với số tiền 910 triệu đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 Công ty không có giấy phép sản xuất; buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lượng lớn.
Tiếp nối kết quả đã đạt được trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn năm 2017 là năm cao điểm về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành, trong đó tập trung một số giải pháp:
Chỉ đạo toàn ngành tổ chức tổng thanh tra, kiểm tra trong toàn quốc hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với các trường hợp có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để quản lý trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu và sử dụng vật tư nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản.
Phối hợp với các Bộ, Ngành, Ủy ban Trung ương MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả Chương trình tuyên truyền, vận động, giám sát thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 và Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thực phẩm thông qua chính sách kêu gọi sự đầu tư của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ người dân áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAPH…).
193. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về mức hỗ trợ sản xuất để thoát nghèo: Theo quy định tại Quyết định 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 Về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 46/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 Phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, hiện quy định định mức hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất tối đa là 10 triệu đồng/hộ (hỗ trợ 01 lần/hộ) là quá thấp để hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững và hộ mới thoát nghèo không tái nghèo. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có cơ chế hỗ trợ mức cao hơn để đảm bảo nguồn lực đầu tư (theo hướng: Hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/hộ; Hộ cận nghèo được hưởng mức hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ của hộ nghèo; Hộ mới thoát nghèo được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức hỗ trợ của hộ nghèo và thời gian hỗ trợ từ 2-3 năm sau thoát nghèo).
Trả lời: (Tại Công văn số 1042/BNN-KTHT ngày 06/02/2017)
Ngày 2/9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trong đó có các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a, Chương trình 135 và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế thực hiện vốn sự nghiệp bao gồm cả hướng dẫn định mức hỗ trợ và cơ chế sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung trình tự hỗ trợ. Hiện nay, hai Bộ đang xây dựng Thông tư hướng dẫn dự kiến sẽ ban hành trong quý 1/2017 để kịp cho các địa phương thực hiện. Đối với định mức hỗ trợ: dự kiến nguồn vốn Trung ương sẽ hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo 15 triệu đồng/hộ/dự án, hộ cận nghèo tối đa 13 triêu đồng/hộ/dự án, hộ mới thoát nghèo 10 triệu đồng/hộ/dự án. Về cơ chế thực hiện hỗ trợ: hỗ trợ thông qua dự án với thời gian từ 1-3 năm. Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ thể, đồng thời sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn khác để hỗ trợ thêm. Như vậy với cơ chế mới, việc hỗ trợ sẽ được thực hiện linh hoạt đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
194. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Chính phủ đã triển khai chính sách cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Hiện tại, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang có diện tích trên 5.000 ha trồng cây cà phê nhưng không được hưởng chính sách ưu đãi này. Đề nghị Chính phủ quan tâm, có chính sách tái canh cây cà phê đối với tất cả các vùng, miền có trồng cây cà phê trong cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Trị, không nên chỉ có chính sách riêng cho vùng Tây Nguyên.
Trả lời: (Tại Công văn số 709 /BNN-TT ngày 19/01/2017)
Đến năm 2016 diện tích cà phê cả nước khoảng 645.000 ha. Phần lớn diên tích cà phê được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên (557 ngàn ha), chiếm trên 80% diện tích và trên 90% sản lượng. Tuy nhiên, nhiều diện tích cà phê ở khu vực này bị già cỗi, nhiễm sâu bệnh đã ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của cà phê Việt Nam cần được tái canh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và ban hành Đề án tái canh cây cà phê cho các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014). Đồng thời Bộ cũng đã ban hành Quy trình tái canh cà phê vối, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã xây dựng kế hoạch tái canh cà phê của từng tỉnh đến 2020. Theo đó diện tích cà phê cần được tái canh giai đoạn 2014-2020 là 120 ngàn ha gồm các vườn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi.
Dựa trên cơ sở của Đề án tái canh, Quy trình tái canh cà phê vối của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch tái canh của từng tỉnh khu vực Tây Nguyên, Phương án cho vay vốn để thực hiện tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã có công văn số 1685/VPCP-KTTH ngày 12/3/2015 đồng ý chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.
Quảng Trị là tỉnh có gần 5000ha cà phê chè. Tính đến hết năm 2015 phần lớn diện tích ở độ tuổi trung bình, chỉ có khoảng 1000ha trên 15 tuổi và dự kiến đến 2025 thì diện tích cà phê trên 20 tuổi khoảng 2.000ha cần tái canh. Do vậy, nhu cầu tái canh cà phê chè của tỉnh trong giai đoạn 2014-2020 chưa cấp thiết như các tỉnh Tây Nguyên.
Kết thúc Chương trình tái canh giai đoạn 2014-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tổng kết Chương trình và xác định nhu cầu thực tế của các tỉnh trồng cà phê khác trong đó có Quảng Trị để xem xét đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai Chương trình này cho giai đoạn 2020-2025.
195. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Trong những năm gần đây, vấn đề tích tụ ruộng đất diễn ra đa dạng với nhiều hình thức như lập trang trại thông qua giao, thuê, mượn, mua đất, qua dồn điền đổi thửa; qua tự nguyện góp đất, góp vốn lập tổ hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mức độ của sản xuất hàng hóa lớn và xu thế phát triển của đất nước. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét có các giải pháp, cơ chế, chính sách về vấn đề tích tụ ruộng đất: quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại; đẩy mạnh hoạt động thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp; thúc đẩy ngành nghề phi nông nghiệp; hỗ trợ kỹ thuật sản xuất; chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, chủ trang trại; khuyến khích các hình thức kinh tế hợp tác xã và liên kết trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tạo điều kiện để phát triển sản xuất ngành nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 1410/BNN-KH ngày 15/02/2017)
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, trong đó có giải pháp về tích tụ ruộng đất; quy hoạch sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đổi mới, tổ chức lại sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ.
1. Về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất
Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “... Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng...”. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 cũng đã đề ra định hướng: “Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm…”.
Thực hiện chủ trương, định hướng trên, thời gian qua sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa từng bước được nâng cao, bước đầu thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành và phát triển được một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hiện đại.
Ngày 13/01/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Tờ trình số 417/BNN-KH kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương: (1) Báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi Luật Đất đai năm 2013; (2) Giao Bộ Tài nguyên và MT chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan trong Luật Đất đai năm 2013 theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; xây dựng Đề án thị trường giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp; khẩn trương rà soát và xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết chuyển đổi 400 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản...; (3) Giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo hướng cho phép sử dụng linh hoạt giữa đất lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch.
2. Về quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Để định hướng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu thị trường, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; chỉ đạo tiến hành quy hoạch phát triển nông nghiệp 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch thủy sản, lâm nghiệp và các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thanh long, rau quả...).
- Từ năm 2013, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông, đã tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch hiện có, nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ tái cơ cấu, ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động thị trường. Đến nay, 42 quy hoạch đã được phê duyệt và chỉ đạo thực hiện làm căn cứ để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lợi thế của cả nước và các vùng.
- Để phục vụ đắc lực cho cơ cấu lại ngành, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012; đồng thời, trong Quý II/2017 hoàn thành việc rà soát Đề án tái cơ cấu, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm (Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm vùng/miền).
3. Về tổ chức lại sản xuất, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 đã thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào sản xuất, gắn với thu mua nông sản, với dự án cánh đồng lớn nhằm giảm chi phí trung gian.
- Để phục vụ cơ cấu lại ngành và nhân rộng, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ trong nông nghiệp áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp (thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg). Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; theo đó bổ sung nội dung đặc thù để hỗ trợ các HTX nông nghiệp chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
4. Về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân, chủ trang trại
Thực hiện Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo hướng công nghiệp, hiện đại, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Chương trình giống, Chương trình công nghệ sinh học tạo đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng vùng, miền cung cấp cho các thị trường trong nước và ngoài nước.
196. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm không đảm bảo chất lượng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Nhân dân và gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong nước. Đề nghị Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm, kiên quyết không cho gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu vào tiêu thụ trong nội địa.
Trả lời: (Tại Công văn số 560/BNN-TY ngày 17/01/2017)
Trong những năm qua, Chính phủ đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ngày 19/3/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (trước đây là Ban chỉ đạo 127).
Về công tác kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan thú y ở cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chống buôn lậu như hải quan, bộ đội biên phòng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng nhằm ngăn ngừa nguy cơ về dịch bệnh động vật, nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể xâm nhiễm vào nước ta thông qua việc nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đặc biệt là tuyến biên giới phía Bắc; hoạt động này tiếp tục được tăng cường nhằm bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả hoạt động nhập lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng.
197. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Thời gian qua, Chính phủ ðã thực hiện giải pháp nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu, ðýờng hóa học ðang bị lạm dụng trong khâu sản xuất. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng, nông sản, thực phẩm, các loại thức ăn ðồ uống kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Cử tri ðề nghị các cõ quan chuyên môn tãng cýờng thực thi các biện pháp cụ thể hõn nữa nhằm ngãn chặn các vấn nạn trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 1176/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
1. Về vấn đề “sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong khâu sản xuất”:
Theo Điều 62 Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế được giao trách nhiệm quản lý phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm và Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đồng thời quy định giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm.
Trong phạm vi quản lý, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã ban hành các quy định cụ thể để kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể:
- Việc quản lý nhập khẩu, kinh doanh buôn bán phụ gia, hóa chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa chặt chẽ, đặc biệt là khâu kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm.
- Việc thực thi trách nhiệm quản lý cụ thể được giao cho Ủy ban Nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng địa phương (theo phân cấp của Bộ Y tế) tại các chợ, cơ sở kinh doanh hóa chất, phụ gia... chưa được thực hiện tốt; chưa quản lý chặt chẽ hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục được phép sử dụng, hết hạn sử dụng, thậm chí hóa chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm.
Trong phạm vi quản lý của Ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường lấy mẫu giám sát, chỉ đạo các địa phương kiểm tra chặt chẽ việc lạm dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến..., tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lạm dụng hóa chất phụ gia trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Năm 2016 đã ký kết với Bộ Công Thương Chương trình phối hợp “Quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản”... Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu, đường hóa học trong khâu sản xuất cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng địa phương trong kiểm tra, thanh tra thường xuyên trên địa bàn.
2. Về vấn đề “nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng, nông sản, thực phẩm, các loại thức ăn đồ uống kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường”:
Thực trạng cho thấy, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chiếm đa số. Việc kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y (bao gồm an toàn thực phẩm) do cơ quan thú y địa phương quản lý. Theo báo cáo của các địa phương, lực lượng thú y các địa phương còn mỏng, nhiều địa phương chưa thực hiện quy hoạch các khu giết mổ tập trung, tình trạng giết mổ trực tiếp tại các chợ dân sinh, chợ tạm còn khá phổ biến... Đòi hỏi các cấp địa phương, đặc biệt các cơ sở phường xã tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo kết quả làm việc của Đoàn giám sát an toàn thực phẩm của Quốc hội với nhiều địa phương cho thấy thực tế các địa phương có kiểm tra nhưng hầu như chỉ nhắc nhở, không xử lý vi phạm. Đây cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới kiểm soát các đối tượng đã nêu không hiệu quả.
3. Về vấn đề “đề nghị các cơ quan chuyên môn tăng cường thực thi các biện pháp cụ thể hơn nữa nhằm ngăn chặn các vấn nạn trên”:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành đầy đủ và sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn để phục vụ kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Đồng thời sẽ đề xuất sửa đổi các quy định xử lý vi phạm để cụ thể hóa các hành vi vi phạm và đảm bảo mức xử phạt đủ răn đe.
Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện Năm cao điểm an toàn thực phẩm”, chú trọng truyền thông, giám sát, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp.
Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh có ý kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm đã phân cấp cho địa phương, đặc biệt việc quản lý các làng nghề sản xuất, tạo điều kiện để các lực lượng thú y cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ, triển khai quy hoạch giết mổ tập trung... để góp phần cải thiện an toàn thực phẩm trên địa bàn.
198. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu nâng mức hỗ trợ theo Quyết định số 1776/2012/QĐ - TTg ngày 21/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ gia đình ở vùng có nguy cơ thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn khi di chuyển nội vùng dự án với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ; di chuyển trong tỉnh mức hỗ trợ 23 triệu đồng/hộ; di chuyển ngoài tỉnh mức hỗ trợ 25 triệu đồng/hộ là quá thấp vì hầu hết các hộ dân phải di chuyển là hộ nghèo, đặc thù Lai Châu lại là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chi phí lớn nên mức hỗ trợ trên không đủ hỗ trợ cho các hộ di chuyển.
Trả lời: (Tại Công văn số 587/BNN-KTHT ngày 17/01/2017)
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ năm 2016 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở báo cáo rà soát quy hoạch bố trí dân cư của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 tại Tờ trình số 155/TTr-BNN-KTHT ngày 06 tháng 01 năm 2017.
Đồng thời, do nguồn ngân sách Nhà nước hiện nay rất khó khăn và thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất giữ nguyên chính sách hỗ trợ trực tiêp hộ gia đình trong Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân từng bước ổn định cuộc sống.
199. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Vừa qua, tình hình hạn hán nghiêm trọng làm người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai thiệt hại lớn diện tích cây trồng và sản lượng (cà phê, hồ tiêu, lúa, bắp, sắn…); đề nghị Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại để khôi phục sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 813/BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2016, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn đã diễn ra nghiêm trọng ở 18 tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có tỉnh Gia Lai). Thiên tai đã làm trên 245.000ha lúa, 29.000ha mạ, 32.000ha hoa màu bị thiệt hại (trong đó trên 142.000ha lúa và 4.000 ha hoa màu bị mất trắng); 69.000ha thủy sản bị thiệt hại; trên 500.000 hộ dân bị thiếu nước; tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 15.700 tỷ đồng.
Nhằm giúp các địa phương và người dân ứng phó, khắc phục thiệt hại phục hồi sản xuất, trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định hỗ trợ 3.376,9 tỷ đồng và 9.793 tấn gạo cho các địa phương, trong đó hỗ trợ tỉnh Gia Lai 568,9 tấn gạo cứu đói và 114,9 tỷ đồng để triển khai các giải pháp và dự án cấp bách ứng phó với hạn hán. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 25/02/2017); theo quy định tại Nghị định cũng như tại các Quyết định nêu trên, các địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất và thanh quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định; với các địa phương đề nghị hỗ trợ bằng hiện vật (giống cây trồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp nhu cầu và trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ.
200. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; hướng dẫn cụ thể việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã.
Trả lời: (Tại Công văn số 989/BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
1. Về ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Đến nay, khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã cơ bản đầy đủ, giúp cho các địa phương có cơ sở để triển khai thực hiện. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hoàn thiện Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Thông tư 05/2017 ngày 01/3/2017).
2. Về văn bản quy định cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Ngày 02/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án nhóm C quy mô nhỏ (có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng) thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, giao cho cộng đồng tự tổ chức thi công trên cơ sở lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản (gọi tắt là hồ sơ xây dựng công trình) theo thiết kế mẫu, thiết kể điển hình thay cho báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 20/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã quy định việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp huyện, xã, cụ thể như sau:
- Cấp huyện: Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.
- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập một Ban quản lý cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng Ban, để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã. Thành viên Ban quản lý cấp xã bao gồm: cán bộ chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức đoàn thể và đại diện cộng đồng dân cư.
201. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giống, chuyển giao khoa học – kỹ thuật,... để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế trang trại, gia trại, thực hiện chuyển dịch dần các trang trại, gia trại trong khu dân cư ra vùng quy hoạch.
Trả lời: (Tại Công văn số 292/BNN-CN ngày 10/01/2017)
Xu thế trong những năm gần đây, số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ giảm dần nhưng cơ bản vẫn là phân tán, nhỏ lẻ, tận dụng và thiếu tính hệ thống, phát triển chăn nuôi chưa bền vững, giá trị gia tăng thấp; sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh kém, giá thành cao trong khi đó sản xuất thiếu tính liên kết; ngoài ra giá cả thị trường biến động làm cho chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ thường bấp bênh, dễ thua lỗ. Trước tình hình hội nhập sâu rộng và nhất là khi TPP chính thức có hiệu lực, hàng triệu hộ chăn nuôi đối mặt với sức ép chuyển đổi, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khối, trong khu vực khi thuế nhập khẩu giảm và tiến tới về 0%, thị trường dịch vụ, đầu tư mở cửa nhanh và mạnh mẽ, trong khi đó hàng rào kỹ thuật chưa hoàn thiện hoặc không cao làm cho thị trường nội địa gặp bất lợi trong cạnh tranh.
Trước tình hình đó, một số giải pháp chính mà Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành có sự tham gia của các địa phương đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm tạo điều kiện cho chăn nuôi trong nước phát triển và người chăn nuôi yên tâm đầu tư, đảm bảo hiệu quả và lợi ích của người chăn nuôi, cụ thể:
- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; tiếp sau đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 nhằm hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung chính sách còn bất cập, do đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tiến hành rà soát, sửa đổi và mở rộng đối tượng áp dụng chính sách trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp, lâm nghiệp.
- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, sau đó Bộ đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định này;
- Xây dựng Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 về việc ban hành Danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ (cơ chế trong Nghị định này khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp, sản xuất sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao).
- Tập trung chỉ đạo triển khai tái cơ cấu toàn diện ngành để thúc đẩy chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững; rà soát Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi và Kế hoạch hành động đến năm 2020 nhằm điều chỉnh quan điểm, định hướng mới, bổ sung một số nội dung phù hợp với thực trạng sản xuất và tình hình mới hiện nay. Chỉ đạo tổ chức lại sản xuất như việc xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội… sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín, tập trung từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giảm đến mức thấp nhất khâu trung gian.
- Tăng cường công tác chỉ đạo các địa phương tiếp tục hoàn thiện, rà soát điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với định hướng chung của ngành và lợi thế so sánh của từng địa phương theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và nội dung tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi trong tổng thể tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
202. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri phản ánh: Tình trạng xâm ngập mặn diễn ra tại đồng bằng Sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày càng nghiêm trọng do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, cử tri đề nghị Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp thật sự thích hợp để thích ứng với sự biến đổi khí hậu này như quy hoạch lại lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dần một phần diện tích cấy lúa do xâm ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người dân thích ứng với sự biến đổi khí hậu…v.v
Trả lời: (Tại Công văn số 671/BNN-KH ngày 19/01/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất cảm ơn cử tri tỉnh Hà Nam đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của cả nước ở miền Trung, Tây nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng…đang không ngừng gia tăng tại nhiều tỉnh/thành phố ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của nước ta, do vậy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà biểu hiện là hiện tượng thời tiết cực đoan tác động đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân càng nghiêm trọng.
Để chủ động thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, nắm chắc các kịch bản biến đổi khí hậu, xây dựng chương trình kế hoạch để ứng phó và thích ứng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành "Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2020", trong đó chú trọng đến: bảo đảm ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, miền trung, miền núi; bảo đảm sản xuất nông nghiệp ổn định, an ninh lương thực; bảo đảm diện tích canh tác lúa hai vụ; bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất gắn với công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Đối với công tác Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, trình duyệt hoặc thẩm định, phê duyệt một số quy hoạch như: Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02/4/2014 phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu; Quyết định số 1397/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng…Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang tiếp tục cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có các điều chỉnh trong các quy hoạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Về việc chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc cây trồng khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Tiếp đó, Bộ hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án tái cơ cấu phát triển ngành, trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, nhiều địa phương đã rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ ngành nông nghiệp. Bộ đã ban hành mục đích, yêu cầu và tiêu chí các vùng chuyển đổi, đồng thời đầu tư công trình kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, trồng mầu hoặc canh tác một số cây trồng, tạo sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có giá trị gia tăng cao, đồng thời xây dựng chính sách (hỗ trợ giống, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm) trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ ban hành (Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ;Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012; Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ) hỗ trợ nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Trong đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông sản theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền. Đồng thời, Bộ chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng từ (-0,18% sáu tháng đầu năm), tăng trưởng dương (cuối năm 2016 đạt 1,368%).
203. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ hơn để hỗ trợ cho đồng bào Tây Nguyên sản xuất hiệu quả, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Trả lời: (Tại Công văn số 1041/BNN-KTHT ngày 06/02/2017)
Đúng như ý kiến của cử tri, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là vùng khó khăn hơn các vùng khác, nên cần có giải pháp căn cơ để hỗ trơ sản xuất có hiệu quả, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Vì thế, trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã tập trung nguồn lực hỗ trợ vùng này thông qua 2 Chương trình MTQG đó là: Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cả 2 chương trình này đều hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng cho sản xuất, dân sinh và hỗ trợ phát triển sản xuất, đưa các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện sản xuất của mỗi địa phương và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết. Ngoài ra, vùng Tây nguyên có dự án giảm nghèo do Ngân hàng thế giới tài trợ cũng hỗ trợ hạ tầng và phát triển sản xuất. Bên cạnh đó các chương trình, dự án phát triển nông, lâm nghiệp khác cũng được ưu tiên cho vùng Tây Nguyên.
Với việc tập trung nguồn lực hỗ trợ, các địa phương sử dụng nguồn lực này theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới (đã được xây dựng), hy vọng đồng bào Tây Nguyên nói chung và đồng bào tỉnh Gia Lai nói riêng có sự phát triển sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn, có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu trọng thời gian tới.
204. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ ngành cao su vượt qua khó khăn hiện nay nhằm ổn định sản xuất, đời sống của công nhân, lao động, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số khu vực biên giới.
Trả lời: (Tại Công văn số 710/BNN-TT ngày 19/01/2017)
Từ năm 2012 đến hết Quý III năm 2016 giá cao su giảm liên tục giảm và duy trì ở mức thấp đã ảnh hưởng đến đời sống của người trồng cao su, đặc biệt là đồng bào dân tộc, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của nước ta. Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn công nghiệp cao su VN và các địa phương các giải pháp như:
1.Đánh giá toàn diện khó khăn, thuận lợi về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả sản xuất, tình hình quản lý, giám sát quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn, từ đó có đề xuất các giải pháp phát triển cao su phù hợp trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay.
2. Điều chỉnh quy mô sản xuất
Tạm dừng không trồng mới cao su; tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng.
3. Thông tin tuyên truyền
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả cao su về trung hạn và dài hạn, nâng cao nhận thức cho người trồng cao su nắm vững các giải pháp kỹ thuật, thực hiện tiết giảm chi phí; yên tâm tiếp tục duy trì và chăm sóc vườn cao su tránh việc tự phát chuyển đổi diện tích cao su sang cây trồng khác.
4. Một số giải pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
Trong điều kiện giá mủ cao su không có lợi cho người sản xuất, các địa phương căn cứu điều kiện đặc thù của mình nghiên cứu vận dụng một số biện pháp sau:
- Đối với cao su kiến thiết cơ bản, có thể giảm đầu tư phân bón, nhưng cuối năm tiếp tục làm cỏ và chống cháy; đối với những vườn cao su kiến thiết cơ bản nằm ngoài vùng quy hoạch như trồng trên đất thấp trũng, đất dốc không phù hợp, nếu vườn cây sinh trưởng kém, không đồng đều có thể chuyển đổi sang cây trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đối với những vườn cao su ở thời kỳ đang kinh doanh: có thể giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ cạo từ D2 sang D3, D4 để giảm chi phí nhân công, tuy nhiên vẫn phải có biện pháp làm cỏ chống cháy để bảo vệ vườn cây. Đối với với những diện tích cao su đã đến giai đoạn khai thác, có thể chưa tiến hành mở miệng cạo.
- Đối với diện tích cao su kinh doanh tuổi lớn, nếu giá gỗ phù hợp và giống cao su cho năng suất không cao có thể thanh lý để chuẩn bị cho trồng tái canh.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, phân bón, khai thác để nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư góp phần tăng giá trị sản xuất thông qua tăng cường chỉ đạo hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc cạo mủ cao su đúng quy trình kỹ thuật.
- Khuyến khích các mô hình trồng xen nông lâm kết hợp đối với cây cao su để tăng thu nhập.
5. Giải pháp chế biến và tiêu thụ
- Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng cao su sơ chế, đáp ứng các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo nâng dần tỷ trọng chủng loại SVR 10, SVR 20 đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm cao su trong nước, vừa tiêu thụ được cao su trong nước, giảm nhập khẩu cao su.
- Tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng và tìm kiếm các thị trường tiềm năng có nhu cầu lớn, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ cao su, đa dạng hóa các sản phẩm để tận dụng tối đã các sản phẩm từ vườn cao su khi thanh lý để nâng cao giá trị gia tăng.
- Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển ngành chế biến cao su trong nước, tăng tiêu thụ cao su nội địa, giảm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cao su.
6. Tổ chức sản xuất
- Tổ chức liên kết người sản xuất trong hợp tác xã hội cao su tiểu điền và các doanh nghiệp chế biến mủ cao su trên địa bàn để hỗ trợ nhau khi có khó khăn trong sản xuất và thị trường.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai rà soát lại quy hoạch cao su toàn quốc và hiện đang xin ý kiến các Bộ ngành theo chỉ đạo của VPCP để tiến hành phê duyệt quy hoạch đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị liên quan trong tỉnh phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để triển khai quyết định khi được phê duyệt.
- Đối với các diện tích trồng tái canh cần chú ý bộ giống mới có năng suất, chất lượng mủ tốt và tính đến khả năng cho gỗ của các giống này. Ngoài ra cần chú ý xen canh với một số cây trồng khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Đến Quý IV năm 2016 và tháng 1/2017 giá cao su đang có diễn biến thuận lợi do vậy tỉnh cần quan tâm chỉ đạo người dân tập trung thâm canh, chăm sóc và bảo vệ vườn cây.
7. Chính sách hỗ trợ của Chính Phủ
- Để đảm bảo an sinh xã hội trong đó có người trồng cao su, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách qua đó hỗ trợ gián tiếp cho các mặt hàng nông lâm thủy sản như sau:
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu vào nông nghiệp nông thôn;
- Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Một số chính sách khác như xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, khuyến công, xóa đói giảm nghèo, giảm thuế xuất khẩu nông, lâm, thủy sản xuống 0 %.
- Nhà nước đã và đang triển khai các chính sách dân tộc tại địa bàn khu vực biên giới (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a),
- Ngoài ra Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Bộ Tài chính trình Quốc hội miễn giảm thuế VAT cho các sản phẩm mủ cao su sơ chế và mộ số sản phẩm trồng trọt từ cây cao su để tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su.
205. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về nông nghiệp không được ứng dụng vào thực tế. Đề nghị rà soát, tập trung đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học có khả năng ứng dụng vào thực tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 460/BNN-KHCN ngày 13/01/2017)
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, KH&CN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng. Nhiều kết quả KH&CN đã được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; quy trình canh tác, sản xuất; tạo các chế phẩm sinh học, vật tư đầu vào; kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Theo đánh giá của chuyên gia, các tiến bộ KH&CN đã đóng góp khoảng 30-40% vào tăng trưởng nông nghiệp. Các kết quả KH&CN được ứng dụng trong nông nghiệp đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đúng như kiến nghị của cử tri vẫn còn một số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về nông nghiệp chưa hoặc chậm được ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Để khắc phục tình trạng này, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có những quy định chặt chẽ. Từ năm 2013, những nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước phải là những nhiệm vụ được thực hiện theo đơn đặt hàng, phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, nông dân, doanh nghiệp chứ không phải là theo sở trường của nhà khoa học. Nghị định 08/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ cũng đã quy định cơ chế đặt hàng. Theo đó, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền đề xuất ý tưởng của mình nhưng cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào chiến lược của mình, xác định xem đề xuất đó có phù hợp không, có đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hay không và sau đó mới đề xuất đặt hàng với cơ quan quản lý Khoa học và Công nghệ.
Thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và phê duyệt 6 Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa nội dung, giải pháp và lộ trình tái cơ cấu trong từng lĩnh vực/phân ngành cụ thể, bao gồm: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Chế biến nông lâm thủy sản và muối. Đồng thời, xây dựng và phê duyệt 6 kế hoạch chuyên đề, là các giải pháp chính thực hiện tái cơ cấu, trong đó lấy khoa học và công nghệ là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản, doanh nghiệp là “hạt nhân” và làm nền tảng, động lực trong tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi.
Từ năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đổi mới công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ từ khâu đặt hàng và giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu triển khai trong và ngoài Bộ; đã điều chỉnh cơ cấu nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn đơn vị nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng. Ưu tiên việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh tiên tiến để giảm chi phí đầu vào và tăng hàm lượng công nghệ để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc thực tiễn sản xuất như: cơ cấu giống, chất lượng vật tư nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, tái canh cà phê, tưới tiết kiệm…
Qua 3 năm triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung nguồn lực giải quyết nhiều vấn đề bức xúc thực tiễn đối với các sản phẩm chủ lực của ngành như cây lúa, cây cà phê, cây tiêu, tôm, cá tra, cây lấy gỗ lớn, lợn, gia cầm. Bộ đã đặt hàng trực tiếp cho các tổ chức nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng, có sự tham gia của doanh nghiệp. Kết quả đã có 149 giống cây trồng vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 TBKT đã được công nhận và chuyển giao vào sản xuất.
206. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn. Đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1169/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
1. Trong các năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn...Các chính sách được ban hành đã bước đầu hỗ trợ, tạo động lực thu hút các doanh nghiệp lớn như Vingroup, TH True Milk, Vinamilk, Dabaco,... đầu tư vào sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Cả nước đã có 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách để khuyến khích đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương như: Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 1984/QĐ-BNN-QLCL ngày 21/8/2012 và Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc biệt Chính phủ đã có Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 06/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP.
Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị UBND các cấp đưa tiêu chí an toàn thực phẩm trở thành một tiêu chí chính trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong cả nhiệm kỳ và hàng năm để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; thực hiện tốt tiêu chí an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
207. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị sớm xem xét phê duyệt đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh (khoảng 2000 ha) và bảo tồn giống sâm Ngọc Linh gốc (khoảng 100 ha) tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Đồng thời có có chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm có chương trình trọng điểm về phát triển cây dược liệu dưới tán rừng gắn với giao khoán quản lý, bảo vệ rừng nhằm giảm phá rừng, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững cho các huyện miền núi.
Trả lời: (Tại Công văn số 928 ngày 25/01/2017)
1. Ngày 11/9/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7168/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam như sau:
- Đồng ý cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc Đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định.
2. Về chương trình trọng điểm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và thu hút đầu tư.
Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó loài sâm Ngọc Linh được đưa vào danh mục các loài dược liệu tập trung phát triển ở quy mô lớn và được ưu đãi đầu tư (văn bản đính kèm).
208. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị nâng mức hỗ trợ bò giống để phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (từ 10 triệu đồng lên 15 triệu/1 con bò/1 hộ nghèo);
Trả lời: (Tại Công văn số 1038 /BNN-KTHT ngày 06/02/2017)
Ngày 2/9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trong đó có tiểu dự án 3, thuộc dự án 1 về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế thực hiện vốn sự nghiệp bao gồm cả hướng dẫn định mức hỗ trợ và cơ chế sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung trình tự hỗ trợ. Hiện nay, hai Bộ đang xây dựng Thông tư hướng dẫn dự kiến sẽ ban hành trong quý 1/2017 để kịp cho các địa phương thực hiện. Đối với định mức hỗ trợ: dự kiến nguồn vốn Trung ương sẽ hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo 15 triệu đồng/hộ/dự án, hộ cận nghèo tối đa 13 triêu đồng/hộ/dự án, hộ mới thoát nghèo 10 triệu đồng/hộ/dự án. Về cơ chế thực hiện hỗ trợ: hỗ trợ thông qua dự án với thời gian từ 1-3 năm. Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ thể, đồng thời sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn khác để hỗ trợ thêm. Như vậy với cơ chế mới, việc hỗ trợ sẽ được thực hiện linh hoạt đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
209. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri bức xúc trước việc các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc chỉ định tổ chức hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón, thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm phân bón vừa qua. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xử lý nghiêm vụ việc, tránh để tái diễn gây thiệt hại cho người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1134/BNN-TT ngày 08/02/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện như sau:
1. Xử lý vi phạm trong hoạt động chỉ định các tổ chức chứng nhận chất lượng:
a) Xử lý cán bộ thuộc diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Bộ đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Cục Trồng trọt trên tinh thần chủ động, kiên quyết và cá nhân người chịu trách nhiệm chính trong quản lý hoạt động chỉ định các tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón bằng hình thức khiển trách.
Bộ cũng phê bình một số cá nhân khác là lãnh đạo Cục Trồng trọt qua các giai đoạn để xảy ra vi phạm, đồng thời điều động và bổ nhiệm lãnh đạo thay thế Cục trưởng Cục Trồng trọt.
b) Xử lý cán bộ thuộc diện Cục Trồng trọt quản lý
- Cục Trồng trọt đã tiến hành kiểm điểm đối với những công chức tham gia vào hoạt động đánh giá, tham mưu chỉ định và giám sát hoạt động của các tổ chức được chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng. Qua đó nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ và đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với phương thức quản lý mới về phân bón.
- Cục Trồng trọt đã tổ chức kiểm điểm hoạt động chứng nhận chất lượng đối với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Vùng Nam Bộ, cách chức Phó Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia kiêm Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bóng vùng Vùng Nam Bộ và điều chuyển công tác.
2. Xử lý các tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón
Ngay sau khi phát hiện vi phạm theo báo cáo của Đoàn thanh tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Trồng trọt đình chỉ có thời hạn đối với 11 tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón. Thực hiện quyết định xử lý sau thanh tra số 2366/QĐ-BNN-TTr, Cục Trồng trọt ban hành quyết định dừng hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón đối với các tổ chức vi phạm. Đến nay, 11 tổ chức đã thanh tra không còn hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
3. Thu hồi các giấy chứng nhận hợp quy
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Trồng trọt ban hành văn bản số 1676/TT-ĐPB yêu cầu 11 tổ chức chứng nhận thu hồi các giấy chứng nhận hợp quy phân bón vi phạm. Đồng thời, thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
4. Thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón
Nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Thanh tra Bộ, Cục Trồng trọt phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác tại 10 tỉnh với 38 đối tượng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác.
5. Phối hợp với cơ quan Công an
Trong quá trình thanh tra, ban hành kết luận thanh tra cũng như xử lý sau thanh tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Bộ Công an (Cục An ninh kinh tế Nông lâm ngư nghiệp) để giải quyết vụ việc đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động, tập trung chỉ đạo Thanh tra Bộ và Cục Trồng trọt rà soát và khắc phục những vấn đề tồn tại được phát hiện tại Kết luận thanh tra. Đến nay các sai phạm phát hiện về cơ bản được xử lý triệt để.
210. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri vùng chuyên canh cây thanh long, cây chanh tỉnh Long An ðề nghị Chính phủ nghiên cứu thực hiện trợ giá cho nông dân trồng cây thanh long, cây chanh như cây lúa.
Trả lời: (Tại Công văn số 532 /BNN-TT ngày 16/01/2017)
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên phải thực hiện theo cam kết đã ký, theo đó hàng hóa nói chung cũng như mặt hàng nông sản nói riêng đều phải vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước không hỗ trợ giá trực tiếp cho nông dân; mặt khác, theo Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì cây ăn quả nói chung, thanh long và chanh nói riêng không phải là mặt hàng thiết yếu được bình ổn giá.
Đối với cây lúa, do hiệu quả kinh tế thấp, thị trường bấp bênh không ổn định, đối tượng tác động lớn và ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; theo đó thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa.
Tuy nhiên, Chính phủ đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách tích cực, đã và đang được triển khai trên phạm vi cả nước, tạo động lực đáng kể cho phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản nói chung, cây ăn quả nói riêng, như:
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, đảm bảo phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17/7/2013 “Phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020” và triển khai quy hoạch phát triển một số cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ cũng đang chỉ đạo tập trung ứng dụng TBKT trong sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm cây ăn quả nhằm nâng cao giá trị gia tăng; tập trung đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ,...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện quy hoạch các cây ăn quả chủ lực có lợi thế, hướng dẫn người sản xuất tổ chức triển khai sản xuất rải vụ thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường, ứng dụng TBKT và tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ cây ăn quả trên địa bàn; thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu cây ăn quả trong thời gian tới.
211. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ cao đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới và kiến nghị cần tăng mức vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương để giảm sự đóng góp của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 982 /BNN-VPĐP ngày 03/02/2017)
Ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khoảng 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015).
Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của THủ tướng Chính phủ đã yêu cầu “ Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho chương trình”. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFDA)… để hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, UBND tỉnh Vĩnh Long cần xây dựng phương án phân bổ cụ thể báo cáo HĐND tỉnh thông qua; đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, cũng như tiếp tục tăng cường các giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung thực hiện Chương trình.
212. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Đề nghị xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và chuyển đổi ngành nghề phù hợp cho ngư dân các tỉnh bị thiệt hại do môi trường biển bị ô nhiễm (như chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ, bám giữ ngư trường)
Trả lời: (Tại Công văn số 860/BNN-TCTS ngày 24/01/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri thành phố Hà Nội với vấn đề nóng hiện nay của ngành thủy sản là vụ việc cá chết do ô nhiễm môi trường biển tại 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra từ tháng 4/2016.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc trong xử lý các vấn đề cấp bách, bức xúc sau khi xảy ra sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh. Các cấp, các ngành đã khẩn trương, chủ động thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất, đời sống, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, về cơ bản các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ảnh hưởng do sự cô môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt Đề án. Theo đó, các nhóm chính sách ban hành như Nhóm chính sách hỗ trợ khẩn cấp, Nhóm chính sách đảm bảo an sinh xã hội, Nhóm chính sách khôi phục tái tạo hệ sinh thái thủy sản, nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sẽ được triển khai ngay trong thời gian tới. Trong đó, nhóm chính sách khôi phục sản xuất bao gồm: Chính sách hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề; Chính sách xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất; Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác từ vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ.
Trong thời gian tới các chính sách được ban hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và các địa phương sẽ tích cực triển khai thực hiện để đảm bảo an sinh xã hội và khôi phục sản xuất ổn định đời sống người dân.
213. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng, hiện nay nhiều nơi nhân dân tự sử dụng thuốc diệt cỏ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước ngầm. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành chức năng xác định rõ mức độ nguy hại của các thành phần trong thuốc diệt cỏ và thông báo rộng rãi để cử tri các địa phương được biết, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn những nguy hại do thuốc diệt cỏ gây ra.
Trả lời: (Tại Công văn số 1352 /BNN-BVTV ngày 14/02/2017)
Hiện nay, trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thuốc trừ cỏ có 227 hoạt chất với 694 tên thương phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam.
Việc người dân dùng thuốc diệt cỏ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước ngầm hiện nay chưa có báo cáo hay thống kê từ các đơn vị cơ sở. Tất cả các thuốc trừ cỏ sử dụng không có trong Danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam là vi phạm quy định về quản lý thuốc BVTV.
Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều tiến hành rà soát, đánh giá thu thập thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến việc sử dụng cũng như tác động của thuốc trừ cỏ đến môi trường, hệ sinh thái và con người.
Trên cơ sở đó, nếu thuốc có ảnh hưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có quyết định loại bỏ các hoạt chất đó ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Điều 7, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày 08/02/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã ký ban hành Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam (thuốc BVTV có chứa hoạt chất 2.4 D có 36 tên thương phẩm; hoạt chất Paraquat có 46 tên thương phẩm). Quyết định này căn cứ trên các bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường.
214. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri tiếp tục phản ánh hiện nay diện tích đất nông trường Thanh Hà (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn xã An Phú, huyện Mỹ Đức chủ yếu giao cho nhân dân xã An Phú thầu khoán để sản xuất nông nghiệp, nhưng không hiệu quả, nhiều hộ dân đã tự ý xây dựng nhà kiên cố. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành chức năng nghiên cứu bàn giao diện tích đất nông trường về địa phương quản lý.
Trả lời: (Tại Công văn số 1123/BNN-QLDN ngày 08/02/2017)
Nông trường Thanh Hà được thành lập năm 1958 tiền thân là hai trung đoàn 660, 664 thuộc sư đoàn 338, bộ đội miền Nam tập kết. Với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và bảo vệ vùng ATK, đến năm 1960 chuyển thành Nông trường quốc doanh Thanh Hà trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sau đó trực thuộc Công ty rau quả Trung ương, Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Đến năm 1996 thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Nông trường Thanh Hà được chuyển giao về UBND tỉnh Hòa Bình quản lý.
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/06/2003 của Bộ Chính trị và Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nông trường Thanh Hà được chuyển thành Công ty TNHH MTV Thanh Hà. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, Công ty TNHH MTV Thanh Hà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sắp xếp theo mô hình thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Về quản lý, sử dụng đất sau khi thực hiện sắp xếp theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 118/2014/NĐ-CP Công ty TNHHMTV nông nghiệp Thanh Hà, đã thực hiện bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng 774,85 ha diện tích đất không có nhu cầu sử dụng. Theo hiện trạng tại Công ty TNHHMTV Thanh Hà trước đây là Nông trường Thanh Hà, thì trên địa bàn xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội không có đất do Công ty TNHH MTV Thanh Hà quản lý và giao khoán cho người dân. Các diện tích đất Công ty TNHH MTV Thanh Hà không có nhu cầu sử dụng đã thực hiện bàn giao về địa phương quản lý.
215 . Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc các cơ sở chế biến lương thực xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và giữ uy tín khi xuất khẩu đi các nước khác, tránh làm ảnh hưởng đến người sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 1165/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và giữ uy tín tại thị trường nhập khẩu; ngày 09/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, theo đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương) và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc lưu thông và sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm, giải quyết kịp thời các sự cố cảnh báo an toàn thực phẩm. Để triển khai các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Các cơ sở chế biến lương thực xuất khẩu được các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ về an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chỉnh phủ và Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của thị trường nhập khẩu. Đối với các lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cảnh báo hoặc trả về do vi phạm về an toàn thực phẩm, Bộ đều đã chỉ đạo yêu cầu các cơ sở sản xuất điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp huy động nguồn lực triển khai đầy đủ các các nội dung theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp người sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
217. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri kiến nghị về việc thu quỹ phòng, chống thiên tai là điều cần thiết, nhưng kiến nghị tên gọi cần bổ sung thêm từ khắc phục sau từ phòng, chống, để làm rõ nghĩa, vì quỹ này có nhiệm vụ khắc phục thiên tai.
Trả lời: (Tại Công văn số 812/BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Tên gọi Quỹ Phòng, chống thiên tai được xác định theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai, đây là một trong những nguồn tài chính để hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai. Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai thì phòng, chống thiên tai được hiểu là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Như vậy, tên gọi Quỹ Phòng, chống thiên tai đã bao hàm ý nghĩa phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo ý kiến của cử tri.
Thi hành Luật phòng, chống thiên tai, Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai, đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang báo cáo UBND tỉnh để thúc đẩy việc thu, chi Quỹ để tạo nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
218. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị xem xét thành lập Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và giám định chất lượng hàng hóa nông sản đủ mạnh, có tính chất quốc tế, được các nước nhập khẩu công nhận tại vùng ĐBSCL, nhằm kiểm tra hàng hóa, loại bỏ trước những lô hàng không đạt chuẩn trước khi xuất khẩu, tạo uy tín-thương hiệu, giảm chi phí kiểm tra hàng hóa tại nước khác.
Trả lời: (Tại Công văn số 1054/BNN-QLCL ngày 06/02/2017)
1. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện để tăng cường hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Luật An toàn thực phẩm; Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 đều khuyến khích đầu tư xã hội hóa các hoạt động về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm.
2. Thực tế hiện nay đang có gần 50 tổ chức, đơn vị (bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước) đang cung ứng các dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long (xem danh sách gửi kèm), trong đó có 40/45 phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025 và có 07 phòng kiểm nghiệm được Bộ NN&PTNT đánh giá chỉ định đủ năng lực kiểm nghiệm hầu hết các chỉ tiêu ATTP theo yêu cầu trong nước và quốc tế (thông tin các phòng kiểm nghiệm được chỉ định trên website: http://www.nafiqad.gov.vn/danh-sach-doanh-nghiep-phong-kiem-nghiem/phong-kiem-nghiem).
3. Việc công nhận phòng kiểm nghiệm của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu tùy thuộc vào chính sách của từng nước:
- Tất cả các PKN được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 17025) bởi Văn phòng công nhận chất lượng đều được các tổ chức công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC) thừa nhận.
- Thỏa thuận song phương giữa các quốc gia đối với một số nước có chính sách thừa nhận hệ thống kiểm soát chất lượng (trong bao gồm cả các phòng kiểm nghiệm). Hiện tại, Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Trung Quốc đã thừa nhận hệ thống kiểm soát chất lượng thủy sản và 06 PKN thuộc Cục QLCL NLTS (riêng địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long có 02 PKN (Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5, 6)).
- Chính sách chỉ định/ủy quyền PKN ở nước ngoài tương đương với PKN của bản địa như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonexia. Hiện tại 06 PKN đã được Nhật Bản, Hàn Quốc công nhận là phòng kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm ở nước ngoài của họ (địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long có 02 PKN (Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5, 6)) và 10 PKN thuộc Cục QLCL NLTS đã được Indonexia công nhận là phòng kiểm nghiệm thực phẩm có nguồn gốc thực vật ở nước ngoài của họ (địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long có 03 PKN (Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5, 6, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Tp.HCM- chi nhánh Cần Thơ)).
Việc nước nhập khẩu nông sản lấy mẫu kiểm nghiệm ở cửa khẩu trước khi thông quan là thông lệ quốc tế chung và luật của từng nước. Hiện Việt Nam cũng kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trước khi thông quan (đối với kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt).
219. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề Chính phủ sớm có dự án cụ thể để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn đối với khu vực dễ bị ảnh hưởng ở An Giang, như xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1339/BNN-TCTL ngày 14/02/2017)
Thời gian gần đây, biến đối khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình, đợt hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino xảy ra từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở một số khu vực nước ta; khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu ảnh hưởng nặng của đợt xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016.
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm nước; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Đối với việc đầu tư các dự án xây dựng công trình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trong đó, xác định cụ thể danh mục công trình để xem xét đầu tư.
An Giang là địa phương có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn từ phía biển Tây (qua tỉnh Kiên Giang). Do vậy, việc kiểm soát xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh An Giang liên quan việc xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, Bộ và tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện một số dự án trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, như: xây dựng hoàn thành Cống Kênh Cụt, cống sông Kiên, 02 đập tạm ngăn mặn là Kênh Nhánh (Thành phố Rạch Giá) và Hòa Điền (huyện Kiên Lương)... Các công trình này sẽ góp phần kiểm soát xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất cho một số khu vực thuộc các tỉnh Kiên Giang và An Giang, trong đó có khu vực huyện Tri Tôn.
Đối với việc đầu tư dự án cụ thể để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn đối với khu vực dễ bị ảnh hưởng ở An Giang, như xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn về lâu dài phải xây dựng các cống kiểm soát mặn xâm nhập từ biển Tây. Các công trình ngăn mặn, giữ ngọt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được Bộ, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ đầu tư: Cống Âu Hòa Điền trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên (huyện Kiên Lương), các cống Kênh Nhánh, Tà Niên, Vàm Bà Lịch (Thành phố Rạch Giá) và một số công trình khác trên cơ sở quy hoạch thủy lợi của tỉnh An Giang, phù hợp với Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh An Giang kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với UBND Tỉnh Kiên Giang, các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt.
220. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh: Thông tư liên bộ số 43/2015/TTLT-BNNPTTN-BKHĐT, ngày 23/11/2015 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, phần căn cứ xây dựng không căn cứ vào Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, có sự mâu thuẫn về mức độ thiệt hại và chính sách hỗ trợ, khi triển khai gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan xem xét điều chỉnh cho thống nhất.
Trả lời: (Tại Công văn số 1332/BNN-TCTL ngày 13/02/2017)
Thông tư liên tịch số 43/2015/TT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư được ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 về kế hoạch thi hành Luật phòng, chống thiên tai. Theo đó quy định cụ thể việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai phù hợp với quy định của Luật Thống kê. Trong khi đó Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 (Quyết định 49) sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 (Quyết định 142) quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trong quá trình thực hiện Quyết định 142 và Quyết định 49, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về: nhiều đối tượng thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai trong lĩnh vực sản xuất muối, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản chưa được đề cập; chưa có chính sách hỗ trợ những diện tích phải dừng sản xuất kéo dài (hạn hán, xâm nhập mặn) hoặc bị thoái hóa do thiên tai (đất bị sa bồi, thủy phá,…); mức hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại còn thấp, không còn phù hợp với thực tế nhất là đối với cây trồng, vật nuôi.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương sớm phục hồi sản xuất, ổn định dân sinh sau thiên tai; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh (thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg và 49/2012/QĐ-TTg) có hiệu lực từ ngày 25/02/2017.
221. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Ðề nghị nhà nước sắp xếp lại một số viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực tế mô hình này hoạt ðộng kém hiệu quả gây lãng phí.
Trả lời: (Tại Công văn số 11276 /BNN-TCCB ngày 30/12/2017)
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Thuỷ lợi và được tổ chức lại năm 2007 trên cơ sở hợp nhất Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các tổ chức khoa học và công nghệ (Viện nghiên cứu khoa học, Viện trực thuộc Trường Đại học,…). Các tổ chức khoa học và công nghệ là đơn vị phục vụ quản lý nhà nước của Bộ, Ngành có vai trò rất quan trọng. Trong mỗi giai đoạn phát triển, Bộ luôn quan tâm đến xây dựng Chiến lược phát triển Ngành, trong đó có Chiến lược khoa học và công nghệ. Vì vậy, việc rà soát xây dựng quy hoạch mạng lưới Viện nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các Viện là cần thiết.
Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành, hệ thống tổ chức các Viện nghiên cứu thuộc Bộ từng bước được kiện toàn, củng cố, tăng cường năng lực, phát triển về tổ chức, nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật; phương thức quản lý các đơn vị từng bước được đổi mới theo hướng tiến bộ hơn, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn. Nhờ đó, các Viện nghiên cứu thuộc Bộ đã có đóng góp rất quan trọng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Tuy vậy, hệ thống các Viện thuộc Bộ cần tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay.
2. Để tiếp tục sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Ngành giai đoạn 2013 -2020 (tại Quyết định số 3246/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/12/2012), trong đó quy định tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện và ổn định hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng chuyên ngành, lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp) và theo hướng đa ngành (chiến lược và chính sách, cơ điện và công nghệ sau thu hoạch) để tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm của toàn ngành.
3. Tháng 11/2016, Bộ đã có Tờ trình Thủ tướng Chính về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có đề xuất sắp xếp, quy hoạch các Viện nghiên cứu thuộc Bộ. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới cơ chế hoạt động, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Viện theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn ý kiến cử tri để tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị nêu trên.
222. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu luôn tăng, hàng giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường; nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên cây trồng... trong khi đó, giá cả hàng nông sản, chăn nuôi thấp, không ổn định, bị tư thương ép giá gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông dân. Thời gian qua, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi cho các doanh nghiệp thu mua nông sản của nông dân. Tuy nhiên, chính sách đó không hiệu quả người nông dân không trực tiếp hưởng lợi từ chính sách trên vẫn cứ điệp khúc nông dân được mùa thì mất giá. Đề nghị Chính phủ có những giải pháp kịp thời cho nông dân hiệu quả hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 450/BNN-KH ngày 13/11/2017)
Việc kinh doanh vật tư nông nghiệp ở nước ta đã và đang thực hiện theo cơ chế thị trường; nhà nước tạo cơ chế cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như cử tri đã phản ánh.
- Để làm tốt công tác quản lý vật tư nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu hoặc phối hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Thú y; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón…
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp không đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Việc bình ổn giá và quản lý giá đối với vật tư nông nghiệp được thực hiện theo Luật giá và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giá. Theo đó, những mặt hàng liên quan đến vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin phòng bệnh cho gia súc gia cầm, thức ăn chăn nuôi… là các đối tượng chịu sự quản lý, kê khai niêm yết giá. Việc lợi dụng biến động thị trường về cung cầu để tăng giá bất hợp lý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp để trục lợi sẽ bị sử phạt nghiêm theo quy định tại Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính.
- Để nông dân yên tâm sản xuất, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai thực hiện một số chính sách như: Chính sách hỗ trợ nuôi giữ giống gốc; chính sách hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống đầu dòng theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp thu mua lúa cho nông dân khi giá lúa giảm sâu….
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương rà soát, bổ sung các chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
223. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Đề nghị ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt trong vòng 05 đến 10 năm đối với các tỉnh mới thành lập các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thu hút các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn, cung như đối với các tổ chức tín dụng có đầu tư nguồn vốn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trả lời: (Tại Công văn số 648 /BNN- KHCN ngày 18/01/2017)
1. Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có nội dung xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cụ thể:
a) Điều 10, Điều 12, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 22, Điều 24, Điều 28, Điều 29 và Điều 33 Luật Công nghệ cao đã quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoạt động KHCN, phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
b) Chính phủ đã ban hành các Nghị định: số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có bao gồm chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
đ) Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT- NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
e) Ngoài ra, việc xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn được hỗ trợ thông qua các chính sách đối với các chương trình khác của nhà nước.
2. Chính sách đột phá đẩy mạnh dòng vốn tín dụng, cơ chế đặc thù thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, cụ thể:
a) Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định đối tượng được vay vốn và thụ hưởng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các khách hàng nằm trên địa bàn nông thôn và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn;
b) Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 3 tỷ đồng;
c) Điều 14, 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Nội dung chính sách hỗ trợ tập trung vào quy định mức vay không có tài sản bảo đảm (đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh) trên cơ sở kiểm soát được dòng tiền và cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; nguồn xử lý nợ được ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, Nghị định 55/2015/NĐ-CP của chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
3. Về xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang
a) Năm 2012, theo kiến nghị của tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Đề nghị tỉnh Hậu Giang triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
224. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Tình hình biến đổi khí hậu, hạn mặn đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân, nhất là người trồng cây ăn quả. Cử tri đề nghị Nhà nước có giải pháp hỗ trợ trước mắt giúp người nông dân vượt qua khó khăn, về lâu dài cần có nghiên cứu đặc điểm từng địa phương, tùng vùng để có giải pháp hữu hiệu về công trình và phi công trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 894/BNN-TCTL ngày 24/01/2017)
Từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2016, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn đã diễn ra nghiêm trọng ở 18 tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có tỉnh Bến Tre). Thiên tai đã làm trên 245.000ha lúa, 29.000ha mạ, 32.000ha hoa màu và 35.868ha cây ăn quả bị thiệt hại (trong đó trên 142.000ha lúa, 4.000 ha hoa màu và 2.025 ha cây ăn quả bị mất trắng); 69.000ha thủy sản bị thiệt hại; trên 500.000 hộ dân bị thiếu nước; tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 15.700 tỷ đồng.
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó, hạn chế thiệt hại, hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai khắc phục khó khăn, ổn định đời sống tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 03/3/2016, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 04/02/2016 và số 09/CT-TTg ngày 12/3/2016 về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
Về triển khai các giải pháp trước mắt: Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn là 3.279,9 tỷ đồng (tại các Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 09/3/2016, 604/QĐ-TTg ngày 11/4/2016, 1087/QĐ-TTg ngày 20/6/2016 và 1681/TTg-KTTH ngày 22/9/2016), 9.793 tấn gạo và các loại giống cây trồng. Các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp như: chỉ đạo công tác chuyển đổi mùa vụ; huy động các lực lượng quân đội hỗ trợ, vận chuyển nước sinh hoạt; xuất cấp hỗ trợ các tỉnh, thành phố bị hạn hán xâm nhập mặn 1.640.000 viên CloraminB, 400.000 viên Aquatabs xử lý nước sinh hoạt cho người dân; đề nghị phía Trung Quốc xả nước các hồ chứa thủy điện thượng nguồn để hỗ trợ ứng phó với xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận động các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ cho vùng hạn hán, xâm nhập mặn… Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ,…đã huy động các nguồn lực hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai.
Các địa phương đã quyết liệt thực hiện các giải pháp như bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước, điều tiết nước các hồ chứa thủy điện, chủ động lắp đặt máy bơm dã chiến, vận động nhân dân trong vùng chia sẻ nguồn nước sinh hoạt, đào giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, chỉ đạo dừng sản xuất ở các diện tích không đủ nguồn nước không đủ cung cấp; chủ động hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho người dân bị thiệt hại theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg và số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (hiện được thay thế bằng Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/02/2017).
Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản báo cáo Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí nguồn vốn đầu tư các dự án xây dựng công trình thủy lợi cấp bách chống hạn và các dự án xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn liên tỉnh, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có dự án Quản lý nước Bến Tre (Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre), tổng mức đầu tư: 5.590 tỷ đồng, nguồn vốn ODA và dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre, tổng mức đầu tư: 250 tỷ đồng, nguồn vốn TPCP; đã hoàn thành dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Tờ trình số 6166/TTr-BNN-TCTL ngày 21/7/2016) Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, đề xuất các giải pháp phòng, chống thiên tai cho từng vùng, trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long.
225. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị đẩy mạnh việc đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ nông nghiệp ở cơ sở.
Trả lời: (Tại Công văn số 11275/BNN-TCCB ngày 30/12/2017)
1. Để đẩy mạnh đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ nông nghiệp, trong đó đặc biệt là cán bộ nông nghiệp ở cơ sở, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, quy định gắn với đầu tư nguồn lực, như: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Luật Khoa học và công nghệ 2013; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020,…
2. Thực hiện các chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ và toàn hệ thống tổ chức Ngành đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện.
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ trưởng Phê duyệt Đề án) với các mục tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng cán bộ nông nghiệp ở cơ sở. Đồng thời, đang triển khai xây dựng, trình Chính phủ Đề án Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp xã, giai đoạn 2016-2025.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn ý kiến cử tri để tăng cường tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị nêu trên.
226. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có chính sách phù hợp cho nông nghiệp, nông thôn nhất là chính sách hỗ trợ cho người nông dân và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp liên kết với nông dân, để hợp tác cùng phát triển theo phương thức sản xuất “Cánh đồng lớn”. Hiện nay, chi phí sản xuất, giá cả vật tư nông nghiệp làm ra sản phẩm nông nghiệp quá cao, các sản phẩm sản xuất ra không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Trả lời: (Tại Công văn số 877/BNN-KTHT ngày 24/01/2017)
Chính sách phát triển liên kết sản xuất đã đem lại những hiệu quả kinh tế rõ nét cho người dân. Sau khi Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn được ban hành, xuất hiện nhiều hơn các mô hình cánh đồng lớn.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2016 hướng dẫn Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 trong đó hỗ trợ các tổ chức đại diện người dân hệ thống kết cấu hạ tầng, giúp người dân thuận tiện trong việc sản xuất nông sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong đó sẽ có những ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức đại diện người dân khi tham gia vào liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng cánh đồng lớn. Dự kiến tháng 7/2017 sẽ trình Chính phủ ban hành.
Việc thúc đẩy liên kết có hiệu quả sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp đối với hàng ngoại nhập.
227. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP: “Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ”, đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ giảm, thời gian tạm hoãn đóng Quỹ phòng chống thiên tai đối với doanh nghiệp vì hiện nay chưa quy định cụ thể nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện; cũng trong Nghị định số 94/2014/NĐ-CP tại Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Quỹ được chi để “a) Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/1 công trình;” nhưng không quy định là được sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai để cho hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại về sản xuất. Tuy nhiên tại khoản 2, Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai, quy định được sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai để “Hỗ trợ trung hạn.... giống cây trồng, vât nuôi,... và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại...;”. Nhưng hiện nay, các Bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn mức hỗ trợ sửa nhà nên các địa phương phải vận dụng mức hỗ trợ tu sửa nhà ở, trình tự thủ tục theo quy định Điều 15, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (không phân biệt hộ nghèo, cận nghèo như Điều 15, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).
Trả lời: (Tại Công văn số 933/BNN-TCTL ngày 25/01/2017)
Quy định về tỷ lệ giảm, thời gian tạm hoãn đóng góp Quỹ: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ đối với những đối tượng được quy định tại Điều 6 Nghị định 94. Do vậy, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh làm việc với ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện.
1.Về hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại sản xuất: Theo khoản 2, Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai quy định được sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai để hỗ trợ trung hạn, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất và theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Quỹ Phòng chống thiên tai là một trong nhũng nguồn lực được sử dụng để hỗ trợ thực hiện chính sách này. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo thực hiện.
2. Về văn bản hướng dẫn mức hỗ trợ sửa nhà: Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Chủ tịch Úy ban nhân dân tỉnh quyết định mức chi hỗ trợ phù hợp với nhu cầu và thực tế của địa phương. Ngoài ra, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh trao đổi với Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Xây dựng về định mức hỗ trợ sửa chữa nhà làm cơ sở để triển khai thực hiện.
228. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri cho rằng hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ tại cấp xã nhưng không vượt quá 5% số thu thực tế hằng năm trên địa bàn cấp xã: Mức hỗ trợ cho người trực tiếp đi thu quá thấp (cụ thể: đối tượng khác tại địa phương đóng 15.000 đồng/người/ năm, nếu trích 5% thì người trực tiếp đi thu Quỹ được hưởng 750 đồng trong đó có cả kinh phí hành chính phát sinh công tác thu Quỹ (biên lai, bút), mức hỗ trợ như vậy là quá thấp.”. Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai cho thống nhất với hệ thống với các văn bản.
Trả lời: (Tại Công văn số 895/BNN-TCTL ngày 24/01/2017)
Thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai (Nghị định 94), thời gian qua các địa phương đã tích cực triển khai việc thành lập và thu, chi Quỹ để hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là trong vấn đề chi cho bộ máy quản lý Quỹ như kiến nghị của cử tri.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định 94, Quỹ Phòng chống thiên tai được dùng để hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ tại cấp xã nhưng không vượt quá 5% số thu thực tế hằng năm trên địa bàn cấp xã; ngoài ra không được sử dụng Quỹ để chi cho bộ máy hoạt động ngoài quy định này (Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã có văn bản số 139/TWPCTT ngày 13/10/2016 gửi các địa phương lưu ý vấn đề này). Đối với các đề nghị ngoài phạm vi quy định tại Nghị định 94 như kiến nghị của cử tri, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định (nếu cần thiết) nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện tại các địa phương.
229. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị có chính sách khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp nuôi, trồng, chế biến thực phẩm sạch, an toàn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1174/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
Trong các năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn như:
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư đã ký ban hành Thông tư Liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Ban hành Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Theo đó, Danh mục quy định cụ thể 3 nhóm sản phẩm bao gồm: Sản phẩm trồng trọt: rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa; Sản phẩm chăn nuôi: lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong; Sản phẩm thủy sản: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi...
Các chính sách được ban hành đã bước đầu hỗ trợ, tạo động lực thu hút các doanh nghiệp lớn như Vingroup, TH True Milk, Vinamilk, Dabaco,... đầu tư vào sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Cả nước đã có 50 tỉnh xây dựng thành công 444 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách để khuyến khích đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện, triển khai các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị UBND các cấp đưa tiêu chí an toàn thực phẩm trở thành một tiêu chí chính trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong cả nhiệm kỳ và hàng năm để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; thực hiện tốt tiêu chí an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
230. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri kiến nghị theo Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP: Người lao động trong doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng Nghị định số 94/2014/NĐ-CP. Đề nghị quy định rõ: Hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức phải đóng Quỹ Quỹ phòng, chống thiên tai theo mức đóng góp 01 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi đã trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp hay 15.000 đồng/người/năm? Đồng thời, quy định cụ thể trường hợp cơ quan thu Quỹ Quỹ phòng, chống thiên tai đối với người lao động trong Chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố khác thì người lao động trong chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp đóng Quỹ PCTT tại địa phương nơi Chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp đang hoạt động hay đóng Quỹ phòng, chống thiên tai tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 947/BNN-TCTL ngày 25/01/2017)
1. Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2, Điều 5, Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 (Nghị định 94): Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doang nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ đi các khoàn thuế phải nộp và người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người /năm theo mức lương tối thiểu vùng. Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ các nội dung quy định tại Nghị định 94 nêu trên chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện.
2. Về thu Quỹ phòng, chống thiên tai đối với người lao động làm việc trong các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp: tại điểm b, khoản 2 công văn số 139/TWPCTTT ngày 13/20/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đôn đốc triển khai Nghị định 94 theo quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thu phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Do vậy, đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
231. Cử tri các tỉnh Hà Nam, Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị đối với việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, cử tri đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền về dồn đổi ruộng đất phù hợp để người dân hiểu rõ về chủ trương của Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 874 /BNN-KTHT ngày 24/01/2017)
Việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp là một chủ trương lớn được thực hiện ở nhiều địa phương trong thời gian dài để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Trong những năm gần đây, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, các địa phương tiếp tục quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá và tiếp tục tiến hành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Cùng với quy hoạch lại đồng ruộng còn thực hiện quy hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động.
Thực tế triển khai ở các địa phương cho thấy, dồn đổi ruộng đất nông nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp gắn liền với lợi ích của đại đa số nông dân, do nông dân trực tiếp tham gia thực hiện. Vì vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục, phải làm cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, cách thức hiệu quả của việc thực hiện dồn điển, đổi thửa, từ đó nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Các phương án, biện pháp tổ chức, chuẩn bị lực lượng thực hiện cũng phải xây dựng phù hợp với điều kiện của địa phương và từng bước trong kế hoạch phải được công khai, dân chủ để đi đến thống nhất cao.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách đất đai trong nông nhiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển sản xuất quy mô lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Từ đó kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các văn bản thi hành.
232. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị tiếp tục có các chính sách để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất của mình, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh và tài sản về đất đai của người nông dân. Đối với Nghị định 42 của Chính phủ về hỗ trợ cho người trồng lúa và Nghị định 35 của Chính phủ về hỗ trợ cho địa phương có lúa nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cấu của người nông dân. Do vậy, đề nghị có chính sách kích thích trực tiếp tới người dân và có cơ chế hỗ trợ về cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt trong khâu bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
Trả lời: (Tại Công văn số 1302/BNN-TT ngày 13/02/2017)
Để có chính sách kích thích trực tiếp tới người dân và có cơ chế hỗ trợ về cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt trong khâu bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh và tài sản về đất đai của mình, ngoài Nghị định số 35/2015/ NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành các quyết định, cơ chế, chính sách cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đào tạo, tập huấn, xây dựng hợp tác xã... và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào “cánh đồng lớn”.
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.
- Nghị định số 210/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21/01/2015 về việc ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án là: Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô từ vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; trong đó hỗ trợ không quá 3 (ba) triệu đồng/1héc ta chi phí về giống ngô để chuyển đổi. Trên diện tích chuyển đổi chỉ được hỗ trợ một lần.
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát, đánh giá lại các chính sách hỗ trợ đã có để có cơ sở chỉnh sửa, bổ sung kịp thời để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp phát huy được tiềm năng, thế mạnh và tài sản đất đai của mình.
233. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị quan tâm chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013. Qua quá trình thực hiện chính sách này còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó triển khai do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương cho địa phương chưa đáp ứng đúng theo quy định của Nghị định.
Trả lời: (Tại Công văn số 1122/BNN-QLDN ngày 08/02/2017)
Hiện nay chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang thực hiện chủ yếu theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Cơ chế, nguyên tắc, định mức và trình tự thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tại Thông tư số 50/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 với các chính sách ưu đãi về đất đai và đầu tư chủ yếu như sau:
Ưu đãi, hỗ trợ về đất đai (các Điều: 5,6,7 và 8) gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hỗ trợ về đầu tư (các Điều 9,10,11,12,13,14,15 và 16) gồm: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc; Hỗ trợ trồng cây dược liệu, cây mắc ca (macadamia); Hỗ trợ đầu tư nuôi trồng hải sản trên biển; Hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản và chế biến cà phê; Hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP thời gian qua đã gặp một số vấn đề bất cập, hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ chưa đáp ứng đúng theo quy định của Nghị định. Theo quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án và ngân sách địa phương; hàng năm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành từ 2 - 5% ngân sách địa phương để thực hiện. Đối với các địa phương nghèo nhận cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% ngân sách thì được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 80% kinh phí thực hiện, như vậy các địa phương này phải dành ngân sách để hỗ trợ phần 20% còn lại.
Trên thực tế, các địa phương phải nhận trên 70% ngân sách do trung ương cấp đều là các tỉnh nghèo nên việc đảm bảo 20% hỗ trợ cho dự án đầu tư của doanh nghiệp là rất khó khăn. Chính vì vậy việc đáp ứng đủ nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hầu như không đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc doanh nghiệp chưa tiếp cận được những ưu đãi quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ những bất cập, hạn chế trên đây; hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tế, dự kiến hoàn thành trong năm 2017 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tham gia Ban soạn thảo).
234. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị tạo điều kiện bố trí nguồn lực để tỉnh Thái Nguyên sớm được triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với phát triển công nghệ cao, xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất, bố trí ổn định dân cư, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 727/BNN-KH ngày 20/01/2017)
Việc bố trí nguồn lực để tỉnh Thái Nguyên sớm được triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với phát triển công nghệ cao, xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất, bố trí ổn định dân cư, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu là rất cần thiết.
Về hỗ trợ nguồn lực để triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với phát triển công nghệ cao, xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ danh mục dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất chè tập trung an toàn, chất lượng cao tỉnh Thái Nguyên” trong “Chương trình hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” với kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 65 tỷ đồng. Hiện nay đã hoàn chỉnh thủ tục lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; có ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tuy nhiên, do nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực tế được giao quản lý thấp hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu nên dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất chè tập trung an toàn, chất lượng cao tỉnh Thái Nguyên” chỉ bố trí được 1,0 tỷ đồng vốn chuẩn bị đầu tư. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên làm việc với các Bộ, ngành có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án hạ tầng phục vụ tái cơ cấu thuộc “Chương trình hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư”, trong đó có dự án của tỉnh Thái Nguyên.
Về hỗ trợ nguồn lực để bố trí ổn định dân cư, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ về chủ trương và sẽ tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét, hỗ trợ.
235. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri kiến nghị về thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (có hiệu lực ngày 30/6/2016) cùng với Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật đã tạo sự thống nhất trong quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, thu gom, tiêu hủy... Tuy nhiên, đây là sản phẩm độc hại, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đối tượng sử dụng rất nhiều, địa bàn sử dụng rộng. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở ý thức người sử dụng. Đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ TN&MT tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân. Đồng thời, về sau cần bổ sung trong quy định về trách nhiệm của người sử dụng, doanh nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Điều 5) về việc không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện nghiêm các chỉ dẫn cảnh báo về an toàn (về độ độc hại phù hợp; nhóm độc hại của thuốc và biện pháp an toàn khi sử dụng, sau sử dụng) đã được quy định tại Điều 36 - Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật của Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT.
Trả lời: (Tại Công văn số 1268 /BNN-BVTV ngày 10/02/2017)
Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Trong Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: người sử dụng thuốc, tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, Ủy ban nhân dân xã, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tiến hành việc tuyên truyền và phổ biến các văn bản liên quan đến việc thu gom, tiêu huỷ bao gói sau sử dụng.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc được quy định cụ thể tại Điều 72 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đồng thời cũng quy định chế tài xử phạt về vi phạm trong sử dụng thuốc BVTV tại Điều 26 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Hơn thế nữa, để giảm thiểu việc sử dụng thuốc không đúng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định việc xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người sử dụng thuốc tại Điều 76 của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 về quản lý thuốc BVTV, nội dung cụ thể: hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cách đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật, tác hại của thuốc bảo vệ thực vật với người sử dụng và cách phòng ngừa, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thuốc.
236. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri An Giang lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm và rất bức xúc trong dư luận xã hội; người dân băn khoăn đến bửa ăn, không biết nên dùng thịt, rau quả nào cho an toàn; thực trạng đã diễn ra hành ngày: các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, chất tạo nạt; vận chuyển buôn bán rộng rãi trên thị trường, đưa thực phẩm thối… vào các nhà hàng, bếp ăn doanh nghiệp (thịt, nội tạng gia súc, gia cầm…), hiện nay cả nước giải khát (C2, Rồng đỏ) nhiễm độc chì, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân. Song việc phát hiện và xử lý của nhà nước còn chậm và thiếu triệt để. Đề nghị Quốc hội có biện pháp giám sát tối cao để ngăn chặn kịp thời; đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng các mặt hàng trước khi lưu hành trên thị trường kiểm tra và xử lý nghiêm, truy xuất nguồn gốc để triệt phá tận gốc những mặt hàng bẩn như thịt, nội tạng thối…..Chính phủ nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách giúp Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1175/BNN-QLCL ngày 09/02/2017)
1. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017 và Nghị quyết số 19/2016/QH14 ngày 28/7/2016 về việc thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Hiện nay, các đoàn giám sát của Quốc hội đang thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm tại các địa phương, các Bộ, Ngành có liên quan theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:
Trong giai đoạn 2011 - 2016, các cơ quan thuộc Bộ và 44 tỉnh/thành phố đã tổ chức được 14.787 cuộc kiểm tra về an toàn thực phẩm theo kế hoạch đối với 151.017 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử phạt cảnh cáo 11.324 cơ sở (chiếm 7%); xử phạt tiền 6.138 cơ sở (chiếm 4%) với tổng số tiền phạt là 18.968 triệu đồng; đặc biệt đã tổ chức được 1.071 cuộc thanh, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với 7.672 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử phạt cảnh cáo 1.146 cơ sở (chiếm 15%); xử phạt tiền 1050 cơ sở (chiếm 14%) với tổng số tiền phạt là 4.907 triệu đồng.
Đặc biệt năm 2015, 2016 Bộ tổ chức 02 đợt cao điểm thanh, kiểm tra đấu tranh đẩy lùi đi đến chấm dứt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngăn chặn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Kết quả như sau:
- Về chất cấm trong chăn nuôi: đã phát hiện 08/15 công ty sử dụng chất cấm Salbutamol và chất phẩm màu công nghiệp, ban hành 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước; buộc tiêu hủy chất cấm và thức ăn có chất cấm, đình chỉ sản xuất các công ty có sử dụng chất cấm là 01 tháng; trực tiếp phối hợp với địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội) tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy các đàn heo có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các cấp trung ương và địa phương đã góp phần làm giảm tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chất cấm Salbutamol 11 tháng đầu năm 2016 xuống 0,44%, giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 04 tháng gần đây (từ tháng 7-11/2016) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm.
- Về kiểm soát hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: đã tiến hành thanh tra 45 công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5 công ty, rút chứng chỉ hành nghề 02 công ty, xử phạt hành chính 26 công ty với số tiền 1,65 tỷ đồng. Đã xác lập hành vi vi phạm đối với gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản… xử phạt số tiền 425 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu: bán sai đối tượng, sử dụng nguyên liệu kháng sinh không đúng mục đích, cơ sở chưa đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, mua bán và sử dụng kháng sinh cấm…
- Về kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt:
Năm 2016 Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng công an thành lập các đoàn thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh trong cả nước. Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính 50 công ty với số tiền 910 triệu đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 Công ty không có giấy phép sản xuất; buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lượng lớn. Hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, thuốc giả; nhập lậu; chưa có giấy phép đủ điều kiện sản xuất….
Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm đã được trung ương và địa phương chú trọng triển khai. Kết quả thanh, kiểm tra góp phần quan trọng chấn chỉnh tình trạng đảm bảo ATTP, ngăn chặn có hiệu quả việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh về ATTP.
3. Về đề xuất Chính phủ nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách giúp Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo là “tổ chức tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm”, Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Ở địa phương, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm được thành lập ở cấp tỉnh/huyện/xã là cơ quan đầu mối giúp UBND các cấp tổ chức triển khai quản lý an toàn thực phẩm.
237. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng việc cổ phần hóa các Nông, lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước chính là quá trình tư nhân hóa, nếu quản lý không tốt nông dân rất dễ mất đất. Cử tri đề nghị khi thực hiện cổ phần hóa cần giao lại cho người dân quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để người dân trả dần.
Trả lời: (Tại Công văn số 1085/BNN-QLDN ngày 07/02/2017)
1. Về quản lý sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 13, 14, 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp đã quy định cụ thể về quản lý, sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Khi thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp nhất là đối với các công ty thực hiện cổ phần hóa thì chỉ giữ lại các diện tích đất quản lý được, có hiệu quả và phải chuyển sang thuê đất. Việc quản lý, sử dụng đất phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 46 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau khi được sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động rất cụ thể trong đó nêu rõ:
Trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng đất có trách nhiệm:
Rà soát hiện trạng sử dụng đất về trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp;
Căn cứ phương án sắp xếp, đổi mới phát triển công ty lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất của địa phương và hiện trạng sử dụng đất để đề xuất phương án sử dụng đất.
Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; diện tích đất bàn giao cho địa phương;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án được duyệt, lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho công ty; quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.
Đối với diện tích đất công ty được giữ lại sử dụng theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt mà đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định được xử lý theo quy định sau đây:
Đối với diện tích đất công ty đang cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trái pháp luật thì công ty phải chấm dứt cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đưa đất vào sử dụng theo đúng mục đích;
Đối với diện tích đất đang bị lấn, chiếm sử dụng thì xử lý dứt điểm để đưa đất vào sử dụng.
Điều 19 Luật Đất đai 2013 quy định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Về việc giao lại cho người dân quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để người dân trả dần
Theo quy định tại Nghị định 118/2014/NĐ-CP các công ty chỉ giữ lại các diện tích đất quản lý được, có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch của địa phương, đối với diện tích đất giao về địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 51/2015/TT-BTC ngày 17/04/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp đã quy định cụ thể:
Điều 13. Nguyên tắc xác định giá trị tài sản trên điện tích đất hồi khỉ địa phương giao đất hoặc cho thuê đất cho tồ chức, hộ gia đình, cá nhân
Đổi với các đối tượng là hộ nghèo được xem xét miễn, giảm theo phần vốn Nhà nước còn lại. Việc xem xét miễn, giảm căn cứ vào tình hình tài chính của công ty nông, lâm nghiệp, diện tích, quy mô giá tài sản bàn giao và các tiêu chuẩn về hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điểu 5 Thông tư này.
Khoản 5 Điều 21 Nghị định 118/2014/NĐ-CP quy định “Lao động có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty khi chuyển sang công ty cổ phần được mua cổ phần ưu đãi như người lao động thường xuyên trong công ty” và Điều 11 Thông tư số 51/2015/TT-BTC có quy định “Bán cổ phần ưu đãi cho lao động có hợp đồng nhận khoán không phải là cán bộ, công nhân, viên chức trong danh sách lao động thường xuyên của công ”, theo đó:
Số cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người nhận khoán: sổ cổ phần tối đa được bán theo giá ưu đãi cho từng người nhận khoán (tính theo đầu hợp đồng nhận khoán) tối đa không vượt quá 3.000 cổ phần/người nhận khoán ( tương ứng với số cổ phần tối đa được mua của người lao động thường xuyên của doanh nghiệp làm việc tại khu vực nhà nước 30 năm).
Công ty nông, lâm nghiệp xác định số lượng và giá cổ phần ưu đãi cụ thể để bán cho người nhận khoán trong cơ cấu vốn điều lệ khi xây dựng phương án cổ phần hóa, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng, số lượng cổ phần bán cho người nhận khoán trong cơ cấu vốn điều lệ được xác định sau khi đã xác định số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức công đoàn, người lao động thường xuyên theo quy định tại khoản 2, Điều 36 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
Như vậy về ý kiến của cử tri hiện nay đều có các quy định cụ thể đảm bảo quản lý được đất đai của các công ty nông lâm nghiệp và đảm bảo chế độ cho người lao động trong công ty nhất là lao động nhận khoán khi thực hiện cổ phần hóa.
238. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị tăng cường kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại chợ nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sạch, an toàn đến với người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1314/BNN-QLCL ngày 13/02/2017)
Trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm tại chợ đã được giao cho Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 65 Luật An toàn thực phẩm; Điều 23 Nghị định 38/2012/NĐ-CP).
Để quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/02/2014 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Quyết định 1290/QĐ-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành ATTP NLTS thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Xây dựng văn bản và đề xuất hướng dẫn thực hiện tiêu chí 17.8 về an toàn thực phẩm trong bộ tiêu chí nông thôn mới trong đó có nội dung hướng dẫn cấp Giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Chợ đầu mối đấu giá nông sản.
Đồng thời, nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duy trì triển khai kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, tập trung lấy mẫu giám sát tại chợ đầu mối, bán buôn, cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát các quy định hiện hành về an toàn thực phẩm tại chợ; tích cực tham gia với Bộ Công Thương trong việc xây dựng các tiêu chí chợ an toàn thực phẩm; chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại chợ; thanh tra, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh tại chợ theo phân cấp tại địa phương.
Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có ý kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ đã phân cấp cho địa phương để tăng cường hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm.
239. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhất là chương trình kiên cố hóa kênh mương; các chương trình hỗ trợ về giống mới và kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh.
Trả lời: (Tại Công văn số 1089/BNN-KH ngày 07/02/2017)
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập cho người nông dân; Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp; trong đó có tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trồng vật nuôi, khoa học kỹ thuật.
Về tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và triển khai Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành. Theo đó, điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, các vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ giảm nghèo. Đầu tư thủy lợi theo hướng đa mục tiêu để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên các dự án công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống đê điều, an toàn hồ chứa; ưu tiên vốn nhiều hơn cho nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công ừình sau đầu tư.
Tổng vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 là trên 610.959 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, riêng 4 năm 2012 -2015 (sau khi có Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn) đầu tư trên 509.500 tỷ đồng (chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư từ NSNN và TPCP). vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 là 304,5 nghìn tỷ đồng (bằng 1,71% GDP và bằng 5,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước (gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (chiếm 31,34%). Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cấp bù miễn thủy lợi phí (trung bình trên 4.000 tỷ đồng/năm); hàng năm chi thêm 7-8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với yêu cầu. Trong khi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đảm bảo theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; việc huy động các nguồn lực ngoài NSNN cũng chưa tương xứng với nhiệm vụ và nhu cầu phát triển ngành. Cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng thủy lợi, kênh mương nội đồng) mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng nhiều khu vực vẫn còn rất khó khăn, nhất là các vùng miền núi, vùng bãi ngang ven biển.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và PTNT phải đẩy mạnh thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; để đạt mục tiêu được Quốc hội giao, đề nghị Quốc hội ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho ngành đảm bảo gấp 2 lần so giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hỗ trợ sản xuất về giống, khoa học kỹ thuật
Thực hiện Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 846/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, theo hướng công nghiệp, hiện đại. Chương trình giống, Chương trình công nghệ sinh học tạo đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng vùng, miền cung cấp cho các thị trường trong nước và ngoài nước. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ được thực hiện theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014; theo đó, hộ chăn nuôi được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi.
240. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi và hạn mặn dẫn đến thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm khảo sát quy hoạch xây dựng các Nhà máy nước qui mô phù hợp với từng vùng, địa phương để cung cấp nguồn nước sạch đến với người dân và quy hoạch hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1414 /BNN-TCTL ngày 15/02/2017)
Thời gian gần đây, biến đối khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan; trong đó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ngày càng thường xuyên và mức độ khốc liệt tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn nước bị ảnh hưởng của phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp (chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,..), nước thải sinh hoạt,…gây tình trạng ô nhiễm. Các nguyên nhân trên dẫn đến nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất bị thiếu hụt, chất lượng không bảo đảm; thực tế, trong đợt xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có đến 390.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt và khoảng hơn 400.000 ha lúa bị thiệt hại.
Để bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và thực hiện quyết liệt; trong đó, việc “Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...” và “Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn” là hai trong các giải pháp dài hạn đã và đang tiếp tục được thực hiện.
Về quy hoạch và xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện dự án “ Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu”; ưu tiên bố trí kinh phí cho các tiểu dự án cấp nước sinh hoạt thuộc Dự án:“ Quản lý thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” ( WB6); phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề xuất Dự án Cấp nước Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre vào danh mục công trình đầu tư trong Chương trình mục tiêu về biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng Dự án “Cấp nước an toàn Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” vay vốn Ngân hàng thế giới và Dự án “Quy hoạch và cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho người dân, phù hợp Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2065/QĐ-TTg ngày 12/11/2010).. v.v. Ngoài ra các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án Nâng cấp thủy lợi Bắc Bến Tre (JICA) và dự án Chống chịu khí hậu, tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (WB9) góp phần cải thiện nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.
Về quy hoạch thủy lợi, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục thực hiện việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn; trong đó, đối với các dự án quy hoạch thủy lợi đang thực hiện (Quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp toàn quốc, Quy hoạch lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long,…), được điều chỉnh phù hợp với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng trong thời gian gần đây.
Để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bến Tre kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.
241. Cử tri các tỉnh Đồng Nai Bình Thuận kiến nghị: Cử tri phản ánh về tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực Nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của khu vực cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu. Cử tri kiến nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn nhằm hạn chế mức độ thiệt hại, đảm bảo cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1204 /BNN-TCTL ngày 09/02/2017)
Thời gian gần đây, biến đối khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình, đợt hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đặc biệt là các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Cụ thể, đối phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 2/2016 (số 20/NQ-CP ngày 3/3/2016); Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 4/2/2016; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều hội nghị, làm việc với địa phương để tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Về việc ưu tiên đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, nhiều công trình lớn đã được Nhà nước quan tâm bố trí kinh phí xây dựng, góp phần quan trọng trong việc phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua. Trong thời gian tới, nhiều dự án xây dựng công trình thủy lợi đang được xem xét bố trí kinh phí thực hiện, như: (i) ở khu vực Nam Trung Bộ: hồ Đồng Mít (tỉnh Bình Định, tưới 1.100 ha), hồ Mỹ Lâm (tỉnh Phú Yên, tưới 2.500ha), hồ sông Chò 1 (tỉnh Khánh Hòa, tưới 2.500 ha), hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, (tỉnh Ninh Thuận, dung tích trữ nước 200 triệu m3), hồ sông Lũy (tỉnh Bình Thuận, hỗ trợ tưới 32.000 ha); (ii) ở khu vực Tây Nguyên: Hồ chứa nước Ea H’leo 1 (tỉnh Đắk Lắk, tưới 4.100 ha), Dự án JAMơ giai đoạn 2 (tỉnh Gia Lai, tưới 12.500 ha); (iii) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có các dự án: Hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang, tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng), Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (vốn vay JICA, tổng kinh phí 5.200 tỷ đồng), Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (vốn vay WB, tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng)..v.v. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn và nâng cao năng lực các hồ chứa nước hiện có, Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (vay vốn WB), đang được triển khai thực hiện.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng hạn hán, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt.
241. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Trước những biến đổi khí hậu khó lường, sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro. Đề nghị có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại do thiên tai.
Trả lời: (Tại Công văn số 811/BNN-TCTL ngày 23/01/2017)
Trong thời gian gần đây, thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường đã gây thiệt hại và tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Để góp phần giúp người dân phục hồi sau thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung điều 3, Quyết định số 142/2012/QĐ-TTg. Thực hiện các Quyết định nêu trên, từ năm 2010, khi thiên tai xảy ra, các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, góp phần khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các địa phương đã gặp một số khó khăn, vướng mắc và cần phải sửa đổi, thay thế cho phù hợp.
Trước những tác động khó lường của biến đổi khí hậu, để hỗ trợ kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (thay thế các Quyết định nêu trên) và sẽ có hiệu lực từ ngày 25/02/2017.
242. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu ban hành các chính sách để thu hút các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nhà đầu tư tham gia vào trồng rừng, nhất là trồng cây ăn quả có thu nhập hàng năm đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân và phát triển rừng bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 1250/BNN-QLDN ngày 10/02/2017)
Hiện nay đã có các quy định cụ thể về chính sách trồng rừng đối với doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nhà đầu tư và người dân, cụ thể như:
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ, về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;
Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007;
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 04/5/2013 quy định về cải tạo rừng tự nhiên.
Việc khuyến khích các doanh nghiệp các hợp tác xã, các nhà đầu tư và người dân vào trồng rừng đã có nhiều chính sách cụ thể, tuy nhiên để tăng cường hơn nữa và để ngoài việc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc phát triển lâm nghiệp, tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó có đầu tư trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách 2017, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
243. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ tái định cư vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, cho chủ trương như sau:
- Thứ nhất, cho phép tỉnh Sơn La tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1460 (giai đoạn 3) đến hết năm 2016, để đánh giá thực trạng đời sống của các hộ dân vùng đề án và thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và các điều kiện sản xuất.
- Thứ hai, cho phép rà soát, điều chỉnh tổng thể Đề án "Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La (giai đoạn 4), để đảm bảo giải quyết dứt điểm những khó khăn cho nhân dân vùng đề án vì:
+ Công trình thủy điện Hòa Bình được triển khai từ năm 1979, sau gần 40 năm di chuyển khỏi vùng lòng hồ công trình thủy điện Hòa Bình, đời sống của các hộ dân tái định cư còn gặp rất nhiều khó khăn, theo kết quả rà soát của các huyện vùng Đề án, đến nay tổng số hộ nghèo thực tế của vùng Đề án giai đoạn 2011 - 2017 là 29.094 hộ, hệ thống hạ tầng vùng tái định cư chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều bản, xã tái định cư chưa có đường giao thông, chưa có hệ thống điện, nước sinh hoạt, trường lớp học kiên cố...., gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và gây bức xúc cho nhân dân tái định cư thủy điện Hòa Bình.
+ Qua gần 40 năm thực hiện ổn định đời sống cho các hộ dân tái định cư thủy điện Hòa Bình, mặc dù đã được Chính phủ cho phép triển khai 03 giai đoạn thuộc 03 Đề án, dự án (Dự án 747, 1382 và Đề án 1460), nhưng do cơ chế, chính sách áp dụng còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ; nguồn vốn thực hiện các giai đoạn còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, nên chưa giải quyết được dứt điểm những khó khăn để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 585/BNN-KTHT ngày 17/01/2017)
Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 với tổng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương là 1.396 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2011 - 2017. Đến nay, tỉnh mới thực hiện được 750/1.396 tỷ đồng; do vậy, để có cơ sở tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La:
- Chỉ đạo các Sở, Ban ngành thuộc tỉnh và các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện hoàn thành Đề án theo tiến độ đã được phê duyệt (năm 2017) và tổ chức tổng kết đánh giá kết quả, những tồn tại vướng mắc, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Đề án trên.
- Trên cơ sở tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án (đặc biệt là tình hình đời sống, sản xuất của người dân sau khi kết thúc Đề án), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép tỉnh Sơn La rà soát, điều chỉnh tổng thể Đề án "Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La” làm cơ sở thực hiện.
244. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét tăng nguồn kinh phí để hỗ trợ các địa phương xây dựng khu tái định cư, tổ chức di dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi mới an toàn, ổn định cuộc sống (hiện nay ngân sách nhà nước hành năm bố trí cho công tác di dân, tái định cư rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu).
Trả lời: (Tại Công văn số 584/BNN-KTHT ngày 17/01/2017)
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp đề nghị của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch trung hạn Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” tại Tờ trình số 8325/TTr-BNN-KTHT ngày 03/10/2016 với tổng vốn đầu tư phát triển cho 54 tỉnh thực hiện các dự án đầu tư theo Quyết định số 1176/QĐ-TTg là 5.746 tỷ đồng.
Mặt khác, thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ năm 2016 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013-2015 và đề xuất nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 tại Tờ trình số 155/TTr-BNN-KTHT ngày 06/01/2017, với tổng vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 8.007 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ là 5.966 tỷ đồng, làm cơ sở để bố trí kế hoạch trung hạn 2016-2020 và tổ chức triển khai thực Chương trình bố trí dân cư giai đoạn tới đây.
Tuy nhiên, năm 2016 nhiều địa phương bị thiên tai lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở núi, sạt lở bờ sông, bờ biển,… có nhu cầu đầu tư xây dựng các điểm bố trí dân cư cấp bách để di dời người dân đến nơi an toàn, do đó ngoài nguồn vốn bố trí theo kế hoạch là 185 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 513 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện các dự án đầu tư bố trí dân cư cấp bách do thiên tai và bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do tại Công văn số 6168/BNN-KTHT ngày 21/7/2016. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát danh mục và đề xuất nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại Công văn số 10070/VPCP ngày 22/11/2016.
245. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Kiến nghị Bộ, ngành trung ương xem xét lại việc xã được công nhận nông thôn mới đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ từ 1,5% đến 2%, vì tiêu chí 1% như hiện nay rất khó thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 700 /BNN-VPĐP ngày 19/01/2017)
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016-2020; căn cứ vào đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quy định: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 áp dụng đối với vùng Đông Nam Bộ (trong đó có tỉnh Tây Ninh) là ≤1% . Tại Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, trong đó đã quy định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo đa chiều của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội).
246. Cử tri các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri cho rằng Nghị quyết về “Tam Nông” chưa đi vào chiều sâu: sản xuất nông nghiệp bấp bênh, người nông dân thu nhập thấp, việc liên kết “4 nhà” chưa hiệu quả,... Đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ để việc liên kết “4 nhà” hoạt động hiệu quả, tăng cường công tác khuyến nông để ngành nông nghiệp phát triển.
Trả lời: (Tại Công văn số 2640/BNN-KTHT ngày 29/03/2017)
1. Liên kết “4 nhà” là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người nông dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống sản xuất có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ, các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào liên kết tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014).
Tuy nhiên, các chính sách được ban hành vẫn còn những hạn chế. Do đó, để hỗ trợ việc liên kết “4 nhà” hoạt động hiệu quả, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong đó sẽ có những ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân khi tham gia vào liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng cánh đồng lớn dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6/2017.
2. Về “Tăng cường công tác khuyến nông để ngành nông nghiệp phát triển”:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng các địa phương tích cực triển khai Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bộ luôn xác định việc thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là một giải pháp trụ cột, then chốt để tạo đột phá trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành. Trong 3 năm qua, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm giá thành nông sản:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Thông tư số 49/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 hướng dẫn quản lý nhiệm vụ và dự án khuyến nông; Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/6/2013 phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Bộ đã đổi mới căn bản việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, khuyến nông hàng năm: tập trung vào các sản phẩm chủ lực như lúa, cà phê, tiêu, điều, sắn, cây ăn quả, tôm, cá tra, cây lấy gỗ lớn, lợn, gia cầm; đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu, khuyến nông giao cho các đơn vị nghiên cứu thực hiện đến sản phẩm cuối cùng có sự tham gia của doanh nghiệp; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất như: giống, gói kỹ thuật tổng hợp, phòng trừ dịch bệnh, tái canh, tưới tiết kiệm… Qua 3 năm triển khai, kết quả đã có 149 giống cây trồng, vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và chuyển giao vào sản xuất.
- Về khuyến nông: Từ năm 2011-2016, Bộ phê duyệt 141 dự án, tổng kinh phí là 1.005 tỷ đồng để xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn để nhân rộng mô hình vào sản xuất.
+ Đối với tỉnh Hải Dương: Trong 3 năm (2014-2016) Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao các đơn vị triển khai 9 dự án khuyến nông Trung ương và nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo về khuyến nông với tổng kính phí 5,46 tỷ đồng, đã chuyển giao thành công một số giống cây trồng, vật nuôi chủ lực vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể: Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 góp phần tăng tỷ lệ hạt giống sản xuất trong nước; xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp; xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung tại các vùng trọng điểm; xây dựng mô hình và chuyển giao gói kỹ thuật thâm canh vải theo GlobalGAP; xây dựng mô hình tổ chức quản lý thủy nông đáp ứng yêu cầu thâm canh cây trồng hiệu quả bền vững ở Đồng bằng sông Hồng; mô hình nhân rộng lợn Pietrain kháng stress và lợn lai PiDu vào phục vụ sản xuất lợn siêu nạc ở miền Bắc; xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên thịt VCN/TP-SD, ngan giá trị kinh tế cao VCN/TP-VS7 theo hướng an toàn sinh học trong nông hộ tại đồng bằng sông Hồng; xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.
+ Đối với tỉnh Vĩnh Long: Trong 3 năm (2014-2016) Bộ đã giao các đơn vị triển khai 7 dự án khuyến nông Trung ương và một số hoạt động tuyên truyền, đào tạo về khuyến nông: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long; áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa; phát triển sản suất một số giống khoai lang lấy củ năng suất cao, chất lượng tốt ở vùng trồng khoai lang trọng điểm; xây dựng mô hình, tuyên truyền các giải pháp cấp bách quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Hưng Yên; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ; xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng và kiêm dụng có kiểm soát tại các tỉnh Nam bộ; xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP, với tổng kính phí 4,36 tỷ đồng.
247. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều văn bản của các cơ quan nhà nước quy định; tuy nhiên, việc thực hiện không hiệu quả làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và các địa phương có giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề này.
Trả lời: (Tại Công văn số 2615/BNN-QLCL ngày 29/03/2017)
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017 và Nghị quyết số 19/2016/QH14 ngày 28/7/2016 về việc thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Hiện nay, các đoàn giám sát của Quốc hội đang thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm tại các địa phương, các Bộ, Ngành có liên quan theo kế hoạch được phê duyệt.
Ngày 09/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và giữ uy tín tại thị trường nhập khẩu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương) và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc lưu thông và sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm, giải quyết kịp thời các sự cố cảnh báo an toàn thực phẩm. Để triển khai các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Năm 2016-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch “Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” nhằm tập trung nguồn lực triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc đổi mới phương thức từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang đột xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã đạt được một số kết quả:
- Tình hình sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã được kiểm soát; 63/63 tỉnh/thành phố tổ chức vận động được gần 500.000 người nuôi/hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kết quả kiểm tra, giám sát trong 6 tháng cuối năm 2016 đã không phát hiện vi phạm chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi.
- Công tác thông tin truyền thông đã được đẩy mạnh về quy mô, số lượng và chú trọng giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn thông qua các Chương trình, chuyên mục như: Chuyên mục “Địa chỉ xanh - Nông sản sạch” trên báo Nông thôn ngày nay; Chuyên mục “Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn từ sản xuất đến bàn ăn” trên báo Nông nghiệp Việt Nam; Chuyên mục “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới” trên VTV1- Đài truyền hình Việt Nam; các phóng sự cảnh báo, khuyến cáo và hướng dẫn về an toàn thực phẩm thường xuyên được đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí).
- Bên cạnh việc tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm thì việc hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn cũng đã được đẩy mạnh thông qua chính sách kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến như: HACCP, ISO22000… Cho đến nay, 61 tỉnh xây dựng thành công 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 224 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các địa phương huy động nguồn lực triển khai đầy đủ các các nội dung theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp người sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản ổn định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
248. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Hiện nay, thực trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa là nỗi lo rất lớn của nông dân tỉnh Cà Mau nói riêng và nông dân cả nước nói chung. Cử tri kiến nghị Nhà nước cần định hướng sản xuất cho người dân, cung cấp thông tin những sản phẩm nào thừa, thiếu trên thị trường để người dân biết và có hướng đầu tư sản xuất cho phù hợp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2519/BNN-CB ngày 24/03/2017)
Trước hết, cần xác định tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa” là mặt trái của nền kinh tế thị trường, được chi phối bởi quy luật cung cầu. Những năm gần đây, tình trạng này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm giải quyết, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân và cử tri. Một số tồn tại chủ yếu là:
- Hiện tại, công tác quy hoạch ở nước ta chưa được các cấp chính quyền trung ương và địa phương quan tâm đúng mức. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp phần lớn ở quy mô hộ nhỏ lẻ, đất đai manh mún, liên kết theo chuỗi còn lỏng lẻo nên người dân dễ dàng chuyển đổi loại cây trồng, vật nuôi theo “phong trào”. Thêm vào đó, điều kiện khách quan như thời tiết, thiên tai, đặc biệt là biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra những tác động khó đoán, dẫn tới khó khăn, bất cập trong công tác dự báo, cân đối cung cầu.
- Trong chế biến, đầu ra sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, sản phẩm chế biến sâu chiếm tỷ lệ thấp nên giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất chưa cao; giá cả sản phẩm phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, tổn thất sau thu hoạch lớn, thiếu chủ động trong điều tiết tiêu thụ.
- Về thương mại, công tác xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin, dự báo thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương chưa được tổ chức triển khai thường xuyên và kém hiệu quả làm cho một bộ phận lớn người sản xuất, chủ yếu là người nông dân thiếu thông tin nên sản xuất còn bị động.
Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai một số giải pháp cơ bản sau:
- Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013), theo đó tập trung rà soát, tổ chức lại các chuỗi sản xuất từ quy hoạch, nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ.
- Tiếp tục rà soát, ban hành các quy hoạch sản xuất- chế biến nông sản. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành Luật Quy hoạch tạo hành lang pháp lý nâng cao tính ổn định đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng trình Chính phủ Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm khắc phục các tồn tại của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg.
- Tiếp tục triển khai Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, tiến tới đề nghị Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định.
- Rà soát trình sửa đổi Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2016 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 theo hướng mở rộng hoặc xóa bỏ hạn điền, cho phép tích tụ đất nông nghiệp, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn.
- Phát huy hoạt động của Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp thuộc Bộ, hàng tuần cung cấp công khai Bản tin về diễn biến thị trường, các thông tin chuyên đề và giá cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và muối.
Hiện nay, thực hiện chức năng, nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị định số 15/2017/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, theo đó chú trọng nhiệm vụ theo dõi, phân tích, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại để xây dựng hệ thống hoàn chỉnh trong quản lý, điều hành thị trường nông sản.
249. Cử tri tỉnh Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành trung ương tiếp tục quan tâm, tăng tầu tư cho khu vực nông nghiệp như: quan tâm hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, trợ giá giống mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, thu mua, chế biến nông sản sau thu hoạch, mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản,…tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2699/BNN-KH ngày 30/03/2017)
Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn vừa qua đã được Đảng, Nhà nước quan tâm. Tại Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7, khóa X Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: Tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước.
Vì vậy, tổng vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 610.959 tỷ đồng (bao gồm ngân sách tập trung, trái phiếu Chính phủ và ODA), tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006-2010. Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 304,5 nghìn tỷ đồng, bằng 1,71% GDP và bằng 5,4 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cấp bù thủy lợi phí (trung bình trên 4 nghìn tỷ đồng/ năm); chi thêm 7-8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách hàng năm; chi hỗ trợ khẩn cấp trong các tình huống thiên tai, dịch bệnh; cho các địa phương được vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sơ hạ tầng làng nghề ở nông thôn (trung bình 5.000 tỷ đồng/năm); chi bù lãi suất tín dụng cho các chương trình vay ưu đãi như chương trình thu mua tạm trữ gạo khi giá lúa giảm quá sâu từ các Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT để điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư công cho các lĩnh vực sản xuất, các vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa; đầu tư cho khoa học để lai, tạo giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi khí hậu.
Để thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư tư nhân cho Ngành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, các Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, số lượng doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) tìm hiểu và đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn tăng nhiều trong thời gian qua; Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thông tin thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tiếp thị, quảng bá, phát triển thị trường trong, ngoài nước và hài hòa hóa các quy định thương mại quốc tế.
250. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang tác động bất lợi đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa khép kín; hệ thống đê biển của ĐBSCL còn thiếu, nhiều nơi bị lún, sạt lở chậm được nâng cấp; nhiều công trình thủy lợi đầu tư đã lâu nhưng thiếu vốn duy tu, nâng cấp, đặc biệt là đối với tuyến đê bao Tả Hữu thuộc các xã đảo, huyện Cù Lao Dung. Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực ứng phó tại địa phương, giảm nhẹ rủi ro do thảm họa thiên tai; chỉ đạo quyết liệt hơn việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với thực tế biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay; nhanh chóng chuyển mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ đơn lẻ sang mô hình sản xuất hộ nông dân liên kết, hợp tác qua mô hình hợp tác xã kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp, hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của đất nước và mỗi tỉnh, thành phố, phát huy sức mạnh liên kết 4 nhà.
Trả lời: (Tại Công văn số 2734 /BNN-KH ngày 31/03/2017)
1. Trong những năm vừa qua, với phần lớn nguồn vốn đầu tư của Nhà nước giao các Bộ, ngành, địa phương quản lý đều đã tập trung vào phát triển hạ tầng nông nghiệp, thủy sản, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp theo nội dung các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt (quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực của từng địa phương), bao gồm những dự án, công trình, chương trình quan trọng phục vụ đa mục tiêu như hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi ngăn mặn, kiểm soát mặn, trạm bơm, công trình cấp nước, nạo vét kênh rạch, đê, kè,... đã và đang phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn nên các Bộ, ngành, lĩnh vực chưa thể thực hiện đầu tư đồng bộ, hoàn thiện ngay các hệ thống công trình, mà từng bước thực hiện đầu tư cho phù hợp với nhu cầu cấp thiết trước mắt cũng như đáp ứng mục tiêu lâu dài. Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các chương trình (được triển khai trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL) để hoàn thiện dần, đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai,... như: Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang;…
Hiện tại, Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được Chính phủ thông qua và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Trong đó, Bộ đã đề xuất xây dựng một số dự án, công trình lớn về phòng, chống xâm nhập mặn, kiểm soát mặn, giữ ngọt với định hướng sử dụng lâu dài, đa mục tiêu trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng số vốn là 5.330 tỷ đồng (như: Hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé với tổng mức đầu tư dự kiến 3.300 tỷ đồng; Cống âu Ninh Quới với tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng; Nạo vét kênh Mây Phốp - Ngã Hậu với tổng mức đầu tư dự kiến 450 tỷ đồng;...) và những dự án sử dụng nguồn vốn ODA tiếp tục dự kiến đầu tư cho hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, các hệ thống thủy lợi, nước sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu,… (như các dự án: Quản lý và giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng với tổng mức đầu tư dự kiến 1.351 tỷ đồng; Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau với tổng số vốn đầu tư dự kiến 2.000 tỷ đồng; Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL với tổng mức đầu tư 8.577 tỷ đồng, trong đó số vốn dự kiến phân bổ cho tiểu dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu vùng Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng là 800 tỷ đồng; Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre với tổng số vốn đầu tư dự kiến 2.000 tỷ đồng; Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư dự kiến 6.471 tỷ đồng, trong đó số vốn dự kiến phân bổ cho tỉnh Sóc Trăng là 309,493 tỷ đồng;…). Ngay sau khi Kế hoạch trung hạn của Bộ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các dự án trên sẽ được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan, nội tại và thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 về việc Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Đề án) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động, ban hành chỉ thị và 12 đề án, kế hoạch chuyên đề trong từng lĩnh vực của Đề án.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT luôn nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội dung và giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg, từ đó đã có nhiều tác động tích cực tới kết quả phát triển sản xuất, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nông sản, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi các giải pháp mới. Với quyết tâm tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II/2017, với các nội dung và giải pháp thực hiện cơ cấu lại ngành ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai để phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người dân.
Trong đó, một số giải pháp cụ thể nhằm nhanh chóng áp dụng các mô hình sản xuất gắn với phát huy sức mạnh liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nước), hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh được coi là một trong các nội dung và giải pháp chính, được xác định cần tập trung chỉ đạo thực hiện ngay, cụ thể như sau:
- Tiếp tục rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo các phân tầng sản phẩm: (i) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm); (ii) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (iii) Nhóm sản phẩm vùng/miền là đặc sản của các địa phương, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”;
- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là khoa học công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành, nông sản hàng hóa;
- Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng.
Chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, quy mô lớn, tập trung dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại. Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm, ngành hàng. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân theo hình thức đối tác công tư.
251. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Nhà nước có chủ trương xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, cử tri thấy việc khi nông dân sản xuất ra được nhiều hàng hóa thì tiêu thụ không được hoặc giá cả quá thấp so với chi phí. Đề nghị cần có định hướng, cơ cấu nông nghiệp như thế nào để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được và có lãi cho người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1897/BNN-KH ngày 7/3/2017)
Nhằm chủ động hạn chế rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013.
Tuy nhiên, do đặc thù của nông sản hàng hóa là sản xuất theo thời vụ nhưng lại tiêu thụ trong cả năm nên hay gặp rủi ro trong tiêu thụ. Để tiêu thụ được nông sản và người nông dân có lãi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực cùng với các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, cụ thể là:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu lại sản xuất theo lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường.
- Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, quy mô lớn; trong đó trọng tâm là thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khâu: cung ứng vật tư đầu vào, chế biến và bảo đảm đầu ra cho nông sản.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị cho nông sản. Đồng thời, thông qua hệ thống khuyến nông chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, sử dụng công nghệ canh tác mới, giống mới đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản; tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường; tích cực tham gia đàm phán các hiệp định tự do hóa thương mại theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường
- Phối hợp thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại hàng nông lâm thủy sản; phát triển công tác bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản hàng hóa để giảm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận, quyết tâm cao ở các cấp, ngành về sự cần thiết tất yếu và tầm quan trọng, mục tiêu, giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Để các giải pháp trên đi vào thực tiễn sản xuất; hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đều tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả đạt được, tồn tại và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
252. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Nhiều cử tri đề nghị cần có giải pháp quy hoạch vùng, cải tiến kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh xuất khẩu trên thương trường quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 2732 /BNN-KH ngày 31/3/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để định hướng lâu dài cho phát triển nông nghiệp, làm cơ sở cho việc bố trí sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai của mỗi vùng, miền, địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; tiến hành lập và phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 7 vùng kinh tế - sinh thái, quy hoạch các lĩnh vực (thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp...) và các ngành hàng chủ yếu (lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, rau quả,..). Các quy hoạch trên đã được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa tại các vùng, miền, gắn với thị trường tiêu thụ; trong đó, phương án bố trí sản xuất được gắn kết chặt chẽ với kết cấu hạ tầng nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tạo thành hệ thống đồng bộ, bổ trợ nhau trong quá trình phát triển sản xuất. Căn cứ vào các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, các địa phương đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các quy hoạch chi tiết để phát huy các thế mạnh, sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và thực tiễn sản xuất của từng địa phương.
Bên cạnh đó, để tăng cường hướng dẫn và hỗ trợ người dân cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất cao hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp về chính sách để hỗ trợ như: Hỗ trợ lãi suất mua sắm thiết bị để giảm tổn thất sau thu hoạch (Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013); phát triển giống cây trồng, vật nuôi (Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản (Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012); khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2012); hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ (Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 09/01/2014), hỗ trợ phát triển thủy sản (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và 172/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016)… Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông để tăng cường hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, như: hướng dẫn kỹ thuật canh tác, xây dựng các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản áp dụng khoa học, công nghệ mới có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn...
Như vậy, có thể nói những vấn đề mà cử tri quan tâm đều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Để tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, nâng cao năng lực canh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cải thiện đời sống người nông dân một cách bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Theo đó, sẽ tiếp tục rà soát, kiến nghị điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, nghiên cứu xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện hành và ban hành những chính sách mới để tăng cường hướng dẫn người dân cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực canh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
253. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với thực tế biến đổi khí hậu, quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay; nhanh chóng áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát huy sức mạnh liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nước, hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2664/BNN-KH ngày 30/03/2017)
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội dung và giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, nên đã có tác động tích cực tới kết quả phát triển sản xuất, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Nhờ đó, giai đoạn 2013-2015, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm), năm 2016 do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên tốc độ tăng GDP chỉ đạt 1,36%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,44%. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh (trung bình mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD/năm, riêng năm 2016 ước đạt 32,18 tỷ USD), góp phần tăng thu nhập và đời sống của người nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015).
Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nông sản, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đặt ra những yêu cầu và giải pháp mới. Với quyết tâm tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II/2017, với các nội dung và giải pháp thực hiện cơ cấu lại ngành ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai để phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người dân.
Trong đó, một số giải pháp cụ thể nhằm nhanh chóng áp dụng các mô hình sản xuất gắn với phát huy sức mạnh liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nước), hình thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh được coi là một trong các nội dung và giải pháp chính, được xác định cần tập trung chỉ đạo thực hiện ngay, cụ thể như sau:
(1) Tiếp tục rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo các phân tầng sản phẩm: (1) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm); (2) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (3) Nhóm sản phẩm vùng/miền là đặc sản của các địa phương, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.
(2) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là khoa học công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành, nông sản hàng hóa..
(3) Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.
Chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, quy mô lớn, tập trung dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại. Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm, ngành hàng. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân theo hình thức đối tác công tư.
254. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri rất tin tưởng với những giải pháp quan trọng của Chính phủ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, đề nghị cần có thêm những chính sách thiết thực, hiệu quả để đầu tư cho nông nghiệp – nông dân – nông thôn nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2538/BNN- KH ngày 27/03/2017)
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu tư xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các chính sách đó được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này. Qua đó, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần tích cực vào nâng cao đời sống cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2013, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển các lĩnh vực quản lý nông nghiệp và PTNT, nhất là các chính sách để phục vụ tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất được chỉ đạo quyết liệt. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành[3] như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y; các chính sách mới về quản lý đất lúa; hỗ trợ chuyển đổi từ lúa sang đất trồng hoa màu, trồng ngô; tái canh cà phê; hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ phát triển thủy sản; bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp… Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan cũng đã nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành như chính sách về đất đai, cơ chế tài chính, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, VAT...; chính sách phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường cung cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ cấu tổ chức ngành; đào tạo nguồn nhân lực; tháo gỡ khó khăn về thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Tổng vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 là trên 610.959 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, riêng 4 năm 2012 - 2015 (sau khi có Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn) đầu tư trên 509.500 tỷ đồng (chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư từ NSNN và TPCP). Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 là 304,5 nghìn tỷ đồng (bằng 1,71% GDP và bằng 5,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%). Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cấp bù miễn thủy lợi phí (trên 4.000 tỷ đồng/năm); hàng năm chi thêm 7 - 8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Thời gian tới, xác định cơ chế, chính sách là giải pháp quan trọng, ngoài những chính sách đã được ban hành; cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là chính sách đất đai, tín dụng, thương mại, thuế, bảo hiểm nông nghiệp và chính sách thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn. Để đạt mục tiêu được Quốc hội giao và nâng cao hiệu quả đầu tư, đề nghị Quốc hội ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho ngành đảm bảo gấp 2 lần so giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thiết lập các cơ chế, chính sách tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển nông nghiệp; tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
255. Cử tri các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Long An, Phú Yên kiến nghị: Cử tri phản ánh thị trường đầu ra một số sản phẩm nông nghiệp hiện nay gặp khó khăn, có giá rất thấp do tư thương, doanh nghiệp ép giá. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thay vì hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2518/BNN-CB ngày 24/03/2017)
Để phát triển bền vững ngành nông nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân, ngoài những cơ chế, chính sách mà cử tri đã đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cấp chính quyền trung ương và địa phương đang tập trung triển khai, thực hiện những cơ chế, chính sách sau:
- Nghị định số 21/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết.
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2016 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (hiện đang được rà soát, sửa đổi để phù hợp hơn).
- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (hiện đang được rà soát, chuẩn bị trình xây dựng Nghị định).
- Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013), theo đó tập trung rà soát, tổ chức lại các chuỗi sản xuất từ quy hoạch, nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ.
Tuy nhiên, để các cơ chế, chính sách thực sự đến trực tiếp với người nông dân, điều cần thiết là thay đổi tổ chức sản xuất từ chỗ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có sự liên kết theo chuỗi. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 theo hướng mở rộng hoặc xóa bỏ hạn điền, cho phép tích tụ đất, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó, Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm khắc phục các tồn tại của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, mở rộng việc liên kết ra nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp. Dự kiến trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Chính phủ ban hành.
256. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tình hình sản xuất, diễn biến cung – cầu nông sản trên thị trường để kiến nghị Chính phủ có chính sách đảm bảo tiêu thụ nông sản kịp thời và hiệu quả; tính toán đầy đủ giá thành, làm cơ sở định giá thu đảm bảo có lãi cho nông dân… Ngoài ra, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương thực hiện các nhóm giải pháp như: đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, tham gia đàm phám mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản của các nước; xây dựng thương hiệu, tiếp tục mở rộng thị trường nông sản Việt Nam sang các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra; tăng cường nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin thị trường cho nông dân để đảm bảo đầu tư cho hàng nông sản được ổn định, bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 2181/BNN - CB ngày 15/03/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang chỉ đạo, tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo tín hiệu và nhu cầu thị trường. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá cung cầu thị trường của các mặt hàng thiết yếu như gạo, và phối hợp với Bộ Tài Chính tính toán giá thành, làm cơ sở thu mua đảm bảo có lãi cho người trồng lúa. Đối với các mặt hàng nông sản khác, do hiện chúng ta đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập với kinh tế quốc tế, nên giá cả hàng hóa trong đó có giá nông sản đều được vận hành theo cơ chế thị trường, vì thế các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho giá nông sản sẽ vi phạm các cam kết mà Chính phủ ta đã ký.
Trong nền kinh tế thị trường, phải chấp nhận sự dao động của giá cả và có biện pháp thích ứng phù hợp, sản xuất phải phù hợp với thị trường chứ không thể ngược lại. Thực tế, giá cả đa số nông sản và vật tư nông nghiệp ở nước ta phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, ít phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trong nước. Do vậy, để nâng cao lợi ích của nông dân và quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn theo dõi sát sao diễn biến của thị trường và phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin cho nhân dân, điều chỉnh kịp thời, phù hợp về quy mô và cơ cấu sản xuất; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; quy hoạch và hướng dẫn hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh; đề xuất và thực thi các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển bảo quản, chế biến nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao khả năng chủ động của nông dân và doanh nghiệp trên thị trường; thực hiện biện pháp can thiệp thị trường khi thật cần thiết... Đây là quá trình đòi hỏi nhiều nỗ lực liên tục của cả nhà nước (chính quyền các cấp), bà con nông dân và các doanh nghiệp. Về phía các địa phương, cần chỉ đạo người dân sản xuất theo qui hoạch, không chạy theo lợi ích trước mặt, tổ chức chuyển đổi sản xuất các loại cây trồng hợp lý trên cơ sở dự báo lượng tiêu thụ hàng năm để giảm áp lực nguồn cung và tăng cường ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp để tiêu thụ bền vững.
Để đảm bảo tiêu thụ nông sản hiệu quả và bền vững, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; trong đó có các nhóm chính sách hỗ trợ “đầu ra”, nhằm hỗ trợ trong việc tiêu thụ hàng nông sản, giúp người nông dân sản xuất có thu nhập ổn định, có lãi, cụ thể:
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong đó giải pháp quan trọng là liên kết và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp);
257. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học, công nghệ, giúp nông dân sản xuất theo mô hình “sản xuất sạch”, nhằm giảm chi phí sản xuất, cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thị trường tiêu thụ ổn định.
Trả lời: (Tại Công văn số 2643 /BNN-KH ngày 29/03/2017)
Những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất theo chuỗi, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, HACCP,...: Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ áp dụng GAP trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,...
Ngoài ra, nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, “sản xuất nông nghiệp sạch” tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản, Bộ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 03/11/2011 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp NN UDCNC; 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN UDCNC); số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 quy hoạch tổng thể khu và vùng NN UDCNC đến năm 2020 và Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng NN UDCNC. Trong đó, ưu tiên đầu tư các khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng, nhất là đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực.
Bộ cũng ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn thực hiện và chứng nhận các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện ATTP, VietGap, doanh nghiệp NN UDCNC như: TT 50/2011/TT-BNNPTNT, TT 48/2012/TT-BNNPTNT, Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, TT 45/2014/TT-BNNPTNT. Để có căn cứ cho các ngân hàng cho vay tín dụng ưu đãi theo Chương trình đang được Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện từ tháng 3/2017, Bộ vừa ban hành Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 /3/2017 về tiêu chí xác định chương trình, dự án NN UDCNC, nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp.
Các chính sách trên đã góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo lập nhiều tổ chức liên kết sản xuất trong nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định toàn ngành cần tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ được xác định là 2 nhóm giải pháp quan trọng cần tập trung thực hiện mạnh mẽ.
Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung ruộng đất và có mức giá đất ưu đãi hơn cho đầu tư vào nông nghiệp; rà soát và kiến nghị Chính phủ ban hành các Nghị định thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg; Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ quyết liệt thực hiện đổi mới trong công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện xã hội hóa những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm được (giống mới, quy trình công nghệ mới, máy móc, thiết bị phụ trợ phục vụ nông nghiệp; vật tư nông nghiệp đảm bảo an toàn đối với môi trường và ATTP,... ). Tận dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước đã thành công trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; khuyến khích nhập khẩu và thích nghi công nghệ mới, các kết quả khoa học công nghệ cao, thế hệ mới của thế giới, ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam. Qua đó, phát triển khoa học công nghệ tiên tiến giúp người dân dễ dàng tiếp cận kỹ thuật mới, đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình “Sản xuất sạch”, giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông lâm thủy sản, đảm bảo vệ sinh ATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
258. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp: Thời gian qua, cử tri vui mừng khi Chính phủ ban hành các văn bản về chính sách tín dụng trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;… Tuy nhiên, hiện người nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi này còn hạn chế, trong đó ngoài các yếu tố quy định về hồ sơ, thủ tục vay vốn, còn có yếu tố quan trọng, như: thiếu quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của cả nước và các vùng trọng điểm; chính sách khuyến khích triển khai phát triển các mô hình hợp tác, liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp chưa được đẩy mạnh; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; người dân chưa có cơ sở, độ tin cậy và phương án tối ưu để mạnh dạn vay vốn đầu tư,… Cử tri đề nghị Bộ NN&PTNN tăng cường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn; đồng thời sớm có giải pháp giải quyết các hạn chế nêu trên để người nông dân mạnh dạn tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2423/BNN-KH ngày 22/03/2017)
Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động, tích cực phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn:
- Chính sách tín dụng hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; theo đó, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được ưu đãi lãi suất vay vốn mua vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến nông sản; cho vay mua sắm thiết bị sau thu hoạch được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất năm thứ ba.
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển thủy sản theo các Nghị định: số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015; theo đó, hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu cá, mua máy móc thiết bị liên lạc đánh bắt hải sản xa.
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010). Nghị định số 55/2015/NĐ-CP đã thể chế hóa chính sách tín dụng đặc thù đối với các mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP có nhiều điểm mới, như: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn (đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá... ) cao hơn các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
- Để bổ trợ cho chính sách tín dụng nông nghiệp và định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; chỉ đạo tiến hành quy hoạch phát triển nông nghiệp các vùng kinh tế - xã hội và các ngành hàng chủ lực. Từ năm 2013, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, đến nay Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện 42 quy hoạch làm căn cứ để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lợi thế của cả nước và các vùng. Nhiều địa phương đã rà soát quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, làm rõ các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực là lợi thế để tập trung chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
259. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đất nước ta đang dần tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cử tri phản ánh mức chênh lệch trong thu nhập giữa người dân thành thị và vùng nông thôn còn cao, đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách ưu tiên để phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường đầu tư, sửa chữa hệ thống kênh, mương phục vụ tưới tiêu cho nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2635/BNN-KH ngày 29/03/2017)
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu tư xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các chính sách đó được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này. Qua đó, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giúp cho hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 26/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: Tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước.
Tổng vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 610.959 tỷ đồng (bao gồm ngân sách tập trung, trái phiếu Chính phủ và ODA). Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 304.500 nghìn tỷ đồng, bằng 1,71% GDP và bằng 5,4 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng (ngân sách nhà nước 31,34%; tín dụng 51%; doanh nghiệp 4,9%; người dân và cộng đồng đóng góp 12,62%); Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMTNT huy động được khoảng 37.625 tỷ đồng (Ngân sách trung ương 17%; ngân sách địa phương và lồng ghép khác 5,0%; viện trợ quốc tế 10,0%; dân đóng góp 8,2% và vốn vay tín dụng 64%). Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cấp bù thủy lợi phí (trung bình trên 4.000 tỷ đồng/năm); chi thêm từ 7.000 ÷ 8.000 tỷ đồng nguồn dự phòng ngân sách hàng năm để hỗ trợ khẩn cấp trong các tình huống thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sơ hạ tầng làng nghề ở nông thôn (trung bình 5.000 tỷ đồng/năm).
Nghệ An là một trong những tỉnh luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang tiếp tục đầu tư nhiều công trình thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh như hồ Bản Mồng, vốn TPCP (4.455 tỷ đồng); Nâng cấp HTTL Bắc Nghệ An, vốn vay Chính phủ Nhật Bản (5.705 tỷ đồng); Nâng cấp HTTL sông Mơ, vốn vay Chính phủ Hàn Quốc (492 tỷ đồng); Sữa chữa nâng cao an toàn cho 27 hồ đập trên địa bàn tỉnh, vốn vay Ngân hàng thế giới (588 tỷ đồng) ...
Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định cơ chế, chính sách là giải pháp quan trọng do vậy sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới mà trọng tâm là chính sách đất đai, tín dụng, thương mại, thuế, bảo hiểm nông nghiệp và đặc biệt là chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên năm 2017 xây dựng và hoàn thiện các chính sách trực tiếp tác động đến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn gồm: (1) Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành; (2) Nghị định thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (3) Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) Nghị định về chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiêu tiết kiệm nước.
260. Cử tri tp TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp việc thu mua cá cơm Phú Quốc của thương lái Trung Quốc với số lượng lớn đang diễn ra làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm Phú Quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 2967/BNN-CB ngày 10/4/2017)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận ý kiến của cử tri, Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra tình hình hoạt động khai thác và tiêu thụ cá cơm tại Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. Hoạt động khai thác và tiêu thụ cá cơm tại Phú Quốc diễn ra ổn định, ngoài dùng cho chế biến nước mắm truyền thống còn sử dụng cho chế biến khô, đông lạnh và tiêu thụ tươi …, tuy có giá thu mua cá cơm tăng trong thời gian từ đầu năm 2017 đến nay.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hoạt động của thương nhân nước ngoài, trong đó có thương lái Trung Quốc không được phép thu mua nguyên liệu nông lâm thủy sản tại Việt Nam (Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007, Thông tư 05/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Tuy nhiên, trên thực tế thương lái nước ngoài đã tổ chức thu mua nông lâm thủy sản tại một số tỉnh trong nước, nên việc thương lái Trung Quốc tổ chức thu mua cá cơm tại Phú Quốc cũng có thể xảy ra. Vì vậy, đề nghị chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang mà trực tiếp là Ủy ban nhân huyện Phú Quốc cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn việc thu mua cá cơm của thương lái nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành hướng dẫn, chỉ đạo phát triển sản xuất nhằm ổn định thị trường nông sản, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng. Một số hoạt động cụ thể như:
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản và chế biến đến khâu tiêu thụ.
- Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành sửa đổi bổ sung Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhằm tạo cơ sở gắn kết và tạo đầu ra ổn định giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho nông dân.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền, khuyến cáo người dân nên sản xuất, nuôi trồng theo quy hoạch, không chạy theo lợi nhuận trước mắt, tuân thủ các quy định về mua bán hàng hóa, cung cấp thông tin, phản ánh những khó khăn vướng mắc đến các cơ quan quản lý để kịp thời xử lý, tháo gỡ, hỗ trợ cho người dân.
261. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp. Hiện nay mới chỉ có chính sách hỗ trợ giống lúa sản xuất cho mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, đối với địa bàn miền núi thì chính sách này không phù hợp. Nên đầu tư chính sách có trọng điểm, tập trung tạo động lực cho người dân có tiền đề để phát triển sản xuất, giảm nghèo hiệu quả.
Trả lời: (Tại Công văn số 2787/BNN-KTHT ngày 04/4/2017)
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, để đầu tư chính sách có trọng điểm, tập trung tạo động lực cho người dân có tiền đề để phát triển sản xuất, giảm nghèo hiệu quả, Chính phủ đã ban hành các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nhiệp như: Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình khuyến nông, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đối với địa bàn Miền núi thì trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có các dự án và các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các vùng 30a, 135 và các xã ngoài địa bàn Chương trình 3Oa và 135 cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Các Chương trình trên đều hỗ trợ theo dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, không hỗ trợ đơn lẻ để nâng cao hiệu quả. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thay thế cho Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
262. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị thường xuyên tổ chức các hội chợ nông sản công nghệ cao, nông sản sạch, nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý… để tạo điều kiện cho nông dân quảng bá nông sản có chất lượng tốt của mình đến với người tiêu dùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 2520 /BNN- CB ngày 24/3/2017)
Trong nhiều năm gần đây, việc tổ chức và hỗ trợ địa phương tổ chức các hội chợ nông nghiệp gắn với chủ đề thúc đẩy phát triển nông sản có chất lượng, có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm và được duy trì thường niên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã nỗ lực để tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn trực tiếp đến người tiêu dùng như: Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn”, Phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn...
Năm 2017, với mục tiêu tập trung phát triển thị trường nội địa thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản công nghệ cao, hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch chủ trì tổ chức và hỗ trợ tổ chức các hội chợ nông nghiệp sau:
- Tổ chức Hội chợ nông nghiệp quốc tế lần thứ 17 – Agroviet 2017 tại khu vực phía Nam (Quý IV/2017);
- Tổ chức Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017 tại Hà Nội (Quý III/2017);
- Tổ chức Hội chợ sản phẩm cá Tra với người tiêu dùng Việt tại Hà Nội (Quý IV/2017);
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao tiểu vùng Đồng Tháp Mười tại Long An (Quý III/2017).
Để biết thông tin về lịch hội chợ triển lãm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đề nghị liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp
Địa chỉ giao dịch: 26 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3 7555458~19/26 Fax: 04 3 7540131
263. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng nhưng các Bộ, ngành chưa có giải pháp đồng bộ, thiếu liên kết vùng và liên kết giữa các tỉnh dẫn đến các công trình được đầu tư không đồng bộ, đầu tư nhỏ lẻ dẫn đến kém hiệu quả, lãng phí là vấn đề không thể tránh khỏi. Đề nghị đầu tư ở Đồng bằng Sông Cửu Long, có giải pháp điều chỉnh đầu tư vào các công trình phòng, chống xâm nhập mặn mang tính liên kết vùng, định hướng sử dụng lâu dài, phát huy tác dụng tốt, phù hợp tình hình cung của các địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 2733 /BNN-KH ngày 31/03/2017)
Trong những năm vừa qua, với phần lớn nguồn vốn đầu tư của Nhà nước giao các Bộ, ngành, địa phương quản lý đều tập trung cho những dự án, công trình hạ tầng nông nghiệp quan trọng theo nội dung các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt (quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực của từng địa phương) có tính chất liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh phục vụ đa mục tiêu (ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất,... ) như hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi ngăn mặn, chống hạn, trạm bơm, công trình cấp nước, nạo vét kênh rạch, đê, kè,... đã và đang phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn nên các Bộ, ngành, lĩnh vực chưa thể thực hiện đầu tư đồng bộ, hoàn thiện ngay các hệ thống công trình, mà từng bước thực hiện đầu tư cho phù hợp với nhu cầu cấp thiết trước mắt cũng như đáp ứng mục tiêu lâu dài.
Điển hình vào mùa khô cuối năm 2015, đầu năm 2016, nhằm ứng phó, khắc phục tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1681/TTg-KTTH ngày 22/9/2016 về việc hỗ trợ vốn để thực hiện một số dự án cấp bách phòng, chống khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn với tổng số tiền 2.040 tỷ đồng cho một số tỉnh thuộc các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Vùng đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện ngay trong năm 2016: tập trung chủ yếu đầu tư cho các công trình, dự án nhằm giải quyết vấn đề trước mắt và có tính chất lâu dài (trong đó nhiều công trình, dự án đã đáp ứng cả yêu cầu về liên kết vùng), tuy nhiên, bên cạnh đó do tính chất cấp bách nên việc đầu tư cho các công trình, dự án có tính chất liên kết giữa các tỉnh là chưa thể thực hiện ngay được.
Hiện tại, Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được Chính phủ thông qua và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Trong đó, Bộ đã đề xuất xây dựng một số dự án, công trình lớn về phòng, chống xâm nhập mặn, kiểm soát mặn, giữ ngọt với định hướng sử dụng lâu dài, đa mục tiêu trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng số vốn là 5.330 tỷ đồng (như: Hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé với tổng mức đầu tư dự kiến 3.300 tỷ đồng; Cống âu Ninh Quới với tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng; Nạo vét kênh Mây Phốp - Ngã Hậu với tổng mức đầu tư dự kiến 450 tỷ đồng;...). Ngay sau khi Kế hoạch trung hạn của Bộ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các dự án trên sẽ được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bên cạnh đó, thực hiện một số nhiệm vụ được giao, tháng 8-9/2016 Bộ đã tổ chức hội thảo, xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020; tham gia góp ý về tiêu chí và danh mục dự án liên kết vùng ĐBSCL gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ: trong đó đều tập trung vào những dự án nông nghiệp, nông thôn với tính chất liên vùng, liên tỉnh có tác động lan tỏa, đa mục tiêu nhằm phát huy hiệu quả đầu tư lâu dài trên diện rộng.
264. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, như có chính sách ưu đãi giúp người dân, doanh nghiệp có thể tích tụ lại ruộng đất để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông cụ, chế biến nông sản, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những nông dân không trực tiếp lao động sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2483/BNN-QLDN, ngày 24/3/2017)
1. Về chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ ban hành:
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 phê duyệt Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 quy hoạch tổng thể Phát triên khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Quyết đĩnh số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhăm giảm tôn thât sau thu hoạch;
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức công tư;
Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về “Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017”;
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Thời gian qua, với mong muốn Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, khi gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách các doanh nghiệp phản ánh (thông qua các diễn đàn, văn bản,...), Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã luôn lắng nghe, hành động và yêu câu các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến, sản xuất giống, vật tư và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; đồng thời, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết của Chính phủ; đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiêt kiệm thời gian, kinh phí từ các thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân... và đang khẩn trương thành lập bộ phận ”Một cửa” trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp.
về chính sách giúp người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa:
Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ ngành liên quan đang nghiên cứu để đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian sớm nhất thông qua hai chủ trương lớn là: tích tụ ruộng đất và đẩy mạnh kinh tế họp tác trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang trình Chính phủ Nghị định “ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn” thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 trong đó có chính sách hỗ trợ tích tụ đất đai.
2. Về các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất nông cụ, chế biến nông sản:
a) Đối với nhà sản xuất máy, thiết bị nói chung, máy, thiết bị nông nghiệp nói riêng (Chính phủ giao Bộ Công Thương), Chính phủ đã ban hành các chính sách:
Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Trong đó, thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp va công nghiệp chế biến là những ngành được ưu tiên phát triển;
Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phấm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009-2015.
b) Đối với người sử dụng:
Đe khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp, đầu tư chế biến nông sản, chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, Chính phủ ban hành:
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ đã thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư mua sắm máy, thiết bị phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo quản chế biến nông lâm thủy sản, nâng cấp công nghệ thiết bị góp phần nâng cao mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản, thủy sản. Tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở cơ khí chế tạo máy nông nghiệp trong nước đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, như các cơ sở chế tạo máy gặt đập liên họp: Phan Tấn (Đồng Tháp), Tư Sang 2 (Tiền Giang), Hoàng Thắng (Cần Thơ) và Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM), Doanh nghiệp Bùi Văn Ngọ, Sinco, Lamico trong chế tạo máy móc chế biến lương thực; Công ty cơ khí cà phê Nha Trang, Doanh nghiệp tư nhân Viết Hiền trong chế tạo thiết bị cho ngành cà phê;
Ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, nhiều địa phương cũng có chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân mua máy như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn, Long An, cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp....Tuy nhiên, sự phát triển của cơ khí phục vụ nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, một số chủng loại máy vẫn phải nhập ngoại do sản xuất trong nước chưa bảo đảm cả về số lượng và chất lượng.
265. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị quan tâm hơn đến vấn đề tam nông nhằm giúp cho nông dân sản suất nông nghiệp có hiệu quả hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2731 /BNN-KH ngày 31/3/2017)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận số 97-KL/TW ngày 09/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có thể phân chia thành các nhóm cơ chế, chính sách sau: (1) Hỗ trợ phát triển sản xuất; (2) Thu hút nguồn lực xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (3) Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo hiểm xã hội; (4) Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; (5) Tạo nguồn nhân lực, như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (6) Xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2013, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách để phục vụ tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất được chỉ đạo quyết liệt. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y; các chính sách mới về quản lý đất lúa; hỗ trợ chuyển đổi từ lúa sang đất trồng hoa màu, trồng ngô; tái canh cà phê; hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ phát triển thủy sản; bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp… Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan cũng đã nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành như chính sách về đất đai, cơ chế tài chính, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, VAT...; chính sách phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường cung cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ cấu tổ chức ngành; đào tạo nguồn nhân lực; tháo gỡ khó khăn về thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Thời gian tới, xác định cơ chế, chính sách là giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ngoài những chính sách đã được ban hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là chính sách đất đai, tín dụng, thương mại, thuế, bảo hiểm nông nghiệp và chính sách thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn.
Trong năm 2017, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tập trung hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, như: Một là, tổng kết tính hiệu quả của các mô hình thực tiễn, rút ra bài học về tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Chủ động phối hợp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hai là, đánh giá tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ba là, thúc đẩy các hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia mạng sản xuất, kinh doanh và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nhất là nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia. Bốn là, nghiên cứu điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch phục vụ cơ cấu lại ngành, ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động thị trường trong dài hạn trên phạm vi toàn quốc toàn quốc và liên vùng. Năm là, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
266. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri phản ánh giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu luôn tăng, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường; nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên cây trồng, vật nuôi không được ngăn chặn kịp thời… trong khi đó, giá cả hàng nông sản, chăn nuôi thấp, không ổn định, bị tư thương ép giá gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông dân. Thời gian qua, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ lãi xuất vay ưu đãi cho các doanh nghiệp thu mua nông sản của nông dân. Tuy nhiên, chính sách đó không hiệu quả vì người nông dân không trực tiếp hưởng lợi từ chính sách trên, vẫn cứ điệp khúc nông dân được mùa thì mất giá. Đề nghị có chính sách hỗ trợ sản xuất cho người trồng lúa hiệu quả hơn và xử lý nghiêm tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 2668/BNN-TT, ngày 30/3/2017)
1. Để đảm bảo cho người sản xuất lúa có hiệu quả, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa và người trồng lúa như sau:
Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về việc miễn giảm thủy lợi phí trong sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
Nghị định số 210/2010/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo quy định hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa gạo được Nhà nước bảo đảm lợi ích thông qua cơ chế điều tiết giá mua bằng hoặc cao hơn giá thóc định hướng (khoản 3 Điêu 14). Hàng năm khi giá lúa gạo xuông thâp dưới giá định hướng do Bộ Tài chính công bố, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho Doanh nghiệp để mua tạm trữ thóc gạo nhằm đẩy giá thị trường lên đảm bảo nông dân có lãi tối thiểu 30%.Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó nâng mức hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa như sau: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa,... nhăm giúp địa phương có kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thông giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.
Ngàỵ 23/05/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triến bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu, đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Đối với việc xử lý nghiêm tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) và an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản là công tác trọng tâm, ưu tiên của Ngành. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là năm cao điểm hành động về chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung nguồn lực triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn qui chuẩn; Tăng cường thông tin, truyền thông; chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
Thông qua việc quyết liệt chỉ đạo toàn Ngành thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, trong năm 2016, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã đạt được một số kết quả:
Bộ đã phối hợp với C49 và các địa phương tiến hành thanh tra 80 công ty/đại lý sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và xử lý đối với 50 công ty/đại lý vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục/ thuốc vi phạm nhãn mác/thuốc kém chất lượng... và xử phạt vị phạm hành chính 910 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 công ty không có giấy phép sản xuất, buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm với số lượng lớn. Ngoài ra, đã triệt phá được đường dây sản xuất, buôn bán thuốc BVTV giả liên tỉnh có cơ sở đặt tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, thu giữ thuốc BVTVgiả và các phương tiện sản xuất. Đến nay đã khởi tố vụ án và bị can để điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Bộ đã tổ chức thanh tra tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón tại 10 tỉnh với 38 đối tượng là các tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác. Đã đề nghị đình chỉ: 02 cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ; 8 tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm chất lượng phân bón vi phạm; chuyển hồ sơ 01 cơ sở chứng nhận chất lượng phân bón cho cơ quan công an xử lý do có dấu hiệu sai phạm hình sự; Phát hiện một số cơ sở không đáp ứng yêu cầu về quy trình công nghệ theo quy định và 16/78 mẫu phân bón vi phạm quy định công bố chất lượng. Tổng số tiền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phân bón là 1.790 triệu đồng.
Các tỉnh/thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra 9364 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện 1.170 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 12%) và xử phạt 3.662 triệu đồng; kiểm tra 3.384 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, phát hiện 401 cơ sở vi phạm quy định (chiếm 12%) và xử phạt 2.126 triệu đồng.
Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/01/2017 tiếp tục lựa chọn năm 2017 là “Năm cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp”; đồng thời ban hành kế hoạch cao điểm thanh, kiếm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 (Quyết định số 266/QĐ-BNN-TTr ngày 7/2/2017).
Thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục đánh giá, rà soát các giải pháp, cơ chế chính sách đã có để có đề xuất với Chính phủ sửa đổi bổ sung, có những giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, và hỗ trợ nông dân sản xuất lúa. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối họp với cơ quan chức năng tại địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
267. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Cử tri cho rằng, thực tế hiện nay chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đang mang lại những thay đổi tích cực, bộ mặt nông thôn, đời sống của nông dân đã được cải thiện đáng kể; tuy nhiên, trước những biến động của môi trường, xã hội, nhất là tình trạng lũ lụt ngày một khó lường, nước biển dân cao dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nông dân, nông thôn. Đề nghị quan tâm hơn nữa trong việc ban hành cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2424/BNN-KH ngày 22/3/2017)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận số 97-KL/TW ngày 09/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có thể phân chia thành các nhóm cơ chế, chính sách sau: (1) Hỗ trợ phát triển sản xuất; (2) Thu hút nguồn lực xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (3) Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo hiểm xã hội; (4) Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; (5) Tạo nguồn nhân lực, như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (6) Xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2013, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển các lĩnh vực quản lý nông nghiệp và PTNT, nhất là các chính sách để phục vụ tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất được chỉ đạo quyết liệt. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành[4] như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y; các chính sách mới về quản lý đất lúa; hỗ trợ chuyển đổi từ lúa sang đất trồng hoa màu, trồng ngô; tái canh cà phê; hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ phát triển thủy sản; bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp… Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan cũng đã nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành như chính sách về đất đai, cơ chế tài chính, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, VAT...; chính sách phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường cung cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ cấu tổ chức ngành; đào tạo nguồn nhân lực; tháo gỡ khó khăn về thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Thời gian tới, xác định cơ chế, chính sách là giải pháp quan trọng, ngoài những chính sách đã được ban hành; cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách để phục vụ đắc lực hơn cho cơ cấu lại ngành, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng, thương mại, thuế, bảo hiểm nông nghiệp.
Trong năm 2017, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, như: Một là, chủ động phối hợp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hai là, đánh giá tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ba là, thúc đẩy các hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia mạng sản xuất, kinh doanh và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nhất là nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia. Bốn là, nghiên cứu điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch phục vụ cơ cấu lại ngành, ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động thị trường trong dài hạn mang tính toàn quốc và liên vùng. Năm là, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
268. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp sạch, đủ sức cạnh tranh với nền công nghiệp các nước trong khu vực và thế giới, đề nghị có cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để đầu tư mạnh về nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến. Thực hiện tốt liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và tạo được nhiều việc làm cho lao động phổ thông ở nông thôn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2641/BNN-KTHT ngày29/3/2017)
Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh về nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014).
Để tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2017 Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.
Đồng thời, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6/2017; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
269. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị xây dựng quy hoạch vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, đầu tư xây dựng vùng sản xuất cam sành, để giữ vững thương hiệu, phát huy tối đa giá trị của cây cam sành đối với 03 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái. Cử tri phản ánh, hiện nay việc phát triển cây cam ở các tỉnh này chưa có quy hoạch và chủ trương chung để phát triển bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 2804/BNN-TT ngày 04/4/2017 )
Cam là cây trồng có diện tích lớn trong sản xuất cây ăn quả nước ta hiện nay (chỉ sau chuôi, xoài, nhãn). Sau thời gian có xu hướng giảm từ năm 2008 đên 2012 (chủ yêu do biên động thị trường, giá giảm, dịch bệnh vàng lá Greening phát triển, gây hại mạnh), từ năm 2012 đến nay sản xuất cam nước ta được phục hôi, diện tích tăng đáng kê, từ 51 nghìn ha lên hơn 72 nghìn ha (tăng hơn 40%).
Về định hướng phát triển, trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triên bên vững” (Quyết định sô 899/ỌĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ cũng đã phê duyệt “Đề án phát triễn ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn), trong đó đôi với cây ăn quả chủ trương của ngành tập trung vào một sô nội dung chính:
- Tiếp tục mở rộng diện tích một số cây ăn quả chủ lực có giá trị xuất khẩu, trong đó có cây cam.
- Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, ATTP, giảm giá thành;
- Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chât lượng. Tăng cường chê biên sâu các sản phâm quả, gia tăng giá trị sản xuât, đông thời mở rộng thị trường, tăng khôi lượng và giá trị xuât khâu.
- Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại cây ăn quả đặc sản.
- Về quy hoạch chung, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức lập quy hoạch phát triên một số cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có cây cam, trên cơ sở chú trọng yếu tố thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn, chủ yếu để định hướng quy hoạch cho phù hợp.
Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái là những tỉnh sản xuất cam lớn tại miền núi phía Bắc, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với giống cam sành là chủ lực. Sản xuất cam đã và đang mang lại thu nhập đáng kể, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, làm giàu và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Để hỗ trợ, định hướng phát triển sản xuất cam trên địa bàn, các địa phương cũng đã xây dựng, phê duyệt Đê án tái cơ câu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triên bên vững, trong đó có đôi tượng cây cam sành và tiêp tục quan tâm trong các đê án, quy hoạch cụ thể của địa phương như:
Yên Bái: Đã phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định' số 115/QĐ-ƯBND ngày 18/01/2016).
Hà Giang: Đã phê duyệt Dự án phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Quyết định số 1047/QĐ-ƯBND tỉnh ngày 29/5/2014); đang xây dựng quy hoạch phát triên sản xuât cây có múi an toàn tập trung tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất cam bền vững, hiệu quả cao trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đê nghị các địa phương quan tâm tập trung một sô nội dung chủ yêu:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch cam; đảm bảo cụ thể, phù hơp đinh hướng, quy hoạch chung của ngành; quan tâm lông ghép các nguôn vôn đâu tư, găn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
Phát triển các hình thức tổ chức liên kết sản xuất, liên kết với doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu; liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ cam;
Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam.
270. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị áp dụng mô hình sản xuất mới thay thế mô hình sản xuất cũ kém hiệu quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, mở ra hướng mới cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, kết hợp với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm đảy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 2665 /BNN-KH ngày 30/03/2017)
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo và thực hiện các nội dung và giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, trong đó đặc biệt tập trung giải pháp đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nên sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng cả về cơ cấu sản phẩm và loại hình tổ chức. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành tổ chức đánh giá thực tiễn và hiệu quả của các loại hình tổ chức sản xuất hiện này; đồng thời tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, các chính sách phát triển bền vững các ngành hàng nông sản chiến lược… như Luật Hợp tác xã, Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
Nhiều phương thức hợp tác, liên kết mới đã xuất hiện trong các ngành hàng, chuỗi giá trị sản phẩm nông sản. Đến nay, cả nước có 18 liên hiệp HTX nông nghiệp và 10.854 hợp tác xã nông nghiệp, trên 100.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp, trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Đã có nhiều mô hình cánh đồng lớn liên kết xây dựng ở các địa phương với diện tích khoảng 556 ngàn ha, trong đó vùng ĐBSCL có diện tích thực hiện liên kết lớn nhất là 450 ngàn ha. Nhiều mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi, lâm nghiệp được hình thành; nhiều tập đoàn kinh tế lớn cả trong và ngoài nước đã quan tâm tham gia vào tái cơ cấu nông nghiệp trực tiếp đầu tư vào các chuỗi nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ như đối với rau an toàn, hoa quả; cà phê, chè, thuỷ sản và nhóm hàng hoá khác. Đây là những mô hình sản xuất mới, năng suất cao thay thế mô hình sản xuất cũ kém hiệu quả, được xem là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó, để tạo đột phá thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng tập trung chỉ đạo tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn vị nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng. Ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí đầu vào, tăng hàm lượng công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất như: giống, chất lượng vật tư nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn, tiêu chuẩn…. Năm 2016 đã giới thiệu chuyển giao vào sản xuất được 105 công nghệ; xây dựng được 85 mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất và 50 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; đào tạo được 500 cán bộ kỹ thuật địa phương và 5.500 lượt nông dân...
Hiện nay, Bộ đang tiếp tục tập trung hoàn thành các chính sách hỗ trợ đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đồng thời tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao; coi đây là các yếu tố trọng yếu, đột phá nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, của ngành nông nghiệp như:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp để trình Chính phủ bổ sung sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về hướng dẫn thực hiện Luật HTX.
- Hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị (thay thế Quyết định 62/2013/QĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
- Hoàn thành và đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
- Đề xuất sửa đổi các chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
- Tổ chức thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp – nông thôn, bao gồm cả tín dụng ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
271. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị triển khai mua lúa tạm trữ trong dân sớm để tránh việc người nông dân bán lúa bị mất giá.
Trả lời: (Tại Công văn số 2466/BNN-CB ngày 24/3/2017)
Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Thời điểm mua tạm trữ chỉ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ theo tình hình thực tế, việc điều hành cũng phải linh hoạt để đảm bảo đạt được mục tiêu khi tạm trữ. Thực tế các đợt triển khai mua tạm trữ những năm qua (2012-2015) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.
Hiện nay giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL có xu hướng tiếp tục tăng, cụ thể: giá lúa thường (IR50404) từ 4.700- 4.900 đ/kg; lúa hạt dài (OM 5451, OM 4900) từ 5.500 đ/kg - 5.600 đ/kg. Giá lúa này vẫn cao hơn 30% so với giá thành sản xuất lúa bình quân ở ĐBSCL vụ Đông Xuân 2016-2017 là 3.668 đồng/kg (theo công văn 194/BTC-QLG ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính). Vì vậy, theo như quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP thì hiện nay Nhà nước chưa cần có biện pháp can thiệp điều tiết giá lúa gạo trên thị trường.
272. Cử tri các tỉnh Cần Thơ , Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị sớm xây dựng được thương hiệu gạo và một số loại nông sản là thế mạnh của Việt Nam, nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân Việt Nam.
Trả lời: (Tại Công văn số 2465/BNN-CB ngày 24/3/2017)
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015.
Mục tiêu chung của đề án là: Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như: nghiên cứu, dự báo thị trường; tái cấu trúc sản xuất ngành lúa gạo; áp dụng khoa học, công nghệ; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, truyền thông, bảo hộ sở hữu trí tuệ; các giải pháp về đầu tư, tài chính, tín dụng; cơ chế, chính sách...
Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai xây dựng logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam và xây dựng Dự án quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam gồm 5 hợp phần:
- Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia;
- Phát triển thương hiệu quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế;
- Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng;
- Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.
Đối với các nông sản khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị xây dựng thương hiệu nông sản vào ngày 24/12/2016 tại TP. Hồ Chí Minh và tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp triển khai xây dựng “Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020” nhằm định hướng và hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản; Hình thành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương hiệu sản phẩm của địa phương và doanh nghiệp một cách đồng bộ và thống nhất. Theo kế hoạch, trong năm 2017 sẽ hoàn thành việc xây dựng định hướng, đề cương chương trình và lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp.
273. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Long An kiến nghị: Đề nghị Bộ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sớm thực hiện bình ổn giá lúa, để người nông dân trồng lúa bớt thiệt thòi, sản xuất lúa có lãi, và gắn bó với nghề truyền thống của mình,góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bởi, hiện nay, giá lúa và giá rau màu có sự chênh lệch rất xa, làm người nông dân đôi lúc nản lòng, và quá thiệt thòi khi quyết định gắn bó với nghề trồng lúa nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 2824/BNN-TT ngày 05/4/2017)
Trong những năm qua sản xuất lúa gạo đã đạt đươc nhiều thành tựu to lớn, sản lượng lúa đạt từ 40 đến 45 triệu tấn/năm, xuất khẩu gạo hàng năm đạt 6-7 triệu tấn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn và đảm bảo an ninh lương thực cho đât nước.
Tuy nhiên hiện nay sản xuất lúa gạo nước ta đang gặp khó khăn đặc biệt trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do còn một số bất cập trong sản xuất lúa gạo như tổn thất lớn sau thu hoạch, công nghệ chế biến còn yếu, hệ thống kinh doanh chưa gắn kết chặt chẽ với người sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chưa nhiều đã làm cho ngành hàng lúa gạo nước ta kém sức cạnh tranh, chưa tác dụng tích cực để giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuât, gắn bó với nghề trồng lúa.
Đe giúp ngưòi nông dân trồng lúa bót khó khăn, sản xuất có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và gắn bó với nghề truyền thống của mình, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị hàng hoá nhăm giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa, đồng thời có chính sách bình on giá khi giá lúa gạo xuống thấp, đảm bảo người dân sản xuât lúa có lai tối thiểu 30%, cụ thể như sau:
Quỵết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triến liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù hợp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 về việc phê duyệt Đe án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời đã thành lập Ban chỉ đạo “tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam” nhằm nghiên cún, đề xuất các giải pháp và tố chức chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp trong giai đoạn tới để ngành lúa gạo phát triển bền vũng, có giá trị gia tăng cao.
- Để bình ổn giá lúa gạo, đồng thời đảm bảo nông dân sản xuất có lãi tối thiểu 30%, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo trong đó có quy định hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa gạo được Nhà nước bảo đảm lợi ích thông qua cơ chế điều tiết giá mua bằng hoặc cao hon giá thóc định hướng (khoản 3 Điều 14).
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương nhanh chóng đầu tư úng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuât; huy động các nguồn vốn để cải tạo và xây dụng mới hệ thống giao thông, thuỷ lợi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất; tăng cường thúc đấy liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định, cải thiện và bình ổn giá bán đê nâng cao hiệu ciuả sản xuất, giúp nông dân gắn bó với nghề truyền thống của mình, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
274. Cử tri các tỉnh Tiền Giang, Phú Yên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp bình ổn giá, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để nông dân sản xuất có lãi và ổn định cuộc sống tốt hơn. Vì hiện nay giá cả hàng nông sản vẫn còn thấp, nhất là giá lúa, giá các loại trái cây, trong khi giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng tăng, nông dân sản xuất không có lãi, thậm chí phải chịu lỗ để duy trì sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 2822/BNN-TT ngày 15/4/2017)
Để giúp người nông dân sản xuất nông nghiệp bớt khó khăn, sản xuất có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời có chính sách bình ốn giá, cụ thể như sau:
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai lcế hoạch tái cơ cấu các ngành sản xuất, trong đó có chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo. Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan tăng cường công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu để tiêu thụ tối đa nông sản hàng hóa cho nông dân với giá tốt nhất. Qua đó sẽ đem lại lợi nhuận và thu nhập ngày càng cao cho người nông dân.
- Để bình ổn giá lúa gạo, đồng thời đảm bảo nông dân sản xuất có lãi tối thiểu 30%, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo trong đó có quy định hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa gạo được Nhà nước bảo đảm lợi ích thông qua cơ chế điều tiết giá mua bằng hoặc cao hon giá thóc định hướng (khoản 3 Điều 14).
Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, nhằm hạn chế rủi ro về giá đồng thời tìm kiếm đầu ra ổn định, bền vững cho thị trưòng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối họp với Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương và đồng hành cùng các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể như sau:
-
Thường kỳ họp Tổ điều hành thị trường để thống nhất đánh giá tình hình thị trường, cung cầu, giá cả những nông sản chủ yếu (gạo, đường, rau-củ quả, muối, hải sản, gia súc, gia cầm...) và đề xuất các biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch; tố chức nhiều hội nghị bàn các giải pháp phát triến sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và hội nghị kết nổi cung cầu cho một số sản phẩm có tính mùa vụ, sản lượng cao nói riêng; chỉ đạo các địa phương gắn tiêu thụ nông sản theo chuồi trong Chuông trình An toàn thực phẩm, Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nhất là các dịp lễ, Tet cổ truyền, Chương trình kết nối cung cầu trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
-
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động, tích cực đàm phán một số hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và nhiều bên. Các FTA này sẽ góp phân không nhỏ cho tăng trưởng xuất khẩu của ta trong thời gian tới, góp phần bình ôn giá đầu ra và nâng cao thu nhập của người dân
Thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục đánh giá, rà soát các giải pháp, cơ chế chính sách đã có đế có đề xuất với Chính phủ sửa đổi bổ sung, đồng thời có những giải pháp kịp thời nhằm đáp úng yêu cầu thực tế sản xuất, đảm bảo ôn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để nông dân sản xuất có lãi và ổn định cuộc sống tốt hơn.
275. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Cử tri cho rằng mặt hàng nông sản của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới nguyên nhân là do các mặt hàng này không có thương hiệu, chất lượng kém. Cần cân nhắc việc duy trì 3,8 triệu ha đất lúa. Đề nghị các cơ quan liên quan sớm có giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất lúa, cây hoa mầu, xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất các loại nông sản có chất lượng, an toàn, áp dụng các quy chuẩn quốc tế vào sản xuất nông nghiệp, thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn mực của quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 2639/BNN-KTHT ngày 29/3/2017)
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, đề án phát triển cây trồng, ngành hàng cụ thể như sau:
1. Đối với cây lúa
Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1898/QĐ/BNN-TT ngày 23/5/2016);
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020 (Quyết định so 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014);
Quy hoạch phát triển sản xuất lúa Thu Đông vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT ngày 15/01/2015).
2. Đối với cây ngắn ngày khác
Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 5391/QĐ/BNN-TT ngày 26/12/2016);
Quy hoạch phát triển sản xuất ngô toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 5448/QĐ/BNN-TT ngày 28/12/2016)
3. Đối với cây dài ngày
Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT ngày 21/8/2012);
Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 579/QĐ/BNN-TT ngày 13/2/2015);
Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 1442/QĐ/BNN-TT ngày 27/6/2014);
Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 (Quyết định số 1648/QĐ-BNN- TT ngày 17/7/2013);
Quy hoạch vùng trồng cây thanh long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 5392/QĐ-BNN-TT ngày 26/12/2016);
Quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 215/QĐ/BNN-TT ngày 23/8/2012);
Đề án trồng tái canh và ghép cải tạo thay thế giống điều giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 855/QĐ/BNN-TT ngày 16/3/2015);
Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 4521/QĐ/BNN-TT ngày 21/10/2014).
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai 03 dự án quy hoạch gồm:
- Rà soát quy hoạch cao su toàn quốc đến năm 2020;
- Quy hoạch Phát triển một số cây ăn quả chủ lực đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- về thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Chiến lược tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ.
276. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Cử tri cho rằng việc dồn diền đổi thửa “Cánh đồng lớn” là một chủ trương đúng, là giải pháp tối ưu trong việc phát triển nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nhìn chung vẫn còn manh mún, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do chuỗi liên kết còn lỏng lẻo, các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân chưa chặt chẽ, thường vỡ hợp đồng. Đề nghị nghiên cứu, tìm giải pháp phát triển mô hình cánh đồng lớn và nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống cho người nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2639/BNN-KTHT ngày 29/3/2017)
Để khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tuy nhiên các chính sách mới chỉ tập trung vào sản xuất lúa gạo.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong đó có những ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để tham gia thực hiện các chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014).
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nhìn chung vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Để phát triển mô hình cánh đồng lớn và nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2017 Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.
Đồng thời, Chỉnh phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6/2017; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
277. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri cho rằng thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên người nông dân vẫn còn gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản từ lúa gạo, thủy sản đến các loại nông sản khác đều chưa xây dựng được thương hiệu; chất lượng hàng hóa thấp nên khó cạnh tranh trên thị trường. Cử tri kiến nghị Chính phủ có giải pháp đầu tư nghiên cứu các loại giống mới có chất lượng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả; tập huấn kiến thức cho nông dân , hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư giống có chất lượng để sản xuất đạt hiệu quả. Chính phủ tìm thị trường xuất khẩu lúa gạo cho nông dân nếu không sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được là nguy hại cho đời sống dân cư.
Trả lời: (Tại Công văn số 2791/BNN-KH ngày 04/04/2017)
Câu hỏi mà cử tri quan tâm, Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời chi tiết như sau:
- Về nghiên cứu, sản xuất giống: để có các giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiên cứu chọn tạo giống mới, nhất là các cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành. Đồng thời, để tạo điều kiện phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các Bộ ngành và địa phương trong cả nước triển khai thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giống gốc và các chính sách khác nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh giống để người dân có giống tốt phát triển sản xuất.
- Về ứng dụng khoa học công nghệ, tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp: Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả để người dân thăm quan học tập, nhân rộng mô hình trong sản xuất. Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị cho nông sản. Đồng thời, thông qua hệ thống khuyến nông chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, sử dụng công nghệ canh tác mới, giống mới đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.
- Về xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: những năm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cũng giao các Bộ ngành chủ động đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong đó có lúa gạo; tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường; tích cực tham gia đàm phán các hiệp định tự do hóa thương mại theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường.
Các địa phương đã chủ động xây dựng một số thương hiệu nông sản hàng hóa nhằm tiêu thụ có hiệu quả, riêng đối với mặt hàng lúa gạo, ngày 21/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam nhằm tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các chính sách đã ban hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hoàn thiện, bổ sung các chính sách phù hợp để triển khai đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
278. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Cử tri cho rằng nước ta cơ bản là một nước nông nghiệp, tuy nhiên vẫn phải nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, kể cả mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như gạo, dẫn đến tồn hàng trong nước, đề nghị xem xét và có các giải pháp hữu hiệu.
Trả lời: (Tại Công văn số 2966/BNN-TT, ngày 10/4/2017)
Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam có quy mô lớn, tuy nhiên hiện nay cũng bị chiếm lĩnh một phần bởi nông sản nhập khẩu, nhất là nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan qua con đường chính thức hoặc phi chính thức, kể cả những mặt hàng là thế mạnh của nước ta như gạo, trái cây, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản trong nước. Để giảm tỷ lệ nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo, giảm tôn đọng trong nước, giúp nông dân giảm chi phí sản xuât đê nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp để hỗ trợ phát triển nông nghiệp như sau:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/ 2013 về chính sách khuyến khích phát triển họp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng “cánh đồng lớn”; tạo điều kiện cho nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg quy định các chính sách hỗ trợ đối với nông dân, doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tham gia chương trình xây dựng “cánh đồng lớn”.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 vê chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thuỷ sản.
Nghị định sô 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định mức hỗ trợ cho địa phưong sản xuất lúa như sau: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, ... nhằm giúp địa phương có kinh phí đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phấm.. .tạo điều kiện giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị giạ tăng của lúa gạo và thu nhập của nông dân.
-
Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phấm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà xuất, nhập khấu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phấm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
-
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 về khuyến nông. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có chương trình khuyến nông hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chương trình canh tác bền vững, VietGAP,... để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp.
-
Để giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phấm, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 2 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt Đe án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020;
-
Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang triển khai đề án sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” đến năm 2020. Mục tiêu là nghiên cứu chọn tạo các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có giá bán tối thiểu 600 USD/tấn đối với gạo trắng hạt dài và 800 USD/tấn đối với gạo thơm; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô lớn, có hệ thống sấy lúa, kho bảo quản và nhà máy chế biến phù họp với quy mô sản xuất; đồng thời hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo, xây dựng được các thương hiệu lúa gạo có khả năng canh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Để thúc đẩy phát triển lúa gạo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23/5/2016 ban hành Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đề ra các giải pháp phát triển ngành lúa gạo bền vững, có hiệu quả; trong đó tập trung giải pháp nghiên cứu, phát triển giống lúa có chất lượng cao, có giá bán cao, giải pháp về xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất,... nhằm nâng cao chất lượng gạo của Việt Nam, đáp ứng như cầu nội tiêu và xuất khẩu.
- Đe kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ liên quan hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, các tiêu chuẩn ISO để hạn chế nhập khẩu nông sản không đảm bảo chất lượng. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong nước bằng các cuộc vận động như người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ các chương trình quảng bá cho các nông sản sạch và địa chỉ phân phối trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng cơ chế phối họp giữa các cơ quan liên quan tới việc kiểm soát chất lượng nông sản để đảm bảo việc kiếm soát đạt hiệu quả cao nhất có thể để tăng cường tiêu thụ nông sản cho nông dân.
279. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành bộ quy chuẩn sản phẩm phân bón để quản lý chặt chẽ các đơn vị sản xuất tránh hàng giả hàng nhái, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2823/BNN-TT ngày 5/4/2017)
Ngày 27 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 202/2013/NĐ- CP về quản lý phân bón theo đó Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón; chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành liên quan quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo quy chuẩn về Chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác; dự thảo tiêu chuấn việt Nam (TCVN) về khảo nghiêm phân bón cho cây trồng lâu năm và cây hàng năm. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất nội dung với Bộ Khoa học và Công nghệ về dự thảo Quy chuẩn quy định về Chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác và đang hoàn thiện hồ sơ đế ban hành. Đối với 02 dự thảo TCVN về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm và hàng năm hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định theo quy định.
280. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc BVTV giả lưu hành trên thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 2632/BNN- BVTV ngày 29/3/2017)
Để tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp nói chung, ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường, trong thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật thay thế Nghị định số 114/2013/NĐ-CP.
2. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng có chế tài xử phạt nặng hơn đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trong đó có thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Ngày 07/3/2017 Văn phòng Chỉnh phủ đã ban hành văn bản số 2000/VPCP-NN giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, tổ chức liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP trình Chính phủ trong tháng 6/2017.
5. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp, ngày 01/3/2016 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch 1527/KH-BNN-TTr triển khai Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, theo đó thay đổi phương thức thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, tập trung thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập khẩu không rõ nguồn gốc.
Để triển khai Kế hoạch 1527/KH-BNN-TTr, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham gia thực hiện Kế hoạch và kịp thời xử lý nghiêm các đường dây sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc, cụ thể:
+ Văn bản số 2299/BNN-TTr ngày 23/3/2016 gửi Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch 1527/KH-BNN-TTr.
+ Văn bản số 2300/BNN-TTr ngày 23/3/2016 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh đề nghị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh triển khai năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp.
+ Văn bản số 3059/BNN-BVTV ngày 19/4/2016 gửi Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đề nghị phối hợp kiểm soát, ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu
+ Văn bản số 3060/BNN-BVTV ngày 19/4/2016 gửi Bộ Công thương đề nghị phối hợp kiểm soát, ngăn chặn thuốc BVTV, giả, nhập lậu, kém chất lượng.
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 3606/CT-BNN-BVTV ngày 09/5/2016 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý việc nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương quyết liệt thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt Chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành địa phương tăng cường, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch 1527/KH-BNN-TTr như sau:
+ Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan (Hải Quan, Công An, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng) các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang về việc triển khai thực hiện kiểm soát, ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật giả, nhập lậu, ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam
+ Thanh tra 11 tổ chức chứng nhận và phòng thử nghiệm do Bộ chỉ định (Thanh tra Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kết luận số 235/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2366/QĐ-BNN-TTr về việc xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón nhằm chấn chỉnh việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón.
+ Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh phân bón tại huyện Bình Chánh và 24 quận huyện trực thuộc. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo Thanh tra Bộ, Cục Trồng trọt phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác và cũng đã phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
+ Tổ chức tiêu hủy hơn 7 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam
6. Để tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả tạo bước chuyển căn bản trong quản lý vật tư nông nghiệp, ngày 07/02/2017 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 266/QĐ-BNN-TTr về Kế hoạch triển khai Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017.
7. Ngày 01/3/2017 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 636/QĐ-BCT phê duyệt kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017.
281. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 202, phối hợp Luật Doanh nghiệp 2015; Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm hoàn thiện, sửa đổi Thông tư 45 về điều kiện sản xuất kinh doanh VTNN; sửa đổi Thông tư 41 hướng dẫn một số điều của Nghị định 202 về quản lý phân bón thuộc thẩm quyền của Bộ NN và PTNT theo hướng phù hợp chung cho các loại phân bón; ban hành thông tư hướng dẫn về dụng cụ chứa đựng thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2666/BNN-TT, ngày 30/3/2017)
Ngày 27 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón theo quy định thì Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón; chủ trì, phối họp với các Bộ, ngành liên quan quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Ngày 07 tháng 3 năm 2017, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 2000/VPCP-NN về việc chủ trì sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhiệm vụ quản lý về phân bón được giao tại Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017, chủ trì phối họp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, tổ chức liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón để trình Chính phủ trong tháng 6/2017.
Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các Thông tư có liên quan để tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp.
282. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên đời sống của nông dân hết sức khó khăn. Nông dân thiếu vốn sản xuất, trong lúc đó giá các loại giống cây, con lại quá đắt. Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ bà con nông dân về vốn sản xuất và điều chỉnh cơ cấu giá các loại giống cây, con phù hợp, hoặc có chính sách hỗ trợ về giá các loại giống cây, con cho bà con nông dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2965/BNN-TT, ngày 10/4/2017)
Trong thời gian qua do ảnh hưởng cửa biến đổi khí hậu, rét, mưa lũ, bão hạn hán... thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất trồng trọt tại nhiều địa phương; nhiều hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, trong khi giá nguyên liệu đầu vào như giống cây con ở mức cao đã gây nhiều khó khăn đối với đời sông của nông dân. Đe giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn và giống cây trồng cho nông dân sản xuất như:
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quỵết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó hỗ trợ cho địa phương và người sản xuất lúa như sau: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa,... trong đó có hô trợ cho nông dân sản xuất lúa áp dụng giống lúa mới đế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ giống ngô để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miên núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi cho các địa phương và bà con nông dân thông qua các chương trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chương trình khuyến nông, các dự án sản xuất thử nghiệm về giống cây trồng, vật nuôi để phát triến giống vào sản xuất.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, điều chỉnh và bố sung các cơ chế, chính sách phù hợp đế hỗ trợ nông dân vay von và hô trợ giống các loại giống cây con để nông dân phát triển sản xuất.
283. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng điều chỉnh từ 3 mức xuống 2 mức và tính bồi thường theo diện tích thiệt hại, để đảm bảo chính xác và thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 2328/BNN-TCTL ngày 20/3/2017)
Để góp phần giúp người dân phục hồi sau thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung điều 3 Quyết định số 142/2012/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thực hiện các Quyết định nêu trên, từ năm 2010, khi thiên tai xảy ra, các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, góp phần khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương, khi áp dụng các Quyết định trên đã phát sinh những tồn tại, bất cập và nội dung không còn phù hợp, để chính sách trên đi được vào cuộc sống cần có những sửa đổi thay thế kịp thời.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh (đã có hiệu lực từ ngày 25/02/2017 và thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, số 49/2012/QĐ-TTg), theo đó việc hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản đã được điều chỉnh theo 02 mức, cụ thể: thiệt hại trên 70% và thiệt hại từ 30-70% diện tích sản xuất; đối với vật nuôi gia súc, gia cầm hỗ trợ theo số lượng bị thiệt hại. Đồng thời, Nghị định cũng đã bổ sung hướng dẫn trình tự các thủ tục và kèm theo các mẫu chi tiết để thống kê đánh giá thiệt hại tạo điều kiện thuận lợi để người dân sớm nhận được hỗ trợ và phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.
284. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Hiện nay Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH ngày 24/3/2004 có nhiều bất cập, chưa giải quyết được những phát sinh trong điều kiện hiện nay như việc kinh doanh giống cây trồng không phải là cây trồng chính thì không yêu cầu giấy phép kinh doanh nên khó khăn trong công tác quản lý chất lượng; không có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh, sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm theo phương pháp hữu tính… Vì vậy, cử tri đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, nâng pháp lệnh này lên thành Luật để phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 2825/BNN-TT ngày 5/4/2017)
Pháp lệnh Giống cây trồng được ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 24 tháng 3 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004. Sau hon 10 năm thực hiện, Pháp lệnh giống cây trồng đã góp phần quan trọng vào phát triến sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực giông cây trồng nói riêng của đất nước; nhiều giống cây trồng mới nhất là các giống lúa và cây công nghiệp đã được chọn tạo, áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của giống cây trồng, thúc đấy sản xuât trông trọt nước ta có những bước tiến vượt bậc.
Tuy nhiên Pháp lệnh giống cây trồng cũng có một số hạn chế trong công tác quản lý chất lượng giống cây trồng; Pháp lệnh Giống cây trồng và một sô văn bản hướng dẫn chỉ tập trung vào quản lý chất lượng các giống cây trông thuộc Danh mục giống cây trồng chính do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; với các giống cây trồng không phải là cây trồng chính chưa quy định các tiêu chí cụ thế về khảo nghiệm, công nhận giống, điều kiện sản xuất kinh doanh, nhât là giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm gây ảnh hưởng đến sản xuất. Bên cạnh đó công tác quản lý các loại giống từ khâu sản xuất đến kinh doanh bị buông lỏng do đó có rất nhiều giống đưa vào sản xuất nhưng không kiếm soát được về chất lượng đặc biệt là giống cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Đây là nguyên nhân chính làm cho nông sản hàng hóa sản xuất ra không đảm bảo về chất lượng so với yêu cầu.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác quản lý giống cây trồng trong giai đoạn hiện nay. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Tờ trình số 1477/TTr- BNN-TT ngày 17/2/2017 gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị xây dựng Luật trồng trọt. Ngày 23/2/2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1625/VPCP- PL đồng ý chủ trương xây dựng Luật trồng trọt và các chính sách luật do Bộ Nông nghiệp và PTNT trình. Dự kiến Dự thảo Luật trồng trọt trình Quốc Hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2018 và Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2019.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng Thông tư quản lý giống cây trồng nông nghiệp, trong đó có điều chỉnh bổ sung Danh mục và điều kiện công nhận giống cây trồng chính; quản lý cả các giống cây trông ngoài Danh mục giống cây trồng chính; các tổ chức, cá nhân có giống cây trồng mới ngoài Danh mục cây trồng chính phải đăng ký luu hành và có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho ngưò'i sản xuất trong trưòng họp do giống gây ra.
285. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, cải tạo sửa chữa hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thay đổi công nghệ, nâng công suất, chuyển đổi nguồn nước các trạm đang sử dụng nguồn nước sông nội đồng có nguy cơ ô nhiễm sang sử dụng nguồn nước sông lớn có chất lượng và lưu lượng tốt.
Trả lời: (Tại Công văn số 3170/BNN-TCTL ngày 14/ 4/2017)
Đến cuối năm 2016, 100% người dân nông thôn tỉnh Hải Dương đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 88% đạt qui chuẩn QC02 của Bộ Y tế, cao hơn bình quân cả nước (88% sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 47% đạt qui chuẩn QC02).
Từ năm 2016 trở đi, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo sửa chữa hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được tiếp tục thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, nguồn vốn thực hiện bao gồm đầu tư của nhà nước và đóng góp của người dân. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, theo qui định tại Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo hình thức xã hội hóa và đối tác công tư.
Việc lựa chọn công nghệ, nâng công suất, chuyển đổi nguồn nước đang lấy từ sông nội đồng có nguy cơ ô nhiễm sang sử dụng nguồn nước từ sông lớn có chất lượng tốt hơn như kiến nghị của cử tri là cần thiết; theo qui định hiện hành, việc thực hiện do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề xuất của đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý khi thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống nước sạch.
Để nâng cao đời sống, chất lượng sinh hoạt của người dân nói chung và chất lượng nước sinh hoạt nói riêng, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sạch, thu hút sự tham gia đầu tư và quản lý của khu vực tư nhân đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững; xem xét kỹ đề xuất của đơn vị đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ, công suất và nguồn nước khi xây dựng các công trình cấp nước, đảm bảo chất lượng nước cấp cho người dân đạt qui chuẩn của Bộ Y tế; đồng thời tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đầu tư, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững và hiệu quả.
286. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư kè (bờ sông Đà) chống biến đổi khí hậu bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính huyện Nậm Nhùm, tỉnh Lai Châu.
Trả lời: (Tại Công văn số 2355 /BNN-KH ngày 21/03/2017)
Dự án kè (bờ sông Đà) chống biến đổi khí hậu bảo vệ khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính huyện Nậm Nhùm, tỉnh Lai Châu là dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trực tiếp quản lý được đề nghị đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.
Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu căn cứ các quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, làm việc trực tiếp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện.
Trong trường hợp dự án có yêu cầu về kỹ thuật, cần phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu gửi hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư của dự án để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ xem xét, tham gia ý kiến.
287. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Chính sách khôi phục sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản sau sự cố môi trường biển sát với nhu cầu thực tiễn của ngư dân ở 4 tỉnh Miền trung, nhất là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề về đóng mới tàu cá công suất lớn để đánh bắt xa bờ; đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá (Khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá, chợ cá,...).
Trả lời: (Tại Công văn số 2210/BNN-TCTS ngày 15/3/2017)
1. Sớm ban hành Chính sách khôi phục sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản sau sự cố môi trường biển sát với thực tiễn của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nhất là chính sách chuyển đổi nghề về đóng mới tàu cá công suất lớn để đánh bắt xa bờ:
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt Đề án“Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Vấn đề cử tri quan tâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ để đưa vào Mục IV, Phần D, Điều 1 của Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: (1) Chính sách hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề; (2) Chính sách xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất; (3) Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ.
2. Ban hành chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá (khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá, chợ cá, …):
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 thông qua tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó tại Điều 3 của Nghị định đã qui định về chính sách đầu tư:
(1) Đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng):
- Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng;
- Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.
(2) Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
288. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Để giúp Hà Tĩnh khắc phục hậu quả thiệt hại đợt mưa lũ vừa qua gây ra, kính đề nghị Chính phủ quan tâm, trước mắt hỗ trợ giống khôi phục sản xuất đồng thời hỗ trợ kinh phí sửa chữa các công trình thiết yếu về giao thông, thủy lợi,... bị hư hỏng sau mưa lũ. Đề nghị Chính phủ có quy định rút ngắn quy trình hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau mưa lũ.
Trả lời: (Tại Công văn số 2477/BNN-TCTL ngày 24/3/2017)
Năm 2016, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, đặc biệt là 02 đợt mưa lũ vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11/2016. Theo báo cáo của tỉnh, mưa lũ đã làm 9 người chết, hơn 30 nghìn hộ dân bị ngập sâu, 5.515m kè, 48.197m kênh mương, 4.500m đường quốc lộ, 97.000m tỉnh lộ, huyện lộ và rất nhiều công trình hạ tầng bị sạt lở, hư hỏng; tổng thiệt hại ước tính trên 1.200 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ các địa phương để khắc phục thiệt hại trong đó có tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể như sau:
1. Về hỗ trợ giống cây trồng: ngay sau mưa lũ, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 9369/TTr-BNN-TT ngày 04/11/2016), Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương bị thiệt hại, trong đó tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ: 500 tấn giống lúa, 30 tấn giống ngô, 10 tấn giống rau.
2. Về hỗ trợ dân sinh và khắc phục cấp bách cơ sở hạ tầng thiết yếu: Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 2497/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 và số 160/QĐ-TTg ngày 03/02/2017 hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do bão số 4, số 7 và 02 đợt mưa lũ miền Trung từ ngày 13/10 đến 09/11/2016, trong đó tỉnh Hà Tĩnh đã được hỗ trợ 45 tỷ đồng.
Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung tỉnh Hà Tĩnh tham gia Dự án “Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trungˮ vốn vay Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hỗ trợ tỉnh khoảng 13 triệu USD (văn bản số 2299/VPCP-QHQT ngày 14/3/2017 của Văn phòng Chính phủ).
3. Về việc rút ngắn quy trình hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau mưa lũ:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh (đã có hiệu lực từ ngày 25/02/2017 và thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, số 49/2012/QĐ-TTg), trong đó đã bổ sung hướng dẫn trình tự các thủ tục, thẩm quyền, thời hạn giải quyết và kèm theo các mẫu chi tiết để thống kê đánh giá thiệt hại tạo điều kiện thuận lợi để người dân sớm nhận được hỗ trợ và phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.
289. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan quan tâm xem xét việc sớm đưa vào danh mục đầu tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai dự án xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước từ sông La Ngà về tưới tiêu cho 3.650 héc-ta cây trồng thuộc các xã Xuân Bắc, Xuân Thọ, Suối Cao của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, vì khu vực này trồng trọt chỉ phụ thuộc vào nước trời, cuộc sống của người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nhiều năm liên tục bị hạn hán, không có nước để sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 2695/BNN-KH ngày 30/3/2017)
Việc đầu tư dự án hệ thống thủy lợi dẫn nước từ sông La Ngà về tưới tiêu cho 3.650 ha cây trồng thuộc các xã Xuân Bắc, Xuân Thọ, Suối Cao của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là cần thiết. Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT có dự kiến đầu tư dự án trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 tại văn bản số 1729/BNN-KH ngày 27/2/2015 báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, do kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 thông báo giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý thấp hơn nhiều so với dự kiến, Bộ Nông nghiệp và PTNT phải tập trung vốn cho thanh toán nợ XDCB, hoàn số vốn đã ứng trước, các dự án đang triển khai dở dang nên không còn vốn để bố trí cho các dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án trên. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục cùng với các Bộ, ngành tìm các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án khi có đủ điều kiện. Trong khi chưa đầu tư dự án, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai làm việc với Sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai hướng dẫn người dân, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với hiện tại khi dự án chưa được triển khai.
290. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Hệ thống đê bao của Bến Tre thiếu đồng bộ, không phát huy được hiệu quả. Đề nghị nghiên cứu ưu tiên đầu tư có hiệu quả hệ thống thủy lợi thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 2803/BNN-TCTL ngày 04/04/2017)
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo lập quy hoạch phòng chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long; rà soát quy hoạch đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 11105/TTr-BNN, ngày 27/12/2016), có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó có giải pháp cho đê bao, bờ bao, hệ thống cống điều tiết nguồn nước. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai dự án hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 2017-2020 với tổng mức đầu tư là 1.120 tỷ đồng và dự án hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre giai đoạn 2017-2020 với tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; dự án Quản lý nước Bến Tre (JICA3), xây dựng 8 cống điều tiết (Thủ Cửu, Cái Quao, Vàm nước trong, Vàm Thơm, An Hóa, Bến Tre, Tân Phú và Bến Rớ) vùng cửa sông tỉnh Bến Tre với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng; dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long (WB9), trong đó có xây dựng 6 cống điều tiết trên tuyến đê biển Ba Tri.
291. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri kiến nghị Nhà nước có giải pháp chỉ đạo các cơ quan chức năng trên phạm vi cả nước cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong công tác kiểm tra, xử lý đối với tình trạng các nhà máy, xí nghiệp mua tôm nguyên liệu có bơm chích tạp chất. Nếu các địa phương đều phối hợp quản lý, kiểm tra chặt chẽ thì mới có thể khống chế được tình trạng trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 2614 /BNN-QLCL ngày 29/3/2017)
Trong thời gian qua, các cơ quan liên quan đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm giải quyết triệt để tình trạng này. Mới đây nhất, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và SXKD tôm có chứa tạp chất. Đề án đã đưa ra các mục tiêu cụ thể, giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, tuyên truyền phổ biến để người dân, tổ chức không bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất, đồng thời, yêu cầu các bộ (Nông nghiệp và PTNT, Công an, Công Thương) tăng cường công tác nắm thông tin, tổ chức thanh, kiểm tra đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất để triệt phá các tụ điểm bơm chích tạp chất vào tôm và xử lý các vi phạm về sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất. UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cũng được giao tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến và thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
Để triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2419/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao các đơn vị liên quan (Thanh tra Bộ, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản) thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao đặc biệt là tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm.
Ngày 22/2/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 1570/BNN-TTr gửi Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an và Công an địa phương phối hợp với các cơ quan của ngành Nông nghiệp và PTNT từ Trung ương tới địa phương để đấu tranh với tệ nạn tạp chất. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có công văn số 1580/BNN-TTr ngày 22/02/2017 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang (4 tỉnh có địa bàn nóng về tôm tạp chất) thực hiện hiệu quả Quyết định 2419/QĐ-TTg, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác tuyên truyền, thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác vi phạm, tổ chức ký cam kết không vi phạm, phối hợp với Công an tỉnh trong công tác thu thập thông tin, trinh sát, điều tra để đấu tranh phòng ngừa; tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đề xuất xử lý trách nhiệm chính quyền cấp huyện, xã khi để xảy ra vi phạm tạp chất trong địa bàn.
Với những giải pháp đồng bộ tại Quyết định 2419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp hiệu quả, quyết liệt của các cơ quan liên quan từ Trung ương tới địa phương, vấn nạn tôm tạp chất sẽ dần được đẩy lùi trong thời gian tới.
292. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đa số cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư Dự án đê bao Sông Hậu; Sông Măng nhằm chống lũ, triều cường đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất và bảo vệ tài sản của người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2587 /BNN-TCTL ngày 28/3/2017)
1. Dự án đê bao sông Măng Thít
Để nâng cấp hệ thống công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1443/TTg-QHQT ngày 19/9/2012 phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), trong đó có Dự án Đê bao sông Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 1) với tổng kinh phí 297 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 6201/BNN-TCTL ngày 05/8/2015 thống nhất với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai Dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” (Quyết định số 1693/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/5/2016), do Ngân hàng thế giới tài trợ, trong đó có hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long thực hiện tiểu dự án “Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long”, với tổng mức đầu tư 746 tỷ đồng và đang được triển khai.
Dự án Đê bao sông Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2) với tổng kinh phí 1.200 tỷ đồng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu tư và dự kiến bố trí 855 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020.
2. Dự án đê bao sông Hậu: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã đề nghị hỗ trợ 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho Dự án và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, đồng thời chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động các nguồn vốn hợp pháp theo đúng quy định để đầu tư tu bổ, nâng cấp hệ thống đê bao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.
293. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Nhiều cử tri bày tỏ sự lo lắng và chưa đồng tình về việc xả lũ của các công trình thủy lợi, công trình thủy điện gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân trong thời gian qua. Kiến nghị cần nghiên cứu và quy định chặt chẽ về trách nhiệm đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, trong đó có các công trình thủy điện; quy định rõ biện pháp chế tài xử lý về hình sự, hành chính và bồi thường thiệt hại, nhằm đảm bảo môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2727/BNN-TCTL ngày 31/03/2017)
Trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, mùa mưa năm 2016 đã kéo dài bất thường, kết thúc muộn hơn so với TBNN khoảng 1 tháng; đặc biệt, đã xảy ra 5 đợt mưa trên diện rộng, kéo dài với cường độ lớn. Mưa lớn đã gây lũ ở các sông lên cao, ở mức báo động 3 (BĐ3), có nơi trên BĐ3 và xấp xỉ mực nước lũ lịch sử. Một số đợt mưa lớn xảy ra vào thời gian mùa mưa kéo dài so với các năm trước, khi các hồ chứa nước đang trong thời gian tích nước để phục vụ sản xuất theo quy trình vận hành được phê duyệt; do vậy, mực nước trong hồ tăng cao, uy hiếp an toàn công trình. Để tránh sự cố xảy ra, một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã xả nước để hạ thấp mực nước hồ, bao gồm 49 hồ thủy lợi và 29 hồ chứa thủy điện.
Trước thông tin dư luận và chính quyền một số địa phương cho rằng việc xả lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện là nguyên nhân gây ngập lụt ở hạ du, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc vận hành xả lũ của các hồ chứa. Kết quả cho thấy, việc vận hành các hồ chứa phù hợp với quy trình vận hành đã được phê duyệt, các hồ đều xả lũ với lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng nước đến hồ; do vậy, việc xả lũ của các hồ chứa vừa qua không làm gia tăng ngập lụt ở hạ du mà đã tham gia vào việc cắt giảm lũ cho hạ du. Tuy nhiên, nếu có thông tin dự báo mưa cụ thể, chính xác, các hồ chứa có thể chủ động điều tiết để cắt giảm lũ tốt hơn.
Về kiến nghị của cử tri cần nghiên cứu quy định chặt chẽ về trách nhiệm bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thay thế Nghị định 139/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ); trong đó, có nội dung quy định về xử lý vi phạm về vận hành công trình thủy lợi. Ngoài ra, Bộ Luật hình sự đã quy định đối với tội vi phạm quy định về việc vận hành các hồ chứa nước, liên hồ chứa nước (Điều 238). Các quy định pháp luật trên sẽ bảo đảm xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến xả lũ các hồ chứa nước, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới, dưới tác động của biến đổi khí hậu và khai thác hồ chứa ở thường nguồn, tình trạng xâm nhập mặn và ngập lũ nghiêm trọng có thể xảy ra bất thường. Để đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh trong thời gian tới, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn, vận hành công trình thủy lợi để chủ động phòng, chống tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lũ trên địa bàn.
294. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị có giải pháp sớm đầu tư các công trình bảo vệ nguồn nước ngọt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ nguồn nước sông Mê Kông, góp phần bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cũng như bảo vệ vựa lúa, vựa trái cây lớn của nước ta.
Trả lời: (Tại Công văn số 2563/BNN-TCTL ngày 28/03/2017)
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, phát triển thủy điện tại các nước thượng nguồn sông Mê Kông là nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; đề nghị các nước thượng nguồn sông Mê Kông tăng cường xả nước các hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho hạ du.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa đầu tư, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Đối với việc đầu tư xây dựng công trình để bảo vệ nguồn nước ngọt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trong đó, đã xác định cụ thể danh mục công trình để xem xét đầu tư. Hiện nay, nhiều công trình thủy lợi lớn có nhiệm vụ kiểm soát, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt đang được chuẩn bị xây dựng, như: Hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn- Cái Bé tỉnh Kiên Giang, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long…
Về tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ nguồn nước sông Mê Kông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam tham gia các hoạt động liên quan đến nguồn nước, như: chia sẻ thông tin, tình hình đầu tư, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước giữa các nước trong lưu vực, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. Trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử năm 2015-2016 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đề nghị các nước ở thượng nguồn sông Mê Kông tăng cường điều tiết nước từ hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh. Đây là một trong những nội dung sẽ được các nước liên quan phối hợp thực hiện trong hợp tác Mê Kông- Lan Thương thời gian tới.
Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trước mắt và lâu dài, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp, chiến lược lâu dài, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện hiệu quả các giải pháp trước mắt để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
295. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Hiện nay biến đổi khí hậu đang tác động nặng nề đến sản xuất và đời sống của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Kiên Giang nói riêng. Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù ưu tiên đầu tư công, đê bao ngăn mặn, vì thời gian qua đầu tư không kịp thời làm thiệt hại cho sản xuất rất nhiều.
Trả lời: (Tại Công văn số 2693/BNN-TCTL ngày 30/03/2017)
Thời gian gần đây, biến đối khí hậu tác động ngày càng rõ rệt đến nước ta, gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình, đợt hạn hán, xâm nhập mặn do El Nino gây ra từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh một số khu vực ở nước ta; vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2015-2016.
Để tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, góp phần ổn định đời sống người dân. Một số giải pháp trước mắt đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao, như: theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để triển khai việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ điều hành cấp nước; bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống hạn..v.v.
Về các giải pháp lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước triển khai các giải pháp: (i) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tự động để kịp thờithông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan; (ii) Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước,...xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; (iii) Có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa đầu tư, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước); (iv) Rà soát, đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn.
Đối với việc ưu tiên đầu tư côngđể xây dựng công trình thủy lợi, Chính phủ có chủ trương ưu tiên nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ xây dựng các công trình thủy lợi lớn phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long;trong đó, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hệ thống công trình thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé (tổng mức đầu tư khoảng 3.890 tỷ đồng) đang được chuẩn bị đầu tư. Một số dự án khác trong vùng được đầu tư từ nguồn vốn ODA,như: Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long-WB6; Quản lý và giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng,Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long-WB9. Ngoài ra, còn được đầu tư vốn từ chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu và chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư,.v.v.
Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện một số chính sách hỗ trợ các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, người dân vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, như: hỗ trợ kinh phí vượt định mức để bơm nước (điện, dầu), nạo vét hệ thống kênh trục phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai theo Nghị định của Chính phủsố 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017; hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô theo Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016.Riêng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, năm 2016,Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho tỉnh Kiên Giang 41,5 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí quan trọng, hỗ trợ địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
Để đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh trong thời gian tới, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giangkiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường triển khai các giải pháp đồng bộ về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, ưu tiên nguồn lực của địa phương để thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi thích ứng với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
296. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri cho rằng các chính sách trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu thuyền để vươn khơi bám biển đã đạt được những kết quả rất tích cực. Đề nghị sớm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai Nghị định này và sớm ban hành chính sách cụ thể để hỗ trợ ngư dân trong giai đoạn tiếp theo để ngư dân tiếp tục được hưởng hiệu quả chính sách này mang lại.
Trả lời: (Tại Công văn số 2034/BNN-TCTS ngày 10/3/2017)
Ngày 07 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau một thời gian triển khai có thể thấy rằng, các chính sách ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, triển khai thuận lợi và đáp ứng được mong mỏi của bà con ngư dân và cử tri.
Nắm bắt được nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của bà con ngư dân về việc tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về gia hạn thời gian thực hiện các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đến hết năm 2017 (tại điểm 19, Nghị quyết số 113/NQ-CP ngày 31/12/2016 của Chính phủ). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao: (1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan khẩn trương tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2017; (2) Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong quý II năm 2017.
297. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ, sớm hỗ trợ vốn đầu tư duy tu, sửa chữa các công trình cống, đập ngăn mặn, giữ ngọt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhất là tại các huyện phía Đông nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng chống biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tạo điều kiện để người dân có đủ nước ngọt để sinh hoạt và canh tác, nhất là trong mùa khô, tránh tình trạng thiên tai về hạn mặn gây thiệt hại lớn cho người nông dân như thời gian vừa qua.
Trả lời: (Tại Công văn số 2492 /BNN-TCTL ngày 24/3/2017)
Nội dung kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trả lời tại văn bản số 1341/BNN-TCTL ngày 14/02/2017 và gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang
298. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ xem xét, có phương án đầu tư đê bao khép kín toàn huyện Tân Phú Đông để vừa thực hiện ngăn mặn, vừa chống sạt lỡ nhằm chủ động ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 2326/BNN-TCTL ngày 20/03/2017)
Hệ thống đê biển, đê cửa sông tỉnh Tiền Giang, trong đó có các tuyến đê huyện Tân Phú Đông đã được sắp xếp đầu tư củng cố, nâng cấp trong “Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009. Đến hết năm 2016, Chính phủ đã bố trí 197 tỷ đồng để địa phương triển khai thực hiện củng cố, nâng cấp các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Việc đầu tư đê bao khép kín huyện Tân Phú Đông để vừa thực hiện ngăn mặn, vừa chống sạt lở nhằm chủ động ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu là cần thiết và đã được đề cập trong Quy hoạch hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ. Các giải pháp đề xuất thực hiện gồm nâng cấp, xây dựng các tuyến đê biển, đê cửa sông khép kín vùng bảo vệ; khôi phục và phát triển rừng ngập mặn.
Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang chuyển kiến nghị đến Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ theo quy định để chống xuống cấp, hư hỏng của hệ thống đê và chống suy thoái rừng ngập mặn hiện có.
299. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ là dự án đa mục tiêu: Hồ chứa nước, Thủy điện, đập dâng (đang thực hiện) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tỉnh Ninh Thuận. Dự án vừa cấp nước tưới cho đất canh tác nông nghiệp, vừa liên thông với hồ Sông Trâu, hồ Sông Than và hồ Sông Than liên thông với các hồ chứa nước khu vực phía Nam của tỉnh như: Hồ Sông Biêu, hồ Lanh Ra (trong đó hồ Sông Biêu liên thông với hồ Tân Giang); đồng thời Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ còn phục vụ cho việc vận hành nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn vốn để sớm đưa dự án vào hoạt động nhằm giải quyết tình hình hạn hán đang rất cấp thiết hiện nay, góp phần bảo đảm cân bằng nước, cấp nước tưới, cắt lũ, giảm lũ và chống hạn, cấp nước sinh hoạt.
Trả lời: (Tại Công văn số 2353 /BNN-KH ngày 21/3/2017)
Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với nhiệm vụ cấp nước tưới trực tiếp cho 7.480 ha đất canh tác; tiếp nước cho hệ thống thủy nông Nha Trinh - Lâm Cấm để tưới đủ cho 12.800 ha; tiếp nước 1,5m3/s cho khu tưới hồ Cho Mo, hồ Bà Râu và hồ Sông Trâu; tiếp nước 1,0m3/s cho khu tưới hồ Ông Kinh; cấp nước 2,26m3/s cho dân sinh, công nghiệp, dịch vụ; cấp nước 0,92 m3/s nuôi trồng thủy sản; tạo dung tích 10,3 triệu m3 trong hồ Sông Cái cho thủy điện tích năng hoạt động; góp phần giảm lũ hạ du và kết hợp phát điện.
Tổng mức đầu tư của dự án được Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt là 7.246 tỷ đồng. Đến hết năm 2016 vốn bố trí cho dự án là 1.235 tỷ đồng. Giai đoạn 2017-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện mới cân đối, bố trí được 4.000 tỷ đồng vốn TPCP (chưa trừ tiết kiệm 10%) để đầu tư hoàn thành công trình đầu mối hồ Sông Cái, đập dâng Tân Mỹ và một phần hệ thống kênh Tân Mỹ; đảm bảo cho việc đầu tư và vận hành nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái; tạo tiền đề cho việc kết nối liên thông hồ chứa theo quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo cân bằng nguồn nước, cấp nước tưới, cắt lũ, giảm lũ và chống hạn, cấp nước sinh hoạt.
Trong bối cảnh nguồn vốn nhà nước còn hạn chế, để đầu tư hoàn thành đồng bộ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất phương án đầu tư (tại văn bản số 5242/UBND-KT ngày 27/12/2016) đó là “Xã hội hóa phần vốn còn thiếu để xây dựng HTTL Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận sẽ trích một phần ngân sách để cùng với nhà đầu tư xây dựng, hoàn thiện HTTL Tân Mỹ theo quy hoạch được duyệt”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 2078/BNN-KH ngày 13/3/2017 thống nhất với UBND tỉnh Ninh Thuận về việc xã hội hóa để đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, đồng thời đề nghị tỉnh sớm xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện trên cơ sở quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
300. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có quy định đối với xã có diện tích từ 1.000ha trở lên được 01 định biên cán bộ lâm nghiệp xã, đối với huyện có diện tích từ 5.000ha trở lên bắt buộc bố trí 01 cán bộ phụ trách lâm nghiệp để làm công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2156/BNN-TCLN ngày / /2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Đối với cấp xã: Chức danh, số lượng công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Đối với các xã có rừng, Hạt kiểm lâm huyện có trách nhiệm bố trí kiểm lâm địa bàn làm công tác tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã.
Đối với cấp huyện: cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về lâm nghiệp là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế. Đối với những huyện không có cán bộ phụ trách theo dõi về lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện QLNN về lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kiểm lâm địa phương.
301. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Hiện nay, tổ chức và hoạt động của các Ban quan lý rừng phòng hộ tại Hà Tĩnh đang hết sức khó khăn, kinh phí đầu tư, biên chế làm công tác bảo vệ rừng chưa đáp ứng yêu cầu, đặc thù công việc ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, luôn đối mặt với khó khăn, nguy hiểm nhưng chưa có chế độ chính sách đặc thù (Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng nhưng chưa có chế độ chính sách đặc thù). Vì vậy đề nghị Chính phủ có chính sách đặc thù đối với lực lượng bảo vệ rừng tại các ban quản lý rừng phòng hộ.
Trả lời: (Tại Công văn số 2018/BNN-TCLN ngày 10/3/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng và các chính sách liên quan đến người làm công tác bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Ngày 19/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng; theo đó lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các Ban quản lý rừng phòng hộ đã được hưởng chế độ tiền lương, được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục và được hưởng các chế độ khác theo quy định; cùng với đó nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi liên quan đến chủ rừng và người làm công tác quản lý bảo vệ rừng đã được Nhà nước ban hành như: Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ và đặc biệt ngày 27/12/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ-CP Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
302. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Hiện nay, tình trạng phá rừng để làm nương, rẫy nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên ngày càng nhiều. Đề nghị có biện pháp mạnh, hiệu quả đối với những trường hợp này.
Trả lời: (Tại Công văn số 2311/BNN-TCLN ngày 20/3/2017)
Trước hết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Bình Thuận đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trước thực trạng tình hình vi phạm chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật để làm nương rẫy trong thời gian vừa qua diễn ra khá nghiêm trọng, nhất là tại một số tỉnh Tây Nguyên và phía Bắc, gây bức xúc trong dư luận.
Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy, trong thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư và các cơ chế chính sách đã được ban hành, tạo động lực để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực Tây Nguyên và trên cả nước, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ; Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp….
Đồng thời trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghiêm túc thực hiện kết luận số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;
- Rà soát quy hoạch 3 loại rừng trong cả nước; rà soát quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 tỉnh Tây Nguyên;
- Phối hợp với các cơ quan tư pháp để lập phương án hoặc chuyên án điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm đưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
303. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị cho phép điều chỉnh, bổ sung và thực hiện một số dự án thành phần trong Đề án khôi phục bảo vệ và phát triển rừng ATK Định Hóa giai đoạn 2008-2020 để phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2025.
Trả lời: (Tại Công văn số 2721 ngày 31/3/2017)
Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 nhằm mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển ba loại rừng gắn với việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ quần thể di tích lịch sử, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường chức năng phòng hộ môi trường; cung cấp lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến; tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng “Thủ đô kháng chiến”, tăng cường giáo dục môi trường và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các thế hệ.
Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án từ năm 2008 đến nay, trong đó làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung và thực hiện một số dự án thành phần, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2025.
304. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan và các địa phương trong thực hiện quản lý và khai thác các tài nguyên rừng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ việc phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và là nguyên nhân chính làm thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu ở nước ta;
Trả lời: (Tại Công văn số 2087/BNN-TCLN ngày 20/3/2017)
Trước hết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Tiền Giang đã quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và diện tích tích rừng bị phá, khai thác và lấn chiếm giảm rõ rệt, năm 2014, cả nước đã xảy ra 23.649 vụ, năm 2015 xảy ra 20.116 vụ, năm 2016 xảy ra 19.389 vụ (trung bình hàng năm giảm từ 15-20% về số vụ vi phạm) số vụ phá rừng giảm, khai thác rừng trung bình hàng năm giảm 10% về số vụ vi phạm. Mặc dù vậy, tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số địa phương như khu vực Mường Nhé tỉnh Điện Biên, khu vực Tây Nguyên.
Nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng, khai thác các tài nguyên rừng, thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu và trình Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Đồng thời trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Tham mưu việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc kết luận số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và chỉ đạo các địa phương thực hiện triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Phối hợp với các cơ quan tư pháp để lập phương án hoặc chuyên án điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm đưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
305. Cử tri tỉnh Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng trái phép cũng như các đối tượng bao che cho hoạt động này, để tạo tính răn đe và phòng ngừa chung.
Trả lời: (Tại Công văn số 1973/BNN-TCLN, ngày 09/3/2017)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm cử tri tỉnh Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, vấn dề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và dầu tư có trọng tâm, trọng điểm; các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương dã cùng vào cuộc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm rõ rệt, năm 2014, cả nước đã xảy ra 23.649 vụ, năm 2015 xảy ra 20.116 vụ, năm 2016 xảy ra 19.389 vụ (trung bình hàng năm giảm từ 15-20% về số vụ vi phạm).
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rùng, xử lý nghiêm các đối tượng phá rùng cũng như các dối tượng bao che cho hoạt động này, trong thòi gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tập trung thục hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Tham mưu việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh dạo của Đảng đối vói công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rùng;
Chỉ đạo, đôn dốc các địa phương thực hiện nghiêm túc kết luận số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rùng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;
Tiếp tục phối họp với các Bộ, Ngành có liên quan và chỉ đạo các địa phương thực hiện triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị sô 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ và Quyết định sổ 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Phối hợp với các cơ quan tư pháp để lập phương án hoặc chuyên án điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm dưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung;
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm.
306. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước được nhân dân rất quan tâm và ủng hộ, nhưng phải giảm mức đóng góp của người dân, tăng mức đầu tư của Nhà nước và các nguồn khác trong xã hội để giảm bớt khó khăn cho nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2454/BNN-VPĐP, ngày 23/3/2017)
Ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020, trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015). Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối họp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường vận động và tranh thủ nguồn vốn vay ODA của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)... để hỗ trợ đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Về huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn von đế thực hiện Chương trình; về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bổ trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức họp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thế thao; công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua.
307. Cử tri các tỉnh Quảng Nam, Hà Nam kiến nghị: Các xã đặc biệt khó khăn, các xã khó khăn ở vục miền núi, vùng sâu, vùng xa trên thực tế không có khả năng hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới, đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách hỗ trợ đặc thù giúp các xã trên hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 2456/BNN-VPĐP, ngày 23/3/2017)
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng (,3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó có quy định ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
Đe cụ thể hóa các nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương theo Nghị quyết 100/2015/QH13, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Bộ Ke hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn từ 4 đến 5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 sẽ được uư tiên bố trí cho các xã nghèo, xã khó khăn, cao hơn so với các xã khác.
308. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ kinh phí cho địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới: Đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương, trụ sở làm việc, nhà văn hóa xã, trạm y tế xã…
Trả lời: (Tại Công văn số 2455/BNN-VPĐP, ngày 23/3/2017)
Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016-2020, đã thông qua tống vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng (bao gồm: Ngân sách Trung ương 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng) trong đó, có ưu tiên tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế,nước sạch, thủy lợi).
Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn von đã được Quốc hội bốtrí,trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quổc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đổi với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ vãn hóa – thể thao”.
Tuy nhiên, hạng mục trụ sở xã hiện nay không thuộc đối tượng được đầu tư và hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cần chủ động cân đối từ nguồn vốn ngân sách địa phương, đồng thời lồng ghép từ các chương trình, dự án khác đế thực hiện.
309. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm bàn giao đất đai tại các nông trường, trạm trại tại khu vực huyện Ba Vì về thành phố Hà Nội quản lý.
Trả lời: (Tại Công văn số 2848/BNN-QLDN ngày 5/4/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13, theo đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng “Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh” với nội dung chính là tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường đang do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng. Mặt khác, hiện nay UBND huyện Ba Vì đang quản lý đất của các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn trước khi bàn giao về địa phương quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường để sớm bàn giao đất của các công ty nông, lâm nghiệp, trạm trại về địa phương quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
310. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng mô hình huyện sinh thái, đồng thời chọn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thực hiện thí điểm.
Trả lời: (Tại Công văn số 1969 /BNN-VPĐP ngày 9/3/2017)
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Nghiên cứu, chỉ đạo thí điểm các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu”; ngày 27/02/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 1667/KH-BNN-VPĐP về khảo sát, nghiên cứu thí điểm mô hình huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, dự kiến lựa chọn 08 huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thuộc 08 tỉnh (trong đó có thành phố Cần Thơ) đại diện cho 07 vùng trong cả nước để thí điểm mô hình huyện nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm phát triển nông thôn mới bền vững, trong đó chú trọng bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, bền vững.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhất trí với đề nghị của cử tri thành phố Cần Thơ về việc xem xét lựa chọn huyện Phong Điền (đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015) thực hiện thí điểm xây dựng mô hình huyện sinh thái gắn với nông thôn mới kiểu mẫu, để làm cơ sở thực tiễn quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu để triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước.
311. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Các vấn đề kỹ thuật để xác định, đánh giá tỷ lệ thiệt hại để thực hiện chính sách hỗ trợ hạn hán chỉ phù hợp đối với các loại cây ngắn ngày nhưng rất khó thực hiện đối với cây cà phê và các loại cây công nghiệp dài ngày khác là các loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên; ngoài ra, do trình tự thực hiện hỗ trợ thường kéo dài nên khi vào mùa mưa cây trồng hồi phục sẽ không thể xác định được chính xác mức độ thiệt hại. Vì vậy, cử tri đề nghị phải có hướng dẫn cụ thể, phù hợp và đơn giản về thủ tục để kịp thời thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người dân. Đồng thời, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, việc hạn hán sẽ thường xuyên xảy ra hơn trước; vì vậy để hạn chế thiệt hại trong dài hạn, đề nghị Chính phủ chuyển sang hình thức hỗ trợ gián tiếp bằng cách bố trí vốn cho địa phương để đầu tư, hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2475/BNN-TCTL ngày 24/03/2017)
Trong thời gian gần đây, thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường đã gây thiệt hại và tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên. Công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai luôn được Chính phủ quan tâm, trong đó đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả:
1. Về chính sách hỗ trợ:
Để góp phần giúp người dân phục hồi sau thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung điều 3 Quyết định số 142/2012/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thực hiện các Quyết định nêu trên, khi thiên tai xảy ra, các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, góp phần khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương, khi áp dụng các Quyết định trên đã phát sinh những tồn tại, bất cập và nội dung không còn phù hợp, để chính sách trên đi được vào cuộc sống cần có những sửa đổi thay thế kịp thời.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh (thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, số 49/2012/QĐ-TTg), trong đó đã bổ sung hướng dẫn trình tự các thủ tục, thẩm quyền, thời hạn giải quyết và kèm theo các mẫu chi tiết để thống kê đánh giá thiệt hại tạo điều kiện thuận lợi để người dân sớm nhận được hỗ trợ và phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.
2. Về xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó có hướng dẫn chi tiết cách xác định thiệt hại với cây trồng lâu năm (cây cà phê và các loại cây công nghiệp dài ngày khác).
3. Về các hỗ trợ khác:
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ sản xuất nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài Chính và các Bộ, ngành liên qua đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ các tỉnh 3.253,9 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, trong đó tỉnh Đắk Nông được hỗ trợ 88,6 tỷ đồng (tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 11/4/2016; văn bản số 1681/TTg-KTTH ngày 22/9/2016). Ngoài ra, Quỹ Ứng phó thiên tai Châu Á Thái Bình Dương (ADB) vừa qua đã tài trợ hỗ trợ khẩn 3 triệu USD cấp nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tỉnh Đắk Nông được hỗ trợ 1.000 bồn chứa nước Inox và 60 thiết bị lọc nước với kinh phí trên 8 tỷ đồng.
Về lâu dài, để từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (WB8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, trong đó hỗ trợ tỉnh Đắk Nông có 18 hồ chứa tiềm năng xem xét đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí đầu tư trên 229 tỷ đồng (tại Quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT Ngày 09/11/2015); ngoài ra, Dự án ADB8 đang gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi và các thủ tục liên quan nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại 05 tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên bị ảnh hưởng của hạn hán với tổng kinh phí khoảng 128 triệu USD, trong đó tỉnh Đắc Nông được hỗ trợ khoảng 17 triệu USD.
312. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về vấn đề hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ muối cho bà con diêm dân: Hiện nay, việc tiêu thụ muối của bà con diêm dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ tồn kho cao dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Cử tri đề nghị rà soát quy hoạch, xây dựng mô hình sản xuất muối công nghiệp, nghiên cứu mô hình, công nghệ về ứng dụng và giải pháp thị trường về tiêu thụ muối để giúp diêm dân địa phương sản xuất và tiêu thụ muối có hiệu quả.
Trả lời: (Tại Công văn số 2174 /BNN-CB ngày 15/3/2017)
Để hỗ trợ người dân làm muối ổn định sản xuất và đời sống, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15/7/1999 về một số chính sách phát triển muối; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 và nay là Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở chính sách và quy hoạch phát triển muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối trên toàn quốc. Các dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người dân làm muối, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn vùng muối.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết định số 1492/QĐ-BNN-CB ngày 04/5/2015” và tổ chức 02 Hội nghị công bố Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành muối đến các địa phương và doanh nghiệp. Kết quả: Trong 19 tỉnh có sản xuất muối trong quy hoạch, hiện đã có 17/19 tỉnh xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có nội dung tái cơ cấu ngành muối; 02 tỉnh đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Ninh Thuận, Phú Yên); 04 tỉnh đang xây dựng Đề án tái cơ cấu riêng cho ngành muối: Quảng Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu và Bạc Liêu; sản xuất muối đã có chuyển biến tích cực, sản lượng muối năm sau cao hơn năm trước, diện tích sản xuất muối áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đạt 5.095 ha, chiếm gần 34% diện tích sản xuất muối cả nước (trong đó: muối sạch đạt 3.702 ha, chuyển chạt lọc 547 ha, diện tích phủ bạt che mưa ô kết tinh đạt 94 ha, tương đương 846 ha). Cơ cấu sản phẩm muối công nghiệp bước đầu đã tăng từ 27,8% lên 31,2%.
Năm 2016, là năm thứ hai thời tiết tiếp tục khô hạn, sản lượng muối đạt cao, gần 1,33 triệu tấn và lượng muối tồn chờ tiêu thụ trong diêm dân lớn, khoảng 541.933 tấn (trong đó, diêm dân tỉnh Quảng Ngãi lượng muối tồn chờ tiêu thụ khoảng 2.000 tấn) nên giá bán muối thấp, khó khăn trong khâu tiêu thụ và đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở, nắm bắt tình hình sản xuất, tiêu thụ và cân đối cung cầu muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc mua tạm trữ muối niên vụ 2016 (văn bản số 4867/VPCP-KTTH ngày 16/6/2016) để tháo gỡ khâu tiêu thụ muối cho diêm dân, trong đó ưu tiên mua tạm trữ muối cho diêm dân tại địa phương có lượng muối tồn đọng lớn (trên 50.000 tấn) như: Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre và Bạc Liêu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc và các địa phương triển khai việc mua tạm trữ muối do người dân sản xuất ra. Kết quả, tổng lượng mua tạm trữ muối cho dân năm 2016 là: 105.220 tấn. Việc thu mua tạm trữ muối cơ bản đã đạt được mục tiêu kích cầu, giúp tiêu thụ muối cho diêm dân góp phần ổn định sản xuất và đời sống.
Về khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Viện Cơ điện và công nghệ sau thu hoạch thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch phơi nước phân tán” để chủ động đối phó với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng được mô hình liên kết sản xuất ứng dụng kết quả của đề tài, trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp chế biến muối để bao tiêu sản phẩm muối cho người dân; làm cơ sở để nhân rộng mô hình liên kết ứng dụng kết quả của đề tài trong thực tiễn. Đề tài thực hiện trong 3 năm (2015-2017).
Thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng và trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định của về quản lý sản xuất, kinh doanh muối (Tờ trình số 3047/TTr-BNN-CB ngày 15/4/2016), trong đó: đề xuất một số nội dung mới, đặc thù về cơ chế chính sách phát triển sản xuất muối như: việc quản lý nhà nước về muối; quản lý quy hoạch và quỹ đất sản xuất muối; quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập muối; và các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng và tín dụng, khuyến khích áp dụng khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực và ưu đãi thuế, nhằm đạt được mục tiêu: tăng cường công tác quản lý sản xuất và kinh doanh muối, bảo vệ quy hoạch phát triển sản xuất muối, thúc đẩy phát triển sản xuất muối ổn định, đáp ứng nhu cầu về muối cho tiêu dùng của nhân dân, cho công nghiệp và các mục đích khác. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh muối để trình Chính phủ ban hành.
313. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Nhằm tạo ra mô hình phát triển để tạo sự lan tỏa trong sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh cho tỉnh Phú Thọ được triển khai xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015.
Trả lời: (Tại Công văn số 2464 /BNN-KHCN ngày 24/3/2017)
Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 04/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương điều chỉnh phân kỳ Quy hoạch xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Thọ (Thông báo số 434/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại các thông báo: số 434/TB-VPCP ngày 27/12/2016; số 08/TB-VPCP ngày 06/01/2017 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập kế hoạch (Quyết định số 608/QĐ-BNN-KH ngày 03/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam) điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình xây dựng báo cáo điều chỉnh quy hoạch, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, đối chiếu với các quy định hiện hành về quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tại Luật đất đai, Luật công nghệ cao, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan) để cung cấp các thông tin cần thiết làm căn cứ pháp lý cho việc điều chỉnh, bổ sung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Phú Thọ vào phân kỳ quy hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
314. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị có cơ chế hỗ trợ thiết bị nghe, nhìn (bộ đàm) để giúp ngư dân cập nhật thông tin thời tiết và liên lạc ứng cứu khi có sự cố trên biển.
Trả lời: (Tại Công văn số 2035/BNN-TCTS ngày 10/3/2017)
Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến ngày càng khắc nghiệt, phức tạp; bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ mạnh, mức độ ảnh hưởng rộng, thời gian xuất hiện thường sớm hơn và kết thúc cũng muộn hơn đã ảnh hưởng xấu khai thác hải sản trên biển. Nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngư dân khi khai thác trên biển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách như:
- Quyết định 459/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ máy thu trực canh cho ngư dân lắp đặt trên tàu cá (SSB); dự án đã thí điểm lắp đặt 7.000 máy thu trực canh cho ngư dân.
- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa trong đó “hỗ trợ cho một tàu, một lần, 100% kinh phí mua 01 bộ máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS phục vụ cho việc xác định vị trí tàu hoạt động trên biển và thông tin từ tàu về bờ và ngược lại”. Hiện nay chính sách vẫn đang được triển khai thực hiện tại 28 tỉnh, thành phố ven biển để hỗ trợ ngư dân cập nhật thông tin thời tiết, liên lạc khi gặp sự cố trên biển.
315. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thực phẩm… nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đồng thời xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo đời sống cho người dân. Đồng thời, cần quyết liệt thực hiện quản lý, kiểm soát tập trung việc giết mổ gia súc, gia cầm. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt về các chợ đầu mối và chợ truyền thống. Siết chặt quản lý kinh doanh hóa chất, cần có sự tách bạch địa điểm bán hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Đồng thời quy định người kinh doanh phải có trình độ chuyên môn nhất định để có thể tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng sử dụng đúng mục đích và an toàn. Cần xử phạt nghiêm theo luật hình sự đối với các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 2613/BNN-QLCL ngày 29/3/2017)
1. Về đề nghị tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thực phẩm… nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đồng thời xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt:
Trong giai đoạn 2011 - 2016, các cơ quan thuộc Bộ và 44 tỉnh/thành phố đã tổ chức được 14.787 cuộc kiểm tra về an toàn thực phẩm theo kế hoạch đối với 151.017 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử phạt cảnh cáo 11.324 cơ sở (chiếm 7%); xử phạt tiền 6.138 cơ sở (chiếm 4%) với tổng số tiền phạt là 18.968 triệu đồng; đặc biệt đã tổ chức được 1.071 cuộc thanh, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với 7.672 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử phạt cảnh cáo 1.146 cơ sở (chiếm 15%); xử phạt tiền 1050 cơ sở (chiếm 14%) với tổng số tiền phạt là 4.907 triệu đồng.
Đặc biệt năm 2015, 2016 Bộ tổ chức 02 đợt cao điểm thanh, kiểm tra đấu tranh đẩy lùi đi đến chấm dứt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngăn chặn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Kết quả như sau:
- Về chất cấm trong chăn nuôi: đã phát hiện 08/15 công ty sử dụng chất cấm Salbutamol và chất phẩm màu công nghiệp, ban hành 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước; buộc tiêu hủy chất cấm và thức ăn có chất cấm, đình chỉ sản xuất các công ty có sử dụng chất cấm là 01 tháng; trực tiếp phối hợp với địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội) tiến hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy các đàn heo có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các cấp trung ương và địa phương đã góp phần làm giảm tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chất cấm Salbutamol 11 tháng đầu năm 2016 xuống 0,44%, giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 04 tháng cuối năm (từ tháng 7-11/2016) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm.
- Về kiểm soát hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: đã tiến hành thanh tra 45 công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5 công ty, rút chứng chỉ hành nghề 02 công ty, xử phạt hành chính 26 công ty với số tiền 1,65 tỷ đồng. Đã xác lập hành vi vi phạm đối với gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản… xử phạt số tiền 425 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu: bán sai đối tượng, sử dụng nguyên liệu kháng sinh không đúng mục đích, cơ sở chưa đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, mua bán và sử dụng kháng sinh cấm…
2. Về đề nghị cần quyết liệt thực hiện quản lý, kiểm soát tập trung việc giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt về các chợ đầu mối và chợ truyền thống:
Thực trạng cho thấy, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chiếm đa số. Việc kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y (bao gồm an toàn thực phẩm) do cơ quan thú y địa phương quản lý.
Theo báo cáo của các địa phương, lực lượng thú y các địa phương còn mỏng, nhiều địa phương chưa thực hiện quy hoạch các khu giết mổ tập trung, tình trạng giết mổ trực tiếp tại các chợ dân sinh, chợ tạm còn khá phổ biến... Đòi hỏi các cấp địa phương, đặc biệt các cơ sở phường xã tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.
Hiện thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ tạo điều kiện để thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm đã phân cấp cho địa phương, tạo điều kiện để các lực lượng thú y cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ; triển khai quy hoạch giết mổ tập trung... để góp phần cải thiện an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện Năm cao điểm an toàn thực phẩm”, chú trọng truyền thông, giám sát, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp.
3. Về đề nghị siết chặt quản lý kinh doanh hóa chất, cần có sự tách bạch địa điểm bán hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Đồng thời quy định người kinh doanh phải có trình độ chuyên môn nhất định để có thể tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng sử dụng đúng mục đích và an toàn:
Theo quy định, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý kinh doanh hóa chất sử dụng trong công nghiệp, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý kinh doanh phụ gia thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của Đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh và sẽ phối hợp các Bộ nêu trên để tăng cường quản lý.
Trong phạm vi quản lý, năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết với Bộ Công Thương Chương trình phối hợp “Quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản”... Tuy nhiên, để có thể triển khai thực hiện tốt Chương trình này, cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng địa phương trong kiểm tra, thanh tra thường xuyên trên địa bàn.
316. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Việc cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với tàu cá gây khó khăn cho chủ tàu cá vì phải đem tàu về đăng ký làm lỡ chuyến khai thác, chi phí đưa tàu ra vào, lệ phí mỗi đợt đăng ký cấp giấy chứng nhận là 1,5 triệu đồng tăng rất nhiều lần so với trước đây, vì phải tính phí thẩm định hồ sơ. Kiến nghị Nhà nước xem xét không thu phí thẩm định hồ sơ xin cấp phép về an toàn thực phẩm bởi lẽ, hồ sơ về an toàn thực phẩm của tàu cá rất ít, chỉ thu phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm như quy định trước đây.
Trả lời: (Tại Công văn số 2612/BNN-QLCL ngày 29/3/2017)
1. Về vấn đề cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với tàu cá gây khó khăn cho chủ tàu:
Theo quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 về việc Phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 2316/QĐ-BNN-QLCL về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với tàu cá do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thực hiện (Cơ quan do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do vậy, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre có ý kiến với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ đạo cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại địa phương thực hiện việc kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tàu cá tại thời điểm tàu cập cảng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu, giảm chi phí đưa tàu ra vào, đồng thời không làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của chủ tàu.
2. Về vấn đề mức thu phí thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phí thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm và lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với tầu cá tăng rất nhiều lần so với trước đây:
Ngày 14/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 286/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản, theo đó phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (trong đó có tàu cá) do cơ quan địa phương thực hiện là 700.000 đồng/cơ sở, không phải là 1.500.000 đồng/cơ sở như Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre phản ánh.
Do thông tư 286/2016/TT-BTC mới được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre về mức thu phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với tàu cá. Bộ sẽ tổng hợp các kiến nghị liên quan về vấn đề này của các địa phương, doanh nghiệp, gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
317. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nâng mức cấp mức bù thủy lợi phí trong nông nghiệp để nhân dân đỡ đóng góp, do giá điện được điều chỉnh tăng cao.
Trả lời: (Tại Công văn số 2549/BNN-TCTL ngày 27/3/2017)
Từ năm 2008 đến 2016, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách miễn thuỷ lợi phí và chính sách này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế (giá các dịch vụ đầu vào tăng: điện, nhiên vật liệu, lương... ), từng giai đoạn cụ thể, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức thu tăng tối đa 30%; hoặc trình Chính phủ khi mức thu vượt 30% so với quy định tại Nghị định trên.
Thực hiện Luật Phí và Lệ phí, từ ngày 01/01/2017, thủy lợi phí được chuyển thành giá dịch vụ thủy lợi, nhưng Nhà nước vẫn có chính sách hỗ trợ người dân để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các chính sách trong lĩnh vực thủy lợi.
[1] Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu gieo cấy đạt 30% và khâu thu hoạch lúa ước đạt 35%; trong ngành chăn nuôi, quy mô nuôi trang trại, công nghiệp đối với lợn chiếm 35%, gà chiếm 40%, trâu bò đạt 45%, máy vắt sữa đạt khoảng 60%... Mức độ tổn thất của lúa gạo đã giảm từ khoảng 13% xuống còn khoảng 10% nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa ở khâu thu hoạch và sơ chế, bảo quản.
[2] Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ đã trình ban hành hoặc trực tiếp ban hành 317 văn bản pháp quy, bao gồm: Quốc hội ban hành 02 Luật, Chính phủ ban hành 28 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 Quyết định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 243 Thông tư và liên tịch ban hành 17 Thông tư. Các văn bản quy pháp quy thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với hơn 21 văn bản được ban hành (01 Nghị quyết của Quốc hội, 02 Nghị định, 11 Quyết định của TTgCP, 07 Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ).
[3] Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ đã trình ban hành hoặc trực tiếp ban hành 317 văn bản pháp quy, bao gồm: Quốc hội ban hành 02 Luật, Chính phủ ban hành 28 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 Quyết định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 243 Thông tư và liên tịch ban hành 17 Thông tư. Các văn bản quy pháp quy thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với hơn 21 văn bản được ban hành (01 Nghị quyết của Quốc hội, 02 Nghị định, 11 Quyết định của TTgCP, 07 Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ).
[4] Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ đã trình ban hành hoặc trực tiếp ban hành 317 văn bản pháp quy, bao gồm: Quốc hội ban hành 02 Luật, Chính phủ ban hành 28 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 Quyết định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 243 Thông tư và liên tịch ban hành 17 Thông tư. Các văn bản quy pháp quy thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với hơn 21 văn bản được ban hành (01 Nghị quyết của Quốc hội, 02 Nghị định, 11 Quyết định của TTgCP, 07 Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ).