1. Cử tri thành phố Đà Nẵng và tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ và xử lý nghiêm những người có trách nhiệm trong việc thực hiện công tác quản lý quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Trả lời : (Tại Công văn số 153/BNV-TTB, ngày 12/01/2017)
1. Trong những năm qua, Bộ Nội vụ luôn quan tâm, chỉ đạo Thanh tra Bộ tập trung, tăng cường thanh tra công tác tổ chức cán bộ như: Tuyển dụng, nâng ngạch, tiêu chuẩn ngạch, đánh giá công chức, thôi việc, nghỉ hưu, quản lý hồ sơ công chức dự bị. trong đó tập trung vào công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các bộ, ngành và địa phương.
Cụ thể, từ năm 2011 - đến 2016, Thanh tra Bộ Nội vụ đã thực hiện 34 cuộc thanh tra, kiểm tra có liên quan đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại tại 12 bộ, ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam; Bộ Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam) và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cà Mau; Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Bình Dương; Thanh Hóa; Thái Bình; Hòa Bình; Hà Nam; Hà Giang; An Giang; Đắk Nông; Sơn La; Bình Phước; Kiên Giang; Kon Tum; Điện Biên; Ninh Bình; Nghệ An; Thừa Thiên Huế; Cao Bằng; Hải Dương; Tây Ninh).
Qua thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện những sai phạm trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm như: Tại thời điểm bổ nhiệm chưa được quy hoạch vào chức danh được bổ nhiệm; chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn về độ tuổi; trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn; trình độ quản lý nhà nước; nghiệp vụ chuyên ngành; thiếu kê khai tài sản, thu nhập; sơ yếu lý lịch. Thực hiện chưa đầy đủ quy trình bổ nhiệm (thiếu đề nghị về chủ trương bổ nhiệm; phê duyệt chủ trương bổ nhiệm; đề xuất phương án nhân sự; ý kiến của tập thể lãnh đạo; tờ trình đề nghị bổ nhiệm của đơn vị tham mưu trình người có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm...); ban hành quyết định bổ nhiệm lại chậm.
Trên cơ sở những sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm, kiểm điểm có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra vi phạm; xem xét thu hồi quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các trường hợp được bổ nhiệm không đúng quy trình, không đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
2. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ chỉ đạo Thanh tra Bộ, các Vụ chuyên môn thuộc Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch, bổ nhiệm đối với các bộ, ngành, địa phương; kịp thời, kiên quyết xử lý các sai phạm đảm bảo công tác quy hoạch, bổ nhiệm được thực hiện đúng quy định pháp luật.
2. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Rà soát, thanh kiểm tra đối với việc triển khai Đề án vị trí việc làm tại các bộ, ngành và địa phưcmg làm cơ sở thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, giải pháp tối ưu để sắp xếp lại nhân sự trong khối hành chính, đảm bảo có sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thực hiện công vụ trong cơ quan nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo trong xác định việc làm; đảm bảo công bằng trong tuyển dụng cán bộ; thu hút nhân tài; làm rõ các vụ việc đưa người nhà vào giữ các chức vụ quan trọng tại cơ quan, đơn vị để củng cố lòng tin của Nhân dân".
Trả lời : (Tại Công văn số 154/BNV-TTB, ngày 12/01/2017)
1. Trong những năm qua, Bộ Nội vụ luôn quan tâm, chỉ đạo Thanh tra Bộ tập trung, tăng cường thanh tra việc quản lý, sử dụng biên chế công chức, trong đó có nội dung về việc triển khai Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức tại các bộ, ngành và địa phương.
Cụ thể, trong năm 2015 và 2016, Thanh tra Bộ Nội vụ đã thực hiện 23 cuộc thanh tra (trong đó 20 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 03 cuộc thanh tra đột xuất) về quản lý, sử dụng biên chế tại 08 bộ, ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) và 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hòa Bình, Hà Nam, Hà Giang, Bạc Liêu, An Giang, Kon Tum, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ninh, Đà Nằng, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Cao Bằng, Hải Dương, Tây Ninh).
Qua thanh tra nhận thấy, nhìn chung các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo quy định.
Trong năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thủ trướng Chính phủ Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý tại 09 đơn vị: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, thành phố cần Thơ; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng. Qua kiểm tra, đã phát hiện một số sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm tại một số đơn vị nêu trên như: Tuyển dụng công chức trong trường hợp đặc biệt . khi chưa đáp ứng thời gian công tác; bổ nhiệm công chức khi đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất biện pháp xử lý đối với từng trường hợp vi phạm.
2. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ chỉ đạo Thanh tra Bộ, các Vụ chuyên môn thuộc Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng biên chế công chức trong đó tập trung vào việc triển khai Đề án vị trí việc làm đối với các bộ, ngành, địa phương; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý. Kịp thời, kiên quyết xử lý các sai phạm, khắc phục tình trạng chồng chéo trong xác định việc làm; đảm bảo công bằng trong tuyển dụng cán bộ; thu hút nhân tài, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có trình độ, năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
3. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thực hiện giao dịch điện tử báo cáo bảo hiểm quy định đối với những doanh nghiệp và đơn vị nhiều lao động. Còn đối với những đơn vị như đoàn thể, một số ngành cấp huyện không được trang bị thiết bị điện tử mà bắt buộc phải mua riêng một chương trình thì lãng phí ngân sách nhà nước. Đề nghị xem xét lại ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 533/BNV – CCHC, ngày 07/02/2017)
Hiện nay Chính phủ đang tích cực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, bảo đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, sau khi thí điểm thành công giao dịch điện tử theo Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Ngày 24/12/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp để tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội”. Trường hợp lựa chọn giao dịch điện tử thì phải thực hiện việc “Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử” theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 166/2016/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức, cá nhân giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ miễn phí phần mềm kê khai Bảo hiểm xã hội điện tử K-BHXH tại cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (địa chỉ http ://kekhai .baohiemxahoi. gov.vn).
Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 và quy định của Nghị định 166/2016/NĐ-CP thì điều kiện giao dịch điện tử phải có chữ ký số. Đối với doanh nghiệp phải mua chữ ký số công cộng, đối với các cơ quan tổ chức hành chính thuộc khối nhà nước được Ban cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số chuyên dùng (Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP).
Căn cứ các quy định trên, nếu các đoàn thể, các cơ quan chuyên môn cấp quận, huyện số lượng lao động ít chưa có nhu cầu giao dịch điện tử thì không bắt buộc phải lựa chọn. Trường hợp lựa chọn giao dịch điện tử sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội hỗ trợ phần mềm miễn phí và nếu có yêu cầu sẽ được Ban cơ yếu Chính nhủ cấp chữ ký số.
4. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: “Cử tri đề nghị cần quan tâm đến chế độ tiền lương và thu nhập cho người lao động, nâng cao mức thu nhập để đảm bảo được cuộc sống, nhất là bộ phận hưởng lương từ ngân sách nhả nước, giáo viên,... để họ yên tâm gắn bó với công việc”.
Trả lời : (Tại Công văn số 880/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và Nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Nội vụ để trình Chính phủ ban hành thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguôn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận so 63-KL/TW. ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TV/ ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
5. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Đồng Tháp và thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở: Chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật; nơi tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với nhân dân, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, để xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị Bộ Nội vụ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gắn với việc nâng cao tiêu chuẩn cán bộ và chế độ, mức lương hợp lý, xứng đáng để thu hút người có tài, có tâm vào công tác, góp phần củng cố, xây dụng chính quyền cơ sở vững mạnh".
Trả lời : (Tại Công văn số 761/BNV-ĐT, ngày 17/02/2017)
Ngày 05/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưõng công chức. Điều 2, Nghị định nêu trên quy định về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức:
Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Triển khai Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã tổ chức biên soạn và ban hành mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nội dung các chương trình này tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động chực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.
Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm".
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Bộ Nội vụ phối hợp với một số Bộ, ngành liên quan biên soạn, ban hành 26 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã và 9 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phường, thị trấn. Nội dung các chương trình, tài liệu này tập trung vào việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Sau khi hoàn thành việc biên soạn chương trình, tài liệu, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan biên soạn chuyển giao cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức bồi dưỡng. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Các quyết định nêu trên đều đưa ra các mục tiêu, nội dung cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Như vậy, trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ quan tâm, đẩy mạnh.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và Điều 3 Quyết định số 163/QĐ-TTg, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định này, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở.
Về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của cán bộ, công chức cấp xã: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện Đề án "Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" để báo cáo Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, ‘phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các nghị định khác có liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ tổ chức rà soát, sửa đối, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ đã ban hành về chức trách, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Đây là những giải pháp, hoạt động cụ thể, thiết thực để góp phần củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
6. Cử tri tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Đồng Nai kiến nghị: "Cử tri yêu cầu Nhà nước cần phải rà soát lại công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trong bộ máy chính quyền để đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và không sai phạm; không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua".
Trả lời : (Tại Công văn số 798/BNV-CCVC, ngày 20/02/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đấy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triến khai thực hiện việc đối mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ, đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII như Trung ương Đảng đã đặt ra.
7. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, thực trạng hiện nay là biên chế nhà nước ngày càng phình to, nhưng hiệu quả công việc thì chưa cao; thực tế có công chức không làm được việc, không xác định được vị trí việc làm nhưng vẫn hưởng lương và các chế độ của nhà nước. Cử tri kiến nghị, Chính phủ cần rà soát để có biện pháp khắc phục, xử lý; theo đó nên thực hiện phương án bố trí công việc cho cán bộ, công chức theo hướng kiêm nhiệm đối với những vị trí công việc không rõ ràng, đồng thời tăng tiền lương cho những người kiêm nhiệm nhiều công việc.
Trả lời : (Tại Công văn số 776/BNV - TCBC, ngày 17/02/2017)
Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/20của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Trong đó, đưa ra nhiều giải pháp về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong độ, phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tô chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiêu 3% của biên chế được giao năm 2015.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.
Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã.
Đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức (bao gồm cả tuyển chọn lãnh đạo quản lý); cơ chế đánh giá công chức, viên chức theo nguyên tắc: Cấp trên đánh giá cấp dưới, người đứng đầu đánh giá những người thuộc quyền quản lý, cấp trên trực tiếp đánh giá người đứng đầu.
Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn chức danh.
Đây chính là các giải pháp để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không làm được việc, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đẩy mạnh kiêm nhiệm đối với những vị trí công việc không rõ ràng, đồng thời tăng thu nhập thông qua cơ chế khoán kinh phí, quỹ lương như kiến nghị của cử tri.
8. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị bố trí hai chức danh Văn phòng Đảng ủy và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy vào biên chế”.
Trả lời : (Tại Công văn số 777/BNV - TCBC, ngày 17/02/2017)
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng trong biên chế và hưởng lưong) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và văn phòng đảng ủy) như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng họp, trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật cản bộ, công chức năm 2008.
9. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Đề nghị xem xét, bổ sung lãnh đạo chuyên trách tại các hội không phải đối tượng đã nghỉ hưu được hưởng chế độ thù lao như đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ”.
“Đề nghị xem xét nâng hệ số phụ cấp lưu động quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp chi phí thực tế hiện nay”.
Trả lời : (Tại Công văn số 870/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về chế độ thù lao đối với người làm việc tại Hội:
a) Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội. Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
b) Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Bộ Nội vụ đã tổng hợp nội dung của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Về chế độ phụ cấp lưu động:
a) Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó quy định phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở).
Tại thời điểm tháng 10 năm 2004, mức tiền phụ cấp lưu động tính theo mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng là 58.000 đồng/tháng; 116.000 đồng/tháng và 174.000 đồng/tháng. Đến tháng 01 năm 2017, mức tiền phụ cấp lưu động tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng là: 242.000 đồng/tháng; 484.000 đồng/tháng và 726.000 đồng/tháng. Như vậy, mức tiền phụ cấp lưu động đã tăng thêm 317,2% so với tháng 10 năm 2004.
b) Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp (trong đó có nội dung hoàn thiện các chế độ phụ cấp lương, bao gồm cả phụ cấp lưu động) báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
10. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 quy định những người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách các hội đặc thù thì mới được hưởng chế độ thù lao hàng tháng. Như vậy, những người không thuộc đối tượng nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách các hội đặc thù thì không được hưởng chế độ thù lao hàng tháng.
Theo quy định nêu trên thì các hội trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc bố trí lãnh đạo hội, nhất là các hội ở cấp huyện, cấp xã; một số hội bố trí lãnh đạo không phải là người hưu trí tham gia nên không được hưởng chế độ thù lao, trong khi đó phải hoạt động đi lại nhiều nên chưa tạo sự an tâm để tham gia hoạt động hội, đồng thời tạo áp lực cho UBND các huyện, thành phố khi tìm nguồn kinh phí vận dụng thực hiện chế độ thù lao cho lãnh đạo hội không phải là người hưu trí. Đề nghị các ngành chức năng liên quan Trung ương sớm có hướng dẫn thống nhất quy định chế độ thù lao cho các đối tượng không phải là người hưu trí làm lãnh đạo các hội đặc thù ở địa phương”.
“Đề nghị có báo cáo và giải quyết dứt điểm những tồn tại khi thực hiện triển khai Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2011 - 2015”.
Trả lời : (Tại Công văn số 871/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về chế độ thù lao đối vói người công tác tại Hội
- Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, về nội dung còn hạn chế của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg Bộ Nội vụ đã tổng họp, nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Về chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
11. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Đề nghị có báo cáo và giải quyết dứt điểm những tồn tại khi thực hiện triến khai Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2011 - 2015”.
Trả lời : (Tại Công văn số 872/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tê - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định sổ 64/2009/NĐ-CP ngàỵ 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
12. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Cử tri kiến nghị hướng dẫn thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần các quy định cụ thể, rõ ràng việc phân cấp cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo (UBND cấp dưới hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh) trực tiếp giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan hoạt động tôn giáo thường xuyên, mang tính sự vụ của các tôn giáo”.
Trả lời : (Tại Công văn số 859/BNV-BTGCP, ngày 21/02/2017)
Ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Luật) với 09 chương, 68 điều. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Việc phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo được quy định cụ thể trong các điều Luật.
Có 07 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết: (1) Việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định (Khoản 5, Điều 6); (2) cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc (Khoản 3, Điều 30); (3) Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Khoản 4, Điều 31); (4) Giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo (Khoản 3, Điều 42); (5) Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài (Điều 51); (6) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; (7) quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó các nội dung từ (1) đến (6) sẽ được quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; nội dung (7) sẽ được quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Hiện nay Bộ Nội vụ (cơ quan được giao chủ trì) xây dựng 02 Nghị định nêu trên đang triển khai thực hiện và theo Kế hoạch trình Chính phủ vào tháng 10/2017.
Việc ban hành biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, nguyên tắc sử dụng biểu mẫu sẽ được quy định thành cụ thể tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
2. “Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhạy cảm, phức tạp; để nhằm thu hút nhân tài, có tâm huyết đối với ngành tôn giáo và là động lực khích lệ, động viên cán bộ tôn giáo gắn bó với ngành này; Đề nghị sớm củng cố, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo và có cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý về tôn giáo theo đúng Kết luận số 78- KL/TW ngày 16/12/2013 của Bộ Chính trị về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước tôn giáo các cấp”.
Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 - 2020, hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017) và triển khai trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Đối với chế độ cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý về tôn giáo, Bộ Nội vụ đã đề xuất và Chính phủ chỉ đạo đưa vào Chương trình tổng thể cải cách tiền lương giai đoạn 2016 - 2020
13. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Cử tri đề nghị bổ sung quy định ghi tôn giáo và họ tín ngưỡng vào giấy CMND hoặc thẻ Căn cước”
Trả lời : (Tại Công văn số 860/BNV-BTGCP, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013;, Luật Cư trú sửa đối năm 2013; Luật Căn cước công dân và Thông tư số 57/2013/TT-BCA ngày 13/11/2013 quy định về mẫu chứng minh nhân dân (Điều 3) không quy định ghi tôn giáo vào giấy CMND.
Thực tiễn có nhiều ý kiến cho rằng việc khai báo tôn giáo trong giấy CMND hoặc thẻ Căn cước là điều riêng tư của mọi người không nên đưa vào giấy CMND hoặc thẻ Căn cước.
Do vậy, việc đề nghị bổ sung quy định ghi tôn giáo và họ tín ngưỡng vào giấy CMND hoặc thẻ Căn cước của cử tri tỉnh An Giang là không cần thiết.
14. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo tính thống nhất, khắc phục tình trạng cùng một nội dung công việc mà nhiều Bộ quản lý”.
Trả lời : (Tại Công văn số 861/BNV-BTGCP, ngày 21/02/2017)
Tại Khoản 1, Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước”.
Ngày 23 tháng 9 năm 2016, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 303/TB-VPCP, thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp về việc tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật về hội và dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nêu; “4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đề nghị giữ nguyên như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội, theo đó: (1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về lễ hội, trong đó có lễ hội liên quan tín ngưỡng, tôn giáo; (3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này”.
Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 58/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Nội vụ theo chỉ đạo của Chính phủ.
a) “Đề nghị quy định cụ thể về việc mở các trường đào tạo tôn giáo dưới sự quản lý của nhà nước, như thực tế hiện nay nhiều cá nhân nói là có đạo nhưng không qua trường lớp, tuyên truyền, truyền bá những nội dung tín ngưỡng không phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam”.
Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Tại Mục 3, Chương IV, Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 quy định cụ thể: (1) Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo (Điều 37); (2) Trình tự, thủ tục, thấm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo (Điều 38); (3) Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo (Điều 39); (4) Mở lớp bồi clưỡng về tôn giáo (Điều 41) , trong đó đã quy định cụ thể về mở các trường đào tạo tôn giáo.
b) Đề nghị quy định ngay trong dự thảo Luật chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tôn giáo.
Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Tại Khoản 2, Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”.
Hiện nay Bộ Nội vụ (cơ quan được giao chủ trì) đang triển xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trình Chính phủ vào tháng 10/2017.
15. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ; cần làm rõ, có kiểm điểm trách nhiệm đối với các trường hợp có biểu hiện phe nhóm, "con ông, cháu cha" trong việc bố trí việc làm trong bộ máy công quyền".
Trả lời : (Tại Công văn số 1058/BNV-CCVC, ngày 1/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triến khai thực hiện việc đối mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thế chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
16. Cử tri tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri yêu cầu Nhà nước cần phải rà soát lại công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trong bộ máy chính quyền để đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và không sai phạm; không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua.
Trả lời : (Tại Công văn số 1069/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triến khai thực hiện việc đối mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
17. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:
1. Đề nghị tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ, tránh tình trạng cán bộ đã được quy hoạch vào vị trí chủ chốt, vị trí cao tại địa phương và bộ, ngành trung ương nhưng sau đó phát hiện chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy tuổi ..gây ảnh hưởng xấu đến công tác bố trí cán bộ, mất lòng tin của nhân dân. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng sai phạm, bởi những vấn đề này chỉ có thể xảy ra khi có bao che, hối lộ, tình trạng bè phái, nịnh bợ ... để lặp lại kỷ cương và tăng cường pháp chế.
2. Đề nghị xem xét, có phương án tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học vào làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước và các khu vực dịch vụ công để giải quyết việc làm cho lực lượng này".
Trả lời : (Tại Công văn số 1070/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Về nội dung số 1:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triến khai thực hiện việc đối mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
2. Về nội dung số 2:
Ngày 16/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo; theo đó, tại Điểm b Khoản 2 Mục IV quy định về chính sách áp dụng đối với đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội viên Dự án có nhu cầu tiếp tục làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng theo một trong các phương án sau:
Được cấp ủy và chính quyền xã tiếp tục quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của xã hoặc được Ủy ban nhân dân huyện bố trí làm việc tại các đơn vị thuộc huyện. Trong các trường hợp này được Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác xem xét chuyển thành công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật Cán bộ, công chức nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho các đội viên Dự án thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có huyện nghèo xem xét chuyển thành công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trường hợp địa phương nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho đội viên Dự án hoặc đội viên Dự án không có nguyện vọng làm việc tại địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận quá trình công tác của đội viên Dự án ở các xã thuộc huyện nghèo để làm căn cứ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ưu tiên xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,, công chức, viên chức.
Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện về tham gia phát triển nông thôn, miền núi); trong đó, tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 đã quy định: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của Đội viên tại xã trong thời gian 5 năm (đủ 60 tháng), căn cứ vào năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nếu đủ điều kiện thì Đội viên được xét chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã hoặc công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Quyết định số 402/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như sau:
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
- Xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) và tại các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 402/QĐ-TTg nêu trên.
18. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: 1. Công tác quản lý cán bộ, công chức cao cấp như thế nào mà để Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) trốn ra nước ngoài? Vấn đề bổ nhiệm nhiều cán bộ, công chức là người nhà của lãnh đạo địa phương có đúng không?
2. Việc bố trí, luân chuyển cán bộ bị kỷ luật từ vị trí này sang vị trí khác có trường hợp chưa hợp lý, đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng Chính phủ xử lý trách nhiệm trước khi luân chuyển, nếu có vi phạm nghiêm trọng thì có thể cho nghỉ việc".
Trả lời : (Tại Công văn số 1071/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, kiểm soát việc thực thi quyền lực bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; "ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý và sử dụng biên chế".
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thấm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
19. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: "Đề nghị các ngành chức năng kiên quyết trong xử lý khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm nên đình chỉ công tác để làm rõ tại cơ quan, không nên điều động đi nơi khác, thì mới tiến hành xử lý cán bộ như vụ ông Trịnh Xuân Thanh".
Trả lời : (Tại Công văn số 1072/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, kiểm soát việc thực thi quyền lực bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; "ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý và sử dụng biên chế".
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thấm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
20. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: "Cử tri kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ, hạn chế tình trạng anh em trong cùng dòng họ cùng được bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quan trọng tại địa phưong".
Trả lời : (Tại Công văn số 1075/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, kiểm soát việc thực thi quyền lực bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; "ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý và sử dụng biên chế".
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thấm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
21. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri kiến nghị nhà nước quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội người cao tuổi ấp, khóm”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1596/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1.Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Thông báo số 58-TB/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011, Bộ Nội vụ đã phê duyệt Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 285/QĐ-BNV ngày 30 tháng 3 năm 2012, trong đó có ghi: ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cơ sở) thì có Hội Người cao tuổi cơ sở. Thời gian qua, có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện thí điểm chuyển đổi Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện thành Hội Người cao tuổi. Ngày 06 tháng 11 năm 2012, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Thông báo số 38-TB/VPTW về ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư như sau: Tổ chức Hội Người cao tuổi giữ nguyên như hiện nay và hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam.... Riêng với 13 tỉnh, thành phố đã thí điểm lập Hội Người cao tuổi, trước mắt, đồng ý giữ nguyên như hiện nay.
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2484- CV/VPTW ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Trung ương Đảng như sau: “Giữ nguyên mô hình thí điểm Hội Người cao tuổi ở 13 tỉnh, thành phố như hiện nay, không nên nhân rộng; giao Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam Khóa V theo mô hình tổ chức 2 cấp (ở Trung ương và xã, phường, thị trấn).
Do đó, theo chủ trương của cấp có thẩm quyền nêu trên và Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam hiện hành thì không có Hội Người cao tuổi ấp, khóm.
Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định là hội có tính chất đặc thù theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì việc hỗ trợ kinh phí cho Hội Người cao tuổi xã, phường, thị trấn thực hiện theo Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù.
b) Trường họp Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn chưa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định là hội có tính chất đặc thù theo Điều 3 Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì việc hỗ trợ kinh phí cho Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
22. Cử tri tỉnh Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri phản ánh mức quy định phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố vẫn chưa đảm bảo điều kiện và khuyến khích họ làm việc. Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ trong quá trình xây dựng Đề án một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn để thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa chế độ, chính sách cho các đối tượng này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1742/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại các Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
23. Cử tri tỉnh Bến Tre và Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng công tác cải cách hành chính, tinh giản biên chế trong thời gian qua còn chưa phát huy hiệu quả, trong đó yêu cầu về tinh giản biên chế không đạt mà còn tăng thêm biên chế, nhất là cấp xã. Đề nghị có những giải pháp quyết liệt, hữu hiệu và nghiêm túc hơn trong công tác cải cách hành chính”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1958/BNV - CCHC, ngày 12/04/2017)
Những năm gần đây, vấn đề về tinh giản biên chế luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và xác định là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 chính sách tinh giản biên chế, theo đó, đã đề ra các mục tiêu, quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm quyết tâm đẩy mạnh tinh giản biên chế, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Triển khai các chính sách trên, thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát và thực hiện các biện pháp đồng bộ giúp đưa ra khỏi bộ máy nhà nước nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất...; đồng thời, bước đầu đã tuyển chọn được những người có đủ năng lực, chuyên môn cao hơn đáp ứng yêu cầu công việc để nâng cao chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức. Theo kết quả tinh giản biên chế, tính đến ngày 07 tháng 03 năm 2017, đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số 22.670 người, trong đó, các cơ quan của Đảng, đoàn thể là 944 người; các cơ quan hành chính là 2.795 người; các đơn vị sự nghiệp công lập là 14.733 người; cán bộ, công chức cấp xã là 4.069 người; doanh nghiệp nhà nước 122 người.
Cán bộ, công chức đối với từng loại đơn vị hành chính cấp xã[1] đã được quy định rõ tại Điều 61, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ[2]. Theo đó, cấp xã loại 1 có không quá 25 người, cấp xã loại 2 có không quá 23 người và cấp xã loại 3 có không quá 21 người; đồng thời, đã quy định cụ thể số lượng những người hoạt động không chuyên trách phù hợp với loại đơn vị hành chính cấp xã nêu trên. Như vậy, việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được xác định theo từng vị trí, chức vụ, chức danh cụ thể. Tính đến ngày 31/10/2016, số lượng cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.215.709 người. Thời gian gần đây, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng lên như đại biểu nêu là do có thêm một số đơn vị hành chính cấp xã được thành lập để phát huy tiềm năng, lợi thế và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một sổ địa phương.
Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tinh giản biên chế, nhìn chung, còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách: Một số địa phương chưa quyết liệt, ngại va chạm, né tránh nên việc xây dựng Đề án, kế hoạch tinh giản biên chế thực hiện chậm; nhiều nơi chưa thực hiện đúng về trình tự, thủ tục và đối tượng tinh giản biên chế theo quy định; các quy định về rà soát, đánh giá để xác định đối tượng tinh giản biên chế cũng như tuyển dụng, thu hút người có tài năng vào làm việc trong bộ máy hành chính đã bộc lộ hạn chế, bất cập, nhất là đối với cấp xã.
Để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần đấy mạnh tinh giản biên chế ở cấp xã trong thời gian tới, Bộ Nội vụ đã xây dựng và trình Bộ Chính trị Đề án "Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn". Theo đó, đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như:
- Thực hiện nhất thể hoá chức vụ Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở nơi có đủ điều kiện;
Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo hướng mở rộng việc thực hiện việc cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã thực hiện việc kiêm nhiệm chức danh. Theo đó, tăng mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh từ 20% hiện nay lên 50%;
- Khuyến khích việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ; không thực hiện việc chia, tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định. Trên cơ sở đó, từng bước bố trí cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố) và các chức danh trong cùng tổ chức hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
Triển khai có hiệu quả Đề án trên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ đóng góp quan trọng vào việc triển khai các chủ trương Đảng, Chính phủ về tinh giản biên chế, nhất là tại cấp xã; giúp nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn phù hợp hơn với yêu cầu và vị trí công việc, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.
24. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Sau 6 tháng thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực ngày 01/01/2016. Tại Điều 27, Điều 34 quy định về số lượng Phó Chủ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã loại II và loại III, cử tri nhận thấy quy định này chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, sau thời gian triển khai thực hiện nhiều địa phương gặp khó khăn, nhất là các thị trấn loại II. Kiến nghị xem xét điều chỉnh cho phù hợp;
- Cử tri công tác ở cơ sở phản ánh cán bộ cơ sở phải thực hiện rất nhiều công việc, địa bàn công tác rộng, thiếu phương tiện đi lại và thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân nhưng chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp sinh hoạt phí cho các đối tượng này chưa thỏa đáng. Kiến nghị cần quan tâm có chính sách phù hợp như hỗ trợ bảo hiểm y tế cho cán bộ ấp, hỗ trợ sinh hoạt phí, phụ cấp, tiền lương hợp lý cho Tổ trưởng tổ tự quản, cán bộ ấp, xã để các đối tượng này an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1177/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể:
- Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện loại I (quận loại I) có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III (quận loại II và loại III) có không quá hai Phó Chủ tịch;
- Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã (thị trấn) loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
2. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
a) Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, quy định cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương và nâng bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính; quy định về chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã được hưởng như công chức từ cấp huyện trở lên.
b) Về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Ngày 08/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này, Chính phủ đã phân cấp để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn (ấp), tổ dân phố (khu phố) từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Như vậy, vấn đề cử tri nêu thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh Bến Tre quy định.
25. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “1. Đề nghị sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hướng giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã (chuyển sang hoạt động chuyên trách) và tăng mức phụ cấp; bố trí công chức cấp xã giữ các chức danh công tác Đảng, mặt trận, đoàn thể. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng bỏ “công chức cấp xã” và áp dụng “công chức” chung từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thống nhất, liên thông, thuận lợi trong sử dụng, điều động công chức; có chế độ cho người hoạt động không chuyên trách khi về hưu; giải quyết chế độ thai sản cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Chế độ phụ cấp giữa cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước và khối cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện còn có sự phân biệt, cơ quan khối Đảng, đoàn thể được hưởng thêm 30% phụ cấp công tác, trong khi cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực phân công thì không được hưởng. Đề nghị điều chỉnh phụ cấp để đảm bảo công bằng, xem xét cho cán bộ, công chức cấp xã được hưởng chế độ trên.”
Trả lời : (Tại Công văn số 1178/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, một số địa phương đã kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về chế độ hưu trí, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) về các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chỉ tham gia bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí và tử tuất). Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Về kiến nghị xem xét quy định hỗ trợ 30% hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã
Căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, áp dụng đối với cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc ở các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện. Theo đó, chế độ phụ cấp này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
26. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Kiến nghị xem lại cách tính thời gian hưởng Bảo hiểm xã hội cho cán bộ không chuyên trách cấp xã do trước năm 2011 cái đối tượng này không được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, từ năm 2011 trở lại đây thì được tính Bảo hiểm xã hội, như vậy khi đối tượng này về hưu sẽ rất thiệt thòi”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1179/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Căn cứ quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì những đối tượng nêu trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006) mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006). Tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2016.
27. Cử tri tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bình Phước, Hà Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đắk Nông, Hưng Yên và Cao Bằng kiến nghị: “Cử tri tiếp tục đề nghị tăng chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, vì cho rằng chưa tương xứng với tình hình hiện nay, trong khi thời gian làm việc, nhiệm vụ công việc và các hoạt động hành chính khác như cán bộ, công chức chuyên trách (không vượt quá 1.0 do HĐND cấp tỉnh quy định). Đồng thời, cử tri đề nghị: Nhà nước cho cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; cho áp dụng như hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và được trả lương theo trình độ chuyên môn gắn với vị trí việc làm”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1180/BNV-CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, không khống chế mức phụ cấp tối đa bằng hệ số 1,0 như trước đây, đồng thời vấn đề cử tri nêu thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh quy định.
2. Về chế độ Bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Căn cứ tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2016.
3. Về đề nghị áp dụng hợp động lao động đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên, không quy định việc ký hợp đồng lao động đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7, khóa XI của Đảng “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri của các tỉnh nêu trên, đồng thời sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp tục sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp.
28. Cử tri tỉnh Quảng Nam, Trà Vinh, Nghệ An và Thái Nguyên kiến nghị: “Đề nghị xem xét lại quy định về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong Luật tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể xã loại I được 02 Phó Chủ tịch UBND, nhưng xã loại II và loại III chỉ được 01 Phó Chủ tịch UBND. Trên thực tế, khối lượng công việc của xã loại I với xã loại II và loại III chênh lệch không nhiều. Đề nghị tăng 02 Phó Chủ tịch UBND cấp xã, vì 01 Phó Chủ tịch UBND xã không đảm nhận hết”.
Trả lời: (Tại Công văn số 1183/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
29. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “ Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP không quy định rõ những chức danh nào là cán bộ không chuyên trách cấp xã mà chỉ quy định (ở Cấp xã: xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người; xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người; xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người). Chính việc quy định không rõ ràng trong các văn bản trên đã gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các địa phương khi xác định đối tượng nào là cán bộ chuyên trách cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cử tri đề nghị sớm ban hành văn bản quy định rõ, thống nhất về việc xác định số lượng, chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã để các địa phương thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chức danh này;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân, đối với đô thị loại II, cấp Huyện có 2 đồng chí Phó Chủ tịch (Điều 27), cấp xã có 1 Phó Chủ tịch (tại Điều 34). Cử tri cho rằng, việc quy định số lượng Phó Chủ tịch như vậy là không phù hợp do khối lượng công việc ngày càng nhiều, dẫn tới việc điều hành, chỉ đạo thường bị quá tải. Cử tri đề nghị sửa đổi theo hướng tăng số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp huyện là 3 Phó chủ tịch ủy ban nhân dân, cấp xã là 02 Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1185/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Quy định tham gia bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
a) Về quy định số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Ngày 08/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Vì vậy, việc quy định cụ thể số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do HĐND thành phố Hải Phòng quyết định.
b) Về tham gia bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đã quy định rõ về bảo hiểm xã hội đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
c)Về tham gia bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện).
2. Về quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể:
- Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân huyện loại I (quận loại I) có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III (quận loại II và loại III) có không quá hai Phó Chủ tịch;
- Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó chủ tịch, xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ.
30. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Cử tri phản ánh cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn không được hưởng chế độ nghỉ chính sách, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm thất nghiệp, hệ số đóng bảo hiểm 1,0 khi nghỉ hưu thì mức lương hương không đảm bảo đời sống hàng ngày, kiến nghị cần quan tâm cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách yên tâm công tác. Đề nghị tăng lương nên tăng đồng đều cho cán bộ, công chức, đoàn thể, hội để đảm bảo đời sống của họ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1186/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ nghỉ chính sách, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm thất nghiệp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 24, 30, 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014); chỉ tham gia bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí và tử tuất (Điều 53 và Điểm a Khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Vì vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là đúng quy định của pháp luật.
2. Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, kiến nghị của cử tri về đề nghị quan tâm, tăng phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh Bình Phước.
3. Về tăng lương đối với cán bộ, công chức và các tổ chức, đoàn thể
Bộ Nội vụ đã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (trong đó có vấn đề của cử tri nêu). Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
31. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Cử tri kiến nghị xem xét, giải quyết phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1188/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người công tác tại các hội được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo tại các hội thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 03/2013/TT-BNV, cụ thể: “Đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật được bầu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội”;
- Đối với chức danh lãnh đạo tại các hội không phải là người đã nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 03/2013/TT-BNV, cụ thể: “Chế độ, chính sách đối với những người công tác tại hội không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người công tác tại hội, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ luật Lao động, quy định pháp luật có liên quan”.
32. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “- Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hướng quy định bổ sung chức danh cán bộ Văn phòng Đảng ủy vào biên chế; nâng mức tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã và thôn;
- Cử tri phản ánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định đối với xã loại II có một Phó Chủ tịch UBND (Điều 34) là chưa hợp lý. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật này theo hướng giữ nguyên 2 đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã như quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
- Cử tri phản ánh Văn phòng UBND cấp xã hiện nay không thể giúp việc cho HĐND, Thường trực HĐND xã vì trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương không quy định. Đề nghị Quốc hội sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng quy định Văn phòng UBND cấp xã như hiện nay thành Văn phòng HĐND và UBND cấp xã có chức năng giúp việc HĐND cấp xã;
- Cử tri phản ánh Quyết định số 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/01/2013 mới chỉ quy định về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước, tuy nhiên, đối với chủ nhiệm hợp tác xã toàn xã giai đoạn từ 01/7/1997 đến năm 2003 thì chưa có quy định để thực hiện. Đề nghị ban hành quy định việc cộng nối bảo hiểm xã hội đối với chủ nhiệm hợp tác xã toàn xã giai đoạn từ 01/7/1997 đến năm 2003”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1189/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Văn phòng Đảng ủy như kiến nghị của cử tri) phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Về sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương đã kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Về cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp
Bộ Nội đã vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (trong đó có vấn đề của cử tri nêu). Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
3. Về quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó chủ tịch, xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
4. Đối với công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã
Căn cứ quy định Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, công chức Văn phòng, thống kê chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với Chủ nhiệm hợp tác xã giai đoạn từ sau 01/7/1997
Từ sau 01/7/1997 đến năm 2003 chế độ, chính sách và quyền lợi đối với Chủ nhiệm hợp tác xã thực hiện theo quy định của Luật hợp tác xã, được Quốc hội khóa IX ban hành ngày 20/3/1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1997.
33. Cử tri tỉnh Lai Châu, Bình Phước kiến nghị: “Đề nghị bổ sung chức danh Văn phòng cấp ủy vào danh mục “công chức cấp xã” tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở căn cứ số lượng công chức xã được giao để bố trí, sắp xếp công chức đảm nhiệm vị trí việc làm cho phù hợp với thực tiễn; bổ sung đối tượng công chức cấp xã được hưởng phụ cấp “theo loại xã” như đối với cán bộ xã (quy định tại Điều 9, Nghị định 92/2009/NĐ-CP) về phụ cấp theo loại xã đối với cán bộ, công chức xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1164/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về bổ sung chức danh Văn phòng cấp uỷ vào danh mục “công chức cấp xã”.
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Văn phòng cấp uỷ như kiến nghị của cử tri) phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Về bổ sung đối tượng công chức cấp xã được hưởng phụ cấp theo loại xã
Chế độ phụ cấp theo loại xã quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là để bảo đảm tương quan đối với cán bộ bầu cử giữa cấp xã với cấp huyện trở lên. Vì vậy, cần bổ sung chế độ phụ cấp theo loại xã như quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri các tỉnh Lai Châu và Bình Phước để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
34. Cử tri tỉnh Tây Ninh, Nghệ An kiến nghị: 1. Đề nghị xem xét nâng lương định kỳ đối với 04 chức danh cấp xã: Phó Trưởng ban tuyên giáo, Phó trưởng ban tổ chức Đảng – chính quyền, Phó trưởng ban dân vận đảng ủy, Phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy – Thanh tra nhân dân như đối với cán bộ, công chức chuyên trách.
2. Đề nghị hỗ trợ cho cán bộ làm công tác Đảng, Đoàn thể tại cấp xã được hưởng 30% như cấp huyện, tỉnh.
3. Đề nghị có chính sách đối với cán bộ không chuyên trách công tác tại xã bãi ngang.
Trả lời : (Tại Công văn số 1162/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về xem xét nâng lương định kỳ đối với 04 chức danh cấp xã
Căn cứ quy định tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì các chức danh cử tri nêu trên không thuộc đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng được hưởng lương), mà hưởng phụ cấp theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã .Vì vậy, không thực hiện chế độ nâng lương định kỳ đối với 04 chức danh cấp xã nêu trên.
2. Về hỗ trợ cho cán bộ làm công tác Đảng, Đoàn thể tại cấp xã
Căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, áp dụng đối với cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc ở các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội từ Trung ương đến cấp huyện. Theo đó, chế độ phụ cấp này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
3. Về chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách công tác tại xã bãi ngang.
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó có những người hoạt động không chuyên trách công tác tại xã bãi ngang) không thuộc đối tượng hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Đối tượng này chỉ được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Căn cứ vào tình hình cụ thể chế độ phụ cấp này sẽ được Hội đồng nhân dân điều chỉnh phù hợp.
35. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: “Cử tri kiến nghị có giải pháp cải cách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã, vì hiện nay các đối tượng này đang hưởng mức lương và phụ cấp còn thấp, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1355/BNV - CQĐP, ngày 16/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại các Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
36. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Cử tri kiến nghị cần quan tâm đổi mới chế độ công chức và người hoạt động bán chuyên trách ở cấp cơ sở, vì hiện nay mức thu nhập của các đối tượng này thấp hơn mức bình quân của xã hội, việc quy định công tác đến tháng 61 mới được nâng lương một lần duy nhất là rất thiệt thòi cho các đối tượng trên”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1158/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại các Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (không có quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp cơ sở công tác đến tháng thứ 61 mới được nâng lương một lần duy nhất như ý kiến cử tri nêu); đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
37. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị ban hành chính sách để đảm bảo chế độ đối với cán bộ xã xin thôi việc theo nguyện vọng: theo quy định tại Điều 64 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Khoản 1, Điều 15 Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp: do thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức; do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức cấp huyện đồng ý”. Như vậy cán bộ xã được thôi việc và được hưởng chế độ thôi việc khi có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cách tính chi trả chế độ thôi việc đối với cán bộ cấp xã. Ngày 19/4/2012, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 739/UBND-NC về xin chủ trương để ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ cấp xã không đạt chuẩn gửi Bộ Nội vụ và cũng được Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trả lời tại Công văn số 2998/BNV-CQĐP ngày 21/8/2012 là “căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì thẩm quyền xây dựng và ban hành loại văn bản này là của Chính phủ, HĐND và UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền ban hành loại văn bản này, Bộ Nội vụ ghi nhận các ý kiến phản ánh của UBND tỉnh Sơn La, đồng thời Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ xem xét giải quyết cho phù hợp”. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1176/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Các Nghị định này đã quy định về chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, chế độ thôi việc… trong đó có đối tượng kiến nghị của cử tri nêu trên.
38. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghị xem xét nâng lương định kỳ đối với 04 chức danh cấp xã: Phó trưởng Ban tuyên giáo, Phó trưởng Ban tổ chức Đảng-chính quyền, Phó trưởng Ban dân vận Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy - Thanh tra nhân dân như đối với cán bộ, công chức chuyên trách”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1181/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Căn cứ quy định tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì các chức danh cử tri nêu trên không thuộc đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng được hưởng lương), mà những người này chỉ được hưởng phụ cấp từ quỹ phụ cấp. Ngày 08/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
39. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Về quy định đóng bảo hiểm bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:
Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 2 thì: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do vậy, cử tri đề nghị sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP đối với việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn như quy định của Luật bảo hiểm xã hội..”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1157/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ theo đúng quy định.
40. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Về chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội: Theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, cơ quan đảng, đoàn thể chính trị – xã hội và chế độ tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị, mức phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội đối với cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng: Văn phòng, tổ chức, dân vận, tuyên giáo, đối ngoại và các đảng ủy trực thuộc từ Trung ương đến cấp huyện (được hưởng mức phụ cấp bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung). Cử tri cho rằng, các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có thực thi tốt hay không có phần đóng góp rất lớn của cấp xã, cấp trực tiếp triển khai chính sách đến Nhân dân. Vì vậy, cử tri đề nghị bổ sung chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội đối với cán bộ, công chức, người lao động (hưởng lương từ ngân sách nhà nước) làm việc ở các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị ở cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1182/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, áp dụng đối với cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc ở các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội từ Trung ương đến cấp huyện. Theo đó, chế độ phụ cấp này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
41. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Cử tri phản ánh phụ cấp của cán bộ bán chuyên trách quá thấp 1.210.000 đồng/tháng. Nếu tính làm ½ ngày khoảng 40.000 đồng nên không đảm bảo cuộc sống và không yên tâm công tác. Cử tri đề nghị xem xét lại chế độ đối với Công an viên vì còn bất hợp lý so với các chức danh khác ở cơ sở, như chế độ dân quân tự vệ khoảng 3 triệu đồng/tháng”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1184/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó có các đối tượng như cử tri nêu) không thuộc đối tượng hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 mà được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo Nghị định này, Chính phủ đã phân cấp để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Như vậy, vấn đề cử tri nêu thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh Lâm Đồng quy định.
42. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang kiến nghị: Cử tri là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã phụ trách công tác kiểm tra, dân vận, tuyên giáo, tổ chức của Đảng uỷ đều là Thường vụ cấp uỷ, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ “Quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã” theo hướng quy định các đối tượng trên là công chức cấp xã nhằm bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp cho những cán bộ phụ trách các lĩnh vực trên”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1159/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng được hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, việc điều chỉnh, bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (các chức danh làm công tác đảng, như: Tổ chức, Tuyên giáo, Kiểm tra, Dân vận của Đảng ủy cấp xã) như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
43. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị tăng phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách cấp xã và cấp thẻ BHYT miễn phí cho đội ngũ này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1187/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về đề nghị tăng phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, kiến nghị của cử tri về việc tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã là thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh Thái Bình.
2. Về bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 của Khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc Hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là: “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật”.
Tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế (ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng). Vì vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã không thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
44. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: “Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định xã loại II và III được bố trí 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Thực hiện quy định trên, Hậu Giang dôi dư 59 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp và bố trí những cán bộ này vào ngạch công chức cấp xã và công chức cấp huyện. Nhưng triển khai gặp khó khăn do công chức cấp xã không thể chuyển ngạch lên công chức cấp huyện và cả hai cấp xã, huyện đã đủ biên chế. Vì vậy, không thể bố trí công việc cho các cán bộ này. Đề nghị có hướng dẫn theo hướng bố trí cho các cán bộ này vào ngạch công chức cấp xã, huyện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những cán bộ này khi triển khai thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1161/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện chủ trương này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế…
Đối với những đơn vị hành chính cấp xã có giảm số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương căn cứ quy định hiện hành về chuyển ngạch, tuyển dụng công chức không qua thi tuyển để xem xét, bố trí, sắp xếp các vị trí cho phù hợp. Trường hợp địa phương đã đủ biên chế không bố trí, sắp xếp được thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Đối với việc công chức cấp xã không thể chuyển ngạch lên công chức cấp huyện, Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét khi sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản pháp luật có liên quan.
45. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Cử tri phản ảnh, theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng được giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước thì chỉ có khoảng 20 đến 30% đối tượng làm Chủ nhiệm hợp tác xã trong giai đoạn từ 01/7/1997 trở về trước được hưởng chế độ này. Vì thực tế, trong giai đoạn này, hầu hết các xã do đông dân cư nên đều có đến 02 hợp tác xã, rất ít xã có 01 hợp tác xã có quy mô toàn xã. Do đó, Chủ nhiệm những hợp tác xã này không được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 250/QĐ-TTg. Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định này theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đối với chủ nhiệm những hợp tác xã không có quy mô toàn xã.”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1155/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Công văn số 7080/VPCP-KTTH ngày 09/9/2015 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 giải trình cụ thể lý do cùng một loại hình hợp tác xã thì Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã được hưởng chế độ, chính sách nhưng Chủ nhiệm hợp tác xã không phải quy mô toàn xã không được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến giải trình của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9300/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, theo đó đồng ý kéo dài thời gian thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg đến hết ngày 31/12/2016 và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quyết định (xin gửi kèm Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 của Bộ Nội vụ và Công văn số 9300/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 của Văn phòng Chính phủ).
46. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Kiến nghị xem xét sửa đổi quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 về quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội theo hướng bổ sung chế độ phụ cấp đối với những người giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù mà không phải là người đã nghỉ hưu trí để hỗ trợ chi phí và động viên tinh thần công tác của các đối tượng này. Bởi, cùng đảm đương vị trí như nhau trong hội có tính chất đặc thù nhưng người về hưu lại có chế độ cho vị trí công tác, còn người không phải là hưu trí thì không được”.
Trả lời : (Tại Công văn số 709/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
1. Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 về quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để thay thế Thông tư số 1 l/2010/TT-BNV;
2. Về chế độ thù lao đối với những người giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù mà không phải là người đã nghỉ hưởng lương hưu:
Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách mà không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ. Theo đó, thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người làm công tác hội bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ luật Lao động; quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “... có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người làm việc tại hội”. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
47. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Về vấn đề tinh giản biên chế nhà nước: cử tri đề nghị Chính phủ nên có quyết tâm mạnh mẽ và có những giải pháp quyết liệt, để việc tinh giản biên chế đạt hiệu quả, trong đó việc rà soát, đánh giá lại hiệu quả, hiệu lực của nền công vụ và chất lượng của đội ngũ công chức phải dược tiến hành một cách khách quan, công tâm và trung thực. Cử tri rất quan tâm về việc cả nhà, cả dòng họ làm quan như báo chí đã thông tin và đề nghị tiến hành rà soát việc bổ nhiệm cán bộ trên phạm vi cả nước và có biện pháp xử lý những cá nhân lạm dụng chức quyền nhằm mưu lợi cá nhân, gia đình, dòng họ, nhóm lợi ích thông qua việc bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời chỉ đạo người đứng đầu các ngành, địa phương phải phát huy tinh thần trách nhiệm, công tâm, trung thực trong công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ".
Trả lời : (Tại Công văn số 733/BNV - TCBC, ngày 16/02/2017)
1. Đối với việc tinh giản biên chế
Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của nền công vụ để làm cơ sở xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Để triển khai Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngày 17/4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; đồng thời, ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trên đã quy định và đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ.
2. Đối với công tác cán bộ
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TV/ ngày 16/11/2016. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã xây dựng và đề nghị Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, trong đó xác định nhiệm vụ:
+ Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; bổ sung quy định về xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu.
+ Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp; đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch.
+ Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, Chính phủ cũng đã xác định các nhiệm vụ tập trung chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2016 - 2021, trong đó có nhiệm vụ: Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức.
Như vậy, trên cơ sở quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ, giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt đã được đưa ra để chính sách tinh giản biên chế được thực hiện hiệu quả; đồng thời, tăng cường quản lý trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả nền công vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa đã nêu.
48. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, như hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã (cấp tỉnh, huyện có Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng cấp xã không có)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 363/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Luật này không quy định Hội đồng nhân cấp xã có Tổ đại biểu.
Căn cứ quy định nêu trên, Hội đồng nhân dân cấp xã không thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo đó, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân; hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; các Ban của Hội đồng nhân dân quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
49. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Việc quy định Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay theo Khoản 3 Điều 32 của Luật tổ chức chính quyền địa phương là chưa hợp lý, chưa đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, cử tri kiến nghị sửa đổi quy định Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm thành hoạt động chuyên trách”.
Trả lời : (Tại Công văn số 365/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Khoản 3 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: “HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của HĐND xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm”.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã hoạt động chuyên trách sẽ phải sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, sẽ làm tăng số lượng lớn biên chế cán bộ, công chức cấp xã, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, Bộ Nội vụ chưa có căn cứ để đề nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Lạng Sơn.
50. Cử tri thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hòa Bình, Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét, sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện, tránh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thi hành Luật”.
Trả lời : (Tại Công văn số 366/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Sau khi Luật tổ chức chính quyền địa phương được ban hành, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1910/QĐ-TTg ngày 05/11/2015 về kế hoạch triển khai Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có uan uant ham mưu, giúp Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 03 Nghị quyết hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương: (1) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của HĐND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (2) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; (3) Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND; phối hợp với Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì) tham mưu, giúp Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, phê chuẩn, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND; (2) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, các nội dung được Luật tổ chức chính quyền địa phương giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành.
51. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương không quy định Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, gây khó khăn trong hoạt động. Đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã trong điều kiện không có chức danh tổ trưởng tổ đại biểu”.
Trả lời : (Tại Công văn số 364/BNV - CQĐP, ngày 20/03/2017)
Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể hoạt động của HĐND (trong đó có HĐND cấp xã). Các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND xã, phường, thị trấn không quy định HĐND cấp xã thành lập Tổ đại biểu HĐND nên không có chức danh Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND cấp xã. Vì vậy, hoạt động của HĐND cấp xã (khi không có chức danh Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND) sẽ được thực hiện thông qua kỳ họp HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND theo quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
52. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị công nhận xã Vũ Quý huyện Kiến Xương và xã Thái Hưng huyện Thái Thụy là thị trấn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 367/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nội vụ và UBND tỉnh Thái Bình, Chính phủ đã có Tờ trình số 140/TTr-CP ngày 01/4/2015 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Đề án thành lập thị trấn Thái Ninh, huyện Thái Thụy và thị trấn Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, ngày 01/6/2015 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Văn bản số 885/UBTVQH13-PL tạm dừng việc xem xét, quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh cho đến khi văn bản mới quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực thi hành. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 4396/VPCP-NC ngày 12/6/2015 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 2660/BNV-CQĐP ngày 23/6/2015 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có tỉnh Thái Bình) thông báo về nội dung tạm dừng nêu trên.
Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã có hiệu lực thi hành. Do Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 nêu trên không có quy định chuyển tiếp đối với các Đề án thành lập đơn vị hành chính đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trước ngày các văn bản này có hiệu lực thi hành nên UBND tỉnh Thái Bình cần rà soát, hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, nội dung Đề án thành lập 02 thị trấn nêu trên theo quy định mới của pháp luật hiện hành để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
53. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri phản ánh hiện nay kinh phí hoạt động của các hội quần chúng còn hạn chế, theo quy định của dự thảo Luật về Hội sẽ xóa bỏ hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các hoạt động hội, điều này sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động của các hội quần chúng. Đề nghị quy định cho phù hợp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 706/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 05/VPCP-PL ngày 03/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về dự án Luật về hội, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ủy ban pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan để nghiên cúu tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật về hội theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV.
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu hoàn thiện dự thảo Luật về hội, trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định.
54. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân xã để việc thực hiện chức năng giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân xã đạt hiệu quả”.
Trả lời : (Tại Công văn số 361/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Tại khoản 1 và khoản 6 Điều 108 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định các lĩnh vực phụ trách của Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp xã; đồng thời các điều 109, 110 và 111 Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn; quan hệ, phối hợp công tác và thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Ban của Hội đồng nhân dân (trong đó có các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã).
Như vậy, chức năng, nhiệm vụ của các Ban của Hội đồng nhân dân xã đã được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.
55. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm có hướng dẫn chi tiết về chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 362/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp đã được quy định tại Mục 1 Chương VI (từ Điều 78 đến Điều 112) của Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đồng thời, thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 04 Nghị quyết: (1) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; (2) Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; (3) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (4) Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị; theo thẩm quyền Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
Như vậy, chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp đã được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành.
56. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: "Kiến nghị hướng dẫn và quy định cụ thể đối với Hội đồng nhân dân cấp xã như việc: thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã, Ban Hội đồng nhân dân cấp xã thì có được sử dụng con dấu hay không; đề nghị cho thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp xã".
Trả lời : (Tại Công văn số 370/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
1. Về kiến nghị thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã
Cơ cấu tổ chức của HĐND xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Luật không quy định HĐND cấp xã có Tổ đại biểu.
Căn cứ quy định nêu trên, HĐND cấp xã không thành lập Tổ đại biểu HĐND. Theo đó, hoạt động của HĐND cấp xã được thực hiện thông qua kỳ họp HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND được quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2. Về sử dụng con dấu của Ban của HĐND cấp xã
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban của HĐND cấp xã theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, nếu cần phải đóng dấu văn bản của Ban của HĐND cấp xã thì Ban của HĐND cấp xã báo cáo Thường trực HĐND cấp xã quyết định sử dụng con dấu của HĐND cấp xã.
3. Về kiến nghị thành lập Văn phòng HĐND cấp xã
Luật tổ chức chính quyền địa phương không quy định việc thành lập Văn phòng HĐND cấp xã. Việc kiến nghị thành lập Văn phòng HĐND cấp xã liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương, làm tăng tổ chức bộ máy và biên chế, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, Bộ Nội vụ chưa có cơ sở để đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Bình Thuận
57. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Đề nghị giải quyết dứt điểm việc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế mượn đất của xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho nhân dân xã Hồng Thủy ở đến nay chưa trả lại cho xã A Bung”.
Trả lời : (Tại Công văn số 377/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Căn cứ hồ sơ lưu trữ về quá trình quản lý địa giới hành chính giữa xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thì không có tài liệu nào thể hiện nội dung xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế mượn đất của xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho nhân dân xã Hồng Thủy ở. Tuy nhiên, để giải quyết việc tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế chưa xác định được địa giới hành chính tại khu vực giáp ranh giữa xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 07-TB/TW-m ngày 01/6/2016 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1184/VPCP-NC ngày 14/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 9/2016 Bộ Nội vụ đã thành lập Đoàn công tác liên ngành trung ương tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế để có căn cứ hoàn thiện văn bản trình Quốc hội xem xét, quyết định phương án xác định địa giới hành chính giữa 2 tỉnh tại khu vực nêu trên.
58. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Cử tri đề nghị quan tâm sớm tách huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính và nâng lên thành 02 quận”.
Trả lời : (Tại Công văn số 368/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Bộ Nội vụ chưa nhận được hồ sơ trình của thành phố Đà Nẵng về việc chia huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính và thành lập 02 quận như đề nghị của cử tri nêu trên.
Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, nếu việc chia huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính để thành lập 02 quận mới mà không làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế trong hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng, đồng thời bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tiến hành trình tự, thủ tục xây dựng Đề án theo quy định.
59. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Đề nghị giải quyết dứt điểm việc phân chia ranh giới quản lý trên địa bàn giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng (khu vực giáp ranh phía Bắc huyện Cát Hải và tỉnh Quảng Ninh”.
Trả lời : (Tại Công văn số 376/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh có 02 khu vực chưa xác định được địa giới hành chính tồn tại từ năm 1995 (khi kết thúc thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã). Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 5010/TTr-BNV ngày 30/10/2015 báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội xem xét, quyết định phương án xác định địa giới hành chính giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tại 02 khu vực nêu trên. Sau khi xem xét Tờ trình của Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hoàn thiện văn bản báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi trình Quốc hội (theo Công văn số 9840/VPCP-NC ngày 24/11/2015 của Văn phòng Chính phủ). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cuối tháng 10/2016 Bộ Nội vụ đã thành lập Đoàn công tác liên ngành trung ương tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế để có căn cứ hoàn thiện văn bản báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ Chính trị và Quốc hội theo quy định.
60. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri của 04 xã Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Trường An còn đang băn khoăn về vấn đề 04 xã này có được lên phường hay không, nếu không lên phường được thì tập trung xây dựng 04 xã để đạt xã nông thôn mới. Cử tri đề nghị xem xét để 04 xã lên phường và xét theo tiêu chuẩn cũ, nếu không lên phường được thì trở về xã để được hưởng chế độ của xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 369/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nội vụ và UBND tỉnh Vĩnh Long, Chính phủ đã có Tờ trình số 121/TTr-CP ngày 26/3/2015 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Đề án thành lập 04 phường Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Trường An thuộc thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên, ngày 01/6/2015 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Văn bản số 885/UBTVQH13-PL tạm dừng việc xem xét, quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh cho đến khi văn bản mới quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực thi hành. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 4396/VPCP-NC ngày 12/6/2015 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 2660/BNV-CQĐP ngày 23/6/2015 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có tỉnh Vĩnh Long) thông báo về nội dung tạm dừng nêu trên.
Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã có hiệu lực thi hành. Do Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 nêu trên không có quy định chuyển tiếp đối với các Đề án thành lập đơn vị hành chính đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trước ngày các văn bản này có hiệu lực thi hành nên UBND tỉnh Vĩnh Long cần rà soát, hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, nội dung Đề án thành lập 04 phường nêu trên theo quy định mới của pháp luật hiện hành để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
61. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Cử tri phản ánh, các văn bản hướng dẫn Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong đó có nội dung quy trình bầu trưởng thôn quá rườm rà, quá nặng cho chức danh trưởng thôn; hướng dẫn các bước còn khắt khe hơn hiệp thương bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, dẫn đến khi triển khai thực hiện cơ sở còn gặp khó khăn, đặc biệt là những nơi tình hình phức tạp thì không bầu được trưởng thôn. Đề nghị Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp, dễ thực hiện, vì thôn không phải là một cấp chính quyền”.
Trả lời : (Tại Công văn số 379/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 05/4/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trong đó quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến của cử tri, các địa phương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
62. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Theo Nghị định 15/NĐ-CP ngày 26/01/2007 về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, huyện Sốp Cộp thuộc huyện loại II. Tuy nhiên huyện Sốp Cộp là huyện vùng sâu vùng xa, diện tích rộng, đặc biệt là có đường biên giới với nước bạn Lào dài 120km, để thuận lợi trong việc quản lý địa bàn nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, huyện Sốp Cộp đề nghị Chính phủ xem xét cho các huyện có đường biên giới kéo dài từ 50km trở lên được xếp vào huyện loại I”.
Trả lời : (Tại Công văn số 380/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Ngày 25/5/2016 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thay thế Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. Do vậy, đề nghị tỉnh Sơn La thực hiện việc phân loại đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 nêu trên.
63. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Tổ 17 phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình thành lập đã 12 năm nay, nhưng nằm trên địa giới hành chính thuộc xã Vũ Phúc quản lý. HĐND phường Phú Khánh, HĐND thành phố Thái Bình, HĐND tỉnh Thái Bình đã họp thống nhất quyết định điều chỉnh địa giới hành chính xã Vũ Phúc quản lý (nhân dân tổ 17 phường Phú Khánh đang sinh sống) về thuộc địa giới hành chính phường Phú Khánh. Nhưng đã 2 năm nay chưa có kết quả giải quyết, đề nghị sớm xem xét để nhân dân tổ 17 phường Phú Khánh yên tâm, ổn định cuộc sống”.
Trả lời : (Tại Công văn số 375/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Để chuyển địa bàn sinh sống của nhân dân tổ 17 phường Phú Khánh từ địa giới hành chính xã Vũ Phúc quản lý sang địa giới hành chính phường Phú Khánh quản lý thì phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới hành chính phường Phú Khánh và xã Vũ Phúc thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, đề nghị UBND tỉnh Thái Bình lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính phường Phú Khánh và xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình để lấy ý kiến Nhân dân là cử tri thuộc phường Phú Khánh và xã Vũ Phúc làm căn cứ đề nghị HĐND phường Phú Khánh, HĐND xã Vũ Phúc, HĐND thành phố Thái Bình và HĐND tỉnh Thái Bình xem xét, ban hành nghị quyết về vấn đề này. Đồng thời, UBND tỉnh Thái Bình lập Hồ sơ, Đề án điều chỉnh địa giới hành chính phường Phú Khánh và xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
64. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Dương để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Tuyên Quang. Huyện Sơn Dương hiện có diện tích 78.783 ha, 33 xã, thị trấn, dân số 192.216 người, do diện tích lớn, nhiều đơn vị hành chính nên khó khăn trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội. Việc thành lập huyện mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, điều hành, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”.
Trả lời : (Tại Công văn số 378/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Hiện nay, việc thành lập mới đơn vị hành chính huyện thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, huyện miền núi, vùng cao phải có diện tích tự nhiên từ 850 km2 (85.000 ha), dân số từ 80.000 người và 16 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, trong đó có ít nhất 01 thị trấn. Như vậy, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hiện có diện tích tự nhiên là 78.783 ha chưa đủ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính huyện miền núi thì không thể điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Dương để thành lập thêm một huyện.
65. Cử tri tỉnh Nam Định và tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Cử tri đề nghị nhiệm kỳ của trưởng thôn, phó trưởng thôn và các đoàn thể nên quy định đủ 5 năm cho thống nhất với các nhiệm kỳ khác của Đảng và chính quyền vì thời gian nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi như quy định là quá ngắn, chi phí bầu cử gây tốn kém cho ngân sách nhà nước”.
Trả lời : (Tại Công văn số 373/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là hai năm rưỡi để phù hợp với nhiệm kỳ chi bộ đảng ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến của cử tri và các địa phương trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2012/TT-BNV nêu trên.
66. Cử tri tỉnh BÌnh Thuận kiến nghị: "1. Hiện nay, Cán bộ Văn phòng cấp ủy xã, phường được xếp vào ngạch bán chuyên trách, ngoài hệ thống phụ cấp được hưởng thì không có chế độ gì thêm. Đề nghị Trung ương quan tâm xem xét cho chức danh này vào ngạch biên chế cán bộ xã.
2. Cử tri kiến nghị xem xét lại những bất cập của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về số lượng cán bộ ở xã, phường, thị trấn; mức lương, trợ cấp cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn thấp; đối tượng là cán bộ không chuyên trách mức phụ cấp quá thấp. Đề nghị điều chỉnh lương kịp thời đúng thực tế để bảo đảm được đời sống của những cán bộ cơ sở, nhất là đối tượng cán bộ không chuyên trách.
3. Cử tri kiến nghị điều chỉnh lương kịp thời đúng thực tế để bảo đảm được đời sống của những cán bộ cơ sở, nhất là đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã".
Trả lời : (Tại Công văn số 1171/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Văn phòng Đảng ủy) để hưởng lương như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương đã kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
67. Cử tri thành phố Đã Nẵng kiến nghị: "Cử tri phản ảnh, theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng được giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm Hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước thì chỉ khoảng 20 đến 30% đối tượng làm Chủ nhiệm hợp tác xã trong giai đoạn từ 01 tháng 7 năm 1997 trở về trước được hưởng chế độ này. Vì thực tế, trong giai đoạn này, hầu hết các xã do đông dân cư nên đều có đến 02 hợp tác xã, rất ít xã có 01 hợp tác xã có quy mô toàn xã. Do đó, Chủ nhiệm những hợp tác xã này không được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 250/QĐ-TTg. Cử tri đề nghị sửa đổi Quyết định này theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đối với chủ nhiệm những hợp tác xã không có quy mô toàn xã".
Trả lời : (Tại Công văn số 1168/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Ngày 11 tháng 11 năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo (tại Công văn số 9300/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ): "Đồng ý kéo dài thời gian giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quyết định" (gửi kèm Quyết định số 250/QĐ-TTg).
68. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đề nghị phụ cấp chức vụ của trưởng, phó phòng cấp huyện phải tương đương với phụ cấp của trưởng, phó phòng các sở, ban ngành cấp tỉnh và tương đương vì công việc của người lãnh đạo cấp phòng huyện cũng khó khăn và phức tạp vì trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân và thường xuyên đi công tác cơ sở (địa hình, giao thông đến trung tâm xã, thôn, bản còn hết sức khó khăn)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1624/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang quy định mức lương của Trưởng phòng và Phó phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn mức lương của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
a) Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 374 đồng, 405 đồng và 438 đồng;
Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 333 đồng, 359 đồng và 388 đồng.
b) Phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 346 đồng, 374 đồng và 405 đồng;
Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 310 đồng, 333 đồng và 359 đồng.
2. Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
a) Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2.
b) Phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,1.
3. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang giữ tương quan phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
a) Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,5;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3.
b) Phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2.
Việc quy định mức lương hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh được xem xét trên chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý theo cấp hành chính (cấp tỉnh và cấp huyện) để đảm bảo tính thứ bậc hành chính, phù hợp với quy định tại Điều 9 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
69. Cử tri thành phố Đã Nẵng kiến nghị: “Hiện nay, những người làm việc trong bộ máy nhà nước đều là cán bộ, công chức như nhau nhưng có người có phụ cấp thâm niên, phụ cấp ngành nhưng có ngành thì không có các loại phụ cấp này. Đề nghị xem xét lại vấn đề này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1627/ BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Chế độ tiền lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện từ tháng 10 năm 2004 theo Kết luận số 21-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2003 của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX. Theo đó, đã quy định nguyên tắc cán bộ, công chức, viên chức áp dụng chung bảng lương; điều kiện lao động đặc thù và ưu đãi ngành, nghề thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Căn cứ quy định nêu trên và do mức lương theo ngạch, bậc quy định trong bảng lương công chức, viên chức còn thấp, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đã quy định áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù theo ngành, nghề như sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, dự trữ quốc gia, kiểm lâm, hải quan, nhà giáo, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đảng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ xếp lương theo các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nhà giáo, y tế, kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm soát đê điều, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thống kê, dự trữ quốc gia, văn hóa - thông tin, khí tượng thủy văn, quản lý thị trường, hải quan, kiểm toán.
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra đảng và thi hành án dân sự, công chứng.
2. Vấn đề cử tri nêu trên đã được Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, không bổ sung các loại phụ cấp đặc thù theo ngành, nghề. Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
70. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Cử tri kiến nghị, việc quy định mức hưởng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp như hiện nay là chưa phù hợp. Ví dụ, phụ cấp chức vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ được hưởng là 0,7 bằng Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện được hưởng là 0,3 trong khi đó Hiệu trưởng trường PTTH hạng I là 0,70, phó hiệu trưởng là 0,55; Hiệu trưởng trường PTCS hạng 1 là 0,55, phó hiệu trưởng là 0,45…Do đó, đề nghị cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1623/ BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Chế độ tiền lương hiện hành thực hiện từ tháng 10 năm 2004 đến nay đã phát sinh một số bất cập, trong đó có vấn đề như ý kiến cử tri nêu. Bộ Nội vụ đã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
71. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị nâng mức phụ cấp khu vực từ 0,4 lên 0,5 cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ được quy định tạiThông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDTngày 05/01/2005 vì huyện Ba Chẽ có 7 xã được hưởng phụ cấp 0,5 và xã Nam Sơn là 01 trong 05 xã đặc biệt khó khăn của huyện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1622/ BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Mức phụ cấp khu vực được xác định theo các yếu tố quy định tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộchướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, cụ thể là:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người;
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.
2. Đến nay, nếu có thay đổi các yếu tố xác định mức phụ cấp khu vực thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ hướng dẫn tại Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc có văn bản gửi Bộ Nội vụ trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc để xem xét, trả lời cho phù hợp.
72. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Cử tri kiến nghị xem xét, giải quyết phụ cấp đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã. Quy định người đương chức kiêm Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã được hưởng phụ cấp này. Có chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1626/ BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và cán bộ Hội Chữ thập đỏ ở cấp xã không thuộc chức danh cán bộ cấp xã quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức. Chế độ đối với các chức danh nêu trên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, cụ thể là: Số lượng, chức danh và mức phụ cấp của từng chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
73. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị quy định phụ cấp đối với chức danh Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong cấp xã. Vì theo quy định hiện nay, Chủ tịch Hội Cựu TNXP cấp xã phải là cán bộ nghỉ hưu, hoặc đối tượng đang hưởng BHXH mới được phụ cấp, còn Chủ tịch không phải đối tượng trên thì không có phụ cấp, như vậy là chưa hợp lý”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1625/ BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/2/20104 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối vói cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữu chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện theo chế độ hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại các hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do Hội quyết định trên cơ sở kinh phí của Hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Bộ Nội vụ đã tổng hợp nội dung của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
74. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “- Cử tri kiến nghị xem xét, giải quyết phụ cấp đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã. Quy định người đương chức kiêm Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã được hưởng phụ cấp này. Có chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn.
- Cử tri rất băn khoăn việc tăng lương cho công chức, viên chức nhà nước rất chậm, trong khi giá cả tiêu dùng luôn biến động tăng, làm cho đời sống của bộ phận công chức, viên chức gặp khó khăn. Cử tri đề nghị cần quan tâm vấn đề này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1620/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Vấn đề chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và cán bộ Hội Chữ thập đỏ ở cấp xã) và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 879/BNV-TL ngày 21 tháng 02 năm 2017 (kèm theo) gửi Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
75. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Việc quy định một số đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp 70% đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, có những trường hợp 02 trụ sở cơ quan ở 02 ấp khác nhau trong cùng một xã, chỉ cách nhau một con đường nhưng do cơ quan này thuộc ấp đặc biệt khó khăn và cơ quan kia không thuộc ấp đặc biệt khó khăn nên có sự so bì về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở 02 cơ quan rất gần nhau lại có mức thu nhập chênh lệch nhau rất xa”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1621/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Căn cứ ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại công văn số 1906/VPCP-KTTH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ); Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong quý IV năm 2017. Vấn đề cử tri kiến nghị nêu trên sẽ được nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng Nghị định nêu trên.
76. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị có hướng dẫn chi tiết về biên chế đối với Văn phòng điều phối nông thôn cấp tỉnh, cấp huyện để địa phương triển khai thực hiện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1547/BNV-TCBC, ngày 23/03/2017)
Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương, trong đó có biên chế công chức của Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 về quản lý biên chế công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 21/2010/NĐ-CP); Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày 29/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 36/2013/NĐ-CP) và các Thông tư của Bộ Nội vụ, gồm: Thông tư số 07/2010/TT - BNV ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP. Theo đó, biên chế công chức được xác định trên cơ sở vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Căn cứ quy định tại các văn bản nêu trên và Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tưóng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và giao biên chế công chức đối với Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện trong tổng biên chế công chức của địa phương được cấp có thẩm quyền giao.
77. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Cử tri đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật người cao tuổi, theo đó đề nghị Hội người cao tuổi có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và để Hội người cao tuổi ngoài sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của Luật về hội”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1595/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
- Khoản 1 Điều 29 Luật Người cao tuổi quy định về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi”. Do đó việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Về đề nghị Hội người cao tuổi có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã): về vấn đề này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2484-CV/VPTW ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Trung ương Đảng như sau: “Giữ nguyên mô hình thí điếm Hội Người cao tuổi ở 13 tỉnh, thành phố như hiện nay, không nên nhân rộng; giao Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam Khóa V theo mô hình tổ chức 2 cấp (ở Trung ương và xã, phường, thị trấn).
Do đó, việc đề nghị Hội người cao tuổi có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) chưa phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền nêu trên.
Về đề nghị để Hội Người cao tuổi không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật về hội.
a) Hiện nay, tổ chức, hoạt động của Hội Người cao tuổi thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “Không xây dựng văn bản riêng đối với một số hội đã được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, hội có đoàn”.
b) Kiến nghị của cử tri nêu trên được Bộ Nội vụ tổng hợp, giải trình trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật về hội để trình Quốc hội Khóa XIV xem xét, quyết định.
78. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Cử tri kiến nghị nhà nước quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội người cao tuổi ấp, khóm”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1599/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Thông báo số 58-TB/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011, Bộ Nội vụ đã phê duyệt Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 285/QĐ-BNV ngày 30 tháng 3 năm 2012, trong đó có ghi: ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cơ sở) thì có Hội Người cao tuổi cơ sở. Thời gian qua, có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện thí điểm chuyển đổi Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện thành Hội Người cao tuổi. Ngày 06 tháng 11 năm 2012, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Thông báo số 38-TB/VPTW về ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư như sau: Tổ chức Hội Người cao tuổi giữ nguyên như hiện nay và hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam.... Riêng với 13 tỉnh, thành phố đã thí điểm lập Hội Người cao tuổi, trước mắt, đồng ý giữ nguyên như hiện nay.
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2484- CV/VPTW ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Trung ương Đảng như sau: “Giữ nguyên mô hình thí điểm Hội Người cao tuổi ở 13 tỉnh, thành phố như hiện nay, không nên nhân rộng; giao Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam Khóa V theo mô hình tổ chức 2 cấp (ở Trung ương và xã, phường, thị trấn).
Do đó, theo chủ trương của cấp có thẩm quyền nêu trên và Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam hiện hành thì không có Hội Người cao tuổi ấp, khóm.
Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định là hội có tính chất đặc thù theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì việc hỗ trợ kinh phí cho Hội Người cao tuổi xã, phường, thị trấn thực hiện theo Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù.
b) Trường hợp Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn chưa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định là hội có tính chất đặc thù theo Điều 3 Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì việc hỗ trợ kinh phí cho Hội Người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
79. Cử tri tỉnh Bình Định và Tiền Giang kiến nghị: “Cử tri cho rằng hiện nay Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Dự án Luật về Hội lại chuẩn bị chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và thiếu cơ sở pháp lý để các hội tổ chức hoạt động trong thời gian qua. Cử tri kiến nghị tăng cường rà soát, hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội sớm xem xét, thông qua”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1597/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu hoàn thiện dự thảo Luật về hội, trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định.
80. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Cử tri nhất trí việc chưa thông qua Luật về Hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua. Đề nghị trong Dự án Luật cần bổ sung quy định cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức, hội đặc thù, để thực hiện chủ trương xóa bao cấp, tránh cơ chế xin cho, giảm gánh nặng ngân sách. Đối với hội có thành phần hội viên và nội dung sinh hoạt tương tự nhau (hội Cựu thanh niên xung phong, hội Trường Sơn, hội Cựu chiến sỹ bị địch bắt tù đày, hội Cựu chiến binh...) có thể sáp nhập vào một hội để thuận lợi hơn trong công tác quản lý của nhà nước”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1598/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu hoàn thiện dự thảo Luật về hội, trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định.
81. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước quan tâm cho Hội người cao tuổi là tổ chức chính trị - xã hội, vì cho rằng hội người cao tuổi là một tổ chức gồm những người từng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam phát huy bản chất yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp sức mình vào công cuộc đổi mới phát triển của địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1599/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “về nguyên tắc, trước mắt giữ nguyên các hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp; không đặt vấn đề công nhận mới tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp...”. Do đó, việc đề nghị Hội người cao tuổi là tổ chức chính trị - xã hội chưa phù hợp với chủ trương nêu trên.
82. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Kiến nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, tham mưu Chính phủ cho phép thành lập Hội Cựu sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam tương tự như Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nhằm đảm bảo sự Lãnh đạo hoạt động thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng nguyện vọng của những cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã nghỉ hưu”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1600/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013; Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “Về nguyên tắc, trước mắt giữ nguyên các hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp; không đặt vấn đề công nhận mới tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Do đó, việc đề nghị thành lập Hội Cựu sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam tương tự như Hội Cựu chiến binh Việt Nam (là tổ chức chính trị - xã hội) chưa phù hợp với quy định và chủ trương nêu trên.
83. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Kiến nghị quy định về việc thành lập Hiệp hội Phòng cháy và chữa cháy tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên phạm vi cả nước để có thể tranh thủ các nguồn lực, nguồn vốn xã hội cho công tác PCCC; đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc giao lưu và tranh thủ của các quốc gia, tổ chức quốc tế khác. Trước mắt, có thể thí điểm thành lập Hiệp hội PCCC tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1601/BNV-TCPCP, ngày 27/03/2017)
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Căn cứ quy định của pháp luật về hội, tổ chức và công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập Hội xây dựng hồ sơ xin phép thành lập Hội trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc thành lập Hội cần được sự thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
84. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri rất băn khoăn việc tăng lương cho công chức, viên chức nhà nước rất chậm, trong khi giá cả tiêu dùng luôn biến động tăng, làm cho đời sống của bộ phận công chức, viên chức gặp khó khăn. Cử tri đề nghị cần quan tâm vấn đề này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1618/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình Chính phủ số 868/TTr-BNV ngày 21 tháng 02 năm 2017 về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
85. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Cử tri rất băn khoăn việc tăng lương cho công chức, viên chức nhà nước rất chậm, trong khi giá cả tiêu dùng luôn biến động tăng, làm cho đời sống của bộ phận công chức, viên chức gặp khó khăn. Cử tri đề nghị cần quan tâm vấn đề này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1619/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình Chính phủ số 868/TTr-BNV ngày 21 tháng 02 năm 2017 về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
86. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: "Cử tri đề nghị điều tra và xử lý nghiêm minh những vụ việc gây bức xúc trong dư luận như: vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương; vụ việc bổ nhiệm cán bộ ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương ... Có biện pháp đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền như hiện nay".
Trả lời : (Tại Công văn số 1665/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
1. Đối với những vụ việc gây bức xúc trong dư luận như: vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương và vụ việc bổ nhiệm cán bộ ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, ... Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về biện pháp đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lôi sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: "Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch".
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, xóa bỏ tình trạng chạy chức, chạy quyền. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
87. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: hiện nay chế độ cho cán bộ cấp xã còn thấp, nhiều nơi chi trả quá chậm khiến cho cán bộ gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Trong khi chủ trương của nhà nước là khuyến khích nhân tài, cán bộ trẻ có năng lực về công tác tại địa phương, như vậy rất khó thu hút đội ngũ này. Đề nghị quan tâm cho các đối tượng này".
Trả lời : (Tại Công văn số 1666/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
1. Về chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã:
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây viết tắt Nghị định số 92/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ở tổ dân phố quy định tại các Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó; đồng thời, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đã phân cấp thẩm quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tố dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp
2. Về chính sách khuyến khích nhân tài, cán bộ trẻ về công tác tại địa phương:
a) Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và quy định hiện hành của Chính phủ về tuyển dụng công chức, viên chức đã có chính sách ưu tiên khi tuyển dụng, cụ thể như:
Thực hiện Điều 6 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong đó, tại Điều 19 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Thực hiện Khoản 4 Điều 10 Luật Viên chức năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, tại Điều 14 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù họp với vị trí việc làm cần tuyển dụng (trừ những chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
b) Đồng thời với các Nghị định nêu trên, Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ trình Bộ Chính trị thông qua (tại Kết luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị). Theo đó, Bộ Chính trị đã cho chủ trương thực hiện một số chính sách đột phá trong việc thu hút, bố trí, sử dụng cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, trong đó có chính sách phát hiện ngay từ cơ sở đào tạo và thực tiễn công tác; chính sách tuyển dụng trực tiếp không qua thi tuyển ... Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ xem xét, ban hành văn bản quy định cụ thể để triển khai thực hiện.
c) Ngày 16/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo; theo đó, tại Điểm b Khoản 2 Mục IV quy định về chính sách áp dụng đối với đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội viên Dự án có nhu cầu tiếp tục làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng theo một trong các phương án sau:
Được cấp ủy và chính quyền xã tiếp tục quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của xã hoặc được Ủy ban nhân dân huyện bố trí làm việc tại các đơn vị thuộc huyện. Trong các trường hợp này được Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác xem xét chuyển thành công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật Cán bộ, công chức nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho các đội viên Dự án thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có huyện nghèo xem xét chuyển thành công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trường hợp địa phương nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho đội viên Dự án hoặc đội viên Dự án không có nguyện vọng làm việc tại địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận quá trình công tác của đội viên Dự án ở các xã thuộc huyện nghèo để làm căn cứ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ưu tiên xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,, công chức, viên chức.
Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện về tham gia phát triển nông thôn, miền núi); trong đó, tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 đã quy định: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của Đội viên tại xã trong thời gian 5 năm (đủ 60 tháng), căn cứ vào năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nếu đủ điều kiện thì Đội viên được xét chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã hoặc công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Quyết định số 402/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như sau:
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
- Xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) và tại các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 402/QĐ-TTg nêu trên.
88. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: "về công tác đào tạo, sử dụng nhân tài: cử tri đề nghị cán bộ chủ chốt phải thực sự tiêu biểu, là người có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị tốt, gương mẫu, xứng đáng đại diện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước".
Trả lời : (Tại Công văn số 1667/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhũng biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bố nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải thực sự tiêu biểu, là người có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị tốt, gương mẫu, xứng đáng đại diện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc thực tài, bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
89. Cử tri thành phố Đã Nẵng kiến nghị:
1. Cử tri phản ánh, thời gian gần đây nhiều vụ được phát hiện, xử lý do vi phạm pháp luật đều liên quan đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. Đề nghị tăng cường quản lý và làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ.
2. Cử tri phản ánh, thi tuyển công chức nhiều cơ quan, đơn vị chỉ tuyển người có bằng đại học chính quy. Theo cử tri như vậy là không công bằng vì hệ thống giáo dục nước ta hiện nay không phân biệt giữa bằng được đào tạo theo loại hình chính quy và các loại hình khác. Đề nghị xem xét, bảo đảm hợp lý hơn.
Trả lời : (Tại Công văn số 1668/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
1. Về nội dung số 1:
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định rõ nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và trong quá trình thi hành công vụ (Điều 8, Điều 9 và Điều 19). Theo đó, nếu cán bộ, công chức có sai phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật. Đồng thời, để tăng cường công tác quản lý, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, ngày 05/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
Trong thực thi nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền;
Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ;
Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức;
Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp;
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Về nội dung số 2:
Triển khai nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao và trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong đó, Bộ Nội vụ tập trung nghiên cứu đổi mới công tác thi tuyển công chức theo hướng đơn giản về thủ tục và đổi mới các môn thi để bảo đảm thuận lợi trong việc đánh giá kết quả và áp dụng phương thức tổ chức thi trên máy vi tính trong kỳ thi tuyển công chức, bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, không phân biệt loại hình đào tạo, cơ sở đào tạo.
90. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: "Đề nghị làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ, để có lực lượng kế cận đủ đức và tài sẵn sàng đảm nhận công việc khi cần thiết. Hạn chế tình trạng bổ nhiệm cán bộ do quan hệ, nể nang, quen biết như ở Bộ Công Thương nhiệm kỳ trước hay ở một số tỉnh vừa qua. Cử tri mong muốn khi phát hiện ra, các cấp có thẩm quyền cần xử lý kiên quyết, triệt để làm gương và lấy lại lòng tin của nhân dân".
Trả lời : (Tại Công văn số 1669/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nhũng biếu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ.
Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
91. Cử tri tỉnh Tuyên Quang, An Giang kiến nghị: "Cử tri phản ánh, việc liên quan đến công tác cán bộ là bổ nhiệm "cả nhà làm quan", "cơ quan là cán bộ lãnh đạo, không có nhân viên" gây bức xúc trong dư luận và nhân dân. Đề nghị xem lại "quy trình bổ nhiệm", đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ xử lý nghiêm những người có trách nhiệm trong công việc thực hiện công tác quản lý, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.”
Trả lời : (Tại Công văn số 1670/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ.
Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
92. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: "Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong việc xây dựng đề án vị trí việc làm đối với các chức danh công chức và chức vụ quản lý, các điều kiện cần và đủ để làm căn cứ tuyển dụng và phân công nhiệm vụ. Đồng thời có văn bản chỉ đạo việc nghiêm túc thực hiện các điều kiện về vị trí việc làm, chức vụ quản lý đã xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm nếu không thực hiện đúng yêu cầu đề ra".
Trả lời : (Tại Công văn số 1671/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
1. Đến nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt số lượng vị trí việc làm của các Bộ, ngành, địa phương (không tính Bộ Công an và Bộ Quốc phòng). Hiện nay, trên cơ sở danh mục vị trí việc làm đã được Bộ Nội vụ phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức theo vị trí việc làm.
2. Tại Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016, Chính phủ đã thống nhất về nguyên tắc phân cấp thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó:
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi thường xuyên) được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
93. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: "Kiến nghị khẩn trương làm rõ trách nhiệm trong việc để cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của mình ra nước ngoài không trở về, nhất là đối với cán bộ, công chức là lãnh đạo các Tập đoàn lớn; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra sai phạm; Đồng thời, xem xét, sửa đổi các quy định hiện hành để quản lý chặt chẽ hơn các đối tượng này, tránh xảy ra các vụ việc tương tự, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân".
Trả lời : (Tại Công văn số 1672/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự dịễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bố sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Để xử lý trách nhiệm người đứng đầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Theo đó quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành; trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu vi phạm sẽ bị xử lý ở các hình thức quy định về trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
94. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Cử tri đề nghị điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Châu Đốc để đảm bảo tiêu chí đô thị loại II, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố vùng biên giới”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1682/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh An Giang căn cứ các quy định nêu trên để lập đề án điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
95. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị cho chia tách xã Tà Tổng, huyện Mường Tè thành 2 xã Tà Tổng và Nậm Ngà thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình nhân dân, vì đây là khu vực có địa bàn rộng, giáp ranh với các xã huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra tình trạng dân di cư tự do, tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự (xã Tà Tổng có diện tích tự nhiên 51.163,15 ha, dân số 6.592 người, trên 90% là đồng bào dân tộc Mông”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1684/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Nếu thành lập đơn vị hành chính mới sẽ làm tăng tổ chức bộ máy và biên chế. Vì vậy trước mắt cần thực hiện nguyên tắc ổn định các đơn vị hành chính hiện có theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
96. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: ‘Cử tri một số xã vùng cao đề nghị nghiên cứu, rà soát, cho một số xã ở vùng miền núi, vùng cao có diện tích rộng, dân số đông được tách xã.
2. Cử tri đề nghị quan tâm chỉ đạo giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1684/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Nếu thành lập đơn vị hành chính mới sẽ làm tăng tổ chức bộ máy và biên chế. Vì vậy trước mắt cần thực hiện nguyên tắc ổn định các đơn vị hành chính hiện có theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, đề nghị UBND tỉnh, huyện chỉ đạo UBND các xã có khu vực tranh chấp phối hợp cùng giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì UBND tỉnh, huyện chỉ đạo UBND các xã có khu vực tranh chấp phối hợp lập hồ sơ báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
97. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét trình Chính phủ quy định biên chế công chức đối với 02 chức danh Phó Trưởng Công an xã và Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Gia Lai, vì đối với các xã biên giới, tình hình an ninh phức tạp, hai chức danh này phải thi hành nhiệm vụ thường xuyên hành ngày”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1685/BNV-CQĐP, ngày 29/03/2017)
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Phó Trưởng Công an xã và Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã) để hưởng lương như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri đế tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
98. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo hướng tăng thời gian nhiệm kỳ của trưởng thôn, phó thôn, tổ trưởng tổ dân phố tối đa không quá hai năm rưỡi lên tối đa không quá năm năm nhằm giảm chi phí bầu cử, tiết kiệm ngân sách nhà nước”
Trả lời : (Tại Công văn số 1686/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Ngày 31/8/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trong đó quy định nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và phó trưởng thôn, tổ phó tổ dân phố là hai năm rưỡi để phù hợp với nhiệm kỳ của chi bộ đảng ở thôn, tổ dân phố. Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của cử tri và các địa phưong khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/TT/TT-BNV nêu trên.
99. Cử tri tỉnh Cần Thơ, An Giang, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế kiến nghị: “Đề nghị bổ sung quy định việc thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp xã, gồm những đại biểu được bầu ở một hoặc một số đơn vị bầu cử ở thôn, bản, tổ dân phố. Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chỉ quy định việc thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1687/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 32, 60 và 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Luật không quy định Hội đồng nhân dân cấp xã có Tổ đại biểu. Việc kiến nghị bổ sung quy định thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, làm tăng tổ chức bộ máy, không phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
100. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Hải Phòng là thành phố đô thị loại I cấp quốc gia, theo Quyết định số 1574/QĐ-BNV ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các đơn vị hành chính quận thuộc thành phố Hải Phòng đều là đơn vị hành chính loại II. Để kịp thời kiện toàn, hoàn thiện bộ máy chính quyền, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đáp úng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xem xét, quyết định phân loại các đơn vị hành chính quận theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1688/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Ngày 25/5/2016 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1211/2016/ƯBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Do vậy, để có căn cứ thẩm định, xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính các quận thuộc thành phố Hải Phòng, Bộ Nội vụ đề nghị thành phố Hải Phòng căn cứ quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 nêu trên, lập hồ sơ, Tờ trình đề nghị phân loại đơn vị hành chính quận gửi Bộ Nội vụ để làm cơ sở xem xét, quyết định.
101. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị cần có chế độ hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường và thôn, bản vì mức phụ cấp quá thấp đối vói cán bộ không chuyên trách cấp xã, đặc biệt đề nghị tỉnh Thanh Hóa sớm bố trí cho Trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản vì Trưởng ban công tác mặt trận hoạt động nhiều mà không có phụ cấp.
- Một số chức danh cán bộ khu phố, thôn qua thực tiễn cử tri thấy có thể bố trí kiêm nhiệm như: Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng phố, thôn; Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận...Đề nghị có quy định cụ thể về các chức danh này cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vừa giảm biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, để đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời có quy định về chế độ chính sách nếu kiêm nhiệm”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1689/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về số lượng và chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, kiến nghị của cử tri về chế độ phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách và việc bố trí chức danh những người hoạt động không chuyên trách (trong đó có việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh) thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
102. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cho hưởng mức phụ cấp bằng với mức lương khởi điểm theo bằng cấp chuyên môn mà họ hiện có khi bắt đầu làm việc ở các vị trí đó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nếu sau này họ được tuyển dụng vào công chức hoặc chuyển sang hoạt động chuyên trách thì cho hưởng các quyền lợi khác về nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước hạn theo quy định hiện hành. Có như vậy, mới có thể động viên được đội ngũ này yên tâm công tác, cống hiến và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, sửa đổi theo hướng quy định các chức danh đối với người làm công tác Đảng ở cơ sở như Tuyên giáo, Tổ chức, Kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy là chuyên trách để có các chế độ, chính sách phù hợp; Đồng thời, xem xét, nâng phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở giúp họ ổn định cuộc sống, khuyến khích và động viên họ yên tâm công tác. Bởi, hiện nay mức phụ cấp chưa tương xứng, chưa động viên được họ; hơn nữa việc quy định các chức danh này là hoạt động không chuyên trách cấp xã đã làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ của họ.
- Kiến nghị Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể về thời gian làm việc của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Bởi, theo công văn số 1373/BNV-CQĐP ngày 30/3/2016 của Bộ Nội vụ về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thì “Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công một phần thời gian lao động.” Nhưng, thời gian qua do yêu cầu công việc, hầu hết những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh đều làm việc và chịu trách nhiệm như những người hoạt động chuyên trách khác của cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1690/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Về phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích nhũng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP theo hướng quy định những ngưòi làm công tác đảng ỏ cơ sở là cán bộ chuyên trách cấp xã
Chức Vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã đối với người làm công tác đảng ở cơ sở như tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, văn phòng đảng ủy như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Đồng thời, theo quy định tại điểm 15.1, khoản 15 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 05/01/2012 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng đã quy định: “Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra; các thành viên nói chung là kiêm nhiệm”. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng họp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
3. Về hướng dẫn cụ thể thòi gian làm việc của những người hoạt động không chuyên trách
Thời gian làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được ghi tại Điểm b Khoản 1 Mục D Phần III Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn, cụ thể là: “Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công một phần thời gian lao động”. Trên thực tế, thời gian làm việc cụ thể của những người hoạt động không chuyên trách do chính quyền địa phương xác định tùy theo khối lượng công việc, nhiệm vụ ở cơ sở của từng địa phương. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang để nghiên cứu, đề xuất khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đe án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
103. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Cử tri kiến nghị khảo sát, tổng kết và sửa Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với tìph hình thực tế công việc tại cấp cơ sở”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1691/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương, trong đó có tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phổ để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ 'thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu, sửa đối, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
104. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Về chế độ đối với Chủ nhiệm Hợp tác xã: Cử tri đề nghị mở rộng đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm Hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước. Theo quy định này, chỉ giải quyết chế độ đối với Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã (trước ngày 01/01/1997, đã từ trần trong thời gian làm Chủ nhiệm HTX hoặc sau khi thôi làm Chủ nhiệm HTX mà chưa được giải quyết chế độ, chính sách BHXH), còn Chủ nhiệm các HTX trên địa bàn xã có từ 02 HTX (nhưng có quy mô tương đối lớn, như quy mô toàn xã) lại không được hưởng chế độ từ chính sách này là không hợp lý. Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách như trên”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1692/BNV-CCVC, ngày 28/03/2017)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Công văn số 7080/VPCP-KTTH ngày 09/9/2015 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 giải trình cụ thể lý do cùng một loại hình hợp tác xã thì Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã được hưởng chế độ, chính sách nhưng Chủ nhiệm hợp tác xã không phải quy mô toàn xã không được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến giải trình của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 93 00/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, theo đó đồng ý kéo dài thời gian thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm họp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg đến hết ngày 31/12/2016 và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quyết định (xin gửi kèm Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 của Bộ Nội vụ và Công văn số 9300/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 của Văn phòng Chính phủ.
105. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Bộ Nội vụ sớm chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Chính phủ ban hành, tạo nền tảng pháp lý để bảo đảm xây dựng thành công một “Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”.
Trả lời : (Tại Công văn số 161/BNV - TCCB, ngày 13/01/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 09/2016/QH14 ngày 26/7/2016 của Quốc hội khóa XIV về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ- CP ngày 01/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), trong đó đã hoàn thiện các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ về cơ cấu tổ chức của Bộ và tổ chức thuộc tống cục, cục, vụ và tương đương thuộc Bộ.
Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1613/TTg-TCCV ngày 10/9/2016 và văn bản số 9022/VPCP-TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, hiện nay các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang khẩn trương đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình, bảo đảm phù hợp với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
106. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: "Cử tri cho rằng, Luật Thanh niên qua 10 năm triển khai còn một số hạn chế, vướng mắc. Một số quy định của luật còn mang tính chung chung, thiếu cơ chế, chế tài để đảm bảo thực hiện. Trên thực tế, các quy định của luật khó triển khai và chưa thực sự đi vào cuộc sống của thanh niên, đặc biệt trong điều kiện đổi mới của đất nước. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật Thanh niên năm 2005 còn chưa rõ, thiếu một số quyền cơ bản của thanh niên kể từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành. Một số quy định còn chồng chéo, thiếu thống nhất; trách nhiệm của các chủ thể còn chung chung, không rõ ràng; cơ chế đảm bảo thi hành mờ nhạt, khó khả thi. Cử tri kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên phù hợp với Hiến pháp mới, tạo sự chuyển biến trong công tác thanh niên; một số vấn đề của thanh niên cần được quan tâm giải quyết như việc làm, vay vốn, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh niên và bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống cho thanh niên".
Trả lời : (Tại Công văn số 230/BNV - CTTN, ngày 17/01/2017)
Luật Thanh niên được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Qua 10 năm tổ chức triến khai thực hiện Luật Thanh niên cho thấy, Luật Thanh niên đã góp phần tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, pháp luật cho thanh niên; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội; góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc thi hành Luật Thanh niên đã góp phần xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam mới giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống, ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; từng bước hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như phản ánh của cử tri Thành phồ Hồ Chí Minh đà nêu trên.
Trước tình hình như vậy, vừa qua Bộ Nội vụ đã tích cực chuẩn bị một số công việc xây dựng Dự án Luật Thanh niên sửa đổi như sau:
- Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005. Để có cơ sở xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên, từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã tiến hành đánh giá tác động Luật Thanh niên; rà soát và hệ thống được 25 luật, pháp lệnh có liên quan tới thanh niên và công tác thanh niên; tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Luật Thanh niên; tổng kết 07 năm thi hành Luật Thanh niên; tổ chức các hội thảo, diễn đàn lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và tham vấn thanh niên về nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005. Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện các nội dung nêu trên tại Văn bản số 6117/BNV-CTTN ngày 25/12/2015 và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa Dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
- Ngày 23/12/2015, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 5096/BNV-PC gửi Bộ Tư pháp về việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chỉnh Chương trình luật, pháp lệnh năm 2016. Trong đó, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ đưa Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội khóa XIV. Tại các Tờ trình của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chỉnh Chương trình luật, pháp lệnh năm 2016, Chính phủ đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đưa Dự án Luật thanh niên sửa đổi trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017. Tại Tờ trình về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chưa đưa Dự án Luật Thanh niên sửa đổi trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 để có thêm thời gian tiếp tục chuẩn bị và báo cáo Quốc hội đưa vào Chương trình khi đủ điều kiện.
- Ngày 28/12/2016, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 6183/BNV-CTTN đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa Dự án Luật Thanh niên sửa đổi vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm2018 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến thông qua dự án luật này theo quy trình hai kỳ họp).
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tích cực xây dựng dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi để trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng dự thảo luật, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, tiếp thu và cụ thể hóa các kiến nghị của cử tri Thành phô Hồ Chí Minh thành các quy định về chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
107. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: "Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2005) đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển, cũng như tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện luật, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thanh niên vẫn còn hạn chế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên chưa rõ; quản lý nhà nước về công tác thanh niên chưa thống nhất, nên chưa phát huy được sức trẻ và trí tuệ, cũng như động lực phát triển kinh tế bản thân, nỗ lực lập nghiệp của thanh niên, qua đó thúc đẩy ohát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, Bộ Nội vụ, các cơ quan liên quan đã lấy ý kiến nhiều lần về sửa đổi, bố sung Luật Thanh niên. Cử tri để nghị sớm đưa vào chương trình xây dựng luật và đề nghị Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên nhằm tăng cường các chính sách và công tác quản lý thanh niên có hiệu quả, phát huy được nguồn lực của trẻ".
Trả lời : (Tại Công văn số 231/BNV - CTTN, ngày 17/01/2017)
Luật Thanh niên được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Qua 10 năm tổ chức triến khai thực hiện Luật Thanh niên cho thấy, Luật Thanh niên đã góp phần tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, pháp luật cho thanh niên; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội; góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc thi hành Luật Thanh niên đã góp phần xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam mới giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống, ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; từng bước hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như phản ánh của cử tri Thành phồ Hồ Chí Minh đà nêu trên.
Trước tình hình như vậy, vừa qua Bộ Nội vụ đã tích cực chuẩn bị một số công việc xây dựng Dự án Luật Thanh niên sửa đổi như sau:
- Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005. Để có cơ sở xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên, từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã tiến hành đánh giá tác động Luật Thanh niên; rà soát và hệ thống được 25 luật, pháp lệnh có liên quan tới thanh niên và công tác thanh niên; tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Luật Thanh niên; tổng kết 07 năm thi hành Luật Thanh niên; tổ chức các hội thảo, diễn đàn lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và tham vấn thanh niên về nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005. Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện các nội dung nêu trên tại Văn bản số 6117/BNV-CTTN ngày 25/12/2015 và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa Dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
- Ngày 23/12/2015, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 5096/BNV-PC gửi Bộ Tư pháp về việc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chỉnh Chương trình luật, pháp lệnh năm 2016. Trong đó, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ đưa Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội khóa XIV. Tại các Tờ trình của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chỉnh Chương trình luật, pháp lệnh năm 2016, Chính phủ đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đưa Dự án Luật thanh niên sửa đổi trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017. Tại Tờ trình về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chưa đưa Dự án Luật Thanh niên sửa đổi trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 để có thêm thời gian tiếp tục chuẩn bị và báo cáo Quốc hội đưa vào Chương trình khi đủ điều kiện.
- Ngày 28/12/2016, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 6183/BNV-CTTN đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa Dự án Luật Thanh niên sửa đổi vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm2018 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến thông qua dự án luật này theo quy trình hai kỳ họp).
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tích cực xây dựng dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi để trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng dự thảo luật, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, tiếp thu và cụ thể hóa các kiến nghị của cử tri Thành phô Hồ Chí Minh thành các quy định về chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
108. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm có hướng dẫn chi tiết về chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 362/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp đã được quy định tại Mục 1 Chương VI (từ Điều 78 đến Điều 112) của Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đồng thời, thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 04 Nghị quyết: (1) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; (2) Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; (3) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (4) Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị; theo thẩm quyền Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên ủy ban nhân dân.
Như vậy, chế độ hoạt động, làm việc của Hội đồng nhân dân các cấp đã được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành.
109. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, như hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã (cấp tỉnh, huyện có Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng cấp xã không có)”
Trả lời : (Tại Công văn số 363/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Luật này không quy định Hội đồng nhân cấp xã có Tổ đại biểu.
Căn cứ quy định nêu trên, Hội đồng nhân dân cấp xã không thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo đó, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân; hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; các Ban của Hội đồng nhân dân quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
110. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri cho rằng Luật tổ chức chính quyền địa phương không quy định Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, gây khó khăn trong hoạt động. Đe nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã trong điều kiện không có chức danh tổ trưởng tổ đại biểu”.
Trả lời : (Tại Công văn số 364/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể hoạt động của HĐND (trong đó có HĐND cấp xã). Các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND xã, phường, thị trấn không quy định HĐND cấp xã thành lập Tổ đại biểu HĐND nên không có chức danh Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND cấp xã. Vì vậy, hoạt động của HĐND cấp xã (khi không có chức danh Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND) sẽ được thực hiện thông qua kỳ họp HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND theo quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
111. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: "Kiến nghị hướng dẫn và quy định cụ thể đối với Hội đồng nhân dân cấp xã như việc: thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã, Ban Hội đồng nhân dân cấp xã thì có được sử dụng con dấu hay không; đề nghị cho thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp xã".
Trả lời : (Tại Công văn số 362/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
1. Về kiến nghị thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã
Cơ cấu tổ chức của HĐND xã, phường, thị trấn được quy định tại các điều 32, 60 và 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Luật không quy định HĐND cấp xã có Tổ đại biểu.
Căn cứ quy định nêu trên, HĐND cấp xã không thành lập Tổ đại biểu HĐND. Theo đó, hoạt động của HĐND cấp xã được thực hiện thông qua kỳ họp HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND được quy định tại Mục 1 Chương VI Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2. Về sử dụng con dấu của Ban của HĐND cấp xã
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban của HĐND cấp xã theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, nếu cần phải đóng dấu văn bản của Ban của HĐND cấp xã thì Ban của HĐND cấp xã báo cáo Thường trực HĐND cấp xã quyết định sử dụng con dấu của HĐND cấp xã.
3. Về kiến nghị thành lập Văn phòng HĐND cấp xã
Luật tổ chức chính quyền địa phương không quy định việc thành lập Văn phòng HĐND cấp xã. Việc kiến nghị thành lập Văn phòng HĐND cấp xã liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương, làm tăng tổ chức bộ máy và biên chế, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Vì vậy, Bộ Nội vụ chưa có cơ sở để đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Bình Thuận.
112. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: "Bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị hiện nay còn cồng kềnh, chưa tinh gọn, chưa quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh của nhân dân; còn tình trạng cán bộ, công chức nói không đi đôi với làm. Đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiện toàn, tinh gọn bộ máy hành chính và đội ngũ công chức, viên chức".
Trả lời : (Tại Công văn số 370/BNV - CQĐP, ngày 20/01/2017)
1. Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức hành chính. Theo đó, đối với mỗi nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ việc triển khai, đánh giá và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Đánh giá chung, qua 03 nhiệm kỳ Chính phủ (khóa XI, XII, XIU), tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở đã được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và hợp lý hơn. Trong nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, tổ chức hành chính nhà nước tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo hướng sau:
a) Đối với cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV:
Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) và văn bản số 1416- CV/VPTW ngày 28/6/2016 của Văn phòng Trung ương thông báo ý kiến của Bộ Chính trị: Trước mắt giữ ổn định tổ chức của Chính phủ như hiện nay. Do đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 09/2016/QH14 ngày 26/7/2016 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV theo hướng giữ ổn định như khóa XIII, với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, có 08 cơ quan thuộc Chính phủ.
Để triển khai Nghị quyết số 09/2016/QH14 nêu trên, căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), trong đó đã hoàn thiện các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ về cơ cấu tổ chức của Bộ và tổ chức thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc Bộ. Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1613/TTg-TCCV ngay 10/9/2016 và văn bản số 9022/VPCP-TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, hiện nay các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang tiến hành đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình, bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Hạn chế việc thành lập mới các tổng cục, cục thuộc Bộ.
- Không duy trì cơ quan đại diện của Bộ đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Quản lý chặt chẽ số lượng phòng trong vụ (theo hướng cơ bản không để cấp phòng trong vụ, chỉ thành lập phòng trong vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), phòng và chi cục thuộc cục thuộc Bộ, chi cục thuộc cục của tổng cục thuộc Bộ.
b) Đối với tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện:
Căn cử Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, hiện nay Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
2. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, trong thời gian tới, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của bộ, ngành trung ương, địa phương mình trong cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm; tiếp tục xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong suốt nhiệm kỳ của Chính phủ.
113. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Cử tri đề nghị xem xét đưa Pháp lệnh về “Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn” lên thành luật “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XIV để phát huy tối đa quyền dân chủ và quy định rõ hơn những nội dung cần công khai để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, giám sát những việc làm của chính quyền cấp cơ sở”.
Trả lời : (Tại Công văn số 498/BNV-TH, ngày 06/02/2017)
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11). Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã đạt kết quả quan trọng, hệ thống văn bản về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từng bước được hoàn thiện; quyền dân chủ của nhân dân được bảo đảm và nâng lên; phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” tiếp tục trở thành một trong những mục tiêu và động lực quan trọng đối với sự phát triển bền vững tại địa phương cơ sở; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã trở thành một phong trào được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đã đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội; góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn như: Một số nội dung quy định trong Pháp lệnh không còn phù hợp với điều kiện hiện nay; trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện dân chủ còn chồng chéo, chưa cụ thể; một số nội dung phải công khai cho dân biết chưa được thực hiện nghiêm túc; quyền dân chủ của nhân dân chưa được phát huy, vẫn còn tinh trạng mất dân chủ tại một số địa phương, cơ sở,... Trước tình hình trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 (Công văn số 331/VPCP-PL ngày 15/01/2015), Bộ Nội vụ đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong tổng két Pháp lệnh nêu trên và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Nội vụ để tổng hợp xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 21 tháng 6 năm 2016, Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổng kết Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Báo cáo số 2837/BC-BNV) và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007; phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (Công văn số 6052/VPCP-V.III ngày 21/7/2016 của Văn phòng Chính phủ).
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng kế hoạch nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
114. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri đề nghị cho thành lập tổ chức Hội Cựu lực lượng vũ trang trên cơ sở Hội Cựu chiến binh hiện nay và những cựu sỹ quan công an tham gia kháng chiến, vì hiện nay những cựu sỹ quan công an tham gia kháng chiến chưa có tổ chức hội”.
Trả lời : (Tại Công văn số 514/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013; được tổ chức, hoạt động theo Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005 và Điều lệ Hội. Do đó, việc đề nghị thành lập Hội Cựu lực lượng vũ trang trên cơ sở Hội Cựu chiến binh Việt Nam là chưa phù hợp với quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013 và Pháp lệnh Cựu chiến binh.
115. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Theo quy định của Chính phủ, An Giang đã thành lập nhiều quỹ tài chính địa phương (Quỹ Phát triển, Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển đất, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ Xã hội hóa...), tuy nhiên do ngân sách địa phương có hạn, hụt thu liên tục trong nhiều năm nên không thể cân đối ngân sách để cấp đủ vốn điều lệ theo quy định. Để phát huy hiệu quả và tăng quy mô quỹ tài chính địa phương, đề nghị Chính phủ có chủ trương cho sáp nhập các quỹ và ban hành văn bản hướng dẫn để địa phương thực hiện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 514/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
Việc sáp nhập quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trong phạm vi tỉnh An Giang thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Căn cứ vào quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
Đối với quỹ là tổ chức tài chính thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành như: Quỹ Phát triển đất theo Luật Đất đai năm 2013; Quỹ bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường; Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ theo Luật Khoa học công nghệ thì việc xem xét sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
116. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “về công tác phòng, chống tham nhũng nhiệm vụ được giao nhiều nhưng nhân lực hạn chế: ở tỉnh, ngành thanh tra tỉnh chỉ có Thanh tra tỉnh có phòng chuyên môn về phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan thanh tra huyện, sở... công tác phòng, chống tham nhũng theo dõi, thực hiện chung trong công tác chuyên môn của cơ quan (không có tổ chức chuyên môn riêng). Vì vậy, đề nghị bổ sung biên chế làm nhiệm vụ cho công tác này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 571/BNV-TCBC, ngày 09/02/2017)
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã chỉ đạo: “Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có”.
Do vậy, để thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trên, đề nghị tỉnh Tây Ninh tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế công chức hiện có được cơ quan có thẩm quyền giao để bổ trí biên chế công chức làm công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng tại địa phương bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
117. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Quốc hội và các cơ quan Trung ương xem xét việc tặng thưởng Huân chương và Huy chương cho các đối tượng có công với nước để tạo sự công bằng, đối với Huân chương được trợ cấp hàng tháng còn Huy chương chỉ nhận được một lần với mức 1.000.000 đồng. Kiến nghị đối với những người được tặng thưởng Huy chương thì cũng được trợ cấp hàng tháng hoặc được trợ cấp nhân dịp lễ tết”
Trả lời : (Tại Công văn số 574/BNV-BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Điểm a, b, Khoản 2, Điều 29 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hàng tháng và người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần. Quy định này căn cứ vào thành tích tham gia kháng chiến để tặng Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bằng khen của Bộ trưởng (và tương đương), Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và kèm theo chế độ, chính sách được hưởng tương ứng. Hiện nay chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến tiếp tục được thực hiện theo quy định nêu trên.
118. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị bổ sung Bằng Tổ quốc ghi công là căn cứ tặng “Kỷ niệm chương” cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày đã hy sinh (sau khi được trả tự do, tiếp tục hy sinh vì Tổ quốc), vì những người đã hy sinh thì không thể có quyết định hưởng chế độ ưu đãi theo Công văn số 544/TĐKT ngày 24/11/1995 của Viện Thi đua và khen thưởng nhà nước”
Trả lời : (Tại Công văn số 579/BNV-BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Khoản 2, Điều 48 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngàỵ 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 1,5 lần mức chuẩn”. Điểm 1, Công văn số 544/TĐKT ngày 24 tháng 11 năm 1995 của Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước về việc tặng Kỷ niệm chương cho người bị địch bắt tù, đày quy định: “Căn cứ để tặng Kỷ niệm chương là quyết định hưởng chế độ ưu đãi”.
Như vậy, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày đã hy sinh thì thân nhân của liệt sỹ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định hưởng chế độ ưu đãi theo quy định. Quyết định hưởng chế độ ưu đãi (trợ cấp một lần) cho thân nhân liệt sỹ là căn cứ để tặng “Kỷ niệm chương” cho người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã hy sinh.
119. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Kiến nghị xem xét bổ sung các đối tượng là Trưởng thôn, Chi hội trưởng được tái cử từ 02 nhiệm kỳ trở lên được bình xét các hình thức khen thưởng theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng”
Trả lời : (Tại Công văn số 580/BNV-BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định trong quá trình công tác, hàng năm cá nhân có công trạng và thành tích thì được xem xét khen thưởng. Mức độ đạt được của công trạng, thành tích đến đâu được xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng hình thức tương ứng theo quy định.
Theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ; Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ thì Trưởng thôn, Chi hội trưởng không thuộc đối tượng để xét khen thưởng theo nhiệm kỳ. Trong quá trình công tác nếu các đối tượng trên có thành tích thì được khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định.
120. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Đề nghị xem xét giao bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục đảm bảo đủ định mức theo Thông tư số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 13/3/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; biên chế giáo viên tiểu học, trung học cơ sở. Hiện nay, theo rà soát năm học mới toàn tỉnh thiếu hơn 1.500 biên chế giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (trong đó giáo viên mầm non thiếu gần 1.000 biên chế, còn lại là giáo viên tiểu học và THCS)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 595/BNV-TCBC, ngày 09/02/2017)
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngay 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW nêu trẽn đã chỉ đạo: “Kiên trì chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao của năm 2015. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có”.
Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016 đã chỉ đạo: “Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”.
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã chỉ đạo: “Các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; sắp xếp lại mạng lưới các trường, lớp, bảo đảm bố trí đủ sỹ số học sinh trên lớp theo các cấp, bậc học; sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả đúng quy định”. “Đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Trường hợp thành lập mới trường, tăng số lớp và tăng số học sinh, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Do vậy, để thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trên, đề nghị tỉnh Điện Biên rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; sắp xếp lại mạng lưới các trường, lớp, bảo đảm bố trí đủ sỹ số học sinh trên lớp theo các cấp học, bậc học; tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thâm quyên giao để bố trí đối với các trường học thành lập mới, tăng số lớp, số học sinh và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định. Trong trường hợp không thể tự cân đối được thì tỉnh Điện Biên có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
121. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: "Việc thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Đề nghị sửa đổi các quy định sau:
- Hiện tại có một số cán bộ, công chức, viên chức khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng chưa đến mức phải nhập viện dài ngày, nếu tiếp tục công tác thì hiệu quả giải quyết công việc không cao. Mặt khác, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị ốm đau thường không có giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp ốm đau. Đề nghị sửa đổi nội dung điểm g, khoản 1, điều 6 của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP cho phù hợp như sau: "sức khỏe yếu từ 61% trở lên trong hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm tinh giản biên chế theo bản giám định sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền".
- Đề nghị bỏ nội dung: "thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền" quy định tại khoản 6, điều 6 để tránh trường hợp những người công tác tại các hội trong biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao mà không có chuyên ngành đào tạo phù hợp, không có trình độ chuyên môn hay được phân loại đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ mà không có cơ sở để xếp vào danh sách tinh giản biên chế."
Trả lời : (Tại Công văn số 705/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
Nhà nước đã có chính sách đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Do vậy, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP không đưa các trường hợp suy giảm khả năng lao động 61% trở lên là đối tượng tinh giản biên chế.
Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã chỉ đạo "Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho hội theo lộ trình phù hợp". Do vậy, từ năm 2017 trở đi tiến tới không giao biên chế và thực hiện khoán kinh phí họat động cho hội, khi đó sẽ không thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với hội.
122. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Cử tri kiến nghị tiếp tục tinh giản biên chế là việc làm cần thiết, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút nhũng người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước được thực hiện một cách minh bạch, hiệu quả”.
Trả lời : (Tại Công văn số 602/BNV-TCBC, ngày 09/02/2017)
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW được thực hiện đến hết năm 2021. Để thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế của Đảng, Chính phủ và ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước nêu trên, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 02/CT- TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
Do vậy, đề nghị tỉnh Bình Phước thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế theo quy định của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nêu trên.
123. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để họ yên tâm gắn bó lâu dài, xây dựng quê huơng mới”.
Trả lời : (Tại Công văn số 619/BNV - CTTN, ngày 10/02/2017)
Trong những năm qua, thực hiện chính sách giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng như chính sách nhằm thu hút cán bộ về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số công tác, cụ thể như sau:
1. Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, ngày 27/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo).
2. Ngày 24/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2010/NĐ- CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngày 26/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo (Sau đây gọi tắt là Dự án 600 Phó Chủ tịch xã) để thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã. Theo kế hoạch, tháng 6/2017 Bộ Nội vụ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
3. Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 cho 500 trí thức trẻ.
Căn cứ kết quả sơ kết thực hiện đề án, dự án nêu trên cho thấy đã mang lại nhiều kết quả, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Các trí thức trẻ đã phát huy được trình độ, năng lực và có đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp nhân dân địa phương phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần xây dựng nông thôn mới. Thông qua các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cấp ủy, chính quyền đã tiến hành theo dõi, phát hiện để đào tạo và bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo ở cơ sở.
4. Ngày 16/01/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020. Trong đó, có những giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, nhất là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu sổ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trợ cấp cho cán bộ, công chức cơ sở được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo; thực hiện việc tăng cường cán bộ, công chức về các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm...
5. Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan ở Trung ương và các địa phương đề xuất với Chính phủ, Thủ tưóng Chính phủ xem xét, quyết định chính sách thu hút cán bộ, trí thức trẻ về công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của từng địa phương và tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.
Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tổng kết, đánh giá một số chính sách nhằm thu hút cán bộ về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số công tác, trên cơ sở tổng họp ý kiến của các địa phương về thu hút cán bộ, trí thức trẻ về cơ sở công tác sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách để thu hút mạnh cán bộ có tâm huyết, năng lực đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
124. Cử tri tỉnh thành phố cần Thơ, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị đẩy mạnh tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, không còn uy tín đối với nhân dân”.
Trả lời : (Tại Công văn số 632/BNV - TCBC, ngày 10/02/2017)
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) đã nêu đầy đủ các giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 của cả hệ thống chính trị; đồng thời Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP), trong đó tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP nêu rõ các trường hợp tinh giản biên chế, đã bao quát hết các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, bao gồm cả những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, không còn uy tín đối với nhân dân như cử tri đã nêu trên.
Do vậy, để thực tốt việc tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW và thực hiện đúng quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, bảo đảm đúng trình tự, đối tượng tinh giản biên chế.
125. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: "Cử tri đề nghị xem xét, ban hành Luật Cựu chiến binh Việt Nam, trên cơ sở Pháp lệnh Cựu chiến binh, tạo điều kiện để phát huy vai trò của Hội".
Trả lời : (Tại Công văn số 687/BNV-TH, ngày 14/02/2017)
Thực hiện Chương trình công tác năm 2014 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn các Bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương tiến hành Tổng kết Pháp lệnh Cựu chiến binh. Căn cứ báo cáo tổng kết của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả khảo sát thực tế tại các tỉnh, thành phố và theo dõi quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Cựu chiến binh trình Chính phủ (Báo cáo số 5082/BC-BNV ngày 27 tháng 11 năm 2014), trong đó đã kiến nghị Chính phủ một số nội dung như:
1. Sau khi tổng kết Pháp lệnh, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh, báo cáo Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV; tiếp tục nghiên cứu tiến tới xây dựng Luật Cựu chiến binh Việt Nam, đáp ứng sự phát triển của tình hình mới.
2. Trước mắt, trong năm 2015 đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện."
Căn cứ Báo cáo của Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 10314/VPCP-V.III ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ "Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Hội Cựu chiến binh Việt Nam nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với thực tiễn của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, đồng thời tăng cường cơ chế đảm bảo thực thi các quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, làm rõ những khó khăn, vướng mắc của các quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh, làm cơ sở để kiến nghị sửa đổi Pháp lệnh hoặc xây dựng Luật Cựu chiến binh, đáp ứng sự phát triển của tình hình mới".
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Đồng thời Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vướng mắc làm cơ sở để kiến nghị sửa đổi Pháp lệnh hoặc xây dựng Luật Cựu chiến binh, đáp ứng sự phát triển của tình hình mới theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
126. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: "Đề nghị cần thận trọng hơn trong thực hiện Đề án tinh giản biên chế tới năm 2020 để việc thực hiện tinh giản biên chế đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tránh tình trạng lợi dụng việc tinh giản này để thực hiện quan điểm cá nhân, gây ảnh hưởng đến chủ trương chung".
Trả lời : (Tại Công văn số 687/BNV-TH, ngày 14/02/2017)
Để triển khai Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, trong đó quy định và đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp làm cơ sở thực hiện chính sách tinh giản biên chế, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Cụ thể như sau:
- Về đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế được quy định rõ tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP). Theo đó, các trường hợp thuộc đối tượng tinh giản biên chế phải bảo đảm đúng theo quy định tại Điều 6; việc thực hiện tinh giản biên chế phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật (Điều 4); các cá nhân, tổ chức phát hiện việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế trái với quy định có quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 23).
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã chỉ đạo cụ thể về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, trong đó công tác kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xác định rõ: "Tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tinh giản biên chế, thực hiện chế độ, chính sách nghỉ hưu đúng tuổi đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng quy định, đúng chế độ chính sách và mục tiêu đề ra"; "Người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước".
Như vậy, trên cơ sở các quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính sách tinh giản biên chế được thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tránh tình trạng lợi dụng việc tinh giản biên chế để thực hiện quan điểm cá nhân như kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang đã nêu.
127. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: "Cử tri kiến nghị thông báo cho cử tri biết lộ trình tinh giản biên chế của các ngành, các cấp theo Nghị quyết của Quốc Hội để tinh gọn bộ máy nhà nước và làm cơ sở tăng lương cho công chức nhà nước".
Trả lời : (Tại Công văn số 704/BNV-TCBC, ngày 14/02/2017)
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TV/ ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 về việc đẩy mạnh chủ trương tinh giản biên chế. Trong đó đã chỉ đạo từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế được giao năm 2015 và chỉ được tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Các văn bản nêu trên đã được các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian vừa qua.
128. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri phản ánh hiện nay kinh phí hoạt động của các hội quần chúng còn hạn chế, theo quy định của dự thảo Luật về Hội sẽ xóa bỏ hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các hoạt động hội, điều này sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động của các hội quần chúng. Đề nghị quy định cho phù hợp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 704/BNV-TCBC, ngày 14/02/2017)
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tưóng Chính phủ giao tại Công văn số 05/VPCP-PL ngày 03/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về dự án Luật về hội, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ủy ban pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan để nghiên cúu tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật về hội theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV.
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, phối họp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu hoàn thiện dự thảo Luật về hội, trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định.
129. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri góp ý vào dự thảo Luật về hội:
- Hầu hết các ý kiến thống nhất với tên gọi Luật về hội. Một số ý kiến đề nghị sửa tên Luật thành Luật về lập hội theo đúng Hiến pháp năm 2013;
- Điển a Khoản 2 Điều 2 về Đối tượng áp dụng: Không cần quy định Luật này không áp dụng đối với “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- Nên có quy định: Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với các hội mà đối tượng là người yếu thế, người có công như Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Người khuyết tật, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin...
- Cử tri cho rằng không nên quy định cho phép người nước ngoài, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập hội tại Việt Nam vì sẽ rất khó quản lý, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với Hiếp pháp năm 2013, vì Hiến pháp chỉ quy định cho công dân Việt Nam có quyền này;
- Cử tri đề nghị cần quy định rõ trong Luật một số vấn đề như: Vận động hỗ trợ nhân đạo do nhiều cơ quan tổ chức khác cùng nhau thực hiện nhưng chưa có quy định cơ quan nào chủ trì, điều hành hoạt động; có quy định rõ về chính sách cho người cùng tham gia hoạt động hội; có quy định về điều chỉnh chế độ phụ cấp giữa người được hưởng lương và người không được hưởng lương để đảm bảo công bằng”.
Trả lời : (Tại Công văn số 707/BNV-TCPCP, ngày 14/02/2017)
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 05/VPCP-PL ngày 03/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về dự án Luật về hội, Bộ Nội vụ đang phối họp với Ủy ban pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan để nghiên cứu tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật về hội theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV.
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Luật về hội, trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định.
130. Cử tri thành phố Hà Nội, Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ điều chỉnh chế độ phụ cấp đối với đối tượng là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi không có chế độ lương hưu”.
Trả lời : (Tại Công văn số 708/BNV-TCPCP, ngày 14/02/2017)
1. Về chế độ thù lao (phụ cấp) đối với đối tượng là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi không có chế độ lương hưu:
Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách mà không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ. Theo đó, thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người làm công tác hội bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ luật Lao động; quy định của pháp luật có liên quan Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người làm việc tại hội”. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
131. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Đề nghị sớm tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, để các đại biểu cập nhật kỹ năng, phương pháp trong hoạt động thẩm tra, giám sát, tiếp xúc cử tri, xây dụng chính sách".
Trả lời : (Tại Công văn số 760/BNV-ĐT, ngày 17/02/2017)
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đã đưa nhiệm vụ tổ chức các khóa bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 vào Chương trình công tác năm 2016.
Để chuẩn bị tổ chức các khóa bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, Bộ Nội vụ đã tổ chức biên soạn và ban hành Tài liệu bồi dưỡmg đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tài liệu bao gồm các chuyên đề:
- Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam;
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
- Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam;Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân;
- Kỹ năng hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân.
Các chuyên đề được các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và Học viện Hành chính Quốc gia (Bộ Nội vụ) biên soạn công phu nhằm cung cấp, cập nhật các thông tin hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp và giới thiệu, trang bị những kỹ năng. Trên cơ sở Tài liệu được ban hành, sử dụng, kết thúc năm 2016, Bộ Nội vụ đã tổ chức bồi dưỡng cho gần 3.300 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Báo cáo viên là các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ và Văn phòng Quốc hội. Đối với những đại biểu chưa bố trí được thời gian tham dự, Bộ Nội vụ đã gửi tài liệu, giới thiệu giảng viên và hướng dẫn để các địa phương chủ động tổ chức bồi dưỡng.
Như vậy, Bộ Nội vụ đã hoàn thành nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần cập nhật, nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động của đại biếu Hội đồng nhân dân.
132. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:
“Quy định về tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu, tài khoản.
- Đến thời điểm hiện nay, Trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,...thuộc UBND tỉnh và các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố. Tuy nhiên, các Thông tư liên tịch do các liên Bộ ban hành có sự quy định khác nhau về tư cách pháp nhân của các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, cụ thể:
- Có quy định con dấu và tài khoản riêng gồm: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị.
- Không đề cập đến con dấu và tài khoản riêng gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Kinh tế và Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
Mặt khác, Phòng Kinh tế và Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND các huyện, thành phố trong các Thông tư liên tịch của liên Bộ quy định về tư cách pháp nhân không đồng nhất, cụ thể như sau:
- Phòng Kinh tế:
+ Theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư liên tịch sô 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì không có điều khoản quy định về việc phòng Kinh tế thuộc UBND thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
+ Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT- BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân câp tỉnh, cấp huyện quy định Phòng Kinh tế thuộc UBND thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng:
+ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT- BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT- BNV ngày 30/6/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì không có điều khoản quy định về việc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
+ Theo Khoản 3 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và theo Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGT VT-BNV ngày 04/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Từ thực tế các quy định trên dẫn đến các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố có phòng có con dấu, có phòng không có con dấu. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện các hướng dẫn của Trung ương hiện đang gặp khó khăn trong việc xác định tư cách pháp nhân của các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương liên quan có hướng dẫn thống nhất từ Trung ương đến địa phương để khắc phục những bất cập nêu trên”.
Trả lời : (Tại Công văn số 734/BNV-TCBC, ngày 16/02/2017)
Ngày 01/7/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ liên quan để thực hiện theo quy định
133. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Hiện tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tuyển dụng và ký hợp đồng lao động dài hạn với 236 lao động. Qua thời gian làm việc nhận thấy số lao động này đã công tác ổn định và có nhiều đóng góp cho tỉnh nhà. Đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm, xem xét bổ sung 236 biên chế công chức cho tỉnh Bình Phước để làm thủ tục cấp biên chế cho số lao động này để các đối tượng yên tâm công tác”.
Trả lời : (Tại Công văn số 967/BNV - TCBC, ngày 24/02/2017)
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đã chỉ đạo: “Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dụng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giảm biên chế đến năm 2021 tối thiếu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” và “bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có”.
Về tuyển dụng và ký hợp đồng lao động chuyên môn nghiệp vụ dài hạn với 236 lao động tại các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Bình Phước là không đúng với quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng công chức. Ngày 04/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 30/VPCP- TCCV của Văn phòng Chính phủ về việc hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan thuộc bộ, ngành, địa phương gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Bình Phước. Do vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước thực hiện theo quy định của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng.
134. Cử tri tỉnh Thừa Thiên – Huế kiến nghị:
“1. Đề nghị quan tâm chế độ cho đội ngũ ở cấp xã: Phó trưởng Công an, Phó xã đội trưởng, Văn phòng Đảng ủy. Hiện nay, họ đang hưởng chế độ bán chuyên trách ở cấp xã, nhưng tính chất công việc rất nặng nề và phức tạp.
2. Kiến nghị điều chỉnh đối tượng áp dụng của Quyết định số 250/QĐ- TTg ngày 29/01/2013 về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phưong. Theo đó, thời kỳ này trên địa bàn tỉnh có rất nhiều xã có từ 2 đến 3 hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp..., nếu áp dụng tiêu chí là Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã thì những người này không đủ điều kiện để hưởng chế độ theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ gây thiệt thòi cho họ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1694/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Về mức phụ câp đối vói những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó có các đối tượng như cử tri nêu) không thuộc đối tượmg hưởng lương theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 mà được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 5 Điêu 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số Tượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo Nghị định này, Chính phủ đã phân cấp để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyên khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tô dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về mở rộng đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Công văn số 7080/VPCP-KTTH ngày 09/9/2015 của Văn phong Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 giải trình cụ thể lý do cùng một loại hình hợp tác xã thì Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã được hưởng chế độ, chính sách nhưng Chủ nhiệm hợp tác xã không phải quy mô toàn xã không được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến giải trình của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9300/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, theo đó đồng ý kéo dài thời gian thực hiện giải quyêt chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm họp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưỏng chế độ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 250/QĐ-TTg đến hết ngày 31/12/2016 và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quyết định (xin gửi kèm Báo cáo số 4463/BC-BNV ngày 30/9/2015 của Bộ Nội vụ và Công văn số 9300/VPCP-KTTH ngày 11/11/2015 của Văn phòng Chính phủ).
135. Cử tri tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Cử tri tiếp tục phản ánh, bộ máy hành chính nhà nước ta quá công kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao; tình trạng tham nhũng, lãng phí chậm được phát hiện và xử lý kiên quyết; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, lương quá thấp, nhất là những người hoạt động không chuyên trách ở xã. Đề nghị có giải pháp xử lý. Đồng thời, xem xét nâng mức hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thôn, trong đó có chi hội trưởng Hội người cao tuổi, tạo điều kiện, động viên họ tích cực tham gia công tác chính trị - xã hội tại địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1693/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (trong đó có đối tượng như cử tri nêu) không thuộc đối tượng hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 mà được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo Nghị định này, Chính phủ đã phân cấp để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
136. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: "Có ý kiến đề nghị Trung ương nghiên cứu, quy định cho cán bộ, công chức với cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở được hưởng chế độ, chính sách như nhau nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở".
Trả lời : (Tại Công văn số 1693/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
137. Cử tri thành phố Đã Nẵng kiến nghị: "Cử tri phản ánh cán bộ không chuyên trách ở' xã, phường, thị trấn không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm thất nghiệp, kiến nghị cần quan tâm cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách yên tâm công tác".
Trả lời : (Tại Công văn số 1696/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Về chế độ bảo hiểm y tế
Căn cứ Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 và mức đóng hằng tháng của đối tượng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 của Luật này.
2. Về chế độ bảo hiểm xã hội
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 24, 30, 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014); chỉ tham gia bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí và tử tuất (Điều 53 và Điểm a Khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
138. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: " 1. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ thì Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy là cán bộ, công chức cấp xã, được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp chức vụ. Trong khi đó, những người làm việc tại Văn phòng Đảng ủy phụ trách công tác Đảng bao gồm: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Văn phòng nhưng lại không được xếp lương như công chức cấp xã. Cử tri kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 92 theo hướng bổ sung số cán bộ làm việc tại Văn phòng Đảng ủy được hưởng lương như công chức cấp xã.
2. Cử tri tiếp tục kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm, có chế độ tiền lương tương xứng với những người hoạt động bán chuyên trách cấp xã và phó công an xã. Cử tri cho rằng, mức hỗ trợ như hiện nay là chưa công bằng, vì thực tế việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ bán chuyên trách và phó công an cấp xã như cán bộ chuyên trách, trong khi chế độ lại thấp hơn nhiều, không hưởng được các chế độ đặc thù như 116..".
Trả lời : (Tại Công văn số 1697/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Về sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP theo hướng quy định những ngưòi làm công tác đảng là cán bộ, công chức cấp xã
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Văn phòng Đảng ủy) để hưởng lương như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Về phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
139. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tăng thêm một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương và một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nhằm đảm bảo đủ nhân lực để lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1698/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên ủy ban nhân dân đã quy định số lượng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể:
Cấp tỉnh: Các thành phố khác trực thuộc Trung ương (trong đó có thành phố Cần Thơ) có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Cấp xã: ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
140. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi và Thái Nguyên kiến nghị: “về Luật tổ chức chính quyền địa phương; Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương tại Điều 34 (Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã) quy định: Uỷ ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên phụ trách quân sự, Uỷ viên phụ trách công an. Uỷ ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch”. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri, chính quyền xã loại II nhiều nơi đề nghị xem xét quy định tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để tăng cường khả năng quản lý, điều hành công việc ở cơ sở”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1699/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP- V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
141. Cử tri tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh kiến nghị: “Cử tri đề nghị các xã, phường, thị trấn có địa bàn rộng, mật độ dân cư cao (trên 10.000 người), nhưng chưa đạt tiêu chí xã, phường, thị trấn loại I được bố trí 02 Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo giải quyết công việc của UBND và người dân, doanh nghiệp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1700/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP- V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ (kèm theo).
142. Cử tri tỉnh Quảng Nam và An Giang kiến nghị: “Đề nghị có hướng dẫn về kinh phí hoạt động cho Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cấp xã và quy định rõ số lượng, thành phần cụ thể để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1701/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
1. Về kinh phí hoạt động cho các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
Tại khoản 2 Điều 126 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: “Kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã nói chung, của Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng do ngân sách nhà nước bảo “đảm. Kinh phí hoạt dộng của các Ban của Hội dồng nhản dân cấp xã nằm trong tổng kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã được dự toán hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Về thành phần, số lượng ủy viên của các ban của Hội đồng nhân dân cấp xã
Tại khoản 3 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: “Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các ủy viên. Số lượng ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm”.
Như vậy, về thành phần các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã đã được Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định cụ thể. Riêng số lượng ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định.
143. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Cử tri kiến nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 116/2010/NĐ- CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng tăng thời gian hưởng phụ cấp thu hút lên 10 năm (Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 116 quy định không quá 5 năm)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 873/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nếu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút.
Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở; từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm được hưởng 0,7 mức lương cơ sở; từ đủ 15 năm trở lên được hưởng 1,0 mức lương cơ sở.
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưõng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ- CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
144. Cử tri Kon Tum kiến nghị: “Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ; Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ thì 3 xã Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi thuộc huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum là xã biên giới, có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Để thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trên địa bàn đúng quy định, đề nghị sớm xem xét, quyết định bổ sung 3 xã Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi thuộc huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum vào danh sách những xã được hưởng chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Mức phụ cấp đặc biệt đề nghị cho hưởng (3 xã) là 50%”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1741/BNV-TL, ngày 31/03/2017)
Căn cứ đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tại văn bản số 95/TTr-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2016 và sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 4990/BNV-TL ngày 24 tháng 10 năm 2016 (kèm theo) về việc áp dụng phụ cấp đặc biệt mức 50% đối với 03 xã (gồm: Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi) thuộc huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
145. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Định kiến nghị: “Cử tri phản ánh mức quy định phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố vẫn chưa đảm bảo điều kiện và khuyến khích họ làm việc. Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ trong quá trình xây dựng Đề án một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn để thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa chế độ, chính sách cho các đối tượng này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1743/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại các Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
146. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:
“1. Cử tri phản ánh cán bộ phường, xã; khóm, ấp hàng ngày bám dân làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời giải quyết những nhu cầu, bức xúc của người dân. Nhưng hiện tại các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức chưa công bằng; cán bộ, công chức cấp xã thiệt thòi nhiều hơn cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh. Ngay cả cán bộ, công chức cấp xã còn phân biệt đối xử giữa cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách, mức phụ cấp cũng chênh lệch nhau. Địa phương có yêu cầu khi chuyển cán bộ chuyên trách cấp xã, phường chuyển sang công việc cán bộ không chuyên trách thì không còn phụ cấp, do vậy rất khó cho địa phương trong công tác điều chuyển cán bộ. Đề nghị nghiên cứu chế độ chính sách tiền lương phụ cấp cho cấp xã, phường hợp lý hơn, nhằm đảm bảo cuộc sống và nâng cao tinh thần cán bộ an tâm công tác. Kiến nghị xem xét nâng mức phụ cấp cho công an xã để bảo đảm cuộc sống, an tâm công tác.
2. Cử tri phản ánh, cán bộ, công chức cấp xã, phường tự bỏ tiền đi học để nâng cao trình độ, lấy được bằng Đại học nhưng không được chuyển ngạch, bậc lương, do đó không khuyến khích được người có tinh thần cầu tiến. Đề nghị xem xét lại Thông tư liên tịch số 03 của Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1743/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định này đã quy định cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương và nâng bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính; quy định về chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được hưởng như công chức từ cấp huyện trở lên về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Các quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và nhũng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thế, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Bộ Nội đã vừa tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (trong đó có vấn đề của cử tri nêu). Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
3. Về nâng mức phụ cấp đối với công an xã
Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì phối họp với các Bộ, cơ quan Trung ương xây dụng dự án Luật Công an xã. Theo đó, vị trí và các chế độ, chính sách đối với công an xã sẽ có nhiều thay đổi, bảo đảm phù họp với tính chất đặc thù của công an xã.
4. Về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên quy định: “Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới”; Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT- BNV-BTC-BLĐTBXH nêu trên quy định: “Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới”.
147. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét chế độ lương cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách công tác tại xã, phường, thị trấn vì hiện nay lương của các đối tượng này còn thấp, không đảm bảo cuộc sống, không được đóng bảo hiểm xã hội và không có chế độ thai sản đối với nữ. Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ được hưởng chế độ phụ cấp với mức không vượt hệ số 1,0 mức lương cơ bản. Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không phải đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong khi đó, chế độ làm việc của cán bộ không chuyên trách vẫn như cán bộ, công chức, vẫn phải chịu trách nhiệm. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định trên cho phù hợp hơn nhằm đảm bảo đời sống của những người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã hoặc có cơ chế xét vào biên chế nhà nước”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1744/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
1. Về chế độ phụ cấp đối với ngưòi hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ỏ’ thôn, tổ dân phố
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định này đã quy định cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương và nâng bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính; quy định về chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được hưởng như công chức từ cấp huyện trở lên về chế độ phụ cấp đối vói người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Các quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thế, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và hưởng chế độ thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) về các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chỉ tham gia bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí và tử tuất). Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
148. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Theo quy định chế độ đối với thư ký Đảng ủy cấp xã chỉ được hưởng chế độ bán chuyên trách, không được hưởng chế độ như công chức. Cử tri kiến nghị cần tăng phụ cấp đối với chức danh thư ký Đảng ủy ở cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1745/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
Các quy định về chế độ, chính sách đối với nhũng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thấm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tố dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
149. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Cử tri cho rằng, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không vượt quá hệ số 1,0 mức lương cơ sở là quá thấp. Cử tri kiến nghị tăng mức hỗ trợ ngân sách Trung ương cho địa phương và điều chỉnh hệ số phụ cấp để nâng mức phụ cấp tối thiểu cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1746/BNV - CQĐP, ngày 31/03/2017)
Các quy định về chế độ, chính sách đối với nhũng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó. Cụ thể, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã phân cấp thấm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tố dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
150. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Đề nghị quản lý chặt chẽ kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, tránh tình trạng cán bộ, công chức sau khi được đào tạo không ở lại phục vụ gây lãng phí ngân sách, đồng thời phải có biện pháp giữ chân nhân tài, cũng như cán bộ, công chức có trình độ được đào tạo bài bản bằng tiền ngân sách đế phục vụ lâu dài trong cơ quan nhà nước".
Trả lời : (Tại Công văn số 1806/BNV-ĐT, ngày 4/04/2017)
1. Về quản lý kinh phí đào tạo cán bộ, công chức
Khoản 4, Điều 49 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: "Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật".
Thi hành Luật cán bộ, công chức, ngàỵ 05/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Điều 24 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP quy định việc đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức như sau:
"Công chức đang tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể Điều này".
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, ngày 25/01/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Tại Thông tư này, việc đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đôi với công chức được quy định cụ thể từ Điều 25 đến Điều 32, bao gồm các nội dung: Các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng; chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù; điều kiện được tính giảm chi phí đền bù; hội đồng và nguyên tắc làm việc của hội đồng; cuộc họp của hội đồng; quyết định đền bù; trả và thu hồi chi phí đền bù. Sau thời gian triển khai thực hiện, các bộ, ngành, địa phương đánh giá các quy định về đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng nêu trên là họp lý, khả thi.
Thủ tướng Chính phủ, liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản nhằm tăng cường quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như:
- Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;
- Thông tư liên tịch số 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 20/7/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn.
Như vậy, các quy định về quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể, chặt chẽ.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên, việc quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong tổ chức thực hiện. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Bộ Nội vụ sẽ kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định này, góp phần quản lý chặt chẽ kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, khắc phục được tình trạng cán bộ, công chức sau khi được đào tạo không ở lại phục vụ gây lãng phí ngân sách.
2. Về biện pháp giữ chân nhân tài, cán bộ, công chức có trình độ
Điều 6 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về chính sách đối với người có tài năng như sau: "Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng".
Triển khai Luật cán bộ, công chức, ngày 15/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó đã nêu các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng (Khoản 1, Điều 19) như sau:
" 1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng".
Triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về chính sách nhằm thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, bao gồm: Chính sách phát hiện sinh viên xuất sắc ngay từ cấp học phổ thông trung học, phát hiện cán bộ khoa học trẻ từ cơ sở đào tạo và trong thực tiễn; chính sách tuyển dụng theo hình thức xét tuyển; chính sách về tiền lương; chính sách về nhà ở.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về trọng dụng và đãi ngộ công chức có tài năng trong hoạt động công vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang hoàn thiện các dự thảo Nghị định nêu trên để trình Chính phủ xem xét, ban hành theo trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
151. Cử tri thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An kiến nghị: “về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở: Chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật; nơi tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với nhân dân, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, để xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị Bộ Nội vụ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gắn với việc nâng cao tiêu chuẩn cán bộ và chế độ, mức lương hợp lý, xứng đáng đế thu hút người có tài, có tâm vào công tác, góp phần củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh".
Trả lời : (Tại Công văn số 1807/BNV-ĐT, ngày 4/04/2017)
Ngày 05/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Điều 2, Nghị định nêu trên quy định về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Triển khai Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã tổ chức biên soạn và ban hành mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nội dung các chương trình này tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau:
- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù họp với vị trí đảm nhiệm.
- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm".
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Bộ Nội vụ phối họp với một số Bộ, ngành liên quan biên soạn, ban hành 26 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã và 9 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phường, thị trấn. Nội dung các chương trình, tài liệu này tập trung vào việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Sau khi hoàn thành biên soạn chương trình, tài liệu, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan biên soạn chuyển giao cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức bồi dưỡng. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 2020. Các quyết định nêu trên đều đưa ra các mục tiêu, nội dung cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Như vậy, trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ quan tâm, đẩy mạnh.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và Điều 3 Quyết định số 163/QĐ-TTg, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định này, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở.
Về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của cán bộ, công chức cấp xã: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện Đề án "Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phưòng, thị trấn" để báo cáo Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các nghị định khác có liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ đã ban hành về chức trách, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Đây là những giải pháp, hoạt động cụ thể, thiết thực để góp phần củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
152. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị ban hành quy chế (mẫu) về hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp cho phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Vì hiện nay hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp vẫn thực hiện theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 của ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI và Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; một số nội dung trong Nghị quyết và Quyết định không còn phù hợp, đã lỗi thời do Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã hết hiệu lực”.,
Trả lời : (Tại Công văn số 1839/BNV - CQĐP, ngày 05/04/2017)
1. Việc ban hành Quy chế mẫu về hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
Tại Văn bản số 71/UBTVQH14-CTĐB ngày 09/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 về việc ban hành Nghị quyết về Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân gửi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh (photo kèm theo) đã nêu rõ: “Trong quá trình soạn thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/NQ-UBTVQH11) đã được quy định ngay ở trong Luật; nhiều nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cũng đã được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Do đó, trong Luật tổ chức chính quyền địa phương không giao Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân như trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003.
Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào tình hình của địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành Nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, - khi ban hành Nghị quyết quy định về Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân cần xem xét sự phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tiếp công dân và các văn bản có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân”.
2. Việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của ủy ban nhân dân các cấp
Trong quá trình soạn thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương, các quy định trong Quy chế làm việc mẫu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg, Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã được rà soát, nghiên cứu để quy định trong Luật. Do đó, trong Luật tổ chức chính quyền địa phương không giao Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của ủy ban nhân dân các cấp. Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào tình hình của địa phương, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp mình. Tuy nhiên, khi ban hành văn bản quy định về Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân mỗi cấp cần xem xét sự phù hợp với Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tiếp công dân và các văn bản có liên quan đến tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp.
153. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Ủy ban thường vụ Quốc hội có Văn bản số 885/UBTVQH13-PL ngàỵ 01/6/2015 và Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 4396/VPCP-NC ngày 12/6/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc dừng việc xem xét, quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Để đảm bảo lộ trình thực hiện xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có quy định cụ thể về việc sáp nhập, chia tách địa giới hành chính”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1840/BNV - CQĐP, ngày 05/04/2017)
Ngày 20/01/2017, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 374/BNV-CQĐP gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trả lời về nội dung nêu trên (kèm theo).
154. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Ke hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai các nhiệm vụ phân cấp theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai tổ chức thực hiện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1856/BNV - CQĐP, ngày 07/04/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 21/NQ-CP), ngày 26/7/2016, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 3552/BNV-TCBC đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP. Tính đến thời điểm hiện nay, các Bộ: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP. Đối với việc thực hiện phân cấp ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền quy định cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Trên cơ sở kế hoạch triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nội vụ đã tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1643/BNV-TCBC ngày 28/3/2017 về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP theo quy định.
155. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: “Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 quy định những người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách các hội đặc thù thì mới được hưởng chế độ thù lao hàng tháng. Như vậy, những người không thuộc đối tượng nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách các hội đặc thù thì không được hưởng chế độ thù lao hàng tháng.
Theo quy định nêu trên thì các hội trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc bố trí lãnh đạo hội, nhất là các hội ở cấp huyện, cấp xã; một số hội bố trí lãnh đạo không phải là người hưu trí tham gia nên không được hưởng chế độ thù lao, trong khi đó phải hoạt động đi lại nhiều nên chưa tạo sự an tâm đến tham gia hoạt động hội, đồng thời tạo áp lực cho UBND các huyện, thành phố khi tìm nguồn kinh phí vận dụng thực hiện chế độ thù lao cho lãnh đạo hội không phải là người hưu trí. Đề nghị các ngành chức năng liên quan Trung ương sớm có hướng dẫn thống nhất quy định chế độ thù lao cho các đối tượng không phải là người hưu trí làm lãnh đạo các hội đặc thù ở địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 887/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Bộ Nội vụ đã tổng hợp nội dung của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
156. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri đề nghị nghiên cúu quy định theo hướng người không có lương hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù được hưởng chế độ thù lao như người có lương hưu được quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ- TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 888/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Bộ Nội vụ đã tổng hợp nội dung của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
157. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: "Về một số vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP: Theo quy định Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế, tại Điều 5 (Quản lý và sử dụng sổ biên chế đã thực hiện tinh giản) quy định:
"Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; số còn lại được cắt giảm và đưa vào biên chế dự phòng do cơ quan có thẩm quyền quản lý để sử dụng cho việc thành lập tổ chức mới hoặc triển khai các nhiệm vụ mới đựợc cấp có thẩm quyền giao". Tuy nhiên, theo Nghị định 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, thì Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó quy định cụ thể Danh mục vị trí việc làm và tổng số biên chế của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đối với ngành y tế và ngành giáo dục có các Thông tư quy định về định mức biên chế, số lượng người làm việc, như: Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 Quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 59/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập. Do đó, khi triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có sự thiếu thống nhất và không đảm bảo biên chế theo quy định của Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Thông tư hướng dẫn về định mức biên chế cho ngành y tế và ngành giáo dục (được sử dụng 50% biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ.
158. Trả lời : (Tại Công văn số 895/BNV-TL, ngày 22/02/2017)
Nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP là để thể chế hóa chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế nêu tại Kết luận số 63- KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI "một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020". Đến năm 2015 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, thì quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP vẫn còn phù hợp.
Đề án vị trí việc làm không xác định số lượng biên chế và những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác mà cử tri đề cập nêu trên chưa phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế tại Nghị quyết 39-NQ/TW, thì Bộ Nội vụ sẽ cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong thời gian tới.
159. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ nghiên cứu thành lập Ủy ban an toàn vệ sinh thực phẩm cấp quốc gia để thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 2102/BNV - TCCB, ngày 19/04/2017)
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau: Ở Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; ở địa phương là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương. Theo đó, Chính phủ phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ và giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và ở địa phương là Sở Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Việc quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9022/VPCP- TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ đã chỉ đạo “hạn chế đề xuất thành lập mới Tổng cục và Cục, bảo đảm tinh giản biên chế và cải cách hành chính”. Do vậy, việc kiến nghị của cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nêu trên
160. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo trong phân công, phân cấp giữa ngành y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cảnh sát môi trường, địa phương,... nên thiếu tập trung thống nhất trong việc quản lý, gây phiền hà cho người dân và khó khăn trong xử lý trách nhiệm. Đề nghị Chính phủ phân công, phân cấp rõ ràng hơn để thuận lợi trong việc thực hiện”
Trả lời : (Tại Công văn số 2103/BNV - TCCB, ngày 19/04/2017)
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định việc quản lý an toàn thực phấm theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế, cụ thế như sau:
Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phấm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc (gồm cả ngũ cốc đã sơ chế, chế biến); thịt và các sản phẩm từ thịt (gồm cả phụ phẩm ăn được nội tạng và sản phẩm phối chế có chứa thịt); thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
Bộ Công thương quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý; quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.
2. Đối với những cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều Bộ thì dược phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.
- Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
- Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Từ các quy định nêu trên, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đã được phân công, phân cấp cụ thể, không còn chồng chéo giữa các ngành y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn hạn chế, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở
161. Cử tri tỉnh Bình Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Qua thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, cử tri rất quan tâm việc Chính phủ thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Cử tri đề nghị nên cơ cấu lại các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, thu gọn tổ chức bộ máy này và thực hiện xã hội hóa, để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách khó khăn như hiện nay”.
Trả lời : (Tại Công văn số 2104/BNV - TCBC, ngày 19/04/2017)
Tại Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chỉ đạo: sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ hoạt động chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn. Coi trọng việc kết hợp, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và cộng tác viên. Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động nhân dân. Chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, địa bàn dân cư. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh; bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, phù họp với yêu cầu của thời kỳ mới; chú trọng bôi dưỡng, sử dụng, luân chuyên cán bộ; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu sô, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, thôn, ấp, làng, bản, phum, sóc, khu phố.
Tại Kết luận số 64-KL/TW ngàỵ 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đã chỉ đạo: Tiếp tục rà soát, kiện toàn tố chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo. Quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về quản lý tổ chức và hoạt động hội phù hợp với tình hình mới.
Tại Kết luật số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã chỉ đạo: Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho hội theo lộ trình phù hợp.
Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã chỉ đạo: Kiện toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm bộ máy đồng bộ, tinh gọn, ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thực hiện các chủ trương trên, hiện nay các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy đang tích cực triển khai xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội và đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu để cơ cấu lại các tổ chức đoàn thể theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
162. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Về tinh giản biên chế, cử tri đề nghị không áp dụng đối với ngành giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, vì định mức lao động của giáo viên đã được tính bằng số tiết/tuần cho từng giáo viên theo từng môn học, cấp học. Nếu áp dụng chung việc tinh giản biên chế như những công chức, viên chức các ngành khác sẽ không đủ giáo viên đứng lớp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 2105/BNV - TCBC, ngày 19/04/2017)
1. Tinh giản biên chế là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện cải cách hành chính; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Trong đó, đã yêu cầu:
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015!- 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế được giao năm 2015 của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đối thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
Theo đó, từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.
- Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành, địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế công chức hoặc biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao. Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế thực hiện như sau:
+ Đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Trường hợp thành lập mới trường, tăng số lớp và tăng số học sinh, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Đối với lĩnh vực y tế: Trường hợp thành lập mới cơ sở y tế, tăng số giường bệnh thực tế sử dụng, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp y tế đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nêu trên áp dụng đối với tất cả các các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
163. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:
1. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu cải cách tiền lương theo hướng bảo đảm sự công bằng, tránh tình trạng cùng hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhung có sự chênh lệch khá lớn giữa cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể với khối chính quyền”.
2. Đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc nghiên cứu nâng mức phụ cấp khu vực đối với huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu từ 0,4 lên 0,5 vì đây là 02 huyện nghèo thuộc 62 huyện nghèo của cả nước có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".
Trả lời : (Tại Công văn số 883/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về định hướng cải cách tiền lương trong thời gian tới:
a) Về chế độ phụ cấp công vụ và chế độ phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể, chính trị - xã hội:
Thể chế hóa Kết luận số 20-KL/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Hội nghị Trung ương 6 khóa X về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 - 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2011 và Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 (thay thế Nghị định số 57/2011/NĐ-CP) về chế độ phụ cấp công vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang với mức phụ cấp bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm. Ngoài chế độ phụ cấp công vụ nêu trên, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội còn được hưởng chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Định hướng trong thời gian tới:
Vấn đề cử tri nêu trên đã được Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
2. Về phụ cấp khu vực:
a) Mức phụ cấp khu vực không căn cứ vào tiêu chí huyện nghèo mà được xác định theo các yếu tố quy định tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, cụ thể là:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,... cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền...), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người;
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.
b) Về mức phụ cấp khu vực của huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, Bộ Nội vụ đã có công văn số 2870/BNV-TL ngày 24 tháng 8 năm 2010 trả lời Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu (kèm theo). Đến nay, nếu có thay đổi các yếu tố xác định mức phụ cấp khu vực thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ hướng dẫn tại Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch so 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc có văn bản gửi Bộ Nội vụ trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc để xem xét, trả lời cho phù họp.
164. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Cử tri cho rằng có sự bất cập về phụ cấp giữa khối Nhà nước (25%) và khối Đảng, đoàn thể (25% + 30%). Đề nghị chấn chỉnh để tạo sự công bằng giữa công chức làm việc tại các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước”.
“Cử tri bày tỏ sự bất bình về chế độ phụ cấp công vụ chưa bình đẳng giữa công chức làm việc trong cơ quan Đảng, nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời cử tri cũng phản ánh sự bất hợp lý về chế độ phụ cấp cho giáo viên mầm non so với giáo viên các cấp học khác. Trong khi giáo viên mầm non phải đi sớm để đón cháu và về trễ để trả cháu nhưng không có chế độ làm ngoài giờ, đồng thời cũng không có chế độ làm thêm giờ, thêm buổi như giáo viên các cấp học khác. Đề nghị cần nghiên cứu, xem xét điều chỉnh để giảm khoảng cách chênh lệch giữa các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.
Trả lời : (Tại Công văn số 884/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về chế độ phụ cấp công vụ và chế độ phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể, chính trị - xã hội:
Thể chế hóa Kết luận số 20-KL/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Hội nghị Trung ương 6 khóa X về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2011 và Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 (thay thế Nghị định số 57/2011/NĐ-CP) về chế độ phụ cấp công vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang. Theo đó, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp công vụ ngoài chế độ phụ cấp công vụ nêu trên, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội còn được hưởng chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về sửa đổi những bất hơp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương.
Vấn đề cử tri nêu trên đã được Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cúu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị -kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách triệt để chính sách tiền lương, căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách; nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ -báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
2. Về chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó:
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự quyết định tiền lương.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định tiền lương tăng thêm không quá 3 lần quỹ tiền lương theo ngạch, chức danh, bậc và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được quyết định tiền lương tăng thêm không quá 2 lần quỹ tiền lương theo ngạch, chức danh, bậc và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.
Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được quyết định tiền lương tăng thêm không quá 1 lần quỹ tiền lưong theo ngạch, chức danh, bậc và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.
Về chế độ làm việc đối vói giáo viên mầm non:
Giáo viên mầm non thực hiện chế độ làm việc theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non. Trường hợp làm thêm giờ được trả lương làm thêm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ làm thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng hướng dẫn chế độ làm việc, thanh toán tiền làm thêm giờ và cơ chế tự chủ đối với giáo viên mầm non trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng và ban hành chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non trong thời gian tới.
165. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: “Đề nghị sớm ban hành chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù công việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và công chức ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014.”
Trả lời : (Tại Công văn số 885/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án, Kiểm sát được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 ngày 14 tháng 07 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-ƯBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành kiểm sát và giấy chứng minh kiểm sát viên, trong đó:
Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có hệ số lương bậc 1 là 10,40 và bậc 2 là 11,00, tương đương với chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp có 6 bậc, gồm: Hệ số lương bậc 1 là 6,20 và hệ số lương bậc 6 là 8,00.
Chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính, Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên chính, Kiểm tra viên chính có 8 bậc, gồm: Hệ số lương bậc 1 là 4,40 và hệ số lương bậc 8 là 6,78.
Chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên, Kiểm tra viên có 9 bậc, gồm: Hệ số lương bậc 1 là 2,34 và hệ số lương bậc 9 là 4,98.
2. Ngoài tiền lương theo bậc của chức danh nêu trên, các chức danh ngành Tòa án, Kiểm sát được hưởng các chế độ phụ cấp theo nghề, gồm:
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề từ 15% đến 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) quy định tại Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 và Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ (sau 5 năm làm việc liên tục trong ngành tòa án, kiểm sát thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%).
Chế độ bồi dưỡng (từ 35.000 đồng đến 90.000 đồng/ngày) tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự quy định tại Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, tiền lương (gồm tiền lương theo bậc trong chức danh và phụ cấp lương) của cán bộ, công chức ngành Tòa án, Kiểm sát đã được cơ quan có thẩm quyền quy định xem xét, thể hiện chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với ngành Tòa án, Kiểm sát trong tương quan với công chức hành chính.
3. Vấn đề cử tri nêu trên đã được Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
166. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị có chiến lược, kế hoạch tăng lương để đảm bảo mức tăng, thời gian theo đúng lộ trình phù hợp, tránh mức tăng ít, thời gian chuẩn bị quá dài, giá cả lại tăng cao như hiện nay”.
Trả lời : (Tại Công văn số 886/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hon chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và Nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Nội vụ đế trình Chính phủ ban hành thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đổi với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
167. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Việc cải cách hành chính, tinh giản bộ máy nhà nước hiện nay chưa thực sự hiệu quả, số người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước quá lớn, trong lúc nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn. Chỉ tính riêng một thôn hoặc khu phố thì cũng đã có hơn 10 người được hưởng phụ cấp bán chuyên trách chứ chưa đề cập đến các cấp chính quyền theo Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ cần mạnh dạn sát nhập một số ban, ngành có nhiệm vụ, chức năng tương đồng nhằm tinh giản bộ máy, giảm bớt nguồn chi từ ngân sách”.
Trả lời : (Tại Công văn số 2166/BNV - TCBC, ngày 21/04/2017)
1. Về số lưọng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố
Tại Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (sau đây gọi tắt là Kết luận số 64-KL/TW) đã chỉ đạo: Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Quy định dưới xã, phường, thị trấn là thôn, tổ dân phố và tương đương (có quy mô phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi), chủ yếu hoạt động theo hình thức tự quản của cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí từ ngân sách. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và tương đương bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã chỉ đạo: Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã. Sớm sửa đổi Quy định về cán bộ, công chức cấp xã theo hướng tinh gọn, giảm bớt chức danh theo tinh thần Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI. Giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách cấp xã khi hết nhiệm kỳ mà không đủ điều kiện tái cử; xây dựng, cơ chế quản lý cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố gắn với phát huy quyền làm chủ, giám sát của nhân dân và đẩy mạnh thực hiện các hình thức tự quản tại cộng đồng dân cư.
- Tại Nghị, định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã quy định ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
+ Quy định cụ thể số lượng và chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tố dân phố;
+ Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân nhố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Như vậy, căn cứ các quy định của Đảng, Chính phủ nêu trên và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, yêu cầu quản lý, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định số lượng và chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Về sắp xếp một số ban, ngành có nhiệm vụ, chức năng tương đồng nhằm tinh giản bộ máy
Thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Kết luận số 64-KL/TW và Nghị quyết số 39-NQ/TW, hiện nay các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy đang tích cực triển khai xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy, đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, xây dựng Đề án “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trình Hội nghị Trung ương 6; trong đó đặt vấn đề sắp xếp, kiện toàn một số ban, ngành có nhiệm vụ, chức năng tương đồng nhằm tinh giản bộ máy, giảm bớt chi từ ngân sách như kiến nghị của cử tri.
168. Cử tri thành phố Hải phòng kiến nghị: đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành Đề án đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng.
Trả lời : (Tại Công văn số 1059/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Kết luận số 202-KL/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến của Ban Bí thư về Đề án tại Phiên họp ngày 29/11/2016, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Đề án và có Tờ trình số 206-TTr/BCSĐ ngày 30/12/2016 trình Ban Bí thư về việc triển khai thực hiện Đề án trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
Đến nay, thực hiện ý kiến của Ban Bí thư tại văn bản số 3135-CV/VPTW ngày 16/01/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng (kèm theo), Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn để việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án được tiến hành từ quý II năm 2017 theo ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
169. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:
"1. Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cửu, ban hành hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức một cách cụ thể, có tính định lượng, xác định barem điểm với từng nội dung đánh giá để đơn vị sử dụng biên chế có căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được chính xác, phù hợp với từng vị trí việc làm và thực tế ở địa phưong. Hiện nay, việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức mới thực hiện mang tính chất định tính, chung chung.
2. Việc thi, xét tuyển theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với điều kiện của tỉnh Lai Châu, là một tỉnh miền núi, áp dụng tiêu chuẩn thi tuyển, xét tuyển như trên rất khó, điều kiện yêu cầu quá cao so với thực tế, đối tượng con em người dân tộc thiểu số và gia đình chính sách không có cơ hội trúng tuyển. Đề nghị Chính phủ có chính sách ưu tiên đặc thù hoặc giảm nhẹ một số tiêu chí, điều kiện thi tuyển, xét tuyển nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc và gia đình chính sách tại địa phương có cơ hội trúng tuyến".
Trả lời : (Tại Công văn số 1060/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Về nội dung số 1:
Ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó tại Khoản 1 Điều 29 của Nghị định này đã quy định: "Căn cứ điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, tố chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này".
2. Về nội dung số 2:
- Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và quy định hiện hành của Chính phủ về tuyển dụng công chức, viên chức đã có chính sách ưu tiên khi tuyển dụng, cụ thể như: + Khoản 2 Điều 37 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển”.
+ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định người dự tuyển vào công chức là đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Ngày 16/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo; theo đó, tại Điểm b Khoản 2 Mục IV quy định về chính sách áp dụng đối với đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể như sau:
“Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội viên Dự án có nhu cầu tiếp tục làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng theo một trong các phương án sau:
+ Được cấp ủy và chính quyền xã tiếp tục quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của xã hoặc được Ủy ban nhân dân huyện bố trí làm việc tại các đơn vị thuộc huyện. Trong các trường hợp này được Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác xem xét chuyển thành công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Cán bộ, công chức nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
+ Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho các đội viên Dự án thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có huyện nghèo xem xét chuyển thành công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Trường hợp địa phương nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho đội viên Dự án hoặc đội viên Dự án không có nguyện vọng làm việc tại địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận quá trình công tác của đội viên Dự án ở các xã thuộc huyện nghèo để làm căn cứ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ưu tiên xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.
Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện về tham gia phát triển nông thôn, miền núi); trong đó, tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 đã quy định: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của Đội viên tại xã trong thời gian 5 năm (đủ 60 tháng), căn cứ vào năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nếu đủ điều kiện thì Đội viên được xét chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã hoặc công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duỵệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Quyết định số 402/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như:
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
- Xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) và tại các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 402/QĐ- TTg nêu trên.
170. Cử tri tỉnh Bình Phước, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Sơn La kiến nghị: "Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Nghị định 56/2015/NĐ-CP thì viên chức được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ phải có ít nhất một công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận. Đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng quy định tiêu chí thấp hơn, vì tiêu chí này rất khó thực hiện trên thực tế, làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá viên chức".
Trả lời : (Tại Công văn số 1061/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 6956/VPCP-TCCV ngày 22/8/2016 của Văn phòng Chính phủ) và trên cơ sở kết quả tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP), Bộ Nội vụ đã xây dựng nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và trình Chính phủ tại Tờ trình số 4608/TTr-BNV ngày 30/9/2016, trong đó có nội dung cử tri kiến nghị.
171. Cử tri Quảng Ngãi kiến nghị: đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về xử lý kỷ luật đối với cán bộ để địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện.
Trả lời : (Tại Công văn số 1062/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công, Bộ Nội vụ đã xây dựng nội dung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cán bộ, công chức đối với cán bộ, trong đó có nội dung cử tri phản ánh. Tại Công văn số 6175/VPCP-TCCV ngày 26/7/2016 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý lùi thời hạn trình Nghị định đến sau khi Bộ Chính trị ban hành quy định mới về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tích cực phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương để nghiên cứu trình Bộ Chính trị sớm ban hành các quy định này để có đủ căn cứ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kỷ luật đối với cán bộ.
172. Cử tri Phú Yên kiến nghị:
1. Theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP), người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đã hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức hoặc tương đương thì hưởng lương bậc 2, bậc 3 của ngạch cần tuyến. Hiện nay, do nhu cầu ngày càng cao trong công việc, có nhiều công chức, viên chức có bằng đại học đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ. Để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội, đề nghị cho những đối tượng trên nếu có bằng thạc sĩ thì được tăng thêm 01 bậc lương, có bằng tiến sĩ thì được tăng thêm 02 bậc lương.
2. Cử tri cho rằng Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ nhất tại văn bản số 4099/BNV-CCVC ngày 01/9/2016 chỉ dừng lại ở việc giải thích, viện dẫn, chưa đi thẳng vào nội dung cử tri kiến nghị. Đề nghị quý Bộ giải thích cho cử tri rõ".
Trả lời : (Tại Công văn số 1063/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Sau khi nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Yên do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên chuyển đến tại công văn số 45/CV-ĐĐBQH ngày 05/8/2016 với nội dung đề nghị cán bộ, công chức tự học tập nâng cao trình độ, có bằng thạc sĩ thì được tăng thêm 01 bậc lương, có bằng tiến sĩ thì được tăng thêm 02 bậc lương, Bộ Nội vụ đã trả lời tại văn bản số 4099/BNV-CCVC ngày 01/9/2016. Nay Bộ Nội vụ xin báo cáo rõ hơn như sau:
- Đối với người tuyển dụng lần đầu có bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định thì trong thời gian tập sự người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Khi hết thời gian tập sự theo quy định thì được xếp bậc 2 (đối với thạc sĩ) hoặc bậc 3 (đối với tiến sĩ). Theo quy định này thì thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ được tính để xếp bậc lương cao hơn trong ngạch tuyển dụng nhằm thu hút người có trình độ cao vào làm công chức, viên chức
- Đối với công chức, viên chức trong quá trình công tác được cấp có thẩm quyền cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã quy định thời gian cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi học (bao gồm cử thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ) được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, theo các quy định hiện hành của pháp luật nêu trên thì thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ đều đã được xem xét để xếp lương (khi tuyển dụng lần đầu) và nâng bậc lương đối với công chức, viên chức.
173. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: "Cử tri cho rằng, việc ưu tiên tuyển dụng đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc nhằm tuyển chọn được người tài giỏi vào công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, mặc dù chưa phân tầng đại học nhưng trong thực tế hệ thống các trường công lập hiện nay vẫn có trường "tốp trên" và trường "tốp dưới" chất lượng đào tạo khác nhau, các trường tốp trên rất khó đạt kết quả tốt nghiệp loại giỏi, trong lúc đó, ở các trường tốp dưới, nhất là các trường đại học dân lập, đại học ở địa phương thì dễ đạt tốt nghiệp loại giỏi hơn. Đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm đến bất cập này để có những quy định phù hợp, chặt chẽ hơn trong việc tuyển dụng".
Trả lời : (Tại Công văn số 1064/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Bộ Nội vụ đang xây dựng nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trong đó có nội dung cử tri phản ánh để có những quy định phù hợp, chặt chẽ hơn trong việc tuyển dụng công chức, viên chức.
174. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị:
1. Cử tri đề nghị cần đưa chương trình hành động: đổi mới toàn diện, cải tổ bộ máy tinh gọn, kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức quan liêu, nhũng nhiễu. Đối với công tác quản lý, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ cần công khai minh bạch; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân.
2. Cử tri đề nghị quản lý chặt chẽ hơn nữa trong công tác bổ nhiệm cán bộ, nhất là đối với cán bộ đầu ngành. Nên bố trí cán bộ phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn, năng lực công tác, tránh tình trạng cán bộ bị kỷ luật chuyển sang đơn vị khác cao hơn, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không thích nhiệm vụ mới xin nghỉ việc, bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình ... điều này gây phản cảm, mất lòng tin của nhân dân.
Trả lời : (Tại Công văn số 1065/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối họp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuối công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
175. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:
1. Đề nghị giải quyết chế độ cho cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP về việc quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, vì hiện nay một số đối tượng đã nghỉ hưu nhưng chưa được hưởng chế độ.
2. Cử tri phản ánh việc quy định cách tính điểm và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ là chưa hợp lý đối với việc áp dụng vào tuyển dụng viên chức cấp huyện. Theo đó việc tuyển dụng chưa đảm bảo tính minh bạch, chưa xét đến các yếu tố như hệ đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học), đối tượng chính sách. Do đó, đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để kỳ xét tuyển đảm bảo tính khách quan, minh bạch".
Trả lời : (Tại Công văn số 1066/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Về nội dung số 1
Ngày 09/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, tại Điều 8 của Nghị định này đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan có thẩm quyền của Đảng trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.
2. Về nội dung số 2
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó sẽ nghiên cứu, quy định việc xét tuyển viên chức cho phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là nội dung các môn thi, hình thức thi và cách tính điểm trong kỳ thi tuyển, xét tuyển viên chức để lựa chọn được người có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
176. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: "Hiện công tác quản lý, tổ chức thi tuyển công chức còn nhiều bất cập, chưa khách quan. Cử tri đề nghị áp dụng công nghệ vào thi tuyển công chức để bảo đảm tính công bằng, khách quan".
Trả lời : (Tại Công văn số 1068/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Tại văn bản số 2450/VPCP-TCCV ngày 10/4/2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc thi tuyển công chức trên máy vi tính.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó có nội dung quy định về thi tuyển công chức trên máy vi tính.
177. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: "Đề nghị có hướng dẫn chỉ đạo thống nhất trong cả nước về việc thi tuyển công chức lãnh đạo quản lý các cấp".
Trả lời : (Tại Công văn số 1067/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Kết luận số 202-KL/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến của Ban Bí thư về Đề án tại Phiên họp ngày 29/11/2016, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Đề án và có Tờ trình số 206-TTr/BCSĐ ngày 30/12/2016 trình Ban Bí thư về việc triển khai thực hiện Đề án trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
Đến nay, thực hiện ý kiến của Ban Bí thư tại văn bản số 3135-CV/VPTW ngày 16/01/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng (kèm theo), Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn để việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án được tiến hành từ quý II năm 2017 theo ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
178. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: "Đề nghị Nhà nước xử lý nghiêm cán bộ sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ dẫn đến oan sai như phương tiện thông tin đại chúng nêu để nhân dân yên tâm, tin tưởng vào cơ quan nhà nước khi thi hành công vụ".
Trả lời : (Tại Công văn số 1073/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ có sai phạm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 34/2011/NĐ- CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Đối với người đứng đầu còn phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngàỵ 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành; trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý ở các hình thức quy định về trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời với các quy định của pháp luật, để hạn chế, kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm thì việc giám sát của cử tri đối với các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng
179. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: "Cử tri phản ánh hiện nay tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao, số người không có việc làm lớn. Nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu thì cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ càng khó, từ đó có thể tạo ra hệ quả xấu về an ninh trật tự xã hội. Hơn nữa những người đến độ tuổi nghỉ hưu còn khả năng, kinh nghiệm làm việc có thể ký hợp đồng tiếp với cơ quan, đơn vị sử dụng lao động để tiếp tục cống hiến kinh nghiệm trí tuệ xây dựng đất nước. Cử tri đề nghị xem xét việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với những người làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học cần có quy định cụ thể và căn cứ vào tín nhiệm tập thể cũng như thành tích đóng góp".
Trả lời : (Tại Công văn số 1077/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Quy định kéo dài thời gian công tác đến tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại các luật khác nhau, như: Bộ luật lao động, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật giáo dục đại học. Căn cứ các quy định của luật, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
- Đối với cán bộ, công chức nữ giữ một số chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý và người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định tại Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.
- Đối với giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập có chức danh giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được xem xét kéo dài thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học.
Đối với cá nhân giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xem xét kéo dài thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Theo các quy định nêu trên, một trong những điều kiện được kéo dài là có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ quan, đơn vị có nhu cầu và chấp nhận.
2. Việc điều chỉnh và quy định về tuổi nghỉ hưu nói chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động hiện hành.
180. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: "Đề nghị nhân rộng mô hình thi tuyển một số vị trí lãnh đạo ở các cơ quan Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương".
Trả lời : (Tại Công văn số 1074/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
Thực hiện Kết luận số 202-KL/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến của Ban Bí thư về Đề án tại Phiên họp ngày 29/11/2016, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Đề án và có Tờ trình số 206-TTr/BCSĐ ngày 30/12/2016 trình Ban Bí thư về việc triển khai thực hiện Đề án trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
Đến nay, thực hiện ý kiến của Ban Bí thư tại văn bản số 3135-CV/VPTW ngày 16/01/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng (kèm theo), Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn để việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án được tiến hành từ quý II năm 2017 theo ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
181. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:
1. Theo Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ không có ngạch công chức chuyên viên (cao đẳng) và công chức có trình độ cao đẳng được xếp vào ngạch cán sự. Do vậy, trong việc bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chực có trình độ cao đẳng còn gặp nhiều vướng mắc, cụ thể: công chức đang hưởng ngạch chuyên viên (cao đẳng) thực hiện chuyển xếp ngạch cán sự theo Thông tư số 1 l/2014/TT-BNV thì được xếp mức lương nào? Công chức có trình độ cao đẳng mới tuyển dụng, khi bổ nhiệm vào ngạch cán sự thì được hưởng lương bậc 1 hay bậc 2. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, hướng dẫn về bổ nhiệm và xếp lương đối với công chức có trình độ cao đắng.
2. Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định: Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp khi hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức bị phát hiện đã quá hạn 24 tháng. Do đó quy định trên là chưa khả thi, đề nghị có giải pháp khắc phục bất cập này.
Trả lời : (Tại Công văn số 1076/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Về nội dung số 1:
Căn cứ ý kiến phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương về những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số ll/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, Bộ Nội vụ đã có kế hoạch sửa đổi, bổ sung Thông tư này, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong đó có vấn đề bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức có trình độ cao đẳng.
2. Về nội dung số 2:
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết này. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tống kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
182. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: "Trong thi tuyển công chức, con em đồng bào dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên nhưng rất khó cạnh tranh. Đề nghị quy định việc tuyển dụng theo cơ cấu dân tộc, dân số để đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiếu số trong các cơ quan nhà nước, góp phần tạo việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học".
Trả lời : (Tại Công văn số 1078/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đồng thời, để thu hút sinh viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước, tại Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-ƯBDT ngày 11/9/2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngay 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc đã quy định một số chính sách như sau:
- Quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý, tương ứng với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại địa phương; Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số (Khoản 1 Điều 4).
- Hàng năm, UBND cấp tỉnh trong kế hoạch tuyển dụng phải xác định một tỷ lệ biên chế hợp lý trong tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để tổ chức tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức, viên chức (Khoản 1 Điều 6)
- Ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp (Khoản 2 Điều 7).
- Ưu tiên về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Khoản 2 Điều 8).
2. Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiếu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Quyết định số 402/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như sau:
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuấn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
- Xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) và tại các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 402/QĐ-TTg nêu trên.
183. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: "Việc thực hiện quy định về thi và xét tuyển công chức, viên chức hiện nay có nhiều bất cập. Quy định đối tượng được dự tuyển là người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội... dẫn đến con em người địa phương, người dân tộc thiểu số tại địa bàn các tỉnh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không thể cạnh tranh được dù đã được cộng điểm ưu tiên. Mặc khác, trong quá trình công tác, người ở địa phương khác đến sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi khi không hiệu quả vì sự bất đồng ngôn ngữ, phong tục, tập quán và người dân bất hợp tác. về lâu dài, sẽ thiếu nguồn để cơ cấu cán bộ người dân tộc. Đề nghị xem xét, sửa đổi quy định này theo hướng đối với các địa bàn có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, ưu tiên xét tuyển và thi tuyển trong phạm vi địa phương thay vì toàn quốc như hiện nay".
Trả lời : (Tại Công văn số 1079/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Để thu hút sinh viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước, tại Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc đã quy định một số chính sách như sau:
- Quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý, tương ứng với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại địa phương; Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số (Khoản 1 Điều 4).
- Hàng năm, UBND cấp tỉnh trong kế hoạch tuyển dụng phải xác định một tỷ lệ biên chế hợp lý trong tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để tổ chức tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức, viên chức (Khoản 1 Điều 6).
- Ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, dân tộc rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp (Khoản 2 Điều 7).
- Ưu tiên về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Khoản 2 Điều 8).
2. Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (tại Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiểu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như sau:
- Xây dựng thể chế, chính sách đặc thù về thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nói chung, trong đó bao gồm cả đối tượng cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuỵển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xác định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số ở các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc và ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 402/QĐ-TTg nêu trên.
184. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: "Đề nghị xem xét có hướng dẫn tổ chức thi nâng bậc, chuyển ngạch cho giáo viên".
Trả lời : (Tại Công văn số 1080/BNV-CCVC, ngày 01/03/2017)
1. Thực hiện quy định của Luật Viên chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2014 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2012/NĐ-CP), trong đó đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Khoản 2 Điều 29).
Theo quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 47 Nghị định số 29/2012/NĐ- CP thì Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, trong đó đã hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tích cực đôn đốc, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, là cơ quan được Chính phủ giao quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo để ban hành văn bản quy định cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, làm cơ sở pháp lý để tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo.
185. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:
1. Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành chức năng có liên quan tham mưu với Chính phủ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương và xem xét lại chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, theo hướng tất cả cán bộ, công chức trong và ngoài định biên với cùng trách nhiệm công vụ như nhau đều hưởng các chế độ, chính sách như nhau, vì chính sách đãi ngộ cán bộ cấp xã, ấp hiện nay không đảm bảo cuộc sống. Đây là vấn đề bức xúc cử tri nhiều lần kiến nghị.
2. Đề nghị khảo sát toàn diện về chế độ chính sách (tiền lương, phụ cấp) đối với cấp xã và khóm, ấp (khu dân cư) để có chính sách, chế độ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Đề nghị sớm có chủ trương nâng lương và phụ cấp đối với cán bô, công chức phường, xã, tăng thêm phụ cấp cho cán bộ khóm, ấp, tăng phụ cấp cho những chức danh chủ tịch công đoàn; đề nghị các cán bộ làm công tác Đảng ở cấp xã được công nhận là chuyên trách. Riêng cán bộ là cấp phó các đoàn thể của xã được công nhận là cán bộ bán chuyên trách.
3. Thực hiện chủ trương chuẩn hóa cán bộ, địa phương động viên, cán bộ cấp xã có bằng trung cấp tự đi học lên đại học, nhưng học xong không được chuyển ngạch, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét.
Đề nghị có quan tâm, khuyến khích cán bộ công chức cấp xã tự đi học từ trung cấp lên đại học được chuyển ngạch chuyên viên, hiện nay một số cán bộ công chức học xong nhưng không được chuyển ngạch”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1160/BNV - CQĐP, ngày 03/03/2017)
1. Về cải cách chính sách tiền lương
Bộ Nội vụ đã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (trong đó có vấn đề của cử tri nêu). Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
2. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và nhũng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, một số địa phương đã kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thê về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở câp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
3. Về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã khi có thay đổi về bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ.
Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên đã quy định:
- “Cán bộ câp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (điểm đ, Khoản 2 Điều 2).
- “Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (Khoản 4 Điều 3).
Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã tự đi học (không do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo) như kiến nghị của cử tri nêu thì không được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ là đúng quy định.
4. Về việc bổ sung chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng được hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, việc điều chỉnh, bố sung chức danh cán bộ cấp xã (các chức danh làm công tác đảng, như: Văn phòng, Tố chức, Tuyên giáo, Kiểm tra của Đảng ủy cấp xã hoặc thay những người hoạt động không chuyên trách thành người hoạt động chuyên trách) như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở nghiên cứu sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét khi sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
186. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, bổ sung nhiệm vụ cho công chức cấp xã làm công tác an toàn thực phẩm vào Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1190/BNV - CQĐP, ngày 03/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cử tri tỉnh Cao Bằng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BNV nêu trên, trong đó đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ làm công tác an toàn thực phẩm đối với công chức cấp xã cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, Thông tư số 06/2012/TT-BNV và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
187. Cử tri Cao Bằng kiến nghị: Nghiên cứu, thành lập cơ quan quản lý an toàn thực phẩm chung tại tỉnh (Cục ATTP), không để tách rời quản lý tại ba Bộ, Ngành như hiện nay để một cơ sở, một sản phẩm chịu sự quản lý của một đơn vị quản lý nhà nước tránh chồng chéo, phù hợp Khoản 5, Điều 19 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng Ngành nào quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh thì Ngành đó thực hiện cả nhiệm vụ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Trả lời : (Tại Công văn số 1220/BNV - TCBC, ngày 06/03/2017)
Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều cứa Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau: Ở Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; ở địa phương là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và sở Công thương. Theo đó, Chính phủ phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ và giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và ở địa phương là sở Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Việc quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và ý kiến chỉ đạo của Thu tướng Chính phủ tại công văn số 9022/VPCP-TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ đã chỉ đạo “hạn chế đề xuất thành lập mới Tổng cục và Cục bảo đảm tinh giản biên chế và cải cách hành chính”. Do vậy, việc kiến nghị của cử tri đề nghị Chính phủ thành lập cơ quan quản lý an toàn thực phẩm chung tại tỉnh (Cục An toàn thực phẩm) là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trên
188. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: "Đề nghị Bộ Nội vụ xây dụng, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lưọng cao. Hiện nay, thực hiện theo các quy định hiện hành về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, việc thu hút đối với sinh viên loại giỏi, xuất sắc tốt nghiệp đại học, thạc sĩ nước ngoài thuộc diện sinh viên xuất sắc của các Trường Đại học do Nhà nước cử đi đào tạo trở về địa phương ít; đối với những trường hợp đi theo các chương trình tài trợ, của các tổ chức khác khó thẩm định về chất lượng, dẫn đến khi thu hút vào các cơ quan, đơn vị làm việc không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng hạn chế".
Trả lời : (Tại Công văn số 1371/BNV-CCVC, ngày 16/03/2017)
1. Về Chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện Điều 6 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công Chức. Trong đó, tại Điều 19 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Thực hiện Khoản 4 Điều 10 Luật Viên chức năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, tại Điều 14 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng (trừ những chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng đưọc ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Đồng thời với các Nghị định nêu trên, Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ trình Bộ Chính trị thông qua (tại Kết luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị). Theo đó, Bộ Chính trị đã cho chủ trương thực hiện một số chính sách đột phá trong việc thu hút, bố trí, sử dụng cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, trong đó có chính sách phát hiện ngay từ cơ sở đào tạo và thực tiễn công tác; chính sách tuyển dụng trực tiếp không qua thi tuyển ... Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ xem xét, ban hành văn bản quy định cụ thể để triển khai thực hiện.
2. Về việc thẩm định chất lượng đối với những trường hợp đi đào tạo theo các chương trình tài trợ của các tổ chức
Hiện nay, mỗi nước trên thế giới đều có quy định riêng về xếp loại tốt nghiệp căn cứ theo điểm trung bình chung tích lũy khác nhau. Đồng thời, mức độ đánh giá còn phụ thuộc vào quan điểm của từng trường và cũng chưa có một mặt bằng đánh giá chung đối vói các trường hợp theo học ở nước ngoài. Do vậy, để thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Bộ Nội vụ xin ghi nhận ý kiến của cử tri để trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đánh giá chất lượng đào tạo đối với trường hợp học tập ở nước ngoài theo các chương trình tài trợ của các tổ chức.
189. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: "Cử tri đề nghị cần có chính sách phân bổ và thu hút nguồn nhân lực về những địa phương còn khó khăn; nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội để những người sau khi được đào tạo nhanh chóng có được công việc ổn định".
Trả lời : (Tại Công văn số 1372/BNV-CCVC, ngày 16/03/2017)
1. Về chính sách phân bổ và thu hút nguồn nhân lực về những địa phương còn khó khăn.
a) Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và quy định hiện hành của Chính phủ về tuyển dụng công chức, viên chức đã có chính sách ưu tiên khi tuyển dụng, cụ thể như:
- Khoản 2 Điều 37 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển”.
- Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định người dự tuyển vào công chức là đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
b) Ngày 16/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo; theo đó, tại Điểm b Khoản 2 Mục IV quy định về chính sách áp dụng đối với đội viên Dự án sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể như sau: "Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội viên Dự án có nhu cầu tiếp tục làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng theo một trong các phương án sau:
a) Được cấp ủy và chính quyền xã tiếp tục quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của xã hoặc được ủy ban nhân dân huyện bố trí làm việc tại các đơn vị thuộc huyện. Trong các trường hợp này được Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác xem xét chuyển thành công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Cán bộ, công chức nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho các đội viên Dự án thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có huyện nghèo xem xét chuyển thành công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trường hợp địa phương nơi tình nguyện đến công tác không bố trí được việc làm cho đội viên Dự án hoặc đội viên Dự án không có nguyện vọng làm việc tại địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận quá trình công tác của đội viên Dự án ở các xã thuộc huyện nghèo để làm căn cứ đề nghị các cơ quan, tố chức, đơn vị khác ưu tiên xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.
b) Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đe án 500 trí thức trẻ tình nguyện về tham gia phát triển nông thôn, miền núi); trong đó, tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 đã quy định: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của Đội viên tại xã trong thời gian 5 năm (đủ 60 tháng), căn cứ vào năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nếu đủ điều kiện thì Đội viên được xét chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã hoặc công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới (sau đây viết tắt là Quyết định số 402/QĐ-TTg). Theo đó, Đề án đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thu hút sinh viên người dân tộc thiếu số (bao gồm cả đối tượng hệ cử tuyển) như:
Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiếu số.
Xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc ở các địa phương (gồm cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm từ 5% tổng dân số của tỉnh, của huyện và của xã trở lên) và tại các cơ quan trực tiếp làm công tác dân tộc (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc) để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 402/QĐ-TTg nêu trên.
2. Về nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 29-NQ/TW), Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và hội nhập quốc tế.
- Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo các trình độ phù hợp với khu vực và quốc tế.
190. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: "Để hạn chế tham nhũng và phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, đề nghị tăng cường giám sát, thống kê đầy đủ, chính xác số lượng con, cháu và các (con cái các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp nhà nước từ trung ương đến địa phương hiện nay đang du học, định cư ở nước ngoài. Nhằm quản lý chặt chẽ các quan chức nhà nước có biểu hiện bị tha hóa, biến chất, tham nhũng để chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài, sau đó hết nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam họ chuyển ra nước ngoài sinh sống và hưởng thụ".
Trả lời : (Tại Công văn số 1373/BNV-CCVC, ngày 16/03/2017)
Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ưong 3 khóa X; đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới.
Đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trước mắt, tập trung xử lý ngay, dứt điểm đối với các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, lãng phí, những vụ việc tham nhũng, tội phạm kinh tế và tội phạm về chức vụ nghiêm trọng, phức tạp ... được dư luận xã hội, Nhân dân quan tâm. Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm theo quy định của pháp luật.
191. Cử tri Long An kiến nghị: "có ý kiên cử tri đề nghị cần có những chính sách và giải pháp thiêt thực, cụ thế và mang tính bền vững để thu hút và trọng dụng nhân tài. Thực tế hiện nay, những ưu đầi hiệủ hành với người giỏi mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả năng khuyến khích nhũng người tài yên tâm cống hiến".
Trả lời : (Tại Công văn số 1386/BNV-CCVC, ngày 17/03/2017)
Về chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Thực hiện Điều 6 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong đó, tại Điều 19 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyến dụng.
- Thực hiện Khoản 4 Điều 10 Luật Viên chức năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, tại Điều 14 của Nghị định này đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách (tuyển dụng không qua thi) đối với những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng (trừ những chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên (kể cả khu vực ngoài nhà nước), đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Đồng thời với các Nghị định nêu trên, Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án về về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ trình Bộ Chính trị thông qua (tại Kết luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị). Theo đó, Bộ Chính trị đã cho chủ trương thực hiện một số chính sách đột phá trong việc thu hút, bố trí, sử dụng cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, trong đó có chính sách phát hiện ngay từ cơ sở đào tạo Và thực tiễn công tác; chính sách tuyển dụng trực tiếp không qua thi tuyển ... Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ xem xét, ban hành văn bản quy định cụ thể để triển khai thực hiện.
192. Cử tri Khánh Hòa, Long An kiến nghị: Cử tri cho rằng: thời gian vừa qua, việc xảy ra nhiều vụ tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, gây mầt lòng tin trong nhân dân, một phần là do công tác cán bộ. Việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và quản lý cán bộ có phần còn hạn chế; bản thân người cán bộ lãnh đạo thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng, do đó đã để xảy ra những sai phạm lớn trong công tác quản lý, điều hành. Cử tri đề nghị phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ từ khâu quy hoạch, bổ nhiệm để góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả".
Trả lời : (Tại Công văn số 1387/BNV-CCVC, ngày 17/03/2017)
Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới.
Đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm lchi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tống kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trước mắt, tập trung xử lý ngay, dứtt điểm đối với các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, lãng phí, những vụ việc tham nhũng, tội phạm kinh tế và tội phạm về chức vụ nghiêm trọng, phức tạp ... được dư luận xã hội, Nhân dân quan tâm. Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm theo quy định của pháp luật.
193. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: “Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét ban hành chính sách hưởng chế độ thâm niên cho cán bộ trước đây công tác tại các cơ quan được hưởng chế độ thâm niên nhưng do điều động của tổ chức đã chuyển công tác sang lĩnh vực khác để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công chức khi nghỉ hưu”.
Trả lời : (Tại Công văn số 881/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Chế độ phụ cấp thâm niên nghề được quy định trong các chế độ tiền lương ở nước ta từ trước đến nay nhằm giữ và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề nghiệp trong một số nghề, được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, khi chuyển sang làm nghề hoặc công việc khác thì thôi hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm bắt buộc thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành, nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu. Theo đó, quyền lợi của công chức đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề đã được Chính phủ quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
194. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị đẩy nhanh việc tinh giản biên chế ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, đồng thời tăng mức phụ cấp cho cán bộ đoàn thể tại thôn, khu dân cư".
Trả lời : (Tại Công văn số 1441/BNV - TCBC, ngày 20/03/2017)
1. Về tinh giản biên chế
Hiện nay, tinh giản biên chế là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ được thể hiện tại. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW .
Để đẩy nhanh việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, ngày 06/01/2017 Thủ tưóng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trưong tinh giản biên chế, trong đó yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưỏng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, như: Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trưong tinh giản biên chế; xây dựng Đề án tinh giản biên chế; rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; thực hiện tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021 tối thiểu là 10% so với biên chế giao của năm 2015; đối với đơn vị sự nghiệp công lập khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
2. Về phụ cấp cho cán bộ đoàn thể tại thôn, khu dân cư
Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một sổ chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định rõ thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương khoán, đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, yêu cầu quản lý, nguồn kinh phí cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương và các quy định của Trung ương có liên quan để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
195. Cử tri An Giang kiến nghị: "Cử tri phản ánh, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế bảo đảm bộ máy gọn nhẹ theo lộ trình, quan tâm việc bố trí cán bộ có đức, có tài và tinh thần trách nhiệm, có trình độ về chuyên môn lĩnh vực, nhưng đến nay chuyển biến rất chậm, đề nghị đẩy nhanh tiến độ tinh giản biên chế”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1551/BNV - TCBC, ngày 20/03/2017)
Hiện nay, tinh giản biên chế là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ được thể hiện tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Để đẩy nhanh việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, trong đó yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, như: Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương tinh giản biên chế; xây dựng Đề án tinh giản biên chế; rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; thực hiện tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021 tối thiểu là 10% so với biên chế giao của năm 2015; đối với đơn vị sự nghiệp công lập khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
196. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: "Đề nghị nâng mức phụ cấp khu vực từ 0,4 lên 0,5 cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ được quy định tại Thông tư liên tịch số 1 l/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-ƯBDT ngày 05/01/2005 vì huyện Ba Chẽ có 7 xã được hưởng phụ cấp 0,5 và xã Nam Sơn là 01 trong 05 xã đặc biệt khó khăn của huyện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1622/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Mức phụ cấp khu vực được xác định theo các yếu tố quy định tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH- BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, cụ thể là:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,... cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền...), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người;
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.
2. Đến nay, nếu có thay đổi các yếu tố xác định mức phụ cấp khu vực thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ hướng dẫn tại Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc có văn bản gửi Bộ Nội vụ trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc để xét, trả lời cho phù hợp
197. Cử tri Tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri kiến nghị, việc quy định mức hưởng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp như hiện nay là chưa phù hợp. Ví dụ, phụ cấp chức vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ được hưởng là 0,7 bằng Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện được hưởng là 0,3 trong khi đó Hiệu trưởng trưòng PTTH hạng I là 0,70, phó hiệu trưởng là 0,55; Hiệu trưởng trường PTCS hạng 1 là 0,55, phó hiệu trưởng là 0,45...Do đó, đề nghị cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1623/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Chế độ tiền lương hiện hành thực hiện từ tháng 10 năm 2004 đến nay đã phát sinh một số bất cập, trong đó có vấn đề như ý kiến cử tri nêu. Bộ Nội vụ đã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63- KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
198. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đề nghị phụ cấp chức vụ của trưởng, phó phòng cấp huyện phải tương đương với phụ cấp của trưởng, phó phòng các sở, ban ngành cấp tỉnh và tương đương vì công việc của người lãnh đạo cấp phòng huyện cũng khó khăn và phức tạp vì trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân và thường xuyên đi công tác cơ sở (địa hình, giao thông đến trung tâm xã, thôn, bản còn hết sức khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1618/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang quy định mức lương của Trưởng phòng và Phó phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện thấp hơn mức lương của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
a) Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 374 đồng, 405 đồng và 438 đồng;
Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 333 đồng, 359 đồng và 388 đồng.
b) Phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 346 đồng, 374 đồng và 405 đồng;
Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, gồm 3 mức lương: 310 đồng, 333 đồng và 359 đồng.
Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
a. Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2.
b. Phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,1.
2. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang giữ tương quan phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh, cụ thể như sau:
- Phòng của Sở thuộc tỉnh:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,5;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3.
b. Phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3;
Phó Trưởng phòng có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,2.
Việc quy định mức lương hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện thấp hơn của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Sở thuộc tỉnh được xem xét trên chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý theo cấp hành chính (cấp tỉnh và cấp huyện) để đảm bảo tính thứ bậc hành chính, phù hợp với quy định tại Điều 9 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
199. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị quy định phụ cấp đối với chức danh Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong cấp xã. Vì theo quy định hiện nay, Chủ tịch Hội Cựu TNXP cấp xã phải là cán bộ nghỉ hưu, hoặc đối tượng đang hưởng BHXH mới được phụ cấp, còn Chủ tịch không phải đối tượng trên thì không có phụ cấp, như vậy là chưa hợp lý”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1625/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Do đặc điểm hoạt động của hội có những người được bầu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách (thuộc chỉ tiêu biên chế được giao) nhưng đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội, trong đó quy định mức thù lao hàng tháng tối đa đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội (mức thù lao được hưởng khi giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội theo chỉ tiêu biên chế được giao ngoài lương hưu hiện hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội); căn cứ mức thù lao tối đa này, các hội quy định cụ thể mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách còn lại bảo đảm tương quan nội bộ, công khai, dân chủ, minh bạch và phù hợp với Điều lệ hoạt động của hội.
Đối với người làm việc tại hội không phải là người hưởng lương hưu thì thực hiện chế độ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT- BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội (bao gồm người đang hưởng lương hưu và người không hưởng lương hưu) do hội quyết định trên cơ sở kinh phí của hội từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và các nguồn thu hợp pháp khác.
Thực hiện Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng, trong đó nêu rõ “Không quy định hội có tính chất đặc thù. Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ thì tiếp tục cấp kinh phí và tạo các điều kiện hoạt động. Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Các hội còn lại hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao”. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Bộ Nội vụ đã tổng hợp nội dung của Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
200. Cử tri Đắk Lắk kiến nghị: “Cử tri kiến nghị xem xét, giải quyết phụ cấp đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã. Quy định người đương chức kiêm Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã được hưởng phụ cấp này. Có chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1626/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
Chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong và cán bộ Hội Chữ thập đỏ ở cấp xã không thuộc chức danh cán bộ cấp xã quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức. Chế độ đối với các chức danh nêu trên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, cụ thể là: số lượng, chức danh và mức phụ cấp của từng chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
201. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Hiện nay, những người làm việc trong bộ máy nhà nước đều là cán bộ, công chức như nhau nhưng có người có phụ cấp thâm niên, phụ cấp ngành nhưng có ngành thì không có các loại phụ cấp này. Đề nghị xem xét lại vấn đề này”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1627/BNV-TL, ngày 27/03/2017)
1. Chế độ tiền lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện từ tháng 10 năm 2004 theo Kết luận số 21-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2003 của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX. Theo đó, đã quy định nguyên tắc cán bộ, công chức, viên chức áp dụng chung bảng lương; điều kiện lao động đặc thù và ưu đãi ngành, nghề thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Căn cứ quy định nêu trên và do mức lương theo ngạch, bậc quy định trong bảng lương công chức, viên chức còn thấp, các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đã quy định áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù theo ngành, nghề như sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiếm sát, thi hành án dân sự, dự trữ quốc gia, kiểm lâm, hải quan, nhà giáo, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đảng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ xếp lương theo các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nhà giáo, y tế, kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm soát đê điều, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thống kê, dự trữ quốc gia, văn hóa - thông tin, khí tượng thủy văn, quản lý thị trường, hải quan, kiểm toán. - Phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra đảng và thi hành án dân sự, công chứng.
2. Vấn đề cử tri nêu trên đã được Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và tiếp tục giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị kỹ Đề án để trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, không bổ sung các loại phụ cấp đặc thù theo ngành, nghề. Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét từng bước điều chỉnh tiền lương theo đúng Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI.
202. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Quảng Trị là một trong 10 tỉnh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường. Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Hội đồng nhân dân huyện, phường đã được thiết lập lại nhưng rất lúng túng trong thực hiện, do chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Đề nghị khẩn trương ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức Chính quyền nói riêng và các luật nói chung”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1154/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết: (1) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (2) Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; (3) Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị; (4) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Văn bản số 1138/HD-UBTVQH13 ngày 03/6/2016 Hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo thẩm quyền, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: (1) Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân; (2) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trong đó có nội dung tổ chức lại Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại các địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường như cử tri kiến nghị.
203. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Đề nghị bổ sung những người làm việc từ 03 năm trở lên tại vị trí công việc thuộc chức danh công chức cấp xã nằm trong định biên của xã, nhưng vì lý do khách quan chưa được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, thì trong thời gian chờ tuyển dụng được hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1156/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn đã quy định chi tiết căn cứ, điều kiện, phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã. Theo đó, có 2 hình thức tuyển dụng công chức cấp xã là thi tuyển và xét tuyển (đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có thể thực hiện việc tuyển dụng thông qua xét tuyển); việc tuyển dụng công chức cấp xã thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk có ý kiến để UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương rà soát, kiểm tra vì lý do nào mà công chức cấp xã nằm trong định biên của xã nhưng hơn 3 năm vẫn không được UBND cấp huyện tuyển dụng.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri nêu thì chỉ những đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ mới được hưởng chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
204. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:
“1. Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành chức năng có liên quan tham mưu với Chính phủ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương và xem xét lại chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, theo hướng tất cả cán bộ, công chức trong và ngoài định biên với cùng trách nhiệm công vụ như nhau đều hưởng các chế độ, chính sách như nhau, vì chính sách đãi ngộ cán bộ cấp xã, ấp hiện nay không đảm bảo cuộc sống. Đây là vấn đề bức xúc cử tri nhiều lần kiến nghị.
2. Đề nghị khảo sát toàn diện về chế độ chính sách (tiền lương, phụ cấp) đối với cấp xã và khóm, ấp (khu dân cư) để có chính sách, chế độ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Đề nghị sớm có chủ trương nâng lương và phụ cấp đối với cán bộ công chức phường, xã, tăng thêm phụ cấp cho cán bộ khóm, ấp, tăng phụ cấp cho những chức danh chủ tịch công đoàn; đề nghị các cán bộ làm công tác Đảng ở cấp xã được công nhận là chuyên trách. Riêng cán bộ là cấp phó các đoàn thể của xã được công nhận là cán bộ bán chuyên trách.
3. Thực hiện chủ trương chuẩn hóa cán bộ, địa phương động viên, cán bộ cấp xã có bằng trung cấp tự đi học lên đại học, nhưng học xong không được chuyển ngạch, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét.
Đề nghị có quan tâm, khuyến khích cán bộ công chức cấp xã tự đi học từ trung cấp lên đại học được chuyển ngạch chuyên viên, hiện nay một số cán bộ công chức học xong nhưng không được chuyển ngạch”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1160/NV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về cải cách chính sách tiền lương
Bộ Nội vụ đã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (trong đó có vấn đề của cử tri nêu). Đề án này đã được trình tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5 năm 2012) và Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (tháng 5 năm 2013). Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đang triển khai thực hiện chưa có nhiều kết quả, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Trung ương chưa thông qua Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án trình Trung ương vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
2. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với quy định trước đó.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, một số địa phương đã kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
3. Về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã khi có thay đổi về bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ
Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên đã quy định:
- “Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (điểm đ, Khoản 2 Điều 2).
- “Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới” (Khoản 4 Điều 3).
Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã tự đi học (không do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo) như kiến nghị của cử tri nêu thì không được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ là đúng quy định.
4. Về việc bổ sung chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng được hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, việc điều chỉnh, bổ sung chức danh cán bộ cấp xã (các chức danh làm công tác đảng, như: Văn phòng, Tổ chức, Tuyên giáo, Kiểm tra của Đảng ủy cấp xã hoặc thay những người hoạt động không chuyên trách thành người hoạt động chuyên trách) như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở nghiên cứu sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét khi sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008
205. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ cụ thể đối với cán bộ cấp xã, thay thế Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1163/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Hiện nay, tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ xã được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn và Hướng dẫn số 5228/BNV-CQĐP ngày 05/12/2014 về xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã. Riêng tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã đã được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, sớm báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ xã, phường, thị trấn trong thời gian tới, thay thế Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV nêu trên
206. Cử tri tỉnh các tỉnh Lai Châu và Bình Phước kiến nghị: “Đề nghị bổ sung chức danh Văn phòng cấp ủy vào danh mục “công chức cấp xã” tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở căn cứ số lượng công chức xã được giao để bố trí, sắp xếp công chức đảm nhiệm vị trí việc làm cho phù hợp với thực tiễn; bổ sung đối tượng công chức cấp xã được hưởng phụ cấp “theo loại xã” như đối với cán bộ xã (quy định tại Điều 9, Nghị định 92/2009/NĐ-CP) về phụ cấp theo loại xã đối với cán bộ, công chức xã”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1164/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về bổ sung chức danh Văn phòng cấp uỷ vào danh mục “công chức cấp xã”.
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức danh Văn phòng cấp uỷ như kiến nghị của cử tri) phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Về bổ sung đối tượng công chức cấp xã được hưởng phụ cấp theo loại xã
Chế độ phụ cấp theo loại xã quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là để bảo đảm tương quan đối với cán bộ bầu cử giữa cấp xã với cấp huyện trở lên. Vì vậy, cần bổ sung chế độ phụ cấp theo loại xã như quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri các tỉnh Lai Châu và Bình Phước để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
207. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “ Đề nghị xem xét chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã đã là Chủ nhiệm Hợp tác xã thì được cộng thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH”.
- Theo Điều 34 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định “cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch”. Thực tế, quy định như vậy là chưa phù hợp, 01 Phó Chủ tịch thực hiện nhiều công việc, áp lực lớn, hiệu quả giải quyết công việc thấp. Cử tri đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung quy định cơ cấu xã theo hướng mỗi xã có 02 Phó Chủ tịch”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1165/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã đã là Chủ nhiệm Hợp tác xã
Ngày 11/11/2015, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9300/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh gửi các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ (kèm theo).
2. Về quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ.
208. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Trong thực tế cán bộ cơ sở kiêm nhiệm nhiều vị trí chức danh nhưng chỉ hưởng 30% phụ cấp của vị trí kiêm nhiệm. Do đó, không khuyến khích họ làm việc, vì vậy nên xem xét cho hưởng 100% phụ cấp.”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1166/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Nông để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
209. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Đề nghị xem xét có chính sách cho Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn tham gia công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên được hưởng trợ cấp 1 lần như chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ. Đồng thời bổ sung đối tượng là công chức cấp xã được hưởng phụ cấp theo loại xã như quy định tại Điều 9, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1167/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ hưởng trợ cấp một lần đối với Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện). Căn cứ vào quy định nêu trên thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không được hưởng chế độ trợ cấp một lần (nếu không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện).
2. Về công chức cấp xã được hưởng phụ cấp theo loại xã
Chế độ phụ cấp theo loại xã quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là để bảo đảm tương quan đối với cán bộ bầu cử giữa cấp xã với cấp huyện trở lên. Vì vậy, cần bổ sung chế độ phụ cấp theo loại xã như quy định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
210. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: "Hiện nay hoạt động của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chưa phát huy được hiệu quả, do có quá nhiều bất cập như: Đội ngũ này dù là hoạt động không chuyên trách nhưng vẫn phải hoạt động như một số công chức cấp xã trong khi đó chỉ được hưởng chế độ phụ cấp rất thấp, nhất là so với mức thu nhập bình quân của người lao động và mức sinh hoạt trong địa bàn, do chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống nên đội ngũ này chưa thật sự dành thời gian, tâm sức cho công việc; hầu hết các chức danh không chuyên trách ở cấp xã, phường cũng đều đã có trình độ chuyên môn nhất định, trong thực tế 2-3 người đều có trình độ trung cấp hoặc đại học như nhau, thời gian công tác như nhau, cùng hoạt động trên một địa bàn như nhau, nhưng người là công chức cấp xã được hưởng lương và các chế độ khác, còn người chỉ hoạt động không chuyên trách chỉ được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng rất thấp, điều này là không hợp lý, gây ra sự so sánh, không tạo động lực để những người hoạt động không chuyên trách cống hiến cho công việc và không giữ chân được đội ngũ này tham gia công tác ở cơ sở. Do đó, cử tri tiếp tục đề nghị sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (theo hướng tiếp tục xem xét lại cơ cấu, thành phần, số lượng, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức cấp xã, nhất thể hóa một số chức danh của khối Đoàn thể với các chức danh khác của công chức cấp xã, phường, thị trấn; bỏ quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tăng thêm 2-3 biên chế công chức cho cấp xã trên cơ sở kiện toàn lại đội ngũ hoạt động không chuyên trách một mặt để giúp xã giải quyết có hiệu quả hơn các công việc và người lao động cũng yên tâm cống hiến tại cơ sở)".
Trả lời : (Tại Công văn số 1169/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương đã kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
211. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: "Đề nghị tiếp tục hỗ trợ 8% lương cho những người có hệ số lương dưới 2,34 và không phân biệt cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Vì mức lương của họ sau khi áp dụng lương tối thiểu vẫn còn khá thấp".
Trả lời : (Tại Công văn số 1170/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Mức lương cơ sở dùng để tính tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng mới đạt 44,2% bình quân mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015, nhưng do khả năng ngân sách nhà nước chưa thể bố trí để tăng mức lương cơ sở nên Chính phủ đã báo cáo Quốc hội hỗ trợ tiền lương tăng thêm 08% đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống từ ngày 01/01/2015. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ là giải pháp tạm thời của năm 2015. Vì vậy, tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 đã quy định: Từ ngày 01/5/2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng và tại Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2017 đã quy định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2017 để cải thiện đời sống của tất cả cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
212. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: "Kiến nghị sửa đổi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cho hưởng mức phụ cấp bằng với mức lương khởi điểm theo bằng cấp chuyên môn mà họ hiện có khi bắt đầu làm việc ở các vị trí đó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nếu sau này họ được tuyển dụng vào công chức hoặc chuyển sang hoạt động chuyên trách thì cho hưởng các quyền lợi khác về nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước hạn theo quy định hiện hành. Có như vậy, mới có thể động viên được đội ngũ này yên tâm công tác, cống hiến và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao".
Trả lời : (Tại Công văn số 1172/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định này đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương đã kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Tiếp thu ý kiến của địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và đã thực hiện chế độ khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Trung ương cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố để chi trả phụ cấp hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng Đề án “Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Đề án nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
213. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Cử tri phản ánh, việc quy định số lượng chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã được xác định theo phân loại đơn vị hành chính quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể đối với đơn vị hành chính ở nông thôn thì xã loại II, loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND, quy định này không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, với số lượng 01 Phó Chủ tịch UBND xã thì không thể đảm bảo đáp ứng, giải quyết kịp thời công việc của cơ quan và phục vụ nhân dân theo quy định. Cử tri kiến nghị tăng thêm chức danh Phó Chủ tịch UBND cho xã loại II và xã loại III (số lượng cụ thể từng loại xã do Chính phủ quy định)”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1173/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ.
214. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Chế độ, chính sách hiện nay đối với cán bộ, công chức chưa được công bằng; cán bộ, công chức cấp xã còn thiệt thòi nhiều so với cán bộ, công chức cấp huyện, cấp tỉnh. Cụ thể: cán bộ, công chức cấp xã tự đi học không được chuyển ngạch theo trình độ cao hơn; không được thi chuyên viên chính; nghỉ hưu trước tuổi không có chế độ như cấp huyện, cấp tỉnh; không được hưởng phụ cấp báo cáo. Cán bộ đảng ủy cấp xã không có phụ cấp 30% như cán bộ làm công tác đảng từ cấp huyện trở lên; cán bộ HĐND, UBND cấp huyện, cấp tỉnh cũng không có phụ cấp này. Đề nghị có chính sách điều chỉnh hợp lý các vấn đề nêu trên, để đảm bảo công bằng trong chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1174/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định này đã quy định cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương và nâng bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính; quy định về chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được hưởng như công chức từ cấp huyện trở lên.
2. Về một số quy định khác
a) Về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên quy định: “Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới”; Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH nêu trên quy định: “Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới”.
b) Về thi nâng ngạch chuyên viên chính đối với công chức cấp xã
Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định về chức trách của ngạch chuyên viên chính: “Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực địa phương”. Theo đó, ngạch chuyên viên chính chỉ áp dụng đối với công chức từ cấp huyện trở lên.
c) Về chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đã quy định chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức từ cấp xã trở lên.
d) Về phụ cấp làm báo cáo
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên đã quy định các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó, không quy định cán bộ, công chức cấp xã hưởng phụ cấp làm báo cáo.
3. Về phụ cấp 30% đối với cán bộ đảng ủy cấp xã
Căn cứ Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 về chế độ phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, áp dụng đối với cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc ở các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện. Theo đó, chế độ phụ cấp này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã
215. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Cử tri kiến nghị nên xem xét chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách công tác tại xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách thời gian qua được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, họ vẫn còn băn khoăn mức lương, phụ cấp hiện tại chưa đảm bảo trang trải sinh hoạt hàng ngày;
- Nhiều cử tri đề nghị đối với những cán bộ đang làm việc tại xã, phường, thị trấn được Tỉnh ủy trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng phải có chế độ bảo vệ sức khỏe”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1175/BNV - CQĐP, ngày 3/03/2017)
1. Về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Ngày 08/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người không chuyên trách ở cấp xã. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này, Chính phủ đã phân cấp để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể về số lượng, chức danh và mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
2. Về đề nghị cán bộ đang làm việc tại xã, phường, thị trấn được trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng phải có chế độ bảo vệ sức khỏe
Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nêu trên đã quy định cán bộ, công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Ngày 24/12/2008, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 23-HD/BTCTW hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quy định cụ thể các đối tượng được theo dõi, quản lý sức khỏe. Theo đó, chế độ theo dõi, quản lý sức khỏe không áp dụng đối với cán bộ đang làm việc tại xã, phường, thị trấn được trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng.
216. Cử tri Long An kiến nghị: Có ý kiến đề nghị Trung ương nghiên cứu, quy định cho cán bộ, công chức với cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở được hưởng chế độ, chính sách như nhau nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở".
Trả lời : (Tại Công văn số 1695/BNV - CQĐP, ngày 29/03/2017)
Tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với từng chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
218. Cử tri tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Cử tri cho rằng công tác cải cách hành chính, tinh giản biên chế trong thời gian qua còn chưa phát huy hiệu quả, trong đó yêu cầu về tinh giản biên chế không đạt mà còn tăng thêm biên chế, nhất là cấp xã. Đề nghị có những giải pháp quyết liệt, hữu hiệu và nghiêm túc hơn trong công tác cải cách hành chính”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1858/BNV – CCHC, ngày 31/03/2017)
Những năm gần đây, vấn đề về tinh giản biên chế luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và xác định là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 chính sách tinh giản biên chế, theo đó, đã đề ra các mục tiêu, quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm quyết tâm đẩy mạnh tinh giản biên chế, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Triển khai các chính sách trên, thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát và thực hiện các biện pháp đồng bộ giúp đưa ra khỏi bộ máy nhà nước nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất...; đồng thời, bước đầu đã tuyển chọn được những người có đủ năng lực, chuyên môn cao hơn đáp ứng yêu cầu công việc để nâng cao chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức. Theo kết quả tinh giản biên chế, tính đến ngày 07 tháng 03 năm 2017, đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số 22.670 người, trong đó, các cơ quan của Đảng, đoàn thể là 944 người; các cơ quan hành chính là 2.795 người; các đơn vị sự nghiệp công lập là 14.733 người; cán bộ, công chức cấp xã là 4.069 người; doanh nghiệp nhà nước 122 người.
Về biên chế cán bộ, công chức cấp xã: Các chức vụ, chức danh và số lượng cán bộ, công chức đối với từng loại đơn vị hành chính cấp xã[3] đã được quy định rõ tại Điều 61, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ[4]. Theo đó, cấp xã loại 1 có không quá 25 người, cấp xã loại 2 có không quá 23 người và cấp xã loại 3 có không quá 21 người; đồng thời, đã quy định cụ thể số lượng những người hoạt động không chuyên trách phù hợp với loại đơn vị hành chính cấp xã nêu trên. Như vậy, việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được xác định theo từng vị trí, chức vụ, chức danh cụ thể. Tính đến ngày 31/10/2016, số lượng cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.215.709 người. Thời gian gần đây, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng lên như đại biểu nêu là do có thêm một số đơn vị hành chính cấp xã được thành lập để phát huy tiềm năng, lợi thế và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương.
Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tinh giản biên chế, nhìn chung, còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách: Một số địa phương chưa quyết liệt, ngại va chạm, né tránh nên việc xây dựng đề án, kế hoạch tinh giản biên chế thực hiện chậm; nhiều nơi chưa thực hiện đúng về trình tự, thủ tục và đối tượng tinh giản biên chế theo quy định; các quý định về rà soát, đánh giá để xác định đối tượng tinh giản biên chế cũng như tuyển dụng, thu hút người có tài năng vào làm việc trong bộ máy hành chính còn hạn chế, bât cập, nhất là đối với cấp xã.
Để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần đẩy mạnh tinh giản biên chế ở cấp xã trong thời gian tới, Bộ Nội vụ đã xây dựng và trình Bộ Chính trị Đề án "Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn". Theo đó, đã đề xuất một sổ giải pháp cụ thể như:
- Thực hiện nhất thể hoá chức vụ Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở nơi có đủ điều kiện;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo hướng mở rộng việc thực hiện việc cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã thực hiện việc kiêm nhiệm chức danh. Theo đó, tăng mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh từ 20% hiện nay lên 50%;
- Khuyến khích việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ; không thực hiện việc chia, tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định. Trên cơ sở đó, từng bước bố trí cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố) và các chức danh trong cùng tổ chức hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
Triển khai có hiệu quả Đề án trên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ đóng góp quan trọng vào việc triển khai các chủ trương Đảng, Chính phủ về tinh giản biên chế, nhất là tại cấp xã; giúp nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn phù hợp hơn với yêu cầu và vị trí công việc, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.
219. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thế hơn cho Luật Thanh niên năm 2005. Cụ thể tại Điểm 2, Điều 25 ghi “Chính sách của Nhà nước đối vói thanh niên xung phong, được công nhận là liệt sỹ, hưởng chính sách như thương binh trong trường hợp đang làm nhiệm vụ mà hy sinh hoặc bị thương theo quy định của pháp luật”. Thực tế hiện nay phong trào thanh niên tình nguyện đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên tham gia tạo được một hình ảnh đẹp trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tình nguyện có bị tai nạn, thậm chí là tử vong nhưng khi đề xuất được hưởng chính sách là rất khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1960/BNV - CTTN, ngày 12/04/2017)
Nội dung kiến nghị nêu trên liên quan đến 02 đối tượng gồm: Thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện. Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2005, Bộ Nội vụ đã tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cụ thế cho cả 02 đối tượng này, cụ thể như sau:
1. Đối với thanh niên xung phong
Ngày 30/01/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2011/NĐ-CP về tố chức và chính sách đối với thanh niên xung phong, trong đó tại Khoản 5 Điều 16 của Nghị định quy định: Đội viên thanh niên xung phong trong khi thực hiện nhiệm vụ nếu có hành động dũng cảm bảo vệ an ninh quốc gia, tài sản của Nhà nước và tính mạng của nhân dân nếu bị thương thì được hưởng chính sách như thương binh; nếu hy sinh thì được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thanh niên tình nguyện
Ngày 16/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, trong đó quy định chính sách đối với thanh niên trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện bị chết hoặc bị thương, cụ thể như sau:
Tại Khoản 10 Điều 5 và Khoản 4 Điều 7 của Quyết định quy định: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thấm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi naưò'i có công với cách mạng.
a) Tại Khoản 11 Điều 5 và Khoản 7 Điều 7 của Quyết định quy định: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện hỗ trợ mai táng và phương tiện đưa về quê quán, gia đình.
b) Tại Khoản 6 Điều 7 của Quyết định quy định: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong khi hoạt động tình nguyện bị tai nạn thì được cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện bảo đảm các chính sách sau đây:
- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;
- Trường hợp bị tai nạn dẫn đền suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ nêu trên còn được trợ cấp một lần bằng 03 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, Nhà nước đã có chính sách cụ thể đối với thanh niên thanh niên xung phong và chính sách đối với thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết hoặc bị thương, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện đối với thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện trong cả hai trường hợp này.
220. Cử tri Lai Châu kiến nghị: Đề nghị sửa đổi về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng thành lập thêm 01 phòng chuyên môn (Phòng Thông tin dân nguyện), tăng số lượng cấp phó của các phòng chuyên môn lên không quá 02 người để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1965/BNV-TCBC, ngày 13/04/2017)
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai (theo Thông báo số 45/TB-VPCP ngày 25/01/2017 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi Điều 4, Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
221. Cử tri Nam Định kiến nghị: “Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, đề nghị sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã, hoàn thiện bộ máy giúp việc hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1966/BNV - TCBC, ngày 13/04/2017)
1. Ở cấp tỉnh, ngày 27/5/2016, Chính phù đã ban hành Nghị định số 48/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ- CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Ở cấp huyện, hiện nay Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện đang thực hiện theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2014/NĐ-CP). Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2014/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Trong đó, quy định rõ về chức năng của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Đối với việc hướng dẫn tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã: Căn cứ quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP), ngày 30/10/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, tại Điều 5 Thông tư này, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn của công chức văn phòng-thống kê trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
222. Cử tri Vĩnh Phúc kiến nghị: “Cử tri phản ánh việc tổ chức quản lý cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và cơ' quan chuyên môn làm công tác dân số - KHHGĐ hiện nay có nhiều mô hình áp dụng. Có nơi Trung tâm dân số - KHHGĐ thuộc UBND cấp huyện, có vị trí tương đương với các phòng chuyên môn trực thuộc ƯBND cấp huyện; có nơi Trung tâm dân số - KHHGĐ trực thuộc Phòng Y tế của ƯBND cấp huyện. Đề nghị quy định thống nhất mô hình Trung tâm dân số - KHHGĐ thuộc UBND cấp huyện để phát huy hiệu quả, cán bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1967/BNV - TCBC, ngày 13/04/2017)
Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 378/TB- VPCP ngày 18/11/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc quản lý đơn vị sự nghiệp y tế ở địa phương, ngày 11/12/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện tiếp tục thực hiện ổn định như hiện nay (thuộc Chi cục Dân sô – Kế hoạch hóa gia đình). Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức quản lý của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện chưa được thực hiện thống nhất; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử trị, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, hướng dẫn mô hình tổ chức quản lý của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện, thống nhất thực hiện ở địa phương để phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới hiện nay.
223. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:
1. Đề nghị trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức cần chọn người có tài có đức để phụng sự đất nước, tránh tình trạng ưu tiên người nhà như một số trường hơp gần đây.
2. Đề nghị cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức khi thi hành công vụ có sai phạm thì phải nhận trách nhiệm, tự chấn chỉnh, sửa đổi, đồng thời phải trả lời bằng văn bản và kèm theo lời xin lỗi đến người dân.
3. Cử tri đề nghị các cơ quan quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cần có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, tránh tình trạng xử lý qua loa rồi điều chuyển công tác gây bức xúc dư luận".
Trả lời : (Tại Công văn số 1968/BNV-CCVC, ngày 13/04/2017)
1. Về nội dung số 1:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thấm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối họp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải thực sự tiêu biểu, là người có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị tốt, gương mẫu, xứng đáng đại diện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc thực tài, bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
2. Về nội dung số 2:
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án Văn hóa công vụ và trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 936/TTr-BNV ngày 23/02/2017, trong đó có quy định nội dung như kiến nghị cử tri đã nêu.
3. Về nội dung số 3:
Để xử lý nghiêm tình trạng cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thấm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ (Khoản 3 Điều 29); công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thôi việc (Khoản 3 Điều 58).
Bên cạnh đó, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
224. Cử tri tỉnh Điện Biên và đại biểu Quốc hội Sùng A Hồng kiến nghị: “Ngày 2/5/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 513/QĐ- TTg về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giói hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính (gọi tắt là Dự án 513). Nhiệm vụ trọng tâm của Dự án là giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã”. Thời gian thực hiện Dự án là 4 năm, từ năm 2012 đến năm 2015.
Tuy nhiên, Dự án không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, Báo cáo số 4386/BC-BNV của Bộ Nội vụ chỉ rõ đến tháng 9/2015 toàn quốc có 16 điểm tranh chấp liên quan đến cấp tỉnh do lịch sử đế lại; 970 khu vực tiềm ẩn tranh chấp về địa giới hành chính (cấp tỉnh 100 khu vực, cấp huyện 243 khu vực, cấp xã 627 khu vực), trong đó có nhiều điểm tranh chấp gây mất ổn định về an ninh trật tự; có 1.922 khu vực có đường địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động của địa chất tự nhiên (cấp tỉnh có 244 khu vực, cấp huyện 355 khu vực, cấp xã có 1.323 khu vực).
Đến ngày 25/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 874/QĐ-TTg về việc kéo dài thời gian triển khai thực hiện Dự án 513 đến hết ngày 31/12/2020.
Với vai trò là người đúng đầu Bộ Nội vụ (cơ quan chủ trì Dự án), Bộ trưởng đã và có giải pháp gì để tổ chức thực hiện Dự án đạt hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định 513/QĐ-TTg, đảm bảo đúng tiến độ quy định tại Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời vẫn đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên các địa bàn có tranh chấp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1971/BNV - CQĐP, ngày 13/04/2017)
1. Tại thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ- TTg ngày 02/5/2012 về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”, cả nưó'c có 16 khu vực tranh chấp địa giới hành chính cấp tỉnh do lịch sử để lại (viết tắt là Quyết định số 513/QĐ-TTg). Theo đó, căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 513/QĐ-TTg, Bộ Nội vụ đã chủ động phối họp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế, lấy ý kiến nhân dân để đề xuất phương án giải quyết các khu vực tranh chấp nêu trên. Đến năm 2015, Bộ Nội vụ đã chủ trì để tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình thống nhất phương án giải quyết được 2/4 khu vực tranh chấp giữa 2 địa phương (2/16 khu vực của cả nước). Đồng thời, đã có các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, giải quyết 14/14 khu vực còn lại, cụ thể là:
a) Tờ trình số 521/TTr-CP ngày 18/12/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.
b) Tờ trình số 195/TTr-CP ngày 08/5/2015 của Chính phủ trình Quốc hội về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Tờ trình số 4118/TTr-BNV ngày 09/9/2015 của Bộ Nội vụ trình Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
d) Tờ trình số 5010/TTr-BNV ngày 30/10/2015 của Bộ Nội vụ trình Chính phủ về việc giải quyết 10 khu vực tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg, căn cứ báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Nội vụ đã tổng hợp trên địa bàn cả nước đến năm 2015 có 970 khu vực tranh chấp địa giới hành chính mới phát sinh (cấp tỉnh 100 khu vực, cấp huyện 243 khu vực, cấp xã 627 khu vực) và có 1.922 khu vực địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động của địa chất tự nhiên, lũ lụt (cấp tỉnh 244 khu vực, cấp huyện 355 khu vực, cấp xã 1.323 khu vực).
a) Về việc giải quyết các khu vực tranh chấp địa giới hành chính mới phát sinh
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật đất đai năm 2013 thì trách nhiệm giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trước hết thuộc UBND các đơn vị hành chính có liên quan khu vực tranh chấp. Trường hợp UBND các đơn vị hành chính đó không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải quyết các khu vực tranh chấp cấp huyện, cấp xã và Quốc hội có thẩm quyền giải quyết các khu vực tranh chấp cấp tỉnh. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nội vụ chưa nhận được văn bản đề nghị của các địa phương về việc không đạt dược ’sự nhất trí về phân định địa giới hành chính giữa địa phương với địa phương có liên quan khu vực tranh chấp.
b) Về việc giải quyết các khu vực địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động của địa chất tự nhiên, lũ lụt
Sau khi xem xét đề nghị các các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Nội vụ đã tham mưu để Chính phủ có Tờ trình số 251/TTr-CP ngày 28/5/2015 báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải pháp tổ chức triển khai thực hiện xác định lại địa giới đơn vị hành chính các cấp tại những khu vực bị phá vỡ, biến dạng. Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 952/ƯBTVQH13-PL ngày 06/10/2015 và Thủ tướng Chính phủ có ý kiến tại Công văn số 8745/VPCP-NC ngày 23/10/2015 về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của ủy ban thường vụ Quốc hội. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5596/BNV-CQĐP ngày 30/11/2015 hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện xác định lại địa giới hành chính tại những khu vực bị phá vỡ, biến dạng như sau: UBND các đơn vị hành chính liên quan khu vực địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng thực hiện hiệp thương, thỏa thuận phương án xác định lại địa giới hành chính. Trường hợp không thống nhất được phương án xác định lại hoặc việc xác định lại làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính các cấp thì UBND cấp tỉnh lập hồ sơ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định đối với cấp huyện, cấp xã và trình Quốc hội quyết định đối với cấp tỉnh. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nội vụ chưa nhận được hồ sơ đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về vấn đề này.
225. Cử tri tỉnh Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị có giải pháp nhằm công khai, minh bạch, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ, hạn chế tình trạng chạy chức, chạy quyền xảy ra tại một số bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, phục vụ nhân dân; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Bộ Nội vụ cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân”.
Trả lời : (Tại Công văn số 1973/BNV – CCHC, ngày 13/04/2017)
1. Về nội dung “Đề nghị có giải pháp nhằm công khai, minh bạch, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ, hạn chế tình trạng chạy chức, chạy quyền xảy ra tại một số bộ, ngành và địa phưong trong thời gian qua”.
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong 3 trọng tâm của cải cách hành chính, với mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Tiếp theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” với mục tiêu “xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
Triển khai Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Quyết định số 1557/QĐ-TTg, Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức; rà soát, điều chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trờ lên; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; đổi mới việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ...
Để nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm công khai, minh bạch, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ, hạn chế tình trạng chạy chức, chạy quyền, Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành, địa phương đã triển khai ứng dụng phần mềm vào thi tuyển công chức. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và 05 thành phố trực thuộc Trung ương khi tổ chức tuyển dụng công chức phải thực hiện việc tổ chức thi trên máy tính và giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng ngân hàng câu hỏi để sử dụng cho các môn thi trên máy vi tính trong kỳ thi tuyển công chức. Hàng năm, Bộ Nội vụ đã ban hành và triển khai kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh; chú trọng nâng cao chất lượng đề thi, công tác tổ chức thi, bảo đảm khách quan, công bằng, không còn tình trạng nợ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi và áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống tiêu cực trong thi nâng ngạch công chức. Bên cạnh đó, phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng; quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý đã có nhiều đổi mới, đã có 06 bộ, ngành và 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Qua thí điểm thi tuyển lãnh đạo tại một số bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Đề án thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng và đã được Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Ban Bí thư xem xét, quyết định. Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận sổ 202-TB/TW ngày 26/5/2015 về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", trong đó giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị hoàn thiện Đề án để tổ chức, thực hiện.
Để nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 29/8/2014 phê duyệt Chương trình hành động để triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg; ban hành Kế hoạch kiểm tra và thành lập Đoàn Kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyến dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, với việc hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện các thể chế này một cách nghiêm túc, đầy đủ, đồng bộ; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động công vụ sẽ giúp cho quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và việc thi tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ, công chức nói riêng sẽ được công khai, minh bạch, qua đó góp phần hạn chế hiện tượng tiêu cực, ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền như ý kiến cử tri đã nêu.
2. Về nội dung “Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, phục vụ nhân dân; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”
Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020, theo đó, cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.
Triển khai Nghị quyết số 30c/NQ-CP, trong những năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị quan trọng về cải cách hành chính, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực trọng tâm như đất đai, xây dựng, đầu tư, kinh doanh, thuế, kho bạc, hải quan và các lĩnh vực khác. Bộ Nội vụ đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và đã thu được kết quả đáng khích lệ trên tất cả 6 nội dung của cải cách hành chính.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức, thể chế kinh tế thị trường; rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính công; đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường công tảc kiềm tra cải cách hành chính...
3. Về nội dung “Bộ Nội vụ cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân”
Trong thời gian qua, cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai, cùng với đó là việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 10/14 bộ. Những nỗ lực và quyết tâm đẩy mạnh cải cách của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có những tác động tích cực đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, một số địa phương đã triển khai thí điểm một số mô hình Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên Bộ Nội vụ đã có Công văn số 1224/BNV-CCHC ngay 07/03/2017 để hướng dẫn thống nhất trong tổ chức và hoạt động của Trung tâm hành chính công. Theo đó, để tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức, Bộ Nội vụ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương có nhiều giao dịch với người dân, tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện. Mặt khác, để tạo thuận lợi cho các địa phương trong triển khai thực hiện Trung tâm Hành chính công, Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành để các địa phương thực hiện thống nhất; tạo điều kiện để các địa phương được kết nối phần mềm tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại với các phần mềm chuyên ngành để bảo đảm tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu. Cùng với việc sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, Chính phủ và các bộ, ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức, theo đó việc phối họp giữa các bộ, ngành liên quan và địa phương trong cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện hiệu quả hơn.
226. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: "Hiện nay, các Bộ, ngành chưa có các văn bản quy định về văn bằng, chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm tại các đơn vị quản lý cấp Phòng (thuộc các quận, huyện), danh mục vị trí việc làm còn chưa đầy đủ so với các nhiệm vụ thực tế triển khai tại các phòng quản lý nhà nước cấp huyện. Vì vậy, việc triển khai xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-.CP của Chính phủ gặp vướng mắc trong việc xác định đối tượng thuộc diện tính gianr biên chế "công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế vệ năng lực, sức khỏe không đảm bảo trên thực tế, số lượng công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế về năng lực, sức khỏe không thể đáp ứng đủ tỷ lệ tinh giản theo quy định (đến năm 2021 gịảm 10% tổng số định biên được giao). Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và sửa đổi, bổ sung các chỉ tiêu về văn bằng, chuyên môn phù hợp với từng vị trí việc làm trong các đơn vị cấp Phòng của các quận, huyện làm cơ sở trong việc áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với từng vị trí việc làm để thực hiện tinh giản biên chế".
Trả lời : (Tại Công văn số 1994/BNV – CCHC, ngày 14/03/2017)
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi là Nghị định số 123/2016/NĐ-CP) thì Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ: "Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ".
Trong năm 2014, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch công chức thuộc thẩm quyền quản lý, gồm: ngạch công chức chuyên ngành hành chính (ban hành tại Thông tư số 1 l/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính) và chuyên ngành văn thư (ban hành tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư). Đối với các ngạch công chức chuyên ngành khác, theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm chính trong việc chủ trì xây dựng thuộc thẩm quyền của các Bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Nội vụ là đơn vị phối hợp. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ tiếp tục đôn đốc các Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành chủ trì, phối họp với Bộ Nội vụ để sửa đổi và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, là cơ sở xác định ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó có các vị trí việc làm ở cấp phòng tại các quận, huyện như kiến nghị của cử tri đã nêu.
227. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: "bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị hiện nay còn cồng kềnh, chưa tinh gọn, chưa quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh của nhân dân; còn tình trạng cán bộ, công chức nói không đi đôi với làm. Đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiện toàn, tinh gọn bộ máy hành chính và đội ngũ công chức, viên chức".
Trả lời : (Tại Công văn số 428/BNV - TCBC, ngày 24/01/2017)
1. Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức hành chính. Theo đó, đối với mỗi nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ việc triên khai, đánh giá và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Đánh giá chung, qua 03 nhiệm kỳ Chính phủ (khóa XI, XII, XIII), tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở đã được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và họp lý hơn. Trong nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, tổ chức hành chính nhà nước tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo hướng sau:
a) Đối với cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV:
b) Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyêt số 39-NQ/TW) và văn bản số 1416- CV/VPTW ngày 28/6/2016 của Văn phòng Trung ương thông báo ý kiến của Bộ Chính trị: Trước mắt giữ ổn định tổ chức của Chính phủ như hiện nay. Do đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 09/2016/QH14 ngày 26/7/2016 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV theo hướng giữ ổn định như khóa XIII, với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, có 08 cơ quan thuộc Chính phủ.
Để triển khai Nghị quyết số 09/2016/QH14 nêu trên, căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định sổ 123/2016/NĐ-CP), trong đó đã hoàn thiện các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ về cơ cấu tổ chức của Bộ và tổ chức thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc Bộ. Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạc của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1613/TTg-TCCV ngay 10/9/2016 và văn bản so 9022/VPCP-TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, hiện nay các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang tiến hành đánh giá, rà soát và xây đựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình, bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Hạn chế: việc thành lập mới các tổng cục, cục thuộc Bộ.
- Không duy trì cơ quan đại diện của Bộ đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Quản lý chặt chẽ số lượng phòng trong vụ (theo hướng cơ bản không để cấp phòng trong vụ, chỉ thành lập phòng trong vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), phòng và chi cục thuộc cục thuộc Bộ, chi cục thuộc cục của tổng cục thuộc Bộ.
a) Đối với tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, hiện nay Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, trong thời gian tới, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của bộ, ngành trung ương, địa phương mình trong cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm; tiếp tục xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong suốt nhiệm kỳ của Chính phủ.
228. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Nhiều trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại các xã của huyện Đa krông, tỉnh Quảng Trị rất băn khoăn lo lắng vì vừa qua sau 5 năm họp đồng làm việc, một số người trên 30 tuổi không được tiếp tục ký hợp đồng, sau một thời gian nghỉ việc lại được ký hợp đồng tiếp thêm 5 năm. Tuy nhiên, sau 5 năm nữa không biết tưong lai sẽ ra sao vì chưa có chính sách rõ ràng. Kiến nghị cần có chính sách ưu tiên tuyển dụng cho số trí thức trẻ tình nguyện làm việc lâu dài tại các huyện nghèo 30a trên cả nước để yên tâm công tác”.
Trả lời : (Tại Công văn số 510/BNV - CTTN, ngày 07/02/2017)
- Ngày 06/4/2016, Bộ Nội vụ có Công văn số 1474/BNV-CTTN gửi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị trả lời đề nghị của tỉnh Quảng Trị về việc tiếp tục ký hợp đồng lao động đối với những trí thức trẻ tình nguyện có tuổi đời trên 30 tuổi theo Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đổi với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo). Theo đó, Bộ Nội vụ thống nhất với đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị về việc đề nghị tiếp tục ký họp đồng đối với trí thức trẻ tình nguyện có tuổi đời trên 30 tuổi, có kinh nghiệm trong công tác, quen với phong tục tập quán, ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số và đã được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng hỗ trợ giúp đỡ địa phương thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, được địa phương đánh giá cao. Việc ký hợp đồng đảm bảo nguyên tắc gắn việc ký hợp đồng với trí thức trẻ với công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng hiệu quả, lâu dài đội ngũ trí thức trẻ ở cơ sở.
- Về chính sách ưu tiên tuyển dụng đối với số trí thức trẻ tình nguyện làm việc lâu dài tại các huyện nghèo 30a trên cả nước.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức; quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2013/TT- BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010. Theo đó, căn cứ nhu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên.
Như vậy, trí thức trẻ tình nguyện làm việc lâu dài tại các huyện nghèo 30a nếu có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Thông tư số 13/2013/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển nếu địa phương có vị trí việc làm và nhu cầu tuyển dụng.
229. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Hiện nay, chức danh: Chủ tịch Hội Tù chính trị yêu nước, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội người mù cấp xã chưa có phụ cấp trách nhiệm. Cử tri đề nghi có phụ cấp đối với các chức danh nói trên”.
Trả lời : (Tại Công văn số 513/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
- Về phụ cấp trách nhiệm đối với Chủ tịch Hội Tù chính trị yêu nước, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội người mù hoạt động trong phạm vi cấp xã: Theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì các hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm; còn riêng đối với hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội có phạm vi hoạt động ở cấp xã được thành lập, hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không phải là cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngàỵ 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì việc quy định số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và mức phụ cấp của từng chức danh do ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “... có chính sách đãi ngộ phù họp đối với người làm việc tại hội”. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
230. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri đề nghị quan tâm cho Hội tù chính trị là tổ chức chính trị - xã hội, vì cho rằng Hội tù chính trị là một tố chức gồm những người từng tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày, tra tấn dã man, sức khỏe giảm sút, song hầu hết hội viên Hội tù chính trị yêu nước đều phát huy bản chất yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp sức mình vào công cuộc đổi mới phát triển của địa phương”.
Trả lời : (Tại Công văn số 515/BNV-TCPCP, ngày 17/02/2017)
Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “Về nguyên tắc, trước mắt giữ nguyên các hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị -xã hội – nghề nghiệp; không đặt vấn đề công nhận mới tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp...”. Do đó, việc đề nghị Hội Cựu tù chính trị hoạt động trong phạm vi tỉnh Phú Yên là tổ chức chính trị - xã hội chưa phù hợp với chủ trương nêu trên.
231. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì các hội có tính chất đặc thù được nhà nước giao biên chế, hỗ trợ kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định 45/2010/NĐ-CP có hiệu lực thì được nhà nước hỗ trợ, còn đối với các hội đặc thù thành lập sau Nghị định này thì không được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế có những hội đặc thù hoạt động trước đó nên không được hưởng các chế độ (do tách nhập đơn vị hành chính). Đề nghị Chính phủ xem xét lại đối với các trường hợp trên, hỗ trợ các hội này thuận lợi trong hoạt động”.
Trả lời : (Tại Công văn số 516/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù. Theo quy định tại Điều 3 của Quyết định sổ 68/2010/QĐ-TTg thì việc xác định hội hoạt động trong phạm vi tỉnh Tiền Giang là hội có tính chất đặc thù thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang;
Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi: “Không xây dựng văn bản riêng đối với một số hội đã được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, hội có đảng đoàn và không quy định hội có tính chất đặc thù”. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng nêu trên, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiện nay, dự thảo Nghị định đã được Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
232. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị sáp nhập một số hội đặc thù để giảm bớt biên chế và nguồn chi từ ngân sách nhà nước”.
Trả lời : (Tại Công văn số 517/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã ghi giữ ổn định biên chế của tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến hết năm 2016. Từ năm 2017 thực hiện khoán kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao”. Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi “Không xây dựng văn bản riêng đối với một số hội đã được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, hội có đảng đoàn và không quy định hội có tính chất đặc thù”;
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng nêu trên, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định cho phù hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
233. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Cử tri cũng quan tâm đến việc thành lập hội hiện nay, nhiều cán bộ nghỉ hưu được hưởng chế độ khi được cử tham gia đứng đầu các hội đặc thù. Cử tri đề nghị giám sát hiệu quả hoạt động của các hội và tổ chức lại trật tự của các hội để hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước cho các hội”.
Trả lời : (Tại Công văn số 518/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
1. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã ghi “... Giữ ổn định biên chế của tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến hết năm 2016. Từ năm 2017 thực hiện khoán kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí đế thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao”. Kết Luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng đã ghi: “.... và không quy định hội có tính chất đặc thù”;
2. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng nêu trên, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định cho phù hợp.
234. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Theo quy định của Chính phủ, An Giang đã thành lập nhiều quỹ tài chính địa phương (Quỹ Phát triển, Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển đất, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ Xã hội hóa...), tuy nhiên do ngân sách địa phương có hạn, hụt thu liên tục trong nhiều năm nên không thể cân đối ngân sách để cấp đủ vốn điều lệ theo quy định. Để phát huy hiệu quả và tăng quy mô quỹ tài chính địa phương, đề nghị Chính phủ có chủ trương cho sáp nhập các quỹ và ban hành văn bản hướng dẫn để địa phương thực hiện”.
Trả lời : (Tại Công văn số 516/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
1. Việc sáp nhập quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trong phạm vi tỉnh An Giang thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Căn cứ vào quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
2. Đối với quỹ là tổ chức tài chính thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành như: Quỹ Phát triển đất theo Luật Đất đai năm 2013; Quỹ bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường; Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ theo Luật Khoa học công nghệ thì việc xem xét sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
235. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thực hiện giao dịch điện tử báo cáo bảo hiểm quy định đối với những doanh nghiệp và đơn vị nhiều lao động. Còn đối với những đơn vị như đoàn thể, một số ngành cấp huyện không được trang bị thiết bị điện tử mà bắt buộc phải mua riêng một chương trình thì lãng phí ngân sách nhà nước. Đề nghị xem xét lại.
Trả lời : (Tại Công văn số 519/BNV-TCPCP, ngày 07/02/2017)
Hiện nay Chính phủ đang tích cực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, bảo đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, sau khi thí điểm thành công giao dịch điện tử theo Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Ngày 24/12/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bảo hiếm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp để tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. Tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định số “166/2016/NĐ-CP quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội”. Trường hợp lựa chọn giao dịch điện tử thì phải thực hiện việc “Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử” theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 166/2016/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức, cá nhân giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ miễn phí phần mềm kê khai Bảo hiểm xã hội điện tử K-BHXH tại cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (địa chỉ http://keldiai.baohiemxahoi.gov.vn).
Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 và quy định của Nghị định 166/2016/NĐ-CP thì điều kiện giao dịch điện tử phải có chữ ký số. Đối với doanh nghiệp phải mua chữ ký số công cộng, đối với các cơ quan tổ chức hành chính thuộc khối nhà nước được Ban cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số chuyên dùng (Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP).
Căn cứ các quy định trên, nếu các đoàn thể, các cơ quan chuyên môn cấp quận, huyện số lượng lao động ít chưa có nhu cầu giao dịch điện tử thì không bắt buộc phải lựa chọn. Trường hợp lựa chọn giao dịch điện tử sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội hỗ trợ phần mềm miễn phí và nếu có yêu cầu sẽ được Ban cơ yếu Chính nhủ cấp chữ ký số.
236. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP; Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 đã đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Để đưa các Nghị quyết đã được ban hành vào cuộc sống, cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp".
Trả lời : (Tại Công văn số 534/BNV – CCHC, ngày 7/02/2017)
1. Về những kết quả đạt được của cải cách hành chính nói chung và triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ- CP trong thời gian vừa qua.
Trong thời gian vừa qua, công tác cải cách hành chính tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và của các bộ, ngành và địa phương. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ- CP ngày 08/11/2011, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016; các nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP); Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 35/NQ-CP); Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triến ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam (gọi tắt là Nghị quyết số 41/NQ-CP).
Có thể nói, việc ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết nêu trên là tiền đề quan trọng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng trên nhiều lĩnh vực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thông qua đó, đã có tác động tích cực, lan tỏa đến ý thức trách nhiệm của từng cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với công tác cải cách hành chính. Thông qua các phiên họp Chính phủ hoặc làm việc với các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo sát sao, cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành đã tích cực trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là việc hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh, đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020.
Việc tăng bậc thứ hạng về Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm vừa qua cũng cho thấy những đóng góp nhất định của việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP. Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 do Ngân hàng Thế giới WB (World Bank) công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016. Trong 190 quốc gia được đánh giá, Việt Nam đứng vị trí thứ 82, tăng so với hạng 91 cách đây một năm. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán. Năm nay, Việt Nam cải thiện được ở một số tiêu chí như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc, lên thứ 96 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc, lên thứ 87. Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc, lên thứ 167. Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc, lên thứ 93.
Như vậy, công tác cải cách hành chính trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, đến việc cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh năm vừa qua nói riêng. Các chỉ số thành phần và lĩnh vực được đánh giá của Chỉ số thuận lợi kinh doanh có liên quan đến các nội dung cải cách hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tích cực trong thời gian vừa qua, ví dụ như lĩnh vực thành lập doanh nghiệp; cấp giấy phép xây dựng; tiếp cận điện năng... Vì vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm như cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đặc biệt là thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tạo thuận lợi cho người dân và tổ chức trong tiếp cận các dịch vụ hành chính công để góp phần cải thiện Chỉ số môi trường thuận lợi kinh doanh trong các năm tiếp theo.
2. Về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Chính phủ xác định cả hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải cải cách mạnh mẽ, đồng bộ, xóa bỏ mọi rào cản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp theo hướng xây dựng cơ quan hành chính phục vụ. Để đưa các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được ban hành vào cuộc sống, Chính phủ xác định tiếp tục có những giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó, tập trung triển khai thực hiện một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nội dung cải cách hành chính theo quy định tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; quán triệt thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo đảm hoàn thành kế hoạch cải cách hành chính.
- Tiếp tục chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc và tháo gỡ vướng mắc trong công tác theo dõi thi hành pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh và triển khai thực hiện Chỉ số cải cách hành chính; Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính; Chỉ số hài lòng về y tế và giáo dục.
- Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ đẩy nhanh tiến độ rà soát, hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình; các địa phương tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đe án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị quyết số 39/NQ-TW, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính trọng tâm, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp theo quy định tại các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Cải cách, đơn giản hóa tất cả các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bãi bỏ các thủ tục hành chính đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công được đề ra cần phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi; mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80% vào năm 2020. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, coi đây là khâu đột phá, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước.
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
- Xây dựng và thực hiện chế độ công vụ thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát song song với việc tạo dựng cơ chế, chính sách nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Tập trung, nghiêm túc thực hiện công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm sát thực, khách quan, minh bạch, đề cao, phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu, từng bước tạo những chuyển biến tích cực, công khai kết quả đánh giá, tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26/CT- TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân.
- Tăng cường triển khai có hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg. Tiếp tục triển khai nhân rộng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, bảo đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
237. Cử tri tỉnh Phú Yên và Nghệ An kiến nghị: “Cử tri đề nghị sớm triển khai thực hiện Kết luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 564/BNV - CTTN, ngày 09/02/2017)
Thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04/02/2015 của Chính phủ, để cụ thể hóa Kết luận số 86-KL/TW, Bộ Nội vụ đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ và đang tiếp tục chủ trì, phối họp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để bổ sung và hoàn thiện dự thảo Nghị định, bảo đảm nguyên tắc bám sát các chính sách đã được Bộ Chính trị quy định tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014, không trái quy định của pháp luật và thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo Bộ Chính trị về quá trình triển khai Kết luận số 86-KL/TW và hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành.
238. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri cho rằng Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ nhất tại văn bản số 4099/BNV-CCVC, ngày 01/9/2016 và văn bản số 4182/BNV-CTTN, ngày 07/8/2016 chỉ dừng lại ở việc giải thích, viện dẫn, chưa đi thẳng vào nội dung cử tri kiến nghị. Đề nghị quý Bộ giải thích cho cử tri rõ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 565/BNV - CTTN, ngày 09/02/2017)
Triển khai Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04/02/2015 của Chính phủ, để cụ thể hóa Kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính trị cho thấy một số chính sách quy định tại Kết luận của Bộ Chính trị cao hơn hoặc chưa phù hợp với quy định hiện hành. Do vậy, hiện nay Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo Bộ Chính trị về quá trình triển khai Kết luận số 86-KL/TW và xin ý kiến Bộ Chính trị về một số nội dung chính sách vượt quy định hiện hành của pháp luật như chính sách tiền lương, biên chế để thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đồng thời, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát các luật liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật hiện hành và hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
239. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: "Đề nghị Nhà nước sớm cải tổ bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả bên cạnh việc tăng lương".
Trả lời : (Tại Công văn số 572/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
1. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức hành chính. Theo đó, đối với mỗi nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ việc triển khai, đánh giá và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Đánh giá chung, qua 03 nhiệm kỳ Chính phủ (khóa XI, XII, XIII), tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở đã được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và hợp lý hơn. Trong nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, tổ chức hành chính nhà nước tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo hướng sau:
a) Đối với cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV:
Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) và văn bản số 1416- CV/VPTW ngày 28/6/2016 của Văn phòng Trung ương thông báo ý kiến của Bộ Chính trị: Trước mắt giữ ổn định tổ chức của Chính phủ như hiện nay. Do đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 09/2016/QH14 ngày 26/7/2016 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV theo hướng giữ ổn định như khóa XIII, với 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, có 08 cơ quan thuộc Chính phủ.
Để triển khai Nghị quyết số 09/2016/QH14 nêu trên, căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và quán triệt Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ của tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), trong đó đã hoàn thiện các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ về cơ cấu tổ chức của Bộ và tổ chức thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc Bộ. Trên cơ sở Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo cua Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1613/TTg-TCCV ngay 10/9/2016 và văn bản số 9022/VPCP-TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, hiện nay các Bộ, cơ quan ngang Bộ đang tiến hành đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình, bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Hạn chế việc thành lập mới các tổng cục, cục thuộc Bộ.
- Không duy trì cơ quan đại diện của Bộ đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quản lý chặt chẽ số lượng phòng trong vụ (theo hướng cơ bản không để cấp phòng trong vụ, chỉ thành lập phòng trong vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), phòng và chi cục thuộc cục thuộc Bộ, chi cục thuộc cục của tổng cục thuộc Bộ.
a) Đối với tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện:
b) Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, hiện nay Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với mô hình chính quyên đô thị và chính quyền nông thôn.
2. Về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức tiền lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Nội vụ đã tổng hợp lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để thực hiện từ ngày 01/7/2017.
- Đồng thời, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số Ó3-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/5/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước và kết quả tạo nguồn từ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ báo cáo Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm cho phù hợp.
240. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, rà soát lại biên chế của các địa phương để có phương án trình Quốc hội phê chuẩn tổng biên chế ngành khoa học và công nghệ nói chung, biên chế khoa học và công nghệ tại các địa phương nói riêng theo hướng bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trả lời : (Tại Công văn số 574/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
- Thực hiện Quyết định số 253-QĐ/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy định của Bộ Chính trị về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị và căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức; Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày 29/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, hằng năm Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước; trong đó có biên chế ngành khoa học và công nghệ ở Trung ương và địa phương.
- Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đã quy định về tổ chức và biên chế của cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng, trong đó có 01 Lãnh đạo Phòng phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ làm nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Biên chế công chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ thuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng nằm trong tổng số biên chế công chức của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm bố trí biên chế công chức chuyên trách làm nhiệm. Do vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng căn cứ quy định nêu trên để bố trí biên chế công chức làm nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại cấp huyện như đề nghị của cử tri theo quy định.
241. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Nhà nước cần xem xét khen thưỏng cho các dân công tham gia thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ”
Trả lời : (Tại Công văn số 575/BNV – BTĐKT, ngày 9/02/2017)
- Việc khen thưởng đối với các dân công trong kháng chiến chống Pháp được quy định tại Điểm 4, Mục A và Mục B, Thông tư số 84-TTg ngày 22/8/1962 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng là dân công tham gia trong kháng chiến chống Pháp căn cứ tiêu chuẩn quy định được khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Huy chưong Kháng chiến hạng nhì.
- Việc khen thưởng đối với dân công trong kháng chiến chống Mỹ được quy định tại Điểm g, Khoản 1; Điểm b, Khoản 2; Điểm b, Khoản 3, Mục c, Hướng dẫn số 109/VHC ngày 17/5/1982 của Viện Huân chương. Đối tượng là dân công tham gia trong kháng chiến chống Mỹ là những người phục vụ ở vùng thường xuyên có chiến sự ở miền Bắc và ở miền Nam, Lào, Cam-pu-chia. Mức khen căn cứ vào tổng số ngày phục vụ trong một lần hoặc nhiều lần, có phân biệt các vùng với hình thức khen thưởng Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoặc Huy chương kháng chiến hạng nhất.
242. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Kiến nghị chấn chỉnh những sai sót trong công tác thi đua, khen thưởng ở một số nơi vừa qua, để công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, góp phần động viên và phát triển phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức và nhân dân lao động.
Trả lời : (Tại Công văn số 576/BNV – BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác thi đua, khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo. Luật Thi đua, Khen thưởng được ban hành và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2004, đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn (sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013). Bộ Nội vụ đã xây dựng và phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định và nhiều thông tư, thông tư liên bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành thông tư, quy chế, quy định hướng dẫn thi hành về công tác thi đua, khen thưởng. Bên cạnh việc tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm nhằm nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và tăng cường công tác phát hiện các điển hình tiên tiến để khen thưởng, động viên kịp thời.
Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực hiện có nơi chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Để khắc phục tình trạng đó, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (thay thế Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2014, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ) và đã đăng ký trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2017 trình cấp có thẩm quyền xem xét cho phép nghiên cứu sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
243. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng xem xét bổ sung xét tặng hoặc truy tặng bà mẹ là vợ liệt sỹ tái giá tại Mục a, Khoản 3, Điêu 3, Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014, như sau “Với điều kiện là người chồng sau không tham gia hàng ngũ của địch, không làm gì ảnh hưởng hoặc có hại cho cách mạng và bản thân người mẹ đó chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được UBND xã xác nhận băng văn bản và đề nghị” để địa phương có cơ sở xem xét, thực hiện; đồng thời, đề nghị bổ sung mẹ đẻ của 02 liệt sĩ đã chết khi 2 liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên cũng được xét truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 03 (tại khoản này chỉ quy định mẹ kế có công nuôi dưỡng cả 02 liệt sĩ và đã được hưởng trợ cấp tiền tuất của 02 liệt sĩ thì được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là chưa thỏa đáng), vì trong thực tế có những trường hợp mẹ đẻ của 02 liệt sĩ vì thực hiện nhiệm vụ cách mạng mà hy sinh hoặc do chiến tranh, sự cố bất khả kháng mà chết trước khi 02 liệt sĩ chưa đến tuổi thành niên, họ không từ bỏ quyền làm mẹ, quyền nuôi con, mặt khác, trong các văn bản hiện hành không quy định mẹ đẻ của liệt sĩ mà không nuôi con thì không được hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sĩ. Đề nghị xem xét, điều chỉnh cho phù hợp”
Trả lời : (Tại Công văn số 578/BNV – BTĐKT, ngày 09/02/2017)
- Về đề nghị xem xét bổ sung xét tặng (hoặc truy tặng) bà mẹ là vợ liệt sỹ tái giá “Với điều kiện là người chồng sau không tham gia hàng ngũ của địch, không làm gì ảnh hưởng hoặc có hại cho cách mạng và bản thân người mẹ đó chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận bằng văn bản và đề nghị”. Nội dung này Bộ Nội vụ đang phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ.
- Về đề nghị bổ sung mẹ đẻ của 02 liệt sĩ đã chết khi 02 liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên cũng được xét tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì mẹ đẻ của 02 liệt sĩ đã chết khi 02 liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên thuộc đối tượng được xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định.
244. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri phản ánh theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký khen thưởng cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp là không hợp lý vì Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân. Đề nghị sửa Luật Thi đua, khen thưởng cho phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng giao cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền ký khen thưởng cho các đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương”
Trả lời : (Tại Công văn số 581/BNV – BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 91 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước” và “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật”. Do vậy, việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ký khen thưởng cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp là đúng quy định; vì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người lao động. Năm 2017, Bộ Nội vụ đã đăng ký trong chương trình xây dựng pháp luật trình cấp có thẩm quyền để cho phép nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành cho phù hợp với thực tiễn.
245. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể về quy định tiêu chuẩn để xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; vì theo quy định tại Điều 59 của Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Điều 1 Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là không thống nhất, gây khó khăn cho địa phương khi thực hiện”
Trả lời : (Tại Công văn số 582/BNV – BTĐKT, ngày 09/02/2017)
Hiện nay, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Thông tư liên bộ số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể tiêu chuẩn để xét tặng (hoặc truy tặng) Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
246. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Thực hiện Thông tư số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định sáp nhập Trung tâm dạy nghề thuộc UBND huyện với trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn xếp hạng đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện sau khi sáp nhập, do đó không có căn cứ thực hiện phụ cấp chức vụ đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm. Đề nghị có văn bản hướng dẫn thực hiện phụ cấp chức vụ đối với lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp và hướng dẫn xếp hạng đơn vị sự nghiệp”.
Trả lời : (Tại Công văn số 592/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Tại Điểm b Khoản 7 Điều 32 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngàỵ 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, phối họp ban hành văn bản hướng dẫn các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng, trong đó có nội dung hướng dẫn việc xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016, Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã quy định: Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Từ các quy định nêu trên và kiến nghị của một số địa phương, Bộ Nội vụ đã có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Công văn số 4612/BNV-TCBC ngày 03/10/2016 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xếp hạng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trung tâm Giáo
247. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Đề nghị ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành chuyên môn có phòng pháp chế để bảo đảm thống nhất, phù hợp với Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ”.
Trả lời : (Tại Công văn số 593/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Thông báo số 5 592/VPCP-TCCV ngày 17/7/2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí hợp lý biên chế công chức làm công tác pháp chế tại các Sở trong tổng số biên chế được giao, bảo đảm số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu công tác địa phương. Bộ Tư pháp chủ trì, nghiên cứu, ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương về mô hình tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề xuất sửa đổi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung số 55/2011/NĐ-CP được Chính phủ thông qua, sẽ triển khai việc sửa đổi Thông tư của Bộ Nội vụ, các Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ với các Bộ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu cần thiết)”. Do vậy, đề nghị tỉnh Kiên Giang thực hiện theo đúng Nghị quyết số 39-NQ/TW và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 5592/VPCP-TCCV nêu trên.
248. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Cử tri đề nghị sửa đổi Thông tư liên tịch số số 08/2007/TTLT-BYT-BNV về định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước theo hướng bổ sung chức danh kế toán tại các trạm y tế xã, phường”
Trả lời : (Tại Công văn số 596/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 trong đó quy định: Không còn hình thức Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tại Điều 12 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về vị trí việc làm và hướng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Tại Điều 13 Nghị đĩnh số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định: Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Từ các quy định nêu trên, việc ban hành Thông tư hướng dẫn số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác định số lượng người việc trong các cơ sở y tế công lập thay thế Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước bảo đảm phù hợp với Nghị quyết sổ 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như kiến nghị của cử tri.
249. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Hiện nay Phòng Pháp chế thuộc 14 sở trên địa bàn tỉnh được thành lập theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ hoạt động không có hiệu quả, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ đề ra. Đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ Tư pháp trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế theo hướng không nên quy định Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.
Trả lời : (Tại Công văn số 598/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Thông báo số 5592/VPCP-TCCV ngày 17/7/2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí hợp lý biên chế công chức làm công tác pháp chế tại các Sở trong tổng số biên chế được giao, bảo đảm số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu công tác địa phương. Bộ Tư pháp chủ trì, nghiên cứu, ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương về mô hình tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề xuất sửa đổi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung số 55/2011/NĐ-CP được Chính phủ thông qua, sẽ triển khai việc sửa đổi Thông tư của Bộ Nội vụ, các Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ với các Bộ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu cần thiết)”. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ liên quan để thực hiện theo đúng Nghị quyết số 39-NQ/TW và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 5592/VPCP-TCCV nêu trên.
250. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Theo quy định tại các thông tư hướng dẫn liên Bộ hiện hành thì một số phòng chuyên môn cấp huyện như Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, điều này gây khó khăn cho hoạt động của các phòng chuyên môn. Đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất với các Bộ liên quan xem xét quy định bổ sung các phòng chuyên môn cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định được thuận tiện, hiệu quả cao”.
Trả lời : (Tại Công văn số 601/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Ngày 01/7/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ liên quan để thực hiện theo quy định.
251. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Cử tri đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành theo hướng tách biệt rõ ràng giữa đơn vị sự nghiệp công lập không có thu; đơn vị sự nghiệp có thu; đơn vị hạch toán kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp nhà nước để ban hành các chế độ, chính sách phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp nói chung và cán bộ, viên chức nói riêng”.
Trả lời : (Tại Công văn số 603/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Thực hiện Thông báo số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại lĩnh dịch vụ sự nghiệp công”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 về kế hoạch triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Quyết định số 695/QĐ-TTg), trong đó phân công các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ:
1. Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực còn lại (giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; y tế; dạy nghề) đang được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tích cực hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực và Danh muc dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
- Về quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập - về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 04/10/2016), thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016), thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số (Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016), thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (Quyết định số 2504/QĐ-TTg ngày 23/12/2016).
Do vậy, việc hoàn thiện các văn bản theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/QĐ-TTg sẽ là căn cứ để phân định rõ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị sự nghiệp công lập không có thu; đơn vị sự nghiệp có thu; đơn vị hạch toán kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp) như kiến nghị của cử tri.
252. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: "Cải cách hành chính, tinh giản biên chế là chủ trương đúng đắn, cử tri rất đồng tình. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao, số biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh đã tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Cử tri đề nghị cần có biện pháp lựa chọn cán bộ để nâng cao chất lượng, tinh giản biên chế. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, xử lý nghiêm vi phạm".
Trả lời : (Tại Công văn số 604/BNV - TCBC, ngày 09/02/2017)
Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng, quy định của Chính phủ về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất; tuyển chọn những người có đủ năng lực, chuyên môn cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để nâng cao chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiệu quả tinh giản biên chế và cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, chủ yếu là khối các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và y tế; đội ngũ công chức, viên chức còn chưa hợp lý về số lượng, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính... Vì vậy, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản: Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; trong đó đã quy định và chỉ đạo cụ thể như sau:
- Về giải pháp lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao chất lượng, tinh giản biên chế: "Rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những - về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, xử lý nghiêm vi phạm: "Tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tinh giản biên chế, thực hiện chế độ, chính sách nghỉ hưu đúng tuổi đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng quy định, đúng chế độ chính sách và mục tiêu đề ra"; "Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tinh giản biên chế trong phạm vi thẩm quyền được giao và đúng quy định của pháp luật. Kết quả tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế được gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị"; "Người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước".
Như vậy, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chủ trương, quy định cụ thể làm cơ sở để thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức như kiến nghị của cử tri.
253. Cử tri tỉnh kiến nghị: “Cử tri phản ánh bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương ở nước ta là cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, gánh nặng cho ngân sách nhà nước, gây phiền hà cho công dân và doanh nghiệp. Cử tri đề nghị tiếp tục có những giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy công vụ, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại, vì nhân dân phục vụ; tăng cường cải cách thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về nhà đất, các thủ tục cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp; thực hiện cải cách đồng bộ ở các cấp, trong đó chú trọng việc thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 671/BNV – CCHC, ngày 14/02/2017)
1. Về nội dung “Cử tri phản ánh bộ máy nhà nưóc từ Trung ương đến địa phương ở nước ta là cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, gánh nặng cho ngân sách nhà nước, gây phiền hà cho công dân và doanh nghiệp”
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước làm cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao, việc hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý để kiện toàn tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2015 đã chỉ ra rằng “việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước còn chậm, chựa phù hợp với yêu cầu phát triên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các sở ở cấp tỉnh và các phòng ở cấp huyện còn cồng kềnh, phức tạp, thiếu ổn định. Thực hiện tinh giản biên chế kém hiệu quả. Một số lĩnh vực quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo, vướng mắc. Phân cấp quản lý nhà nước chưa được thực hiện triệt để, nghiêm túc”. Để khắc phục những .tồn tại, hạn chế của bộ máy hành chính, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/04/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó nêu rõ yêu cầu kiện toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở bảo đảm bộ máy đồng bộ, tinh gọn, ổn định phù họp với chức năng, nhiệm vụ. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 Phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trong đó xác định cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong sáu nội dung trọng tâm, theo đó, sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập), sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong thời gian qua, triển khai thi hành Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Chính phủ đã ban hành một số nghị định quan trọng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy của chính quyền các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới. Ngày 01/9/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (Nghị định số 123/2016/NĐ-CP), theo đó, đã quy định nhiều nội dung mới có tính cải cách mạnh mẽ, như: Xác định rõ hơn vị trí, chức năng của bộ, đã chỉ rõ một bộ có thể “thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực...”; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; quy định rõ “không tổ chức phòng trong Vụ”. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là nội dung được Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo, thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2016/NĐ- CP ngày 27/5/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân. Cùng với đó, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014). Căn cứ vào các quy định hiện hành, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại các đầu mối tổ chức theo hướng tinh gọn, thống nhất và hợp lý, góp phần từng bước loại bỏ mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính.
Một trong những giải pháp làm cho bộ máy được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn đó là đẩy mạnh giao quyền tự chủ và phân cấp. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ Nội vụ đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch để triển khai các nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Chính phủ phê duyệt. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập). Đồng thời, Chính phủ khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học... Qua đó giúp giảm gánh nặng cho nhà nước và chuyển dần những công việc mà các tổ chức ngoài nhà nước có thể làm được trong khi nhà nước không nhất thiết phải làm và đảm bảo được nguyên tắc quản lý, tinh gọn bộ máy. Với việc đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách và giải pháp trên đây, bộ máy hành chính nhà nước tiếp tục được kiện toàn để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
2. Về nội dung “Cử tri đề nghị tiếp tục có những giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy công vụ, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại, vì nhân dân phục vụ; tăng cường cải cách thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tuc hành chính, nhất là các thủ tục về nhà đất, các thủ tục cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp; thực hiện cải cách đồng bộ ở các cấp, trong đó chú trọng việc thực hiện ở cấp xã, phường, thị trấn”.
- Về cải cách thủ tục hành chính:
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách cụ thể, tạo nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng nhằm quán triệt, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, như: Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[5], các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 13/CT-TTg[6] ngày 10/6/2015, Chỉ thị số 24/CT- TTg[7] ngày 01/9/2015; Nghị quyết 19/NQ-CP[8], Nghị quyết số 19- 2016/NQ-CP[9],
Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP[10] của Chính phủ... Qua đó, đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tài nguyên và môi trường, công thương, đăng ký kinh doanh...; tăng cường công khai và minh bạch hóa các quy trình thực hiện thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường đàu .tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, coi đây là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính với việc ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 04/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quyết định số 956/QĐ-BTP ngày 22/5/2015 phê duyệt Đề án thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Cùng với việc sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, Chính phủ và các bộ, ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức điển hình như Bộ Tài chính đã mở rộng triển khai áp dụng khai thuế và nộp thuế điện tử đối với các doanh nghiệp trên toàn quốc. Tính đến nay, dịch vụ nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố, đồng thời Tổng cục Thuế đã hoàn thành ký kết với 44 Ngân hàng thương mại để triển khai nộp thuế điện tử trên toàn quốc. Từ ngày 01/5/2015, Bảo hiểm xã hội các địa phương trên toàn quốc chính thức thực hiện phương thức giao dịch điện tử đối với thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế đối với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Đây được coi là bước đột phá trong cải cách hành chính của ngành Bảo hiểm xã hội. cống Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức được khai trương, đây là địa chỉ để người dân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch về bảo hiểm xã hội qua môi trường internet, góp phần giảm số lần giao dịch mà doanh nghiệp phải tiến hành mỗi năm từ 12 xuống còn 01 lần.
Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương với nhiều cách làm mới, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Đến nay, trên phạm vi cả nước đã có 98,4 % số đơn vị hành chính cấp xã; 98,9 % số đơn vị hành chính cấp huyện và 94 % số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đã triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Nhiều địa phương đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, qua đó, giúp quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện, tăng tính công khai, minh bạch; từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, một số địa phương[11] đã triển khai thí điểm một số mô hình Trung tâm hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đã được các bộ, ngành tích cực triển khai; đến nay, đã kết nối chính thức với 10/14 bộ. Năm 2016, đã có khoảng 204.000 hồ sơ thủ tục hành chính của 8.200 doanh nghiệp được xử lý qua cơ chế một cửa quốc gia, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Những nỗ lực và quyết tâm đẩy mạnh cải cách của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thời gian qua đã có những tác động tích cực đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2016 đã tăng 9 bậc so với năm 2015 (đạt 63,83/100 điểm, xếp thứ 82/190 quốc gia)[12]. Trong năm đã có hơn 100.000 doanh nghiệp được thành lập mới, là một kỷ lục mới trong những năm gần đây. Thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính sẽ tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính.
b) Về thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Thực hiện tinh giản biên chế gắn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả được đảm bảo bằng việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, đặc biệt là Quyết định số 1557/QĐ- TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Trong thời gian qua Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tích thực hiện và đạt được một số kết quả cụ thể như: Bộ Nội vụ đã chủ trì phối họp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề án đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (Khóa XI) cho ý kiến và Bộ Chính trị thông qua tại phiên họp ngày 12/03/2015. Thực hiện chủ trương tiếp tục tinh giản biên chế theo tinh thần Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI tại Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi trình Ban Cán sự đảng Chính phủ và được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đồng bộ để thực hiện tinh giản biên chế. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW. Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế. Tính đến ngày 13/01/2017, tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 22.150 người. Các bộ, ngành, địa phương đã và đang tổ chức triển khai xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc. Tính đến hết năm 2015, Bộ Nội vụ đã thẩm định và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của 63/63 địa phương và đa số các bộ, ngành.
Cùng với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm, hệ thống thể chế về quản lý cán bộ công chức, viên chức tiếp tục được hoàn thiện, triển khai thực hiện, như ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, đổi mới phương thức tuyển dụng, nâng ngạch, thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý... đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
c) Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước:
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyêt định số 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó đã xác định rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và lộ trình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử đến năm 2020.
Đến nay, đã có khoảng 95% cán bộ, công chức ở Trung ương và 90% cán bộ, công chức ở địa phương được trang bị máy tính phục vụ công việc; nhiều nơi đã trang bị máy tính cho 100% cán bộ, công chức có nhu cầu sử dụng. Có 19/21 bộ, ngành đã triển khai mạng diện rộng (WAN) để kết nối tới 84% số đơn vị thuộc, trực thuộc; 51/63 tỉnh/thành phố đã triển khai mạng WAN để kết nối tới 79% số cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Việc kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản từ các bộ, ngành, địa phương tới Vặn phòng Chính phủ đã được triển khai tích cực và có hiệu quả, giúp hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; góp phần giảm đáng kể chi phí, thời gian gửi, nhận văn bản, tài liệu. Đến nay, đã có 100% các dịch vụ công cơ bản đã được các bộ, ngành và địa phương cung cấp trực tuyến mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của mình; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã và đang được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Đã có 18/21 bộ, ngành, 60/63 địa phương triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí hành chính của cơ quan nhà nước; đồng thời, giảm thời gian đi lại và chi phí hồ sơ, giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp. Một số dịch vụ công trực tuyến có số lượng người sử dụng và lượng hồ sơ nộp trực tuyến lớn thuộc các lĩnh vực như: Thuế, hải quan, đăng kư doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện năng... Đặc biệt, việc xây dựng, triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, đôn đốc, kiếm tra các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã góp phần nâng cao tính chính xác, kịp thời trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một số tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử như: Hải Phòng, Đà Nang, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh...
Như vậy, trong thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính và trong cung cấp dịch vụ công đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực, nhờ vậy, Chỉ số “Chính phủ điện tử” của Việt Nam năm 2016 đã tăng 10 bậc so với năm 2015, xếp thứ 83/193 quốc gia (theo đánh giá của Liên hợp quốc). Tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Chính phủ đã đặt mục tiêu vê xây dựng Chính phủ điện tử: Đến hết năm 2017 xếp hạng thứ 80; đến năm 2020 đạt trung bình ASEAN 5 về điểm số và thứ hạng tối thiểu thứ 70 trên thế giới. Phấn đấu đến hết năm 2017, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3; cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
255. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Cử tri đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác cải cách hành chính thời gian qua. Hiệu quả đạt được rất rõ nét, tạo động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức. Tuy nhiên, quá trình triển khai cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách công vụ tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ chế chính sách và nguồn lực thực hiện. Đề nghị có những chính sách cụ thể tạo điều kiện về cơ chế và nguồn lực cho các địa phương tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới thực hiện thành công chủ trương cải cách hành chính quốc gia”.
Trả lời : (Tại Công văn số 672/BNV – CCHC, ngày 14/02/2017)
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả rõ nét trên một số lĩnh vực trọng tâm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cấp chính quyền, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm gần đây. Thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa và được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu dự thảo các văn bản có quy định thủ tục hành chính cho đến việc công bố, công khai và tổ chức thực hiện. Đến nay, các bộ, ngành đã thực hiện chuẩn hóa 3.589/4.008 thủ tục hành chính theo quy định (đạt 89,5%). Những nỗ lực cải cách đã giúp ngành hải quan giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu. Ngành thuế đã cắt giảm 63 thủ tục hành chính, đơn giản hóa đối với 50 thủ tục hành chính, giúp cắt giảm tổng số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Ngành bảo hiểm xã hội đã cắt giảm số giờ giải quyết thủ tục hành chính từ 81 xuống còn 45 giờ, giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp cả về thời gian và chi phí. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng, kết quả cải cách năm 2016 đã giúp cắt giảm thời gian tiếp cận điện năng từ 132 ngày xuống còn từ 33 - 41 ngày, thấp hơn nhiều so với thời gian tiếp cận điện năng trung bình của nhóm 6 nước đứng đầu ASEAN (50,3 ngày), ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan hành chính và trong cung cấp dịch vụ công đã có buớc chuyển biến mạnh mẽ, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử. Trong năm 2016, Chỉ số “Chính phủ điện tử” của Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2015, xếp thứ 83/193 quốc gia. Cải cách, công vụ, công chức đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, với nhiều quy định mới, mang tính đột phá trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Chính phủ đã ban hành quy định mới về đánh giá, phân loại công chức, viên chức; các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thiện và đang triển khai có hiệu quả Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế. Từ năm 2015 đến nay, đã có 46 lượt bộ, ngành và 149 lượt địa phương đề nghị thẩm tra với tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 21.247 người. Trong đó, các cơ quan đảng, đoàn thể là 880 người; cơ quan hành chính là 2.643 người; đơn vị sự nghiệp công lập là 13.694 người; cán bộ, công chức cấp xã là 3.913 người; doanh nghiệp nhà nước là 117 người.
Có được những kết quả nổi bật trên là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, đổi mới, sáng tạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua việc ban hành các chính chính sách, giải pháp cụ thể cũng như việc quan tâm bố trí nguồn lực với quyết tâm đẩy mạnh tiến trình cải cách, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo và phát triển, nhất là trên một số nhiệm vụ trọng tâm như: cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách công vụ, công chức. Cụ thể như sau:
- Về cải cách thủ tục hành chính:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách cụ thể, tạo nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng nhằm quán triệt, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, như: Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[13], các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 13/CT-TTg[14] ngày 10/6/2015, Chỉ thị số 24/CT-TTg[15] ngày 01/9/2015; Nghị quyết 19/NQ-CP[16],
Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP[17], Nghị quyết số 35/NQ-CP[18] và Nghị quyết số 19- 2017/NQ-CP[19] của Chính phủ... Qua đó, đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tài nguyên và môi trường, công thương, đăng ký kinh doanh...; tăng cường công khai và minh bạch hóa các quy trình thực hiện thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, coi đây là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.
Cùng với đó, nguồn lực cho công tác cải cách thủ tục hành chính đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn, chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho công chức giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức. Các mô hình cung cấp dịch vụ công mới đã được nghiên cứu và đang triển khai áp dụng thí điểm tại một số địa phương[20] với mục tiêu là tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Chế độ chính sách cho công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp tiếp tục được quan tâm, như: Chế độ phụ cấp tiền lương, mua sắm đồng phục và các trang thiết bị hỗ trợ làm việc. Trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức như thiên tai, hạn hán, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, thời gian qua, việc bố trí nguồn lực cho cải cách thủ tục hành chính như đã nêu trên, tuy chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của cải cách, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân.
- Về xây dựng Chính quyền điện tử:
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, đã xác định rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và lộ trình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử đến năm 2020. Đồng thời, đã quy định rõ nguồn kinh phí cũng như trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương trong việc bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu tại các văn bản trên, trong đó có nhiệm vụ về phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử.
- Về cải cách công vụ, công chức:
Thể chế, cơ chế, chính sách về công vụ, công chức tiếp tục được Chính phủ và các bộ, ngành chú trọng, từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý cán bộ, công chức, gắn liền với thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo đúng lộ trình cải cách. Theo đó, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức hành chính tại các bộ, ngành, địa phương, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức về cơ bản đã được hoàn thành[21]...
Việc bố trí nguồn lực cho cải cách công vụ, công chức đã được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp. Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số Ol/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, đã quy định rõ nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc xác định đối tượng tinh giản và bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. Trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng, phù hợp) với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triến của từng địa phương nhằm khuyến khích, thu hút người có tài năng vào bộ máy hành chính, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, như các chính sách ưu tiên, đãi ngộ trong tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc; chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức trong diện quy hoạch các vị trí lãnh đạo...
Cùng với đó, việc phát triến và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số cũng được Chính phủ quan tâm đấy mạnh. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, với mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng; đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức; bảo đảm tỷ lệ hợp lý trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Như vậy, đối với các vấn đề mà cử tri đã nêu, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, theo .đúng lộ trình cải cách của Chính phủ. Trên cơ sở đó, các địa phương, trong phạm vi thẩm quyền được giao, nghiên cứu vận dụng, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của từng địa phương.
256. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị cần thận trọng hơn trong thực hiện Đề án tinh giản biên chế tới năm 2020 để việc thực hiện tinh giản biên chế đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tránh tình trạng lợi dụng việc tinh giản này để thực hiện quan điểm cá nhân, gây ảnh hưởng đến chủ trương chung".
Trả lời : (Tại Công văn số 702/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
Để triển khai Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, trong đó quy định và đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp làm cơ sở thực hiện chính sách tinh giản biên chế, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Cụ thể như sau:
Về đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế được quy định rõ tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP). Theo đó, các trường hợp thuộc đối tượng tinh giản biên chế phải bảo đảm đúng theo quy định tại Điều 6; việc thực hiện tinh giản biên chế phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật (Điều 4); các cá nhân, tổ chức phát hiện việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế trái với quy định có quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 23).
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã chỉ đạo cụ thể về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, trong đó công tác kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xác định rõ: "Tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc triến khai thực hiện tinh giản biên chế, thực hiện chế độ, chính sách nghỉ hưu đúng tuổi đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng quy định, đúng chế độ chính sách và mục tiêu đề ra"; "Người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước".
Như vậy, trên cơ sở các quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính sách tinh giản biên chế được thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tránh tình trạng lợi dụng việc tinh giản biên chế để thực hiện quan điểm cá nhân như kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang đã nêu.
257. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: "Việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế trong bộ máy nhà nước trong thời gian qua có thực hiện nhưng hiệu quả còn hạn chế, ngân sách chi cho bộ máy nhà nước quá lớn, ảnh hưởng đến mức lương cán bộ, công chức chưa đảm bảo đời sống, đề nghị có giải pháp thực thi lộ trình tinh giảm hiệu quả hơn".
Trả lời : (Tại Công văn số 703/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
Tinh giản biên chế là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011, việc thực hiện tinh giản biên chế được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngẩy 18/10/2000 của Chính phủ; Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ và Nghị định số 132/2007/NĐ- CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ. Các văn bản này chỉ quy định các chính sách để giải quyết chế độ cho những người dôi dư do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc có trình độ, năng lực thấp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không gắn với chỉ tiêu tinh giản biên chế đối với từng cơ quan, tổ chức. Theo đó, đối với một số ngành, lĩnh vực biên chế không những không giảm mà còn tăng do bổ sung nhiệm vụ hoặc thành lập mới tổ chức theo yêu cầu quản lý.
Do vậy, để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế hiệu quả, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết sổ 39-NQ/TW), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Trong đó đã yêu cầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế được giao năm 2015 và chỉ được tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Để thực hiện yêu cầu nêu trên, Nghị quyết 39-NQ/TW đã đưa ra các nhóm giải pháp phải thực hiện đồng bộ để việc tinh giản biên chế đạt hiệu quả, như: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức.
258. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: "Việc thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Đề nghị sửa đổi các quy định sau:
- Hiện tại có một số cán bộ, công chức, viên chức khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng chưa đến mức phải nhập viện dài ngày, nếu tiếp tục công tác thì hiệu quả giải quyết công việc không cao. Mặt khác, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị ốm đau thường không có giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp ốm đau. Đề nghị sửa đổi nội dung điểm g, khoản 1, điều 6 của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP cho phù hợp như sau: "sức khỏe yếu từ 61% trở lên trong hai năm liên tiếp liền kề tại thời điểm tinh giản biên chế theo bản giám định sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền".
- Đề nghị bỏ nội dung: "thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền" quy định tại khoản 6, điều 6 để tránh trường hợp những người công tác tại các hội trong biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao mà không có chuyên ngành đào tạo phù hợp, không có trình độ chuyên môn hay được phân loại đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ mà không có cơ sở để xếp vào danh sách tinh giản biên chế."
Trả lời : (Tại Công văn số 705/BNV - TCBC, ngày 14/02/2017)
Nhà nước đã có chính sách đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Do vậy, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP không đưa các trường hợp suy giảm khả năng lao động 61% trở lên là đối tượng tinh giản biên chế.
259. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Cử tri kiến nghị, theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm, tuy nhiên cử tri kiến nghị xem xét việc cán bộ, công chức, viên chức được tiếp tục được hưởng chế độ phụ cấp thu hút này khi họ vẫn tiếp tục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 874/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút.
Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở;
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 61/2006/NĐ- CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ- CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
260. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Cử tri kiến nghị, theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm, tuy nhiên cử tri kiến nghị xem xét việc cán bộ, công chức, viên chức được tiếp tục được hưởng chế độ phụ cấp thu hút này khi họ vẫn tiếp tục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 875/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút.
Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở từ đủ 104 năm đến dưới 15 năm được hưởng 0,7 mức lương cơ sở; từ đủ 15 năm trở lên được hưởng 1,0 mức lương cơ sở.
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 61/2006/NĐ- CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ- CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
261. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “ Đề nghị kéo dài thời gian được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời xem xét sửa đổi, bổ sung đối tượng cán bộ, công chức, viên chức ở các thị trấn của huyện 30a được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định của Nghị định này; vì cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các thị trấn thuộc huyện 30a, tuy có thuận lợi hơn về cơ sở vật chất, nhưng đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 876/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về thời gian hưởng phụ cấp thu hút và chính sách đối với cán bộ, công chức, viền chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút. Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở; từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm được hưởng 0,7 mức lương cơ sở; từ đủ 15 năm trở lên được hưởng 1,0 mức lương cơ sở.
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ huu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Về bổ sung thị trấn thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được áp dụng phụ cấp thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:
Căn cứ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn và các xã thuộc huyện nghèo, tại Khoản 2 Mục III Phần 2 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính nhủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo đã quy định tất cả các xã (trừ thị trấn) thuộc các huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điêu kiện kinh tê - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
262. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “ Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng không quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút là 5 năm như hiện nay. Vì cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới và có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là sau khi không còn được hưởng phụ cấp thu hút”.
Trả lời : (Tại Công văn số 877/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút. Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở; từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm được hưởng 0,7 mức lương cơ sở; từ đủ 15 năm trở lên được hưởng 1,0 mức lương cơ sở.
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyến công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bố sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
263. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chế độ thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thêm 5 năm nữa nhằm giúp cho đội ngũ này an tâm công tác lâu dài ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn”.
Trả lời : (Tại Công văn số 878/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì phụ cấp thu hút áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), thời gian hưởng phụ cấp thu hút từ 3 đến 5 năm. Để đồng bộ với quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên thì tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm với mức 70% đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc quy định thời gian hưởng nêu trên phù hợp với ý nghĩa thiết kế của chế độ phụ cấp thu hút. Ngoài chế độ phụ cấp thu hút thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm 03 mức: Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm được hưởng 0,5 mức lương cơ sở; từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm được hưởng 0,7 mức lương cơ sở; từ đủ 15 năm trở lên được hưởng 1,0 mức lương cơ sở.
Cùng với chế độ phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP còn quy định: Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp một lần khi chuyến công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu và chế độ thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ ý kiến của cử tri và ý kiến tại phiên giải trình ngày 13 tháng 01 năm 2017 với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ đã có công văn số 391/BNV-TL ngày 23 tháng 01 năm 2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện 03 Nghị định của Chính phủ, gồm: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được sửa đổi, bố sung tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong năm 2017.
264. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “ - Cử tri đề nghị các cấp xem xét chế độ phụ cấp cho Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi; chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn.
- Cử tri băn khoăn việc tăng lưong cho công chức, viên chức nhà nước rất chậm, trong khi giá cả tiêu dùng luôn biến động tăng, làm cho đời sống của bộ phận công chức, viên chức gặp khó khăn. Cử tri đề nghị Chính phủ cần quan tâm vấn đề này.
- Cử tri đề nghị cần quan tâm đến chế độ tiền lương và thu nhập cho người lao động, nâng cao mức thu nhập để đảm bảo được cuộc sống, nhất là bộ phận hưởng lương từ ngân sách nhà nước, giáo viên,... để họ yên tâm gắn bó với công việc”.
Trả lời : (Tại Công văn số 879/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về chế độ phụ cấp đối vói Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, cán bộ Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn:
Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi và cán bộ Hội Chữ thập đỏ ở cấp xã không phải là cán bộ, công chức ở cấp xã. Chế độ đối với các chức danh nêu trên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, cụ thể là: số lượng, chức danh và mức phụ cấp của từng chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã, khuyên khích những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về tiền lương đối vói cán bộ, công chức, viên chức:
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và Nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Nội vụ để thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 03-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.
265. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: “Cử tri đề nghị cần quan tâm đến chế độ tiền lưong và thu nhập cho người lao động, nâng cao mức thu nhập để đảm bảo được cuộc sống, nhất là bộ phận hưởng lương từ ngân sách nhà nước, giáo viên,... để họ yên tâm gắn bó với công việc; nâng cao chế độ đãi ngộ (quy định chế độ phụ cấp hàng quý) đối với lực lượng cán bộ nòng cốt cơ sở ở các chi hội, tổ hội của các đoàn thể chính trị - xã hội; xem xét cho cán bộ nữ không chuyên trách được hưởng chế độ thai sản”.
Trả lời : (Tại Công văn số 882/BNV-TL, ngày 21/02/2017)
1. Về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức:
Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,43%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2016 so với tháng 12 năm 2015 là 4,74%), điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và Nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Nội vụ để trình Chính phủ ban hành thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Đồng thời, tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để có nguồn tăng lương đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cần phải đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiếm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Về chế độ đối vói ngưòi tham gia các chi hội, tổ hội của các tổ chức chính trị - xã hội:
Chế độ đối với người tham gia các chi hội, tổ hội của các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hoạt động nội bộ của các tô chức chính trị - xã hội mang tính chất tự quản được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức đó. Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này.
Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Về chế độ bảo hiểm xã hội đối vói người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố:
Căn cứ quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngưòi hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ bảo hiểm xã hội huư trí và tử tuất.
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí và tử tuất) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Vì vậy, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội.
[1] Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
[2] Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
[3] Việc xếp loại đon vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
[4] Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên ừách ở cấp xã.
[5]Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ờ địa phương.
[6]Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
[7]Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 01/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
[8]Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.
[9]Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đèn năm 2020.
[10]Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện nhũng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đên năm 2020.
[11]Gồm có: Quảng Ninh, Thái Bình, Đà Nẵng, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Bình Dương, Đồng Tháp, Long An, Bắc Giang, Cà Mau, Quảng Nam...
[12]Đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
[13] Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ trrớng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
[14] Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đúng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
[15] Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 01/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
[16] Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về nhũng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh ừanh quốc gia hai năm 2015 -2016.
[17] Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
[18] Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ ừợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
[19] Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
[20] Tính đến nay, có 12 địa phương đã nghiên cứu, triển khai thí điểm một số mô hình Trung tâm hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập ừung cấp tỉnh, gồm có: Quảng Ninh, Thái Bình, Đà Nang, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Bĩnh Dương, Đồng Tháp, Long An, Bắc Giang, Cà Mau, Quảng Nam.
[21]Tính đến cuối năm 2016, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành ban hành 86 tiêu chuẩn ngạch công chức, 133 tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.