19. Bộ Giáo dục và Đào tạo

24/05/2017 14:34

1. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Bình Phước kiến nghị: Ngành giáo dục cần tập trung nhiều hơn nữa về công tác cải cách giáo dục, cần quan tâm đến việc rút gọn nội dung chương trình giảng dạy để tránh quá tải cho học sinh; xây dựng được quy chế dạy và học phù hợp, nhằm phát huy tích cực kết quả dạy – học.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 344/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

2. Cử tri tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Phú Yên, Tiền Giang, Nghệ An, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Hải Phòng, Bến Tre, Bình Dương, Hà Tĩnh và Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Kiến nghị sớm ổn định các chương trình cải cách giáo dục, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi, tạo tâm lý hoang mang cho học sinh và cả phụ huynh, tốn kém, lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bởi, giáo dục con người là cho cả một thế hệ, nên cần thực hiện cải cách giáo dục một cách thận trọng và ổn định, để người dân được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam; việc thay đổi phải phù hợp với thực tế việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Cử tri bày tỏ sự lo lắng và chưa yên tâm về chủ trương và kết quả thực hiện đổi mới trong công tác dạy và học, cũng như công tác tổ chức thi cử và đánh giá chất lượng học sinh trong thời gian vừa qua. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp thực hiện khoa học, chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo tính khả thi cao và ổn định lâu dài, nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục hình thành nhân cách con người Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước, tránh tạo ra tâm lý lo lắng trong xã hội.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 541/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về đổi mới chương trình, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ này triển khai đồng thời với việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như sau:

- Trên cơ sở tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tinh giản để áp dụng thường xuyên, hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Những đổi mới trong chỉ đạo về phương pháp dạy học thời gian vừa qua (kể cả việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) ở tiểu học và ở trung học cơ sở) không phải là thực hiện chương trình mới mà là "thực thi" những phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên đã được trang bị về lý luận trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Chỉ đạo của Bộ về điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong thời gian qua phải được thực hiện một cách thường xuyên, kể cả khi đã có chương trình mới. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn có những hạn chế do điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; một bộ phận cán bộ quản lý các cấp còn nặng thói quen bao cấp, áp đặt, cản trở sự đổi mới; tâm lý làm theo thói quen, ngại đổi mới của nhiều giáo viên còn tồn tại; kỹ năng thực hiện trong thực tế về dạy học tích cực của một số giáo viên chưa thuần thục, dẫn tới tâm lý ngại sử dụng, hiệu quả chưa cao; tâm lý, thói quen được nhận kết quả học tập của con bằng điểm số của cha mẹ học sinh còn nặng nề dẫn tới có những băn khoăn lo lắng trong xã hội; công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá lại một số nhiệm vụ đã triển khai trong thời gian qua như mô hình trường học mới, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Đồng thời, tiếp tục làm tốt hơn công tác truyền thông để chủ động tuyên truyền tới toàn xã hội hiểu đúng về chủ trương đổi mới, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và xã hội; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo hướng đổi mới cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp để một mặt áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mặt khác, Bộ coi đây chính là giải pháp truyền thông tốt nhất để đông đảo cha mẹ học sinh và xã hội hiểu đúng về những đổi mới mà Bộ đang chỉ đạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

2. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

2.1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

2.2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

2.3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3. Cử tri tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Phú Yên và Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đồng tình việc cần thiết phải thực hiện việc cải cách giáo dục, tuy nhiên việc thường xuyên thay đổi nội dung; phương thức thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học gây lo lắng cho học sinh và phụ huynh. Cử tri đề nghị ngành giáo dục cần có lộ trình thực hiện cụ thể để học sinh có sự chuẩn bị tốt, mặt khác việc gói gọn thi tốt nghiệp ở một số môn sẽ tạo nên tâm lý học tập thiếu tích cực trong học sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 460/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Quán triệt Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung đổi mới tổ chức, hình thức, phương pháp thi kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo theo lộ trình khoa học với các bước đi phù hợp. Theo đó, đổi mới tổ chức, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai đồng bộ với đổi mới chương trình, nội dung, cách thức tổ chức dạy học. Lộ trình này đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.

1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

- Quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 và thực hiện đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định, đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Cử tri tỉnh Tiền Giang và thành phố Hải Phòng kiến nghị: Bộ cần thực hiện thẩm định kỹ cũng như tiếp thu các ý kiến phản hồi nhiều chiều của các đối tượng chịu tác động và của toàn xã hội đối với các Đề án đổi mới giáo dục trước khi đưa vào thực hiện, để Đề án mang tính khả thi và phù hợp với thực tế, tránh việc lý tưởng hóa nhưng không phù hợp với sự phát triển của nhu cầu người học, không mang lại hiệu quả như mong đợi và gây lãng phí ngân sách nhà nước.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 549/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu để Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế cũng như nguyện vọng của người dân.

Tất cả các dự án/đề án đổi mới giáo dục đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo quy trình gồm ít nhất 07 bước cơ bản[1]. Với quy trình này, trước khi ban hành dự án/đề án đổi mới giáo dục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông qua hình thức trưng cầu ý kiến, góp ý, hoặc phản biện cho các nội dung của dự thảo dự án/đề án; trong quá trình triển khai dự án/đề án, thông qua hình thức: khảo sát, điều tra về tình hình thực hiện dự án/ đề án; kết thúc dự án/đề án, thông qua hình thức nhận xét, đánh giá tác động, hiệu quả của dự án/đề án đổi mới.

Tuy nhiên, một số dự án/đề án vẫn còn những điểm bất cập và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo thành các chính sách cụ thể của ngành còn chưa toàn diện, kịp thời.

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, thay đổi nhanh chóng; nhiều vấn đề mới về giáo dục và đào tạo phát sinh nhưng việc ban hành văn bản, chính sách đôi khi chưa phù hợp, chưa theo kịp được thực tiễn phát triển của xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.

 - Việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách được thực hiện nhưng chưa được chú trọng, chưa được đầy đủ, kỹ lưỡng.

- Việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng văn bản chưa thực sự có hiệu quả, chưa tiếp thu, xử lý tốt ý kiến phản biện của đối tượng chịu tác động, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học. Việc lấy ý kiến thông qua đăng mạng; sự tham gia góp ý của các đối tượng tác động đâu đó còn hình thức.

Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

- Rà soát, đánh giá các chính sách hiện hành về giáo dục, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo và những ưu tiên của ngành trong tình hình mới.

- Thực hiện tốt quy trình phân tích, đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng dự án/đề án. Đây là khâu cốt yếu của quá trình xây dựng dự án/đề án. Tăng cường công tác tham vấn một cách thực chất đối với đối tượng chịu tác động của dự án/đề án, văn bản; ý kiến tham vấn của chuyên gia, nhà khoa học. Chú ý tham vấn các địa phương đối với những chương trình, dự án có cấu phần thực hiện tại địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặc thù của từng địa phương, tạo điều kiện cho chính quyền và người dân địa phương giám sát, đánh giá chương trình, dự án. Đặc biệt, đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của nước ngoài (gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA, viện trợ phi chính phủ nước ngoài – NGO và đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI), Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với địa phương rà soát kỹ để cân đối hài giữa lợi ích của nhà tài trợ, nhà đầu tư và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khắc phục tình trạng vì muốn thu hút được nhiều tài trợ mà xem nhẹ khâu đánh giá tác động của dự án/đề án.

- Tăng cường năng lực và điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng dự án/đề án thông qua việc thực hiện các giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo để tăng cường năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ xây dựng dự án/đề án.

- Tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng dự án/đề án; có các quy định cụ thể về cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ chịu trách nhiệm của các cán bộ, công chức xây dựng, quản lý dự án/đề án.

5. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Chất lượng giáo dục Việt Nam đang nổi lên nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo lắng, đáng ngại nhất là tình trạng chạy theo thành tích, chạy theo bằng cấp. Cụ thể: việc học sinh lớp 6 lại không biết đọc, không biết viết nên bị trả về lớp 1, mà báo chí đã đưa tin trong thời gian qua.” Do vậy, kiến nghị Bộ cần sớm điều tra làm rõ nội dung vấn đề này và công khai vụ việc để người dân được rõ; đồng thời có giải pháp khắc phục tình trạng trên, để giáo dục được thực chất, phản ánh đúng chất lượng, trình độ của đối tượng và trình độ dân trí của toàn xã hội.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 515/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Thực tiễn hiện nay còn tình trạng học sinh lớp 6 đọc yếu, viết kém ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và diện học sinh hòa nhập (học sinh khuyết tật, học sinh thiểu năng trí tuệ nhưng được sắp xếp để học hòa nhập với học sinh bình thường).

Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Hiện nay có 49.632 học sinh khuyết tật đang học hoà nhập tại các trường tiểu học. Đối tượng này được đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân và yêu cầu giảm nhẹ so với học sinh bình thường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải tham gia làm nhiều việc gia đình, đi học xa nhà...

- Phương pháp dạy có nơi còn chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, chưa khuyến khích để các em tự tin và vươn lên trong học tập.

- Một bộ phận giáo viên chưa hoàn thành trách nhiệm, chưa quan tâm cụ thể đến từng học sinh học yếu nên chưa có biện pháp giúp đỡ kịp thời để các em tiến bộ.

- Một số giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học chưa thực hiện tốt các quy định về đánh giá học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng giữa các lớp ở tiểu học, giữa tiểu học và trung học cơ sở; nhiều nơi còn chạy theo thành tích.

Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các giải pháp sau:

- Chỉ đạo địa phương thực hiện nghiêm túc quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, trong đó có việc “thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi nhầm lớp, không để học sinh bỏ học”;

- Yêu cầu các địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện để nâng tỉ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày để giáo viên có điều kiện, thời gian hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, đặc biệt là học sinh yếu;

-  Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường nhiều giải pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, …

- Chỉ đạo tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên vùng khó khăn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh, nhất là với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện tốt những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý dạy và học. Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên liên quan để xảy ra tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên môn để phát hiện kịp thời những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy - học và kiểm tra, đánh giá học sinh để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”.

6. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Những năm gần đây, các em học sinh thường tựu trường sớm gần 01 tháng trước ngày khai giảng 05/9 hàng năm, làm mất đi ý nghĩa vốn có của ngày khai giảng. Cử tri kiến nghị ngành giáo dục nên thống nhất toàn quốc quy định ngày tựu trường (khai giảng) vào ngày 05/9 hàng năm.                    

   Trả lời:  (Tại Công văn số 514/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc, theo đó, quy định khoảng thời gian tựu trường, số tuần thực học của các cấp học, thời gian kết thúc học kỳ I, học kỳ II và kết thúc năm học.

Trong quyết định Khung kế hoạch thời gian năm học thể hiện rõ việc phân cấp quản lý giáo dục. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch thời gian năm học áp dụng cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn, trong đó quy định rõ ngày tựu trường, như: Đón học sinh đầu cấp học, tổ chức các hoạt động tìm hiểu về nhà trường, tìm hiểu về chương trình giáo dục, hướng dẫn tham gia một số hoạt động trong và ngoài nhà trường, để chuẩn bị tốt cho học sinh tâm thế bước vào năm học mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Thực tế, tại một số địa phương do ảnh hưởng thời tiết, kinh tế - xã hội và tập quán, đã tổ chức cho học sinh học trước ngày khai giảng để đảm bảo số tuần thực học.

Tiếp thu ý kiến của các nhà giáo, học sinh và nhân dân từ những năm trước, năm học 2016 -2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo[2] chỉ đạo các trường mầm non, phổ thông thống nhất tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2016 - 2017 vào ngày 05 tháng 9 năm 2016 - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018, trong đó đang nghiên cứu, xem xét vấn đề cử tri nêu.

7. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhiều ý kiến cử tri cho rằng, hiện nay việc cấp phép và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều bất cập, hiệu quả không thực chất. Đề nghị cần siết chặt lại trong việc quản lý đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 332/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Những bất cập trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện nay là có và chất lượng đào tạo tiến sĩ vẫn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề này, để đảm bảo trình độ đào tạo tương xứng với học vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các giải pháp sau để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ. Cụ thể:

- Rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng và đã dừng tuyển sinh đối với các chuyên ngành đào tạo không đủ giảng viên cơ hữu (năm 2011, đã dừng tuyển sinh 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo tiến sĩ, đưa ra cảnh báo đối với 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo); kiên quyết thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với cơ sở đào tạo không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên sau 01 năm cảnh báo (năm 2012, chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo), năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát vòng 2.

- Sửa đổi Quy chế đào tạo tiến sĩ theo hướng áp dụng các chuẩn khu vực và quốc tế đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng hàm lượng khoa học như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh; nghiên cứu sinh phải có công bố nghiên cứu khoa học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

 - Yêu cầu bắt buộc gắn đào tạo tiến sĩ với nghiên cứu khoa học để tăng chi phí đào tạo tiến sĩ tương đương với một số nước trong khu vực, giảm chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (đào tạo tinh hoa, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng).

- Tăng cường kết hợp với các cơ sở sử dụng lao động, các công ty, các viện nghiên cứu trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư tập trung cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đào tạo tiến sĩ, trong đó có đáp ứng tốt điều kiện làm việc của giáo sư, người hướng dẫn và điều kiện học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

- Hoàn thiện cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đào tạo tiến sĩ trong nước.

- Bắt buộc kiểm định khu vực và quốc tế đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ.

- Yêu cầu các cơ sở đào tạo tiến sĩ nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công bố toàn văn luận án và hội đồng chấm để xã hội cùng giám sát.

- Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, toàn văn luận án và tên người hướng dẫn, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ để xã hội cùng giám sát.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

8. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: đưa môn bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 336/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau thông qua việc lồng ghép vào các môn học cùng các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Phương thức giáo dục môi trường hiện nay ở các cấp học từ mầm non đến trung học là lồng ghép vào các môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn giáo viên, băng đĩa hình phục vụ cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, cụ thể như sau:

- Đối với cấp học mầm non: Đã xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non, giáo dục hình thành hành vi thân thiện với môi trường cho trẻ mầm non, phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh[3]; tài liệu bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo và cho các bậc cha mẹ.

- Đối với giáo dục phổ thông: Đã xây dựng 07 tài liệu tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học ở tiểu học[4], trung học cơ sở[5] và trung học phổ thông[6]. Các tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp học phổ thông đã được tổ chức biên soạn rất khoa học, đảm bảo chất lượng và có tính giáo dục thiết thực về bảo vệ môi trường tại khu vực và cộng đồng. Những tài liệu này đã được sử dụng có hiệu quả trong các trường học trên phạm vi cả nước.

9. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Thời gian qua, thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề án đưa tiếng Trung và tiếng Nga như ngôn ngữ thứ nhất theo lộ trình thực hiện từ năm 2017 (đối với học sinh từ lớp 3 tới lớp 12) gây nhiều phản ứng trong dư luận và nhân dân. Cử tri cho rằng, việc đưa 02 ngôn ngữ này vào chương trình đào tạo phổ thông vào thời điểm này là chưa phù hợp. Vì, để đưa hai ngôn ngữ mới này vào hệ ngôn ngữ thứ nhất đòi hỏi những sự đầu tư nhất định về nhân lực, giáo trình dạy, phân bổ thời gian biểu, biên soạn sách? Những tài nguyên này yêu cầu thời gian, nhân lực và nguồn kinh phí rất lớn để nghiên cứu và xây dựng. Trong khi đó, chưa có đánh giá cụ thể nào về nhu cầu thực tế và hiệu quả triển khai của đề án này. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng triển khai đề án.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 434/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 02 năm 2017)

Xuất phát từ nhu cầu hội nhập của đất nước, việc đưa nhiều ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là tất yếu và qua thực tế hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện. Ở Châu Âu đa số các quốc gia yêu cầu học sinh phải học ngoại ngữ 1 từ 6 tới 9 tuổi và phải học ngoại ngữ 2 từ 11 tới 15 tuổi[7]. Những ngoại ngữ nào được lựa chọn để dạy học phụ thuộc vào yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cùng với nhu cầu của học sinh và của các địa phương. Đối với Việt Nam hiện nay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật, tiếng Hàn được chọn theo nhu cầu đó, hơn nữa các quốc gia nói trên cũng là các quốc gia có mối quan hệ truyền thống, chiến lược với Việt Nam. Việc lựa chọn ngoại ngữ nào trong số các ngoại ngữ trên làm môn học bắt buộc (ngoại ngữ 1) là quyền của người học, phù hợp với điều kiện dạy học[8] và nhu cầu của địa phương[9].

Ở Việt Nam, tiếng Anh được lựa chọn là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước hiện nay. Tỷ lệ học sinh lựa chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 chiếm hơn 99% trên tổng số học sinh học ngoại ngữ.

Việc dạy học các môn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật ở các vùng miền, các trường chuyên biệt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại, tiếng Pháp[10], tiếng Nga[11], tiếng Trung Quốc[12], tiếng Nhật[13], tiếng Đức[14]  đã và đang được dạy ở một số vùng miền, trường chuyên trên toàn quốc ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; riêng tiếng Pháp được dạy ở một số trường tiểu học và tiếng Nhật bắt đầu được dạy thí điểm từ lớp 3 từ năm học 2016 - 2017. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể việc dạy học từng ngoại ngữ với yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện dạy và học, theo nhu cầu của địa phương và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đã và đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân từ nhiều năm nay (hệ 7 năm) theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có kế hoạch xây dựng đề án/chương trình tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12).

10. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: hiện nay Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục Đào tạo dự kiến đưa vào giảng dạy các ngoại ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Trung gây quá tải trong chương trình học, chưa phù hợp với mặt bằng ngoại ngữ chung trong cả nước, cũng như đội ngũ giáo việc giảng dạy các môn ngoại ngữ này chưa tương xứng. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu cân nhắc kỹ việc cải cách giáo dục, nhất là việc chọn ngoại ngữ phù hợp đưa vào chương trình giảng dạy.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 459/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Xuất phát từ nhu cầu hội nhập của đất nước, việc đưa nhiều ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là tất yếu và qua thực tế hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện. Những ngoại ngữ nào được lựa chọn để dạy học phụ thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cùng với nhu cầu của học sinh và của các địa phương. Đối với Việt Nam hiện nay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật và tiếng Hàn được chọn theo nhu cầu đó, hơn nữa các quốc gia nói trên cũng là các quốc gia có mối quan hệ truyền thống, chiến lược với Việt Nam. Việc lựa chọn ngoại ngữ nào trong số các ngoại ngữ trên làm môn học bắt buộc (ngoại ngữ 1) là quyền của người học, phù hợp với điều kiện dạy học và nhu cầu của địa phương. Theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi học sinh chỉ phải học một (01) ngoại ngữ thứ nhất (bắt buộc) và được khuyến khích chọn học 01 ngoại ngữ thứ 2 nếu có nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy và học của địa phương.

Ở Việt Nam, tiếng Anh được lựa chọn là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước hiện nay. Tỷ lệ học sinh lựa chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 chiếm hơn 99% trên tổng số học sinh học ngoại ngữ.

Việc dạy học các môn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật ở các vùng miền, các trường chuyên biệt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại, tiếng Pháp[15], tiếng Nga[16], tiếng Trung Quốc[17], tiếng Nhật[18], tiếng Đức[19]  đã và đang được dạy ở một số vùng miền, trường chuyên trên toàn quốc ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; riêng tiếng Pháp được dạy ở một số trường tiểu học và tiếng Nhật bắt đầu được dạy thí điểm từ lớp 3 từ năm học 2016 - 2017. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể việc dạy học từng ngoại ngữ với yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện dạy và học, theo nhu cầu của địa phương và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.

11. Cử tri tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ quản lý tốt hơn trong hoạt động điều hành của Bộ mình, cải cách liên tục, gây tốn tiền của nhà nước và nhân dân; phân luồng, định hướng cho học sinh, sinh viên, đào tạo theo cung cầu của xã hội; dự kiến triển khai kế hoạch ngoại ngữ giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 tới lớp 12; thay đổi liên tục hình thức thi tốt nghiệp THPT gây khó khăn trong giảng dạy và học tập của học sinh; học thêm, dạy thêm cần có chấn chỉnh tiêu cực....

   Trả lời:  (Tại Công văn số 520/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

1. Về đổi mới chương trình, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ này triển khai đồng thời với việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như sau:

- Trên cơ sở tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tinh giản để áp dụng thường xuyên, hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Những đổi mới trong chỉ đạo về phương pháp dạy học thời gian vừa qua (kể cả việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) ở tiểu học và ở trung học cơ sở) không phải là thực hiện chương trình mới mà là "thực thi" những phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên đã được trang bị về lý luận trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Chỉ đạo của Bộ về điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong thời gian qua phải được thực hiện một cách thường xuyên, kể cả khi đã có chương trình mới. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn có những hạn chế do điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; một bộ phận cán bộ quản lý các cấp còn nặng thói quen bao cấp, áp đặt, cản trở sự đổi mới; tâm lý làm theo thói quen, ngại đổi mới của nhiều giáo viên còn tồn tại; kỹ năng thực hiện trong thực tế về dạy học tích cực của một số giáo viên chưa thuần thục, dẫn tới tâm lý ngại sử dụng, hiệu quả chưa cao; tâm lý, thói quen được nhận kết quả học tập của con bằng điểm số của cha mẹ học sinh còn nặng nề dẫn tới có những băn khoăn lo lắng trong xã hội; công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá lại một số nhiệm vụ đã triển khai trong thời gian qua như mô hình trường học mới, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Đồng thời, tiếp tục làm tốt hơn công tác truyền thông để chủ động tuyên truyền tới toàn xã hội hiểu đúng về chủ trương đổi mới, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và xã hội; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo hướng đổi mới cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp để một mặt áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mặt khác, Bộ coi đây chính là giải pháp truyền thông tốt nhất để đông đảo cha mẹ học sinh và xã hội hiểu đúng về những đổi mới mà Bộ đang chỉ đạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

2. Về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh; đào tạo theo nhu cầu của xã hội

2.1. Về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh

Những năm vừa qua, công tác này đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh đã được ban hành; hệ thống cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, thể hiện ở những thành quả đã đạt được về quy hoạch mạng lưới và xây dựng các trung tâm, từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học.

Tuy nhiên, công tác giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông còn hạn chế, chưa tạo được cơ sở để góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông; công tác phân luồng chưa hiệu quả, tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đi học nghề thấp, chưa phù hợp với nhu cầu lao động được đào tạo nghề trong xã hội. Nguyên nhân là do nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh còn hạn chế; tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề; việc tổ chức công tác giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế cả về nội dung, phương pháp và hình thức; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp thiếu thốn và không đồng bộ; cơ chế, chính sách về thực hiện giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh còn bất cập, chậm đổi mới; sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội vào công tác giáo dục hướng nghiệp còn rất hạn chế; sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề, trang thiết bị các trường đào tạo nghề thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp; thị trường lao động phát triển chưa lành mạnh, hạn chế luồng sau trung học để thực hiện phân luồng; cơ hội việc làm cho những học sinh tốt nghiệp trung học vào học giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế.

Nghị quyết số 29-NQ/TW chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Trung học phổ thông (trung học phổ thông) phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

   Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành nhiều giải pháp thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, cụ thể:

- Trên cơ sở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân để góp phần phân luồng học sinh theo các hướng khác nhau phù hợp với định hướng phát triển nhân lực quốc gia.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để chỉ đạo và thực hiện giáo dục hướng nghiệp, phân luồng và sử dụng học sinh ra trường; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu nhân lực của từng địa phương và cả nước; thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực xã hội; tăng cường phát triển thị trường lao động tạo đầu ra cho giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp, các cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. 

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục trung học thực hiện việc tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới đồng bộ việc tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông theo định hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang tập trung phát triển phẩm chất và năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Bộ đã và đang tập trung vào các giải pháp sau:

- Ban hành Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 để tập trung triển khai 9 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo để nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia làm nền tảng cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-/NQTW của Trung ương và đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm tăng cường giám sát và quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra trong đó bao gồm việc chỉnh sửa lại các quy chế đào tạo bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, các quy định về điều kiện mở ngành đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học.

- Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thông qua các Đề án 599, 911 và các chương trình hợp tác quốc tế.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung thực hiện các nhiệm vụ: công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, công bố chuẩn đầu ra và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp...

- Từng bước hoàn thiện khung chính sách thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học và tăng cường trách nhiệm giải trình nhằm khuyến khích sự năng động và sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN, trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học và có chiến lược đầu tư phù hợp.

3. Về dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020

3.1. Thực trạng dạy và học ngoại ngữ hiện nay

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đưa một số ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là nhu cầu tất yếu hiện nay và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện. Chẳng hạn, hầu hết các quốc gia ở Châu Âu yêu cầu học sinh phải học ngoại ngữ 1 từ 6 tới 9 tuổi và phải học ngoại ngữ 2 từ 11 tới 15 tuổi[20]. Những ngoại ngữ nào được lựa chọn để dạy học phụ thuộc vào yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cùng với nhu cầu của học sinh và của các địa phương. Đối với Việt Nam hiện nay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật được chọn theo nhu cầu đó, hơn nữa các quốc gia nói trên cũng là các quốc gia có mối quan hệ truyền thống, chiến lược với Việt Nam. Việc lựa chọn ngoại ngữ nào trong số các ngoại ngữ trên làm môn học bắt buộc (ngoại ngữ 1) là quyền của người học, phù hợp với điều kiện dạy học[21] và nhu cầu của địa phương[22].

Hiện nay tiếng Anh là lựa chọn chủ yếu, được dạy chủ yếu ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước với khoảng 99% tổng số học sinh học ngoại ngữ. Năm học 2015-2016, Chương trình tiếng Anh thí điểm theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã được thực hiện đến lớp 12 và được đánh giá là khả thi, có tác dụng nâng cao rõ rệt năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh[23].

Tuy nhiên, ngoài số học sinh được học theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, hầu hết số học sinh tham gia thi THPT quốc gia môn tiếng Anh học theo chương trình cũ hệ 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) hiện hành. Thực tế dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng còn nhiều bất cập dẫn đến kết quả môn tiếng Anh trong kì thi THPT quốc gia năm 2016 thấp là do một số nguyên nhân sau:

- Trước năm 2015 đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh yêu cầu thấp hơn mục tiêu của chương trình mới nên kết quả thi tương đương các môn thi khác. Năm 2015 và năm 2016 với mục đích dùng kết quả thi để điều chỉnh ngược lại hoạt động dạy học, đề thi tiếng Anh của kỳ thi THPT quốc gia đã yêu cầu đánh giá gần sát hơn với mục tiêu chương trình mới. Do vậy, đề thi chưa thật sự bám sát vào nội dung chương trình tiếng Anh 7 năm hiện hành.

- Đa số học sinh chưa có động cơ tự thân đối với việc học ngoại ngữ do đó việc học tập của học sinh còn mang tính đối phó; trong khi đó ngoại ngữ là môn học khó, nhất là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

- Hình thức dạy học ngoại ngữ hiện nay vẫn chủ yếu được tiến hành trên lớp với thời lượng 3 tiết/tuần; môi trường giao tiếp ngoại ngữ rất hạn chế, học sinh ít có cơ hội thực hành ngôn ngữ ngoài thời gian học trên lớp.

- Đa số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh mặc dù có bằng cấp theo trình độ đào tạo; năng lực của giáo viên còn rất hạn chế và không đồng đều giữa các các khu vực, địa phương.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ ở nhiều địa phương, cơ sở giáo dục mặc dù đã quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020

- Đánh giá, đúc kết các bài học kinh nghiệm trong triển khai dạy và học ngoại ngữ thời gian qua để từ đó xây dựng, triển khai hiệu quả chiến lược dạy và học ngoại ngữ theo hướng kiến tạo và hội nhập trên cơ sở tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học ngoại ngữ.

- Tập trung đầu tư cho nhiệm vụ bồi dưỡng năng cao năng lực giáo viên, nâng cao chất lượng nguồn học liệu và phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng công tác khảo thí nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ cho mọi đối tượng người học. Thúc đẩy giáo viên tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ trên cơ sở nguồn học liệu trực tuyến và sự hỗ trợ giữa các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường trao đổi chuyên gia, giảng viên, giáo viên và tình nguyện viên với các nước bản ngữ để tạo môi trường giao tiếp, nâng cao năng lực ngoại ngữ của đối tác Việt Nam.

- Tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, các phương tiện phát thanh, truyền hình, để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn quốc tế, xây dựng trung tâm đánh giá ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để đảm bảo sự minh bạch, chính xác và thống nhất trong hoạt động khảo thí ngoại ngữ trên cả nước.

- Tạo động lực cho học sinh phổ thông học ngoại ngữ thông qua việc khuyến khích các trường đại học, cao đẳng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có một số môn học được dạy học hoàn toàn bằng tiếng Anh; tiến tới coi môn tiếng Anh là điều kiện đầu vào của các trường đại học, cao đẳng.

- Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học ngoại ngữ như tổ chức các hoạt động tập thể để tạo môi trường sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học cho học sinh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường/cụm trường học, tổ chức trại hè tiếng Anh...

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ, khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ trong các trường học của Việt Nam.

3.3. Việc dạy ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Anh

Các ngoại ngữ khác gồm tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật đã và đang được dạy từ nhiều năm nay theo hệ 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) ở một số vùng miền, trường phổ thông trên toàn quốc theo nhu cầu của địa phương và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia. Số lượng học sinh học chỉ chiếm khoảng 1% và chỉ có một số địa phương có điều kiện triển khai theo nhu cầu của người học[24].

Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới hệ 10 năm đối với tiếng Nga và tiếng Trung, tiếp tục triển khai chương trình hệ 07 năm đối với các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh.

 

4. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

4.1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

4.2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

4.3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Năm 2017, thời gian tổ chức kỳ thi được rút ngắn (từ 4 ngày xuống còn 2,5 ngày) cùng với kết quả thi khách quan hơn sẽ khắc phục triệt để sự không công bằng giữa những thí sinh có lựa chọn khác nhau để xét tuyển ĐH, CĐ cả theo tổ hợp môn thi của khối thi truyền thống và cả theo tổ hợp môn thi, bài thi mới. Theo đó, các bài thi tổ hợp có điểm toàn bài thi (phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo tổ hợp môn thi, bài thi mới) và điểm từng môn thành phần (phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống).

Do vậy, học sinh có sở trường, nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống hoàn toàn yên tâm học tập, ôn luyện chuẩn bị tham gia Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm học 2017-2018. So với trước đây, các em được đảm bảo công bằng nhiều hơn, thậm chí thuận lợi nhiều trong thi và có nhiều cơ hội hơn trong sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ.

5. Vấn đề dạy thêm học thêm

5.1. Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình.

Tuy nhiên, trên thực tế có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội như: Giáo viên giao thêm nhiều bài tập vượt quá yêu cầu của chương trình, khiến học sinh gặp khó khăn nên phải đăng ký học thêm (ở trường hoặc ở nhà giáo viên hoặc ở trung tâm nơi giáo viên tham gia dạy); ra đề kiểm tra với các dạng bài khó, mẹo mực, vượt quá yêu cầu của chương trình, để học sinh không làm được bài nếu không đi học thêm; thiếu nhiệt tình hoặc "bớt lại nội dung" khi dạy trên lớp chính khóa khiến học sinh không tiếp thu được đầy đủ kiến thức, tạo ra "nhu cầu" phải đi học thêm; đặt ra mục tiêu "truyền thống thành tích của nhà trường" để yêu cầu học sinh phải "cố gắng" ôn luyện để thi cử đạt kết quả cao; đôi khi còn có biểu hiện lợi dụng những đổi mới về hình thức thi của Bộ để tạo tâm lý lo lắng khiến học sinh phải đăng ký học thêm do trường tổ chức.

5.2. Xảy ra tình trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân trước hết thuộc về động cơ tăng thêm thu nhập của giáo viên và các nhà trường, nhất là đối với các thành phố lớn, nhu cầu chi tiêu cao khiến đồng lương của giáo viên không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

- Công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.

- Chương trình giáo dục phổ thông còn có những hạn chế: có một số nội dung chưa thực sự cần thiết với học sinh, còn sự chồng chéo về nội dung giữa các môn học; sách giáo khoa còn nặng về trình bày kiến thức lý thuyết trong khi cơ chế quản lý của sở, phòng, trường còn nặng về bao cấp, hành chính, theo "phân phối chương trình" khiến cho giáo viên phải cố gắng "dạy hết những gì đã viết trong sách giáo khoa", làm cho các giờ học nặng nề, học sinh chỉ kịp "chép bài" mà chưa được luyện tập, dẫn tới nhu cầu phải học thêm để "luyện thi".

- Quy chế đánh giá học sinh vẫn còn mang tính phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), tạo ra tâm lý ganh đua giữa các học sinh và cha mẹ học sinh vì điểm số, dẫn tới tình trạng "chạy đua" đi học thêm với động cơ không muốn con em mình thu kém các bạn trong lớp.

- Phong trào "trường chuyên, lớp chọn" cũng là một nguyên nhân dẫn tới động cơ dạy thêm học thêm trái quy định xuất phát từ cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các nhà trường.

5.3. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Để khắc phục từ gốc tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định, Bộ đã chỉ đạo thực hiện rà soát, tinh giản chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; thực hiện cơ chế quản lý chuyên môn theo hướng giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục; nghiêm cấm việc dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình với mục đích tạo nhu cầu và bắt ép học sinh học thêm; nghiêm cấm dạy thêm học thêm ở trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày; triển khai đồng bộ những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục với đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trong nhà trường phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về dạy thêm học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không thi tuyển vào lớp 6; không khảo sát đầu năm để xếp lớp; không tổ chức trường chuyên, lớp chọn ở cấp trung học cơ sở; tổ chức thanh tra, kiểm tra ở nhiều địa phương để kịp thời xử lý vi phạm.

- Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện để HS được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn.

- Đề nghị các cấp chính quyền tại địa phương tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn, đảm bảo thực hiện đúng theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về việc quản lý dạy thêm học thêm.

- Đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các nhà trường để nhiều trường có đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định.

12. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới sách giáo khoa phải phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, gắn lý thuyết với thực hành, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi góp phần hình thành nhân cách cho học sinh; thường xuyên rà soát chất lượng đội ngũ giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 437/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

1. Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực người học; đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi trung học phổ thông quốc gia theo hướng đánh giá năng lực học sinh, bảo đảm khách quan, công bằng, giảm áp lực, tốn kém, góp phần đổi mới dạy và học; hướng dẫn các trường thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng lược bỏ những nội dung trùng lặp, quá khó; cắt giảm các câu hỏi, bài tập còn nặng về lý thuyết, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; hướng dẫn tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng, nhu cầu của học sinh. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy học các môn Đạo đức (ở tiểu học) và Giáo dục công dân (ở trung học), đây cũng là các môn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhà trường. Bộ cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020” nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh; tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình mới chú trọng tới phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; chú trọng giáo dục các em trở thành những người công dân có ý thức trách nhiệm, có ích cho xã hội. Các yêu cầu phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, gắn lý thuyết với thực hành đã được xác định trong xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới. Trong dự thảo chương trình mới, đạo đức - công dân được xác định là một trong tám lĩnh vực giáo dục chủ yếu trong chương trình.

2. Rà soát chất lượng đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông; rà soát, điều chỉnh bổ sung chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp và chỉ đạo các địa phương đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai các giải pháp sau:

- Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.

- Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn mới; xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới; rà soát tinh giản, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

- Tăng cường kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước; quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm cân đối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng theo hướng giảm bớt số lượng, tập trung đầu mối để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

- Chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo giáo viên để sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong việc đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

- Nghiên cứu tổng thể về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để có căn cứ khoa học đề xuất các nội dung chính sách phù hợp nhằm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ.

13. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Bộ nghiên cứu bỏ loại hình đào tạo từ xa và tại chức vì các loại hình này hiện nay không còn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 422/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Từ khi đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó việc thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt.

Luật giáo dục 1998, Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục đại học 2012 đã chính thức quy định loại hình giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên), trong đó có hình thức vừa làm vừa học và đào tạo từ xa. Những năm qua, loại hình giáo dục này đã khẳng định được vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục đại học nói riêng, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ tại chỗ, học suốt đời của cán bộ và nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng internet, công nghệ truyền hình số, đối với hình thức đào tạo từ xa đã mở ra nhiều phương thức học tập mới như e-learning, mobile-learning, flip-learning, MOOC,… và dần trở thành xu thế phát triển đào tạo của hầu hết các nước trên thế giới.

Thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học và đào tạo từ xa còn thấp so với hệ chính quy, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định đối với chương trình đào tạo từ xa, vừa làm vừa học cấp văn bằng, trong đó quy định rõ, cụ thể các tiêu chí bảo đảm chất lượng; yêu cầu các chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên phải được kiểm định; đồng thời đổi mới phương pháp quản lý đối với các hình thức đào tạo này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và khuyến khích các cơ sở giáo dục áp dụng công nghệ đào tạo tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Theo kế hoạch công tác, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Hội thảo sẽ đánh giá thực trạng giáo dục từ xa những năm vừa qua để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục từ xa trong thời gian tới.

14. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Có ý kiến đề nghị nâng tầm môn học Giáo dục công dân và đưa vào chương trình thi tốt nghiệp THPT, cho rằng vì đây là môn học rất quan trọng để học sinh có kỹ năng sống thực tế sau khi ra trường.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 389/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Môn học Giáo dục công dân có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hóa pháp luật, ý thức công dân góp phần hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân, phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học môn Giáo dục công dân, gây ra sự lo lắng của xã hội.

Nhận thức được thực trạng đó, những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân, giúp học sinh yêu thích và say mê học tập và rèn luyện môn này. Cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của môn học để thay đổi nhận thức của xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và cán bộ quản lý giáo dục.

- Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình môn Giáo dục công dân; giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục trung học, thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành.

- Triển khai việc đánh giá nội dung, chương trình và hướng dẫn các nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cho phù hợp với tình hình thực tiễn; chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng về giáo dục công dân nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn, tiếp thu một cách tự nhiên; chú trọng thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ...). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó có quy định việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi của học sinh theo nội dung môn học Giáo dục công dân, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân được chọn là một môn thi trong bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội. Việc đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thể hiện sự đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của môn học này; nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện của học sinh, tạo động lực cho người dạy, người học, làm cơ sở để ngành Giáo dục thực hiện những bước tiếp theo trong việc tiếp tục tăng cường nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

15. Cử tri tỉnh An Giang, Bình Phước Thanh Hóa, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Cử tri kiến nghị cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường lồng ghép với chương trình giáo dục kỹ năng sống, áp dụng từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Đồng thời tăng cường việc giáo dục pháp luật, đạo đức cho đội ngũ sinh viên, học viên các trường cao đẳng, đại học, trung học nhằm nâng cao ý thức đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật cho thanh thiếu niên.

Cử tri phản ánh, tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, nhất là các tội trộm, cướp, ma túy, gây rối trật tự… ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng các thanh, thiếu niên bị lôi kéo vào các nhóm tội phạm có tổ chức, điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề quản lý xã hội mà còn tạo tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân, nhất là những phụ huynh có con trong độ tuổi thanh, thiếu niên. Đề nghị ngành giáo dục tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, sinh viên, đồng thời triển khai các hoạt động bổ ích nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên góp phần hạn chế tình trạng phạm tội của thanh niên, thiếu niên.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 428/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

          Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay là những công dân có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tích cực học tập rèn luyện và tu dưỡng bản thân; có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,… Rất nhiều học sinh, sinh viên tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, nhiều người có ý chí vươn lên để giúp đỡ gia đình thoát nghèo và góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn một số hạn chế, yếu kém; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế và dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên bị sa sút về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi, một số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện về kiến thức và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, cụ thể là:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh, sinh viên

- Ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống cho học sinh, sinh viên.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2015 - 2020;

- Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục[25].

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, phối hợp ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...

3. Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các bộ môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên

- Trong chương trình giáo dục hiện hành, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường từ cấp học mầm non, phổ thông đến các trường trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2009 - 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông  từ năm học 2010 – 2011. Tinh giản những nội dung, kiến thức khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác để học sinh có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời[26].

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử… nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; thay đổi cách đánh giá học sinh[27]; thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...).

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.

- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng nội dung môn Đạo đức và Giáo dục công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc giáo dục chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho học sinh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, học sinh cũng được giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chủ động tham mưu đề xuất với chính quyền cơ sở, ngành công an và các lực lượng xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tình trạng học sinh đánh nhau theo từng năm học và thời điểm cụ thể. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam..., huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, quản lý học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý thông tin đại chúng, thay đổi cách tiếp cận với thông tin xấu, những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

16. Cử tri tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Long An, Bình Dương, Hà Tĩnh kiến nghị: Bộ đề thi trung học phổ thông năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thi theo hình thức tổ hợp, là phải làm ba môn khác nhau trong một bài thi, quy định như vậy chưa hợp lý, ảnh hưởng tâm lý cho các em học sinh. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khi cải cánh giáo dục phải có lộ trình, giai đoạn và thời gian phù hợp để các em học sinh thích nghi trong việc học và thuận lợi trong các kỳ thi tốt nghiệp, chấm dứt tình trạng cải cách theo mỗi nhiệm kỳ.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 347/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia

Trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Đồng thời, phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức tốt hơn, trong đó có việc tổ chức cụm thi do trường ĐH chủ trì tại tất cả các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở, giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội; đề thi có độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu vừa sử dụng để công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ; bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý thi và tuyển sinh; các sở giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thi tại địa phương với sự phối hợp của các trường ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tuy đã khắc phục cơ bản những tồn tại của năm 2015 nhưng việc tổ chức kỳ thi vẫn còn một số bất cập như: duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; công tác chấm bài thi tự luận dù được tập trung chỉ đạo nhưng vẫn chưa thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối vì còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên chấm thi... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Xuất phát từ thực tiễn trên, phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2. Về môn thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian dài, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tổ chức cùng một thời gian trên toàn quốc, theo đề thi chung của Bộ. Tuy nhiên, quy định về môn thi và hình thức thi có khác nhau:

Trước năm 2000, tổ chức thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm (riêng năm 1975 tổ chức thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, trong đó có môn Chính trị). Đề thi của tất cả các môn ra theo hình thức tự luận.

Từ năm 2000 đến năm 2014, tổ chức thi 6 môn; trong đó, 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (những học sinh không học ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học được sở giáo dục và đào tạo cho phép thi môn thay thế), 3 môn còn lại và môn thi thay thế môn Ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.

Trước năm 2006, tất cả các môn đều thi theo hình thức tự luận. Năm 2006, triển khai thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ; từ năm 2007 đến nay, các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi bằng hình thức trắc nghiệm, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi bằng hình thức tự luận.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện đươc tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như về sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Trong kỳ thi trung học phổ thông THPT quốc gia năm 2017, bài thi tổ hợp gồm: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với Giáo dục thường xuyên).

Về thời gian thi: những năm trước nhưng thời gian thi còn dài (các môn Lịch sử, Địa lí thi tự luận với 180 phút mỗi môn; các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm với 90 phút mỗi môn), gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức. Nay, với bài tổ hợp, thời gian thi giảm mạnh xuống 50 phút mỗi môn.

Về cách thức thi và sử dụng kết quả thi: Bài thi tổ hợp bao gồm các môn thi thành phần độc lập với thời gian làm bài 150 phút; đề thi tách bạch cho mỗi môn thành phần, gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ); thí sinh làm bài theo từng môn trong tổ hợp thi theo trình tự cuốn chiếu, mỗi môn 50 phút, hết thời gian làm bài môn này sẽ tiếp tục làm bài môn khác. Kết quả chấm thi các bài thi tổ hợp sẽ cho biết điểm từng môn thành phần (phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống) và điểm toàn bài thi (phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo tổ hợp môn thi, bài thi mới).

Nhằm đảm bảo tạo thuận lợi nhiều nhất cho các nhà trường kịp thay đổi cách học, cách dạy, tránh gây hoang mang, lo lắng đối với thí sinh, phụ huynh Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình THPT (toàn cấp).

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên và học sinh tham khảo. Dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Với việc thi bài thi tổ hợp, thí sinh tham gia kỳ thi năm nay sẽ giảm áp lực về thời gian thi; đồng thời, các nhà trường không phải thay đổi cách dạy cách học, thí sinh không phải vất vả học nhiều môn hơn mà vẫn đảm bảo được các mục đích thi của bản thân. Điều quan trọng hơn cả là nguyên tắc “học gì thi nấy” và mục tiêu đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh phổ thông đã được thực hiện, đảm bảo thi kiểm tra đánh giá thực sự là động lực, tác động trở lại và thúc đẩy quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông.

17. Cử tri tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Đề nghị Bộ nghiên cứu, triển khai phương án xét tốt nghiệp THPT, không tổ chức thi tốt nghiệp đối với nhóm đối tượng học sinh không có nhu cầu thi đại học, cao đẳng mà chỉ cần được công nhận tốt nghiệp THPT để tham gia học nghề hoặc đi làm ngay; đối với nhóm đối tượng đăng ký thi đại học, cao đẳng thì vẫn tổ chức thi như năm 2016. Cử tri cho rằng, phương án xét và công nhận tốt nghiệp THPT, thi tuyển đối với học sinh thi đại học, cao đẳng được thành phố TP Hồ Chí Minh đề xuất là một phương án phù hợp. Đề nghị Bộ cho phép thí điểm để nhân rộng hình thức này.

Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo đổi mới công tác giáo dục phổ thông theo hướng xét tuyển tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm giảm tải áp lực về chương trình cho học sinh, tăng chất lượng giáo dục đào tạo đại học.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 463/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 quy định: học sinh khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông (THPT) phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều 34 Luật giáo dục đại học quy định: đối với tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Theo đó, tổ chức kỳ thi sau khi hoàn thành chương trình THPT là bắt buộc và không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Việc lựa chọn hình thức tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ. Các trường ĐH, CĐ tự chủ trong tuyển sinh bằng các hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 đến nay để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở cho việc xét tuyển sinh ĐH, CĐ được xây dựng căn cứ vào Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và kế thừa những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” các năm trước đây.

Năm nay, việc tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì thực hiện, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi. Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tổ chức tuyển sinh hoặc tự tổ chức hình thức tuyển sinh khác phù hợp, đúng quy định, đảm bảo chất lượng đầu vào.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước.

Việc tổ chức một loại cụm thi tại tỉnh do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì cùng với hàng rào kỹ thuật như thi theo bài, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với hầu hết các bài thi, trừ bài thi Ngữ văn… sẽ làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn; đồng thời, tác động tích cực, thúc đẩy đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ là bước đột phá đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn, đảm bảo phù hợp với Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học. Do đó, phương án xét và công nhận tốt nghiệp THPT, thi tuyển đối với học sinh thi đại học, cao đẳng do Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất với nội dung cơ bản là thực hiện xét công nhận tốt nghiệp THPT, chỉ tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ chứ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay cần được xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện trước khi áp dụng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh và sẽ tổ chức nghiên cứu, xem xét việc triển khai thí điểm mô hình này trong điều kiện đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, phù hợp với quy định của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học hiện hành.

18. Cử tri tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái và thành phố Hà Nội kiến nghị:

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra một phương án thi tốt nghiệp ổn định, lâu dài để xã hội yên tâm, chứ không cần chờ đến khi thay đổi chương trình sách giáo khoa (năm 2018) mới có phương án thi ổn định. Bởi vì, chương trình sách giáo khoa chỉ là phần nội dung của các bài thi, còn việc đổi mới tổ chức thi là để định hướng thay đổi cách dạy, cách học có thể tiến hành trước một bước.

Đề nghị cần thống nhất và ổn định các quy định về việc thi cử, nhất là quy định về kỳ thi tốt nghiệp PTTH và xét tuyển đại học, không nên thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho việc dạy và học.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 348/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Nghiêm túc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh bằng lộ trình được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án sẽ làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Mục tiêu chung của đổi mới thi và tuyển sinh là đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

1. Đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi

a) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển ĐH, CĐ.

Việc tổ chức kỳ thi này đã khắc phục về cơ bản những bất cập gây tốn kém, bức xúc của xã hội của các kỳ thi trước, thể hiện qua các ưu điểm chính sau: Từ việc thí sinh phải thi 4 đợt thi trong một năm, nay chỉ còn một đợt thi duy nhất; thí sinh thay vì phải dồn về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để thi, nay có thể thi ngay tại địa phương hay địa phương lân cận, việc tổ chức thi nhẹ nhàng hơn trước; giảm tình trạng ách tắc giao thông và quá tải cơ sở hạ tầng, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; kết quả kỳ thi trung thực, khách quan được hầu hết các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng để xét tuyển ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì các cụm thi liên tỉnh và yêu cầu mỗi cụm thi phải có thí sinh của ít nhất 2 tỉnh nên vẫn còn một bộ phận thí sinh phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, gây khó khăn cho thí sinh và gia đình thí sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức 2 loại cụm thi (do trường ĐH chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả cho 2 mục đích và sở giáo dục và đào tạo chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT) đã gây tâm lý băn khoăn về sự công bằng trong tổ chức thi và kết quả thi; việc huy động một số lượng lớn giảng viên các trường ĐH về địa phương để tổ chức thi dẫn đến tốn kém. Đặc biệt, việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đã xảy ra hiện tượng đổi nguyện vọng gây gây xáo trộn ở một số trường có tính cạnh tranh cao gây bức xúc trong xã hội; tuy chỉ liên quan đến khâu xét tuyển nhưng cũng ảnh hưởng tới kết quả chung của công tác đổi mới kỳ thi.

b) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016

Trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức tốt hơn, trong đó có việc tổ chức cụm thi do trường ĐH chủ trì tại tất cả các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở, giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội; đề thi có độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu vừa sử dụng để công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ; bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý thi và tuyển sinh; các sở giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thi tại địa phương với sự phối hợp của các trường ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tuy đã khắc phục cơ bản những tồn tại của năm 2015 nhưng việc tổ chức kỳ thi vẫn còn một số bất cập như: duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; công tác chấm bài thi tự luận dù được tập trung chỉ đạo nhưng vẫn chưa thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối vì còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên chấm thi... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Cùng với việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, từ năm 2015 thí sinh được đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh. Nhưng do chưa quen với hình thức xét tuyển mới này nên nhiều học sinh, phụ huynh còn lo lắng. Việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cũng dẫn đến vấn đề "thí sinh ảo" gây khó khăn cho các trường. Đây là những vấn đề mà phương án tuyển sinh năm 2017 cần tiếp tục xử lý.

2. Đổi mới phương thức thi - phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Xuất phát từ thực tiễn trên, phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước. Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

19. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri phản ánh về nội dung học tập ở bậc tiểu học là quá sức đối với các em học sinh. Việc thay đổi hình thức thi cử và các môn thi hàng năm của bậc trung học phổ thông quá nhiều. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cân nhắc kỹ về nội dung học tập của bậc tiểu học với tầm nhìn dài hạn hơn, quá trình thực hiện cần quyết liệt hơn và việc tổ chức hình thức, môn thi tốt nghiệp bậc THPT cho phù hợp, ổn định.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 380/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

1. Về chương trình giáo dục tiểu học

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, phát hiện những bất cập trong chương trình, sách giáo khoa để có hướng chỉ đạo điều chỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 3 lần giảm tải chương trình, sách giáo khoa (vào các năm 2006, 2009, 2011) theo các nhóm nội dung sau:

   - Những nội dung kiến thức trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong chương trình, sách giáo khoa.

   - Những nội dung kiến thức khó, không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học (nhất là học sinh dân tộc thiểu số); những nội dung không mang tính phổ quát cho tất cả các vùng miền.

- Những nội dung kiến thức chưa đảm bảo tính lô gíc trong từng bài học và giữa các bài học.

Đến nay, có khoảng 360 điểm được điều chỉnh ở các môn Tiếng Việt (khoảng 80 điểm), Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Phần lớn giáo viên đã biết cách điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học/Hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.

Vì vậy, việc tổ chức dạy học ở tiểu học đã giảm bớt áp lực, giúp cho việc học tập của học sinh nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cho đến nay dư luận xã hội và cha mẹ học sinh vẫn còn có ý kiến cho rằng chương trình, sách giáo khoa tiểu học còn “nặng”, gây áp lực học tập cho học sinh.

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng các giải pháp:

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, bỏ bớt những nội dung kiến thức quá khó, trùng lặp; loại bỏ những thông tin lạc hậu và chưa cần thiết đối với học sinh (nếu có);

- Điều chỉnh nội dung kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng;

- Đổi mới công tác quản lý, tăng quyền tự chủ cho giáo viên trong việc sắp xếp lại nội dung, cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền;

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phù hợp với tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của học sinh để giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả;

- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên để giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung và tổ chức dạy học phù hợp, vừa sức học sinh;

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh vì sự tiến bộ của học sinh, chú trọng kiểm tra, đánh giá theo hướng mở, tăng cường yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm các yêu cầu ghi nhớ máy móc, thuộc lòng các nội dung học tập.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

2. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia

Đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Nghiêm túc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh bằng lộ trình được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án sẽ làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Mục tiêu chung của đổi mới thi và tuyển sinh là đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

2.1. Đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi

a) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển ĐH, CĐ.

Việc tổ chức kỳ thi này đã khắc phục về cơ bản những bất cập gây tốn kém, bức xúc của xã hội của các kỳ thi trước, thể hiện qua các ưu điểm chính sau: Từ việc thí sinh phải thi 4 đợt thi trong một năm, nay chỉ còn một đợt thi duy nhất; thí sinh thay vì phải dồn về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để thi, nay có thể thi ngay tại địa phương hay địa phương lân cận, việc tổ chức thi nhẹ nhàng hơn trước; giảm tình trạng ách tắc giao thông và quá tải cơ sở hạ tầng, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; kết quả kỳ thi trung thực, khách quan được hầu hết các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng để xét tuyển ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì các cụm thi liên tỉnh và yêu cầu mỗi cụm thi phải có thí sinh của ít nhất 2 tỉnh nên vẫn còn một bộ phận thí sinh phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, gây khó khăn cho thí sinh và gia đình thí sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức 2 loại cụm thi (do trường ĐH chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả cho 2 mục đích và sở giáo dục và đào tạo chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT) đã gây tâm lý băn khoăn về sự công bằng trong tổ chức thi và kết quả thi; việc huy động một số lượng lớn giảng viên các trường ĐH về địa phương để tổ chức thi dẫn đến tốn kém. Đặc biệt, việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đã xảy ra hiện tượng đổi nguyện vọng gây gây xáo trộn ở một số trường có tính cạnh tranh cao gây bức xúc trong xã hội; tuy chỉ liên quan đến khâu xét tuyển nhưng cũng ảnh hưởng tới kết quả chung của công tác đổi mới kỳ thi.

b) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016

Trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức tốt hơn, trong đó có việc tổ chức cụm thi do trường ĐH chủ trì tại tất cả các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở, giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội; đề thi có độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu vừa sử dụng để công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ; bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý thi và tuyển sinh; các sở giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thi tại địa phương với sự phối hợp của các trường ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tuy đã khắc phục cơ bản những tồn tại của năm 2015 nhưng việc tổ chức kỳ thi vẫn còn một số bất cập như: duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; công tác chấm bài thi tự luận dù được tập trung chỉ đạo nhưng vẫn chưa thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối vì còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên chấm thi... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Cùng với việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, từ năm 2015 thí sinh được đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh. Nhưng do chưa quen với hình thức xét tuyển mới này nên nhiều học sinh, phụ huynh còn lo lắng. Việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cũng dẫn đến vấn đề "thí sinh ảo" gây khó khăn cho các trường. Đây là những vấn đề mà phương án tuyển sinh năm 2017 cần tiếp tục xử lý.

2.2. Đổi mới phương thức thi - phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Xuất phát từ thực tiễn trên, phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước. Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

20. Cử tri tỉnh Phú Thọ, Đồng Tháp, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Quảng Nam kiến nghị: Cử tri băn khoăn về chất lượng đầu ra của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Cử tri cho rằng, hiện nay số sinh viên ra trường không xin được việc làm, làm việc không đúng ngành nghề đào tạo còn rất lớn. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; tăng cường đào tạo chuẩn đầu ra và đào tạo theo nhu cầu việc làm, đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm nhằm khắc phục tình trạng trên.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 345/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Trong thời gian qua, hệ thống giáo dục đại học đã và đang có nhiều giải pháp để quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong điều kiện chi phí và đầu tư thấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích việc xây dựng văn hoá chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học với các quy định về kiểm định chất lượng; thành lập đơn vị khảo thí và kiểm định chất lượng; thúc đẩy việc thành lập các trung tâm đảm bảo chất lượng của nhiều cơ sở giáo dục đại học.…

Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, Bộ đã chỉ đạo phát triển khoảng 250 chương trình chất lượng cao[28]; đã có 05 trường có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu Châu Á (QS)[29]; 70 ngành đã đạt kiểm định bởi các tổ chức quốc tế[30].

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng và sự kỳ vọng của xã hội; còn nhiều cử nhân tốt nghiệp chưa có việc làm.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Do một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và thực hiện phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng miền.

- Thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn, phát triển manh mún; đầu tư dàn trải, nguồn lực thấp, chưa có trọng tâm, trọng điểm; số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng.

- Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.

Giải pháp nâng cao chất lượng

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án tự chủ giáo dục đại học, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

21. Cử tri tỉnh Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Nam kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự băn khoăn trước thực trạng số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp gia tăng, nền giáo dục mới chỉ chú tâm đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng, nhu cầu xã hội dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Để xây dựng nền giáo dục hội nhập thành công trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu lao động ở thị trường trong nước và quốc tế đề nghị đánh giá nghiêm túc và có phương án đổi mới trong giáo dục đại học và trên đại học, tăng cường giáo dục về tính thực tiễn và kỹ năng trong công việc cho sinh viên.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 429/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

1. Về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

a) Thực trạng

   Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chi phí thấp, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đã nỗ lực đào tạo nhân lực đủ trình độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; lực lượng cán bộ đào tạo trong nước đã đảm nhận được hầu hết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của đất nước khoảng 90 triệu dân có 239 trường đại học, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[31].

Hàng năm có khoảng 300.000 sinh viên đại học chính quy ra trường. Theo số liệu thống kê của các trường cho thấy phần lớn sau 01 năm ra trường các sinh viên tốt nghiệp đều tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo.

Tuy nhiên, cũng còn có một số sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo, trong đó có sinh viên các ngành về quản trị kinh doanh, kế toán, thậm chí cả sinh viên ngành sư phạm.

b) Nguyên nhân chủ yếu

- Do một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ nên chất lượng đào tạo còn có nơi chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường lao động.

- Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quy mô một số ngành (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh...) đã vượt quá nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại.

- Trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, kinh tế nước ta có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh…

c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện quy chế đào tạo tiến sĩ theo hướng áp dụng các chuẩn khu vực và quốc tế đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng hàm lượng khoa học như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh; nghiên cứu sinh phải có công bố nghiên cứu khoa học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. Yêu cầu bắt buộc gắn đào tạo tiến sĩ với nghiên cứu khoa học để tăng chi phí đào tạo tiến sĩ tương đương với một số nước trong khu vực, giảm chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (đào tạo tinh hoa, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng).

2. Tăng cường trang bị kỹ năng cho sinh viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung thực hiện một số nội dung:

- Nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên.

- Học tập nghiêm túc, nắm vững chuyên môn, mở rộng kiến thức vĩ mô, tham gia các khoá nghề nghiệp quốc tế (nếu có thể) từ khi là sinh viên năm thứ nhất để làm quen với môi trường quốc tế và tạo tư duy năng động, tích cực.

- Rèn luyện tác phong công nghiệp, có kỷ luật và sẵn sàng chịu trách nhiệm về công việc của mình.

- Bắt kịp công nghệ thông tin, thành thạo các phần mềm cơ bản, quan tâm các phần mềm ứng dụng trong quản lý doanh nhiệp, làm thương mại điện tử.

- Trang bị kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp là cách hữu hiệu để hoà nhập (hành động và biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng để đạt thành công nhất); kỹ năng làm việc nhóm, lựa chọn đối tác; kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh); quản lý thời gian để làm việc hiệu quả, không lãng phí thời gian; kỹ năng giải quyết vấn đề; khả năng thích nghi nhanh; kỹ năng truyền đạt thông tin, làm việc độc lập, lãnh đạo… Để có được các kỹ năng mềm, sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi để thử sức, tự tìm cho mình các dự án để thực hiện.

22. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Chương trình học của bậc tiểu học hiện nay quá nặng nề về lý thuyết, kỹ năng sống không được quan tâm giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa còn hạn chế. Quốc hội đã giám sát tối cao về chương trình, sách giáo khoa phổ thông nhưng còn chuyển biến chậm.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 356/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Chương trình, sách giáo khoa giáo dục tiểu học hiện hành cơ bản đã được đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục, chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, lớp học, cấp học giáo dục phổ thông được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005. Chương trình đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm cơ bản của các chương trình trước, phù hợp với xu hướng quốc tế về phát triển chương trình, đã chú ý đến giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản và cho học sinh. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục tiểu học nói riêng còn chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.

Để khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương như sau:

- Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của trường thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học.

- Đối với những trường lớp học 2 buổi/ngày, Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá…

- Chú trọng hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2016 ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành Giáo dục.

23. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị ngành giáo dục xem lại tiêu chí đánh giá học sinh giỏi ở các cấp học, nên đánh giá từng mặt nhằm khuyến khích học sinh tiếp tục phát huy mặt mạnh; chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tìm việc làm khi ra trường.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 346/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về tiêu chí đánh giá học sinh giỏi các cấp

Kiểm tra, đánh giá có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục, vừa xác nhận sự tiến bộ và thành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong chương trình giáo dục. Vì vậy, đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đạt chuẩn chương trình (của cấp học, môn học); phải cung cấp thông tin đúng, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh.

1.1. Đối với cấp tiểu học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 quy định đánh giá học sinh tiểu học, nêu rõ yêu cầu và nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo hướng:

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan”; đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập và rèn luyện cả về học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ:

+ Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

+ Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kỹ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành; giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

Về khen thưởng, có khen thưởng vào cuối năm học hoặc đột xuất. Cuối năm học, Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên. Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

Như vậy, việc đánh giá học sinh tiểu học hiện nay đặc biệt chú trọng đến đánh giá từng mặt, đánh giá sự tiến bộ; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của học sinh; không còn xếp loại “học sinh giỏi”, “học sinh khá”...

1.2. Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

Việc kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đang được thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó mỗi học sinh đều được đánh giá theo từng mặt: Hạnh kiểm và học lực. Việc thực hiện Thông tư này đã bước đầu quán triệt tinh thần đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng đánh giá năng lực và phẩm chất. Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo đổi mới dạy học ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng:

- Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục trung học cơ sở; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Việc đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập phải bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ tiếp tục lắng nghe để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung các giải pháp cần thiết để tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương đổi mới đánh giá học sinh trong thời gian tới.

2. Về chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Nhằm tăng cường trang bị kỹ năng sinh viên cần có để hội nhập quốc tế và khu vực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tăng cường giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung thực hiện một số nội dung:

- Nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên.

- Học tập nghiêm túc, nắm vững chuyên môn, mở rộng kiến thức vĩ mô, tham gia các khoá nghề nghiệp quốc tế (nếu có thể) từ khi là sinh viên năm thứ nhất để làm quen với môi trường quốc tế và tạo tư duy năng động, tích cực.

- Rèn luyện tác phong công nghiệp, có kỷ luật và sẵn sàng chịu trách nhiệm về công việc của mình.

- Bắt kịp công nghệ thông tin, thành thạo các phần mềm cơ bản, quan tâm các phần mềm ứng dụng trong quản lý doanh nhiệp, làm thương mại điện tử.

- Trang bị kỹ năng mềm, như: kỹ năng giao tiếp là cách hữu hiệu để hoà nhập (hành động và biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng để đạt thành công nhất); kỹ năng làm việc nhóm, lựa chọn đối tác; kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh); quản lý thời gian để làm việc hiệu quả, không lãng phí thời gian; kỹ năng giải quyết vấn đề; khả năng thích nghi nhanh; kỹ năng truyền đạt thông tin, làm việc độc lập, lãnh đạo… Để có được các kỹ năng mềm, sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi để thử sức, tự tìm cho mình các dự án để thực hiện…

- Tạo lập tư duy tầm khu vực và toàn cầu: tự đặt cho mình các mục tiêu và thường xuyên cập nhật các xu hướng mới để có thể nhanh chóng hoà nhập.

- Tham gia công tác xã hội để biết chia sẻ năng lực và của cải với xã hội; đồng cảm và chia sẻ trách nhiệm với vấn đề chung của thế giới; thiết lập cho mình những suy nghĩ mang tính cộng đồng.

- Biết cân bằng cuộc sống, khoẻ về thể chất và tinh thần, xây dựng hành trang vào đời mạnh mẽ, hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc.

24. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước có chính sách và giải pháp cụ thể tiếp tục đẩy mạnh phong trào khuyến học, đặc biệt có chính sách và biện pháp cụ thể, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội về giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng các phong trào khuyến học của các địa phương trên cả nước.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 355/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Nhằm đẩy mạnh phong trào khuyến học, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chính sách và các giải pháp cụ thể cho công tác này, như:

1. Ban hành các văn bản thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đặc biệt là thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

2. Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam triển khai một số nhiệm vụ:

- Ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai việc thành lập các chi hội khuyến học.

- Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cấp Hội ở địa phương đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã một cách thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo các trường gắn bó, liên kết, liên thông chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường theo nguyên tắc “học thường xuyên, học suốt đời”.

3. Định hướng đẩy mạnh phong trào khuyến học, đặc biệt là học tập từ cơ sở trong thời gian tới:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Hội Khuyến học Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng trong thời gian qua và nghiên cứu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình Trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều kiện của Việt Nam; tổ chức nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và xây dựng mô hình Thành phố học tập, Công dân học tập”.

- Phối hợp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và trình Bộ Chính trị (hoặc Ban Bí thư) ban hành Chỉ thị về thúc đẩy học tập của người lớn.

- Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn chi cho công tác xây dựng xã hội học tập.

- Ban hành chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học Việt Nam nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động nhân dân tích cực học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập nhằm nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp để góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước; liên kết, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

25. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đào tạo giáo dục cho thế hệ trẻ; hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo trong thời gian tới theo hướng hệ thống giáo dục và đào tạo mở, xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, nội dung chương trình sách giáo khoa; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có năng lực; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; cải tiến chế độ tiền lương và các chính sách cho nhà giáo tốt hơn nhằm đảm bảo đời sống và công việc giảng dạy đạt chất lượng cao.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 550/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

1. Nâng cao chất lượng đào tạo

   Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chi phí thấp, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đã nỗ lực đào tạo nhân lực đủ trình độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; lực lượng cán bộ đào tạo trong nước đã đảm nhận được hầu hết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng còn có một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp sau:

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án tự chủ giáo dục đại học, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

2. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân[32] được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; tạo điều kiện để quy hoạch đồng bộ lại mạng lưới các cơ sở giáo dục.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới đã khắc phục được một số bất cập như: sự phân mảnh trong quản lý; sự chồng chéo trong chức năng của các đơn vị tham gia giáo dục và đào tạo cùng một bậc học hoặc cấp độ đào tạo; sự trùng lặp trong cơ cấu hệ thống ở trình độ trung cấp và cao đẳng; thiếu cơ chế liên thông, khả năng phân luồng kém. Đồng thời, giúp giảm thời gian học đại học để phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực phát triển của người học; giáo dục nghề nghiệp được tích hợp, phân luồng ngay từ trung học cơ sở và tiếp tục được đẩy mạnh ở trung học phổ thông; đào tạo đại học theo hướng “nghiên cứu” và hướng “ứng dụng”.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới đảm bảo tính tương thích với các bảng phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng; hình thành các con đường học tập đa dạng, tạo cơ hội cho mọi người học có khả năng và có nhu cầu được học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam[33] nhằm chuẩn hóa hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần thúc đẩy hợp tác về giáo dục và công nhận trình độ người lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Khung trình độ quốc gia của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Khung tham chiếu trình độ khu vực ASEAN, Khung trình độ Châu Âu và tuyệt đại đa số các nước phát triển.

Khung trình độ quốc gia Việt Nam được cấu trúc thành 8 bậc phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và văn bản pháp luật hiện hành (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ). Trong đó, việc chia trình độ sơ cấp thành 3 bậc để thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghề sơ cấp với các khóa đào tạo linh hoạt. Vì vậy, thực hiện tốt khung trình độ quốc gia sẽ góp phần giúp cho việc hoàn thiện thị trường lao động, làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, công nhận và miễn trừ kinh nghiệm học tập, lao động để thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân.

3. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021[34]. Kế hoạch đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo, cụ thể như sau:

- Xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, chính trị nội bộ trong đơn vị.

- Tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Luật giáo dục đại học (sửa đổi), Luật giáo dục (sửa đổi), Luật nhà giáo; trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện nghiêm túc cơ chế giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đảm bảo hiệu quả theo Nghị quyết của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện nghiêm túc Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 - 2020; rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính công.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử.

- Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật. Chỉ đạo Thanh tra giáo dục các cấp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục; tập trung xử lý dứt điểm những khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài và giải quyết các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc xã hội.

- Tăng cường quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; quản lý chặt chẽ chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương, các thành phần kinh tế và nhu cầu xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo đổi mới hình thức thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể theo hướng gắn với hiệu quả công việc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, của ngành, kịp thời động viên, tạo động lực tích cực cho nhà giáo, có sức lan tỏa trong toàn ngành; tổ chức phong trào thi đua với các tiêu chí thiết thực bảo đảm khả thi; có lộ trình thực hiện cụ thể, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, tránh bệnh thành tích.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và khoa học giáo dục; nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là hội họp, đi công tác nước ngoài.

Thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình phù hợp.

- Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhất là giáo dục mầm non và giáo dục đại học.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác thông tin, truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia, đánh giá và phản biện của xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông; chủ động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giám sát, kiểm tra và có chế tài thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục.

4. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 tháng 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường tích hợp ở tiểu học và trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn để vừa giảm tải, vừa phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh

Đồng thời để đảm bảo và nâng cao chất lượng sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, trong đó có các tiêu chí về sự tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông; nội dung kiến thức, phương pháp và kiểm tra, đánh giá; định hướng học liệu và thiết bị dạy học; hình thức và trình bày sách giáo khoa... Bộ tiêu chí là căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá chất lượng các bộ sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân tham khảo khi biên soạn sách nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới.

5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

- Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.

- Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn mới; xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới; rà soát tinh giản, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

- Tăng cường kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo giáo viên; chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo giáo viên để sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

- Chỉ đạo rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục để đề xuất, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng và tôn vinh đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường thông tin truyền thông về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất sắc nhằm khơi dậy nhiệt huyết và ý thức, lương tâm, trách nhiệm tự hào về nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

- Xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực khoa học công nghệ ngành.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học: (i) Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học đầu ngành. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình; (ii) Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn, cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng; (iii) Có chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học và công nghệ đi làm việc và thực tập có thời hạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ở nước ngoài, kết hợp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ. 

- Yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, coi kết quả nghiên cứu khoa học là điều kiện đánh giá năng lực chuyên môn của mỗi giảng viên, là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khoán kinh phí trong tổ chức nghiên cứu đối với các cá nhân, nhà khoa học trẻ, nhà khoa học đầu ngành…

- Khuyến khích việc liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức khoa học công nghệ với cơ quan, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng cơ chế liên kết giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các bên phục vụ giáo dục và đào tạo; cơ chế thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học ở nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học trong các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước.

- Tăng cường đầu tư để phát triển tiềm lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức khoa học công nghệ, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ trí thức, nhân lực khoa học công nghệ.

7. Cải tiến chế độ tiền lương và các chính sách cho nhà giáo

Ngày 04 tháng 10 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 313/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương từ năm 2017 đến năm 2020 để xin ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 4936/BNV-TL ngày 20 tháng 10 năm 2016 gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ sẽ dự thảo kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương từ năm 2017 đến năm 2020, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nghiên cứu xây dựng Đề án hoàn thiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực quản lý. Khi kế hoạch được phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, xem xét tổng thể hệ thống thang bảng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục để giải quyết các vướng mắc, tồn tại của hệ thống thang bảng lương hiện nay, trong đó có vấn đề phụ cấp theo lương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục để đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành sửa đổi cho phù hợp.

26. Cử tri tỉnh Bắc Giang, Long An kiến nghị: Đưa môn “bơi lội” vào chương trình giáo dục tại các trường học vì thực tế hiện nay xảy ra nhiều trường hợp học sinh bị đuối nước do không biết bơi.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 386/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định môn thể dục là môn học bắt buộc và “từ lớp 4 đến lớp 5 ngoài các môn bắt buộc, có thêm các môn tự chọn: đá cầu, ném bóng, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, võ, thể dục nhịp điệu, bơi và cờ vua… Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, nhà trường khi đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên (bể bơi, huấn luyện viên,…) các trường có thể tổ chức dạy bơi cho học sinh trong các giờ học thể dục.

Để khắc phục tình trạng đuối nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, các nhà trường[35] từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước và có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất bằng các hình thức phù hợp, trong đó chú trọng đến việc xã hội hóa, kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để hướng dẫn, tổ chức dạy bơi cho học sinh trong nhà trường và ngoài cộng đồng.

Việc đưa môn bơi vào chương trình giáo dục bắt buộc cần phải có lộ trình, phải được đánh giá, khảo sát kỹ lưỡng và có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư bể bơi trong nhà trường (cụm trường). Khi cơ sở vật chất đảm bảo lúc đó quy định bắt buộc các nhà trường triển khai dạy bơi cho học sinh mới đem lại hiệu quả.

27. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng bơi, giảm bớt tình trạng dạy thêm, học thêm các môn văn hóa mà đầu tư hơn vào giáo dục thể chất, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó cần xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 436/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

1. Chính sách đào tạo giáo viên dạy bơi

Việc đào tạo giáo viên dạy bơi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm qua; đồng thời phối hợp với Tổng cục Thể dục, Thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên thể dục trong các trường phổ thông về phương pháp, kỹ năng dạy bơi, cứu đuối. Mỗi năm tổ chức 03 lớp tại 3 miền (miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam). Trung bình mỗi năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 700-800 giáo viên cho các sở giáo dục, đây là lực lượng giáo viên cốt cán của các sở giáo dục và đào tạo. Ở địa phương, sở giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng giáo viên cho các huyện/thị xã, thành phố; đội ngũ giáo viên nòng cốt này có trách nhiệm tập huấn lại cho các giáo viên khác. Ngoài ra, còn nhiều giáo viên được đào tạo chuyên ngành về môn bơi, đang giảng dạy trong các trường phổ thông.

Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy bơi tăng dần hàng năm. Số lượng giáo viên dạy bơi hiện nay cơ bản đảm bảo, tuy nhiên các giáo viên vận dụng kiến thức để dạy cho học sinh còn ít, nguyên nhân là do nhiều xã/huyện/trường học không có bể bơi, địa điểm để dạy bơi cho học sinh.

Để phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên; ban hành Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục. Theo đó, đề nghị các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có cơ chế, giải pháp phù hợp phổ cập bơi cho học sinh; chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với sở văn hoá, thể thao và du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về bơi cho đội ngũ giáo viên thể dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ có các chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng bơi.

2. Giảm bớt dạy thêm, học thêm; tăng cường hoạt động giáo dục thể chất và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

a) Giảm bớt dạy thêm, học thêm

Thực tế, việc dạy thêm học thêm là nhu cầu có thực, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình học sinh, không chỉ riêng Việt Nam mà còn có ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là ở các thành phố lớn, các thị trấn, thị xã tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định vẫn chưa được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội.

Tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định vẫn còn tồn tại là do: kỳ vọng vào việc học từ phía gia đình đối với con cái còn quá lớn; việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của các cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa nghiêm, quản lý còn lỏng lẻo; công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thống nhất, có địa phương quyết liệt, có địa phương chưa chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về dạy thêm học thêm chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao; các vi phạm về dạy thêm học thêm trái quy định chưa được các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi trong việc dạy thêm học thêm.

Để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai một số giải pháp sau:

- Rà soát, điều chỉnh và chỉ đạo tăng cường hoạt động giáo dục thể chất, kỹ năng sống cho học sinh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về dạy thêm học thêm.

- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải các môn văn hóa và tăng thêm giờ học thể dục và hoạt động giáo dục thể chất; giao quyền chủ động, hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh như đánh giá học sinh tiểu học; đổi mới từng bước cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông, đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông...

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

- Thành lập Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận những phản ánh của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định, kịp thời thông tin, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục xử lý theo quy định.

b) Tăng cường các hoạt động giáo dục thể chất

Hoạt động giáo thể chất trong trường học luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như: Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”; Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Để thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất, cụ thể:

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy môn học Thể dục, Giáo dục thể chất chính khóa theo chương trình quy định. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học Thể dục, Giáo dục thể chất chính khóa nhằm tạo sự hứng thú và ý thức tự giác luyện tập thể dục thể thao của người học.

- Ký Chương trình phối hợp số 917/CTr-BGDĐT-BVHTTDL ngày 20 tháng 12 năm 2016 với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao giai đoạn 2016-2020. Phối hợp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thường xuyên các hoạt động  giáo dục thể chất dành cho học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất, tạo môi trường sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi trường học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

- Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh các hoạt động thể thao ngoài giờ lên lớp: tổ chức các giải thi đấu thể thao, các hoạt động giao lưu thể thao cho học sinh; các loại hình câu lạc bộ thể thao trong nhà trường; tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền.

c) Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống

Năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định và ban hành bộ tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông dành cho giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT  ngày 28 tháng 02 năm 2014 về quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa; Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo tăng cường triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ lên lớp hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ; các hoạt động, hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường góp phần tạo môi trường tập hợp, thu hút học sinh, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa tại các trường tiểu học trên toàn quốc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành thẩm định, hoàn thiện bộ tài liệu “Giáo dục đạo đức - lối sống văn hóa” và “Thực hành kỹ năng sống” để sử dụng trong các trường phổ thông, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

28. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Xem xét đưa môn học ngoại ngữ vào giảng dạy tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên là môn học chính thức, vì hiện nay môn học ngoại ngữ ở Trung tâm giáo dục thường xuyên không phải là môn học bắt buộc, do đó ảnh hưởng đến việc học viên thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng có yêu cầu ngoại ngữ là môn thi bắt buộc.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 377/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thôn g nhằm tạo cơ hội học tập cho thanh niên và người lớn không có điều kiện học tập ở các trường trung học phổ thông, có thể tiếp tục theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để đạt được trình độ trung học phổ thông.

   1. Mục tiêu của Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông nhằm giúp học viên củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, giúp học viên làm tốt hơn những công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học.

2. Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông bao gồm:

- Bảy môn bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý áp dụng đối với tất cả các đối tượng và tất cả các vùng, miền trong toàn quốc.

- Ba môn học khuyến khích là: Giáo dục Công dân, Tin học và Ngoại ngữ. Trong số 3 môn học khuyến khích Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và hướng dẫn giao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và nhu cầu của học viên, quy định số môn học tại địa phương mình.

- Phần kiến thức nâng cao dành cho học viên tự chọn thuộc 8 môn, trong đó có môn tiếng Anh. Học viên nào có nhu cầu nâng cao trình độ, có thể tự chọn phần kiến thức nâng cao của một số môn học trong số 8 môn để có thể học và đủ điều kiện dự thi vào các trường cao đẳng, đại học.

3. Do đặc điểm của học viên bổ túc trung học phổ thông với trình độ nhận thức, năng lực và điều kiện còn hạn chế nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chỉ học 7 môn bắt buộc để học viên có thể có kết quả học tương đương với học ở trường trung học phổ thông. Thực tế hiện nay, do nhu cầu và nguyện vọng của người học, điều kiện về đội ngũ giáo viên, nhiều địa phương đã quy định học viên học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên đều phải học 9 môn bắt buộc, trong đó có môn tiếng Anh.

4. Khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét đề xuất môn ngoại ngữ có thể là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục thường xuyên.

29. Cử tri tỉnh An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ hội đủ các điều kiện khi cho thực hiện mô hình trường học mới (VNEN), bởi hiện nay cơ sở vật chất ở nhiều trường chưa đạt theo yêu cầu trường học mới (Phòng học, đồ dùng dạy học, thiết bị công nghệ, thông tin, nhất là số lượng học sinh quá đông 40 học sinh/lớp).

   Trả lời:  (Tại Công văn số 384/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, dạy học dự án, phương pháp "bàn tay nặn bột"..., trong đó có mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm từ 2012.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

30. Cử tri tỉnh An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng và thành phố Hải Phòng kiến nghị: Nghiên cứu, xem xét lại triển khai mô hình trường học mới VNEN ở bậc tiểu học và THCS vì mô hình này đạt hiệu quả chưa cao; việc nhận xét, đánh giá học sinh ở bậc tiểu học dễ làm cho học sinh ỷ lại, không có ý chí phấn đấu.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 357/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về việc triển khai mô hình trường học mới VNEN ở tiểu học và trung học cơ sở

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của Mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai Mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

2. Việc nhận xét, đánh giá học sinh tiểu học

Đánh giá học sinh tiểu học phải tập trung vào mục đích hình thành động lực cho việc học của học sinh, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn. Việc dạy học và đánh giá phải vì lợi ích của học sinh, tạo động lực học tập cho học sinh. Qua việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để động viên, khích lệ và kịp thời phát hiện những khó khăn của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh học tập tiến bộ. Với mục đích này, đánh giá bằng nhận xét coi trọng chất lượng học tập thực sự của học sinh chứ không phải điểm số học sinh đạt được. Việc đánh giá nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh trong cả quá trình học tập để các em tiến bộ, có kết quả học tập tốt hơn. Giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập để có những nhận xét cụ thể, chi tiết về học sinh, từ đó có ngay biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để các em kịp thời tiến bộ. 

Do không bị áp lực về điểm số, cùng với việc được giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời trong học tập, học sinh có hứng thú học tập và thích học hơn, kết quả học tập của học sinh cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, thông qua nhận xét của giáo viên bằng lời, bằng chữ trên vở, phiếu học tập… cha mẹ học sinh và học sinh có thể cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho học sinh. Mỗi học sinh sẽ biết được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục. Cha mẹ học sinh trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh, giúp các em tiến bộ. Do vậy việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (không cho điểm số) không làm sụt giảm động cơ học tập chính đáng của học sinh tiểu học.

Trong 2 năm học (năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016) triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30, bên cạnh các ưu điểm được thừa nhận như: việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30 phù hợp với xu thế đổi mới đánh giá giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đó là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh học được, tự tin, thích học, học tốt, không so sánh học sinh này với học sinh khác, nhấn mạnh đánh giá quá trình.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập như: quy định nhận xét bằng lời và viết nhận xét trong Thông tư chưa rõ, còn cứng nhắc; các tiêu chí đánh giá trong các nội dung và cách thức đánh giá có phần còn "mơ hồ", chưa rõ ràng; cha mẹ học sinh chưa nắm bắt kịp thời mức độ học tập, rèn luyện của con em do chưa có lượng hóa đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh; quy định việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên còn nhiều lúng túng trong cách xét khen thưởng và ghi giấy khen.

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 (Thông tư 22), trong đó kế thừa, phát huy những ưu điểm và khắc phục những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, tập trung vào một số vấn đề chính như sau:

2.1. Về đánh giá định kỳ

- Lượng hóa đánh giá thường xuyên thành các mức: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành", "Chưa hoàn thành" đối với từng môn học và hoạt động giáo dục; "Tốt", "Đạt", "Cần cố gắng" đối với từng năng lực, phẩm chất tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kỳ. Điều này cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, từ đó có những giải pháp giúp học sinh khắc phục hạn chế, phát huy tính tích cực và ngày một tiến bộ hơn;

- Đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kỳ được chấm điểm theo thang 10 điểm. Đề bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo 4 mức để đo chính xác và tường minh mức độ nhận thức của học sinh;

- Thêm bài kiểm tra định kỳ môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 vào giữa học kỳ I và học kỳ II để học sinh quen dần với việc được chấm điểm và bắt nhịp với cách chấm điểm thường xuyên ở cấp trung học cơ sở.

2.2. Về hồ sơ đánh giá: Bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục thay bằng Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Thay vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền tự chủ cho giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

2.3. Về khen thưởng học sinh: Khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.

2.4. Làm rõ quyền, trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh và tăng trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trong tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh.

Thông tư 22 tiếp nối quan điểm và tư tưởng nhân văn vì sự tiến bộ của học sinh như Thông tư 30, đồng thời, khắc phục triệt để những mặt bất cập và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, trong đó có điều chỉnh hài hòa giữa đánh giá thường xuyên, lượng hóa đánh giá thường xuyên, cho điểm đối với bài kiểm tra định kì; đưa ra các tiêu chí cụ thể và tường minh hơn, thuận lợi cho việc đánh giá và xét khen thưởng học sinh. Thông tư 22 là sự bổ sung phù hợp cho Thông tư 30 để việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học dần đi vào cuộc sống.

31. Cử tri tỉnh kiến Quảng Bình, Quảng Nam, Cao Bằng, Tiền Giang và thành phố Hải Phòng nghị:

1. Đề nghị xem xét lại mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vừa được thí điểm đưa vào giảng dạy trong thời gian gần đây cho phù hợp với thực tế, vì cách học này gây quá tải cho học sinh và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp gây khó khăn học sinh trong việc học tập và tiếp thu bài, phụ huynh không thể ôn bài, dạy học cho con dẫn đến tình trạng buộc phải con em học thêm.

2. Cử tri phán ánh, mô hình VNEN đang trong thời gian kiểm nghiệm; do vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ kết, đánh giá để rút kinh nghiệm, chưa nên khuyến khích nhân rộng đại trà mô hình mà chỉ nên áp dụng ở những nơi có đầy đủ điều kiện và được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 351/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, dạy học dự án, phương pháp "bàn tay nặn bột"..., trong đó có mô hình trường học mới VNEN được triển khai thử nghiệm từ 2012 và đã tổng kết dự án vào tháng 5 năm 2016.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

32. Cử tri tỉnh Lào Cai, Bình Phước kiến nghị: Công tác tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng tràn lan, chất lượng đào tạo khó kiểm định, đánh giá, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm; chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục chưa được tổng kết đánh giá; việc đưa ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Trung vào trong chương trình giảng dạy; mô hình trường học mới (VNEN)… gây nhiều lo lắng cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình cụ thể để nhân dân yên tâm.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 378/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng và tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

1.1. Đối với tuyển sinh

- Quy định đa dạng hình thức tuyển sinh; giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm sinh viên tốt nghiệp.

- Tiến hành rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng các ngành đào tạo (cơ sở vật chất, giảng viên), kiên quyết dừng tuyển sinh và xử lý nghiêm minh đối với các trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng; giảm chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào tỷ lệ có việc làm của sinh viên.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy hoạch ngành đào tạo làm cơ sở cho việc cân đối ngành nghề.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh công tác tuyển sinh.

1.2. Về chất lượng đào tạo và vấn đề sinh viên tốt nghiệp không có việc làm

a) Thực trạng

   Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chi phí thấp, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đã nỗ lực đào tạo nhân lực đủ trình độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; lực lượng cán bộ đào tạo trong nước đã đảm nhận được hầu hết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của đất nước khoảng 90 triệu dân có 239 trường đại học, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[36].

Hàng năm có khoảng 300.000 sinh viên đại học chính quy ra trường. Theo số liệu thống kê của các trường cho thấy phần lớn sau 01 năm ra trường các sinh viên tốt nghiệp đều tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo.

Tuy nhiên, cũng còn có một số sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo, trong đó có sinh viên các ngành về quản trị kinh doanh, kế toán, thậm chí cả sinh viên ngành sư phạm.

b) Nguyên nhân chủ yếu

- Do một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ nên chất lượng đào tạo còn có nơi chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường lao động.

- Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quy mô một số ngành (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh...) đã vượt quá nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại.

- Trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, kinh tế nước ta có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh…

c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, gắn với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể:

+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng và đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân, hạ định mức quy hoạch (450 sinh viên/vạn dân) so với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

+ Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng; dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngừng đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên…

+ Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng), chỉ tiêu được xác định theo từng khối ngành; giảm chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông.

+ Thành lập bốn trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bước đầu triển khai kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo. Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Ðào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng[37].

+ Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 để phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo; tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…).

- Các giải pháp trong thời gian tới

+ Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

+ Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

+ Xây dựng Đề án Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

+ Thực hiện Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

+ Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

2. Việc tổng kết đánh giá chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 (Nghị quyết 44) về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 thánh 7 năm 2014 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 44, trong đó có các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới với kế hoạch và lộ trình cụ thể thực hiện các nhiệm vụ.

Từ 2014 đến nay, hàng năm, trong các báo cáo tổng kết cuối năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều sơ kết và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra. Năm 2016, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW gửi tới Quốc hội và các đại biểu Quốc hội[38]. Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành đánh giá tổng thể 03 năm thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Nghị quyết 29 và Nghị quyết 44.

3. Việc đưa ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Trung vào trong chương trình giảng dạy ở phổ thông

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đã và đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân từ nhiều năm nay (hệ 7 năm) theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể như sau:

Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An), tại 01 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông. Học sinh chọn học tiếng Nga là ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1200 học sinh.

Tiếng Trung Quốc được dạy tại 9 tỉnh (Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh), tại 28 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể việc dạy học từng ngoại ngữ với yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện dạy và học, theo nhu cầu của địa phương và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.

4. Việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN)

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, dạy học dự án, phương pháp "bàn tay nặn bột"..., trong đó có mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm từ 2012.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

33. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Bến Tre, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Hưng Yên, Lai Châu, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thái Bình, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Về việc bức xúc hiện nay là cả nước có hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không xin được việc làm là nỗi lo của gia đình, xã hội trong nhiều năm qua. Trong khi sinh viên ra trường không có việc làm, làm không đúng ngành học nhưng hàng năm chỉ tiêu đào tạo ở các trường đại học không hạn chế, vẫn đào tạo những ngành học mà phần lớn hiện nay sinh viên đang thất nghiệp. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, kịp thời có chủ trương và định hướng lâu dài trong việc đào tạo các ngành học trong hệ thống giáo dục đại học theo nhu cầu của nước ta.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 340/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Thực trạng

Hiện nay, Việt Nam có 239 trường đại học, gồm 179 trường công lập do nhà nước đầu tư thành lập và 60 trường ngoài công lập, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[39].

Hàng năm có khoảng 300.000 sinh viên đại học chính quy ra trường. Theo số liệu thống kê của nhiều cơ sở giáo dục đại học cho thấy phần lớn sau 01 năm ra trường các sinh viên tốt nghiệp đều tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo. Tuy nhiên, cũng còn có không ít sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên ngành đào tạo.

2. Nguyên nhân và trách nhiệm

a) Nguyên nhân thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục

- Một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ và thực hiện phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng miền.

- Số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng. Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.

b) Nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác

- Việc quy hoạch phát triển nhân lực còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế, dẫn đến công tác thông tin và dự báo (tăng, giảm) nhu cầu sử dụng lao động (theo ngành nghề và trình độ đào tạo) gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời.

- Mặt khác trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, kinh tế nước ta có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh…

3. Giải pháp khắc phục trong thời gian tới

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án tự chủ giáo dục đại học, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

34. Cử tri tỉnh Bình Phước, Ninh Thuận, thành phố Hà Nội và Cần Thơ kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng nghiên cứu xây dựng chương trình dạy nghề đối với học sinh phổ thông hiệu quả hơn, đảm bảo đáp ứng mục tiêu bổ sung kỹ năng thực tế, chú trọng đến nghề truyền thống thay vì chỉ để lấy điểm cộng trong kỳ thi cuối cấp như hiện nay.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 383/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

1. Mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông là giúp cho học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông tạo cơ hội cho học sinh được học tập, tìm hiểu để có những hiểu biết, kỹ năng ban đầu về một số nghề phổ biến nhất trong xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp học sinh tìm hiểu về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội; khám phá năng lực của bản thân, đối chiếu với những yêu cầu của một số nghề cụ thể để giúp cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy giáo dục nghề phổ thông là một trong những nội dung chính trong quá trình giáo dục hướng nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

   Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các địa phương sử dụng kết quả thi nghề phổ thông của học sinh trung học cơ sở để cộng điểm khuyến khích trong kỳ tuyển sinh vào trung học phổ thông; kết quả thi nghề phổ thông của học sinh trung học phổ thông được cộng điểm khuyến khích để xét tốt nghiệp trung học phổ thông là một trong những biện pháp nhằm khuyến khích học sinh học nghề phổ thông, góp phần thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc cộng điểm không phải mục đích của việc giáo dục nghề phổ thông.

Hiện nay, đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong 09 nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017. Trong đó, sẽ tập trung  triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động hướng nghiệp và giáo dục nghề trong trường phổ thông; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình dạy nghề phổ thông; chọn lựa, bổ sung các chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông; thí điểm triển khai mô hình giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương nhằm tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó giáo dục phổ thông được phân thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp xác định thời điểm và mức độ phân hóa, hướng nghiệp phù hợp, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng, chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông; phân luồng ngay từ trung học cơ sở và tiếp tục được đẩy mạnh ở trung học phổ thông.

35. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc các trường đào tạo ngoài công lập để nâng cao chất lượng của các ngành nghề đào tạo.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 423/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới công tác thanh tra, tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các trường đại học công lập và ngoài công lập. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào các vấn đề chính như: Thanh tra việc tự xác định chỉ tiêu; thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ… Trong năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; tuyển sinh đào tạo thạc sĩ; đào tạo liên thông, liên kết; quản lý cấp phát văn bằng tại một số trường đại học địa phương quản lý và trường đại học ngoài công lập như: Trường Đại học Võ Trường Toản, Trường Đại học Bình Dương, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai, Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Tân Tạo. Kết quả thanh tra đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, góp phần tác động tích cực đến công tác quản lý hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo. Sau thanh tra các giải pháp chấn chỉnh công tác quản lý, kiến nghị xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục những bất cập, sai sót nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2017[40], trong đó chú trọng nội dung thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; việc tự xác định chỉ tiêu, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh; tổ chức quản lý đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các trường đại học trong đó có các trường ngoài công lập.

Trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra các năm tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các trường đại học ngoài công lập, kiên quyết xử lý các sai phạm nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

36. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Rà soát quy hoạch lại hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong đào tạo ngành nghề, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm gây thiệt hại kinh tế của nhân dân và lãng phí cho xã hội.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 331/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Hiện nay, Việt Nam có 239 trường đại học, gồm 179 trường công lập do nhà nước đầu tư thành lập và 60 trường ngoài công lập, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[41].

Việc thành lập mới cơ sở giáo dục đại học trong thời gian qua thực hiện theo quy định tại Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg và Điều lệ trường đại học, có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính... và UBND địa phương.

Hệ thống giáo dục đại học đã đào tạo nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện chi phí và đầu tư thấp. Đến nay, có khoảng 250 chương trình chất lượng cao[42], 05 trường có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu Châu Á (QS)[43], 70 ngành đã đạt kiểm định bởi các tổ chức quốc tế[44]....

Tuy nhiên, hệ thống các trường đại học hiện đang có những bất cập như:

- Thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn, phát triển manh mún; đầu tư dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm; số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng, chưa đảm bảo đồng bộ các điều kiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Hệ thống giáo dục đại học chưa được phân tầng, xếp hạng; trong một thời gian dài không được kiểm định; thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình chưa đầy đủ do cơ chế cơ quan “chủ quản” và trường đại học “trực thuộc” tạo ra sự “cục bộ” và làm giảm quyền tự chủ của các trường đại học.

2. Nguyên nhân của những bất cập

- Do thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực nhằm “đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với giải pháp: “Mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng. Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường đại học và 88 trường cao đẳng)” và thực hiện phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng miền.

- Do chậm triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

3. Giải pháp

3.1. Đã và đang thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, gắn với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng và đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân, hạ định mức quy hoạch (450 sinh viên/vạn dân) so với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

- Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng; dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngừng đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên…

- Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng), chỉ tiêu được xác định theo từng khối ngành; giảm chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông.

- Thành lập bốn trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bước đầu triển khai kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo. Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Ðào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng[45].

- Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 để phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo; tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…).

3.2. Các giải pháp trong thời gian tới

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Thực hiện Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

36. Cử tri tỉnh Đồng Tháp, Hà Nam, Gia Lai, Bình Dương, Ninh Thuận và thành phố Hà Nội kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học, vì hiện nay nhận xét kết quả học tập của học sinh chung chung, phụ huynh không biết được khả năng học tập của con mình nên rất lo lắng, gây bức xúc trong xã hội, tạo áp lực cho đội ngũ giáo viên và nhà trường. Ngoài ra chú trọng rà soát sửa đổi, bổ sung các hình thức khen thưởng, đồng thời nghiên cứu quy định mẫu giấy khen để phân biệt mức khen thưởng đối với học sinh tiểu học.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 381/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Trong 2 năm học (2014-2015 và 2015-2016) triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (Thông tư 30), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức, thực hiện nhiều phương pháp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học quy định theo Thông tư 30. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo tổ chức các hội thảo, báo cáo sơ kết từng học kỳ, từng năm học và đề nghị nhiều nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá ngoài nhằm chỉ ra những ưu điểm, bất cập trong quá trình triển khai Thông tư này tại địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên theo dõi qua các phương tiện thông tin và truyền thông để tuyên truyền nhận thức, cũng như tiếp thu các ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân. 

Qua 2 năm thực hiện, bên cạnh các mặt ưu điểm được thừa nhận như: việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30 phù hợp với xu thế đổi mới đánh giá giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đó là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh học được, tự tin, thích học, học tốt, không so sánh học sinh này với học sinh khác, nhấn mạnh đánh giá quá trình; còn tồn tại nhiều điểm bất cập như: quy định nhận xét bằng lời và viết nhận xét trong Thông tư chưa rõ, còn cứng nhắc; các tiêu chí đánh giá trong các nội dung và cách thức đánh giá có phần còn "mơ hồ", chưa rõ ràng; cha mẹ học sinh chưa  nắm bắt kịp thời mức độ học tập, rèn luyện của con em do chưa có lượng hóa đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh; quy định việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên còn nhiều lúng túng trong cách xét khen thưởng và ghi giấy khen.

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (Thông tư 22), trong đó kế thừa, phát huy những ưu điểm và khắc phục những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư 30, tập trung vào một số vấn đề chính như sau:

a) Về đánh giá định kỳ

- Lượng hóa đánh giá thường xuyên thành các mức: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành", "Chưa hoàn thành" đối với từng môn học và hoạt động giáo dục; "Tốt", "Đạt", "Cần cố gắng" đối với từng năng lực, phẩm chất tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kỳ. Điều này cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, từ đó có những giải pháp giúp học sinh khắc phục hạn chế, phát huy tính tích cực và ngày một tiến bộ hơn.

- Đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kỳ được chấm điểm theo thang 10 điểm. Đề bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo 4 mức để đo chính xác và tường minh mức độ nhận thức của học sinh.

- Thêm bài kiểm tra định kỳ môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 vào giữa học kỳ I và học kỳ II để học sinh quen dần với việc được chấm điểm và bắt nhịp với cách chấm điểm thường xuyên ở cấp trung học cơ sở.

b) Về hồ sơ đánh giá: Bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục thay bằng Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Thay vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền tự chủ cho giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

c) Về khen thưởng học sinh: Khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.

d) Làm rõ quyền, trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh và tăng trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trong tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh.

Thông tư 22 tiếp nối quan điểm và tư tưởng nhân văn vì sự tiến bộ của học sinh như Thông tư 30, đồng thời, khắc phục triệt để những bất cập và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, trong đó có điều chỉnh hài hòa giữa đánh giá thường xuyên, lượng hóa đánh giá thường xuyên, cho điểm đối với bài kiểm tra định kỳ và không đánh giá học lực của các em theo các mức A, B, C; đưa ra các tiêu chí cụ thể và tường minh hơn, thuận lợi cho việc đánh giá và xét khen thưởng học sinh. Thông tư 22 là sự bổ sung phù hợp cho Thông tư 30 để việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học dần đi vào cuộc sống.

38. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đối với chương trình và thời gian học cho học sinh tiểu học như hiện nay là quá tải. Bên cạnh đó, việc không chấm điểm cho học sinh như trước, mà chuyển sang đánh giá A,B,C như hiện nay sẽ dẫn đến việc học sinh không biết học lực thật sự của bản thân đến đâu để phấn đấu, quy định này chưa phù hợp. Cử tri đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần đề ra chương trình, thời gian học cho hợp lý đối với học sinh tiểu học. Đồng thời chấm điểm học tập của học sinh, không nên đánh giá học lực của các em theo các mức A, B, C.

   Trả lời:  (Tại Công văn số 387/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

1. Về chương trình giáo dục tiểu học

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, phát hiện những bất cập trong chương trình, sách giáo khoa để có hướng chỉ đạo điều chỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 3 lần giảm tải chương trình, sách giáo khoa (vào các năm 2006, 2009, 2011) theo các nhóm nội dung sau:

   - Những nội dung kiến thức trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong chương trình, sách giáo khoa.

   - Những nội dung kiến thức khó, không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học (nhất là học sinh dân tộc thiểu số); những nội dung không mang tính phổ quát cho tất cả các vùng miền.

- Những nội dung kiến thức chưa đảm bảo tính lô gíc trong từng bài học và giữa các bài học.

Đến nay, có khoảng 360 điểm được điều chỉnh ở các môn Tiếng Việt (khoảng 80 điểm), Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Phần lớn giáo viên đã biết cách điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học/Hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.

Vì vậy, việc tổ chức dạy học ở tiểu học đã giảm bớt áp lực, giúp cho việc học tập của học sinh nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cho đến nay dư luận xã hội và cha mẹ học sinh vẫn còn có ý kiến cho rằng chương trình, sách giáo khoa tiểu học còn “nặng”, gây áp lực học tập cho học sinh;

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng các giải pháp:

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, bỏ bớt những nội dung kiến thức quá khó, trùng lặp; loại bỏ những thông tin lạc hậu và chưa cần thiết đối với học sinh (nếu có);

- Điều chỉnh nội dung kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng;

- Đổi mới công tác quản lý, tăng quyền tự chủ cho giáo viên trong việc sắp xếp lại nội dung, cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền;

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phù hợp với tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của học sinh để giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả;

- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên để giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung và tổ chức dạy học phù hợp, vừa sức học sinh;

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh vì sự tiến bộ của học sinh, chú trọng kiểm tra, đánh giá theo hướng mở, tăng cường yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm các yêu cầu ghi nhớ máy móc, thuộc lòng các nội dung học tập.

2. Về việc đánh giá học sinh tiểu học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (Thông tư 22), trong đó kế thừa, phát huy những ưu điểm và khắc phục những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư 30, tập trung vào một số vấn đề chính như sau:

a) Về đánh giá định kỳ

- Lượng hóa đánh giá thường xuyên thành các mức: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành", "Chưa hoàn thành" đối với từng môn học và hoạt động giáo dục; "Tốt", "Đạt", "Cần cố gắng" đối với từng năng lực, phẩm chất tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kỳ. Điều này cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, từ đó có những giải pháp giúp học sinh khắc phục hạn chế, phát huy tính tích cực và ngày một tiến bộ hơn.

- Đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kỳ được chấm điểm theo thang 10 điểm. Đề bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo 4 mức để đo chính xác và tường minh mức độ nhận thức của học sinh.

- Thêm bài kiểm tra định kỳ môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 vào giữa học kỳ I và học kỳ II để học sinh quen dần với việc được chấm điểm và bắt nhịp với cách chấm điểm thường xuyên ở cấp trung học cơ sở.

b) Về hồ sơ đánh giá: Bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục thay bằng Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Thay vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền tự chủ cho giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

c) Về khen thưởng học sinh: Khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.

d) Làm rõ quyền, trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh và tăng trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trong tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh.

Thông tư 22 tiếp nối quan điểm và tư tưởng nhân văn vì sự tiến bộ của học sinh như Thông tư 30, đồng thời, khắc phục triệt để những bất cập và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, trong đó có điều chỉnh hài hòa giữa đánh giá thường xuyên, lượng hóa đánh giá thường xuyên, cho điểm đối với bài kiểm tra định kỳ và không đánh giá học lực của các em theo các mức A, B, C; đưa ra các tiêu chí cụ thể và tường minh hơn, thuận lợi cho việc đánh giá và xét khen thưởng học sinh. Thông tư 22 là sự bổ sung phù hợp cho Thông tư 30 để việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học dần đi vào cuộc sống.

39. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương cần có văn bản hướng dẫn khung phân phối chương trình, nội dung của mô hình trường học mới cho đến hết cấp trung học cơ sở, để các trường có cơ sở thông tin cho giáo viên, phụ huynh và học sinh nắm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 388/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Mô hình trường học mới (VNEN) dựa vào nội dung chương trình hiện hành chỉ triển khai đổi mới cách tổ chức giáo dục: đổi mới phương pháp dạy; đổi mới phương pháp học; đổi mới đánh giá; đổi mới tổ chức lớp học; đổi mới sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng vào giáo dục; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; đổi mới công tác quản lý nhà trường. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không cần ban hành văn bản hướng dẫn khung phân phối chương trình của mô hình trường học mới.

Kết quả sau 3 năm triển khai mô hình trường học mới cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, mạnh dạn, tự tin, tự học, tự quản, hợp tác, chia sẻ giúp nhau cùng nhau tiến bộ; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường.

Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ một số hạn chế khiến phụ huynh và dư luận xã hội băn khoăn, trong đó có việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của một số địa phương (như không gian lớp học chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy học theo mô hình này; sĩ số lớp đông ở khu vực trung tâm nên không phù hợp, diện tích phòng học không đủ chỗ cho học sinh tổ chức trò chơi khởi động…) nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Những bất cập nói trên trong áp dụng mô hình trường học mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2016 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục chủ động nghiên cứu, áp dụng các phương thức giáo dục tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn để đảm bảo thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục; đồng thời chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng. Cụ thể như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục chưa áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học; áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến khác phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

40. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Về giáo dục và đào tạo, còn một số vấn đề cử tri, nhân dân chưa an tâm như: Việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở làm cho các em lười học hơn, nên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ lệ đậu tốt nghiệp thấp. Học sinh mới vào học lớp 1 đã tiếp cận những bài học khó hiểu, làm cho các em bối rối trong khi học. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Trả lời:  (Tại Công văn số 342/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về việc không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở

Thi, kiểm tra, đánh giá có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục, vừa xác nhận sự tiến bộ và thành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong chương trình giáo dục. Vì vậy, đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đạt chuẩn chương trình (của cấp học, môn học).

Ở cấp trung học cơ sở, mỗi năm học học sinh đều đã được đánh giá mức độ đạt chuẩn chương trình của các môn học, lớp học theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau mỗi năm học, học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp (đạt chuẩn chương trình của lớp học):

- Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

- Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Như vậy, nếu trong cả 4 năm học cấp trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) học sinh đều hoàn thành và đủ điều kiện lên lớp thì học sinh đó xem như đã đạt chuẩn chương trình cấp trung học cơ sở, đủ điều kiện để học tiếp chương trình trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông.

Hơn nữa, do tính chất phổ cập giáo dục của cấp trung học cơ sở nên Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở”.

2. Về chương trình lớp 1 ở tiểu học

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, phát hiện những bất cập trong chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) để có hướng chỉ đạo điều chỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 3 lần giảm tải CT, SGK (vào các năm 2006, 2009 và năm 2011).

Đến nay, đã có nhiều nội dung được điều chỉnh ở các môn Tiếng Việt,  Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Phần lớn giáo viên đã biết cách điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học/Hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh;

Vì vậy, việc tổ chức dạy học ở tiểu học đã giảm bớt áp lực, giúp cho việc học tập của học sinh nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cho đến nay dư luận xã hội và cha mẹ học sinh vẫn còn có ý kiến cho rằng CT, SGK tiểu học còn “nặng”, gây áp lực học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1 đã tiếp cận những bài học khó hiểu, làm cho các em bối rối trong khi học.

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành các giải pháp trong thời gian tới:

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, bỏ bớt những nội dung kiến thức quá khó, trùng lặp; loại bỏ những thông tin lạc hậu và chưa cần thiết đối với học sinh (nếu có);

- Điều chỉnh nội dung kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng;

- Đổi mới công tác quản lý, tăng quyền tự chủ cho giáo viên trong việc sắp xếp lại nội dung, cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền;

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phù hợp với tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của học sinh để giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả;

- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên để giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung và tổ chức dạy học phù hợp, vừa sức học sinh;

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh vì sự tiến bộ của học sinh, chú trọng kiểm tra, đánh giá theo hướng mở, tăng cường yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm các yêu cầu ghi nhớ máy móc, thuộc lòng các nội dung học tập.

41. Cử tri tỉnh An Giang, Phú Thọ, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Nam và thành phố Hải Phòng, Hà Nội kiến nghị:

Cử tri lo lắng trước việc Bộ GDĐT đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017. Theo đó kỳ thi sẽ có 5 môn gồm: Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Thí sinh sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm, trừ môn Ngữ văn. Cử tri cho rằng, việc thi trắc nghiệm môn Toán làm sao phân biệt được học sinh nào giỏi hơn, phương pháp nào giải hay nhất, nhanh gọn nhất, sáng tạo nhất của mỗi học sinh. Làm vậy khác chi giết nhân tài Toán học nước nhà? Cũng có ý kiến, các môn Khoa học tự nhiên thi trắc nghiệm đã đành, tại sao môn Khoa học xã hội lại thi trắc nghiệm…

Đề nghị Bộ GDĐT cân nhắc về vấn đề này, cần tính toán để có lộ trình thay đổi phù hợp, tránh áp lực cho học sinh và phụ huynh, không nên thử nghiệm học sinh, học sinh là người chịu thiệt.

Trả lời:  (Tại Công văn số 516/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

1. Đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Nghiêm túc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh bằng lộ trình được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Mục tiêu chung của đổi mới thi và tuyển sinh là đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

2. Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2015 và năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa và 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước. Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

42. Cử tri tỉnh Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Phú Yên, Tây Ninh kiến nghị: Kiến thức về lịch sử dân tộc của một bộ phận học sinh, sinh viên ngày nay hạn chế, một số trường hợp mất căn bản về kiến thức lịch sử. Cụ thể tại một số cuộc thi kiến thức toàn quốc dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, đa phần các thí sinh tham dự không trả lời hoặc trả lời không đúng các câu hỏi căn bản về kiến thức lịch sử. Đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu phân bổ chương trình học theo hướng dành nhiều thời gian hơn cho môn học lịch sử, đồng thời tổ chức bồi dưỡng trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử tại các trường học để việc giáo dục Lịch sử dân tộc cho thế hệ học sinh, sinh viên được tốt hơn. Đối với các vùng đồng bào dân tộc có thể biên soạn và phát hành sách Lịch sử song ngữ để cho cả học sinh và người dân dễ dàng tiếp cận và học tập lịch sử.

Trả lời:  (Tại Công văn số 546/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng chỉ đạo đồng bộ việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông và đã tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh, qua đó chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ngày được nâng cao. Điều này được thể hiện ngày càng có nhiều giờ dạy lịch sử tốt, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, các kỳ thi, hội giảng giáo viên giỏi được nâng cao về chất lượng, nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Về nội dung và thời lượng: phần lịch sử Việt Nam trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành môn Lịch sử đã chiếm 2/3 tổng số nội dung và thời lượng của chương trình môn Lịch sử từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Nội dung môn học được sắp xếp có hệ thống từ lịch sử xã hội nguyên thủy, các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, lịch sử phong kiến Việt Nam từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, vương triều Tây Sơn, vương triều Nguyễn... đến lịch sử Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay.

Tuy nhiên, xem xét một cách nghiêm túc, khách quan chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử vẫn còn có những hạn chế, có một số học sinh chưa nắm vững kiến thức lịch sử trong chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận rõ vấn đề đó và đã có những giải pháp cụ thể để để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Cụ thể như sau:

1. Về mặt nhận thức

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không nên phân biệt môn chính, môn phụ hay đối xử không công bằng với các môn học, các môn học bậc phổ thông có chức năng và vai trò khác nhau. Vì vậy, cần tuyên truyền để xã hội, phụ huynh học sinh nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của bộ môn Lịch sử trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta phải biết sử ta”. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay. Dạy học lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn có ưu thế trong việc giáo dục lòng yêu nước, trân trọng giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc, giáo dục nhân cách, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. Đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò quan trọng, gắn liền với sự phát triển và tồn vong của quốc gia - dân tộc.

2. Về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử như: Đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học; đa dạng hóa các hình thức dạy học như dạy học tại thực địa, tại di sản[46] và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy tích tích cực chủ động trong học tập của học sinh, làm cho giờ học lịch sử sinh động hấp dẫn. Trong kiểm tra đánh giá đã từng bước khắc phục việc học thuộc, tăng cường ra những “câu hỏi mở’’ tạo điều kiện cho học sinh trình bày chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử, hoặc liên hệ giữa kiến thức đang học, đã học, sẽ học và liên hệ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

3. Về bồi dưỡng trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bộ môn Lịch sử phổ thông nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật, bổ sung kiến thức cho đội ngũ giáo viên Lịch sử đang trực tiếp giảng dạy như: Tập huấn xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá môn học; tập huấn về xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tập huấn về xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn; tập huấn cho phát triển chương trình cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên liên tiếp từ năm 2011, 2012, 2013 và 2014.

4. Về biên soạn và và phát hành sách Lịch sử song ngữ cho đồng bào dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu đề nghị này trong quá trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới, đồng thời trong khi chưa biên soạn được sách Lịch sử song ngữ, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho con em đồng bào các dân tộc được tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo về môn Lịch sử.

5. Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa Lịch sử. Tháng 8/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề bàn sâu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong đó có chương trình, sách giáo khoa Lịch sử. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đổi mới chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo các định hướng cơ bản: Phát triển năng lực người học; đảm bảo tính hài hòa, cân đối giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp; cấu trúc, nội dung chương trình và sách giáo khoa đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất; nội dung giáo dục lịch sử cần mang tính chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo hướng cân đối để bảo đảm hài hòa giữa lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc trong từng cấp học; giảm nội dung chính trị, chiến tranh, bổ sung lịch sử văn minh thế giới, các nội dung về văn hóa dân tộc, về kinh tế; cập nhật những thành tựu nghiên cứu của khoa học lịch sử; gắn nội dung bài học lịch sử với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

43. Cử tri kiến nghị: Đề nghị kiểm định, đánh giá chất lượng đối với loại hình liên kết đào tạo với nước ngoài. Thực tế các trường như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Quốc gia… đã thực hiện mô hình này nhiều năm và chất lượng đào tạo đã được xã hội đón nhận. Tuy nhiên, còn nhiều loại hình liên kết đào tạo chưa được quản lý, buông lỏng về chất lượng. Do đó, sinh viên được đào tạo ở hệ liên kết về thực tế, chịu thiệt thòi nhiều so với sinh viên đào tạo hệ chính quy khi tham gia tuyển dụng lao động. Do vậy, Bộ cần kiểm định chất lượng rõ ràng, đảm bảo quyền lợi bình đẳng trong tuyển dụng lao động cho sinh viên.

Trả lời:  (Tại Công văn số 423/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định về kiểm định chất lượng giáo dục tại Điều 4 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, các cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải: (i) Tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giáo dục, định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài; (ii) Định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định.

Khoản 2 Điều 49 Luật giáo dục đại học quy định nguyên tắc kiểm định chất lượng là bắt buộc. Hiện nay, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học, trong đó có cả kiểm định cơ sở giáo dục và kiểm định chương trình đào tạo đang được đẩy mạnh và được coi là một trong 5 giải pháp để thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục. Trên thực tế, một số chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã triển khai tự đánh giá và được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế (Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh giữa Trường Đại học La Trobe, Úc với Trường Đại học Hà Nội và Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Trung tâm Pháp Việt - CFVG tại Việt Nam được kiểm định bởi tổ chức EPAS,...). Các trường có chương trình liên kết đào tạo quốc tế cũng đang đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đăng ký kiểm định để đảm bảo việc công nhận tín chỉ cũng như văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Nghị định sửa đổi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, theo đó sẽ xem xét việc bổ sung quy định yêu cầu bắt buộc kiểm định đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

44. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự băn khoăn về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn học tiếng Nga, tiếng Trung vào chương trình giảng dạy đối với bậc tiểu học. Đề nghị xem lại vấn đề này, liệu có hiệu quả hay không hay chỉ khiến cho các em học sinh rơi vào tình trạng quá tải.

Trả lời:  (Tại Công văn số 511/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Xuất phát từ nhu cầu hội nhập của đất nước, việc đưa nhiều ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là tất yếu và qua thực tế hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện. Ở Châu Âu đa số các quốc gia yêu cầu học sinh phải học ngoại ngữ 1 từ 6 tới 9 tuổi và phải học ngoại ngữ 2 từ 11 tới 15 tuổi[47]. Những ngoại ngữ nào được lựa chọn để dạy học phụ thuộc vào yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cùng với nhu cầu của học sinh và của các địa phương. Đối với Việt Nam hiện nay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật, tiếng Hàn được chọn theo nhu cầu đó, hơn nữa các quốc gia nói trên cũng là các quốc gia có mối quan hệ truyền thống, chiến lược với Việt Nam. Việc lựa chọn ngoại ngữ nào trong số các ngoại ngữ trên làm môn học bắt buộc (ngoại ngữ 1) là quyền của người học, phù hợp với điều kiện dạy học[48] và nhu cầu của địa phương[49].

Ở Việt Nam, tiếng Anh được lựa chọn là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước hiện nay. Tỷ lệ học sinh lựa chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 chiếm hơn 99% trên tổng số học sinh học ngoại ngữ.

Việc dạy học các môn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật ở các vùng miền, các trường chuyên biệt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại, tiếng Pháp[50], tiếng Nga[51], tiếng Trung Quốc[52], tiếng Nhật[53], tiếng Đức[54] đã và đang được dạy ở một số vùng miền, trường chuyên trên toàn quốc ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; riêng tiếng Pháp được dạy ở một số trường tiểu học và tiếng Nhật bắt đầu được dạy thí điểm từ lớp 3 từ năm học 2016 - 2017. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể việc dạy học từng ngoại ngữ với yêu cầu phải đảm bảo đủ các điều kiện dạy và học, theo nhu cầu của địa phương và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia.

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đã và đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân từ nhiều năm nay (hệ 7 năm) theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có kế hoạch xây dựng đề án/chương trình tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12).

45. Cử tri tỉnh Hà Nam, An Giang, Quảng Ngãi kiến nghị: Việc dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt là tại các đô thị còn diễn ra tương đối phổ biến. Đề nghị cần có giải pháp tháo gỡ các vấn đề trên; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục vi phạm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 512/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Thực tế, việc dạy thêm học thêm là nhu cầu có thực, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình học sinh, không chỉ riêng Việt Nam mà còn có ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là ở các thành phố lớn, các thị trấn, thị xã tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định vẫn chưa được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội.

Tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định vẫn còn tồn tại là do: kỳ vọng vào việc học từ phía gia đình đối với con cái còn quá lớn; việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của các cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa nghiêm, quản lý còn lỏng lẻo; công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thống nhất, có địa phương quyết liệt, có địa phương chưa chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về dạy thêm học thêm chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao; các vi phạm về dạy thêm học thêm trái quy định chưa được các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi trong việc dạy thêm học thêm.

Để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp sau:

- Rà soát, điều chỉnh và chỉ đạo tăng cường hoạt động giáo dục thể chất, kỹ năng sống cho học sinh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về dạy thêm học thêm.

- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải các môn văn hóa và tăng thêm giờ học thể dục và hoạt động giáo dục thể chất; giao quyền chủ động, hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh như đánh giá học sinh tiểu học; đổi mới từng bước cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông, đổi mới công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông...

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

- Thành lập Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiếp nhận những phản ánh của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định, kịp thời thông tin, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục xử lý theo quy định.

46. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non.

Trả lời:  (Tại Công văn số 513/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2006-2015, Đảng, nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển khá toàn diện về quy mô, mạng lưới trường lớp, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ; đã xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ đến trường tăng nhanh theo từng năm học. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên; trẻ em vùng miền núi, dân tộc thiểu số được chuẩn bị về tiếng Việt và được hỗ trợ ăn trưa nên tỷ lệ ra lớp cao, bảo đảm chuyên cần; việc thực hiện công bằng trong giáo dục từng bước được bảo đảm. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non có những chuyển biến rõ rệt, giáo viên yên tâm gắn bó với nghề.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ còn thấp so với mục tiêu đề ra và chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; chất lượng giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền. Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vẫn còn trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục mầm non chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển giáo dục mầm non, việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tiếp theo như ý kiến cử tri là rất cần thiết.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nghị định quy định chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non; Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016 - 2025; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Trên cơ sở Nghị định và Đề án của Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong giai đoạn mới. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, rà soát và tham mưu Chính phủ xem xét tạo nguồn vốn (ODA, trái phiếu Chính phủ hoặc nguồn vốn khác) để bố trí một dự án đầu tư xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn. Tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non.

47. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Bộ Giáo dục và đào tạo nghiên cứu bổ sung môn “dạy kỹ năng sống” trong chương trình cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Trả lời:  (Tại Công văn số 343/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Ngày 28 tháng 02 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trong đó:

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống. Không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn; chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.

 

 

 

47. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Bộ đình chỉ, loại bỏ các trường đại học không bảo đảm chất lượng đào tạo, vì tuyển sinh đầu vào đại học quá dễ dàng, số điểm thấp.

Trả lời:  (Tại Công văn số 518/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Việc thành lập, chia tách, giải thể các trường đại học được thực hiện theo Luật giáo dục đại học và căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng ở các giai đoạn.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các giải pháp như:

- Tiến hành rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng các ngành đào tạo (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên), kiên quyết dừng tuyển sinh và xử lý nghiêm minh đối với các trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng; giảm chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào tỷ lệ có việc làm của sinh viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh công tác tuyển sinh.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo theo hướng quản lý chất lượng tổng thể bao gồm quản lý các điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các trường đại học; tạo điều kiện cho sự sáng tạo, năng động để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, cảnh báo về các ngành nghề có xu hướng dư thừa…

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung thực hiện các nhiệm vụ: tăng cường trách nhiệm giải trình trước sinh viên, xã hội về chất lượng đào tạo; báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hàng năm; công bố chuẩn đầu ra đối với các chương trình đào tạo của các trường và xem đó là cam kết của các trường đối với người học; đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài nước về việc phát triển chương trình, hướng dẫn thực hành, thực tập; tạo việc làm và xây dựng chương trình khởi nghiệp cho sinh viên.

- Định kỳ kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và chất lượng của các chương trình đào tạo giáo dục đại học.

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo công bố đầy đủ thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời cơ sở đào tạo và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch lại hệ thống các trường đại học theo hướng giảm đầu mối; sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng, hiệu quả.

48. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Chương trình tiểu học theo công nghệ giáo dục triển khai ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, do có gần 50% học sinh dân tộc thiểu số; đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chương trình giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số và quy định khung thời gian cho giáo viên cùng với bảo đảm phương tiện, thiết bị dạy, học.

Trả lời:  (Tại Công văn số 341/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

 Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và học sinh nói chung bao gồm 35 tuần. Tuy nhiên, trong Công văn số 4303/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2016-2017, các địa phương có 1-2 tuần chuẩn bị (tùy điều kiện từng địa phương) nhằm giúp học sinh làm quen với nề nếp, thầy cô, bạn bè, rèn kỹ năng giao tiếp cơ bản (đối với những học sinh dân tộc chưa thạo tiếng Việt) và thích nghi với môi trường học tập mới ở trường tiểu học.

Để đảm bảo khung thời gian và đồ dùng dạy học cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn về việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, cụ thể:

- Tăng thời lượng: Với bài có nhiều nội dung, giáo viên có thể tăng thời lượng để dạy chậm và chi tiết hơn, đảm bảo học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Tổ chức dạy 2 buổi trên ngày (ở nhưng nơi có điều kiện) để củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh.

- Đồ dùng dạy học: Tận dụng đồ dùng dạy học của tài liệu hiện hành (nếu cần thiết và phù hợp), có thể làm thêm đồ dùng dạy học trên cơ sở tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để tăng cường hiệu quả dạy học.

49. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu và vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, rất khó vận động các cháu mầm non ra lớp, vì các cháu không tiếp cận được tiếng Việt, khó tiếp thu kiến thức nên bỏ học nhiều. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ có chương trình giáo dục mầm non riêng đối với vùng có tỷ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số.

Trả lời:  (Tại Công văn số 425/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm tới việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số để trẻ bước vào lớp 1 trường phổ thông. Bộ đã ban hành tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) vùng dân tộc thiểu số; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các tỉnh có đông trẻ đồng bào dân tộc thiểu số về phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó có đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương có những giải pháp để chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Nhiều địa phương đã chủ động, tích cực ban hành học liệu, tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ phù hợp với điều kiện vùng miền, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, xây dựng môi trường, tuyên truyền các bậc cha mẹ…

   Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là chương trình khung, với mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chương trình có 05 lĩnh vực giáo dục phát triển, trong đó lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ  cho trẻ. Căn cứ vào chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện vùng miền.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét, xin ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học giáo dục mầm non về việc ban hành một chương trình giáo dục mầm non riêng đối với vùng có tỷ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số, hoặc có chương trình hỗ trợ để các trường mầm non ở những vùng này thuận lợi hơn trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện của vùng miền, địa phương.

50. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: kết quả học tập của con em người dân tộc thiểu số nói chung, người M’Nông nói riêng ở bậc mầm non, bậc tiểu học thường kém. Lý do không phải là việc các em nắm bắt chậm mà vì ở thời điểm này các em chưa sử dụng thành thục tiếng phổ thông nên gây nhiều khó khăn trong việc học tập. Vì vậy, cử tri kiến nghị nên đưa vào hai bậc học này chương trình song ngữ M’Nông – Việt để các em tiếp thu nhanh, có hệ thống hơn, từ đó theo kịp học sinh cùng tuổi.

Trả lời:  (Tại Công văn số 431/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

1. Về tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số ở các địa phương

- Điều 3 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số:

“1. Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số.

2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

3. Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm.

5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

- Điều 4 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP quy định quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học:

“1. Trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số và điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo kết luận bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.”

Như vậy, các tỉnh hoàn toàn có thể chủ động tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số của địa phương căn cứ vào các điều kiện và quy trình nêu trên.

2. Về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

a) Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh dân tộc thiểu số sử dụng tốt tiếng Việt, khắc phục rào cản ngôn ngữ, tự tin học tập ở nhà trường phổ thông, cụ thể là:

- Ngày 19 tháng 8 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 5236/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

- Từ năm học 2008-2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề bàn về dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc, ban hành nhiều công văn chỉ đạo về vấn đề này. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học đã có nội dung chỉ đạo cụ thể về việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

- Ngày 15 tháng 8 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025.

b) Trong các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn lựa chọn các giải pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học phù hợp, cụ thể như sau:

- Huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp; tích cực chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; Dự án cho trẻ em vùng khó khăn (PEDC) đã xây dựng và triển khai có hiệu quả tài liệu chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường;

- Thực hiện tốt việc dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo hướng điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học môn tiếng Việt từ 350 tiết thành 500 tiết;

- Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục;

- Triển khai nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, tạo cơ sở cho học sinh dân tộc học tốt tiếng Việt;

- Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất để tăng tỷ lệ học sinh dân tộc học 2 buổi/ngày. Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần, hoặc dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1, các trường có thể điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các các môn học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh;

- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo hướng tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục; phối hợp với cộng đồng, phụ huynh học sinh tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc;

- Có kế hoạch phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú, các lớp bán trú với sự kết hợp đầu tư từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội;

- Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai Đề án tăng cường tiếng Việt cho phù hợp và hiệu quả.

51. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa hai sự kiện: ngày Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc (17/02/1979) và trận chiến chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14/3/1988) vào chương trình giảng dạy của các bậc học để các thế hệ học sinh hiểu chính xác và rõ hơn về lịch sử Việt Nam.

Trả lời:  (Tại Công văn số 543/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

1. Về sự kiện biên giới phía Bắc năm 1979

Trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử trung học phổ thông đã có những bài, mục đề cập đến sự kiện Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía bắc (17/02/1979), cụ thể như sau:

- Sách giáo khoa lớp 9: "Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1985)"[55], tại "Mục 2. "Đấu tranh bảo vệ biên giới phí Bắc" đề cập đến những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với nước ta trước khi mở cuộc tiến công xâm lược của quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (tháng 02 năm 1979) trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh và cuộc chiến đấu của quân, dân ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc buộc Trung Quốc phải rút quân về nước (tháng 3 năm 1979).

- Sách giáo khoa lớp 12: "Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)"[56] đã đề cập đến sự kiện Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc (17/02/1979) và cuộc chiến đấu biên giới Tây Nam lại được tiếp tục đề cập đến trong nội dung của "Mục 2. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)".

2. Về sự kiện trận chiến chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14/3/1988), Bộ Giáo dục và Đạo tạo xin tiếp thu và khi biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới sẽ nghiên cứu, xem xét đưa sự kiện này vào trong chương trình, sách giáo khoa mới. 

52. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh chất lượng đào tạo tại chức không đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Đề nghị nghiên cứu mô hình đào tạo nào vừa tạo điều kiện cho người học có chất lượng hơn.

Trả lời:  (Tại Công văn số 507/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Luật giáo dục 1998, Luật giáo dục 2005 và Luật giáo dục đại học quy định loại hình giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên), trong đó có hình thức vừa làm vừa học và đào tạo từ xa. Những năm qua, loại hình giáo dục vừa làm vừa học đã khẳng định được vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục đại học nói riêng, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ tại chỗ, học suốt đời của cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học còn thấp so với hệ chính quy. Một số nguyên nhân là do chất lượng đầu vào thấp; chương trình đào tạo, thời lượng đào tạo bị cắt xén; giảm thấp các yêu cầu đối với đánh giá người học, chuẩn đầu ra; là một hình thức đào tạo đặc thù nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá để có được phương pháp đào tạo phù hợp, chưa đầu tư thích đáng cho hệ đào tạo này, nhất là về công nghệ đào tạo, học liệu…; liên kết đào tạo bị buông lỏng, thiếu sự giám sát quản lý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng quy chế tuyển sinh và đào tạo hình thức vừa làm vừa học, quy định về liên kết đào tạo theo hướng: nâng cao chất lượng đào tạo; thống nhất chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo; nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; nâng cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và trách nhiệm của người học; đồng thời tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện của các cơ sở đào tạo để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

53. Cử tri tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Đắk Nông kiến nghị: Bộ nghiên cứu, soạn thảo sách giáo khoa sao cho đảm bảo sử dụng nhiều năm học, tránh tình trạng mỗi năm mỗi sách giáo khoa gây lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân. Làm giàu cho lợi ích nhóm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 471/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông; việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện (không phải như hiện nay chỉ có Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, trong đó có các tiêu chí về sự tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông; nội dung kiến thức, phương pháp và kiểm tra - đánh giá; định hướng học liệu và thiết bị dạy học; hình thức và trình bày sách giáo khoa... Bộ tiêu chí là căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá chất lượng các sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân tham khảo khi biên soạn sách giáo khoa nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Các bộ tiêu chí và việc thẩm định này giúp tránh những sai sót, bất cập dẫn tới phải chỉnh sửa, thay đổi gây tốn kém, lãng phí.

54. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo có một bộ sách giáo khoa chuẩn, áp dụng cho cả nước, vừa cập nhật kịp thời kiến thức mới, vừa có tính ổn định lâu dài; các bộ sách giáo khoa do các tổ chức khác biên soạn có thể dùng để tham khảo.

Trả lời:  (Tại Công văn số 504/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông; việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa mới, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ hội có những sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tổ chức, cá nhân biên soạn đều phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định theo đúng quy trình. Hội đồng này sẽ hoạt động theo một quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để ra quyết định phê duyệt cho phép lưu hành những bộ sách đạt tiêu chuẩn.

55. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Được biết hiện nay sách giáo khoa phải mua bản quyền tốn rất nhiều kinh phí. Đề nghị sách giáo khoa nên để cho giáo viên có kinh nghiệm biên soạn chương trình giảng dạy cho phù hợp thực tiễn, Bộ xem xét phê duyệt xuất bản.

Trả lời:  (Tại Công văn số 474/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ hội có những sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Như vậy, các giáo viên có kinh nghiệm hoàn toàn có thể tham gia vào các nhóm biên soạn sách giáo khoa.

Theo quy định, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tổ chức, cá nhân biên soạn đều phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định theo đúng quy trình. Hội đồng này sẽ hoạt động theo một quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để ra quyết định cho phép lưu hành những bộ sách đạt tiêu chuẩn.

56. Cử tri tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Phú Yên và thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị nâng cao chất lượng sách giáo khoa, hạn chế việc thay đổi sách giáo khoa liên tục, chương trình giáo dục bậc phổ thông ở một số môn học hiện nay quá chú trọng nhiều nội dung không cần thiết, dẫn đến quá tải về chương trình, gây áp lực lớn đối với học sinh, giảm hiệu quả đào tạo. Cử tri kiến nghị Bộ cần khắc phục những bất cập này.

Trả lời:  (Tại Công văn số 426/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang có những giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập về chương trình giáo dục phổ thông hiện hành bằng những nhiệm vụ cụ thể: ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình; hướng dẫn các trường thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm những nội dung trùng lặp, quá khó, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh; cắt giảm các câu hỏi, bài tập còn nặng về lý thuyết, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực; hướng dẫn tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng, nhu cầu của học sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 tháng 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường tích hợp ở tiểu học và trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn để vừa giảm tải, vừa phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Những hạn chế của chương trình hiện hành đã và đang được quan tâm khắc phục trong quá trình xây dựng chương trình mới. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, trong đó có các tiêu chí về sự tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông; nội dung kiến thức, phương pháp và kiểm tra, đánh giá; định hướng học liệu và thiết bị dạy học; hình thức và trình bày sách giáo khoa... Bộ tiêu chí là căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá chất lượng các bộ sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để các nhà xuất bản, các tổ chức cá nhân tham khảo khi biên soạn sách nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới.

57. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị ngành giáo dục xem xét lại sách lớp 4 hiện nay, vì trong một cuốn sách bài tập có cả bài tập của môn địa và bài tập môn sử; ngoài ra, đề nghị xem xét lại cho phù hợp với trình độ, kiến thức các cháu đối với sách Toán song ngữ hiện nay của lớp 4.

Trả lời:  (Tại Công văn số 333/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Công văn số 4304/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 đối với cấp tiểu học ghi rõ sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh lớp 4: Tiếng Việt 4 (tập 1), Tiếng Việt 4 (tập 2), Toán 4, Đạo đức 4, Khoa học 4, Lịch sử và Địa lí 4, Âm nhạc 4, Mĩ thuật 4, Kĩ thuật 4. Như vậy, sách/vở bài tập môn Lịch sử và Địa lí và sách song ngữ Toán lớp 4 chỉ là tài liệu tham khảo, không bắt buộc.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì kiến thức lịch sử và địa lí ở tiểu học được tích hợp vào một môn học với tên gọi môn Lịch sử và Địa lí.

58. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri có ý kiến bộ sách giáo khoa, nhất là sách bậc tiểu học bị sai chính tả, sai nội dung rất nhiều. Những lỗi này xuất hiện trong sách của học sinh cấp một nếu không được kiểm soát, đính chính sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới kiến thức chuẩn mực mà học sinh được tiếp nhận. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc in ấn, biên tập, kiểm duyệt, xuất bản sách giáo khoa.

Trả lời:  (Tại Công văn số 338/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Bộ sách giáo khoa hiện hành trong đó có sách giáo khoa cho cấp tiểu học được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông. Tác giả sách giáo khoa là các nhà giáo giỏi, các nhà khoa học có uy tín. Sách giáo khoa được tổ chức biên soạn theo một quy trình chặt chẽ, qua dạy thử, hoàn thiện nhiều vòng; được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sử dụng trong toàn quốc từ năm 2002 đến nay. Qua thực tiễn sử dụng, cho đến nay bộ sách vẫn giữ ổn định về nội dung, hình thức.

Tuy nhiên, hàng năm, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam - đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao in ấn và phát hành sách giáo khoa phổ thông vẫn tiếp tục tiếp thu các ý kiến góp ý các lỗi kỹ thuật về in ấn và chính tả (nếu có) để tiếp tục chỉnh sửa trong quá trình in ấn sách giáo khoa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc in ấn, biên tập, kiểm duyệt, xuất bản sách giáo khoa, bảo đảm chuẩn mực về nội dung.

59. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Việc thay đổi lộ trình thi đại học đột ngột trong năm 2016 gây khó khăn cho học sinh và đề nghị tinh giản sách giáo khoa cho giáo dục phổ thông từ lớp 6 tới lớp 12, vì có nhiều nội dung trùng lặp.

Trả lời:  (Tại Công văn số 349/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia

Đổi mới thi, tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, là mối quan tâm của toàn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cầu thị, lắng nghe những ý kiến hay, những giải pháp khả thi để xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay.

Nghiêm túc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh bằng lộ trình được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án sẽ làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Mục tiêu chung của đổi mới thi và tuyển sinh là đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

1.1. Đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi

a) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển ĐH, CĐ.

Việc tổ chức kỳ thi này đã khắc phục về cơ bản những bất cập gây tốn kém, bức xúc của xã hội của các kỳ thi trước, thể hiện qua các ưu điểm chính sau: Từ việc thí sinh phải thi 4 đợt thi trong một năm, nay chỉ còn một đợt thi duy nhất; thí sinh thay vì phải dồn về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để thi, nay có thể thi ngay tại địa phương hay địa phương lân cận, việc tổ chức thi nhẹ nhàng hơn trước; giảm tình trạng ách tắc giao thông và quá tải cơ sở hạ tầng, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội; kết quả kỳ thi trung thực, khách quan được hầu hết các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng để xét tuyển ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì các cụm thi liên tỉnh và yêu cầu mỗi cụm thi phải có thí sinh của ít nhất 2 tỉnh nên vẫn còn một bộ phận thí sinh phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, gây khó khăn cho thí sinh và gia đình thí sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức 2 loại cụm thi (do trường ĐH chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả cho 2 mục đích và sở giáo dục và đào tạo chủ trì đối với thí sinh sử dụng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT) đã gây tâm lý băn khoăn về sự công bằng trong tổ chức thi và kết quả thi; việc huy động một số lượng lớn giảng viên các trường ĐH về địa phương để tổ chức thi dẫn đến tốn kém. Đặc biệt, việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đã xảy ra hiện tượng đổi nguyện vọng gây gây xáo trộn ở một số trường có tính cạnh tranh cao gây bức xúc trong xã hội; tuy chỉ liên quan đến khâu xét tuyển nhưng cũng ảnh hưởng tới kết quả chung của công tác đổi mới kỳ thi.

b) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016

Trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức tốt hơn, trong đó có việc tổ chức cụm thi do trường ĐH chủ trì tại tất cả các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở, giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội; đề thi có độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu vừa sử dụng để công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ; bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý thi và tuyển sinh; các sở giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thi tại địa phương với sự phối hợp của các trường ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tuy đã khắc phục cơ bản những tồn tại của năm 2015 nhưng việc tổ chức kỳ thi vẫn còn một số bất cập như: duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; công tác chấm bài thi tự luận dù được tập trung chỉ đạo nhưng vẫn chưa thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối vì còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên chấm thi... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Cùng với việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, từ năm 2015 thí sinh được đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh. Nhưng do chưa quen với hình thức xét tuyển mới này nên nhiều học sinh, phụ huynh còn lo lắng. Việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cũng dẫn đến vấn đề "thí sinh ảo" gây khó khăn cho các trường. Đây là những vấn đề mà phương án tuyển sinh năm 2017 cần tiếp tục xử lý.

1.2. Đổi mới phương thức thi - phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Xuất phát từ thực tiễn trên, phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện được tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước. Đối với các trường ĐH, CĐ, kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2. Về chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hiện hành, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện các đợt giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông như: Đánh giá của ngành giáo dục cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và của một số tổ chức khác; đánh giá theo yêu cầu của Đoàn giám sát về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (năm 2012); đánh giá để phục vụ Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (năm 2013); đánh giá kết quả thực hiện Chương trình thông qua thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của các sở giáo dục và đào tạo.

Theo các đánh giá trên, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có một bước tiến rõ rệt so với Chương trình trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Chương trình hiện hành vẫn còn những hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có việc trùng lặp nội dung giữa các cấp học, lớp học.

Nhận thức được những bất cập của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục những bật cập đó, chẳng hạn:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ Chương trình, sách giáo khoa hiện hành để hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản; ban hành Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm luôn nhấn mạnh việc "Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục" bằng những giải pháp cụ thể.

- Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

60. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Công tác đổi mới giáo dục gây bức xúc trong nhân dân như đổi mới sách giáo khoa, chương trình học. Đề nghị giảm tải lượng kiến thức các môn tự nhiên ở các cấp học phổ thông để học sinh có thời gian học các môn xã hội khác như ngoại ngữ, rèn luyện thể chất….

Trả lời:  (Tại Công văn số 424/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện các đợt giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông như: Đánh giá của ngành Giáo dục cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và một số tổ chức khác; đánh giá theo yêu cầu của Đoàn giám sát về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (năm 2012); đánh giá để phục vụ xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (năm 2013); đánh giá kết quả thực hiện Chương trình thông qua thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của các sở giáo dục và đào tạo.

Theo các đánh giá trên, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có một bước tiến rõ rệt so với Chương trình trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Chương trình hiện hành vẫn còn những hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có việc trùng lặp nội dung giữa các cấp học, lớp học.

Nhận thức được những bất cập của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục những bật cập đó, chẳng hạn:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ Chương trình, sách giáo khoa hiện hành để hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản; ban hành Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm luôn nhấn mạnh việc "Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục" bằng những giải pháp cụ thể.

- Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW  ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Tăng cường phát triển phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, ý thức tự học; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

61. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: cần biên soạn vào chương trình, sách giáo khoa hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc để lớp trẻ hiểu rõ giai đoạn lịch sử bảo vệ Tổ quốc sau khi đất nước thống nhất.

Trả lời:  (Tại Công văn số 509/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Sự kiện biên giới phía Bắc năm 1979 và sự kiện biên giới Tây Nam đã có trong chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở giáo dục phổ thông, cụ thể: 

- Sách giáo khoa lớp 9: "Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)"[57], trong đó tại "Mục 1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam" đề cập đến âm mưu và cuộc xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia đối với các tỉnh biên giới Tây - Nam nước ta và cuộc phản công của quân và dân ta đánh đuổi quân Pôn Pốt ra khỏi biên giới Tây - Nam. Đồng thời, tại "Mục 2. "Đấu tranh bảo vệ biên giới phí Bắc" đề cập đến những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với nước ta trước khi mở cuộc tiến công xâm lược của quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (tháng 02 năm 1979) trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh và cuộc chiến đấu của quân, dân ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc, buộc Trung Quốc phải rút quân về nước (tháng 3 năm 1979).

- Sách giáo khoa lớp 12: "Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)"[58] đã đề cập đến sự kiện Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc (ngày 17 tháng 02 năm 1979) và cuộc chiến đấu biên giới Tây Nam lại được tiếp tục đề cập đến trong nội dung của "Mục 2. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1979)".

62. Cử tri tỉnh Bắc Giang, An Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi kiến nghị: Hiện nay học sinh tiểu học đã được miễn học phí do đó, cử tri đề nghị Nhà nước có chính sách miễn học phí đối với học sinh bậc học mầm non và trung học cơ sở.

Trả lời:  (Tại Công văn số 470/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình Quốc hội (hiện nay đang báo cáo Chính phủ phê duyệt), trong đó đề xuất phương án:

- Thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018;

- Miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở từ năm 2020.

Đối với các cấp học chưa được miễn học phí theo lộ trình trên thì vẫn thực hiện cơ chế thu học phí và thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh nghèo, học sinh dân tộc như quy định hiện nay.

Thời gian tới, tùy vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét, bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí như kiến nghị của cử tri.

63. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Bộ, ngành Trung ương xây dựng lộ trình miễn giảm học phí cho từng cấp học; vì hiện nay học phí có xu hướng tăng gây khó khăn cho nhiều gia đình, nhất là gia đình có thu nhập thấp.

Trả lời:  (Tại Công văn số 469/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới chính sách học phí phổ thông, trong đó đã đề xuất lộ trình miễn học phí từng cấp học từ nay đến năm 2020.

Tuy nhiên, do hiện nay ngân sách nhà nước còn khó khăn, vì vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016, Chính phủ đã thống nhất trước mắt miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ phương án và lộ trình miễn giảm học phí đối với 2 đối tượng trên để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách miễn, giảm học phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

64. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ có chính sách giảm học phí cho học sinh là người dân tộc thiểu số đang học đại học, cao đẳng mà không thuộc diện hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng.

Trả lời:  (Tại Công văn số 382/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Ngoài các chính sách giảm học phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo học đại học, cao đẳng thuộc diện hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng, hiện nay, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng là con em dân tộc thiểu số thuộc diện hộ cận nghèo theo học bậc cao đẳng, đại học như sau:

- Quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 8 Điều 7, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

- Quy định về hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên (mức hỗ trợ cụ thể hiện nay là 6.900.000 đồng/sinh viên/năm học).

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

65. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021, theo đó các đối tượng là hộ nghèo và một số đối tượng chính sách được hỗ trợ chi phí học tập; còn hộ cận nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn thì không được hỗ trợ. Đề nghị bổ sung đối tượng cận nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập.

Trả lời:  (Tại Công văn số 352/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, học sinh, sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đã được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí như sau:

- Miễn học phí: Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Giảm 70% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Giảm 50% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016. Trong đó quy định, đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

- Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

- Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ phê duyệt chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri, thời gian tới, khi điều kiện kinh tế của đất nước được nâng lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ để xem xét bổ sung thêm các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập.

66. Cử tri tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh kiến nghị: Bước vào năm học mới, người dân vùng biển gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí cho con em đến trường do mất nguồn thu nhập từ nghề biển. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời trình Chính phủ ban hành chính sách về miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên của 4 tỉnh bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển đang học ở địa phương và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

Trả lời:  (Tại Công văn số 359/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021: Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục công lập và cấp bù học phí cho các đối tượng được hưởng chính sách không thu học phí học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập khi xảy ra thiên tai theo mức học phí của chương trình đại trà tại các trường công lập trên cùng địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và 04 tỉnh thực hiện việc hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên đại học trong thời gian tối đa 2 năm học (2016-2017 và 2017-2018), nội dung cụ thể như sau:

- Đối với người học trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho 01 khóa học như đối với người khuyết tật theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các văn bản hướng dẫn;

- Đối với trình độ trung cấp, cao đẳng: Hỗ trợ chi phí cho 01 khóa đào tạo; trường họp đang theo học thì hỗ trợ học phí cho thời gian còn lại của khóa đào tạo kể từ tháng 4 năm 2016. Mức hỗ trợ tối thiểu bằng mức trần học phí đối với các cơ sở công lập chưa đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức hỗ trợ tối đa không vượt quá mức trần học phí đối với các cơ sở công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

- Đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên đại học: được hỗ trợ 100% học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;

- Các đối tượng trên tham gia đào tạo nghề nghiệp và giáo dục đại học nếu có nhu cầu thì được vay vốn như đối với người học thuộc diện hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các văn bản hướng dẫn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí, thực hiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên của 04 tỉnh miền Trung để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

67. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí là học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Vì theo điểm g khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định cho đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Trả lời:  (Tại Công văn số 390/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định hiện hành về chính sách miễn, giảm học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thuộc diện miễn học phí.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, khi điều kiện ngân sách nhà nước cho phép, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí, trong đó có đối tượng là học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đại học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

68. Cử tri tỉnh Yên Bái, Gia Lai, Lào Cai, Hà Tĩnh kiến nghị: xem xét điều chỉnh chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng học sinh, sinh viên là con em đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn hiện đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, vì mức học phí áp dụng như hiện nay là quá cao, vượt khả năng chi trả của gia đình. Có chế độ cấp sách giáo khoa, bút, vở cho các cháu học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Trả lời:  (Tại Công văn số 360/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 đã quy định một số chính sách miễn, giảm học phí đối với đối tượng học sinh, sinh viên là con em đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Ngoài ra, các đối tượng là con em đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nếu gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và có khó khăn về kinh tế thì được Nhà nước thực hiện chính sách cho vay để học theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

2. Về việc cấp sách giáo khoa, bút, vở cho các cháu học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong điều kiện kinh tế của đất nước ta hiện nay chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam và các cấp quản lý giáo dục địa phương đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa, bút, vở cho học sinh, đặc biệt có nhiều biện pháp giải quyết cho học sinh nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có sách học, không để học sinh nào vì nghèo, hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách giáo khoa, bút, vở phải bỏ học. Đó là:

   - Thực hiện chính sách cấp phát miễn phí sách giáo khoa cho học sinh vùng dân tộc ít người bằng kinh phí ngân sách nhà nước (tất cả học sinh là con em dân tộc ít người được cấp phát sách).

   - Nhà Xuất bản giáo dục thực hiện cấp miễn phí sách giáo khoa cho con thương binh, liệt sĩ (mỗi học sinh 01 bộ sách giáo khoa).

   - Đẩy mạnh phong trào sử dụng lại sách giáo khoa cũ, củng cố tủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh mượn sách...

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục vận động các địa phương đẩy mạnh phong trào quyên góp, tặng sách giáo khoa cũ ủng hộ học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Như vậy, các học sinh nghèo đã được hỗ trợ về sách giáo khoa, học sinh vùng dân tộc, học sinh con thương binh, liệt sĩ đã được cấp sách giáo khoa, đảm bảo cho học sinh trên mọi miền đất nước, trong mọi hoàn cảnh đều có sách giáo khoa để học tập.

69. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: quan tâm xem xét có chế độ đãi ngộ để khuyến khích các giáo viên trẻ mới ra trường về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trả lời:  (Tại Công văn số 430/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Nhà giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa, ngoài lương và các chế độ chính sách được hưởng chung như đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác các vùng, miền khác như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên và một số chính sách khác, còn được hưởng một số ưu đãi, cụ thể:

1. Ưu đãi về tuyển dụng: Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định ưu tiên tuyển dụng viên chức là người dân tộc ít người.

2. Giáo viên tập sự hưởng 100% lương: Tại khoản 1, 2 Điều 22 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng khi làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

3. Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cao hơn giáo viên cùng trình độ, cấp học công tác ở thành thị, đồng bằng: Trong khi nhà giáo công tác vùng đồng bằng, thành phố, thị xã giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông được hưởng mức phụ cấp 30% hoặc 35% thì nhà giáo giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở miền núi, vùng cao hưởng mức phụ cấp 35% hoặc 40%; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng mức 70%; 

 4. Được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ[59]. Trong đó,

- Mức phụ cấp thu hút: 70% mức lương hiện hưởng, trong thời gian 5 năm. Sau thời gian này, nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp tục được hưởng phụ cấp lâu năm (mức phụ cấp từ 0,5 đến 1,0) hoặc tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút cho đến khi được chuyển tới vùng có điều kiện thuận lợi (70% mức lương hiện hưởng) nếu thuộc đối tượng luân chuyển công tác.

- Tại các tỉnh miền núi, nhà giáo ở các trường chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú) được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

- Nhà giáo dạy lớp ghép ở tiểu học được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép từ 50% -75%[60].

- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung[61].

Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, một số địa phương cũng có chính sách riêng như ưu tiên bố trí nhà ở cho nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhằm khuyến khích các giáo viên trẻ về công tác lâu dài tại miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng như khắc phục những hạn chế bất cập trong chính sách đối với nhà giáo đang công tác tại nơi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình để có căn cứ đề xuất thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với nhà giáo trong lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ; phối hợp với Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

70. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Chính phủ có Nghị định số 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2006/NĐ-CP để thu hút giáo viên về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, trong quyết định luân chuyển chưa nói rõ thời gian luân chuyển về công tác là bao lâu nên chính sách này chưa được thực hiện ở tỉnh. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn thực hiện.

Trả lời:  (Tại Công văn số 435/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Qua theo dõi, chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy, tình trạng chậm đáp ứng nhu cầu chuyển vùng của giáo viên hết thời gian công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, thời  gian luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý tới vùng đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Tuy nhiên, do có những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên rất khó thực hiện vì ở các vùng thuận lợi thường đã đủ định mức giáo viên theo quy định hoặc có địa phương có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn nên chưa bố trí cho giáo viên vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chuyển về. Theo quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn sở giáo dục và đào tạo thực hiện kế hoạch quy hoạch, sử dụng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 

Hiện tại, một số tỉnh, thành phố đã xây dựng đề án, trong đó xác định các tiêu chí để lần lượt luân chuyển giáo viên trong tỉnh một cách công bằng. Tuy nhiên, một số địa phương khi ban hành quyết định luân chuyển, không ghi rõ thời gian luân chuyển dẫn tới tình trạng đơn thư hỏi, khiếu kiện từ giáo viên. Với những trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị địa phương giải quyết theo thẩm quyền.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị chính quyền các địa phương có phương án luân chuyển giáo viên phù hợp với tình hình của địa phương, đồng thời có các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại chỗ để ổn định đội ngũ giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

71. Cử tri tỉnh Quảng Nam, Long An, Thái Bình và thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Đề nghị xem xét, giải quyết chế độ phụ cấp thâm niên cho những nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo để đảm bảo tính công bằng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều động, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giáo dục.

Kiến nghị có chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại cơ quan sở giáo dục và đào tạo phòng giáo dục và đào tạo có gốc là giáo viên, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục thu hút được nhân tài vì đây là lực lượng có phẩm chất đạo đức tốt, vững về chuyên môn, có năng lực và uy tín.

Trả lời:  (Tại Công văn số 433/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định: “Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.

Đối với các nhà giáo khi được điều động về làm công tác quản lý ở phòng, sở giáo dục và đào tạo, trở thành công chức (không còn tham gia giảng dạy) và chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp công vụ (25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Trong thực tế, một số nhà giáo được cấp có thẩm quyền điều động về làm công tác quản lý ở phòng hoặc sở giáo dục và đào tạo nhưng do “mất” phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nên họ không muốn về hoặc không thật sự yên tâm công tác khi đã về phòng, sở giáo dục và đào tạo (như báo chí đã phản ánh).

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2011 quy định về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục tại phòng, sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có quyết định điều động, biệt phái về công tác tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo mà không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì được bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đang được hưởng tối đa là 36 tháng, trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2010 đến hết tháng 5 năm 2015, nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động, biệt phái.

Tuy nhiên, chính sách này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31 tháng 5 năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, quy định về chính sách đối với những nhà giáo được điều động về phòng, sở giáo dục và đào tạo.

72. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: sớm ban hành Đề án cải cách tiền lương để giải quyết các vướng mắc, tồn tại của hệ thống thang bảng lương hiện nay, trong đó có vấn đề phụ cấp theo lương của ngành Giáo dục.

Trả lời:  (Tại Công văn số 468/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Ngày 04 tháng 10 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 313/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương từ năm 2017 đến năm 2020 để xin ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 4936/BNV-TL ngày 20 tháng 10 năm 2016 gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ sẽ dự thảo kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương từ năm 2017 đến năm 2020, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nghiên cứu xây dựng Đề án hoàn thiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực quản lý. Khi kế hoạch được phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, xem xét tổng thể hệ thống thang bảng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục để giải quyết các vướng mắc, tồn tại của hệ thống thang bảng lương hiện nay, trong đó có vấn đề phụ cấp theo lương.

73. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị xem xét mức lương của cô nuôi và cô dạy ở bậc học mầm non quá chênh lệch.

Trả lời:  (Tại Công văn số 472/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Điều 34, Quyết định số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non quy định: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”.

Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang không có thang bảng lương dành cho cô nuôi tại trường mầm non. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ căn cứ pháp lý để ban hành chế độ cho cô nuôi.

Khắc phục vấn đề này, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 16 tháng 3 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập có quy định đối với các trường mầm non tổ chức bán trú được phép hợp đồng người nấu ăn (mức lương được trả theo thỏa thuận).

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương có những chính sách riêng hỗ trợ đối với giáo viên để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp giáo viên yên tâm công tác.

74. Cử tri tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Bình và Trà Vinh kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non, tăng mức lương, có chế độ khuyến khích, đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Trả lời:  (Tại Công văn số 358/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2006-2015, Đảng, nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển khá toàn diện về quy mô, mạng lưới trường lớp, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ; đã xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ đến trường tăng nhanh theo từng năm học. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên; trẻ em vùng miền núi, dân tộc thiểu số được chuẩn bị về tiếng Việt và được hỗ trợ ăn trưa nên tỷ lệ ra lớp cao, bảo đảm chuyên cần; việc thực hiện công bằng trong giáo dục từng bước được bảo đảm. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non có những chuyển biến rõ rệt, giáo viên yên tâm gắn bó với nghề.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ còn thấp so với mục tiêu đề ra và chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; chất lượng giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền. Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vẫn còn trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục mầm non chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển giáo dục mầm non, việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tiếp theo như ý kiến cử tri là rất cần thiết.

2. Các chế độ, chính sách về lương và phụ cấp của nhà giáo hiện nay nằm trong sự thống nhất về hệ thống lương, phụ cấp của công chức, viên chức. Tuy nhiên, thang bậc lương của nhà giáo hiện nay chưa theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Đối với giáo viên mầm non, theo quy định của Luật giáo dục, trình độ chuẩn là trung cấp sư phạm. Do vậy, thang bảng lương được xếp như công chức, viên chức có yêu cầu trình độ đào tạo là trung cấp, thấp hơn so với công chức, viên chức có trình độ đào tạo cao hơn, trong khi lao động của giáo viên mầm non khá vất vả.

Để khắc phục thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền một số chính sách ưu đãi:

- Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non luôn cao hơn 5% so với giáo viên các cấp học khác thuộc hệ thống giáo dục phổ thông trên cùng địa bàn[62].

- Căn cứ vào nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chế độ giảm số giờ làm việc trên lớp từ 8 giờ/ngày[63] xuống còn 6 giờ/ngày[64].

- Giáo viên mầm non hợp đồng tại trường công lập được hưởng lương như giáo viên trong biên chế[65].

- Tăng định mức giáo viên/lớp[66]: đối với nhóm trẻ: bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

- Giáo viên mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

   - Ngoài ra, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều hoạt động cụ thể cũng như chỉ đạo các địa phương có chính sách riêng hỗ trợ nhà giáo về đời sống vật chất và tinh thần, có sự chia sẻ, động viên kịp thời đối với những nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nghị định quy định chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non; Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016 - 2025; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Trên cơ sở Nghị định và Đề án của Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong giai đoạn mới. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, rà soát và tham mưu Chính phủ xem xét tạo nguồn vốn (ODA, trái phiếu Chính phủ hoặc nguồn vốn khác) để bố trí một dự án đầu tư xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn. Tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh có ý kiến với Ủy ban nhân dân địa phương chủ động sắp xếp, huy động, ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non; ưu tiên dành tỷ lệ chi thích đáng cho giáo dục mầm non; thực hiện ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của giáo dục mầm non trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp; chủ động lồng ghép với các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để xây dựng trường, lớp mầm non, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

75. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị nâng mức, giải quyết phù hợp chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên đứng lớp và không đứng lớp.

Trả lời:  (Tại Công văn số 475//BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Điều 70 Luật giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009 quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác”.

Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định về đối tượng áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội  đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Như vậy, phụ cấp thâm niên nhà giáo là phụ cấp nghề và được lũy tiến theo số năm công tác và có đóng bảo hiểm xã hội (như phụ cấp thâm niên của các nghề khác). Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham gia nghiên cứu trong Đề án chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (trong đó có công chức, viên chức ngành Giáo dục); phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ được tính toán, cân đối cho phù hợp với tổng thể chính sách tiền lương của nhà nước.

76. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thành lập Phòng Pháp chế, tuy nhiên, cán bộ pháp chế đa phần là giáo viên kiêm nhiệm không đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định 55 và không được hưởng thêm chế độ phụ cấp kiêm nhiệm, gây khó khăn trong việc thu hút cán bộ làm công tác pháp chế. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên.

Trả lời:  (Tại Công văn số 419/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, theo đó, người làm công tác pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong đó có sở giáo dục và đào tạo phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.  Theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP thì công chức, cán bộ và viên chức pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề và giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5954/VPCP-KGVX ngày 22 tháng 7 năm 2013 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: yêu cầu các bộ, ngành không ban hành bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, kiêm nhiệm, đặc thù theo ngành nghề (trừ các phụ cấp đã quy định tại các luật chuyên ngành). Ngày 13 tháng 11 năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã yêu cầu các bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành, không đưa chế độ phụ cấp vào luật (Công văn số 9446/VPCP-KGVX ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ). Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chế độ ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác pháp chế chưa thực hiện được.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu chính sách, trong đó có chính sách đối với chuyên viên công tác tại sở và phòng giáo dục và đào tạo, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về cải cách tiền lương trong năm 2018.

77. Cử tri tỉnh Lai Châu và Quảng Bình kiến nghị: nghiên cứu, xem xét có chính sách hỗ trợ giáo viên bậc mầm non dạy lớp ghép, đặc biệt là giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có 987 giáo viên mầm non dạy 834 lớp ghép với điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn, số học sinh trên lớp lại đông nên công tác dạy học rất vất vả (hiện nay, giáo viên tiểu học dạy lớp ghép đang được hưởng chính sách này theo Quyết định số 15/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Trả lời:  (Tại Công văn số 473/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định một số chính sách đối với giáo dục mầm non, trong đó có chính sách ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non trực tiếp dạy tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường Tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội.

78. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh và thành phố Hà Nội kiến nghị: quan tâm hơn tới chính sách thu hút nhân tài ngành sư phạm như tăng cường chính sách ưu đãi nhằm thu hút học sinh thi vào các trường sư phạm và có chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng viên chức để khuyến khích các em học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 547/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

1. Chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025[67]. Đề án triển khai sẽ nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung. Đồng thời, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện một số giải pháp sau:

- Chỉ đạo các trường đại học sư phạm đề xuất phương án nâng cao chất lượng đầu vào tuyển sinh theo phương thức ưu tiên tuyển thẳng học sinh phổ thông giỏi, học sinh trường chuyên vào các trường sư phạm.

- Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo nghiêm túc thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, viên chức làm việc trong ngành Giáo dục, nhằm thanh lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện cho những sinh viên sư phạm có năng lực và phẩm chất tốt vào công tác trong ngành Giáo dục.

- Đề nghị các địa phương có chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, thực hiện chế độ thâm niên đối với cán bộ quản lý giáo dục các cấp; hướng dẫn địa phương thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực, xây dựng đề án vị trí việc làm để làm căn cứ tuyển dụng, đề xuất thực hiện chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục nhằm khuyến khích các em học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm.

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ tăng chế độ ưu đãi đối với sinh viên sư phạm.

2. Chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục

Hiện tại, việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục đang được thực hiện theo Luật viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách thu hút giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn, trợ cấp lần đầu đến công tác… để bảo đảm công tác tuyển dụng được tiến hành thuận lợi và các địa phương tuyển đủ giáo viên theo biên chế được giao hàng năm. Ngoài ra, các địa phương còn có các chính sách về nhà ở, ưu tiên tuyển dụng con em người địa phương tốt nghiệp các trường sư phạm...

Triển khai Luật viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập để làm cơ sở cho việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục hàng năm[68].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục để đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành sửa đổi cho phù hợp.

79. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Trung ương bổ sung biên chế cho ngành Giáo dục đảm bảo đủ định mức theo các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo.

Trả lời:  (Tại Công văn số 476/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Hiện nay, việc giao biên chế, bổ sung biên chế trong tổng biên chế dự phòng sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Nội vụ (quy định tại Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh để tiến hành rà soát, tổng hợp biên chế ngành Giáo dục còn thiếu (theo vị trí việc làm) so với quy định hiện hành báo cáo và đề xuất với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

80. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung đối tượng là nhân viên văn thư, thủ quỹ, y tế học đường được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trả lời:  (Tại Công văn số 478 /BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ” và “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”. Như vậy, phụ cấp thâm niên nhà giáo là phụ cấp thâm niên nghề (không là phụ cấp thâm niên ngành).

Vì vậy, nhân viên văn thư, thủ quỹ và y tế học đường không thuộc đối tượng áp dụng quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ nên không bổ sung được vào Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH như cử tri đề nghị.

81. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: đối tượng giáo viên mẫu giáo trước đây giảng dạy tại các trường công lập sau đó chuyển đổi mô hình các trường mầm non công lập sang hình thức bán công (do chủ trương xã hội hóa giáo dục), số giáo viên này nghỉ hưu khi đang trực tiếp dạy tại các cơ sở giáo dục bán công không được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013. Đề nghị xem xét đưa các đối tượng trên vào hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Trả lời:  (Tại Công văn số 501/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình: trường công lập, trường dân lập, trường tư thục. Hướng dẫn thực hiện Luật giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Trong quá trình triển khai thực hiện, có một số địa phương chậm chuyển đổi, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp kết quả thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu để có đề xuất với Chính phủ.

82. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: bổ sung thêm biên chế cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý cho các em học sinh ở các trường học.

Trả lời:  (Tại Công văn số 502 /BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học là rất quan trọng và cần thiết, điều này đã được quy định trong Điều lệ trường học về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ quy định về vị trí giáo viên làm công tác tư vấn học sinh trong trường học (tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp,...) trong dự thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (dự kiến ban hành thông tư này trong năm 2017).

Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, vị trí giáo viên làm công tác tư vấn học sinh sẽ được tính toán quy định theo hướng giao cho giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh và được giảm định mức giờ dạy (số giờ được giảm sẽ được quy định theo hạng trường và không ảnh hưởng tới việc tăng biên chế).

83. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Kiến nghị bổ sung biên chế giáo viên mầm non, tiểu học cho những nơi phát triển cơ sở trường, lớp mới.

Trả lời:  (Tại Công văn số 464/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

 Đối với việc phát triển cơ sở trường, lớp mới, để bảo đảm điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh tính toán và có phương án cụ thể sắp xếp, bố trí định mức cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập để các cơ sở giáo dục mới thành lập thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ trường học. Trong trường hợp cần bổ sung biên chế giáo viên mầm non, tiểu học cho những nơi phát triển cơ sở trường, lớp mới, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.

Việc tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức. Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức sau khi được phê duyệt.

Việc phân cấp tuyển dụng và quy định trách nhiệm về tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, theo đó UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

84. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị hạ độ tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non xuống dưới 55, cho nghỉ hưu sớm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 466/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Theo Luật lao động (tại Điều 187) quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Những người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định trên. Do đó, việc hạ độ tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non xuống dưới 55 tuổi là không có cơ sở.

85. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện chưa đủ giáo viên để bố trí tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khu vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Trong khi đó, số trẻ mầm non ra lớp ngày càng nhiều, số nhóm lớp ngày càng tăng nhưng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non tại các huyện không có, nên thiếu giáo viên dạy trẻ. Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ điều chỉnh chỉ tiêu biên chế cho phù hợp để ngành đủ giáo viên theo quy định.

Trả lời:  (Tại Công văn số 465/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh căn cứ hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và các quy định của pháp luật có liên quan, chỉ đạo xây dựng Đề án xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm cả cơ sở giáo dục giáo dục mầm non có số trẻ mầm non ra lớp tăng nhưng chưa có giáo viên mầm non bổ sung, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; tổ chức thực hiện tuyển dụng theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý viên chức. (Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức sau khi được phê duyệt).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện Đề án và làm việc với Bộ Nội vụ về việc thẩm định Đề án xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, bao gồm cả cơ sở giáo dục giáo dục mầm non có số trẻ mầm non ra lớp tăng nhưng chưa có giáo viên mầm non bổ sung để có phương án giải quyết về việc thiếu giáo viên dạy trẻ em đối với các cơ sở giáo dục mầm non trẻ em ra lớp ngày càng tăng nhưng chỉ tiêu biên chế không có.

86. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khu vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo hướng tăng số người thực hiện nhiệm vụ về kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ không quá 03 người, việc bố trí 02 người trong 04 vị trí việc làm như hiện nay là không phù hợp; đồng thời, xem xét bố trí kinh phí để hợp đồng lao động nấu ăn cho các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư liên tịch số 06.

Trả lời:  (Tại Công văn số 461/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm  2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định: nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ, trên cơ sở mô tả khung năng lực của các vị trí việc làm (trong đó có công việc phục vụ), căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc các vị trí việc làm này đều phải thực hiện kiêm nhiệm để phù hợp với tình hình thực tiễn trên tinh thần tinh giản biên chế nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Việc chế độ chi trả cho nhân viên nấu ăn tại các trường mầm non được thực hiện theo hợp đồng lao động. Các trường mầm non căn cứ vào khối lượng công việc để xác định mức lương cho nhân viên nấu ăn tại các trường mầm non. Về nguồn kinh phí trả lương cho nhân viên nấu tại các trường mầm non công lập sẽ do ngân sách địa phương chi trả theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam giám sát và yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy định nêu trên và khả năng ngân sách của địa phương để chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

87. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc cho tuyển dụng qua thi tuyển viên chức giáo viên trong hệ thống giáo dục; vì theo quy định thi tuyển trong toàn quốc là không phù hợp, vì người ở tỉnh, thành khác khi trúng tuyển công tác không được bao lâu thì xin chuyển về địa phương; trong khi đó nếu cho chuyển đi thì địa phương sẽ thiếu chỉ tiêu, không cho chuyển đi thì gây khó khăn cho đối tượng xin chuyển. Kiến nghị Bộ xem xét cho địa phương ưu tiên tuyển chọn thí sinh chỉ có hộ khẩu ở địa phương để tạo điều kiện con em địa phương phục vụ được ổn định lâu dài.

Trả lời:  (Tại Công văn số 477/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành Giáo dục thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Việc quản lý viên chức ở các địa phương thực hiện theo quy định về trách nhiệm và thẩm quyền được giao tại Điều 48 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục, địa phương cần chủ động, linh hoạt và có những chính sách riêng để thu hút người giỏi, con em người dân tộc thiểu số, người của địa phương... trong các kỳ tuyển dụng hàng năm, đồng thời phải bảo đảm công tác tuyển dụng được thực hiện khách quan, công bằng theo đúng quy định hiện hành.

88. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Có chính sách thu hút nhân tài vào công tác trong ngành giáo dục đào tạo để tăng chất lượng dạy và học; đồng thời có chính sách ưu đãi thích hợp đối với những người được cử đi đào tạo ở nước ngoài, tránh tình trạng những người này sau khi hoàn thành chương trình học không về nước làm việc.

Trả lời:  (Tại Công văn số 542/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

1. Chính sách thu hút nhân tài ngành giáo dục

Chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài ngành sư phạm

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất với Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành ban hành các chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhằm thu hút nhân tài có tâm huyết với ngành giáo dục, những học sinh giỏi vào các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và các chính sách quan tâm tới đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, như: Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911 và Thông tư liên tịch số 130/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với Đề án 911; chế độ phụ cấp đứng lớp đối với nhà giáo; chính sách thâm niên cho nhà giáo đang giảng dạy; ban hành các thông tư về tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo dạy ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…

Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025[69]. Đề án triển khai sẽ nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung. Đồng thời, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện những giải pháp sau đây:

- Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc nghiên cứu, thực hiện chế độ thâm niên đối với cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

- Phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực, xây dựng đề án vị trí việc làm để làm căn cứ tuyển dụng, đề xuất thực hiện chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục để khuyến khích các em học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm.

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ tăng chế độ ưu đãi đối với sinh viên sư phạm;

- Nghiêm túc thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, viên chức làm việc trong ngành giáo dục, nhằm thanh lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện cho những sinh viên sư phạm có năng lực và phẩm chất tốt vào công tác trong ngành giáo dục.

- Có chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với giáo viên công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

2. Chính sách ưu đãi đối với lưu học sinh

Thu hút lưu học sinh tốt nghiệp ở nước ngoài về nước lao động và giảng dạy là vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang rất quan tâm và đã có một số giải pháp được đưa ra nhưng chưa thực sự hiệu quả. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5698/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 7 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan triển khai nghiên cứu tổng thể để đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài tất cả các diện (bao gồm cả đi học tự túc) sau khi tốt nghiệp tham gia đóng góp xây dựng đất nước.

89. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Điều 157 Bộ Luật Lao động quy định về chế độ nghỉ thai sản: “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng” Tại điểm a, Khoản 3, Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông quy định: Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”. Vậy, giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì việc tính lương thực hiện như thế nào? trong trường hợp không bố trí được thời gian nghỉ bù cho giáo viên thì nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên được lấy từ đâu? Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn để các địa phương thống nhất thực hiện đảm bảo quyền lợi cho giáo viên nghỉ thai sản.

Trả lời:  (Tại Công văn số 467/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Thời gian nghỉ hè của giáo viên thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông: “Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

Về nghỉ thai sản, nghỉ phép, trả lương cho viên chức được quy định ở Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật viên chức... và liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội.... Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu, sẽ trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành để sớm có hướng dẫn chung cho các địa phương.

90. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016 đối với khu vực, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo thì huyện Côn Đảo thuộc khu vực 2 nông thôn, không được khu vực 1. Do vậy, điểm ưu tiên là chỉ được cộng 01 điểm thay vì 2 điểm vào điểm xét tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm trước. Quy định này gây thiệt thòi cho các thí sinh tại huyện Côn Đảo. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận địa bàn huyện Côn Đảo thuộc khu vực 2 vùng dân tộc thiểu số, hải đảo để có chính sách ưu đãi hơn cho các thí sinh Côn Đảo khi xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Trả lời:  (Tại Công văn số 508/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có các quy định về cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên. Các quy định ưu tiên này tuân thủ theo các văn bản pháp quy như: Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của Ủy ban dân tộc và của các bộ, ngành liên quan.

91. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị:

1. Đề nghị xem xét dừng các chính sách hỗ trợ đào tạo ngoài nước bằng ngân sách nhà nước vì: Đa số những người giỏi được cử đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài không về phục vụ đất nước, hơn nữa những đối tượng được cử đi chỉ tuyển ở phạm vi hẹp chưa thật sự là đối tượng cần đào tạo. Thực tế có nhiều học sinh giỏi được gia đình cho đi học tập và nghiên cứu ở các nước tiên tiến, nhưng về nước rất khó khăn để tìm kiếm việc làm, phát triển bản thân cũng như cống hiến cho xã hội. Cử tri đề nghị nhà nước có chính sách thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.

2. Những năm gần đây, mô hình liên kết đào tạo với nước ngoài (du học tại chỗ) khá phổ biến được nhiều bậc phụ huynh và học sinh lựa chọn mặc dù mức học phí khá cao. Đề nghị Bộ cho biết về chất lượng đào tạo (bằng cấp) cũng như việc sử dụng nhân lực đã qua đào tạo ở các mô hình này. Cụ thể là mô hình liên kết với các nước Anh, Mỹ, Pháp… ở các trường đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương….

Trả lời:  (Tại Công văn số 337/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1. Về việc cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chính sách cử người đi đào tạo tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (NSNN) cần được tiếp tục triển khai thực hiện vì các lý do sau:

a) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: "Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo... Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù".

b) Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ở từng thời kỳ để đào tạo những ngành mà Việt Nam hiện đang còn thiếu và yếu, đặc biệt đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học (theo số liệu thống kê, hiện nay tỉ lệ tiến sĩ trong tổng số giảng viên cả nước mới chỉ chiếm 19% là quá thấp, chưa đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và hội nhập quốc tế).

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai 02 Đề án của Chính phủ về đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN: Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" (gọi tắt Đề án 911) và Đề án "Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020" (gọi tắt Đề án 599), bước đầu đã có thành công nhất định. Tuy nhiên do điều kiện quy định đầu vào khá chặt chẽ, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, hiện tại Đề án 911 và Đề án 599 mới chỉ đạt 30% so với kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong việc đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài, Chính phủ đã đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án thay thế Đề án 911 trong năm 2017.

d) Việc cử lưu học sinh (LHS) đi học tại nước ngoài hiện nay chủ yếu theo các chương trình học bổng Hiệp định, được triển khai tại 20 nước và đã tranh thủ được sự hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ các nước. Chính phủ Việt Nam chỉ cấp bù sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế, vé máy bay theo quy định hiện hành (số lượng LHS hiện đang học tại nước ngoài gần 6000 LHS, trong đó LHS đi học theo diện Hiệp định chiếm khoảng 2/3).

đ) Công tác triển khai thực hiện các chương trình học bổng từ khâu tuyển sinh, cử đi học, quản lý đến tiếp nhận LHS về nước được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả, cụ thể:

- Đối tượng tham gia dự tuyển đủ các trình độ từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập sinh. Công tác tuyển sinh được thực hiện theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài và theo quy định riêng của từng chương trình học bổng, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch.

- Công tác cử người đi học, quản lý LHS được thực hiện thống nhất đối với LHS của tất cả các diện học bổng và theo quy định tại Quy chế Quản lý công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài (Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

   - Công tác tiếp nhận LHS về nước được thực hiện theo Thông tư 10 nêu trên và theo các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước về quản lý, sử dụng công chức, viên chức... Quy trình tiếp nhận LHS được thực hiện như sau:

   + Đối với LHS có cơ quan công tác, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi văn bản đến cơ quan chủ quản đề nghị tiếp nhận LHS trở về công tác.

   + Đối với LHS chưa có cơ quan công tác sẽ được Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu việc làm hoặc giới thiệu về các cơ quan, địa phương, trường đại học đã cử LHS đi học có nhu cầu tuyển dụng.

   + Trường hợp những LHS vi phạm các quy định đối với nghĩa vụ của người được hưởng học bổng NSNN sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành[70] và hướng dẫn đền bù kinh phí đào tạo.

   Thực tế hiện nay nước ta có khoảng 130.000 LHS Việt Nam đang du học tại nước ngoài. Trong đó, LHS đi học bằng học bổng NSNN chiếm khoảng 4%. Do đó, có thể khẳng định rằng số lượng du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp chủ yếu là đối tượng du học sinh chưa có cơ quan công tác và đi học nước ngoài bằng nguồn kinh phí tự túc, học bổng của các tổ chức nước ngoài cấp. Đối với đối tượng đã có cơ quan công tác và đi học bằng nguồn học bổng NSNN đều có ràng buộc cam kết học xong phải trở về nước làm việc.

2. Về việc LHS nước ngoài về nước khó tìm được việc làm

Như cử tri đã phản ánh, một số LHS tốt nghiệp ở nước ngoài đạt loại giỏi khi về nước gặp khó khăn để tìm kiếm việc làm. Đây là vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang rất quan tâm và đã có một số giải pháp được đưa ra nhưng chưa thực sự hiệu quả.         Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5698/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 7 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan triển khai nghiên cứu tổng thể để đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài tất cả các diện (bao gồm cả đi học tự túc) sau khi tốt nghiệp tham gia đóng góp xây dựng đất nước.

3. Về các chương trình liên kết đào tạo

Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã chú trọng hợp tác liên kết đào tạo (LKĐT) với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Vì vậy, mô hình LKĐT với nước ngoài đã trở thành khá phổ biến và được nhiều bậc phụ huynh và sinh viên/học viên lựa chọn. Mặc dù mức học phí của các chương trình LKĐT với nước ngoài cao hơn so với mức học phí của các chương trình đào tạo thông thường trong nước, nhưng so sánh với việc đi du học toàn phần ở nước ngoài thì hình thức du học tại chỗ này có chi phí hợp lý hơn, giảm thiểu nạn chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám, đồng thời giúp các trường đại học Việt Nam nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến và phục vụ hội nhập quốc tế.

3.1. Về chất lượng đào tạo của các chương trình LKĐT với các nước Anh, Mỹ, Pháp... ở các trường đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương...

Các trường đại học nêu trên là những trường đại học tốp đầu của Việt Nam và thực tế đây là những trường đã rất chú trọng đến hoạt động LKĐT với nước ngoài. Trong tổng số 297 chương trình LKĐT với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, có 153 chương trình (chiếm hơn 50%) đang được thực hiện tại các đại học và các trường đại học được tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 (bao gồm các cơ sở giáo dục đại học nêu trên).

Các chương trình LKĐT của các trường đại học này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, sinh viên và học viên một phần vì uy tín của trường đối tác liên kết từ các quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Mỹ, Úc và văn bằng của các chương trình LKĐT trên đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Để tăng cường quản lý nhà nước và đảm bảo chất lượng các chương trình LKĐT với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có 01 chương quy định về hoạt động LKĐT với nước ngoài. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ chỉ phê duyệt các chương trình LKĐT với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công nhận chất lượng tại nước sở tại. Các chương trình LKĐT do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng được thực hiện tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học của các cơ sở giáo dục nước ngoài, có trình độ học vấn phù hợp và đạt trình độ ngoại ngữ không thấp hơn trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu. Ngoài ra, cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng tại nước sở tại cũng chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách trúng tuyển, tham gia tuyển chọn giảng viên Việt Nam và trực tiếp giảng dạy chương trình liên kết, giám sát quá trình đào tạo và cấp văn bằng cho sinh viên và học viên tốt nghiệp.

Từ năm 2010 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho đăng tải danh sách các chương trình LKĐT được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tại trang thông tin điện tử chính thức của Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp phụ huynh và sinh viên lựa chọn được chương trình LKĐT hợp pháp, tránh tình trạng theo học các chương trình LKĐT không được cấp phép và văn bằng không được công nhận tại Việt Nam.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động LKĐT với nước ngoài và kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

3.2. Việc sử dụng nhân lực đã qua đào tạo của các chương trình liên kết

Trong những năm qua, các chương trình LKĐT với nước ngoài đã góp phần đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước. Đến nay, các chương trình LKĐT trên cả nước đã đào tạo được tổng số 41.000 sinh viên/học viên trong đó có 17.700 sinh viên tốt nghiệp đại học, 23.300 học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và 09 nghiên cứu sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Hầu hết số sinh viên và học viên này đều được nhận bằng do phía trường đối tác nước ngoài cấp. Trong số sinh viên và học viên đã tốt nghiệp, có nhiều người đã tiếp tục lựa chọn học lên các bậc học cao hơn như thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực này đang làm việc trong các lĩnh vực công tác tại các ban, bộ, ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước và được đánh giá cao trong công việc vì sự năng động và trình độ ngoại ngữ thành thạo.

92. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Hiện nay có quá nhiều các trường đại học được mở ra nên công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, chất lượng dạy và học thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đề nghị có giải pháp về vấn đề này.

Trả lời:  (Tại Công văn số 517/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

1. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của đất nước khoảng 90 triệu dân có 239 trường đại học, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[71]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo tại một số cơ sở đào tạo (tập trung vào một số cơ sở đào tạo ngoài công lập, mới nâng cấp hoặc thành lập) chưa tốt chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do:

- Một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ và thực hiện phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng miền.

- Thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn, phát triển manh mún; đầu tư dàn trải, nguồn lực thấp, chưa có trọng tâm, trọng điểm; số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng. Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.

- Chưa ban hành khung trình độ quốc gia tương thích với khung trình độ tham chiếu của khu vực. Do đó, các trường đại học không có cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp.

- Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.

- Việc quy hoạch phát triển nhân lực còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế, dẫn đến công tác thông tin và dự báo (tăng, giảm) nhu cầu sử dụng lao động (theo ngành nghề và trình độ đào tạo) gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời.

2. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số giải pháp sau:

a) Thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, gắn với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng và đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân, hạ định mức quy hoạch (450 sinh viên/vạn dân) so với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và tại Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg (tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 350 - 400 sinh viên; mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng) cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng; dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngừng đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên…

- Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng), quy định quy mô đào tạo tối đa cho trường, khối trường, chỉ tiêu được xác định theo từng khối ngành; giảm chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông.

b) Tăng cường công tác kiểm định, thanh tra, kiểm tra và dự báo nhu cầu nhân lực

- Thành lập 04 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bước đầu triển khai kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Ðào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo; tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…).

3. Các giải pháp triển khai trong thời gian tới

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo công bố đầy đủ thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời cơ sở đào tạo và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án “Tự chủ giáo dục đại học”, Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

93. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Chế độ bán trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vừa được Chính phủ điều chỉnh nhưng còn quá thấp (chỉ có tiền ăn 484.000 đồng/tháng/học sinh) mà chưa hỗ trợ cho sinh hoạt của các cháu như: dụng cụ vệ sinh, xà phòng, kem đánh răng…. ; bên cạnh đó, tiền thuê người nấu ăn cho các cháu cũng rất thấp (1.600.000 đồng/người/tháng). Đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng thêm, tạo điều kiện cho các cháu yên tâm học tập.

Hiện nay, nhà nước quy định chế độ phụ cấp đối với các em học sinh bán trú còn quá thấp (40% mức lương tối thiểu), nên các em rất khó khăn trong sinh hoạt, đề nghị nâng lên 70% mức lương tối thiểu (đối với các em bán trú) và 80% (đối với các em tự lo chỗ ở) để tạo điều kiện cho các em theo học.

Trả lời:  (Tại Công văn số 420/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, theo đó học sinh bán trú (HSBT) được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh, hỗ trợ tiền nhà ở (đối với HSBT phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí được) bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh và mỗi HSBT được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; trường hợp nhà trường tổ chức nấu ăn tập trung cho HSBT được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh.

Trong quá trình xây dựng Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất, tăng mức hỗ trợ cho các học sinh lên 50% mức lương cơ sở/01 học sinh/01 tháng và hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh (tương đương với mỗi suất khoán là 1.633.000 đồng). Tuy nhiên, Bộ Tài chính có ý kiến tạm thời bố trí kinh phí để thực hiện việc hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh còn lại tạm thời giữ nguyên mức hỗ trợ đối với học sinh là 40% mức lương cơ sở/01 học sinh/01 tháng.

Để giảm bớt những khó khăn của việc nuôi dưỡng, chăm sóc HSBT ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tháng 12/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2025 để giải quyết cơ bản những khó khăn, bất cập hiện nay trong công tác nuôi dạy HSBT.

94. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Mức hỗ trợ ăn trưa 120.000 đồng/tháng/trẻ theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 là quá thấp so với giá cả thị trường, đặc biệt là đối với những xã biên giới, núi cao, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Kiến nghị khi ban hành chính sách mới, nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non phù hợp với vùng, miền.

Trả lời: (Tại Công văn số 350/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015, trong đó có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi. Chính sách này đã tác động sâu sắc đối với việc phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ chuyên cần; nâng tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo lên mức 150.000 đồng/tháng để phù hợp với tình hình thực tiễn.

95. Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tổ chức lễ đón mừng những học sinh, sinh viên đã đoạt được các giải thưởng cao trong các cuộc thi Olympic quốc tế một cách long trọng như đón các tuyển thủ thể thao Việt Nam đoạt giải cao.

Trả lời: (Tại Công văn số 510/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tổ chức các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham dự các Olympic quốc tế và khu vực nhằm phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ của đất nước; tác động tích cực đến quá trình dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường phổ thông; kích thích ý chí vươn lên đỉnh cao trong học tập, rèn luyện, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Trong các năm tham gia Olympic quốc tế và khu vực, các đoàn học sinh giỏi Việt Nam đều chấp hành đúng các nội quy Olympic, thể hiện ý chí vươn lên, hoàn thành về cơ bản mục tiêu đề ra, đoạt nhiều giải, xếp thứ hạng cao, khẳng định vị thế của học sinh giỏi Việt Nam trên đấu trường trí tuệ quốc tế. Để phát huy những kết quả đạt được, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp đổi mới, trong đó có nhóm các giải pháp về chính sách khuyến khích, động viên học sinh giỏi và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là:

- Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo hướng quan tâm các địa phương, đơn vị có khó khăn về điều kiện dạy học nhằm khuyến khích, động viên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường phổ thông.

-  Thực hiện chế độ ưu đãi đối với các học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tạo điều kiện cho các học sinh giỏi nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao.

- Điều chỉnh chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, chuyên gia tham gia công tác học sinh giỏi; tổ chức vinh danh các học sinh giỏi quốc gia và mở rộng diện khen thưởng các thầy cô giáo và nhà trường có thành tích cao trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia nhằm khuyến khích, động viên phong trào.

Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đón, tặng thưởng các học sinh tham dự các kỳ Olympic quốc tế và khu vực tại sân bay quốc tế ngay khi về nước, tổ chức lễ vinh danh, tặng Bằng khen và trao tiền thưởng của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các học sinh đoạt giải, huy động các tổ chức, các tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tham gia trao thưởng cho học sinh. Tuy nhiên, do kinh phí cho các hoạt động này còn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa chưa nhiều nên chưa đạt được tầm vóc như các cuộc đón mừng tuyển thủ thể thao đoạt giải cao.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với Chính phủ để công tác này đảm bảo hiệu quả hơn.

96. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Nhà nước quan tâm, đầu tư thêm trang thiết bị cho ngành mầm non (1-4 tuổi) có điều kiện học tập, vui chơi tại các điểm nhà trẻ. Hiện nay, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư nhiều cho cấp tiểu học, THCS hay THPT còn cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị đầu tư cho trường mầm non rất hạn chế.

Trả lời: (Tại Công văn số 421/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị trường học đối với giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo của các địa phương cho thấy cấp học mầm non còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp như sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2025. Theo đó, sẽ ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non, tập trung nguồn lực triển khai Đề án, ngoài việc xây dựng bổ sung cơ sở vật chất còn mua sắm thêm thiết bị tối thiểu trong lớp và thiết bị ngoài trời.

- Huy động nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA để xây dựng phòng học, kiên cố hóa trường lớp cho các vùng đặc biệt khó khăn và khó khăn.

- Đề nghị các địa phương huy động nguồn lực địa phương và các nguồn xã hội hóa giáo dục để tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sơ vật chất; đảm bảo tỷ lệ 1 phòng/1 nhóm, lớp và kiên cố hóa trường lớp.

- Chỉ đạo các địa phương phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập để các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng trường lớp, huy động trẻ tới các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giảm gánh nặng kinh phí cho nhà nước.

- Tham mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, trong đó đưa nội dung phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào Luật, nhằm tăng thêm trách nhiệm của các cấp, các ban ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư lĩnh vực giáo dục mầm non, cải thiện điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

97. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động ngoài xã hội, cần chú trọng công tác tư vấn học đường cho học sinh, sinh viên (tư vấn hướng nghiệp, tư vấn học tập, tư vấn tâm lý, tư vấn kỹ năng sống).

Trả lời: (Tại Công văn số 335/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên (nhất là cho học sinh) trong các nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt quan tâm và từng bước đưa công tác này đi vào hoạt động nề nếp, bài bản và chuyên nghiệp, cụ thể như sau:

1. Về công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020 có quy định các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở có bộ phận tư vấn và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp.

   Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề tại Việt Nam, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một số nhiệm vụ sau:

   - Xây dựng Kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành Giáo dục với mục tiêu từng bước xây dựng hệ thống tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các nhà trường theo ba cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

- Xây dựng Thông tư quy định về các hoạt động CTXH trường học trong các trường phổ thông, dự kiến ban hành tháng 9/2017. Trong đó quy định cụ thể về nội dung, phương pháp, cách thức triển khai các hoạt động tư vấn hỗ trợ cụ thể như: tư vấn hướng nghiệp; tư vấn kỹ năng sống, tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần; hỗ trợ học sinh giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; nâng cao năng lực cá nhân và xã hội, trợ giúp các em giảm những hành vi (như không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử…).

   - Ban hành Thông tư hướng dẫn công tác tư vấn học đường trong các cơ sở giáo dục.

   - Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó xem xét quy định về định biên đối với giáo viên tư vấn trong các nhà trường.

2. Về tư vấn tâm lý

- Từ năm 2014 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát tại một số địa phương[72] về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên, đồng thời đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong toàn quốc báo cáo thực trạng triển khai công tác này. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 01 Hội thảo quốc tế, 02 Hội thảo quốc gia nhằm xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và nhiều đợt tập huấn kỹ năng tư vấn tâm lý cơ bản cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông, dự kiến ban hành vào đầu năm học 2017-2018. Trong đó, sẽ hướng dẫn cụ thể các nội dung tư vấn, hình thức tư vấn, tiêu chuẩn cán bộ tư vấn, nhiệm vụ của cán bộ tư vấn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…

- Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính… để xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Trong quá trình soạn thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xin ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý cũng như việc ưu tiên nguồn lực để triển khai có hiệu quả công tác này.

98. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có hướng dẫn liên ngành về việc giao các trường trung cấp chuyên nghiệp cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Trả lời:  (Tại Công văn số 391/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Tại biên bản số 947/BB-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hai Bộ thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bàn giao chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường/ngành sư phạm) ở địa phương.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý dự thảo văn bản hướng dẫn bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương. Ngày 23 tháng 01 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 210/BGDĐT-TCCB góp ý dự thảo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn thiện văn bản hướng dẫn địa phương.

99. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cần nghiên cứu lại chế độ cử tuyển học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học; nên tổ chức thi bình thường nhưng có chế độ đảm bảo tạo điều kiện cho các cháu an tâm, phấn đấu học tập, để đảm bảo cho các em khi tốt nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực (Chương trình 30a vẫn duy trì chế độ cử tuyển đối với học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số).

Trả lời:  (Tại Công văn số 519/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Mục tiêu đào tạo theo chế độ cử tuyển là phục vụ nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp của địa phương.

Để nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ cử tuyển, đồng thời quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của địa phương từ khâu cử tuyển, tham gia quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo cũng như xét tuyển vào vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015[73]. Theo đó, đối tượng cử tuyển bên cạnh là người dân tộc, các địa phương có thể cử học sinh cử tuyển là người dân tộc Kinh (không quá 15%), phải bảo đảm điều kiện: học tập 3 năm trung học phổ thông có bằng khá trở lên, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo tiếp nhận sinh viên học theo chế độ cử tuyển và tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ cử tuyển. Vì vậy, những năm gần đây số học sinh theo chính sách cử tuyển theo đặt hàng của các địa phương có giảm nhiều[74].

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc, các địa phương có học sinh cử tuyển tiếp tục rà soát chính sách cử tuyển; hướng dẫn việc phân bổ chỉ tiêu cử tuyển phù hợp với nhu cầu đào tạo và bố trí việc làm tại địa phương; kiểm tra một số địa phương về việc gắn nhu cầu đào tạo của địa phương với việc bố trí việc làm tại địa phương theo Nghị định 49 về chính sách cử tuyển; rà soát kế hoạch đào tạo học sinh, sinh viên cử tuyển nhằm nâng cao chất lượng cử tuyển.

100. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 quy định phòng học xây dựng mới phải theo đúng quy định về diện tích tối thiểu là 90 m2/01 phòng với các xã miền núi, vùng cao là không phù hợp, gây lãng phí vì ở các địa phương này số lượng trẻ trên một lớp chỉ từ khoảng 15 đến 20 cháu.

Trả lời:  (Tại Công văn số 393/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nêu về diện tích của các khối phòng phục vụ học tập. Cụ thể, tại điểm b, khoản 4, Điều 9 (Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị) về diện tích khối phòng phục vụ học tập, trong đó phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu chỉ là 60 m2.

Tiêu chí này cũng phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về thiết kế trường mầm non (do Bộ Xây dựng đề nghị và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố): Diện tích phòng giáo dục thể chất và phòng giáo nghệ thuật được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 2,0 m2/trẻ, nhưng không nhỏ hơn 60 m2/phòng.

101. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: nghiên cứu xếp hạng các trường đại học, cao đẳng, kể cả các trường đào tạo liên kết với nước ngoài. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu lao động thực tế để phân bổ chỉ tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội. Hiện nay, chỉ tiêu đào tạo hệ đại học quá nhiều, không phản ánh rõ nét trình độ thực lực của học sinh. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng thất nghiệp quá nhiều gây lãng phí nguồn nhân lực, trong khi lực lượng lao động kỹ thuật khan hiếm.

Trả lời:  (Tại Công văn số 339/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Giáo dục đại học phải đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng thị trường là yếu tố luôn biến động nên sự chênh lệch giữa “cung - cầu” trong các ngành nghề được đào tạo vẫn luôn tồn tại. Trong khi  “cầu” có nhiều thay đổi thì “cung” chưa điều chỉnh và đáp ứng kịp với những biến động của “cầu”.

Một trong những nguyên nhân đó là công tác quy hoạch, dự báo sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa được triển khai một cách khoa học, thông tin không đầy đủ và độ tin cậy không cao dẫn đến việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học cũng như định hướng phát triển ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học thường không gắn với nhu cầu đào tạo, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương và của quốc gia. Thực hiện chủ trương chuyển đào tạo từ tinh hoa sang đào tạo đại chúng, trong một khoảng thời gian ngắn quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng như cõ chế chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu, việc quản lý chất lượng cũng chưa được triển khai đồng bộ.

Luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã - đang và sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau:

1. Đã và đang thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, gắn với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng và đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân, hạ định mức quy hoạch (450 sinh viên/vạn dân) so với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước;

- Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng; dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngừng đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên…

- Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng), chỉ tiêu được xác định theo từng khối ngành; giảm chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông;

- Thành lập bốn trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bước đầu triển khai kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo. Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Ðào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng[75].

- Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 để phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo; tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…).

2. Các giải pháp trong thời gian tới

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Thực hiện Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

102. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: bố trí nguồn kinh phí để xây dựng bể bơi tại các trường học nhằm tạo điều kiện cho các con em học sinh rèn luyện kỹ năng bơi lội, phòng tránh việc đuối nước thường xuyên như hiện nay.

Trả lời:  (Tại Công văn số 505/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Để phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên; ban hành Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục. Theo đó, Bộ đã đề nghị các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có cơ chế, giải pháp phù hợp phổ cập bơi cho học sinh; khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi; phối hợp giữa nhà trường - gia đình - chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có bể bơi tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ có các chính sách đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật cho các nhà trường (trong đó có việc xây dựng bể bơi) khi điều kiện ngân sách cho phép.

103. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị bố trí kinh phí để địa phương thực hiện Quyết định số 1400/Q Đ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.

Trả lời:  (Tại Công văn số 548//BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

Để các tỉnh, thành phố thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, trong giai đoạn 2008 - 2015, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có thông báo kế hoạch vốn và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án theo kế hoạch phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt[76].

Giai đoạn 2016-2020, do Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” không thuộc danh mục 21 Chương trình mục tiêu quốc gia, vì vậy việc thực hiện Đề án chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện Đề án gắn với cơ chế giao nhiệm vụ và trách nhiệm bố trí kinh phí đối ứng của các đơn vị, địa phương để thực hiện nhiệm vụ được giao. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo theo phân cấp NSNN hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch triển khai đã được phê duyệt, nhu cầu và tiến độ thực hiện cụ thể của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổng hợp nhu cầu kinh phí của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp NSNN. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để tham gia thực hiện các nội dung của Đề án và các nội dung được phân cấp theo thẩm quyền[77].

104. Cử tri tỉnh Long An, Quảng Nam, Sơn La và Thừa Thiên - Huế kiến nghị: tiếp tục triển khai Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên (đặc biệt là các huyện miền núi, biên giới có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng không phải là huyện nghèo 30a), trong đó ưu tiên đầu tư thích đáng nguồn kinh phí này cho tỉnh Quảng Nam (kế hoạch đến năm 2020 Quảng Nam cần đầu tư 4.118 tỷ đồng).

Trả lời:  (Tại Công văn số 353/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mục tiêu chính của Đề án: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó có mục tiêu kiên cố hóa phòng học.

Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2016 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016 đã nêu: xem xét, bố trí một phần vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện kiên cố hóa phòng học cấp học mầm non, tiểu học, trước mắt ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Trong bối cảnh khó khăn về cân đối nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất trong giai đoạn này, trước mắt, thực hiện đầu tư kiên cố hóa các phòng học mầm non và tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn (cụ thể là các xã theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 và Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015).

Tuy nhiên, khả năng cân đối vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 – 2020 cho lĩnh vực giáo dục cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đầu tư của các địa phương (dự kiến vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương kiên cố hóa các phòng học là 6.000 tỷ đồng).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các địa phương chủ động cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, dự án… để bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục kiến nghị Quốc hội, Chính phủ bố trí cân đối các nguồn vốn Trung ương để hỗ trợ địa phương thực hiện đầu tư, trong đó ưu tiên các tỉnh, các vùng kinh tế phát triển chậm, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

105. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực khá đa dạng, trong khi hệ thống giáo dục đại học nước ta khá rộng lớn, do đó việc phân tầng là hết sức quan trọng. Cử tri đề nghị Bộ cần sớm thực hiện việc phân tầng đại học.

Trả lời:  (Tại Công văn số 334/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được chia thành 3 tầng:

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng;

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 73/2015/NĐ-CP. Sau khi Thông tư được ban hành, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được chia thành 3 định hướng nói trên.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới; triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng.

106. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Chính sách cử tuyển về giáo dục đối với học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, hiệu quả từ việc cử tuyển đi đào tạo tại các trường đại học chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Đề nghị các ngành chức năng có chính sách đặc thù, cơ chế phù hợp để giải quyết việc làm cho con em được cử tuyển đi học các trường đại học sau khi ra trường.

Trả lời:  (Tại Công văn số 396/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

Theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh căn cứ vào nhu cầu cán bộ của tỉnh cử học sinh đi học và bố trí việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.

Thực tiễn khi thực hiện nội dung tuyển chọn và phân công công tác sau khi tốt nghiệp cho sinh viên hệ cử tuyển còn một số vấn đề bất cập bởi các điều kiện khách quan và các văn bản quy định chồng chéo, cụ thể: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 và Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức quy định chế độ tuyển dụng phải thi tuyển hoặc xét tuyển. Vì vậy, nhiều địa phương khó khăn trong việc triển khai bố trí việc làm cho các sinh viên hệ cử tuyển tốt nghiệp ra trường.

 Để khắc phục các bất cập trong việc triển khai Nghị định số 134/2006/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan, địa phương trình Chính phủ ban hành Nghị định 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của địa phương trong việc tuyển chọn cử đi học và bố trí việc làm sau tốt nghiệp như:

- Lập kế hoạch cử tuyển trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức.

- Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức; định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của địa phương đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề, trình độ đào tạo.

- Yêu cầu các địa phương chỉ đăng ký đào tạo cử tuyển nếu bố trí được việc làm cho sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp. Quy định hoạt động cử tuyển phải công khai, minh bạch, có sự giám sát của các cơ quan chức năng và tổ chức đoàn thể của địa phương.

Nghị định số 49/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã giải quyết phần nào khó khăn trong công tác bố trí việc làm của các địa phương cho sinh viên cử tuyển. Sau tốt nghiệp, các địa phương cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước về chính sách cử tuyển.

Năm 2015, khi thực hiện quy định tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP, số chỉ tiêu đăng ký học cử tuyển của các tỉnh đã giảm đi đáng kể, toàn quốc chỉ còn 673 em, khoảng 27% so với các năm trước (trung bình các năm trước khoảng 2400 em). Toàn bộ nguồn hỗ trợ cho sinh viên cử tuyển là ngân sách của các địa phương có nhu cầu đào tạo cán bộ còn thiếu hụt, khó thu hút.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lắng nghe ý kiến phản ánh của cử tri và phối hợp với các bộ, ngành chức năng nghiên cứu chính sách tăng hỗ trợ cho các học sinh dân tộc thiểu số học đại học nhằm tạo điều kiện tối đa để bảo đảm quyền lợi của các sinh viên vùng khó khăn.

107. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên đối với học sinh tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục cấp sách miễn phí cho học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trả lời:  (Tại Công văn số 354/BGDĐT-VP ngày 8 tháng 2 năm 2017)

1.  Hiện nay, các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên đối với học sinh tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo các quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

2. Về việc cấp sách giáo khoa cho các cháu học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong điều kiện kinh tế của đất nước ta hiện nay chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam và các cấp quản lý giáo dục địa phương đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa cho học sinh, đặc biệt có nhiều biện pháp giải quyết cho học sinh nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có sách học, không để học sinh nào vì nghèo, hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách giáo khoa phải bỏ học. Đó là:

- Thực hiện chính sách cấp phát miễn phí sách giáo khoa cho học sinh vùng dân tộc ít người bằng kinh phí ngân sách Nhà nước (tất cả học sinh là con em dân tộc ít người được cấp phát sách).

- Nhà xuất bản giáo dục thực hiện cấp miễn phí sách giáo khoa cho con thương binh, liệt sĩ (mỗi học sinh 01 bộ sách giáo khoa).

   - Đẩy mạnh phong trào sử dụng lại sách giáo khoa cũ, củng cố tủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh mượn sách...

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục vận động các địa phương đẩy mạnh phong trào quyên góp, tặng sách giáo khoa cũ ủng hộ học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Như vậy, các học sinh nghèo đã được hỗ trợ về sách giáo khoa, học sinh vùng dân tộc, học sinh con thương binh, liệt sĩ đã được cấp sách giáo khoa, đảm bảo cho học sinh trên mọi miền đất nước, trong mọi hoàn cảnh đều có sách giáo khoa để học tập.

108. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Nước ta có 28 tỉnh giáp biển với bờ biển dài 3.260 km nên có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chuyên môn có kiến thức, khả năng tư duy để quản lý, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Cử tri đề nghị Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ Đề án thành lập Trường Đại học Biển Việt Nam để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về nghiên cứu tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển và quản lý phát triển bền vững biển Việt Nam trong tương lai.

Trả lời:  (Tại Công văn số 462/BGDĐT-VP ngày 13 tháng 2 năm 2017)

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có rất nhiều trường đại học đóng trên địa bàn các tỉnh ven biển, trong đó có một số trường đại học đã tổ chức nghiên cứu và đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển như:  Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam (có trụ sở tại Thành phố Hải Phòng), có chức năng đào tạo các ngành phục vụ kinh tế biển như: giao thông vận tải, công nghiệp đóng tàu, xây dựng công trình thủy, công trình biển và các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ có liên quan khác. Trường Đại học Nha Trang đang tổ chức đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế biển như: Khoa học hàng hải, Công nghệ chế biến thủy sản, Kỹ thuật tàu thủy, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản, Kỹ thuật khai thác thủy sản… Ngoài ra, một số trường đại học đóng tại các địa phương ven biển như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội… cũng đang tổ chức đào tạo một số ngành liên quan đến khai thác biển, kinh tế biển.

Ngoài ra, để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực kinh tế biển, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án riêng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế biển, trong đó xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo, các chính sách ưu đãi và ưu tiên tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành này.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 785/VPCP-KGVX ngày 29 tháng 01 năm 2015 và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, rà soát lại mạng lưới các trường đại học trong toàn quốc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ định hướng kiện toàn, cơ cấu lại mạng lưới các trường đại học, nhằm bảo đảm tính hợp lý, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận kiến nghị của cử tri trong quá trình rà soát và đề xuất quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học trong cả nước.

109. Cử tri tỉnh Kiên Giang, Quảng Nam kiến nghị:

Đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cho phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức đánh giá việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Hiện nay, mỗi địa phương phân cấp quản lý một kiểu, dẫn đến việc quản lý điều hành hoạt động của ngành giáo dục hiệu quả không cao.

Trả lời:  (Tại Công văn số 392/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định 115), thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 23 tháng 4 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Nghị định 115.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 115 cho phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục nghề nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực tiễn quản lý giáo dục và đào tạo ở địa phương để trình Chính phủ trong năm 2017.

110. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, hiện nay không còn Chương trình mục tiêu dành riêng cho giáo dục và đào tạo (sân chơi, bãi tập…) đang thiếu thốn và xuống cấp trầm trọng. Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ các nguồn vốn (TPCP, ODA) đầu tư trường lớp học, nhà công vụ cho Kiên Giang (Kiên Giang hiện còn thiếu hơn 2.000 phòng học) nhất là các địa bàn bãi ngang, ven biển, đảo.

Trả lời:  (Tại Công văn số 395//BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, theo Công văn số 9736/BKHĐT-TH ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Kiên Giang được dự kiến giao vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện đề án Kiên cố hoá trường, lớp học mầm non, tiểu học với số vốn là 62.000 triệu đồng. Đối tượng của chương trình là các phòng học mầm non và tiểu học thuộc các xã theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 và Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học để thay thế phòng học nhờ, mượn, thuê của các tổ chức và cá nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang thông tin với cử tri và có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đã được cấp.

111. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều quy định, thông tư thiếu cơ sở, không nghiên cứu tình hình thực tế, không tham khảo ý kiến nhân dân, dẫn đến không khả thi trong quá trình thực hiện, trong thời gian ngắn đã phải bãi bỏ, gây lãng phí ngân sách và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến cả giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội như: Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, mô hình lớp học VNEN, mô hình Hội đồng tự quản lớp học, thay đổi cách thi tại các kỳ thi quốc gia...

Đề nghị Chính phủ phải ban hành Nghị định chung đối với giáo dục và đào tạo chứ không chỉ là quy định, thông tư của Bộ; trước khi ban hành cần phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, ý kiến các ngành liên quan.

Trả lời:  (Tại Công văn số 379/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

1. Về Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT

Việc ban hành Thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học (nay là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (Thông tư 30) nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) và khắc phục khó khăn trước tình hình thực tế đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

Việc soạn thảo, ban hành Thông tư 30 được thực hiện theo trình tự, thủ tục, hồ sơ, thể thức, kỹ thuật trình bày quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, quá trình xây dựng và thử nghiệm dự thảo Thông tư đánh giá học sinh tiểu học như sau:

- Nội dung Thông tư, các ý tưởng đổi mới đã từng bước được thử nghiệm trong năm học 2013-2014. Kết quả thành công, được học sinh, phụ huynh phấn khởi ủng hộ việc đổi mới, giáo viên đồng tình. 

- Dự thảo Thông tư được xây dựng từ tháng 4 năm 2013, xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học tại các hội thảo; lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham vấn ý kiến trên một số Báo, Đài; đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; xin ý kiến tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015.

Tuy nhiên, do công tác đánh giá tác động của Thông tư 30 đến các đối tượng chưa lường hết được những khó khăn, bất cập có thể xảy ra trong thực tiễn nên qua 2 năm học triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, bên cạnh những ưu điểm được thừa nhận còn tồn tại một số điểm bất cập.

Để tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 (Thông tư 22), trong đó kế thừa, phát huy những ưu điểm và khắc phục những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Quá trình xây dựng Thông tư 22 được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định, cụ thể:

- Tháng 5-6 năm 2016: khảo sát, đánh giá việc thực hiện Thông tư 30.

- Tháng 7 năm 2016: rà soát nội dung Thông tư 30.

- Tháng 8 năm 2016: phối hợp nhóm chuyên gia xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 30; tổ chức các hội thảo góp ý nội dung sửa đổi, bổ sung; chỉnh sửa hoàn thiện, ngày 27 tháng 8 năm 2016 đưa dự thảo lên website của Bộ lấy ý kiến. Đồng thời, gửi công văn tới các sở giáo dục và đào tạo đề nghị góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 30[78].

- Tháng 9 năm 2016: tổ chức Hội thảo, góp ý về dự thảo 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 30; tổng hợp ý kiến góp ý của 63 sở giáo dục và đào tạo, các ý kiến tại các hội thảo; ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ học sinh được đăng tải trên các báo; tổ chức họp với nhóm chuyên gia để trao đổi về những ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 30, gửi các cơ quan chức năng thẩm định. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện và ban hành Thông tư 22.

2. Về mô hình trường học mới (VNEN), mô hình Hội đồng tự quản lớp học

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông, trong đó có mô hình trường học mới VNEN được triển khai thử nghiệm từ năm 2012.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình trường học mới có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả.

3. Về đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

3.1. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia

Trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) theo hình thức “3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Đồng thời, phương án cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục được học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức nhiều so với trước đây.

Trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức tốt hơn, trong đó có việc tổ chức cụm thi do trường ĐH chủ trì tại tất cả các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại, ăn ở, giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội; đề thi có độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu vừa sử dụng để công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ; bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý thi và tuyển sinh; các sở giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm tốt công tác tổ chức thi tại địa phương với sự phối hợp của các trường ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tuy đã khắc phục cơ bản những tồn tại của năm 2015 nhưng việc tổ chức kỳ thi vẫn còn một số bất cập như: duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; công tác chấm bài thi tự luận dù được tập trung chỉ đạo nhưng vẫn chưa thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối vì còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên chấm thi... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Xuất phát từ thực tiễn trên, phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những điểm hạn chế của kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn). Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính. Phương thức thi này có thể xem như hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3.2. Về môn thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian dài, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tổ chức cùng một thời gian trên toàn quốc, theo đề thi chung của Bộ. Tuy nhiên, quy định về môn thi và hình thức thi có khác nhau:

Trước năm 2000, tổ chức thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm (riêng năm 1975 tổ chức thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, trong đó có môn Chính trị). Đề thi của tất cả các môn ra theo hình thức tự luận.

Từ năm 2000 đến năm 2014, tổ chức thi 6 môn; trong đó, 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (những học sinh không học ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học được sở giáo dục và đào tạo cho phép thi môn thay thế), 3 môn còn lại và môn thi thay thế môn Ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.

Trước năm 2006, tất cả các môn đều thi theo hình thức tự luận. Năm 2006, triển khai thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ; từ năm 2007 đến nay, các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi bằng hình thức trắc nghiệm, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi bằng hình thức tự luận.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện đươc tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như về sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không gặp khó khăn gì khi đổi mới phương thức thi.

Trong kỳ thi trung học phổ thông THPT quốc gia năm 2017, bài thi tổ hợp gồm: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với Giáo dục thường xuyên).

Về thời gian thi: những năm trước nhưng thời gian thi còn dài (các môn Lịch sử, Địa lí thi tự luận với 180 phút mỗi môn; các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm với 90 phút mỗi môn), gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức. Nay, với bài tổ hợp, thời gian thi giảm mạnh xuống 50 phút mỗi môn.

Về cách thức thi và sử dụng kết quả thi: Bài thi tổ hợp bao gồm các môn thi thành phần độc lập với thời gian làm bài 150 phút; đề thi tách bạch cho mỗi môn thành phần, gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ); thí sinh làm bài theo từng môn trong tổ hợp thi theo trình tự cuốn chiếu, mỗi môn 50 phút, hết thời gian làm bài môn này sẽ tiếp tục làm bài môn khác. Kết quả chấm thi các bài thi tổ hợp sẽ cho biết điểm từng môn thành phần (phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo khối thi truyền thống) và điểm toàn bài thi (phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo tổ hợp môn thi, bài thi mới).

Nhằm đảm bảo tạo thuận lợi nhiều nhất cho các nhà trường kịp thay đổi cách học, cách dạy, tránh gây hoang mang, lo lắng đối với thí sinh, phụ huynh Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình THPT (toàn cấp).

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên và học sinh tham khảo. Dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Với việc thi bài thi tổ hợp, thí sinh tham gia kỳ thi năm nay sẽ giảm áp lực về thời gian thi; đồng thời, các nhà trường không phải thay đổi cách dạy cách học, thí sinh không phải vất vả học nhiều môn hơn mà vẫn đảm bảo được các mục đích thi của bản thân. Điều quan trọng hơn cả là nguyên tắc “học gì thi nấy” và mục tiêu đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh phổ thông đã được thực hiện, đảm bảo thi kiểm tra đánh giá thực sự là động lực, tác động trở lại và thúc đẩy quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông.

4. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

4.1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc Bộ trưởng được thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

   - Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

   - Bộ trưởng ban hành thông tư để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình (Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Như vậy, việc ban hành nghị định của Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nói chung và thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng thực hiện theo các quy định nêu trên.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, thay đổi nhanh chóng, nhiều vấn đề mới về giáo dục và đào tạo phát sinh nhưng việc ban hành văn bản, chính sách đôi khi chưa phù hợp, chưa theo kịp được thực tiễn phát triển của xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.

 - Việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách được thực hiện nhưng chưa được chú trọng, chưa được đầy đủ, kỹ lưỡng.

- Việc lấy ý kiến góp ý trong quá tình xây dựng văn bản chưa thực sự có hiệu quả, chưa tiếp thu, xử lý tốt ý kiến phản biện của đối tượng chịu tác động, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học. Việc lấy ý kiến thông qua đăng mạng; sự tham gia góp ý của các đối tượng tác động đâu đó còn hình thức.

4.2. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ.

- Rà soát, đánh giá các chính sách hiện hành về giáo dục, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng Luật giáo dục (sửa đổi), Luật giáo dục đại học (sửa đổi), lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo.

- Thực hiện tốt quy trình phân tích, đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cốt yếu của quá trình xây dựng văn bản. Tăng cường công tác tham vấn một cách thực chất đối với đối tượng chịu tác động của văn bản; ý kiến tham vấn của chuyên gia, nhà khoa học (bằng văn bản; thông qua hội nghị, hội thảo…).

- Tăng cường năng lực và điều kiện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật thông qua việc thực hiện các giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo để tăng cường năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng chính sách và quy định quản lý giáo dục; có các quy định cụ thể về cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ chịu trách nhiệm của các cán bộ, công chức soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

112. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị có phương pháp đổi mới phân luồng học sinh sau THCS nhằm nâng cao chất lượng bậc học THPT, nguồn nhân lực cho tương lai.

Trả lời:  (Tại Công văn số 385/BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Những năm vừa qua, công tác phân luồng học sinh đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về phân luồng học sinh đã được ban hành; việc phân luồng học sinh đã đem lại những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, công tác phân luồng chưa hiệu quả, tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đi học nghề thấp, chưa phù hợp với nhu cầu lao động được đào tạo nghề trong xã hội. Nguyên nhân là do nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội về phân luồng học sinh còn hạn chế; tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề; việc tổ chức công tác giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả; cơ chế, chính sách về thực hiện phân luồng học sinh còn bất cập, chậm đổi mới; sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội vào công tác phân luồng còn rất hạn chế; sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề, trang thiết bị các trường đào tạo nghề thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp; thị trường lao động phát triển chưa lành mạnh, hạn chế luồng sau trung học để thực hiện phân luồng; cơ hội việc làm cho những học sinh tốt nghiệp trung học vào học giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế.

Nghị quyết số 29-NQ/TW chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

   Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành nhiều giải pháp góp phần thực hiện công tác phân luồng học sinh, cụ thể:

- Trên cơ sở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân để góp phần phân luồng học sinh theo các hướng khác nhau phù hợp với định hướng phát triển nhân lực quốc gia.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để chỉ đạo và thực hiện phân luồng và sử dụng học sinh ra trường; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của từng địa phương và cả nước; thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực xã hội; tăng cường phát triển thị trường lao động tạo đầu ra cho giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo và ngành Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp, các cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức về công tác phân luồng học sinh. 

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục trung học thực hiện việc tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới đồng bộ việc tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông theo định hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang tập trung phát triển phẩm chất và năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

113. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị xem xét thống nhất lại 02 Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 về ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, vì 2 thông tư này có các tiêu chuẩn đánh giá giống nhau nhưng chỉ khác nhau về thứ tự sắp xếp, gây nhiều thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Trả lời:  (Tại Công văn số 544/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc rà soát các văn bản của đơn vị và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài đơn vị nhằm đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân; đồng thời xây dựng kế hoạch soạn thảo các văn bản phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chú trọng tới tính liên thông, đồng bộ và thuận lợi, khả thi cho mọi đối tượng áp dụng trong thực tiễn. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy một số văn bản không còn phù hợp hoặc còn chồng chéo, trong đó Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Thông tư 59) và Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Thông tư 42) có các tiêu chuẩn đánh giá giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự sắp xếp, gây ra một số thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, soạn thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 59 và Thông tư 42 theo hướng tích hợp nội dung, tiêu chuẩn đánh giá dùng để công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, điều chỉnh những văn bản khác không còn phù hợp hoặc bất hợp lý trong thực tiễn hiện nay.

114. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị xem xét, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS là người dân tộc thiểu số có thêm một năm củng cố kiến thức trước khi bắt đầu học THPT (như 01 năm dự bị đại học), nhằm luyện thêm kỹ năng nghe, nói tiếng Việt đạt chuẩn cho các em, cải thiện chất lượng học tập của người dân tộc thiểu số.

Trả lời:  (Tại Công văn số 545/BGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017)

Theo quy định của Luật giáo dục, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở. Sau 04 năm học cấp trung học cơ sở (09 năm học tính cả cấp tiểu học), học sinh được nhiều lần đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, thực hiện các bài kiểm tra và xếp loại học lực, hạnh kiểm so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình, trong đó có kỹ năng nghe, nói tiếng Việt. Như vậy, nếu học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là đã đủ kiến thức, kỹ năng để học tập ở cấp trung học phổ thông.

Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong học tập tăng dần qua các năm. Có những học sinh dân tộc thiểu số đã đoạt Huy chương Vàng Olympic quốc tế[79].

Vì vậy, việc toàn bộ học sinh là người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở cần có 01 năm học dự bị để học trung học phổ thông là không cần thiết. Đối với những trường hợp cá biệt, học sinh chưa đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng để chuyển cấp, lên lớp (kể cả các kỹ năng nghe nói, đọc, viết tiếng Việt), nhà trường có thể xem xét để phụ đạo thêm những nội dung của các môn học mà các em chưa hoàn thành.

115. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay giải thưởng, tiền thưởng cho các em học sinh giỏi ở cấp quốc gia, quốc tế rất thấp, trong khi đó giải thưởng, tiền thưởng cho các vận động viên thể thao lại rất cao. Đề nghị Chính phủ và bộ, ngành quan tâm xem xét điều chỉnh.

Trả lời:  (Tại Công văn số 506/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế được áp dụng từ năm 2002 theo Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Quyết định đã triển khai được 14 năm và không còn phù hợp với thực tiễn bởi hình thức khen thưởng và mức thưởng cho học sinh đoạt giải cấp quốc gia, quốc tế còn thấp, chưa tương xứng với thành tích đạt được của các em học sinh.

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các học sinh giỏi, ngày 23 tháng 12 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6263/BGDĐT-TĐKT gửi các sở giáo dục và đào tạo và một số trường đại học có trường phổ thông trực thuộc đề nghị báo cáo việc thực hiện Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp. Báo cáo đề xuất của các đơn vị là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế (thay thế Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg). Dự kiến, nếu được Chính phủ chấp thuận, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định vào năm 2018.

116. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Tết Trung Thu đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi). Đây là dịp để trẻ em vui chơi các trò chơi dân gian, được người thân tặng quà, được ăn quà mừng Tết. Những hoạt động rước đèn, múa lân, tham gia các trò chơi dân gian đã góp phần duy trì và phát huy các giá trị dân gian đã được lưu truyền và cũng là dịp để người lớn bày tỏ sự yêu thương, trách nhiệm chăm sóc đối với trẻ em. Vì vậy, cử tri đề nghị Bộ xem xét, tạo điều kiện về thời gian học tập ở trường (được nghỉ học trong ngày Tết Trung Thu) để các em tận hưởng được một ngày tết thiếu nhi trọn vẹn, vui vẻ.

Trả lời:  (Tại Công văn số 503/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017)

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc, theo đó, quy định khoảng thời gian tựu trường, số tuần thực học của các cấp học, thời gian kết thúc học kỳ I, học kỳ II và kết thúc năm học.

Trong quyết định Khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch thời gian năm học áp dụng cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Việc quy định thống nhất học sinh được nghỉ Tết Trung thu liên quan đến việc nghỉ của giáo viên và phải căn cứ vào Điều 115, Luật lao động năm 2012.

117. Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị: Đề nghị sớm quan tâm cho sáp nhập Khoa Du lịch - Đại học Huế với Trường Cao đẳng nghề Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Học viện Du lịch Huế; nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp thành Trường Đại học Công nghiệp Huế.

Trả lời:  (Tại Công văn số 394 //BGDĐT-VP ngày 9 tháng 2 năm 2017)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ[80] và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng[81], hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, rà soát lại mạng lưới các trường đại học trong toàn quốc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ định hướng kiện toàn, cơ cấu lại mạng lưới các trường đại học, nhằm bảo đảm tính hợp lý, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận kiến nghị của cử tri trong quá trình rà soát và đề xuất quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học trong cả nước.

118. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Hiện nay Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp các trường học đã xác định vị trí việc làm nhân viên kế toán và nhân viên y tế học đường. Đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc tuyển dụng 02 vị trí này.

Trả lời:  (Tại Công văn số 427/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục (trong đó có nhân viên kế toán và y tế trường học) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các văn bản như: Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 08 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

Để bảo đảm việc tuyển dụng viên chức đối với 02 vị trí nhân viên kế toán và y tế trường học được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành (nêu trên), phù hợp với chủ trương tinh giản, tiết kiệm biên chế và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 11025/VPCP-KGVX ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về nhân viên y tế trường học, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, ngày 08 tháng 12 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6044/BGDĐT-NGCBQLCSGD đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể:

- Rà soát đội ngũ viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, có phương án tuyển dụng, bố trí, sắp xếp linh hoạt, phù hợp với chủ trương tinh giản, tiết kiệm biên chế; phát huy tối đa lực lượng y tế địa phương trong công tác y tế trường học, bảo đảm các hoạt động hỗ trợ, phục vụ trong nhà trường hiệu quả, giúp các cơ sở giáo dục hoàn thành nhiệm vụ được giao.

   - Trong quá trình bố trí, sắp xếp nhân viên trường học cần chú ý xem xét một số nhân viên có thể thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm hoặc phân công một người làm việc ở một số trường trên cùng địa bàn để tiết kiệm biên chế nhưng phải bảo đảm các hoạt động được thực hiện hiệu quả, đúng quy định.

   - Việc tuyển mới nhân viên trường học cần ưu tiên cho những cơ sở giáo dục mới thành lập hoặc những nơi không thể thực hiện kiêm nhiệm do khoảng cách vị trí địa lý, trường học quy mô lớn và những trường dạy học cả ngày có học sinh ăn ở bán trú tại trường.

   - Tăng cường giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân viên trường học bảo đảm linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục; khuyến khích các cơ sở giáo dục có các giải pháp xã hội hóa để huy động các nguồn lực hợp pháp cho việc thực hiện hợp đồng lao động, khoán công việc đối với những nơi còn thiếu hoặc chưa bố trí được nhân viên trường học theo quy định.

119. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Nên có những chính sách đặc thù cho việc xây dựng và phát triển giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Trả lời:  (Tại Công văn số 418/BGDĐT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017)

Các chính sách xây dựng, phát triển giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm như: chính sách phát triển mạng lưới trường, lớp ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN); chính sách đối với người học; chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý (GV, CBQL) giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các chính sách này được quy định trong Luật giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009 và trong hệ thống các văn bản dưới Luật. Cụ thể như sau:

1. Chính sách phát triển mạng lưới trường, lớp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 

Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em các dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng này[82].

Về phát triển mạng lưới trường, lớp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hệ thống các văn bản tổ chức và hoạt động đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện.

2. Chính sách đối với người học

Hiện nay, trẻ em, học sinh, sinh viên DTTS ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng những chính sách sau: 

a) Chính sách học bổng được thực hiện đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường dự bị đại học (DBĐH), sinh viên cử tuyển:

- Học sinh trường PTDTNT, trường DBĐH được nhà nước nuôi dạy và học tập tại trường. Học bổng của học sinh PTDTNT bằng 80% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng và được hưởng 12 tháng/năm.

- Sinh viên cử tuyển được hưởng học bổng PTDTNT bằng 80% mức lương tối thiểu chung/sinh viên/tháng và được hưởng 12 tháng/năm.

b) Chính sách hỗ trợ học tập (hỗ trợ tiền, gạo và một số chính sách hỗ trợ khác)

 - Trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 120.000 đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường.

- Hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc 09 DTTS rất ít người tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hằng tháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu chung.

        - Hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên đối với sinh viên là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng).

- Học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường PTDTBT, học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; học sinh là người DTTS có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập được hưởng hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh, hỗ trợ tiền ăn (bằng 40% mức lương tối thiểu) và tiền nhà ở (10% mức lương tối thiểu).

- Học sinh trường PTDTNT, trường DBĐH còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như miễn các loại lệ phí thi, tuyển sinh; hỗ trợ tiền tàu xe nghỉ hè hoặc nghỉ tết; học phẩm; tiền điện nước, bảo hiểm y tế...

c) Miễn, giảm học phí

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường PTDTNT, trường DBĐH, khoa DBĐH, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người;

          - Giảm 70% học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.          

d) Trợ cấp xã hội

Học sinh, sinh viên người DTTS học tại các trường đào tạo công lập được hưởng trợ cấp xã hội 140.000 đồng/người/tháng và cấp 12 tháng/năm theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Ưu tiên cử tuyển, tuyển thẳng, tuyển sinh dự bị đại học và đại học

- Cử tuyển: công dân Việt Nam thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở khu vực III, II,... tùy theo những điều kiện cụ thể, được cử tuyển vào đại học, cao đẳng;

- Được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng;

- Được ưu tiên xét tuyển vào dự bị đại học và ưu tiên tuyển sinh vào cao đẳng, đại học.

Các chế độ, chính sách nói trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước tới sự nghiệp phát triển giáo dục vùng DTTS, MN và chăm lo cho quyền được học hành của trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Chính sách đối với nhà giáo

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các loại phụ cấp sau: phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, phụ cấp lưu động. Mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút là 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Các loại trợ cấp: Trợ cấp lần đầu; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý; trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng,… đều có định mức cụ thể và tăng khi mức lương cơ bản tăng.

Đối với những giáo viên hết thời hạn được hưởng phụ cấp thu hút sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

   Các chế độ phụ cấp, trợ cấp nói trên thể hiện sự quan tâm toàn diện đối với công tác và đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chính sách này góp phần không nhỏ trong việc ổn định cuộc sống, động viên tinh thần để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng này.

120. Cử tri tỉnh An Giang, Phú Yên kiến nghị: xem xét lại việc cải cách giáo dục, vì trong mấy năm gần đây ngành Giáo dục thường xuyên thực hiện việc cải cách đã gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và rất tốn kém kinh phí cho việc cải cách.

Trả lời: (Tại Công văn số 1592/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều nhóm giải pháp để đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, thi, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ này triển khai đồng thời với việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Cụ thể như sau:

1. Về đổi mới chương trình, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông

- Trên cơ sở tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tinh giản để áp dụng thường xuyên, hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Những đổi mới trong chỉ đạo về phương pháp dạy học thời gian vừa qua (kể cả việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) ở tiểu học và ở trung học cơ sở) không phải là thực hiện chương trình mới mà là "thực thi" những phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên đã được trang bị về lý luận trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Chỉ đạo của Bộ về điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong thời gian qua phải được thực hiện một cách thường xuyên, kể cả khi đã có chương trình mới.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học. Việc đánh giá học sinh thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Lịch sử… nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; thay đổi cách đánh giá học sinh[83]; thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...).

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn có những hạn chế do điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; một bộ phận cán bộ quản lý các cấp còn nặng thói quen bao cấp, áp đặt, cản trở sự đổi mới; tâm lý làm theo thói quen, ngại đổi mới của nhiều giáo viên còn tồn tại; kỹ năng thực hiện trong thực tế về dạy học tích cực của một số giáo viên chưa thuần thục, dẫn tới tâm lý ngại sử dụng, hiệu quả chưa cao; tâm lý, thói quen được nhận kết quả học tập của con bằng điểm số của cha mẹ học sinh còn nặng nề dẫn tới có những băn khoăn lo lắng trong xã hội; công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức đánh giá một số nhiệm vụ đã triển khai trong thời gian qua như mô hình trường học mới, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Kết quả khảo sát, đánh giá sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 6 năm 2017.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục làm tốt hơn công tác truyền thông để chủ động tuyên truyền tới toàn xã hội hiểu đúng về chủ trương đổi mới, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và xã hội; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo hướng đổi mới cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp để một mặt áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mặt khác, Bộ coi đây chính là giải pháp truyền thông tốt nhất để đông đảo cha mẹ học sinh và xã hội hiểu đúng về những đổi mới mà Bộ đang chỉ đạo.

2. Về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

2.1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

2.2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

2.3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

121. Cử tri tỉnh Bình Dương, Hưng Yên, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Quảng Nam, Bạc Liêu, An Giang, Bắc Ninh, Ninh Thuận, Long An và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm, gây lãng phí lớn tiền của và nguồn nhân lực xã hội. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm mà chưa có giải pháp căn cơ. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm đề ra phương hướng, có chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, biện pháp tháo gỡ hiệu quả tình trạng trên.

Trả lời: (Tại Công văn số 1177/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

1. Thực trạng

Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chi phí thấp, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đã nỗ lực đào tạo nhân lực đủ trình độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; lực lượng cán bộ đào tạo trong nước đã đảm nhận được hầu hết các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của đất nước khoảng 90 triệu dân có 239 trường đại học, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[84].

Hàng năm có khoảng 300.000 sinh viên đại học chính quy ra trường. Theo số liệu thống kê của các trường cho thấy phần lớn sau 01 năm ra trường các sinh viên tốt nghiệp đều tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo.

Tuy nhiên, cũng còn có một số sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo, trong đó có sinh viên các ngành về quản trị kinh doanh, kế toán, thậm chí cả sinh viên ngành sư phạm.

2. Nguyên nhân chủ yếu

- Do một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ nên chất lượng đào tạo còn có nơi chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường lao động.

- Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quy mô một số ngành (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh...) đã vượt quá nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại.

- Trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, kinh tế nước ta có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh…

3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thay đổi mô hình phát triển giáo dục đại học từ phát triển số lượng sang mô hình chú trọng chất lượng và hiệu quả, gắn với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ thể:

+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng và đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân, hạ định mức quy hoạch (450 sinh viên/vạn dân) so với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

+ Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng; dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng ở các khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngừng đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên…

+ Thực hiện đổi mới công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (chính quy, vừa học vừa làm), thạc sĩ, tiến sĩ trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng), chỉ tiêu được xác định theo từng khối ngành; giảm chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông.

+ Thành lập bốn trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, bước đầu triển khai kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng đào tạo. Tham gia mạng lưới kiểm định khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Ðào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở không đảm bảo chất lượng[85].

+ Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 để phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về thị trường lao động kết hợp với việc quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế theo từng giai đoạn, theo ngành nghề và từng trình độ đào tạo; tăng cường cảnh báo về dấu hiệu “bão hòa” nhân lực ở một số ngành/lĩnh vực (kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…).

- Các giải pháp trong thời gian tới

+ Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

+ Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

+ Xây dựng Đề án Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

+ Thực hiện Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

+ Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

122. Cử tri tỉnh Bình Dương, Hải Dương, Tiền Giang, Thái Bình, Long An kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên thay đổi hình thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học trong những năm gần đây gây tâm lý hoang mang, lo lắng, khó chủ động trong công tác giảng dạy và học tập cho các giáo viên, học sinh. Cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thống nhất chung một hình thức thi ở các cấp học, các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học để giáo viên, học sinh yên tâm, tập trung cho việc dạy và học.

Trả lời: (Tại Công văn số 1175/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

123. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội để những người sau khi được đào tạo nhanh chóng có được công việc ổn định.

Trả lời: (Tại Công văn số 1353/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Hiện nay, một số cơ sở giáo dục đại học thường tổ chức đào tạo theo năng lực của trường hơn là có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về nhu cầu nhân lực của xã hội, địa phương, xu hướng phát triển của các ngành kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và quốc tế. Chương trình đào tạo chưa đổi mới, cập nhật để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển khoa học - công nghệ, văn hoá - xã hội, nội dung đào tạo còn nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) cho người học.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp như sau:

- Chỉ đạo các trường đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo. Triển khai xây dựng một số trường đại học xuất sắc, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)...

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm tự chủ tài chính cho 16 trường đại học và đang xây dựng Đề án đổi mới cơ chế tính giá dịch vụ cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp (có ngành đào tạo giáo viên), làm cơ sở đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong thời gian tới theo hướng tự chủ về tài chính; tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, điều chỉnh mức học phí, thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo để đảm bảo chất lượng và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Tổ chức diễn đàn đối thoại giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp các cơ sở giáo dục đại học nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và tăng cường kết nối, tạo sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

- Khuyến khích các trường nhập khẩu chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trên thế giới sau khi nghiên cứu, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động trong khu vực, trên quy mô toàn quốc. Đẩy mạnh thí điểm mô hình thu hút người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao và chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học nhằm từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới công tác quản trị đại học.

- Năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chung để giúp các trường có thông tin tổng quát về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo điều chỉnh quy mô đào tạo của các ngành, tiến hành đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo.

124. Cử tri tỉnh Bình Dương, Hưng Yên, Trà Vinh và TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cũng quan tâm đến chất lượng giáo dục đào tạo trong nước, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang diễn ra hầu hết ở các địa phương, chất lượng đào tạo tại một số cơ sở còn thấp, dẫn đến tình trạng đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến thất nghiệp gia tăng. Đề nghị cần rà soát và có quy hoạch cụ thể về việc cấp phép cho mở các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, cao đẳng tránh tình trạng quá nhiều trường đại học, cao đẳng không đảm bảo chất lượng giảng dạy như hiện nay.

Trả lời: (Tại Công văn số 1352/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Hiện nay toàn quốc có 261 cơ sở giáo dục đại học. Quá trình phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam nảy sinh nhiều bất cập như: thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn, phát triển manh mún; đầu tư dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm; số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở đánh giá chất lượng giáo dục. Cụ thể:

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

125. Cử tri tỉnh Sóc Trăng, Thái Bình và TP Đà Nẵng kiến nghị: việc đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong thời gian qua hiệu quả còn hạn chế. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông phù hợp với cơ cấu phát triển nguồn nhân lực quốc gia, điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực của từng địa phương, từng vùng và của cả nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 1599/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29), Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29[86]. Theo đó, Chính phủ đã xác định 09 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai và soạn thảo 18 đề án. Tuy nhiên, có 01 đề án chuyển thành văn bản hướng dẫn[87], còn lại 17 đề án; Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì 09 đề án; các bộ, ngành chủ trì soạn thảo 08 đề án. Hiện nay, các bộ, ngành đã ban hành 03 đề án[88] và 05 đề án đang soạn thảo[89]. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 06 đề án, đã trình 01 đề án và đang soạn thảo 02 đề án[90]. Đối với 02 đề án đang soạn thảo, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2017.

Triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội[91], ngành Giáo dục đã cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 44/NQ-CP thành 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản cho năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo, trong đó tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Đối với bậc học mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng... Riêng với giáo dục đại học đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, coi trọng công tác xây dựng thể chế, chú trọng hơn tới tính thực tiễn của từng chính sách; thực hiện phân cấp cho địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng văn bản, chính sách của ngành. Các giải pháp này đang được triển khai, bước đầu có hiệu quả và được các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đồng tình ủng hộ.

2. Về đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh

Quán triệt Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung đổi mới tổ chức thi và tuyển sinh theo lộ trình khoa học với các bước đi phù hợp. Theo đó, đổi mới thi, kiểm tra được triển khai đồng bộ với đổi mới chương trình, nội dung, cách thức tổ chức dạy học, giảm áp lực với phụ huynh và học sinh. Lộ trình này đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng.

a) Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là hồ sơ ảo.Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề  khiến dư luận xã hội chưa an tâm. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với cơ cấu ngành nghề và định hướng việc làm thực tiễn, chưa phát huy hết sự tự chủ của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh, chưa đạt tầm bao quát toàn diện trong đánh giá năng lực đối với thí sinh... Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, còn tạo áp lực cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng.

b) Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, khách quan, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ, đây là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 về trước và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung”, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh, tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội "tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực", giúp thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Một số hạn chế, bất cập liên quan đến cách thức tổ chức kỳ thi trong hai năm qua vẫn chưa được khắc phục, vì vậy, việc đổi mới phương thức thi vẫn cần tiếp tục để đạt được mục tiêu Nghị quyết 29 đề ra.

c) Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ, cụ thể:

- Khai thác tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Phương thức thi này là giải pháp kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT.

Ma trận đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án, theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Căn cứ ma trận đề thi, Bộ xây dựng các đề minh họa, đề thi thử nghiệm làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi. Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh biết cấu trúc đề thi và đã nhận được phản hồi tích cực của giáo viên, học sinh và dư luận xã hội về phương thức thi trắc nghiệm khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chính thức công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.

Đồng thời, Bộ đã thực hiện bổ sung, chuẩn hóa ngân hàng câu trắc nghiệm bằng nhiều nguồn khác nhau như: huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên ĐH có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm thi, kiểm tra, đánh giá và có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo mật tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi; khai thác các câu hỏi thi phù hợp trong ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6 năm 2017.

- Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định, đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có thể khẳng định lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước đã không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

3. Về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông

Những năm vừa qua, công tác phân luồng học sinh đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về phân luồng học sinh đã được ban hành, việc phân luồng học sinh đã đem lại những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, công tác phân luồng chưa hiệu quả, tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đi học nghề thấp, chưa phù hợp với nhu cầu lao động được đào tạo nghề trong xã hội. Nguyên nhân là do nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội về phân luồng học sinh còn hạn chế; tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề; việc tổ chức công tác giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả; cơ chế, chính sách về thực hiện phân luồng học sinh còn bất cập, chậm đổi mới; sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội vào công tác phân luồng còn rất hạn chế; sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề, trang thiết bị các trường đào tạo nghề thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp; thị trường lao động phát triển chưa lành mạnh, hạn chế luồng sau trung học để thực hiện phân luồng; cơ hội việc làm cho những học sinh tốt nghiệp trung học vào học giáo dục nghề nghiệp còn chưa nhiều.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

Thực hiện Nghị quyết 29, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành nhiều giải pháp góp phần thực hiện công tác phân luồng học sinh, cụ thể:

- Trên cơ sở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân để góp phần phân luồng học sinh theo các hướng khác nhau phù hợp với định hướng phát triển nhân lực quốc gia.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để chỉ đạo và thực hiện phân luồng, sử dụng học sinh ra trường; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của từng địa phương và cả nước; thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực xã hội; tăng cường phát triển thị trường lao động tạo đầu ra cho giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, các cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức về công tác phân luồng học sinh. 

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục trung học thực hiện việc tư vấn nghề; thực hiện thí điểm mô hình kết hợp dạy văn hóa phổ thông và dạy nghề.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới đồng bộ việc tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông theo định hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang tập trung phát triển phẩm chất và năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

126. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng chương trình học hiện nay đối với học sinh phổ thông khá nặng. Đề nghị ngành giáo dục xem xét, có những giải pháp cải cách nhằm giảm tải chương trình học nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo đối với học sinh phổ thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 1176/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ này triển khai đồng thời với việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như sau:

- Trên cơ sở tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tinh giản để áp dụng thường xuyên, hiệu quả phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Những đổi mới trong chỉ đạo về phương pháp dạy học thời gian vừa qua (kể cả việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) ở tiểu học và ở trung học cơ sở) không phải là thực hiện chương trình mới mà là "thực thi" những phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên đã được trang bị về lý luận trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Chỉ đạo của Bộ về điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong thời gian qua phải được thực hiện một cách thường xuyên, kể cả khi đã có chương trình mới. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn có những hạn chế do điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; một bộ phận cán bộ quản lý các cấp còn nặng thói quen bao cấp, áp đặt, cản trở sự đổi mới; tâm lý làm theo thói quen, ngại đổi mới của nhiều giáo viên còn tồn tại; kỹ năng thực hiện trong thực tế về dạy học tích cực của một số giáo viên chưa thuần thục, dẫn tới tâm lý ngại sử dụng, hiệu quả chưa cao; tâm lý, thói quen được nhận kết quả học tập của con bằng điểm số của cha mẹ học sinh còn nặng nề dẫn tới có những băn khoăn lo lắng trong xã hội; công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của chính quyền, cộng đồng và cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá lại một số nhiệm vụ đã triển khai trong thời gian qua như mô hình trường học mới, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Đồng thời, tiếp tục làm tốt hơn công tác truyền thông để chủ động tuyên truyền tới toàn xã hội hiểu đúng về chủ trương đổi mới, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và xã hội; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo hướng đổi mới cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp để một mặt áp dụng hiệu quả hơn các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mặt khác, Bộ coi đây chính là giải pháp truyền thông tốt nhất để đông đảo cha mẹ học sinh và xã hội hiểu đúng về những đổi mới mà Bộ đang chỉ đạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

127. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Thời gian vừa qua, Bộ đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải cách giáo dục. Tuy nhiên, cử tri cho rằng việc cải cách này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Việc giáo dục còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng và thực hành cho học sinh ở từng lứa tuổi.

Trả lời: (Tại Công văn số 1453/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực người học; đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi trung học phổ thông quốc gia theo hướng đánh giá năng lực học sinh, bảo đảm khách quan, công bằng, giảm áp lực, tốn kém, góp phần đổi mới dạy và học; hướng dẫn các trường thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng lược bỏ những nội dung trùng lặp, quá khó; cắt giảm các câu hỏi, bài tập còn nặng về lý thuyết, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; hướng dẫn tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng, nhu cầu của học sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW  ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập. Tăng cường phát triển phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, ý thức tự học; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

128. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Việc đổi mới nội dung sách giáo khoa ở cấp tiểu học thời gian qua đang bộc lộ nhiều hạn chế, lãng phí và chưa phù hợp; chương trình môn Tiếng Việt quá khác biệt so với trước đây, đã gây khó khăn cho phụ huynh trong việc giúp con em học tập; việc đổi mới phương pháp học nhóm ở cấp trung học cơ sở đã tạo tâm lý dựa dẫm của các em học sinh yếu vào các em học giỏi hơn mà không khuyến khích các em tích cực tự học. Do vậy, đề nghị Bộ xem xét, tiếp tục nghiên cứu để có sự đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa các cấp học cho phù hợp và ổn định hơn.

Trả lời: (Tại Công văn số 1598/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành[92] được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay. Chương trình có một bước tiến rõ rệt so với Chương trình trước đó, góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, Chương trình hiện hành vẫn còn những hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập về nội dung chương trình và sách giáo nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng cũng như việc áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Nhận thức được những bất cập của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục những bật cập đó, chẳng hạn:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ Chương trình, sách giáo khoa hiện hành để hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản; ban hành Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm luôn nhấn mạnh việc "Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục" bằng những giải pháp cụ thể.

- Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và cách mà học sinh học để đạt được mục tiêu đó.

Chương trình, sách giáo khoa mới được thiết kế đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục Việt Nam; đồng thời xây dựng theo hướng mở: (i) Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội; (ii) Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời dành phần chủ động, sáng tạo cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên và (iii) Bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện như ý kiến góp ý của cử tri.

129. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Có ý kiến đề nghị cần nâng tầm môn học Giáo dục công dân và đưa vào chương trình thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cho rằng vì đây là môn học rất quan trọng để học sinh có kỹ năng sống thực tế sau khi ra trường. Cũng có ý kiến khác đề nghị Bộ không nên bỏ môn thi Lịch sử trong các kỳ thi quốc gia vì hiện nay tình trạng học sinh hiểu về lịch sử ngày càng lệch lạc, và đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng yêu nước của thế hệ trẻ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1419/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

Môn học Lịch sử và Giáo dục công dân là những môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là những môn học có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục tư tưởng, nhân cách, truyền thống bản sắc dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại.

Nhận thức được ví trí, vai trò quan trọng của môn học Lịch sử và Giáo dục công dân, những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy như đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tăng cường gắn các vấn đề học tập với thực tiễn, dạy học thông qua di sản... qua đó giúp học sinh yêu thích và say mê học tập và rèn luyện hai môn học trên.

Đối với môn Giáo dục công dân, chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình môn Giáo dục công dân; giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục trung học, thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành.

Triển khai việc đánh giá nội dung, chương trình và hướng dẫn các nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cho phù hợp với tình hình thực tiễn; chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng về giáo dục công dân nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn, tiếp thu một cách tự nhiên; chú trọng thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ...). Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó có quy định việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi của học sinh theo nội dung môn học Giáo dục công dân, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân là 3 phân môn trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Việc đưa bài thi tổ hợp khoa học xã hội vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thể hiện sự đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của các môn học này; nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện của học sinh, tạo động lực cho người dạy, người học, làm cơ sở để ngành giáo dục thực hiện những bước tiếp theo trong việc tiếp tục tăng cường nội dung giáo dục giáo dục tư tưởng, nhân cách, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất của công dân toàn cầu trong xu giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

130. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cho rằng, sau 08 năm triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả như thế nào thì người dân chưa thấy. Đề nghị Chính phủ trả lời cử tri biết về vấn đề này.

Trả lời: (Tại Công văn số 1351/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Đề án). Sự ra đời của Đề án và những hoạt động của Đề án đã nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế; giúp các địa phương và các cơ sở giáo dục và đào tạo quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức cho nhiệm vụ đổi mới dạy và học ngoại ngữ theo mục tiêu nêu trong Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

     Trong 08 năm triển khai Đề án (2008 – 2016), mặc dù chậm khởi động (tháng 6/2011) và gặp phải không ít khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên có đủ trình độ và năng lực dạy học ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông; kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa nhiều (tổng số vốn đã được huy động để bố trí cho Đề án giai đoạn 2008 - 2015 là 3.829 tỷ đồng, bao gồm 2.198 tỷ đồng vốn trung ương (chiếm tỷ lệ 57,4%) và 1.631 tỷ đồng vốn đối ứng của địa phương và các nguồn tài trợ khác (chiếm tỷ lệ 42,6%), đạt 70,3% kinh phí dự toán giai đoạn 2008 - 2015 và đạt 40,83% tổng kinh phí của Đề án), nhưng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ trong thời kỳ đổi mới đất nước, tích cực hội nhập quốc tế và khu vực, các địa phương, bộ, ngành và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tạo được một số chuyển biến bước đầu về đổi mới dạy và học ngoại ngữ theo mục tiêu đã đề ra. Dưới đây là một số kết quả Đề án đã đạt được trong giai đoạn 2008 -2020:

- Đã triển khai thực hiện thí điểm và từng bước mở rộng quy mô và địa bàn dạy và học chương trình ngoại ngữ, trước mắt là Tiếng Anh, hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12), bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Đồng thời, đổi mới chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ), giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thanh niên, học sinh và sinh viên Việt Nam. Tỷ lệ học sinh, sinh viên theo học chương trình Tiếng Anh mới tăng dần từng năm. Trong đó, tỷ lệ học sinh tiểu học theo học Chương trình tiếng Anh 10 năm đạt 53,68% vào năm học 2015 - 2016. 

     - Kết quả kiểm tra, rà soát trình độ năng lực ngoại ngữ đã thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên tiếng Anh của các trường phổ thông, đại học, cao đẳng trên toàn quốc, cho thấy sự cấp thiết của công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đổi mới phương thức dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên tiếng Anh trên cả nước. Thông qua các khóa bồi dưỡng trong nước và ngoài nước, trình độ tiếng Anh và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo đã được nâng lên. Đến năm học 2014 – 2015, đã có 37,28% giáo viên tiếng Anh ở phổ thông đạt chuẩn trình độ năng lực theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (giáo viên Tiếng Anh tiểu học và trung học cơ sở: đạt bậc 4; giáo viên THPT đạt bậc 5).

- Đã xây dựng và ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và những quy định, tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ có liên quan; thúc đẩy các cơ sở giáo dục và đào tạo quan tâm tạo điều kiện cho giảng viên, giáo viên ngoại ngữ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, giúp nâng cao động lực phấn đấu, tự học, tự bồi dưỡng của người dạy và người học.

- Thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, các cấp lãnh đạo các địa phương, đơn vị liên quan, các cơ sở đào tạo, các giảng viên, giáo viên cũng như sinh viên đã bước đầu được tiếp cận với các phương pháp đào tạo tiên tiến, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá về dạy và học ngoại ngữ theo các tiêu chuẩn quốc tế… Điều này giúp các đơn vị có được những đánh giá chính xác về tính hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở của mình; từ đó, từng bước đưa ra được các biện pháp, kế hoạch… nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ.

     - Đề án đã xây dựng được các khung chương trình, hệ thống tài liệu giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm dạy và học tiếng Anh, giáo án điện tử, Internet… Việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy đã được một số đơn vị trường học tiến hành và đạt được phản hồi tốt từ cả giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên.

     - Hệ thống chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng, tài liệu tham khảo… đã được xây dựng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và tiếp tục được chỉnh lý, sửa đổi để đáp ứng được mục tiêu đào tạo đề ra, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam.

     - Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ được đổi mới, từng bước xây dựng năng lực khảo thí quốc gia trên cơ sở năng lực khảo thí thực tiễn và tiếp cận năng lực khảo thí quốc tế.

     - Điều kiện, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện theo hướng tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.

     - Đề án đã bước đầu thiết lập được một hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo, các giáo viên/giảng viên, các học sinh/sinh viên… nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ với mục đích đáp ứng được tiêu chuẩn quy định chung.

     - Công tác hợp tác quốc tế được tiến hành thường xuyên đã tạo được sức lan tỏa cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nước cũng như quốc tế, giúp Đề án có thể tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế về chuyên môn cũng như phương thức tổ chức hoạt động dạy và học ngoại ngữ để việc triển khai Đề án ngày một hiệu quả hơn.

     Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục và đạo tạo tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả triển khai dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn 2008 - 2016, đúc kết các bài học kinh nghiệm để từ đó điều chỉnh, bổ sung Đề án theo hướng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho mọi đối tượng người học, bảo đảm phù hợp với yêu cầu và tình hình mới. 

131. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị tăng cường việc quản lý đào tạo sau đại học, kiên quyết không chấp nhận việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với những người không có bằng đại học đúng chuyên ngành, hoặc chuyên ngành gần (Ví dụ học thể chất lại đi học thạc sĩ kinh tế,…). Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát các trường đại học, viện nghiên cứu không thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công nhận chứng chỉ ngoại ngữ được cấp từ các đơn vị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đã có chứng chỉ ngoại ngữ khung Châu Âu do các trung tâm nói trên cấp nhưng lại không được miễn thi đầu vào vì nhà trường không công nhận).

Trả lời: (Tại Công văn số 1594/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về tăng cường quản lý đào tạo sau đại học

Những bất cập trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Việt Nam hiện nay là có và chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ vẫn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề này, để đảm bảo trình độ đào tạo tương xứng với học vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các giải pháp để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới đào tạo sau đại học nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đào tạo sau đại học (cập nhật, sửa đổi và hoàn thiện quy chế đào tạo tiến sĩ[93], đào tạo thạc sĩ[94] cho phù hợp với điều kiện thực tế), thực hiện quốc tế hoá đào tạo tiến sĩ: sửa đổi, bổ sung các điều kiện liên quan đến xác định chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (đào tạo tinh hoa, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng), mở ngành đào tạo tiến sĩ, tổ chức đào tạo và cấp bằng theo hướng áp dụng các chuẩn khu vực và quốc tế đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, giảm thủ tục hành chính, tăng hàm lượng khoa học như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh.

- Chỉ đạo chấn chỉnh việc tổ chức đào tạo đặc biệt là đào tạo sau đại học ngoài cơ sở.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đào tạo; xử phạt nghiêm minh cơ sở đào tạo có sai phạm.

- Thúc đẩy việc kiểm định chất lượng đặc biệt ở tầm khu vực và quốc tế các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ.

- Hoàn thiện cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học nước ngoài, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài tham gia công tác đào tạo tiến sĩ trong nước.

- Tiếp tục rà soát, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng[95] tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ và kiên quyết đình chỉ đào tạo các ngành hoặc những cơ sở đào tạo đã được cấp phép đào tạo nhưng không đảm bảo các điều kiện về con người và cơ sở vật chất.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học:

+ Thực hiện nghiêm túc quy định liên quan đến đào tạo sau đại học, công tác báo cáo.

+ Tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và tỷ lệ người tốt nghiệp sau đại học có việc làm của cơ sở đào tạo.

+ Đăng ký kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ, thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ.

+ Tăng cường kết hợp với các cơ sở sử dụng lao động, các công ty, các viện nghiên cứu trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư tập trung cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đào tạo tiến sĩ: phòng làm việc cho giáo sư, người hướng dẫn, phòng làm việc cho nghiên cứu sinh.

2. Về việc cấp và sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển sinh đầu vào sau đại học

Do nhu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên dạy ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu 11 đơn vị có đủ năng lực tổ chức thi và cấp chứng nhận năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc công nhận các chứng nhận năng lực tiếng Anh do các đơn vị này cung cấp hiện chưa thống nhất trên toàn quốc. Vì vậy, một số trung tâm dạy tiếng Anh lợi dụng danh nghĩa của các đơn vị tổ chức thi này tổ chức các khoá luyện thi, cấp chứng chỉ được hình thành chưa có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai:

- Rà soát các văn bản liên quan tới tổ chức thi và cấp chứng nhận năng lực ngoại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Từ đó xem xét điều chỉnh, bổ sung, thay thế để đảm bảo thống nhất hệ thống khảo thí ngoại ngữ trên toàn quốc;

- Kiểm tra, thanh tra các đơn vị đang tham gia thực hiện tổ chức thi và cấp chứng nhận năng lực tiếng Anh cho giáo viên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc;

- Nghiên cứu và ban hành bộ tiêu chí đánh giá chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ. Từ đó kết quả đánh giá, ban hành các văn bản công nhận các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc gia, quốc tế đạt yêu cầu, thống nhất các loại chứng chỉ/chứng nhận được công nhận trên toàn quốc;

- Ban hành quy định về tổ chức thi và cấp chứng nhận năng lực ngoại ngữ thống nhất trên toàn quốc, trong đó quy định giới hạn thẩm quyền cấp chứng nhận năng lực ngoại ngữ cho các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng nhận, vai trò của Trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia;

- Thành lập Trung tâm khảo thí quốc gia (trong đó có bộ phận khảo thí ngoại ngữ) để thống nhất hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ/chứng nhận tiếng Anh trên toàn quốc. 

132. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri góp ý: bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng, ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra… Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng.

Trong trường học từ phổ thông lên đại học có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Nhưng tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. “Giáo dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giải của cô giáo, làm sáng tạo là… sai, là kém.

Về cấu trúc giáo dục phổ thông sắp tới cử tri kiến nghị: cần được thiết kế theo hai giai đoạn, giai đoạn căn bản từ lớp 1 đến lớp 9, giai đoạn định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12.

Trả lời: (Tại Công văn số 1421/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

1. Về một số biểu hiện bệnh thành tích trong giáo dục

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và chất lượng giáo dục toàn diện đã có chuyển biến tích cực. Cụ thể như sau:

- Rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản; giao quyền cho nhà trường và giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương.

- Hướng dẫn giáo viên các cơ sở giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, áp dụng cách thức tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức dạy học khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; tăng dần khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề gắn với đời sống và xã hội.

- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng tập trung vào đánh giá năng lực học sinh, đảm bảo tính trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương và tham gia các kỳ đánh giá quốc tế nhằm cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông.

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới cách đánh giá giờ dạy giáo viên, tập trung vào phân tích hoạt động học của học sinh trong tiết học để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cải thiện chất lượng giờ học.

- Thực hiện đổi mới công tác thi đua - khen thưởng gắn với tiêu chí về thực hiện cuộc vận động "Hai không"; không lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kết quả lên lớp của học sinh để đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên, nhà trường và địa phương; tôn vinh đúng đối tượng nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.

Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số địa phương chạy theo “thành tích”, tạo ra không ít áp lực về học tập cho học sinh, không phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục. Để khắc phục “ bệnh thành tích”, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương  thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường hướng vào việc hình thành các năng lực và phẩm chất của học sinh.

- Chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên, tập trung vào quan sát và phân tích các hoạt động học của học sinh, lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động đặt ra các mục tiêu nâng cao dần chất lượng để phấn đấu trong từng học kỳ, từng năm, không chạy theo thành tích.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường một cách chặt chẽ, khoa học, khách quan; công khai chất lượng giáo dục và từng bước khắc phục các hiện tượng tiêu cực, chạy theo bệnh thành tích trong kiểm tra, đánh giá.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên môn để phát hiện kịp thời những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy - học và kiểm tra, đánh giá học sinh để tiến tới chấm dứt tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”.

2. Về giải pháp tạo động lực để phát triển tư duy cho học sinh

Mục tiêu giáo dục và đào tạo được nêu rõ trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Thực hiện mục tiêu này trong những năm qua ngành giáo dục đã và đang tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trên tinh thần khơi dậy và phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi học sinh. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau của học sinh. Cụ thể như:

- Tăng cường dạy học phân hóa, định hướng dạy học phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của học sinh, áp dụng cách thức tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh,.... góp phần tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ hiệu quả.

 - Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy. Chú trọng đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên sự tiến bộ, sáng tạo của chính học sinh trong quá trình học tập.

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; hội thi an toàn giao thông; thi khoa học kĩ thuật; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao lưu;… nhằm tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.

3. Về cấu trúc giáo dục phổ thông sắp tới

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giá khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88) xác định: “Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm). Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

Thực hiện Nghị quyết 88, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới và cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết:

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: là giai đoạn học tập bắt buộc gồm 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9) nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: là giai đoạn học tập 3 năm cuối giáo dục phổ thông, không bắt buộc (từ lớp 10 đến lớp 12) nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

133. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Có ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp để đưa lịch sử các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1350/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với môn Lịch sử đã được đề cập ở những mức độ khác nhau ở trong các bài dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cụ thể như sau:

1. Trong sách giáo khoa Lịch sử cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có nhiều nội dung giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển đảo và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở những mức độ khác nhau như:

- Sách giáo khoa lớp 7: "Bài 16. Sự sụp đổ của nhà Trần cuối thế kỉ XIV", trong lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV đã xác định chủ quyền nước ta ở Biển Đông (trang 76); "Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)", lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ đã khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta ở Biển Đông (trang 95); "Bài 25. Phong trào nông dân Tây Sơn", trong lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, đã khẳng định chủ quyền nước ta ở Biển Đông và chủ quyền nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đảo Côn Sơn, Phú Quốc; "Bài 27. Chế độ phong kiến Nhà Nguyễn", trong lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn từ năm 1832, đã khẳng định chủ quyền nước ta đối với Biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đảo Côn Sơn, Phú Quốc (trang 135).

- Sách giáo khoa lớp 9: "Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)", trong lược đồ hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông Xuân 1953 – 1954, đã ghi rõ trong lược đồ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam (trang 122); "Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)", trong lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đã một lần nữa khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, và cũng thể hiện rõ quân ta giải phóng quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn.

- Sách giáo khoa lớp 10: "Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn", trong lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng đã khẳng định chủ quyền chủ quyền nước ta ở Biến Đông và chủ quyền nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.

- Sách giáo khoa lớp 12: "Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)" một lần nữa khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam và trong nội dung lược đồ cũng thể hiện rõ quân ta giải phóng quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn (trang 193).

2. Trong tài liệu Hướng dẫn học theo mô hình trường học mới môn Khoa học xã hội phần phân môn Lịch sử đã xây dựng bài học “Biển đảo Việt Nam”  trong đó đề cập đến các nội dung sau: quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam; quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. Trong nội dung lịch sử địa phương, hầu hết các tỉnh ven biển (28 tỉnh) đã biên soạn được các tài liệu về lịch sử địa phương của mình gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền của tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu... Nội dung các tài liệu này đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của tỉnh, lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo. Các địa phương đã tiến hành tập huấn và giảng dạy những tài liệu này.

4. Trong các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giáo dục cho học sinh kiến thức về chủ quyền biển đảo, giáo dục lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương của mình như ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội...

5. Trong kế hoạch xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới, đối với môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu và tiếp tục đưa nội dung về giáo dục chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình, sách giáo khoa.

134. Cử tri tỉnh Bình Dương, Hải Dương, Tiền Giang, Thái Bình, Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu cụ thể cho việc thi cử để đảm bảo tính ổn định, lâu dài; tránh ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và phụ huynh

Trả lời: (Tại Công văn số 1175/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

1. Từ năm 2014 trở về trước, các kỳ thi quốc gia được tổ chức hằng năm, riêng rẽ, đồng loạt, toàn quốc vào những thời điểm gần nhau, liên tiếp, có cùng nội dung thi là kiến thức và kỹ năng nằm trong Chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12 cho đối tượng học sinh học xong Chương trình THPT: Thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) với khoảng hơn 1 triệu thí sinh tham gia; thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) tại các trường ĐH, CĐ, TC với tổng số khoảng hơn 1,5 triệu lượt thí sinh đăng ký, trong đó chỉ có khoảng 75% dự thi, còn lại là số hồ sơ ảo.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong tổ chức thi, trong đó rõ nhất là bệnh thành tích trong thi cử kéo dài nhiều năm, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực, gian lận ở nhiều địa phương, dẫn đến sai lệch kết quả thi nhất là các khâu coi thi, chấm thi làm cho thi cử trở nên nặng nề, tốn kém, không đạt hiệu quả thiết thực, không thực sự tác động tích cực thúc đẩy quá trình dạy học ở bậc học phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2012 đến 2014 đã được tổ chức nghiêm túc, thực chất hơn những năm về trước, nhưng nhìn chung dư luận xã hội tin tưởng vào tính nghiêm túc, độ tin cậy của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, có một số ý kiến đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” trong 13 năm đã khẳng định những thành công, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đã bộc lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đông thí sinh từ các địa phương ở xa phải tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đô thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của và lãng phí.

2. Để đảm bảo đổi mới thi và tuyển sinh đáp ứng yêu cầu trung thực, khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và xem xét một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ 2015 để sử dụng kết quả với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là một giải pháp nằm trong các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định và quyết tâm triển khai. Phương án này là cách tiếp cận mới trên cơ sở tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ”3 chung” những năm qua, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh; đảm bảo tính khả thi, nghiêm túc trong việc tổ chức thi và tính khách quan, độ tin cậy của kết quả thi. Phương án không dựa trên việc bỏ một trong hai kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội “tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực“. Phương án đồng thời phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng coi trọng kỳ thi phổ thông trong việc đánh giá, xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh theo phương án nói trên làm cho thi cử trở nên gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội; đồng thời không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, tạo thuận lợi và tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ; các em vẫn tiếp tục học, thi, kiểm tra, đánh giá theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay nên không phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều.

Theo phương án, lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: bước đầu tiên là đổi mới cách thức tổ chức thi và bước thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng bước, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Các mục tiêu của phương án đã cơ bản được đáp ứng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập như: việc duy trì 2 loại cụm thi (một do trường ĐH chủ trì, một do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì); một số lượng lớn cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ phải di chuyển về các địa phương, có nơi rất xa để coi thi, gây tốn kém và áp lực cho giảng viên; đề thi chưa bao quát tối đa chương trình, khiến cho học sinh vẫn lo lắng, dẫn đến học tủ, học lệch; thời gian thi, nhất là số ngày thi còn dài (thi 08 môn trong 4 ngày) gây vất vả cho thí sinh và công tác tổ chức; dù đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi nhưng sự không đồng đều về coi thi, chấm thi tự luận vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi; nhiều trường ĐH, CĐ không tuyển đủ chỉ tiêu, tình trạng hồ sơ ảo vẫn tồn tại với tỷ lệ cao, vừa gây khó khăn, vừa tốn kém cả thời gian và công sức trong công tác tuyển sinh... Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi mà không đổi mới phương thức thi thì việc đổi mới thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

3. Kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, giảm áp lực, tốn kém đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh, đề xuất các giải pháp quan trọng, đảm bảo việc tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và phục vụ xét tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020, cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét và phần mềm máy tính. Phương thức thi này là hàng rào kỹ thuật đảm bảo cho kết quả kỳ thi tin cậy hơn, loại trừ hầu hết tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi.

- Đề thi năm 2017 sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung thi năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nằm trong chương trình cấp THPT. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trong phương án thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng Bộ sẽ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông,…

Với phương thức thi như trên, các cơ sở giáo dục ĐH có thể yên tâm sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Những trường có yêu cầu cao hoặc có ngành đặc thù, năng khiếu có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên biệt hay tổ chức thi môn năng khiếu theo quy định để lựa chọn được thí sinh vào học các ngành phù hợp.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

135. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần cải cách giáo dục nhưng hiệu quả chưa cao, chương trình giáo dục phổ thông còn nặng nề, nhồi nhét kiến thức bằng nhiều hình thức phụ đạo, dạy thêm, từ đó học sinh không có khả năng tiếp thu cũng như thời gian vui chơi, giải trí. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu xây dựng chương trình học phổ thông phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.

Trả lời: (Tại Công văn số 1281/BGDĐT-VP ngày 30 tháng 3 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hiện hành, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện các đợt giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông như: Đánh giá của ngành giáo dục cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và của một số tổ chức khác; đánh giá theo yêu cầu của Đoàn giám sát về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (năm 2012); đánh giá để phục vụ Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (năm 2013); đánh giá kết quả thực hiện Chương trình thông qua thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của các sở giáo dục và đào tạo.

Theo các đánh giá trên, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có một bước tiến rõ rệt so với Chương trình trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Chương trình hiện hành vẫn còn những hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có việc trùng lặp nội dung giữa các cấp học, lớp học.

Nhận thức được những bất cập của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục những bật cập đó, chẳng hạn:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ Chương trình, sách giáo khoa hiện hành để hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản; ban hành Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm luôn nhấn mạnh việc "Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục" bằng những giải pháp cụ thể.

- Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập.

Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh sau mỗi cấp học nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, cụ thể là:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: nhân ái, khoan dung; chuyên cần, tiết kiệm; trách nhiệm, kỷ luật; trung thực, dũng cảm;

- Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Bên cạnh mục tiêu chính là hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực chuyên biệt (năng khiếu) ở những học sinh có các năng lực chuyên biệt.

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinhđược phối hợp từ nhiều nguồn: đánh giá của giáo viên, của nhà quản lý, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Với tinh thần đổi mới đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tránh được sự quá tải như của chương trình hiện hành.

136. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Đề nghị xem xét lại phương án thi trắc nghiệm tại 1 số môn thi, nhất là với môn Toán vì cử tri cho rằng nếu dùng phương án thi trắc nghiệm đối với môn Toán sẽ không đo lường và phản ánh hết năng lực của học sinh đối với bộ môn này.

Trả lời: (Tại Công văn số 1458/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2017 là bước đi hợp lý trong lộ trình khoa học từ đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi đến đổi mới phương thức thi nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đề ra, tiếp tục làm cho thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội. Đổi mới phương thức thi ở đây là chuyển từ thi theo môn sang thi theo bài, từ thi theo hình thực tự luận là chủ yếu sang thi trắc nghiệm hầu như tất cả các bài thi.

- Hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ những thập niên cuối của thế kỷ XX; đặc biệt rất thông dụng ở các nền giáo dục tiên tiến, chẳng hạn như ở Mỹ, trong các kỳ thi đánh giá học sinh năng khiếu và kỳ thi đánh giá diện rộng như SAT,..Thi TNKQ có nhiều ưu điểm rất phù hợp với tổ chức thi trên diện rộng cho rất nhiều học sinh tham gia; đề thi có nhiều câu hỏi nên nội dung đề thi phủ hầu hết chương trình môn học, tránh hiện tượng cắt xén chương trình, nội dung dạy học; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề riêng tránh hiện tượng quay cóp khi làm bài thi; bài thi chấm bằng máy chuyên dụng, kết quả chấm thi chính xác, khách quan, loại bỏ can thiệp chủ quan của người chấm bài khi chấm thi tự luận vừa hạn chế tối đa gian lận, tiêu cực lại vừa  giảm tốn kém. Mặt khác, do kiểm tra được nhiều kiến thức, kỹ năng, tư duy phân tích, tổng hợp nên thi TNKQ đảm bảo phân loại được trình độ học sinh.

- Ở Việt Nam, hình thức thi TNKQ được triển khai và áp dụng trong đánh giá kết quả học tập thường xuyên của môn Ngoại ngữ ở trường phổ thông từ những năm 2000. Từ năm 2006 đến 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức tổ chức thi TNKQ môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (kỳ thi THPT quốc gia từ 2015).

Tuy chưa thể tổ chức thi trắc nghiệm tất cả các môn ngay được nhưng từ năm 2006, công tác chuẩn bị cho thi TNKQ cũng đã được tiến hành; trong sách giáo khoa cấp THPT đều có các bài tập TNKQ cuối mỗi chương; nhiều tài liệu tham khảo trên thị trường đã biên soạn theo hướng thi TNKQ đối với tất cả các môn. Đặc biệt, trong sách giáo khoa lớp 12 môn Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đã đưa nhiều bài tập TNKQ vào cuối mỗi chương. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn về cách thức xây dựng ma trận đề, viết câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo triển khai đến các trường phổ thông trong tổ chức dạy và học hằng năm. Do các nhà trường phổ thông đã được làm quen với trắc nghiệm khách quan trong dạy và học nên việc thi TNKQ đối với môn Toán trong kỳ thi THPT không phải là một việc mới trong kiểm tra, đánh giá, không gây ra bất ngờ và thụ động trong dạy và học đối với giáo viên và học sinh.

Mặt khác, mục đích của kỳ thi THPT quốc gia là để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng và mục đích kỳ thi này không nhằm tuyển chọn những thí sinh xuất sắc có năng khiếu chuyên biệt về một bộ môn nào. Yêu cầu của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng quát của thí sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách cơ bản để phân loại tương đối thí sinh: đỗ tốt nghiệp hay không đỗ tốt nghiệp; đủ trình độ học đại học hay không đủ trình độ học đại học. Vì thế, đề thi có phần cơ bản, thí sinh làm hết phần này có thể đỗ tốt nghiệp THPT; có phần phân hóa để phục vụ xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Đối với những trường đại học có yêu cầu cao về môn Toán có thể tổ chức đánh giá thêm năng lực chuyên biệt để lựa chọn được những thí sinh phù hợp.

Với mục đích và yêu cầu như trên thì thi tự luận hay thi trắc nghiệm môn Toán đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong điều kiện tổ chức thi để đánh giá học sinh trên diện rộng, với nhiều lực lượng khác nhau tham gia coi thi, chấm thi nên cần sử dụng hình thức thi trắc nghiệm để đánh giá chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng cho thí sinh.

Vấn đề có ý nghĩa tiên quyết đối với thành công của thi trắc nghiệm là có ngân hàng câu hỏi thi lớn với các câu hỏi thi chuẩn hóa. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung, hoàn thiện ngân hàng câu trắc nghiệm. Bộ đã lựa chọn các giáo viên THPT, giảng viên đại học có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT và có nhiều kinh nghiệm thi, kiểm tra, đánh giá tham gia viết câu hỏi trắc nghiệm; tổ chức, biên soạn câu hỏi thi tại 10 điểm trên toàn quốc, huy động giáo viên giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành tham gia. Hiên tại, ngân hàng câu hỏi  thi đang được hoàn thiện theo quy trình khoa học, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và tiến độ, đảm bảo tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6 năm 2017.

137. Cử tri tỉnh Nghệ An, Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay có 02 bộ tiêu chuẩn để đánh giá các cơ sở giáo dục đó là kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia, gây sự chồng chéo, chưa thống nhất. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợp lại thành một bộ tiêu chí để thuận tiện cho cơ sở và nên điều chỉnh tiêu chuẩn về quy mô nhóm, lớp, về diện tích tối thiểu/học sinh cho phù hợp với thực tiễn của các vùng, miền và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 1282/BGDĐT-VP ngày 30 tháng 3 năm 2017)

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc rà soát các văn bản của đơn vị và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài đơn vị nhằm đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân; đồng thời xây dựng kế hoạch soạn thảo các văn bản phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chú trọng tới tính liên thông, đồng bộ và thuận lợi, khả thi cho mọi đối tượng áp dụng trong thực tiễn. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy một số văn bản không còn phù hợp hoặc còn chồng chéo, trong đó Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Thông tư 59) và Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Thông tư 42) có các tiêu chuẩn đánh giá giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự sắp xếp, gây ra một số thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, soạn thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 59 và Thông tư 42 theo hướng tích hợp nội dung, tiêu chuẩn đánh giá dùng để công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, điều chỉnh những văn bản khác không còn phù hợp hoặc bất hợp lý trong thực tiễn hiện nay.

138. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh môn Ngoại ngữ và Tin học ở cấp tiểu học đang là môn tự chọn để giảng dạy ở các trường, vì vậy giáo viên dạy 02 môn này chỉ là hợp đồng giảng dạy. Đề nghị Chính phủ sớm đưa 02 môn này vào chương trình bắt buộc.

Trả lời: (Tại Công văn số 1591/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về chỉ tiêu biên chế cho giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học

Định mức giáo viên đối với những lớp dạy học 1 buổi/ngày là 1,20 giáo viên/lớp; 2 buổi/ngày là 1,50 giáo viên/lớp[96]. Căn cứ vào định mức giáo viên trên lớp, nhiều địa phương đã chủ động bố trí biên chế, hợp đồng giáo viên để tổ chức dạy học ngoại ngữ và tin học ở tiểu học. Vì vậy, địa phương tiếp tục có phương án bố trí, sắp xếp giáo viên và chương trình ở các trường tiểu học một cách linh hoạt để bảo đảm tổ chức dạy học môn ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

2. Về việc đưa môn ngoại ngữ, tin học thành môn học bắt buộc

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn học Tiếng Anh và Tin học sẽ là các môn học bắt buộc.

139. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học và dạy ngoại ngữ ở các bậc học phổ thông vì thực tế học sinh học xong phổ thông nhưng không thể giao tiếp, sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Trả lời: (Tại Công văn số 1349/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

1. Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tập trung vào các giải pháp sau:

- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.

- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.

- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).

- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.

Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án tự chủ giáo dục đại học, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

2. Về dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông

2.1. Thực trạng dạy và học ngoại ngữ hiện nay

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đưa một số ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là nhu cầu tất yếu hiện nay và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện. Chẳng hạn, hầu hết các quốc gia ở Châu Âu yêu cầu học sinh phải học ngoại ngữ 1 từ 6 tới 9 tuổi và phải học ngoại ngữ 2 từ 11 tới 15 tuổi[97]. Những ngoại ngữ nào được lựa chọn để dạy học phụ thuộc vào yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cùng với nhu cầu của học sinh và của các địa phương. Đối với Việt Nam hiện nay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật được chọn theo nhu cầu đó, hơn nữa các quốc gia nói trên cũng là các quốc gia có mối quan hệ truyền thống, chiến lược với Việt Nam. Việc lựa chọn ngoại ngữ nào trong số các ngoại ngữ trên làm môn học bắt buộc (ngoại ngữ 1) là quyền của người học, phù hợp với điều kiện dạy học[98] và nhu cầu của địa phương[99].

Hiện nay tiếng Anh là lựa chọn chủ yếu, được dạy chủ yếu ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước với khoảng 99% tổng số học sinh học ngoại ngữ. Năm học 2015-2016, Chương trình tiếng Anh thí điểm theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã được thực hiện đến lớp 12 và được đánh giá là khả thi, có tác dụng nâng cao rõ rệt năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh[100].

Tuy nhiên, ngoài số học sinh được học theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, hầu hết số học sinh tham gia thi THPT quốc gia môn tiếng Anh học theo chương trình cũ hệ 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) hiện hành. Thực tế dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng còn nhiều bất cập dẫn đến kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 thấp là do một số nguyên nhân sau:

- Trước năm 2015 đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh yêu cầu thấp hơn mục tiêu của chương trình mới nên kết quả thi tương đương các môn thi khác. Năm 2015 và năm 2016 với mục đích dùng kết quả thi để điều chỉnh ngược lại hoạt động dạy học, đề thi tiếng Anh của kỳ thi THPT quốc gia đã yêu cầu đánh giá gần sát hơn với mục tiêu chương trình mới. Do vậy, đề thi chưa thật sự bám sát vào nội dung chương trình tiếng Anh 7 năm hiện hành.

- Đa số học sinh chưa có động cơ tự thân đối với việc học ngoại ngữ do đó việc học tập của học sinh còn mang tính đối phó; trong khi đó ngoại ngữ là môn học khó, nhất là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

- Hình thức dạy học ngoại ngữ hiện nay vẫn chủ yếu được tiến hành trên lớp với thời lượng 3 tiết/tuần; môi trường giao tiếp ngoại ngữ rất hạn chế, học sinh ít có cơ hội thực hành ngôn ngữ ngoài thời gian học trên lớp.

- Đa số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh mặc dù có bằng cấp theo trình độ đào tạo; năng lực của giáo viên còn rất hạn chế và không đồng đều giữa các các khu vực, địa phương.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ ở nhiều địa phương, cơ sở giáo dục mặc dù đã quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ

- Đánh giá, đúc kết các bài học kinh nghiệm trong triển khai dạy và học ngoại ngữ thời gian qua để từ đó xây dựng, triển khai hiệu quả chiến lược dạy và học ngoại ngữ theo hướng kiến tạo và hội nhập trên cơ sở tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học ngoại ngữ.

- Tập trung đầu tư cho nhiệm vụ bồi dưỡng năng cao năng lực giáo viên, nâng cao chất lượng nguồn học liệu và phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng công tác khảo thí nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ cho mọi đối tượng người học. Thúc đẩy giáo viên tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ trên cơ sở nguồn học liệu trực tuyến và sự hỗ trợ giữa các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường trao đổi chuyên gia, giảng viên, giáo viên và tình nguyện viên với các nước bản ngữ để tạo môi trường giao tiếp, nâng cao năng lực ngoại ngữ của đối tác Việt Nam.

- Tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ, các phương tiện phát thanh, truyền hình, để hỗ trợ tất cả các đối tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn quốc tế, xây dựng trung tâm đánh giá ngoại ngữ độc lập cấp quốc gia để đảm bảo sự minh bạch, chính xác và thống nhất trong hoạt động khảo thí ngoại ngữ trên cả nước.

- Tạo động lực cho học sinh phổ thông học ngoại ngữ thông qua việc khuyến khích các trường đại học, cao đẳng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có một số môn học được dạy học hoàn toàn bằng tiếng Anh; tiến tới coi môn tiếng Anh là điều kiện đầu vào của các trường đại học, cao đẳng.

- Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học ngoại ngữ như tổ chức các hoạt động tập thể để tạo môi trường sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học cho học sinh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường/cụm trường học, tổ chức trại hè tiếng Anh...

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ, khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ trong các trường học của Việt Nam.

140. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Hiện nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là phổ biến. Đề nghị ngành Giáo dục chú ý việc đào tạo người có kiến thức cao, bằng đại học sau đại học buộc phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1597/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các hoạt động về dạy và học ngoại ngữ theo hướng chú trọng phát triển đồng đều các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cụ thể:

- Đối với giáo dục phổ thông: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12) từ năm học 2011-2012. Theo số liệu thống kê, tới nay hơn 99% học sinh trên toàn quốc học tiếng Anh như ngoại ngữ 1.

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới yêu cầu học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có điều kiện thuận lợi có thể tổ chức học ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1; thời lượng học ở lớp 1, lớp 2 không quá 70 tiết/năm học. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Chương trình môn học ngoại ngữ nhằm phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung chương trình được xây dựng dựa theo yêu cầu của Khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dành cho Việt Nam, liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản lên đến hết lớp 12.

- Đối với đào tạo đại học: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ); ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực trong đó có năng lực ngoại ngữ mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Các trường đại học đã và đang triển khai dạy và học ngoại ngữ theo hướng áp dụng chuẩn đầu ra môn ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), theo đó yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp đại học là bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Đối với đào tạo sau đại học: Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 yêu cầu năng lực ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đối với học viên các khóa đào tạo thạc sĩ là bậc 3 (B1); Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 yêu cầu năng lực tiếng Anh đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau: a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác; b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 450 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

141. Cử tri tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị xem xét lại việc ngành Giáo dục cho phép việc dạy thêm, học thêm, vì đã qua vấn đề này các phụ huynh của con em học sinh đã phản ảnh nhiều lần, vừa gây mất thời giờ trong đưa đón con em học sinh và tốn kém thêm tiền nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, việc cho phép các thầy cô được dạy thêm nhằm tạo ra sự không nhiệt tình trong giảng dạy tại các buổi lên lớp chính khóa.

Trả lời: (Tại Công văn số 1422/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình.

Tuy nhiên, trên thực tế có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc cho xã hội như: Giáo viên giao thêm nhiều bài tập vượt quá yêu cầu của chương trình, khiến học sinh gặp khó khăn nên phải đăng ký học thêm (ở trường hoặc ở nhà giáo viên hoặc ở trung tâm nơi giáo viên tham gia dạy); ra đề kiểm tra với các dạng bài khó, mẹo mực, vượt quá yêu cầu của chương trình, để học sinh không làm được bài nếu không đi học thêm; thiếu nhiệt tình hoặc "bớt lại nội dung" khi dạy trên lớp chính khóa khiến học sinh không tiếp thu được đầy đủ kiến thức, tạo ra "nhu cầu" phải đi học thêm; đặt ra mục tiêu "truyền thống thành tích của nhà trường" nhằm yêu cầu học sinh phải "cố gắng" ôn luyện để thi cử đạt kết quả cao; đôi khi còn có biểu hiện lợi dụng những đổi mới về hình thức thi của Bộ để tạo tâm lý lo lắng khiến học sinh phải đăng ký học thêm do trường tổ chức.

Xảy ra tình trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

- Trước hết là động cơ tăng thêm thu nhập của giáo viên và các nhà trường, nhất là các thành phố lớn, nhu cầu chi tiêu cao khiến đồng lương của giáo viên không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

- Công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.

- Chương trình giáo dục phổ thông còn có những hạn chế: có một số nội dung chưa thực sự cần thiết với học sinh, còn sự chồng chéo về nội dung giữa các môn học; sách giáo khoa còn nặng về trình bày kiến thức lý thuyết trong khi cơ chế quản lý của sở, phòng, trường còn nặng về bao cấp, hành chính, theo "phân phối chương trình" khiến cho giáo viên phải cố gắng "dạy hết những gì đã viết trong sách giáo khoa", làm cho các giờ học nặng nề, học sinh chỉ kịp "chép bài" mà chưa được luyện tập, dẫn tới nhu cầu phải học thêm để "luyện thi".

- Quy chế đánh giá học sinh vẫn còn mang tính phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), tạo ra tâm lý ganh đua giữa các học sinh và cha mẹ học sinh vì điểm số, dẫn tới tình trạng "chạy đua" đi học thêm với động cơ không muốn con em mình thu kém các bạn trong lớp.

- Phong trào "trường chuyên, lớp chọn" cũng là một nguyên nhân dẫn tới động cơ dạy thêm học thêm trái quy định xuất phát từ cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các nhà trường.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Chỉ đạo thực hiện rà soát, tinh giản chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; thực hiện cơ chế quản lý chuyên môn theo hướng giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục; nghiêm cấm việc dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình với mục đích tạo nhu cầu và bắt ép học sinh học thêm; nghiêm cấm dạy thêm học thêm ở trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày; triển khai đồng bộ những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục với đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trong nhà trường phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về dạy thêm học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không thi tuyển vào lớp 6; không khảo sát đầu năm để xếp lớp; không tổ chức trường chuyên, lớp chọn ở cấp trung học cơ sở; tổ chức thanh tra, kiểm tra ở nhiều địa phương để kịp thời xử lý vi phạm.

- Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện để học sinh được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn.

- Đề nghị các cấp chính quyền tại địa phương tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn, đảm bảo thực hiện đúng theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về việc quản lý dạy thêm học thêm.

- Đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các nhà trường để nhiều trường có đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định.

142. Cử tri tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa kiến nghị: Có ý kiến cử tri đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong việc quản lý dạy thêm, học thêm. Cử tri cho rằng việc dạy thêm và học thêm đang là nhu cầu có thật của học sinh, nên nếu quy định theo hướng cấm cứng nhắc là chưa phù hợp. Cần thiết có thể cấm các giáo viên tổ chức dạy thêm (có thu phí) đối với các học sinh do mình trực tiếp giảng dạy.

Trả lời: (Tại Công văn số 1422/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

Dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của học sinh và của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình.

Tuy nhiên, trên thực tế có một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc cho xã hội như: Giáo viên giao thêm nhiều bài tập vượt quá yêu cầu của chương trình, khiến học sinh gặp khó khăn nên phải đăng ký học thêm (ở trường hoặc ở nhà giáo viên hoặc ở trung tâm nơi giáo viên tham gia dạy); ra đề kiểm tra với các dạng bài khó, mẹo mực, vượt quá yêu cầu của chương trình, để học sinh không làm được bài nếu không đi học thêm; thiếu nhiệt tình hoặc "bớt lại nội dung" khi dạy trên lớp chính khóa khiến học sinh không tiếp thu được đầy đủ kiến thức, tạo ra "nhu cầu" phải đi học thêm; đặt ra mục tiêu "truyền thống thành tích của nhà trường" nhằm yêu cầu học sinh phải "cố gắng" ôn luyện để thi cử đạt kết quả cao; đôi khi còn có biểu hiện lợi dụng những đổi mới về hình thức thi của Bộ để tạo tâm lý lo lắng khiến học sinh phải đăng ký học thêm do trường tổ chức.

Xảy ra tình trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

- Trước hết là động cơ tăng thêm thu nhập của giáo viên và các nhà trường, nhất là các thành phố lớn, nhu cầu chi tiêu cao khiến đồng lương của giáo viên không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

- Công tác quản lý dạy thêm học thêm lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.

- Chương trình giáo dục phổ thông còn có những hạn chế: có một số nội dung chưa thực sự cần thiết với học sinh, còn sự chồng chéo về nội dung giữa các môn học; sách giáo khoa còn nặng về trình bày kiến thức lý thuyết trong khi cơ chế quản lý của sở, phòng, trường còn nặng về bao cấp, hành chính, theo "phân phối chương trình" khiến cho giáo viên phải cố gắng "dạy hết những gì đã viết trong sách giáo khoa", làm cho các giờ học nặng nề, học sinh chỉ kịp "chép bài" mà chưa được luyện tập, dẫn tới nhu cầu phải học thêm để "luyện thi".

- Quy chế đánh giá học sinh vẫn còn mang tính phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), tạo ra tâm lý ganh đua giữa các học sinh và cha mẹ học sinh vì điểm số, dẫn tới tình trạng "chạy đua" đi học thêm với động cơ không muốn con em mình thu kém các bạn trong lớp.

- Phong trào "trường chuyên, lớp chọn" cũng là một nguyên nhân dẫn tới động cơ dạy thêm học thêm trái quy định xuất phát từ cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các nhà trường.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Chỉ đạo thực hiện rà soát, tinh giản chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; thực hiện cơ chế quản lý chuyên môn theo hướng giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục; nghiêm cấm việc dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình với mục đích tạo nhu cầu và bắt ép học sinh học thêm; nghiêm cấm dạy thêm học thêm ở trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày; triển khai đồng bộ những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục với đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trong nhà trường phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về dạy thêm học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không thi tuyển vào lớp 6; không khảo sát đầu năm để xếp lớp; không tổ chức trường chuyên, lớp chọn ở cấp trung học cơ sở; tổ chức thanh tra, kiểm tra ở nhiều địa phương để kịp thời xử lý vi phạm.

- Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện để học sinh được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn.

- Đề nghị các cấp chính quyền tại địa phương tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn, đảm bảo thực hiện đúng theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về việc quản lý dạy thêm học thêm.

- Đề nghị các địa phương quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các nhà trường để nhiều trường có đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định.

143. Cử tri tỉnh An Giang, Ninh Bình kiến nghị: Hiện nay, việc triển khai mô hình trường học VNEN tại các trường tiểu học và trung học cơ sở có rất nhiều bất cập như sĩ số đông, đồng nghĩa với nhóm đông, làm việc không hiệu quả, chất lượng học tập giảm, đặc biệt, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của học sinh (như vẹo cột sống, lác mắt).

Cử tri đề nghị Bộ cần nghiên cứu, xem xét việc tiếp tục triển khai mô hình học tập này phù hợp với thực tế.

Trả lời: (Tại Công văn số 1633/BGDĐT-VP ngày 21 tháng 4 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, dạy học dự án, phương pháp "bàn tay nặn bột"..., trong đó có mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm từ 2012.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả. Kết quả khảo sát, đánh giá sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 6 năm 2017.

144. Cử tri tỉnh An Giang, Ninh Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh việc áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) tại địa phương trong điều kiện hiện nay là chưa phù hợp, do đa số người dân địa phương hiện có mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư cho con em theo mô hình mới gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu lại mô hình này.

Trả lời: (Tại Công văn số 1633/BGDĐT-VP ngày 21 tháng 4 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến của thế giới vào các cấp học phổ thông như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, dạy học dự án, phương pháp "bàn tay nặn bột"..., trong đó có mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm từ 2012.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp nhiều khó khăn; áp dụng ở cả một số địa phương còn khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH  ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng như sau:

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

- Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát, đánh giá để điều chỉnh những bất cập và phát huy những điểm tích cực của mô hình trường học mới ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở, giúp cho việc triển khai mô hình thực sự thiết thực, hiệu quả. Kết quả khảo sát, đánh giá sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 6 năm 2017.

145. Cử tri tỉnh Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đưa môn bơi lội vào chương trình chính khóa của giáo dục phổ thông, vì hiện nay tình trạng học sinh, trẻ em chết đuối ngày càng tăng và đáng báo động.

Trả lời: (Tại Công văn số 1174/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định môn thể dục là môn học bắt buộc và “từ lớp 4 đến lớp 5 ngoài các môn bắt buộc, có thêm các môn tự chọn: đá cầu, ném bóng, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, võ, thể dục nhịp điệu, bơi và cờ vua… Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, nhà trường khi đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên (bể bơi, huấn luyện viên,…) các trường có thể tổ chức dạy bơi cho học sinh trong các giờ học thể dục.

Để khắc phục tình trạng đuối nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, các nhà trường[101] từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước và có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất bằng các hình thức phù hợp, trong đó chú trọng đến việc xã hội hóa, kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để hướng dẫn, tổ chức dạy bơi cho học sinh trong nhà trường và ngoài cộng đồng.

Việc đưa môn bơi vào chương trình giáo dục bắt buộc cần phải có lộ trình, phải được đánh giá, khảo sát kỹ lưỡng và có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư bể bơi trong nhà trường (cụm trường). Khi cơ sở vật chất đảm bảo lúc đó quy định bắt buộc các nhà trường triển khai dạy bơi cho học sinh mới đem lại hiệu quả.

146. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Xem xét lại quy định về việc đánh giá năng lực học sinh tiểu học không qua cho điểm như hiện nay sẽ gây khó khăn cho phụ huynh học sinh trong việc kiểm soát khả năng học tập của con em. Mặt khác, con em học sinh cũng không có động lực phấn đấu trong học tập.

Trả lời: (Tại Công văn số 1348/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Ngày 28 tháng 9 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (Thông tư 22) sửa đổi quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (Thông tư 30). Theo đó, quy định đánh giá học sinh tiểu học nêu rõ:

- “Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét, kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất”;

- “Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện”.

Như vậy, không những cha mẹ học sinh được tạo điều kiện để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, mà còn được đề xuất những hình thức phối hợp hợp lý với giáo viên để giúp học sinh học tập ngày một tốt hơn và trau dồi phẩm chất của mình. Đồng thời, Thông tư cũng quy định sử dụng điểm số để đánh giá định kỳ, cụ thể, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kỳ được chấm điểm theo thang 10 điểm. Đề bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo 4 mức để đo chính xác và tường minh mức độ nhận thức của học sinh.

Hơn nữa, vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên để “lượng hóa” đánh giá thường xuyên thành các mức: “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành”, “Chưa hoàn thành” đối với từng môn học và hoạt động giáo dục; “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố gắng” đối với từng năng lực, phẩm chất tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kỳ. Điều này cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, từ đó có những giải pháp giúp học sinh khắc phục hạn chế, phát huy tính tích cực và ngày một tiến bộ hơn.

Như vậy, việc giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nghiêm túc thực hiện Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 và Thông tư 22 sẽ giúp cho cha mẹ học sinh nắm bắt được khả năng học tập của con em mình và giúp học sinh học được, tự tin, thích học, học tốt, từ đó tạo động lực phấn đấu cho bản thân trong học tập. 

147. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng học sinh yếu về các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Đề nghị ngành Giáo dục thực hiện theo hướng “học gì thi đó”, nhưng có điều chỉnh hệ số môn thi để đạt hiệu quả tốt hơn.

Trả lời: (Tại Công văn số 1651/BGDĐT-VP ngày 24 tháng 4 năm 2017)

Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là những môn học có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục tư tưởng, nhân cách, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh không thích học những môn học này, gây ra sự lo lắng của xã hội.

Trước thực trạng đó, những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và các môn xã hội nói riêng như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy học gắn với thực tiễn, tăng cường các trải nghiệm thực tiễn, dạy học thông qua di sản, tạo niềm vui và hứng thú cho học sinh qua đó giúp học sinh yêu thích, say mê học tập và rèn luyện.

Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là 3 phân môn trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Việc đưa bài thi tổ hợp Khoa học xã hội vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thể hiện sự đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của các môn học này. Các môn học trong nhà trường phổ thông có vai trò, vị trí bình đẳng như nhau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, việc chỉ điều chỉnh hệ số với ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là không cần thiết.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW  ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Theo đó, ở cấp trung học cơ sở, học sinh phải học các môn học bắt buộc là: Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông (lớp 10) học sinh phải học bắt buộc các môn như: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử và Địa lý.

148. Cử tri tỉnh Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị cần đưa bộ môn môi trường vào giáo dục phổ thông thành môn học chính thức để góp phần tăng cường giáo dục ý thức người dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 1174/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định môn thể dục là môn học bắt buộc và “từ lớp 4 đến lớp 5 ngoài các môn bắt buộc, có thêm các môn tự chọn: đá cầu, ném bóng, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, võ, thể dục nhịp điệu, bơi và cờ vua… Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, nhà trường khi đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên (bể bơi, huấn luyện viên,…) các trường có thể tổ chức dạy bơi cho học sinh trong các giờ học thể dục.

Để khắc phục tình trạng đuối nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, các nhà trường[102] từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước và có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất bằng các hình thức phù hợp, trong đó chú trọng đến việc xã hội hóa, kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để hướng dẫn, tổ chức dạy bơi cho học sinh trong nhà trường và ngoài cộng đồng.

Việc đưa môn bơi vào chương trình giáo dục bắt buộc cần phải có lộ trình, phải được đánh giá, khảo sát kỹ lưỡng và có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư bể bơi trong nhà trường (cụm trường). Khi cơ sở vật chất đảm bảo lúc đó quy định bắt buộc các nhà trường triển khai dạy bơi cho học sinh mới đem lại hiệu quả.

149. Cử tri tỉnh An Giang và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng trước tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, tình trạng bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng có xu hướng gia tăng. Cử tri đề nghị ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, đào tạo con người phải được chú trọng từ bậc tiểu học, đẩy mạnh hơn nữa công tác tư tưởng giáo dục các em học sinh.

Trả lời: (Tại Công văn số 1284/BGDĐT-VP ngày 30 tháng 3 năm 2017)

Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay là những công dân có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tích cực học tập rèn luyện và tu dưỡng bản thân; có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,… Rất nhiều học sinh, sinh viên tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, nhiều người có ý chí vươn lên để giúp đỡ gia đình thoát nghèo và góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn một số hạn chế, yếu kém; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế và dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên bị sa sút về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi, một số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện về kiến thức và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, cụ thể là:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh, sinh viên

- Ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống cho học sinh, sinh viên.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2015 - 2020;

- Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục[103].

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, phối hợp ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...

3. Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các bộ môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên

- Trong chương trình giáo dục hiện hành, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường từ cấp học mầm non, phổ thông đến các trường trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2009 - 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông  từ năm học 2010 – 2011. Tinh giản những nội dung, kiến thức khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác để học sinh có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời[104].

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử… nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; thay đổi cách đánh giá học sinh[105]; thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...).

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.

- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng nội dung môn Đạo đức và Giáo dục công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc giáo dục chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho học sinh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, học sinh cũng được giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chủ động tham mưu đề xuất với chính quyền cơ sở, ngành công an và các lực lượng xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tình trạng học sinh đánh nhau theo từng năm học và thời điểm cụ thể. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam..., huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, quản lý học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý thông tin đại chúng, thay đổi cách tiếp cận với thông tin xấu, những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

150. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: trong những năm gần đây, bệnh thành tích trong ngành giáo dục vẫn chưa được khắc phục, các kỳ thi quốc gia cấp THPT không ổn định, được tổ chức theo “tư duy nhiệm kỳ” của các Bộ trưởng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp khắc phục triệt để vấn đề này và nghiên cứu mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi quốc gia cấp THPT đảm bảo chất lượng ổn định lâu dài; các quy chế, quy định của Bộ ban hành cần phải có khoảng thời gian chuẩn bị thực hiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 1452/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết  29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo[106], Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh bằng lộ trình được thực hiện qua 2 bước đảm bảo khoa học và khả thi: giai đoạn đầu là đổi mới cách thức tổ chức thi và giai đoạn thứ hai là đổi mới phương thức thi với sự điều chỉnh hợp lý để dần hoàn thiện qua từng giai đoạn, không gây “sốc” hoặc tạo hiệu ứng “ngược” đối với quá trình dạy học, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội.

Phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2017 với sự kế thừa thành tựu đạt được trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016 đồng thời thực hiện những điều chỉnh để khắc phục những hạn chế bất cập trong thi và tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đồng thời tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh chính là bước đi hợp lý trong lộ trình khoa học từ đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi đến đổi mới phương thức thi nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra, tiếp tục làm cho thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội.

Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học cũng như sự chuẩn bị từ trước của thí sinh. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện đươc tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như về sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ không quá khó khăn khi đổi mới phương thức thi.

Ngày 06 tháng 10 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 để giáo viên, học sinh tham khảo và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung cũng như về phương thức thi trắc nghiệm khách quan.

Những điều chỉnh về phương thức thi như bài thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi, chấm bài thi,… là những giải pháp khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, phát huy năng lực, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức thi cũng được điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 2 năm trước.

Việc tổ chức một loại cụm thi tại tỉnh do sở giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì cùng với giải pháp kỹ thuật như thi theo bài, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với hầu hết các bài thi, trừ bài thi Ngữ văn… sẽ làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn; đồng thời, tác động tích cực, thúc đẩy đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các trường đại học, cao đẳng kết quả của kỳ thi nghiêm túc, có độ phân hóa tốt sẽ giúp cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh; tổ hợp xét tuyển đa dạng cũng giúp cho các trường tuyển được thí sinh phù hợp hơn đối với các ngành khác nhau.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

151. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh, Đảng và Nhà nước khẳng định lương của giáo viên sẽ đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, đời sống đội ngũ giáo viên vẫn còn khó khăn và còn bất cập trong chế độ hưởng chính sách thâm niên đối với giáo viên, cụ thể: Giáo viên trong ngành hiện nay thì được hưởng chế độ thâm niên với mức lương cao, trong khi giáo viên về hưu trước đây không được hưởng chế độ này. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu cải cách tiền lương để giáo viên an tâm công tác.

Trả lời: (Tại Công văn số 1450/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Trong những năm qua, mặc dù trong điều kiện ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước vẫn quan tâm đến việc nâng cao đời sống của nhà giáo đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập bằng những chính sách cụ thể như: phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp thâm niên...

Đối với nhà giáo nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 khi đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập từ 05 năm trở lên sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Nhằm khắc phục những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương đối với nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình để có căn cứ đề xuất thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với nhà giáo trong lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ thời gian tới.

152. Cử tri tỉnh Nghệ An và TP Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành liên quan bổ sung vào định mức danh mục vị trí việc làm đối với nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và có hướng dẫn về tuyển dụng chức danh kế toán, y tế trong các đơn vị trường học từ mầm non tới phổ thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 1347/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ của giáo viên mầm non[107], công việc này đã được tính toán khi quy định về chế độ làm việc của giáo viên mầm non.

Căn cứ chương trình giáo dục mầm non hiện hành và chế độ làm việc của giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, ngày 16 tháng 3 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ và ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Theo đó, quy định nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ gồm 4 vị trí: kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ), các công việc này thực hiện theo hướng kiêm nhiệm, bảo đảm tiết kiệm biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đối với các nhóm trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có tổ chức bán trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.

Về việc tuyển dụng chức danh y tế, kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông: các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn và các Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để thực hiện tuyển dụng, sử dụng các chức danh nhân viên y tế, kế toán theo quy định tuyển dụng, sử dụng viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có hướng dẫn riêng.

153. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh chính sách hỗ trợ đối với giáo viên lên các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn chỉ áp dụng cho người từ nơi khác đến trong 05 năm. Sau 05 năm, nếu trường hợp người đó ở lại phục vụ lâu dài cho địa phương này thì không được áp dụng chính sách trên. Cử tri cho rằng đây là điều bất hợp lý. Đề nghị chỉnh sửa phù hợp để vừa huy động giáo viên nơi khác lên vùng khó khăn, vừa giữ chân họ gắn bó lâu dài ở địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 1420/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

Theo quy định, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) với thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm[108]; các nhà giáo được luân chuyển từ các địa phương đến vùng đặc biệt khó khăn, hết thời hạn công tác theo quy định nhưng chưa được sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013[109], nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang báo cáo Chính phủ về việc đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để có cơ sở đề xuất chính sách thích hợp.

154. Cử tri tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang kiến nghị: Nhiều cử tri phản ánh đặc thù của giáo viên mầm non phải đến lớp sớm về trễ để giao nhận trẻ, thường phải làm việc từ 9 – 10 giờ/ngày nhưng ngoài lương thì không có chế độ gì khác. Đề nghị có chính sách, chế độ hỗ trợ thêm cho những giáo viên này.

Trả lời: (Tại Công văn số 1173/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

Các chế độ, chính sách về lương và phụ cấp của nhà giáo hiện nay nằm trong sự thống nhất về hệ thống lương, phụ cấp của công chức, viên chức. Tuy nhiên, thang bậc lương của nhà giáo hiện nay chưa theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Đối với giáo viên mầm non, theo quy định của Luật giáo dục, trình độ chuẩn là trung cấp sư phạm. Do vậy, thang bảng lương được xếp như công chức, viên chức có yêu cầu trình độ đào tạo là trung cấp, thấp hơn so với công chức, viên chức có trình độ đào tạo cao hơn, trong khi lao động của giáo viên mầm non khá vất vả.

Để khắc phục thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền một số chính sách ưu đãi:

- Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non luôn cao hơn 5% so với giáo viên các cấp học khác thuộc hệ thống giáo dục phổ thông trên cùng địa bàn[110].

- Căn cứ vào nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chế độ giảm số giờ làm việc trên lớp từ 8 giờ/ngày[111] xuống còn 6 giờ/ngày[112].

- Giáo viên mầm non hợp đồng tại trường công lập được hưởng lương như giáo viên trong biên chế[113].

- Tăng định mức giáo viên/lớp[114]: đối với nhóm trẻ: bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

- Giáo viên mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Ngoài ra, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều hoạt động cụ thể cũng như chỉ đạo các địa phương có chính sách riêng hỗ trợ nhà giáo về đời sống vật chất và tinh thần, có sự chia sẻ, động viên kịp thời đối với những nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

155. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Có chính sách phù hợp về chỉ tiêu biên chế đối với giáo viên cấp tiểu học, vì hiện nay tình trạng quá tải so với định biên của giáo viên /lớp đang rất khó khăn đối với cấp huyện và cấp tỉnh (40 học sinh/lớp, vượt 15 học sinh/lớp so với quy định).

Trả lời: (Tại Công văn số 1346/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23  tháng 8 năm 2006 hướng dẫn định mức viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập đã quy định cụ thể số lượng học sinh tiểu học/lớp không quá 35 học sinh. Tuy nhiên, ở một số địa phương, số lượng học sinh đã vượt so với quy định trên, do thiếu phòng học, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh và gây quá tải đối với giáo viên. Vì vậy, đề nghị các địa phương có giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học nhằm khắc phục tình trạng trên. Về lâu dài, các địa phương cần thực hiện tốt việc rà soát, sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp, học sinh để bảo đảm đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

156. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về xem xét thực hiện chế độ trả lương trực trưa cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non công lập: Ngày 18/8/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn số 4505/UBND-KGVX về việc xin ý kiến Bộ quản lý chuyên ngành về chế độ trực trưa cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non công lập (gửi Bộ GĐĐT; Tài chính; Nội vụ). Đến nay, đã có trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hai nội dung trả lời của hai Bộ không thống nhất. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các Bộ có liên quan để có hướng dẫn thống nhất về giải quyết chính sách cho cán bộ, giáo viên.

Trả lời: (Tại Công văn số 1345/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nêu rõ: đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 06 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần; đối với các giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01/buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40/giờ/tuần. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường mầm non, việc trực trưa đối với giáo viên là nhiệm vụ chăm sóc trẻ em trong nhà trường mầm non.

Như vậy, khi giáo viên được bố trí trực trưa thì thời gian trực trưa đối với giáo viên mầm non giảng dạy trực tiếp và giáo viên mầm non làm công tác quản lý tại trường mầm non đã được tính trong tổng số giờ được quy định như trên.

157. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định kiến nghị: Về cơ chế bảo lưu phụ cấp thâm niên cho viên chức tại trường được điều động về công tác tại phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố, sở giáo dục và đào tạo: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiến nghị Chính phủ có cơ chế về chế độ bảo lưu phụ cấp thâm niên cho viên chức tại trường học được điều động về công tác tại phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố, sở giáo dục và đào tạo. Đây là những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực tốt được điều về từ các cơ sở giáo dục nhưng không được hưởng phụ cấp công vụ cũng như phụ cấp ưu đãi ngành, thâm niên nhà giáo mà đúng ra họ phải được hưởng.

Trả lời: (Tại Công văn số 1344/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Nhà giáo được điều động về công tác tại phòng giáo dục và đào tạo và sở giáo dục và đào tạo trở thành công chức, chịu sự chi phối của Luật cán bộ, công chức nên hưởng các chế độ chính sách như những công chức khác.

Tuy nhiên, trong thực tế khi điều động về phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo nhà giáo không còn các chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề nên gặp khó khăn trong cuộc sống. Để giảm thiểu những khó khăn trong thời gian đầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2011 về việc bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác tại phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai việc khảo sát đánh giá về chính sách tiền lương đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong đánh giá này để có đề xuất với Chính phủ.

158. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay một số người làm công việc kế toán, nhân viên văn thư, giáo vụ tại các trường học có mức lương rất thấp so với giáo viên, không có phụ cấp thâm niên, cũng không có phụ cấp đứng lớp. Đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ thêm cho số đối tượng này nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Trả lời: (Tại Công văn số 1343/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Chế độ tiền lương, các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, với nguyên tắc: làm việc gì hưởng lương việc đó.

Thực tế hiện nay, đối tượng viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ (nhân viên làm văn thư, kế toán, y tế,…) trong các trường học, các cơ sở giáo dục công lập đang được hưởng một số loại phụ cấp sau:

- Viên chức làm việc trong thư viện được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21 tháng 02 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch);

- Viên chức làm việc trong các phòng thí nghiệm: được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại Công văn số 9552/TCCB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Viên chức làm công tác y tế tại trường học được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.

- Viên chức làm công tác kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được hưởng phụ cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đôn đốc các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện đúng các quy định trên.

Thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương[115], Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành rà soát, phát hiện bất hợp lý trong chế độ phụ cấp, đề xuất chế độ phụ cấp hợp lý (nếu có) nhằm đảm bảo công bằng đối với đội ngũ viên chức làm nhiệm vụ kế toán, văn thư, nhân viên hành chính,… công tác tại các cơ sở giáo dục công lập để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

159. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Bộ sách giáo khoa chuẩn, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo tính khoa học, ổn định lâu dài, tránh gây khó khăn cho người học và lãng phí xã hội.

Trả lời: (Tại Công văn số 1238/BGDĐT-VP ngày 30 tháng 3 năm 2017)

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông; việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa mới, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ hội có những sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tổ chức, cá nhân biên soạn đều phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định theo đúng quy trình. Hội đồng này sẽ hoạt động theo một quy chế riêng, đảm bảo tính khách quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để ra quyết định phê duyệt cho phép lưu hành những bộ sách đạt tiêu chuẩn.

160. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Cần xem xét, cân nhắc thật kỹ vấn đề thay đổi chương trình sách giáo khoa nhằm tiết kiệm kinh phí nhà nước, tiền của nhân dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 1354/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Thực tế, trong thế kỷ XX, ở các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian sử dụng bình quân của một bộ chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) thường từ 10 đến 15 năm. Bộ CT, SGK giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam triển khai từ năm 2001, đến nay đã là 16 năm. Do vậy, đến năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện bộ CT, SGK mới là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Việc thay đổi CT, SGK là một vấn đề tất yếu và rất cần thiết, vừa để khắc phục những vấn đề bất cập, hạn chế của chương trình sách giáo khoa hiện hành; vừa đảm bảo tính cập nhật, đưa tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy trong các nhà trường, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam với khu vực và thế giới, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước đây, cũng như trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư trên thế giới.

Để biên soạn CT, SGK tốt nhất và có thể sử dụng lâu dài, tránh tình trạng phải bổ sung, chỉnh lý quá nhiều, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết đánh giá nghiêm túc về kết quả thực hiện đổi mới CT, SGK hiện hành theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X. Về cơ bản, CT, SGK hiện hành đã và đang góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, CT còn một số nội dung hàn lâm, chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng, còn trùng lặp ở các môn học. SGK chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêu cầu sư phạm; còn có những tình huống thực tiễn gượng ép; những sự kiện, số liệu, thuật ngữ còn thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học hoặc giữa một số môn học; chưa chú ý thoả đáng đến việc tạo cơ hội phát triển ý tưởng khoa học và học cách học, chưa quan tâm phát huy năng lực tư duy độc lập của học sinh. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức triển khai những nhiệm vụ khoa học, tham khảo kinh nghiệm xây dựng CT, SGK của những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Hoa kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Nhật Bản….; vận dụng một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam vào việc xây dựng CT giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH10 của Quốc hội.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn CT và một bộ SGK giáo dục phổ thông mới; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các SGK khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn SGK; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra SGK; tạo cơ hội có những SGK phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Tất cả SGK phải được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng bảo đảm tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định SGK sẽ được công khai, minh bạch.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn, sử dụng bộ sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn địa phương; hướng dẫn thư viện các nhà trường có giải pháp để người học trước để lại SGK cho người học lớp sau sử dụng tiếp tục, giảm bớt khó khăn, tốn kém cho phụ huynh và học sinh.

161. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh những bất cập trong công tác quản lý, ban hành sách giáo khoa, sách tham khảo.

Trả lời: (Tại Công văn số 1456/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Đối với sách giáo khoa: Theo Luật giáo dục, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Việc xuất bản, in ấn và phát hành sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 tháng 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Thông tư quy định về việc biên soạn, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa để ban hành trong năm 2017.

Đối với sách tham khảo: Theo Luật xuất bản, các nhà xuất bản có đủ năng lực được phép tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành sách tham khảo và trách nhiệm hoàn toàn về các xuất bản phẩm của mình, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (hiện có gần 40 nhà xuất bản đang thực hiện việc này). Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các loại sách tham khảo trong nhà trường.

Trong những năm qua, để tăng cường việc quản lý, sử dụng sách tham khảo trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục quản lý và sử dụng  sách giáo khoa, sách tham khảo (Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 7 năm 2008 về việc sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập; Công văn số 2372/BGDĐT-GDTH ngày 11 tháng 4 năm 2013 về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông; Công văn số 92/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 01 năm 2014 về việc chấn chỉnh việc phát hành tài liệu tham khảo và đĩa hình trong trường tiểu học).

Trước thực tế trên thị trường xuất hiện các loại sách tham khảo không đảm bảo chất lượng (sai lệch về nội dung khoa học, thiếu tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính sư phạm, sai lệch về thuần phong mỹ tục Việt Nam...), ngày 07 tháng 7 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT quy định việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, bao gồm: những quy định về tiêu chí và quy trình lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong các cơ sở giáo dục; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong việc lựa chọn, quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo; tư vấn, hướng dẫn phụ huynh học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo.

162. Cử tri TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng kiến nghị:

 - Cử tri đề nghị sửa đổi Luật giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

+ Sửa đổi khái niệm “Nhà giáo” theo hướng mở rộng đối tượng là để cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng, cấp Sở được hưởng ưu đãi nghề nghiệp, thâm niên như những Nhà giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy.

+ Điều 21 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi” là không còn phù hợp. Vì, theo khuyến cáo của ngành y tế, trẻ em trong 06 tháng đầu phải được chăm sóc và bú sữa mẹ hoàn toàn, các bà mẹ cũng đã được nghỉ 06 tháng sau sinh; mặt khác, các cơ sở giáo dục mầm non không có đủ điều kiện phòng học để nhận nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 06 tháng tuổi. Do vậy, đề nghị quy định: “giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ đủ 06 tháng tuổi đến 06 tuổi”

Trả lời: (Tại Công văn số 1596/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

Ngày 13 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 251/QĐ-TTg ban hành kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ xây dựng dự án Luật giáo dục (sửa đổi) trong giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết thi hành Luật giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009; đánh giá tác động chính sách và hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục để trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội dưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu ý kiến của cử tri để đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung bất hợp lý, đồng thời bảo đảm tính lâu dài của Luật khi được Quốc hội thông qua.

163. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về việc sử dụng số học viên đã được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Được biết nhà nước đã có nhiều chương trình đưa sinh viên, học viên đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không rõ hiệu quả của việc sử dụng những người đã tốt nghiệp trở về để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 1595/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về việc sử dụng số học viên đã được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

Đối tượng được cử đi học tại nước ngoài bằng học bổng ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các bộ, ngành, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính nhà nước, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, sinh viên đại học... với các trình độ đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập ngắn hạn. Phần lớn đối tượng được cử đi học sau đại học đã có cơ quan công tác và đều trở lại cơ quan tiếp tục làm việc sau khi tốt nghiệp khóa học tại nước ngoài. Công tác tiếp nhận lưu học sinh về nước được thực hiện chặt chẽ theo quy định tại Quy chế Quản lý công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước về quản lý, sử dụng công chức, viên chức... Quy trình tiếp nhận lưu học sinh được thực hiện như sau:

- Đối với lưu học sinh đã có cơ quan công tác, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi văn bản đến cơ quan chủ quản đề nghị tiếp nhận lưu học sinh trở về công tác.

- Đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác sẽ được Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu việc làm hoặc giới thiệu về các cơ quan, địa phương, trường đại học đã cử lưu học sinh đi học có nhu cầu tuyển dụng.

Trường hợp những lưu học sinh vi phạm các quy định đối với nghĩa vụ của người được hưởng học bổng NSNN sẽ phải bồi hoàn lại kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành[116].

2. Về việc sử dụng những người đã tốt nghiệp trở về để phục vụ cho đất nước

Đến nay, nhà nước đã có nhiều chương trình đưa sinh viên, học viên đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không rõ hiệu quả của việc sử dụng những người đã tốt nghiệp trở về để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng tôi trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số Đề án của Chính phủ đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN bao gồm: Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" (gọi tắt là Đề án 322/356); Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" (gọi tắt là Đề án 911); Đề án "Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020" (gọi tắt là Đề án 599). 

Trong thời gian qua, các đề án nói trên đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ ở nước ngoài trở về nước công tác và có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong số các Đề án cử cán bộ đi học tại nước ngoài, có Đề án 322/356 đã kết thúc năm 2014 (chỉ còn một số lưu học sinh kéo dài thời gian học tập để hoàn thành chương trình đào tạo). Những đề án khác vẫn đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Đề án 322/356 đã cử 4.758 người đi học tại nước ngoài, trong đó chủ yếu số lượng đi học tiến sĩ (2.256 người) và thạc sĩ (1.543 người). Phần lớn lưu học sinh đều đã có cơ quan công tác và có những đóng góp nhất định sau khi tốt nghiệp. Để đảm bảo tính khách quan trong công tác điều tra, đánh giá hiệu quả đào tạo, năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời một nhóm chuyên gia độc lập có chuyên môn, kinh nghiệm trực tiếp thực hiện điều tra, khảo sát và xây dựng báo cáo đánh giá về tác động hiệu quả của Đề án 322/356. Báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá về hiệu quả của Đề án 322/356 như sau:

a) Đối với người thụ hưởng trực tiếp:

Có 96% lưu học sinh đánh giá được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và là sự thay đổi mang tính "bước ngoặt" đối với cá nhân. Họ đã học được phương pháp làm việc chuyên nghiệp, hình thành nền tảng về mặt nhận thức, phương pháp đánh giá, nhìn nhận và giải quyết các vấn đề theo hướng các chuẩn mực quốc tế và khẳng định vị trí công tác, nâng cao vị thế, uy tín nghề nghiệp... Họ được nâng cao năng lực viết bài khoa học, tự tin trong các hội thảo, hội nghị khoa học. Kết quả khảo sát cho thấy 58,1%  lưu học sinh có bài báo đăng trong tạp chí trong nước, 42,9% bài báo đăng trên tạp chí quốc tế trong danh mục ISI. Tuy có khó khăn về tài chính do chế độ học bổng thấp nhưng lưu học sinh của Đề án 322/356 vẫn có nhiều công trình khoa học và tự hào được nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam với thành tích kết quả học tập, nghiên cứu vượt trội so với nhiều lưu học sinh nước ngoài.

Sau khi đi học về, các cựu lưu học sinh không chỉ tham gia nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực chuyên ngành mà họ còn tham gia đóng góp thiết thực cho xã hội, cộng đồng và cũng như tham gia xây dựng hoạch định chính sách có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo. Nhiều cựu lưu học sinh khi về nước đã có những đóng góp tích cực qua các chương trình nghiên cứu, đề tài, dự án khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, được triển khai và nhân rộng. Ví dụ điển hình: Đề tài sản xuất Kali từ rơm rạ Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh, hiện đang công tác tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016; TS. Cao Đình Hùng, công tác tại Viện sinh học Tây Nguyên đã được phía Ô-xtơ-rây-li-a đánh giá đã thực hiện "một cuộc cách mạng trong sản xuất giống cây thân gỗ" góp phần xây dựng quy trình, công nghệ sản xuất các giống cây thân gỗ có tiềm năng kinh tế quan trọng trong việc trồng rừng ở Ô-xtơ-rây-li-a và Việt Nam; hoặc nhóm lưu học sinh đã thiết kế chế tạo thành công robot phục vụ có chức năng giao tiếp và thực hiện một số mệnh lệnh của con người... Ngoài ra còn có rất nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các cựu lưu học sinh Đề án 322/356 đã được nhóm chuyên gia tổng hợp. Thành tích của các lưu học sinh đi học theo Đề án hết sức có ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng rất lớn, tạo động lực phấn đấu cho các đồng nghiệp trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

b) Đối với cơ quan chủ quản:

Kết quả khảo sát của Nhóm chuyên gia độc lập về ý kiến đánh giá hiệu quả của các cơ quan chủ quản của người được cử đi học đối với Đề án 322/356 như sau:

- Có 82,56% đánh giá Đề án 322/356 đã giúp nâng cao năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua việc tăng tỷ lệ giảng viên, cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo chuẩn quốc tế; chủ động giúp nhà trường cải thiện chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy theo hướng tích cực và hiện đại hóa;

- Có 78,90% đánh giá Đề án 322/356 đã giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, cải thiện chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường hiệu quả công tác chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ thuật với nước ngoài;

- Có 75,12% đánh giá Đề án 322/356 trực tiếp góp phần giúp các cơ quan đẩy mạnh công tác hội nhập và hợp tác quốc tế;

- Có 91,67% đánh giá Đề án 322/356 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tại nhiều cơ quan quản lý, công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hóa công sở văn minh, truyền cảm hứng và tạo động lực thúc đẩy hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại trong các cơ quan nhà nước.

Để nâng cao hơn hiệu quả các đề án, cần phải có cơ chế, chính sách và phân công nhiệm vụ phù hợp đối với những người đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn NSNN nói riêng và những chính sách đãi ngộ, thu hút đối với những công dân Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài nói chung.  

164. Cử tri tỉnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ trách nhiệm về lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao (tiến sĩ, thạc sĩ) với gần 300.000 người.

Trả lời: (Tại Công văn số ngày  tháng 3 năm 2017)

Việc một số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, không có việc làm, thậm chí phải giấu bằng tốt nghiệp thạc sĩ, đại học để xin làm các công việc lao động phổ thông, không phù hợp với trình độ và chuyên môn được đào tạo. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của tình trạng “hiệu quả đầu tư cho đào tạo đại học thấp” tồn tại ở một vài nhóm/bộ phận trong xã hội và gây ra những lãng phí không nhỏ về nguồn lực, cả từ góc độ ngân sách nhà nước, đầu tư của hộ gia đình cũng như toàn xã hội nói chung.

Nguyên nhân của tình trạng trên:

- Tư tưởng trọng bằng cấp nặng nề trong xã hội (cá nhân, gia đình); người học chưa xác định đúng mục tiêu của việc học và lựa chọn ngành nghề.

- Chất lượng đào tạo ở một số cơ sở đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

- Còn thiếu những dự báo, định hướng và cung cấp thông tin công khai, rộng rãi ở cấp độ vĩ mô về nhu cầu lao động ở từng nhóm ngành, nghề; trình độ; khu vực vùng miền... Ngoài ra, do quy hoạch nhân lực từ các ngành, các địa phương chưa được thực hiện tốt; dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực trình độ cao chưa chính xác, đặc biệt là dự báo trung và dài hạn.

- Do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng dẫn đến hàng nghìn doanh nghiệp giải thể nên vị trí việc làm giảm thấp.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp:

- Nâng cao chất lượng đào tạo: quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo, tăng cường kiểm định chất lượng; rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng và đã dừng tuyển sinh đối với các chuyên ngành đào tạo không đủ giảng viên cơ hữu[117]; tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội;

- Hỗ trợ khởi nghiệp cho người học; quản lý và sử dụng thông tin việc làm của người học sau tốt nghiệp...);

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước; xây dựng dự báo, định hướng cơ cấu nguồn nhân lực; quy hoạch nguồn nhân lực cấp vĩ mô...

- Sửa đổi Quy chế đào tạo tiến sĩ[118] theo hướng áp dụng các chuẩn khu vực và quốc tế đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng hàm lượng khoa học như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh; nghiên cứu sinh phải có công bố nghiên cứu khoa học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

 - Yêu cầu bắt buộc gắn đào tạo tiến sĩ với nghiên cứu khoa học để tăng chi phí đào tạo tiến sĩ tương đương với một số nước trong khu vực, giảm chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (đào tạo tinh hoa, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng).

- Tăng cường kết hợp với các cơ sở sử dụng lao động, các công ty, các viện nghiên cứu trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư tập trung cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đào tạo tiến sĩ, trong đó có đáp ứng tốt điều kiện làm việc của giáo sư, người hướng dẫn và điều kiện học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

- Hoàn thiện cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đào tạo tiến sĩ trong nước.

- Bắt buộc kiểm định khu vực và quốc tế đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ.

- Yêu cầu các cơ sở đào tạo tiến sĩ nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công bố toàn văn luận án và hội đồng chấm để xã hội cùng giám sát.

- Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, toàn văn luận án và tên người hướng dẫn, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ để xã hội cùng giám sát.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

165. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước việc Chính phủ đồng ý cho mở nhiều trường đại học và tình trạng đào tạo nhiều thạc sĩ, tiến sĩ như hiện nay. Cử tri đề nghị Chính phủ có những biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng đào tạo trong việc cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1457/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Những bất cập trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Việt Nam hiện nay là có và chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ vẫn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề này, để đảm bảo trình độ đào tạo tương xứng với học vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các giải pháp để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới đào tạo sau đại học nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đào tạo sau đại học (cập nhật, sửa đổi và hoàn thiện quy chế đào tạo tiến sĩ[119], đào tạo thạc sĩ[120] cho phù hợp với điều kiện thực tế), thực hiện quốc tế hoá đào tạo tiến sĩ: sửa đổi, bổ sung các điều kiện liên quan đến xác định chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ (đào tạo tinh hoa, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng), mở ngành đào tạo tiến sĩ, tổ chức đào tạo và cấp bằng theo hướng áp dụng các chuẩn khu vực và quốc tế đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, giảm thủ tục hành chính, tăng hàm lượng khoa học như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh.

- Chỉ đạo chấn chỉnh việc tổ chức đào tạo đặc biệt là đào tạo sau đại học ngoài cơ sở.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đào tạo; xử phạt nghiêm minh cơ sở đào tạo có sai phạm.

- Thúc đẩy việc kiểm định chất lượng đặc biệt ở tầm khu vực và quốc tế các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ.

- Hoàn thiện cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học nước ngoài, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài tham gia công tác đào tạo tiến sĩ trong nước.

- Tiếp tục rà soát, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng[121] tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ tổng kiểm tra và kiên quyết đình chỉ đào tạo các ngành hoặc những cơ sở đào tạo đã được cấp phép đào tạo nhưng không đảm bảo các điều kiện về con người và cơ sở vật chất.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học :

+ Thực hiện nghiêm túc quy định liên quan đến đào tạo sau đại học, công tác báo cáo.

+ Tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và tỷ lệ người tốt nghiệp sau đại học có việc làm của cơ sở đào tạo.

+ Đăng ký kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ, thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ.

+ Tăng cường kết hợp với các cơ sở sử dụng lao động, các công ty, các viện nghiên cứu trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư tập trung cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đào tạo tiến sĩ: phòng làm việc cho giáo sư, người hướng dẫn, phòng làm việc cho nghiên cứu sinh.

166. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ học mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi từ 120.000/tháng lên 150.000 đồng/tháng, vì mức hỗ trợ như hiện nay là thấp không bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho học sinh, trong khi việc huy động xã hội hóa từ phụ huynh học sinh gặp nhiều khó khăn do đa số là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

Trả lời: (Tại Công văn số 1172/BGDĐT-VP ngày 23 tháng 3 năm 2017)

Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015, trong đó có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi. Chính sách này đã tác động sâu sắc đối với việc phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ chuyên cần; nâng tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo lên mức 150.000 đồng/tháng để phù hợp với tình hình thực tiễn.

167. Cử tri tỉnh kiến nghị: Đề nghị xem xét quy định hợp nhất văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục và văn bản công nhận trường đạt chuẩn quốc gia thành một văn bản.

Trả lời: (Tại Công văn số ngày  tháng 3 năm 2017)

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc rà soát các văn bản của đơn vị và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài đơn vị nhằm đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân; đồng thời xây dựng kế hoạch soạn thảo các văn bản phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chú trọng tới tính liên thông, đồng bộ và thuận lợi, khả thi cho mọi đối tượng áp dụng trong thực tiễn. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy một số văn bản không còn phù hợp hoặc còn chồng chéo, trong đó Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Thông tư 59) và Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Thông tư 42) có các tiêu chuẩn đánh giá giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự sắp xếp, gây ra một số thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, soạn thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 59 và Thông tư 42 theo hướng tích hợp nội dung, tiêu chuẩn đánh giá dùng để công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, điều chỉnh những văn bản khác không còn phù hợp hoặc bất hợp lý trong thực tiễn hiện nay.

168. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri phản ánh vấn đề đạo đức của thanh thiếu niên hiện nay đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Cử tri đề nghị nên xem trọng vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên đồng thời, xây dựng hình ảnh một người thầy giáo chuẩn mực, gương mẫu làm tấm gương sáng cho các em học sinh.

Trả lời: (Tại Công văn số 1455/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

1. Về tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay là những công dân có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tích cực học tập rèn luyện và tu dưỡng bản thân; có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,… Rất nhiều học sinh, sinh viên tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, nhiều người có ý chí vươn lên để giúp đỡ gia đình thoát nghèo và góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn một số hạn chế, yếu kém; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế và dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên bị sa sút về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi, một số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện về kiến thức và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, cụ thể là:

1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh, sinh viên

- Ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống cho học sinh, sinh viên.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2015 - 2020;

- Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục[122].

1.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, phối hợp ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...

1.3. Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các bộ môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên

- Trong chương trình giáo dục hiện hành, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường từ cấp học mầm non, phổ thông đến các trường trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2009 - 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông  từ năm học 2010 – 2011. Tinh giản những nội dung, kiến thức khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác để học sinh có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời[123].

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử… nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; thay đổi cách đánh giá học sinh[124]; thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...).

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.

- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng nội dung môn Đạo đức và Giáo dục công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc giáo dục chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho học sinh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, học sinh cũng được giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.4. Tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chủ động tham mưu đề xuất với chính quyền cơ sở, ngành công an và các lực lượng xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tình trạng học sinh đánh nhau theo từng năm học và thời điểm cụ thể. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam..., huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, quản lý học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý thông tin đại chúng, thay đổi cách tiếp cận với thông tin xấu, những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

2. Về xây dựng chuẩn mực đạo đức nhà giáo

Từ năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Cùng với việc đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của quy định về đạo đức nhà giáo; các thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng trường phổ thông, chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định rõ chuẩn mực đạo đức của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các văn bản trên, hầu hết nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay đều là những người nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa làm tốt chức trách của mình, ảnh hưởng đến hình ảnh người nhà giáo.

Để khắc phục hiện tượng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đang triển khai một số giải pháp sau:

Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.

Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn mới; xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới; rà soát tinh giản, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

Tăng cường kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước; đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo giáo viên; chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo giáo viên để sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục để đề xuất, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng và tôn vinh đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường thông tin truyền thông về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất sắc nhằm khơi dậy nhiệt huyết và ý thức, lương tâm, trách nhiệm tự hào về nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo.

Chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường. Đồng thời, tiến hành rà soát, sửa đổi ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.

169. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Cử tri đánh giá: Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 có đổi mới tích cực. Tuy nhiên, cử tri đề nghị Bộ, ngành chỉ đạo sát sao hơn nữa để tránh tình trạng có phòng thi rất ít thí sinh dự thi.

Trả lời: (Tại Công văn số 1451/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 được tổ chức một loại cụm thi tại tỉnh do sở giáo dục và đào tạo chủ trì. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị phần mềm và hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ các khâu trong quá trình tổ chức thi (nhất là khâu sắp xếp phòng thi) nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, bảo đảm kỳ thi an toàn, khách quan và hạn chế cơ bản tình trạng có phòng thi rất ít thí sinh dự thi như các kỳ thi năm 2015 và 2016.

170. Cử tri tỉnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo triển khai phân cấp theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các bộ, ngành và các sở giáo dục và đào tạo về tài chính, tổ chức bộ máy theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý về giáo dục.

Trả lời: (Tại Công văn số ngày  tháng 3 năm 2017)

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định 115), thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 23 tháng 4 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Nghị định 115.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 115 trên cơ sở kế thừa, điều chỉnh cho phù hợp với Nghị quyết  số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục ở địa phương. Hiện nay, Dự thảo Nghị định đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định và sẽ trình Chính phủ ban hành trong quý II năm 2017.

171. Cử tri tỉnh kiến nghị: Việc ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định tại các địa phương chưa thống nhất, mỗi tỉnh thực hiện có khác nhau. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP để có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số ngày  tháng 3 năm 2017)

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Nghị định 115), thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 23 tháng 4 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Nghị định 115.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 115 trên cơ sở kế thừa, điều chỉnh cho phù hợp với Nghị quyết  số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục ở địa phương. Hiện nay, Dự thảo Nghị định đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định và sẽ trình Chính phủ ban hành trong quý II năm 2017.

172. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Theo lộ trình năm học 2018 - 2019 sẽ áp dụng chương trình sách giáo khoa mới. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương sớm có giải pháp để cơ cấu lại đội ngũ giáo viên đứng lớp, cơ sở vật chất trường, lớp, số học sinh trên lớp học để đạt tiêu chuẩn theo chương trình mới tránh khập khiễng, không đồng bộ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1632/BGDĐT-VP ngày 21 tháng 4 năm 2017)

1. Về đội ngũ giáo viên

Ngày 29 tháng 4 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2016 phê duyệt danh mục đầu tư Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, năng lực đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của các trường sư phạm chủ chốt sẽ được nâng cao, hướng tới các kết quả cụ thể:

- Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán trường phổ thông để họ có đủ năng lực hỗ trợ việc bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ cho tất cả giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông;

- Nâng cao năng lực các trường sư phạm chủ chốt về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, quản trị;

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống quản lý và các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng;

- Phát triển, khai thác và duy trì sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý tri thức, học liệu mở, hệ thống dữ liệu và hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện kế hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới; soát và xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông phù hợp yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới chương trình đào tạo của các trường sư phạm theo hướng mở, linh hoạt; cập nhật, bổ sung kịp thời các mô đun dựa trên các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

 Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông dưới dạng mô đun, theo nguyên tắc cuốn chiếu, phù hợp lộ trình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; giáo viên học đầy đủ các mô đun cần thiết có thể lấy bằng đại học; xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo tinh thần kết hợp hình thức bồi dưỡng trực tiếp và bồi dưỡng qua mạng, bổ sung các tài liệu hỏi - đáp, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

 Huy động tối đa đội ngũ cốt cán của Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên các trường sư phạm tham gia tập huấn, đảm bảo giáo viên đủ năng lực dạy chương trình, sách giáo khoa mới.

2. Về cơ sở vật chất, trường lớp

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông. Mục tiêu cơ bản của Đề án là đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới; địa phương tổ chức thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ những nơi chưa đảm bảo điều kiện tối thiểu. Trước mắt, để đảm bảo điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, các cơ sở giáo dục phổ thông cần tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của nhà trường; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thật sự cần thiết; đặc biệt chú trọng trang bị thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu của Đề án là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hòa thiện văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát các quy định hiện hành của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường phổ thông tại Thông tư 26[125]; kế hoạch xây dựng Thông tư mới theo hướng mở (thay thế Thông tư 26) và hướng dẫn địa phương mua sắm bàn ghế lớp 1 theo Thông tư 26.

3. Về quy mô học sinh trên lớp học

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó xác định nhà trường phổ thông được đổi mới căn bản và toàn diện về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất, đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu để thực hiện được chương trình cụ thể lớp học, số học sinh, điểm trường (nếu có) theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và số học sinh của nhà trường.

173. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ: Hiện nay, chế độ hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ được thực hiện theo Quyết định số Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ trong giai đoạn tiếp theo (đến năm 2020). Đồng thời, tăng số tiền hỗ trợ hàng tháng để nâng chất lượng bữa ăn trưa cho các cháu tại cơ sở giáo dục mầm non nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.

Trả lời: (Tại Công văn số 1342/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015, trong đó có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi. Chính sách này đã tác động sâu sắc đối với việc phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ chuyên cần; nâng tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo lên mức 150.000 đồng/tháng để phù hợp với tình hình thực tiễn.

174. Cử tri tỉnh An Giang và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay ngày càng phổ biến, gây hoang mang cho phụ huynh học sinh và tâm lý học sinh, đề nghị ngành giáo dục cần có biện pháp ngăn ngừa vấn đề này.

Trả lời: (Tại Công văn số 1284/BGDĐT-VP ngày 30 tháng 3 năm 2017)

Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn. Phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay là những công dân có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tích cực học tập rèn luyện và tu dưỡng bản thân; có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,… Rất nhiều học sinh, sinh viên tích cực vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội và thiện nguyện, nhiều người có ý chí vươn lên để giúp đỡ gia đình thoát nghèo và góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn một số hạn chế, yếu kém; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế và dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên bị sa sút về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi, một số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện về kiến thức và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, cụ thể là:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung xây dựng và triển khai hệ thống văn bản về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh, sinh viên

- Ban hành các văn bản quan trọng chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, truyền thống cho học sinh, sinh viên.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2015 - 2020;

- Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục[126].

2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, phối hợp ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013-2020; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...

3. Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các bộ môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên

- Trong chương trình giáo dục hiện hành, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc giảng dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường từ cấp học mầm non, phổ thông đến các trường trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2009 - 2010; triển khai giảng dạy bộ tài liệu hướng dẫn “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học” ở các cấp học phổ thông  từ năm học 2010 – 2011. Tinh giản những nội dung, kiến thức khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, dành thời gian cho các nội dung khác để học sinh có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời[127].

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh trong các môn chính khóa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử… nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh; thay đổi cách đánh giá học sinh[128]; thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (ra đề theo hướng “mở”, gắn với thực tiễn cuộc sống, xây dựng ma trận câu hỏi, đánh giá quá trình, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau...).

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể... Tổ chức giờ học linh hoạt, có thể diễn ra ở trong lớp hoặc ngoài sân trường, tại khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung môn học, gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống.

- Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng nội dung môn Đạo đức và Giáo dục công dân và việc giảng dạy đạo đức, lối sống thông qua việc giáo dục chuyển đổi hành vi và trải nghiệm cho học sinh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh đó, học sinh cũng được giáo dục những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chủ động tham mưu đề xuất với chính quyền cơ sở, ngành công an và các lực lượng xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tình trạng học sinh đánh nhau theo từng năm học và thời điểm cụ thể. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam..., huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành  mạnh, quản lý học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý thông tin đại chúng, thay đổi cách tiếp cận với thông tin xấu, những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

175. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Sớm ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục: Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ GDĐT xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực GDĐT. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục làm cơ sở để các địa phương nghiên cứu, thực hiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 1341/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 186/2017/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập[129]. Riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến trung học phổ thông và các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong lĩnh vực giáo dục do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan.

176. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ ưu tiên kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Trả lời: (Tại Công văn số 1424/BGDĐT-VP ngày 7 tháng 4 năm 2017)

1. Về hướng dẫn thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020[130]

Bộ Giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai Đề án, cụ thể như:

- Giai đoạn 2014 - 2015: Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1919/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 – 2015 Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình thuộc danh mục Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thực hiện thẩm định chủ trương đầu tư các dự án, công trình để các địa phương tổ chức phê duyệt quyết định đầu tư các dự án, công trình theo quy định. Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 – 2015 để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng các công trình.

- Về lộ trình đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Mục tiêu chính của Đề án: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó có mục tiêu kiên cố hóa phòng học.

Sau khi Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

2. Về ưu tiên kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú các trường phổ thông dân tộc bán trú

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2025”. Đề án sau khi được phê duyệt sẽ giải quyết cơ bản việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú thiếu đồng bộ như hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020, trong đó có hỗ trợ nhà bếp, khu nội trú phục vụ cho học sinh bán trú, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

177. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và bổ sung kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, tạo điều kiện cho các em học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng khả năng thu hút trẻ dưới 5 tuổi đến trường.

Trả lời: (Tại Công văn số 1340/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Thực hiện Đề án kiên cố hoá trường lớp học mầm non, tiểu học, tỉnh Thừa Thiên - Huế được dự kiến giao vốn là 118.000 triệu đồng để xây dựng các phòng học cấp mầm non, tiểu học thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát danh mục ưu tiên bố trí vốn của dự án và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với đề xuất bổ sung kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, tăng khả năng thu hút trẻ dưới 5 tuổi đến trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận đề xuất của địa phương. Việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thuộc thẩm quyền ngân sách của tỉnh. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các em học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng khả năng thu hút trẻ dưới 5 tuổi đến trường, từng bước được tăng cường, nâng cấp, kiên cố hóa theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

178. Cử tri tỉnh kiến nghị: Cử tri cho rằng để đào tạo được những học trò giỏi thì rất cần những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, đạo đức sư phạm tốt. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các trường sư phạm; có cơ chế tuyển cử riêng để tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm đồng thời quy định lại chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với giáo viên từng bậc học; có kế hoạch đào tạo lại để nâng cao trình độ giáo viên với lộ trình từ 3 – 5 năm.

Trả lời: (Tại Công văn số ngày  tháng 3 năm 2017)

1. Về ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các trường sư phạm

Thời gian qua, mặc dù đã được đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tuy nhiên một số cơ sở đào tạo sư phạm xuống cấp, không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, manh mún, thiếu chuyên sâu vì mở rộng đào tạo ra các lĩnh vực ngoài ngành sư phạm.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư cho các trường sư phạm theo hướng ưu tiên cho các trường đại học sư phạm lớn. Trong đó tập trung đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chất lượng cao.

Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai Dự án Chương trình phát triển các trường sư phạm (ETEP) do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng nguồn vốn là 100 triệu USD, để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình của Dự án có nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với trường sư phạm, cùng với hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Về tạo cơ chế tuyển dụng để tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm

Hiện tại, việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục đang được thực hiện theo Luật viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách thu hút giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn, trợ cấp lần đầu đến công tác… để bảo đảm công tác tuyển dụng được tiến hành thuận lợi và các địa phương tuyển đủ giáo viên theo biên chế được giao hàng năm. Ngoài ra, các địa phương còn có các chính sách về nhà ở, ưu tiên tuyển dụng con em người địa phương tốt nghiệp các trường sư phạm...

Triển khai Luật viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập để làm cơ sở cho việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục hàng năm[131].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục để đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành sửa đổi cho phù hợp.

3. Về quy định lại chuẩn kiến thức và kỹ năng đào tạo đối với giáo viên từng bậc học

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông; rà soát, điều chỉnh bổ sung chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp và chỉ đạo các địa phương đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai các giải pháp sau:

- Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.

- Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn mới; xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới; rà soát tinh giản, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

- Tăng cường kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước; quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm cân đối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng theo hướng giảm bớt số lượng, tập trung đầu mối để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

- Chỉ đạo các trường sư phạm đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo giáo viên để sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong việc đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

- Nghiên cứu tổng thể về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để có căn cứ khoa học đề xuất các nội dung chính sách phù hợp nhằm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ.

4. Về kế hoạch đào tạo lại để nâng cao trình độ giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện Dự án Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý (ETEP)[132]; chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục[133]. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025.

179. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ cho các học sinh con hộ nghèo, ở bán trú không thuộc thôn, bản đặc biệt khó khăn, để đảm bảo cho các em có điều kiện tốt nhất học tập (Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ nêu rõ đối tượng được hỗ trợ là học sinh bán trú, ở thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền gạo và chi phí học tập). Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều trường hợp học sinh thuộc hộ nghèo, nhà xa trường không thể đi lại trong ngày, phải ở bán trú, không thuộc thôn, bản đặc biệt khó khăn nhưng số học sinh này không được hỗ trợ tiền gạo và chi phí học tập.

Trả lời: (Tại Công văn số 1593/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về chính sách hỗ trợ cho các học sinh con hộ nghèo, ở bán trú không thuộc thôn, bản đặc biệt khó khăn

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021[134] đã quy định trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thuộc đối tượng được miễn học phí.

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ[135] quy định: học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi,vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn[136], tiền nhà ở[137] và gạo[138]. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ: (i) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị[139]; (ii) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú[140]; (iii) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất[141]; (iv) Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.

Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định thì được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh và được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất tùy theo số lượng học sinh được hưởng và nguồn kinh phí hiện có.

2. Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường có học sinh bán trú ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Hiện nay có 02 chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, quy định hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm theo cho các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường có học sinh chính sách thuộc đối tượng của Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ[142].

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013[143] và Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016[144] của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn trái phiếu cho xây dựng phòng học mầm non, tiểu học (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học để thay thế phòng học nhờ, học mượn, thuê của các tổ chức, cá nhân) tại các xã đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2025”. Đề án sau khi được phê duyệt sẽ giải quyết cơ bản việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú thiếu đồng bộ như hiện nay.

180. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường có học sinh bán trú ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lâm Bình đang thực hiện chủ trương thành lập các trường bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, để  tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con em các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu học tập, ăn ở cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Trả lời: (Tại Công văn số 1593/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

1. Về chính sách hỗ trợ cho các học sinh con hộ nghèo, ở bán trú không thuộc thôn, bản đặc biệt khó khăn

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021[145] đã quy định trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thuộc đối tượng được miễn học phí.

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ[146] quy định: học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi,vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn[147], tiền nhà ở[148] và gạo[149]. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ: (i) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị[150]; (ii) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú[151]; (iii) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất[152]; (iv) Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.

Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định thì được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh và được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất tùy theo số lượng học sinh được hưởng và nguồn kinh phí hiện có.

2. Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường có học sinh bán trú ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Hiện nay có 02 chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, quy định hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm theo cho các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường có học sinh chính sách thuộc đối tượng của Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ[153].

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013[154] và Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016[155] của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn trái phiếu cho xây dựng phòng học mầm non, tiểu học (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học để thay thế phòng học nhờ, học mượn, thuê của các tổ chức, cá nhân) tại các xã đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2025”. Đề án sau khi được phê duyệt sẽ giải quyết cơ bản việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú thiếu đồng bộ như hiện nay.

181. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phản ánh: Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ, Nhà nước chỉ hỗ trợ cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. Trong khi đó, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là huyện nghèo miền núi có gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Cử tri mong muốn Chính phủ nghiên cứu, xem xét hỗ trợ cho tất cả các em trên địa bàn huyện đều được hưởng chính sách này, chứ không chỉ là những em có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.

Trả lời: (Tại Công văn số 1454/BGDĐT-VP ngày 11 tháng 4 năm 2017)

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021[156] đã bổ sung đối tượng trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 70% học phí[157]. Do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể miễn học phí cho tất cả học sinh trên địa bàn huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình Quốc hội (hiện nay đang báo cáo Chính phủ phê duyệt), trong đó đề xuất phương án:

- Thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018;

- Miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở từ năm 2020.

Đối với các cấp học chưa được miễn học phí theo lộ trình trên thì vẫn thực hiện cơ chế thu học phí và thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh nghèo, học sinh dân tộc như quy định hiện nay.

Thời gian tới, tùy vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét, bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí như kiến nghị của cử tri.

182. Cử tri TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị cần sửa đổi Luật giáo dục nhằm mang tính ổn định, không nên thay đổi thường xuyên.

Trả lời: (Tại Công văn số 1596/BGDĐT-VP ngày 20 tháng 4 năm 2017)

Ngày 13 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 251/QĐ-TTg ban hành kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ xây dựng dự án Luật giáo dục (sửa đổi) trong giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết thi hành Luật giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009; đánh giá tác động chính sách và hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục để trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội dưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu ý kiến của cử tri để đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung bất hợp lý, đồng thời bảo đảm tính lâu dài của Luật khi được Quốc hội thông qua.

183. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị không nên để học sinh làm bài tập trực tiếp lên sách giáo khoa để tiết kiệm cho toàn xã hội.

Trả lời: (Tại Công văn số 1339/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Hàng năm, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định sách tối thiểu đối với mỗi học sinh. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học, các giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày. Việc tổ chức dạy học các môn học ở tiểu học, trong đó có việc sử dụng sách giáo khoa trên lớp là trách nhiệm của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường. Do một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nên để xảy ra tình trạng học sinh làm bài tập trực tiếp vào sách, gây lãng phí và khiến học sinh không có ý thức tiết kiệm. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc sử dụng sách giáo khoa trên lớp, không để học sinh làm bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa.

184. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri không đồng tình việc ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc trả lời chất vấn trước Quốc hội vụ UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đi tiếp khách là “vui vẻ”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1338/BGDĐT-VP ngày 5 tháng 4 năm 2017)

Việc UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh điều động giáo viên đi tiếp khách là sự việc đã xảy ra tại địa phương. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND thị xã Hồng Lĩnh kiểm tra, báo cáo và giải trình về vụ việc này và địa phương đã có trách nhiệm trả lời trước công luận.

Ngày 14 tháng 11 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh[158] với nội dung như sau: việc điều động một số giáo viên phục vụ các sự kiện, hội nghị tại địa phương có thể ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của người giáo viên và việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Bộ trưởng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, làm rõ thông tin và tổ chức rút kinh nghiệm; đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.

 Tại phiên trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường sáng ngày 16 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có phát biểu[159]: “Liên quan đến việc cô giáo ở thị xã Hồng Lĩnh thì đây là một trong những vấn đề có thật. Tôi cũng đã có ý kiến và khi nhận được thông tin này thì tôi trao đổi với đồng chí Chủ tịch và chúng tôi cũng có công văn với trách nhiệm của Bộ, đánh giá cao đồng chí Chủ tịch kịp thời có công văn yêu cầu Chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh phải báo cáo. Bởi vì ở đây không phải chỉ là một trường hợp của thị xã Hồng Lĩnh mà trong thực tế cũng có nhiều nơi mà cán bộ địa phương cũng vì vui vẻ đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo”.

Từ “vui vẻ” ở đây không phải là điều các cô gái đi tiếp khách là “vui vẻ” như ý kiến phản ánh của cử tri. Bộ trưởng muốn nhấn mạnh các địa phương điều động giáo viên đến phục vụ một số sự kiện vui nhưng lại không phù hợp, làm ảnh hưởng đến thời gian và uy tín của nhà giáo.

 

 

 


  1. (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, và đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam đối với lĩnh vực dự kiến sẽ đổi mới; (2) Phác thảo các nội dung của đề án/dự án đổi mới giáo dục; (3) Tham vấn, xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp quản lý (tùy theo phạm vi ban hành từng dự án/đề án) về: Quan điểm, ý tưởng; mục đích và nội dung; lộ trình triển khai... của các đề án/dự án này; (4) Tuyên truyền cho toàn xã hội và trưng cầu ý kiến phản biện của những đối tượng chịu tác động và toàn xã hội thông qua nhiều kênh khác nhau như: Trên Website www.moet.edu.vn, www.edu.net.vn, Báo Giáo dục thời đại, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục...; các hội nghị, hội thảo quốc gia, diễn đàn giáo dục; khảo sát, phỏng vấn, trao đổi,... tại một số địa phương mang tính đại diện vùng miền;... (5) Phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu (định tính, định lượng) đã thu thập được; điều chỉnh dự thảo nội dung các dự án/đề án; (6) Trình dự thảo dự án/đề án lên các cấp thẩm quyền phê duyệt về việc triển khai thử nghiệm hoặc đại trà tùy theo quy mô từng dự án/ đề tài đổi mới; (7) Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thử nghiệm/đại trà; đánh giá sơ kết theo lộ trình để có biện pháp điều chỉnh (nếu cần); đánh giá tác động hoặc đánh giá hiệu quả của dự án/đề án tại thời điểm kết thúc; đề xuất giải pháp sử dụng bền vững kết quả đạt được của dự án/đề án.

[2] Công văn số 4078/BGDĐT-VP ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức khai giảng năm học 2016 - 2017.

[3] Xây dựng các băng hình về tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, tài liệu giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tài liệu tập truyện tranh cho trẻ mầm non, tài liệu giúp trẻ học bảo vệ môi trường thông qua môn học tạo hình.

[4] Lịch sử - Địa lý, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

[5] Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Công nghệ, Giáo dục công dân.

[6] Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, Công nghệ, Giáo dục công dân.

[7] Nguồn tài liệu tham khảo: http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/07/13/learning-a-foreign-language-a-must-in-europe-not-so-in-america/

[8] Có giáo viên dạy ngoại ngữ đó; đủ số học sinh để tổ chức lớp học và duy trì thường xuyên qua các năm.

[9] Các tỉnh biên giới phía Bắc học sinh có nhu cầu học tiếng Trung Quốc; các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều khách du lịch người Nga nên có nhu cầu học tiếng Nga; các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản nên học sinh có nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Nhật.

[10] Tiếng Pháp được dạy tại 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: chuyên, tăng cường, song ngữ, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: 6691 học sinh tiểu học; 8228 học sinh trung học cơ sở; 27.603 học sinh trung học phổ thông.

[11] Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An), tại 01 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông. Học sinh chọn học tiếng Nga là ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1200 học sinh.

[12] Tiếng Trung Quốc được dạy tại 9 tỉnh (Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh), tại 28 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1.

[13] Tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh), tại 32 trường với khoảng 25.000 học sinh đang học như là ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2.

[14] Tiếng Đức được dạy ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học sinh chọn học Tiếng Đức là ngoại ngữ 1 có 218 học sinh tại Hà Nội, 130 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh; chọn làm ngoại ngữ 2 có 1041 học sinh tại Hà Nội, 592 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, 120 học sinh tại Đà Nẵng.

 

[15] Tiếng Pháp được dạy tại 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: chuyên, tăng cường, song ngữ, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: 6691 học sinh tiểu học; 8228 học sinh trung học cơ sở; 27.603 học sinh trung học phổ thông.

[16] Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An), tại 01 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông. Học sinh chọn học tiếng Nga là ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1200 học sinh.

[17] Tiếng Trung Quốc được dạy tại 9 tỉnh (Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh), tại 28 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1.

[18] Tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh), tại 32 trường với khoảng 25.000 học sinh đang học như là ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2.

[19] Tiếng Đức được dạy ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học sinh chọn học Tiếng Đức là ngoại ngữ 1 có 218 học sinh tại Hà Nội, 130 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh; chọn làm ngoại ngữ 2 có 1041 học sinh tại Hà Nội, 592 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, 120 học sinh tại Đà Nẵng.

 

[20] Nguồn tài liệu tham khảo: http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/07/13/learning-a-foreign-language-a-must-in-europe-not-so-in-america/

[21] Có giáo viên dạy ngoại ngữ đó; đủ số học sinh để tổ chức lớp học và duy trì thường xuyên qua các năm.

[22] Các tỉnh biên giới phía Bắc học sinh có nhu cầu học tiếng Trung Quốc; các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều khách du lịch người Nga nên có nhu cầu học tiếng Nga; các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản nên học sinh có nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Nhật.

[23] Năm 2016, có 5280 học sinh lớp 12 học theo Chương trình thí điểm đã tham gia kỳ thi khảo sát riêng với đề thi bậc 3 (cao hơn đề thi THPT quốc gia 1 bậc) với 65% đạt yêu cầu; trong số 35% chưa đạt yêu cầu thì 22% có điểm tổng số dưới trung bình, 13% mặc dù điểm tổng số đạt yêu cầu nhưng có 1 trong 4 kỹ năng không đạt (dưới 10 điểm trên tổng số 25 điểm).

[24] Tiếng Pháp được dạy ở 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: Chuyên, Tăng cường, Song ngữ, Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: 6691 học sinh tiểu học; 8228 học sinh THCS; 27.603 học sinh THPT. Tiếng Đức được dạy ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học sinh chọn học Tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 hoặc Ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: Ngoại ngữ 1 có 218 học sinh Hà Nội, 130 học sinh Thành phố Hồ Chí Minh; Ngoại ngữ 2 có 1041 học sinh Hà Nội, 592 học sinh Thành phố Hồ Chí Minh, 120 học sinh Đà Nẵng. Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) tại 01 trường THCS và 12 trường THPT. Học sinh chọn học Tiếng Nga là Ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1200 học sinh. Môn Tiếng Trung được dạy tại 9 tỉnh, tại 28 trường THCS và 18 trường THPT với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm Ngoại ngữ 1. Môn tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh, tại 32 trường với khoảng 25.000 học sinh, bao gồm học sinh chọn làm Ngoại ngữ 1 và Ngoại ngữ 2. Nhiều học sinh chọn học cả Tiếng Trung và Tiếng Nhật, trong đó một trong hai ngoại ngữ này được chọn làm Ngoại ngữ 1, còn lại là Ngoại ngữ 2.

 

[25] Thay thế Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA

[26] Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

[27] Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT.

[28]35 Chương trình tiên tiến, 16 chương trình chuẩn quốc tế, 50 chương trình đạo tạo theo định hướng ứng dụng - POHE, Chương trình Kỹ sư chất lượng cao và các chương trình chất lượng cao khác.

[29] Đại học Quốc Quốc gia Hà Nội là trường đầu tiên (2013) và hiện nay có thêm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần thơ, Đại học Huế, Đại học Bách khoa Hà Nội.

[30]15 chương trình của Đại học Quốc Quốc gia Hà Nội, 32 chương trình của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 01 chương trình của Đại học Y tế công cộng, 18 chương trình thuộc các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể: AUN-QA công nhận 48 chương trình; CTI công nhận 16 chương trình; ABET công nhận 02 chương trình.

[31] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

 

 

[32] Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016, thay thế Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại Nghị định 90/CP năm 1993, Luật Giáo dục sửa đổi 2009, Luật Giáo dục đại học 2012 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

[33] Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016.

[34] Quyết định số 6181/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[35] Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên; công văn số 1761/BGDĐT- CTHSSV ngày 21 tháng 4 năm 2016 tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh; Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục.

 

[36] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

 

 

[37]Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

- Năm 2012, dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo và chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

- Năm 2013, dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo.

- Năm 2014 và năm 2015: thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với  32 ngành/ chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đã bị dừng tuyển sinh của 15 cơ sở đào tạo do không đảm bảo điều kiện tuyển sinh trở lại.

- Năm 2016, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, chu kỳ 2.

[38] Báo cáo số 448/BC-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

[39] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

 

 

[40] Quyết định số 6084/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[41] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

[42]35 Chương trình tiên tiến, 16 chương trình chuẩn quốc tế, 50 chương trình đạo tạo theo định hướng ứng dụng - POHE, Chương trình Kỹ sư chất lượng cao và các chương trình chất lượng cao khác.

[43] Đại học Quốc Quốc gia Hà Nội là trường đầu tiên (2013) và hiện nay có thêm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần thơ, Đại học Huế, Đại học Bách khoa Hà Nội.

[44]15 chương trình của Đại học Quốc Quốc gia Hà Nội, 32 chương trình của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 01 chương trình của Đại học Y tế công cộng, 18 chương trình thuộc các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể: AUN-QA công nhận 48 chương trình; CTI công nhận 16 chương trình; ABET công nhận 02 chương trình.

[45]Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

- Năm 2012, dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo và chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

- Năm 2013, dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo.

- Năm 2014 và năm 2015: thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với  32 ngành/ chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đã bị dừng tuyển sinh của 15 cơ sở đào tạo do không đảm bảo điều kiện tuyển sinh trở lại.

- Năm 2016, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, chu kỳ 2.

[46] Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

[47] Nguồn tài liệu tham khảo: http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/07/13/learning-a-foreign-language-a-must-in-europe-not-so-in-america/

[48] Có giáo viên dạy ngoại ngữ đó; đủ số học sinh để tổ chức lớp học và duy trì thường xuyên qua các năm.

[49] Các tỉnh biên giới phía Bắc học sinh có nhu cầu học tiếng Trung Quốc; các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều khách du lịch người Nga nên có nhu cầu học tiếng Nga; các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản nên học sinh có nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Nhật.

[50] Tiếng Pháp được dạy tại 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: chuyên, tăng cường, song ngữ, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: 6691 học sinh tiểu học; 8228 học sinh trung học cơ sở; 27.603 học sinh trung học phổ thông.

[51] Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An), tại 01 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông. Học sinh chọn học tiếng Nga là ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1200 học sinh.

[52] Tiếng Trung Quốc được dạy tại 9 tỉnh (Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh), tại 28 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1.

[53] Tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh), tại 32 trường với khoảng 25.000 học sinh đang học như là ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2.

[54] Tiếng Đức được dạy ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học sinh chọn học Tiếng Đức là ngoại ngữ 1 có 218 học sinh tại Hà Nội, 130 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh; chọn làm ngoại ngữ 2 có 1041 học sinh tại Hà Nội, 592 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, 120 học sinh tại Đà Nẵng.

 

[55] Trang 173, Sách giáo khoa lớp 9, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam.

[56] Trang 206, 207, Sách giáo khoa lớp 12, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam.

[57] Trang 173, Sách giáo khoa lớp 9, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam.

[58] Trang 206, 207, Sách giáo khoa lớp 12, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam.

[59] Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 2006, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ.

[60] Quy định tại Quyết định số 15/2010/QĐ- TTg ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

[61] Quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ.

[62] Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

[63] Quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

[64] Quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

[65] Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

[66] Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

[67] Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[68] Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

[69] Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[70] Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012; Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013, Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 3 năm 2015.

[71]Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

 

 

[72] Như: Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.

[73] Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

[74] Cụ thể: năm 2014 có 1400 chỉ tiêu; 2015 có 470 chỉ tiêu và tăng về chất lượng học sinh cử đi học  

[75]Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

- Năm 2012, dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo và chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

- Năm 2013, dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo.

- Năm 2014 và năm 2015: thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với  32 ngành/ chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đã bị dừng tuyển sinh của 15 cơ sở đào tạo do không đảm bảo điều kiện tuyển sinh trở lại.

- Năm 2016, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, chu kỳ 2.

[76] Công văn số 6989/BGDĐT-KHTC ngày 03/12/2014 về việc hướng dẫn triển khai kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

[77] Công văn số 14487/BTC-HCSN ngày 15/10/2015 về việc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Tài chính gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[78] Công văn số 4291/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2016.

[79] Như em Hà Khương Duy - học sinh dân tộc thiểu số đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế năm 2009.

[80] Công văn số 785/VPCP-KGVX ngày 29 tháng 01 năm 2015.

[81] Quyết định số 6181/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2016 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 và Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.

[82] Điều 61, Luật giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009.

[83] Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT.

[84] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...

 

 

[85]Năm 2010, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

- Năm 2012, dừng tuyển sinh 161 ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ sở đào tạo và chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

- Năm 2013, dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo.

- Năm 2014 và năm 2015: thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với  32 ngành/ chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đã bị dừng tuyển sinh của 15 cơ sở đào tạo do không đảm bảo điều kiện tuyển sinh trở lại.

- Năm 2016, Bộ tiếp tục rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, chu kỳ 2.

[86] Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[87] Đề án đổi mới cơ chế đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

[88] Đề án truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và dạy nghề; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ và đổi mới hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì; Quyết định số 888/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 5 năm 2015); Đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc chủ trì, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016).

[89] (1) Đề án triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì); (2) Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang); (3) Đề án đổi mới chính sách hỗ trợ, chính sách tài chính cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập (Bộ Tài chính chủ trì); (4) Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chủ trì); (5) Đề án đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên đánh giá thực chất năng lực của người dự tuyển (Bộ Nội vụ chủ trì).

[90] (1) Đề án hoàn thiện Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016); (2) Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015); (3) Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề (Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014); (4) Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo (Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016); (5) Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014); (6) Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề (Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017).

Đã trình Thủ tướng Chính phủ: Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đã trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện để phù hợp với Luật đầu tư công.

Đang soạn thảo: Đề án “Rà soát, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông và dạy nghề giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển thành Nghị quyết của Chính phủ và trình Chính phủ ban hành năm 2017.

[91] Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021

[92] Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[93] Ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009.

[94] Ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy chế đào tạo thạc sĩ.

[95] Năm 2011, đã rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng và đã dừng tuyển sinh đối với 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo tiến sĩ, đưa ra cảnh báo đối với 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu; Năm 2012, chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo sau khi các cơ sở này không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên, rà soát và dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ từ năm 2013 do không đáp ứng được điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định. Từ năm 2012, siết chặt hơn việc thẩm định hồ sơ, luận án tiến sĩ thông qua việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo đưa yêu cầu thẩm định luận án. Năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát vòng 2.

[96] Quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

[97] Nguồn tài liệu tham khảo: http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/07/13/learning-a-foreign-language-a-must-in-europe-not-so-in-america/

[98] Có giáo viên dạy ngoại ngữ đó; đủ số học sinh để tổ chức lớp học và duy trì thường xuyên qua các năm.

[99] Các tỉnh biên giới phía Bắc học sinh có nhu cầu học tiếng Trung Quốc; các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều khách du lịch người Nga nên có nhu cầu học tiếng Nga; các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản nên học sinh có nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Nhật.

[100] Năm 2016, có 5280 học sinh lớp 12 học theo Chương trình thí điểm đã tham gia kỳ thi khảo sát riêng với đề thi bậc 3 (cao hơn đề thi THPT quốc gia 1 bậc) với 65% đạt yêu cầu; trong số 35% chưa đạt yêu cầu thì 22% có điểm tổng số dưới trung bình, 13% mặc dù điểm tổng số đạt yêu cầu nhưng có 1 trong 4 kỹ năng không đạt (dưới 10 điểm trên tổng số 25 điểm).

[101] Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên; công văn số 1761/BGDĐT- CTHSSV ngày 21 tháng 4 năm 2016 tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh; Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục.

 

[102] Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên; công văn số 1761/BGDĐT- CTHSSV ngày 21 tháng 4 năm 2016 tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh; Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục.

 

[103] Thay thế Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA

[104] Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

[105] Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT.

[106] Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[107] Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

[108] Điều 8, Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ.

[109] Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

[110] Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

[111] Quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

[112] Quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

[113] Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

[114] Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

[115] Về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”.

[116] Văn bản áp dụng: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012; Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013, Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 3 năm 2015 quy định và hướng dẫn đền bù kinh phí đào tạo.

[117] Năm 2011, đã dừng tuyển sinh 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo tiến sĩ, đưa ra cảnh báo đối với 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo); kiên quyết thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với cơ sở đào tạo không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên sau 01 năm cảnh báo (năm 2012, chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo), năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát vòng 2

[118] Ban hành Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2017.

[119] Ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009.

[120] Ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy chế đào tạo thạc sĩ.

[121] Năm 2011, đã rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng và đã dừng tuyển sinh đối với 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo tiến sĩ, đưa ra cảnh báo đối với 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu, Năm 2012, chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo sau khi các cơ sở này không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên, rà soát và dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ từ năm 2013 do không đáp ứng được điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định. Từ năm 2012, siết chặt hơn việc thẩm định hồ sơ, luận án tiến sĩ thông qua việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo đưa yêu cầu thẩm định luận án. Năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát vòng 2.

[122] Thay thế Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA

[123] Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

[124] Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT.

[125] Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

[126] Thay thế Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA

[127] Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

[128] Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT.

[129] Tờ trình Chính phủ số 649/TTr-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2016.

[130] Theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

[131] Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

[132] Quyết định số 2711/QĐ-CTN ngày 19/12/2016 về việc ký Hiệp định tài trợ cho dự án “Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông” với Ngân hàng thế giới của Chủ tịch nước.

[133] Theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

[134] Thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP.

[135] Nghị định của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

[136] Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[137] Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[138] Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[139] Bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.

[140] Với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

[141] Với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

[142] Quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

[143] Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015.

[144] Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm giai đoạn 2016 – 2020.

[145] Thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP.

[146] Nghị định của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

[147] Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[148] Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[149] Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

[150] Bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.

[151] Với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

[152] Với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

[153] Quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

[154] Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015.

[155] Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm giai đoạn 2016 – 2020.

[156] Thay thế Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP.

[157] Tại khoản 1 Điều 8, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

[158] Công văn số 5579/BGDĐT-VP.

[159] Băng ghi âm sáng ngày 16 tháng 11 năm 2016 do Trung tâm Tin học, Văn phòng Quốc hội gửi.

Ban Dân nguyện