21. Bộ Tài chính

24/05/2017 14:35

1.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

(1) Theo Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), kể từ năm 2017 nguồn vốn thu từ xổ số kiến thiết (XSKT) của Tỉnh được đưa vào cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), chi đầu tư phát triển. An Giang kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính không quy định cụ thể tỷ lệ bố trí vốn XSKT cho từng lĩnh vực, mà phân cấp cho địa phương được phân bổ nguồn vốn cho các chương trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP theo Luật Đầu tư công, để Tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn XSKT hoàn thành tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

(2) Trước đây, kinh phí xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông do địa phương quản lý, sử dụng, nay rút về Trung ương; vì vậy, hoạt động của cấp xã hiện nay gặp khó khăn, không đủ chi cho hoạt động tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Đề nghị Chính phủ xem xét tăng cường nguồn kinh phí xử phạt về trật tự an toàn giao thông để lại nhất là ở cơ sở, điều tiết nguồn thu xử phạt theo tỷ lệ nhất định, phần còn lại để cho địa phương đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở địa phương;

(3) Về bố trí dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2017. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét bố trí thêm kinh phí đảm bảo an ninh - quốc phòng tuyến biên giới, do tình hình Campuchia (CPC) hiện nay rất phức tạp, An Giang tiếp giáp CPC có đường biên giới dài (100 km), cần có nguồn kinh phí đảm bảo công tác quan hệ đối ngoại và phòng thủ;

(4) Kiến nghị Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm 2017), trong đó liên quan đến các nội dung về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP.

Trả lời: (Tại Công văn số 1250/BTC-NSNN, ngày 24/01/2017)

 (1) Theo quy định của Luật NSNN năm 2015: thu từ hoạt động XSKT là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để thực hiện một số nhiệm vụ chi xác định. Ngày 11/11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó tại khoản 7, Điều 2, Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn các địa phương đưa nguồn thu từ hoạt động XSKT vào cân đối NSĐP và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, trong đó cần ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó tại điểm b, khoản 6, Điều 2 đã quy định: các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có tỉnh An Giang) bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động XSKT do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP. Từ tình hình trên, đề nghị tỉnh An Giang quản lý, sử dụng nguồn thu XSKT theo đúng quy định tại Nghị quyết số 27/2016/QH14 của Quốc hội, Quyết định số 2309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Từ năm 2017, theo quy định khoản i Điều 35 Luật NSNN năm 2015: Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% đồng thời, tại điểm q, khoản 1, Điều 37 quy định: tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện là khoản thu NSĐP được hưởng 100%. Theo đó, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông do cơ quan trung ương xử phạt là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%; do cơ quan địa phương thực hiện là khoản thu NSĐP được hưởng 100%. Như vậy, khoản thu xử phạt an toàn giao thông của công an xã NSĐP được hưởng 100%.

Trong dự toán chi thường xuyên chi cân đối ngân sách địa phương năm 2016 của tỉnh An Giang đã bố trí kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các cơ quan ở địa phương; dự toán chi thường xuyên năm 2017 của tỉnh An Giang được xác định theo định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020) theo Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tăng 11,3% so dự toán chi thường xuyên năm 2016 được Quốc hội quyết định. Như vậy, kinh phí đã bố trí đảm bảo cho công tác an toàn giao thông của tỉnh An Giang. Vì vậy, đề nghị tỉnh An Giang thực hiện điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

3) Dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2017 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020), được xác định trên cơ sở Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH16 ngày 04/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; trong đó, đã có tiêu chí bổ sung phân bổ chi quốc phòng, chi an ninh và chi khác ngân sách đối với các tỉnh có biên giới đất liền; theo đó, tỉnh An Giang đã được phân bổ thêm 55,44 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị tỉnh An Giang sử dụng số kinh phí đã được phân bổ thêm nêu trên để thực hiện các nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh và quan hệ với các địa phương nước bạn.

(4) Ngay sau khi Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về việc ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, trong đó giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng 02 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và 08 Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành trong năm 2016; trong đó có Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự thảo các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; theo đó, Điều 15, 16 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP đã quy định về nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSĐP.

  1. Cử tri cử tri các tỉnh, thành phố: An Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Thái Bình kiến nghị:
  • Cử tri bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề nợ công của nước ta còn cao. Đề nghị Chính phủ có những giải pháp quyết liệt nhằm đảm bảo nợ công của đất nước ở mức an toàn.
  • Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa tin Việt Nam vay Trung Quốc 300 triệu đôla để xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Cử tri lo lắng hiện nay nợ công, nợ xấu còn quá lớn gần đến vượt ngưỡng, nay tiếp tục vay nợ nước ngoài, hậu quả con cháu sẽ gánh trả nợ. Vấn đề này cử tri đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục nợ công, nợ xấu đồng thời nghiên cứu khả năng, tiềm lực của đất nước trước khi quyết định vay vốn nước ngoài. Cũng có y kiến đề nghị Quốc hội xem xét kỷ có nên vay nợ để đầu tư cơ sở hạ tầng không? trong khi nợ công đã vượt ngưỡng cho phép, kinh tế đất nước đang khó khăn!
  • Cử tri lo lắng về tình hình bội chi ngân sách nhà nước, nợ công... Đề nghị Chính phủ thực hiện các giải pháp để đảm bảo nợ công của đất nước ở mức an toàn; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các trường hợp sử dụng khoản vay Chính phủ lãng phí, không hiệu quả, xác định trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm và thông tin cho cử tri được biết; chú trọng tập trung thực hiện việc thu chi ngân sách nhà nước cho phù hợp, tránh đầu tư lãng phí gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
  • Cử tri tiếp tục lo lắng trước tình hình nợ công cao hiện nay vì đây là vấn đề rất hệ trọng đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm kiểm soát chặt chẽ về nợ công, thực hiện các giải pháp hiệu quả để tiết kiệm nguồn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực; cần xem xét trách nhiệm cụ thể trong việc để bội chi ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm.
  • Đề nghị nghiên cứu, bố trí nguồn vốn khác để trả được nợ gốc, thay vì đi vay nước ngoài để trả nợ.

Trả lời: (tại Công văn số 1788/BTC-QLN ngày 13/02/2017)

Thực hiện chiến lược huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tranh thủ nguồn ODA, vay ưu đãi đồng thời phát hành các loại trái phiếu ở thị trường trong nước để cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn vay đã bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội (73% vốn vay sử dụng trực tiếp cho các chương trình, dự án giao thông vận tải, môi trường và phát triển đô thị, ngành năng lượng và công nghiệp; 9,5% vốn vay sử dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, 4% vốn vay cho y tế, xã hội ; 2,9% cho giáo dục và đào tạo), thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, do bội chi ngân sách còn cao, nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn nên nợ công tăng nhanh (khoảng 18,4% trong giai đoạn 2011-2015) và ước nợ công đến cuối năm 2016 là 64,73%GDP. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số chương trình, dự án đầu tư còn có bất cập, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ, nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn là những thách thức đặt ra trong quản lý nợ công của nước ta. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ văn bản số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 báo cáo Quốc hội về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Tài chính đang cùng các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt chủ trương, giải pháp tại 02 Nghị quyết này nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụ thể như sau:

- Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.

- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng .

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.

Hiện nay, nội dung sửa đổi Luật quản lý nợ công năm 2009 đã được Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV năm 2017. Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tháng 10/2017) theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện.

3.Cử tri các tỉnh: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Tiền Giang, Nghệ An kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự đồng tình với chủ trương khoán xe ô tô công đối với một số chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô công theo quy định. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm triển khai rộng rãi chủ trương này, nhằm đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 1376/BTC-QLCS ngày 03/02/2017)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016, Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã thực hiện việc khoán kinh phí sử dụng xe đối với các chức danh Thứ trưởng và tương đương trở xuống, thực hiện việc sắp xếp lại xe và đội ngũ lái xe của Bộ. Đồng thời đang hoàn thiện Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg theo hướng phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 30%-50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các Bộ, ngành, địa phương; trong đó dự kiến sửa đổi quy định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công mở rộng đối với một số nhóm chức danh (Thứ trưởng và tương đương; một số chức danh sử dụng xe phục vụ công tác chung) trừ địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

  1. Cử tri các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Nam, Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần thắt chặt hơn trong chi tiêu công để kéo giảm nợ công tăng cao như hiện nay.

Trả lời: (tại Công văn số 1254/BTC-NSNN ngày 25/01/2017)

Đến cuối năm 2016, nợ công của nước ta vào khoảng 64-65%GDP, sát giới hạn Quốc hội cho phép là 65%GDP. Nguyên nhân nợ công tăng nhanh thời gian qua do một số nguyên nhân chủ yếu như: (i) tăng trưởng kinh tế chậm lại, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,91%, năm 2016 khoảng 6,21% (giai đoạn 2006-2010 là 6,32%); đồng thời, để duy trì đà tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu đãi (miễn, giảm, gia hạn) thuế và thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, do đó đã ảnh hưởng đến tăng trưởng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Trong khi đó, nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn, cải cách tiền lương,... rất cao, tạo áp lực lớn đến cân đối NSNN; theo đó, bội chi NSNN một số năm phải chấp nhận duy trì ở mức cao; (ii) việc giải ngân vốn vay ODA cao hơn kế hoạch và tăng mức huy động vốn trái phiếu Chính phủ, tuy có tác động tích cực là bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhưng cũng làm tăng nợ công; (iii) quy mô GDP thực tế một số năm gần đây giảm so với kế hoạch đầu năm, khiến mức dư nợ tuyệt đối không tăng, nhưng tỷ lệ so GDP tăng;...

Trước những khó khăn, thách thức về cân đối NSNN và quản lý nợ công, đặc biệt trong bối cảnh quy mô thu ngân sách so với GDP thời gian qua giảm nhanh, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, cơ cấu chi ngân sách chưa bền vững, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; theo đó, sẽ từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế; rà soát các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung, có hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoán chi; nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài; từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không sử dụng vốn vay cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm; không chuyển vốn vay, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước;...

Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020. Kế hoạch đã đề ra những định hướng, giải pháp chính sách lớn về tài chính, ngân sách trong giai đoạn tới trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nhấn mạnh yêu cầu thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế và vay trong khả năng trả nợ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi NSNN, sử dụng vốn vay và nợ công.

Với các định hướng lớn nêu trên, dự toán NSNN năm 2017 được Bộ Tài chính xây dựng để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là quản lý, sử dụng nguồn lực triệt để tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; từng bước cơ cấu lại NSNN; thực hiện các giải pháp xử lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giản biên chế, thể hiện ở các điểm như: cơ cấu chi ngân sách nhà nước bảo đảm định hướng tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển (ĐTPT), tăng từ 20% dự toán năm 2016 lên 25,7% dự toán năm 2017; giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương, từ 65,7% dự toán năm 2016 xuống 64,9% dự toán năm 2017; bảo đảm chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Bội chi NSNN được tính toán theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015, bao gồm cả bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP), tiệm cận với thông lệ quốc tế. Theo đó, số tuyệt đối bội chi NSNN chỉ còn 178,3 nghìn tỷ đồng, giảm 75,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2016; tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP là 3,5%, giảm 1,46% so với dự toán năm 2016.

Trong tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp thắt chặt chi tiêu công và quản lý nợ công, như: (i) Phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) theo đúng quy định, tập trung triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, không để phát sinh nợ đọng XDCB mới; (ii) Hạn chế tối đa chi hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, hoàn thiện phương thức khoán xe công một cách hợp lý, đồng thời nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức; (iii) Tiếp tục cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; (iv) Từng bước cơ cấu lại việc hỗ trợ trực tiếp từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công thông qua đẩy mạnh cơ chế tự chủ với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp; (v) Kiểm soát bội chi NSNN, bao gồm cả bội chi của NSĐP; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để giảm bội chi NSNN; (vi) Triển khai huy động vốn năm 2017 theo hướng tăng các khoản vay có kỳ hạn dài, thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn TPCP, bảo đảm tỷ lệ phát hành TPCP có thời hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng TPCP để đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách, cơ cấu kỳ hạn danh mục nợ, quản lý rủi ro và phát triển thị trường trái phiếu. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN,.. nhằm kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.

  1. Cử tri các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Định kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần có biện pháp quản lý tài sản công chặt chẽ hơn, vì hiện nay có tình trạng nể nang, xe công vụ mua vượt tiêu chuẩn cho phép; nhà công vụ cấp cho cán bộ nhưng sau khi chuyển công tác hoặc về hưu không trả lại cho nhà nước quản lý...

Trả lời: (tại công văn số 1535/BTC-QLCS ngày 07/02/2017)

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua; ngày 02/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai toàn diện 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý, sử dụng tài sản công; (ii) Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; (iii) Quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập; (iv) Tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (v) Quản lý mua sắm, sử dụng xe ô tô công; (vi) Mua sắm tập trung tài sản công; (vii) Khai thác nguồn lực từ tài sản công; (viii) Giao đất, cho thuê đất và quản lý khai thác tài nguyên; (ix) Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công; (x) Tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện, trình dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tất cả các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013. Đến nay, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 11/2016). Bộ Tài chính đang phối hợp với Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội để tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 (dự kiến tháng 5/2017); đồng thời, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định, bảo đảm hiệu lực thi hành cùng thời điểm Luật có hiệu lực.

- Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công trong đó có việc quản lý mua sắm, sử dụng xe ô tô công; cụ thể: giao Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sửa đổi đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phù hợp cho từng nhóm chức danh có tiêu chuẩn sử dụng và định mức xe ô tô phục vụ công tác chung; xác định lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương, xe ô tô phục vụ công tác chung. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; kiên quyết thu hồi để xử lý đối với xe ô tô trang bị không đúng đối tượng hoặc vượt định mức sử dụng. Việc bán, thanh lý xe ô tô phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật...

- Về tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trong đó có việc rà soát, sắp xếp lại nhà, đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi chuyển sang trụ sở mới phải bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014; các Bộ, ngành, địa phương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, đồng thời xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.

Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có Công văn số 17331/BTC-QLCS ngày 14/12/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương; trong đó đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm (cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của năm), tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung có liên quan của Chỉ thị gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

  1. Cử tri tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị tất cả các cơ quan Nhà nước cần khoán xe công như Bộ Tài chính đang thực hiện nhằm minh bạch hóa sử dụng xe công, góp phần giảm nợ công tăng cao như hiện nay.

Trả lời: (tại Công văn số 1374/BTC-QLCS ngày 03/02/2017)

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công (trong đó có xe ô tô công), khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và nhằm thực hiện minh bạch hóa sử dụng xe công, góp phần giảm nợ công tăng cao như hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; theo đó, giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện chính sách về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô công theo hướng phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 30%-50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các Bộ, ngành, địa phương, trừ các đơn vị thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; xác định lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương, xe ô tô phục vụ công tác chung. Đồng thời, cũng chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để tổ chức triển khai trên cơ sở lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó dự kiến sửa đổi quy định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo lộ trình đối với một số nhóm chức danh ngoài địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

  1. Cử tri tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Tuyên Quang, Hải Phòng, Bến Tre, Cà Mau kiến nghị:
  • Cử tri tiếp tục đề nghị sớm cấp kinh phí thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Chính phủ mới cơ bản cấp đủ cho 3 đối tượng được rà soát báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012, còn 09 nhóm đối tượng được rà soát theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg nay chưa được hỗ trợ. Thời gian qua nhiều hộ đã vay mượn tiền để làm mới hoặc sửa chữa nhà ở, do vậy đề nghị Chính phủ sớm cấp kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo đúng Quyết định 22/2013/QĐ-TTg.
  • Cử tri tiếp tục đề nghị sớm cấp kinh phí thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Chính phủ mới cơ bản cấp đủ cho 3 đối tượng được rà soát báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012, còn 9 nhóm đối tượng được rà soát theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg nay chưa được hỗ trợ. Thời gian qua nhiều hộ đã vay mượn tiền để làm mới hoặc sửa chữa nhà ở, do vậy đề nghị Chính phủ sớm cấp kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo đúng Quyết định 22/2013/QĐ-TTg.

Trả lời: (tại Công văn số 1233/BTC-NSNN ngày 24/01/2017)

a) Căn cứ Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

b) Kết quả thực hiện đối với giai đoạn 1 của Chương trình:

Số hộ người có công với cách mạng của 53 địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 và 10 địa phương mới rà soát là 80.000 hộ với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương là 2.516,7 tỷ đồng. Nguồn vốn trên đã được bố trí thông qua hai nguồn:

- Bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2013 là 230 tỷ đồng.

- Trong các năm 2014, 2015, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương để bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách địa phương là 2.286,7 tỷ đồng.

c) Kế hoạch đối với giai đoạn 2 của Chương trình:

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng số hộ người có công các địa phương rà soát, phê duyệt là 362.948 hộ, số hộ dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2 của Chương trình là 282.948 hộ; theo đó ngân sách trung ương cần bố trí thêm khoảng 7.300 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó bố trí số vốn còn thiếu nêu trên để thực hiện Chương trình. Từ tình hình trên, căn cứ trên số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện cho các địa phương; Bộ Tài chính sẽ tham gia phối hợp theo đúng quy định.

  1. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:

     1/ Đề nghị xem xét, sửa đổi một số định mức chi như: Chi tiếp khách, khoán tiền ngủ... cho phù hợp với thực tế.

     2/ Việc quy định mua sắm tài sản theo phương thức quá tập trung là không phù hợp, có thể tạo kẻ hở trong quy trình đấu thầu và không phù hợp với nhu cầu của cơ quan, tổ chức sử dụng.

     Trả lời: (tại Công văn số 1474/BTC-QLCS ngày 06/02/2017)

     1- Về việc sửa đổi định mức chi như chi tiếp khách, khoán lưu trú:

     1.1. Về chế độ công tác phí:

Nhằm đảm bảo các khoản chi, mức chi công tác phí của các cơ quan, đơn vị Nhà nước vừa phù hợp với thực tế, vừa tiết kiệm, chống lãng phí, tạo tính chủ động, linh hoạt trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện nhiệm vụ; ngày 25/10/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 15114/BTC-HCSN gửi các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đề nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (thay thế Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập) và dự kiến ban hành trong đầu năm 2017; trong đó, một số nội dung dự kiến sửa đổi như sau:

a) Điều chỉnh tăng một số mức chi cho phù hợp với thực tế, như: Mức khoán công tác phí theo tháng của một số cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động, mức chi phụ cấp lưu trú, mức khoán tiền thanh toán phòng nghỉ nơi đến công tác...

b) Tăng quyền tự chủ cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chi tổ chức hội nghị cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện như sau:

- Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương lập dự toán chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương quy định các mức chi cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện cho phù hợp trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Đối với các địa phương: Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện cho phù hợp.

1.2. Đối với chế độ chi tiếp khách:

Hiện nay, chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị đang thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

Tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC đã quy định nội dung và mức chi tiếp khách quốc tế vào làm việc tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước, các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đối ngoại của các cơ quan, đơn vị. Một số mức chi đã giao quyền chủ động cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cho phù hợp với thực tế, như: Đối với tiêu chuẩn về thuê chỗ ở đối với khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, Thông tư số 01/2010/TT-BTC đã quy định: Trường hợp do yêu cầu đối ngoại đặc biệt cần thuê phòng theo tiêu chuẩn cao hơn mức quy định tối đa tại Thông tư, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp khách quyết định mức chi thuê phòng trên tinh thần tiết kiệm và phải tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.

Đối với mức chi tiếp khách trong nước, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 01/2010/TT-BTC đã quy định để tạo điều kiện chủ động cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện phù hợp với thực tế: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm đối với từng loại hình cơ quan thuộc tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan trực thuộc Bộ, ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

     2- Về quy định mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung

     Nội dung chính sách mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung được quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 và Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/2/2016 của Bộ Tài chính.

Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg và Bộ Tài chính ban hành 2 Thông tư (số 34/2016/TT-BTC và số 35/2016/TT-BTC) là để thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng (khoá X) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý tài sản công;               Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Nghị quyết số 98/2015/NQ-QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

     Căn cứ để ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg và 2 Thông tư của Bộ Tài chính (số 34/2016/TT-BTC và số 35/2016/TT-BTC) là Luật đấu thầu số 43/QH13 năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

     Việc triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung nhằm khắc phục việc mua sắm tài sản ngoài nhu cầu, vượt tiêu chuẩn định mức và tiêu cực có thể phát sinh trong hoạt động mua sắm công, đảm bảo công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm và đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản, góp phần đổi mới công nghệ quản lý theo hướng cải cách thủ tục hành chính, hạn chế việc các đơn vị không có chuyên môn phải đi mua sắm tài sản, giảm bớt về thời gian, việc mua sắm được thuận lợi, đúng pháp luật, giảm giá mua, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

     Phương thức mua sắm tập trung tài sản nhà nước được triển khai thực hiện theo 2 cấp: cấp quốc gia và cấp Bộ, ngành, địa phương. Trong đó, việc mua sắm tập trung cấp quốc gia được áp dụng đối với tài sản là xe ô tô (trừ xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước) và xe ô tô chuyên dùng có gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng, xe ô tô có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, xe ô tô chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân).Tài sản hàng hóa áp dụng mua sắm tập trung tại các Bộ, ngành, địa phương do các Bộ, địa phương quyết định.

     Việc mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách thức sau:

(1) Mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung: Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu và được bố trí dự toán mua sắm tài sản, tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản trực tiếp ký hợp đồng mua sắm với nhà thầu được lựa chọn, trực tiếp thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn (trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán cho đơn vị mua sắm tập trung), tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chế độ bảo hành, bảo trì từ nhà thầu được lựa chọn;

(2) Mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp: Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu và được bố trí dự toán mua sắm tài sản, tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và trực tiếp thanh toán cho nhà thầu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện chế độ bảo hành, bảo trì từ nhà thầu được lựa chọn.

     Quy trình mua sắm TSNN theo cách thức ký thỏa thuận khung gồm 11 bước: (i) Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản; (ii) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung; (iii) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; (iv) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; (v) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; (vi) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung; (vii) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; (viii) Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung; (ix) Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản; (x) Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; (xi) Bảo hành, bảo trì tài sản. Trong đó, việc phân chia tài sản mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm đồng bộ trong việc mua sắm, quy mô gói thầu hợp lý, bảo đảm khả năng bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp; Đồng thời nghiêm cấm việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

     Như vậy, đơn vị mua sắm có nhiệm vụ ký thỏa thuận khung trên cơ sở nhu cầu và dự toán của các đơn vị sử dụng tài sản và tiêu chuẩn định mức trang bị tài sản; Đơn vị sử dụng tài sản được hoàn toàn chủ động đề xuất các yêu cầu về tài sản cần mua sắm, kể cả yêu cầu về kỹ thuật, giá trị tài sản, được

ký hợp đồng nhận tài sản và chủ động thanh toán từ nguồn kinh phí của mình. Do vậy, không có việc mua sắm tài sản không phù hợp với nhu cầu hoặc vượt tiêu chuẩn định mức quy định. Quá trình đấu thầu được tuân thủ hoàn toàn theo quy định của pháp luật về đấu thầu, được thực hiện theo trình tự đảm bảo sự chặt chẽ, công khai và minh bạch từ khâu lập hồ sơ mời thầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phân chia gói thầu.

  1. Cử tri cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:

1. Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, trong đó quy định nguồn kinh phí thực hiện do Nhà nước hỗ trợ 100%. Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 quy định ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương 50% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện chính sách quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg. Tuy nhiên, đối với những tỉnh khó khăn về thu ngân sách như tỉnh Bắc Kạn thì việc cân đối 50% nguồn kinh phí còn lại là rất khó khăn. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính xem xét tham mưu Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện chương trình trên đối với những tỉnh khó khăn như tỉnh Bắc Kạn.

2. Tỉnh Bắc Kạn ngân sách rất khó khăn, nguồn thu trên địa bàn thấp, chủ yếu cân đối từ ngân sách trung ương. Do vậy, khi chưa có văn bản cụ thể của Chính phủ về tổ chức lại các Hội có tính chất đặc thù, để đảm bảo có đủ nguồn kinh phí để chi trả tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và chi khác cho các đối tượng trên, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, bố trí đầy đủ các khoản kinh phí nêu trên cho tỉnh Bắc Kạn và dự toán cân đối ngân sách năm 2017.

Trả lời: (tại Công văn số 956/BTC-NSNN ngày 20/01/2017)

1. Căn cứ khả năng của ngân sách trung ương, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 đã quy định: Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương 50% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện chính sách quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg... Vì vậy, đề nghị tỉnh Bắc Kạn trước mắt thực hiện theo quy định. Đối với kiến nghị của Tỉnh, Bộ Tài chính ghi nhận đề nghị của Tỉnh và sẽ xem xét, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ trì đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014) khi đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

2. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 35 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì: Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án. Việc cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đồng thời, tại khoản 1, Điều 2 Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày 20/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù quy định: Đối với các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương; căn cứ nội dung và quy trình bảo đảm, hỗ trợ kinh phí đối với hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước quy định tại Quyết định này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc phân cấp bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương đối với các hội có tính chất đặc thù thuộc phạm vi quản lý.

Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015: Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

Do đó, kinh phí hoạt động của các Hội đặc thù do ngân sách địa phương đảm bảo; đề nghị Tỉnh thực hiện theo quy định.

10. Cử tri các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Tháp, Long An, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội kiến nghị: Hiện nay tình hình ngân sách của nước ta gặp rất nhiều khó khăn do bội chi và nợ công tăng cao. Do đó, cử tri yêu cầu những dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải được quy hoạch, thiết kế chi tiết để dự toán đúng và đủ số vốn cần thiết để đầu tư thi công. Không để xảy ra tình trạng công trình đang thi công nhưng bị đội vốn đầu tư so với dự toán ban đầu làm căng thẳng, khó khăn hơn trong việc cân đối thu chi ngân sách. Đề nghị có những giải pháp quyết liệt để trả dần nợ, tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ như một số quốc gia trên thế giới.

Trả lời: (tại Công văn số 491/BTC-ĐT ngày 12/01/2017)

1. Về nội dung: Những dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải được quy hoạch, thiết kế chi tiết để dự toán đúng và đủ số vốn cần thiết để đầu tư thi công:

- Tại Điều 28 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng đã quy định rõ trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

- Tại Điều 34 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng.

Vì vậy, đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Tháp, Long An, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có văn bản gửi Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan để có ý kiến đối với nội dung các dự án, công trình xây dựng cần phải được quy hoạch, thiết kế chi tiết để dự toán đúng và đủ số vốn cần thiết theo đúng quy định.

2. Về nội dung: Không để xảy ra tình trạng công trình đang thi công nhưng bị đội vốn đầu tư so với dự toán ban đầu:

Việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh dự toán đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại Luật Xây dựng (Điều 61-Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, Điều 135-Dự toán xây dựng), Luật Đầu tư công (Khoản 2 Điều 46-Điều chỉnh chương trình, dự án); ngoài ra, tại Điều 16, Luật Đầu tư công quy định các hành vi bị cấm trong đầu tư công.

Như vậy, việc điều chỉnh dự án do người quyết định đầu tư quyết định và phải đảm bảo theo các quy định nêu trên; điều chỉnh dự toán phải được thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời việc phê duyệt, điều chỉnh dự án phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải xác định được rõ nguồn vốn, đảm bảo khả năng cân đối vốn.

3. Về nội dung: Các giải pháp để trả dần nợ, tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ như một số quốc gia trên thế giới.

3.1. Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tài chính quốc gia như sau:

Một là, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý ngân sách nhà nước; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ trong khu vực hành chính và sự nghiệp công; tăng cường quản lý giám sát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.

Hai là, đổi mới quản lý chi ngân sách, tập trung vào những nội dung chính như:

- Đổi mới chính sách phân bổ nguồn lực thông qua lập và thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn. Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn. Tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cùng với việc thúc đẩy minh bạch, công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình. Kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

- Bố trí chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước mức hợp lý, phân bổ tập trung, theo cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho chương trình, dự án để nâng cao vai trò định hướng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp với nâng cao chất lượng quản lý đầu tư (giảm dần hệ số ICOR).

- Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối kiểm soát và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị liên quan; tiếp tục triển khai và hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi phù hợp với các quy định về quản lý kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,...; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng trong thanh toán xây dựng cơ bản.

- Thúc đẩy và khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, gắn với việc thực hiên quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng và triển khai thực hiện lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Ba là, kiểm soát chặt chẽ các giới hạn nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn tới. Tập trung: (i) Thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép, vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp có thẩm quyền quyết định; không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các công cụ quản lý nợ, chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công:

- Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.

- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoài tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.

11. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị:

1. Về định mức phân bổ chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể: Bình Phước là tỉnh miền núi có mật độ dân số thấp, do đó để đảm bảo cân đối giữa các nguồn chi, đặc biệt đảm bảo chi cho các hoạt động được hiệu quả, đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện tiêu chí đảm bảo cơ cấu 70% chi cho lương, có tính chất lương và 30% chi cho hoạt động; đối với định mức chi sự nghiệp giáo dục đề nghị tiếp tục thực hiện tiêu chí đảm bảo cơ cấu 80% chi cho lương, có tính chất lương và 20% chi cho hoạt động; đối với định mức chi sự nghiệp kinh tế đề nghị tăng theo tỷ lệ chi thường xuyên các lĩnh vực chi đã được tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách; đối với định mức chi phân bổ ngân sách khác đề nghị tăng thêm theo tỷ lệ 1% tổng số các khoản chi.

2. Hiện tại nhu cầu chi đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Bình Phước lớn trong khi nguồn lực hiện có của tỉnh hạn hẹp. Các nhu cầu đầu tư về sửa chữa trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học hiện chưa được bố trí vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định đối với các địa phương có mật độ dân số thấp (dưới 1 triệu người) bố trí từ 3-5% tổng chi thường xuyên để đảm bảo cho nhu cầu sửa chữa, củng cố trang thiết bị làm việc tại các cơ quan, đơn vị…

     Trả lời: (tại Công văn số 1357/BTC-NSNN ngày 12/01/2017 của Bộ Tài chính)

     1. Thực hiện quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, trên cơ sở đánh giá Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2011 và khả năng ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017-2020. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017.

     Trong quá trình xây dựng định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên năm 2017, Bộ Tài chính cũng nhận được các kiến nghị tương tự như kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước nêu trên. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, nợ công sát trần cho phép và thực hiện chủ trương chung về cơ cấu lại ngân sách để dành nguồn cho tăng chi đầu tư phát triển cũng đòi hỏi phải tiết kiệm trong từng lĩnh vực chi thường xuyên trong đó có cả giáo dục, đặc biệt là tiết kiệm chi quản lý hành chính. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị cử tri tỉnh Bình Phước cũng chia sẻ khó khăn chung của cả nước.

     2. Tại khoản 1 Điều 21 của Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 quy định: "Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khó khăn hoặc có dân số thấp, được phân bổ thêm theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số như sau: Các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phân bổ thêm 9%; các địa phương có dân số dưới 400 nghìn dân được phân bổ thêm 16%; các địa phương có dân số từ 400 nghìn dân đến dưới 600 nghìn dân được phân bổ thêm 14%; các địa phương có dân số từ 600 - 900 nghìn dân được phân bổ thêm 12%. Trường hợp địa phương đáp ứng từ hai tiêu chí trở lên, chỉ được phân bổ theo tiêu chí hỗ trợ cao nhất". Đối với tỉnh Bình Phước theo thông báo của Tổng cục Thông kê thì dân số năm 2017 là 968.631 người, không nằm trong số các tỉnh có dân số thấp được tăng thêm định mức.

 12. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ nên xem xét, để lại 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cho địa phương quản lý sử dụng, để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn giao thông; khen thưởng tổ chức, cá nhân và bồi dưỡng cho lực lượng tham gia đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời: (tại Công văn số 1239/BTC-NSNN ngày 24/01/2017)

Từ năm 2017, thực hiện theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 35 Luật ngân sách nhà nước năm 2015: Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%; đồng thời, tại điểm q, khoản 1, Điều 37 quy định: tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện là khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%. Theo đó, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông do cơ quan trung ương xử phạt là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%; do cơ quan địa phương thực hiện là khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%.

Trong dự toán chi thường xuyên chi cân đối ngân sách địa phương năm 2016 của thành phố Cần Thơ đã bố trí kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các cơ quan ở địa phương; dự toán chi thường xuyên năm 2017 của Thành phố được xác định theo định mức phân bổ chi chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020) theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và đã đảm bảo không thấp hơn dự toán chi thường xuyên năm 2016 được Quốc hội quyết định. Như vậy, kinh phí đã bố trí đảm bảo cho công tác an toàn giao thông của Thành phố. Vì vậy, đề nghị Thành phố thực hiện điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

13. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng. Đề nghị hỗ trợ 100% kinh phí trong năm 2016 cho tỉnh Đắk Lắk để lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành trong năm 2016 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016.

Trả lời: (tại Công văn số 1388/BTC-NSNN ngày 03/02/2017)

- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng: “Ngân sách nhà nước cân đối, bố trí hỗ trợ đủ cho các địa phương để thực hiện toàn bộ việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP trong 2 năm 2015 – 2016”.

- Ngày 17/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; theo đó: “Kinh phí rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo; ngân sách trung ương hỗ trợ một phần cho các địa phương có khó khăn về ngân sách. Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp ứng trước tiền để thực hiện rà soát, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn lại; trường hợp công ty nông, lâm nghiệp chuyển sang công ty cổ phần thì được trừ vào tiền thu từ cổ phần hóa”. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách (nhận bổ sung cân đối), Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 70% nhu cầu kinh phí (sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định), phần còn lại ngân sách địa phương tự đảm bảo (Văn bản số 539/VPCP-KTTH ngày 22/01/2015 của Văn phòng Chính phủ).

- Trên cơ sở đề nghị của tỉnh Đắk Lắk, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xác định kinh phí thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 141,461 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ là 99,023 tỷ đồng; ngân sách địa phương đảm bảo 42,438 tỷ đồng và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Quyết định số 2394/QĐ-TTg ngày 25/12/2015. Đến nay ngân sách trung ương đã hỗ trợ đủ kinh phí cho tỉnh Đắk Lắk để thực hiện nhiệm vụ này là 99,023 tỷ đồng (bao gồm: Bổ sung có mục tiêu 75,65 tỷ đồng và tạm ứng 23,373 tỷ đồng) theo cam kết tại Quyết định số 2394/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo đúng quy định. Đối với nhu cầu kinh phí tăng thêm so với số địa phương đã báo cáo (nếu có), Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để rà soát, xác định lại nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ này theo đúng quy định tại Quyết định số 2394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

14. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị:

1. Chính phủ sớm phân bổ vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố để các địa phương chủ động nâng cấp sửa chữa trường lớp học kịp đưa vào sử dụng trước ngày khai giảng hàng năm.

2. Dự án đường nối thị xã Vị Thanh – Cần Thơ có tổng mức đầu tư được duyệt là 5.373,83 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng số kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án từ khởi công và bổ sung đến năm 2016 là 2.602,228 tỷ đồng. Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang cũng như các tỉnh lân cận, việc triển khai giai đoạn 2 dự án đường nối thị xã Vị Thanh – Cần Thơ là thật sự cần thiết. Đề nghị xem xét bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện hoàn thành dự án với nhu cầu còn lại là 2.771,602 tỷ đồng.

Trả lời: (tại Công văn số 89/BTC-ĐT ngày 04/01/2017)

1. Đối với đề nghị Chính phủ sớm phân bổ vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố để các địa phương chủ động nâng cấp sửa chữa trường lớp học:

Hiện nay, Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết số 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Nghị Quyết số 29/2016/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; Sau khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo đúng quy định.

2. Đối với đề nghị xem xét bổ sung 2.771,602 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện hoàn thành dự án đường nối thị xã Vị Thanh – Cần Thơ:

a. Tại Quyết định số 622/QĐ-BKHĐT ngày 14/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 (đợt 2), dự án đường nối thị xã Vị Thanh – Cần Thơ có tổng mức đầu tư được duyệt là 5.373,83 tỷ đồng (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là 5.123,83 tỷ đồng), kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 là 78,808 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí cho dự án đến hết năm 2016 là 2.602,228 tỷ đồng, số vốn còn lại chưa bố trí là 2.771,602 tỷ đồng.

b. Tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát danh mục dự án, dự kiến vốn và hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020; nhu cầu và dự kiến kế hoạch năm 2017 thì việc phân bổ vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

- Bố trí đủ phần vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu trong tổng mức đầu tư của các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi quy định tại Phụ lục số 3 của Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.

- Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên, xem xét bố trí vốn cho các dự án mới thực sự cấp bách thuộc ngành y tế, giao thông, thủy lợi; chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Do vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 nêu trên.

15. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cho phép tỉnh Hậu Giang được sử dụng toàn bộ nguồn thu vượt để đầu tư vào các công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Trả lời: (tại Công văn 1219/BTC-NSNN ngày 24/01/2017)

Theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, trong đó tiếp tục yêu cầu các địa phương dành 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020.

Đối với việc đầu tư vào các công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn Tỉnh, Bộ Tài chính đề nghị Tỉnh có báo cáo cụ thể các dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

16. Cử tri các tỉnh: Hải Dương, Quảng Nam, An Giang, Tây Ninh, Bắc Kạn kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu trình ban hành các văn bản hướng dẫn cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (Quyết định số 695/QĐ-TTg) để địa phương có cơ sở triển khai, hướng dẫn thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 739/BTC-HCSN ngày 17/01/2017)

1. Để đôn đốc các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Quyết định số 695/QĐ-TTg; Bộ Tài chính đã có các công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể:

     - Công văn số 16723/BTC-HCSN ngày 11/11/2015 đề nghị báo cáo tiến độ thực hiện, khó khăn vướng mắc khi triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/QĐ-TTg (đã có 20 Bộ, cơ quan trung ương và 46/63 địa phương gửi báo cáo).

- Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/2/2016 đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/QĐ-TTg; giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL năm 2016 (đã có 7 Bộ, cơ quan trung ương và 27/63 địa phương gửi báo cáo).

- Công văn số 17282/BTC-HCSN ngày 05/12/2016 gửi các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đề nghị báo cáo về tình hình triển khai các nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị SNCL, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

     2. Tính đến hết năm 2016, kết quả ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị SNCL) ở các Bộ, cơ quan Trung ương cụ thể như sau:

a) Về ban hành 7 Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong từng lĩnh vực:

- Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; (2) Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (công văn số 17412/BTC-HCSN ngày 07/12/2016).

- 05 Nghị định đã trình Chính phủ, gồm Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL trong các lĩnh vực y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục nghề nghiệp; thông tin truyền thông và báo chí; giáo dục đào tạo.

b) Về ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của các Bộ:

- Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 05 Quyết định của các Bộ, cơ quan Trung ương: (1) Bộ Y tế (Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực y tế dân số); (2) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016 ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội); (3) Bộ Giao thông vận tải (Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải); (4) Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 2431/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam); (5) Bộ Thông tin và Truyền thông (Quyết định số 2504/QĐ-TTg ngày 23/12/2016 ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Có 8 Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định, gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     c) Về ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới các đơn vị SNCL thuộc Bộ, ngành:

- Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 06 Quyết định quy hoạch mạng lưới đơn vị SNCL của các Bộ: (1) Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030); (2) Bộ Giao thông vận tải (Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 3/2/2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị SNCL thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030); (3) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (gồm: Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 1561/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công trong cả nước giai đoạn đến năm 2020); (4) Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 25/11/2016 quy hoạch mạng lưới đơn vị SNCL thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

- Có 5 Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định (Bộ Y tế; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Có 2 Bộ đã dự thảo và lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

d) Về hướng dẫn thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị SNCL: Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25/5/2016 hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị SNCL.

đ) Về xây dựng ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công: Hiện nay, các Bộ đang rà soát, sửa đổi, bổ sung để ban hành một số định mức kinh tế kỹ thuật theo thẩm quyền.

3. Theo Thông báo số 448/TB-VPCP ngày 30/12/2016 của Văn phòng Chính phủ, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập ngày 26/12/2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến kết luận chỉ đạo: Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 695/QĐ-TTg, trong đó tập trung vào việc xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, hoàn thành trong Quý I năm 2017.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/QĐ-TTg.

17. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, trong giai đoạn 2011 – 2016, chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương trong cân đối ngân sách của thành phố Hải Phòng chỉ ở mức khoảng 800 tỷ đồng, đây là mức thấp so với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương trong cân đối ngân sách thành phố Hải Phòng lên trên 2.000 tỷ đồng.

Trả lời: (tại Công văn số 1497/BTC-NSNN ngày 07/02/2017)

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 14/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó quy định: “Vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương năm 2017 được tính tăng 10% so với số vốn đầu tư trong cân đối năm 2016 tính theo tiêu chí, định mức quy định nêu tại Điểm 4 và 5 Mục này”.

Dự toán chi đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương năm 2016 (loại trừ 260 tỷ đồng nguồn 50% tăng thu NSĐP dự toán năm 2016 so với dự toán năm 2015 đã được phân bổ vào dự toán chi ĐTPT của NSĐP năm 2016) là 803,1 tỷ đồng. Như vậy, theo nguyên tắc nêu trên thì vốn đầu tư trong cân đối ngân sách thành phố năm 2017 được xác định là 883,41 tỷ đồng, tăng 10% so với dự toán năm 2016.

Ngoài ra, để giữ tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (phần ngân sách thành phố Hải Phòng được hưởng) năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 không giảm lớn so với giai đoạn 2011-2016, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội thông qua dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm 2017, theo đó đã phân bổ thêm 1.319,4 tỷ đồng; trong đó, phân bổ 803,59 tỷ đồng vào chi đầu tư phát triển, nâng tổng số vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương lên là 1.687 tỷ đồng (883,41 tỷ đồng + 803,59 tỷ đồng), tăng 2,1 lần so với dự toán năm 2016.

18. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

- Cử tri kiến nghị đối với việc sử dụng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách trung ương chỉ nên trợ cấp một tỷ lệ nhất định, phần còn lại các địa phương nên chủ động huy động nguồn lực xã hội hóa tại chỗ, như vậy sẽ giúp giảm áp lực lên ngân sách trung ương, nâng cao ý thức cộng đồng, trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Kiến nghị quan tâm chấp thuận cơ chế tài chính đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh như tỷ lệ điều tiết cho ngân sách, phân cấp nguồn thu cấp lại tỷ lệ cho Thành phố; cơ chế thưởng vượt thu;...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố đầu tư phát triển.

     Trả lời: (tại Công văn số 1355/BTC-NSNN ngày 03/02/2017)

     1. Tại khoản 4 Điều 9 của Luật ngân sách nhà nước quy định: "Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp".           Đồng thời, tại khoản 3 Điều 40 Luật ngân sách nhà nước quy định: "Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp sau:....d) Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương ".

     Giai đoạn 2016-2020 việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được thực hiện theo Nghị quyết số 1023/NQ -UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó đã quy định rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ, nguyên tắc và tiêu chí phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

     Với quy định như trên, Bộ Tài chính cho rằng đã bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch và đúng như ý kiến cử tri nêu.

     2. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật ngân sách nhà nước năm 2015 (khoản 6 Điều 19), thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia do Quốc hội quyết định. Tại Nghị quyết số 29/2016/QH14 ngày 14/11/2016 của Quốc hội khóa XIV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017, theo đó tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2017-2020, phần ngân sách thành phố Hồ Chí Minh được hưởng là 18%.

     Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật ngân sách nhà nước[1] năm 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, thay thế Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh và Nghị định số 61/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2004/NĐ-CP.

     Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 10317/VPCP-KTTH ngày 29/11/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã có Tờ trình số 568 /TTr-CP ngày 09/12/2016 xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo dự kiến, trong phiên họp tháng 2 năm 2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nội dung này.

     Căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ ban hành Nghị định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.

19. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các doanh nghiệp nhà nước hoặc sử dụng vốn của nhà nước để tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Trả lời: (tại Công văn số 591/BTC-TCDN ngày 16/01/2017)

     Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Nội dung của Luật đã quy định hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra bao gồm: giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

     Việc tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra họat động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương VII Luật số 69/2014/QH13; theo đó: Hàng năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong công tác kiểm tra, thanh tra, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hằng năm tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ động thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động trực tiếp liên quan đến các doanh nghiệp do mình quản lý như: việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp; đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra theo các nội dung nêu trên, cơ quan đại diện chủ sở hữu: Cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra; Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hằng năm tổng hợp, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

     Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành nêu trên, hàng năm các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Thuế, Kiểm toán nhà nước... lập kế hoạch và tiến hành thanh, kiểm tra các DNNN, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhằm phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn của nhà nước làm thất thoát, lãng phí, tham nhũng, kịp thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

19. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi khoản 5 Mục I Thông tư số 24/2008/TT-BTC theo hướng được sử dụng vốn ngân sách thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 các khu, điểm du lịch, để địa phương chủ động trong công tác quy hoạch.

Trả lời: (tại Công văn số 1901/BTC-HCSN ngày 14/02/2017)

Bộ Tài chính đã có công văn số 8136/BTC-HCSN ngày 15/6/2016 trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang về nội dung này.

20. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

1. Đề nghị các Bộ, ban ngành trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN năm 2015: (1) Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NSNN; (2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2017; (3) Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; (4) Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; (5) Thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN; (6) Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách; (7) Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

2. Về thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu không tính vào cân đối thu ngân sách năm 2017.

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu. Toàn bộ số phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng thu được sau khi để lại cho hoạt động thu phí theo quy định, số còn lại nộp ngân sách Nhà nước và điều tiết 100% cho ngân sách tỉnh và ưu tiên dùng để đầu tư duy tu, sửa chữa, đầu tư mới các công trình tại các cửa khẩu; đầu tư các công trình quan trọng khác của địa phương (Thực hiện 4 tháng năm 2014: 51,614 tỷ đồng, năm 2015: 149,934 tỷ đồng và dự toán năm 2016: 165 tỷ đồng).

Được biết hiện nay, cả nước chỉ mới có 04 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và Tây Ninh thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu. Đây là nguồn thu phí mới tạm thời khai thác trong tình hình thu ngân sách của địa phương gặp khó khăn, không ổn định và đã ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Dự kiến nguồn thu này sẽ ngừng khai thác thu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân phát triển ổn định, vững chắc,…góp phần đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định cho địa phương. Ngày 20/8/2016, Bộ Tài chính làm việc với các địa phương về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020. Trong đó, Bộ Tài chính tính vào thu cân đối ngân sách địa phương năm 2017 từ nguồn thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng là 60% (tương ứng 120 tỷ đồng). Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu cân đối ngân sách của địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách.

Để khuyến khích địa phương khai thác tốt các nguồn thu, đề nghị Bộ Tài chính quan tâm, xem xét không tính vào thu cân đối ngân sách địa phương năm 2017 nguồn thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng và để lại cho địa phương 100% để chi đầu tư duy tu, sửa chữa, đầu tư mới các công trình tại các cửa khẩu; đầu tư các công trình quan trọng khác của địa phương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

     Trả lời: (tại Công văn số 1356/BTC-NSNN ngày 03/02/2017)

     1. Ngay sau khi Luật ngân sách nhà nước được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, trong đó giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng 02 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và 08 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành trong năm 2016.

     Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 01 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội[2]; còn lại 01 Nghị quyết, Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoàn chỉnh và đã trình lại Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; 03 Nghị định của Chính phủ đã ban hành[3]; 02 dự thảo Nghị định của Chính phủ đang xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội[4]; 03 dự thảo Nghị định đang hoàn chỉnh để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới[5].

     Về phía Bộ Tài chính, hiện nay đang tích cực xây dựng, hoàn chỉnh các dự thảo Thông tư hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ để ban hành ngay trong những tháng đầu năm 2017.

     2. Tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về phạm vi ngân sách nhà nước: "Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật". Đồng thời, tại khoản 1 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước quy định: "Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện". Thực tế Luật ngân sách nhà nước chỉ quy định khoản thu tiền sử dụng đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nhiệm vụ chi cụ thể, còn các khoản thu thuế, phí, lệ phí khác được tổng hợp đầy đủ và cân đối chung của ngân sách nhà nước.

     Như vậy, khoản phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại điểm 1 mục II Phụ lục số 01 danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 phải được tính vào thu cân đối ngân sách nhà nước và cân đối chung cho các nhiệm vụ chi, trong đó có chi đầu tư duy tu, sửa chữa, đầu tư mới các công trình tại các cửa khẩu.

     Đồng thời, để thúc đẩy triển khai quy định của Luật phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã có văn bản số 15498/BTC-CST ngày 31 tháng 10 năm 2016 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu.

21. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Căn cứ vào tình hình thực hiện thu, nộp ngân sách qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 7 tháng năm 2016 và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh 5 tháng cuối năm 2016. Để công tác tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN phù hợp với giá cả thị trường, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, vừa đảm bảo tính tích cực, vừa mang tính khả thi. UBND tỉnh Tây Ninh đã có Công văn số 2477/UBND-KTTC ngày 1/9/2016 của UBND tỉnh kính đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế chuẩn y số liệu ước thực hiện thu nội địa NSNN năm 2016 là 4.192 tỷ đồng và dự toán thu NSNN năm 2017 là 5.472 tỷ đồng (trong đó: Nguồn thu từ Khu vực DNNN Trung ương ước thực hiện năm 2016 là 373 tỷ đồng, dự toán năm 2017 là 398 tỷ đồng; nguồn thu từ Khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ước thực hiện năm 2016 là 1.194 tỷ đồng và dự toán năm 2017 là 1.252 tỷ đồng).

Trả lời: (tại Công văn số 2021 /BTC-TCT ngày 15/02/2017)

Năm 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 21/CT-TTG ngày 2/6/2016 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2017. Theo đó, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 phải được xây dựng tích cực trên cơ sở quy định pháp luật về thu ngân sách, khả năng thực hiện năm 2016, dự báo các yếu tố thay đổi về năng lực sản xuất kinh doanh có tính đến tác động của quá trình hội nhập Quốc tế; tăng cường công tác quản lý thu, rà soát thu hồi nợ đọng thuế, các khoản thu từ dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi, các khoản thu được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mở rộng cơ sở thuế, nhất là khu vực ngoài quốc doanh... đảm bảo xây dựng dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 13-15% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016 (loại trừ các yếu tố tăng giảm thu do thay đổi chính sách).

Năm 2016, ước tổng thu nội địa của tỉnh Tây Ninh đạt 4.450 tỷ đồng, vượt 10% so với dự toán, cao hơn số ước thực hiện thu nội địa đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV là 45 tỷ đồng.

Năm 2017, dự toán thu nội địa giao cho tỉnh Tây Ninh là 5.903 tỷ đồng. Dự toán thu nội địa không kể thu tiền sử dụng đất (100 tỷ đồng) và thu từ xổ số kiến thiết (1.260 tỷ đồng) là 4.528 tỷ đồng, tăng 7% so với ước thực hiện năm 2016; nếu loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách thuế và một số khoản phát sinh đột biến của năm 2016 thì dự toán thu nội địa năm 2017 tăng 14 % so với ước thực hiện năm 2016. Mức tăng trưởng thu nêu trên phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và khung định hướng chung của cả nước theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

22. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

- Quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn thu từ các vụ án hình sự về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ năm 2008 đến nay có nhiều thay đổi nên việc thực hiện của địa phương cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện; trong đó, theo Công văn số 6061/BTC-PC ngày 6/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý nguồn thu trong vụ án hình sự về chống buôn lậu thì từ ngày 1/6/2014 đến ngày 4/11/2015 còn chưa rõ, cụ thể:

Từ ngày 20/12/2012, việc quản lý nguồn thu trong vụ án hình sự về chống buôn lậu được thực hiện theo Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 1/11/2012 của TTCP về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2012) và Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định 47/2012/QĐ-TTg.

Đến ngày 10/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014. Ngày 27/10/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 159/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP. Như vậy, việc quản lý nguồn thu trong vụ án hình sự về chống buôn lậu được thực hiện theo Nghị định số 29/2014/NĐ-CP và Thông tư số 159/2014/TT-BTC.

Đến ngày 4/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP, trong đó có quy định “Chính phủ thống nhất tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ phòng, chống tội phạm theo Quyết định 47/2012/QĐ-TTg ngày 1/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2016”. Như vậy, việc quản lý nguồn thu trong các vụ án hình sự về chống buôn lậu được tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA kể từ ngày 4/11/2015 đến hết năm 2016.

Song, Nghị quyết 79/NQ-CP của Chính phủ không nêu rõ đối với những vụ án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm 1/6/2014 đến trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP (ngày 4/11/2015) thì có được xử lý lại để thực hiện theo Quyết định 47/2012/QĐ-TTg hay không? Vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5684/BTC-PC ngày 27/4/2016 báo cáo TTCP để thống nhất trong xử lý, nhưng cho đến nay, địa phương chưa nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về vướng mắc trên.

Đề nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn việc quản lý nguồn thu trong các vụ án hình sự về chống buôn lậu đối với những vụ án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật từ thời điểm 1/6/2014 đến trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP (ngày 4/11/2015).

Trả lời: (tại Công văn số 1488/BTC-PC ngày 07/02/2017)

Ngày 10/6/2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4560/VPCP-KTTH về việc thực hiện Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 4/1/2015 của Chính phủ, trong đó Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:

Các vụ án chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đã có quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong thời gian từ khi Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản của Nhà nước có hiệu lực thi hành (ngày 1/6/2014) đến ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP (ngày 4/11/2015) thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP”.

Như vậy, đối với các vụ án hình sự về chống buôn lậu đối với những vụ án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật từ thời điểm 1/6/2014 đến trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP (ngày 4/11/2015) thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

23. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đối với tang vật tịch thu là mặt hàng chai LPG (gas) gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. Quy định tịch thu chai LPG (gas) đối với các hành vi: kinh doanh chai LPG (gas) không rõ nguồn gốc, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường mua sắn chai LPG không được phép nạp lại….được quy định tại các Điều 49, 50, 51, 52, 53…Nghị định 97/2013/NĐ-CP ngày 27/7/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể trong việc xử lý tang vật tịch thu đối với mặt hàng này, do đây là mặt hàng dễ cháy nổ, khó bảo quản nên gây khó khăn cho công tác xử lý tang vật đã tịch thu.

Trả lời: (tại Công văn số 1488/BTC-PC ngày 07/02/2017)

Ngày 10/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2014/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, trong đó, quy định cụ thể về việc quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Riêng trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng (trong đó, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm: “Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác) được quản lý, xử lý theo quy định tại Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Theo đó, đối với chai LPG (gas) là mặt hàng dễ cháy, nổ thì sẽ thực hiện xử lý theo quy định tại Chương II Thông tư 173/2013/TT-BTC.

24. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

Về đảm bảo kinh phí thực hiện công tác cấp thẻ Căn cước công dân:

Theo quy định tại Thông tư số 155/2012/TT-BTC ngày 20/9/2012 thì Cơ quan thu lệ phí chứng minh nhân dân được để lại 30% số tiền lệ phí thu được để chi cho công việc thu lệ phí theo quy định, số tiền còn lại 70% nộp ngân sách nhà nước và điều tiết hết về ngân sách trung ương theo quy định.

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 9/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân (thay thế Thông tư số 155/2012/TT-BTC thì số thu lệ phí thẻ Căn cước công dân nộp 100% vào ngân sách nhà nước, số thu này được điều tiết hết 100% về Ngân sách Trung ương theo quy định; chi phí liên quan đến công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm và cơ quan thu lệ phí lập dự toán chi phục vụ công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định. Theo quy định này từ năm 2016, ngân sách địa phương phải dành thêm một khoản để bố trí cho nhiệm vụ mới phát sinh này. Quy định này là chưa phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước trong việc quy định nhiệm vụ chi ngân sách cấp nào do cấp đó đảm bảo và chưa phù hợp với quy định về phân cấp ngân sách trong giai đoạn ổn định.

Đề nghị ngân sách trung ương đảm bảo phần chi phí liên quan đến công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho ngành Công an để phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước trong việc quy định nhiệm vụ chi ngân sách cấp nào do cấp đó đảm bảo và quy định về phân cấp ngân sách trong giai đoạn ổn định.

Trả lời: (tại Công văn số 278/BTC-CST ngày 09/01/2017)

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh phí và lệ phí; Điều 11 và Điều 13 Luật phí và lệ phí (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017): Lệ phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, vì vậy tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách bố trí trong dự toán chi của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Luật ngân sách nhà nước: Phí, lệ phí do cơ quan nhà nước trung ương thực hiện thu thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước trung ương (trừ lệ phí trước bạ); phí, lệ phí do cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương.

- Tại Điều 27 Luật Căn cước công dân quy định:

“Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, lại thẻ Căn cước công dân

Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”.

Căn cứ quy định trên, việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, do đó tiền thu từ lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương; Bộ Công an đảm bảo kinh phí cho công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

25. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Kiến nghị tiếp tục hỗ trợ kinh phí để địa phương thực hiện đề án An toàn khu theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã An toàn khu (ATK) tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015. Hiện nay, thị trấn Đình Cả mới được cấp 50% kinh phí để xây dựng các hạng mục.

Trả lời: (tại Công văn số 737/BTC-ĐT ngày 17/01/2017)

1. Tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã An toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, trong đó có một số nội dung sau:

     - Phạm vi gồm 19 xã ATK;

     - Tổng nguồn vốn đầu tư là 858,440 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ là 284,7 tỷ đồng, ngân sách địa phương cân đối là 86,2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác...

- Thời gian thực hiện 5 năm: 2011-2015.

2. Theo Quyết định số 1926/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2015 thì tổng vốn đầu tư của chương trình ATK 19 xã theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ là 335,108 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương là 208,805 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 126,303 tỷ đồng). Đến hết năm 2015, ngân sách trung ương hỗ trợ cho chương trình là 147,747 tỷ đồng.

Theo văn bản số 4526/BKHĐT-TH ngày 06/7/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo số kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương năm 2016 và năm 2017 thì chương trình đầu tư các xã thuộc vùng căn cứ cách mạng ATK kháng chiến (ATK lịch sử) được chuyển từ ngân sách trung ương hỗ trợ về nhiệm vụ cân đối ngân sách địa phương để thực hiện.

Tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 thì tiêu chí xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử) đã được coi là một tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối. Do vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ động sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương để bố trí tiếp cho các dự án thuộc đề án ATK theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

26. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ, theo thống kê, Thanh Hóa có 3.336 hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ với tổng kinh phí 44,26 tỷ đồng. Đến nay, Chính phủ đã phân bổ kinh phí thực hiện chính sách cho tỉnh năm 2014 và 2015 là 29,32 tỷ đồng. Để đảm bảo hoàn thành chương trình đúng tiến độ đề ra, đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phân bổ phần kinh phí còn thiếu (14,94 tỷ đồng) để tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách trong năm 2016, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo trong mùa mưa bão.

Trả lời: (tại Công văn số 1523/BTC-ĐT ngày 07/02/2017)

1. Theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung :

a. Về đối tượng và phạm vi thực hiện: Các hộ gia đình được hỗ trợ phải đang cư trú tại vùng thường xuyên xảy ra bão, lụt thuộc khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng trực thuộc phường thị trấn trực thuộc 14 địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b. Về mức hỗ trợ: NSNN hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ không thuộc vùng khó khăn; 14 triệu đồng/hộ cư trú ở vùng khó khăn; 16 triệu đồng/hộ cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn. Ngân hàng chính sách xã hội cho vay tối đa 15 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm, thời gian vay 10 năm trong đó ân hạn 5 năm. NSTW cấp 50% tổng số vốn vay cho Ngân hàng chính sách xã hội và cấp bù chênh lệch lãi suất, 50% còn lại do Ngân hàng chính sách xã hội huy động.

c. Về cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP: NSTW hỗ trợ 100% nhu cầu cho 11 địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận; 50% nhu cầu cho 02 địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa.

d. Về thời gian và tiến độ thực hiện: Chính sách thực hiện trong 03 năm (2014-2016), trong đó năm 2014 hỗ trợ khoảng 20%, năm 2015 hỗ trợ khoảng 40%, năm 2016 hỗ trợ khoảng 40% đối tượng.

2. Về triển khai thực hiện chính sách:

Đến nay đã có 13/14 địa phương (tỉnh Bình Thuận báo cáo không có đối tượng) phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung là 25.817 hộ (trong đó tỉnh Thanh Hóa có 3.336 hộ), theo đó NSTW cần bố trí hỗ trợ NSĐP 340,3 tỷ đồng (trong đó tỉnh Thanh Hóa là 44,26 tỷ đồng). Đến năm 2015 NSTW đã hỗ trợ NSĐP 233 tỷ đồng (trong đó NSTW đã hỗ trợ cho tỉnh Thanh Hóa là 29,324 tỷ đồng). Như vậy, đến hết năm 2015, NSTW còn phải bố trí hỗ trợ NSĐP là 107,3 tỷ đồng (trong đó tỉnh Thanh Hóa là 14,94 tỷ đồng). Dự toán ngân sách năm 2016, năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không bố trí vốn hỗ trợ các địa phương thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định tại Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án; căn cứ Đề án đã được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cân đối bố trí vốn NSTW hỗ trợ các địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm.

Từ tình hình trên, căn cứ số đối tượng nhà ở tránh lũ địa phương phê duyệt, đề nghị Tỉnh Thanh Hóa làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được bố trí vốn hoàn thành Đề án theo quy định tại Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

27. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định về điều tiết khoản thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Hiện nay là điều tiết ngân sách trung ương 70%, ngân sách địa phương là 30%, đề nghị điều chỉnh lại ngân sách trung ương 30%, ngân sách địa phương là 70%, để địa phương chủ động và có đủ nguồn để thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trả lời: (tại Công văn số 1498/BTC-NSNN ngày 07/02/2017)

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 “Tiền xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa là khoản thu phân chia điều tiết về ngân sách trung ương 70%, ngân sách địa phương 30%”. Theo đó, năm 2016, khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thực hiện phân chia điều tiết về ngân sách trung ương 70%, ngân sách địa phương 30%.

Từ năm 2017, thực hiện theo quy định Luật NSNN năm 2015: Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (khoản i Điều 35). Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước địa phương thực hiện là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (khoản q Điều 37). Theo đó, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do cơ quan Công an xử phạt là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.

Trong dự toán chi thường xuyên chi cân đối ngân sách địa phương năm 2016 của tỉnh Lào Cai đã bố trí kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các cơ quan ở địa phương; dự toán chi thường xuyên năm 2017 của Tỉnh được xác định theo định mức phân bổ chi chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020) theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và đã đảm bảo không thấp hơn dự toán chi thường xuyên năm 2016 được Quốc hội quyết định. Như vậy, kinh phí đã bố trí đảm bảo cho công tác an toàn giao thông của Tỉnh. Vì vậy, đề nghị Tỉnh thực hiện điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

28. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Về cơ chế chính sách đặc thù và hỗ trợ đầu tư để phát triển nhanh Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn: Đề nghị cho phép trong giai đoạn 2017-2020, áp dụng cơ chế hàng năm dành khoảng 70% số vượt thu từ thuế xuất nhập khẩu, khoảng 30-50% số thu từ thuế xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh để đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, nâng cao năng lực thông quan, xây dựng biên giới vững mạnh.

Trả lời: (tại Công văn số 849/BTC-NSNN ngày 18/01/2017)

Thực hiện Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2012: Đầu tư trở lại không quá 30% số vượt thu so với dự toán thu hàng năm nhưng dự toán thu phải cao hơn số thực hiện thu năm trước đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ. Chính phủ dự kiến phương án phân bổ và sử dụng hợp lý, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định nhưng không quá 200 tỷ đồng/năm đối với một địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2012-2015 theo Đề án đầu tư được Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2012 đến năm 2015, Tỉnh được đầu tư trở lại 30% số vượt thu thuế xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ là 307.685 triệu đồng, trong đó: Năm 2013 là 34.147 triệu đồng, năm 2014 là 198.468 triệu đồng, năm 2015 là 75.070 triệu đồng.

Theo quy định của Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017), khoản thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là khoản thu NSTW hưởng 100%. Mặt khác Luật NSNN năm 2015 chỉ quy định việc thưởng vượt dự toán đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách (khoản 4 Điều 59). Vì vậy, đề nghị của Tỉnh không thực hiện được.

29. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Theo quy định tại khoản 3 Mục V của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, trong cân đối ngân sách, tiền thuê đất được đưa vào cân đối chi thường xuyên, bố trí ngay từ đầu năm cho các cấp ngân sách. Từ những quy định nêu trên, nếu đã bố trí các khoản thu phân chia theo điều 39 Luật Ngân sách nhà nước cộng thêm các khoản phải để lại cho ngân sách xã theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương không đủ nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách huyện, tỉnh.

Đề nghị Chính phủ sửa đổi điều chỉnh thống nhất việc sử dụng tiền thuê đất như đã nêu, đồng thời có hướng dẫn thống nhất chung để các địa phương thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 922/BTC-NSNN ngày 19/01/2017)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất đã quy định:

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% dành để cân đối cho các nhiệm vụ chi chung (cả chi đầu tư và chi thường xuyên) của địa phương (bao gồm cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã).

- Số thu tiền sử dụng đất phải dành để hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (tạo quỹ đất để giao đất), phần còn lại để đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương.

Do đó, để đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ; trước đây trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 18574/BTC-NSNN ngày 28/12/2016 trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ cho sửa đổi quy định tại điểm 3 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ) theo hướng:

(1) Về phạm vi số thu để lại cho xã: Phần tiền sử dụng đất còn lại sau khi hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất để giao đất. Không bao gồm thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

(2) Bố trí tương ứng cho ngân sách xã 80% số thu tiền sử dụng đất (sau khi hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới; trường hợp không có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới thì điều hòa cho các xã khác.

Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg; vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi kiến nghị của cử tri tỉnh Long An tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất trả lời cử tri tỉnh Long An.

30. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu quy định hạn chế hoặc cấm sử dụng ngân sách nhà nước để cử cán bộ, công chức đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các công chức, viên chức đang công tác tại các Viện nghiên cứu hoặc các Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của nhà nước.

Trả lời: (tại Công văn số 1255/BTC-NSNN ngày 25/01/2017)

Căn cứ quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương; thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiên cứu, ban hành, sửa đổi một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và trong một số ngành, lĩnh vực đặc thù nói riêng như: Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 theo Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 theo Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; ...

Trong các chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, về cơ bản việc đào tạo ở trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) phần lớn tập trung cho các đối tượng viên chức đang công tác tại các cơ sở nghiên cứu, các trường đào tạo trọng điểm, các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội như: đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về an toàn an ninh thông tin; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; giảng viên các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học trọng điểm;.. Việc đào tạo trình độ sau đại học đối với đối tượng cán bộ, công chức, chỉ tập trung ở cấp Trung ương, cấp tỉnh bảo đảm phù hợp với quy hoạch cán bộ và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do nguồn lực NSNN hạn chế, để bảo đảm sử dụng có hiệu quả, gắn trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người được cử đi đào tạo, Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh việc xã hội hóa nguồn lực đào tạo bên cạnh nguồn NSNN thông qua các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu hợp pháp của các cơ quan, đơn vị có đối tượng được đào tạo và nguồn đóng góp của cá nhân đối tượng được đào tạo.

Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương trong việc trình cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi các chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để các chính sách đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực có trình độ cao nói riêng phát huy được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

31. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

1. Bố trí vốn để thực hiện nhiệm vụ chi theo Luật Dân quân tự vệ, định mức quy định hiện nay quá thấp và không đảm bảo kinh phí để chi cho nhiệm vụ này.

2. Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội chậm được triển khai, thực hiện. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm bố trí nguồn vốn từ ngân sách trung ương thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Tại Điều 17 Luật NSNN quy định về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm, do đó, ngành tài chính chưa xây dựng được kế hoạch tài chính, gây khó khăn trong việc cân đối nguồn của ngành kế hoạch và đầu tư khi xây dựng kế hoạch đầu tư 2016-2020. Đề nghị khẩn trương xây dựng hướng dẫn để triển khai đồng bộ; đồng thời, đề nghị sớm ban hành Nghị định về quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

Trả lời: (tại Công văn số 1369/BTC-NSNN ngày 03/02/2017)

1. Về kiến nghị bố trí vốn để thực hiện nhiệm vụ chi theo Luật Dân quân tự vệ, định mức quy định hiện nay quá thấp và không đảm bảo kinh phí để chi cho nhiệm vụ này:

Năm 2017 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020), dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Nam được xác định trên cơ sở Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH16 ngày 04/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; theo đó, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển được căn cứ tiêu chí dân số, trình độ phát triển, diện tích, đơn vị hành chính cấp huyện; đối với lĩnh vực chi thường xuyên được căn cứ các tiêu chí: dân số, số đơn vị hành chính các cấp; số đơn vị hành chính đặc thù; chi tiền lương, phụ cấp cho tổ chức bộ máy quản lý hành chính. Đồng thời, định mức phân bổ theo các tiêu chí nêu trên được ưu tiên đối với khu vực vùng miền núi, vùng cao, hải đảo. Ngoài ra, các địa phương có dân số bình quân/huyện dưới 85 nghìn dân được phân bổ thêm 5% số chi tính theo định mức dân số để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn (như tỉnh Quảng Nam).

Định mức phân bổ ngân sách từ ngân sách trung ương nêu trên để xác định chi cân đối ngân sách địa phương năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức chi cho từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó có lĩnh vực chi quốc phòng, an ninh để thực hiện các nhiệm vụ chi của Luật Dân quân tự vệ.

2. Về đề nghị sớm bố trí nguồn vốn từ ngân sách trung ương thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ:

Theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội;

b) Chủ trì nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung các dự án nhà ở xã hội vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư (kể cả nguồn vốn ODA) theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đầu tư;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn việc huy động công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA) để thực hiện chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.

Như vậy, việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách trung ương thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thuộc nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; vì vậy, đề nghị cử tri gửi câu hỏi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được giải quyết.

3. Về đề nghị sớm ban hành Nghị định về kế hoạch tài chính 05 năm và Nghị định về quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015:

Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị ban hành Nghị quyết quy định về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết này, Bộ Tài chính sẽ trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn, quyết toán ngân sách địa phương hàng năm.

Đối với Nghị định quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm: Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ để trình Chính phủ ban hành Nghị định.

32. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Sớm phân bổ các nguồn vốn chương trình mục tiêu về y tế năm 2016 để các địa phương đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, trong những năm tới, đề nghị có kế hoạch phân bổ vốn của chương trình này ngay từ đầu năm.

Trả lời: (tại Công văn số 1448/BTC-HCSN ngày 06/02/2017)

1. Theo quy định của Luật Đầu tư công: Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu (CTMT) giai đoạn 2016-2020 và căn cứ chủ trương được phê duyệt, các cơ quan chủ CTMT xây dựng báo cáo khả thi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư cụ thể. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung đầu tư cụ thể, các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện.

2. Về việc phân bổ kinh phí CTMT Y tế - Dân số năm 2016:

2.1. Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 quy định: sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định các CTMT, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án phân bổ (phần kinh phí sự nghiệp) và giao dự toán cho các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

2.2. Để đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ năm 2016 của các CTMT, trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các CTMT và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định các CTMT, Bộ Tài chính đã chủ động có các công văn số 6971/BTC-NSNN ngày 23/5/2016 và số 9911/BTC-NSNN ngày 19/7/2016 trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện các CTMT năm 2016 (lần 1), trong đó có CTMT Y tế - Dân số để các Bộ, ngành, địa phương có kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 16/8/2016, tại công văn số 6788/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung kinh phí sự nghiệp thực hiện các CTMT năm 2016 (lần 1).

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có các công văn số 12357/BTC-NSNN ngày 06/9/2016, số 14044/BTC-NSNN ngày 05/10/2016 và số 14179/BTC-NSNN ngày 07/10/2016 thông báo bổ sung dự toán chi sự nghiệp năm 2016 (lần 1) cho các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện các CTMT năm 2016, trong đó có CTMT Y tế - Dân số.

2.3. Ngoài ra, ngân sách nhà nước đã tạm ứng 294 tỷ đồng cho CTMT Y tế - Dân số để mua vắc xin và thuốc điều trị HIV/AIDS (thuốc Methadone và ARV) trong năm 2016 theo công văn số 464/TTg-KTTH ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 11322/VPCP-KTTH ngày 28/12/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc tạm ứng dự toán vốn sự nghiệp CTMT Y tế - Dân số năm 2016 cho Bộ Y tế.

2.4. Về việc phân bổ số kinh phí còn lại của năm 2016: sau khi CTMT Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ phân bổ số kinh phí còn lại của năm 2016.

3. Về việc phân bổ kinh phí CTMT Y tế - Dân số năm 2017:

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các CTMT giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thông báo dự toán chi thường xuyên năm 2017 của từng CTMT cho các cơ quan chủ Chương trình để các cơ quan chủ Chương trình xây dựng phương án phân bổ, gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, đảm bảo trong tổng mức Chính phủ đã báo cáo Quốc hội.

Các Bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng kinh phí sự nghiệp của CTMT đã được phân bổ lần 1 nhưng chưa sử dụng hết trong năm 2016 được chuyển sang năm 2017 để thực hiện trong thời gian chờ Quyết định phê duyệt các CTMT giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ.

33. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị tiếp tục quan tâm hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương để xây dựng bờ kè Cửa Đại (thành phố Hội An), trên sông Thu Bồn, đoạn qua: thôn Phú Thuận, xã Đại Thắng, thôn Giao Thủy, xã Đại Hòa và sông Vu Gia đoạn phía tây thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc; đầu tư xây dựng hồ Phước Hòa (xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức), hồ chứa nước Suổi Thỏ (xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước), nâng cấp đập Ma Phan (huyện Phú Ninh) để phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Trả lời: (tại Công văn số 1799/BTC-ĐT ngày 13/02/2017)

Theo văn bản số 6202/UBND-KTTH ngày 12/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh phương án phân bổ chi tiết Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2017 nguồn vốn ngân sách Trung ương, các dự án: (1) Xây dựng bờ kè Cửa Đại (thành phố Hội An), trên sông Thu Bồn, đoạn qua: thôn Phú Thuận, xã Đại Thắng, thôn Giao Thủy, xã Đại Hòa và sông Vu Gia đoạn phía tây thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc; (2) Xây dựng hồ Phước Hòa (xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức); (3) Xây dựng hồ chứa nước Suổi Thỏ (xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước) và (4) Nâng cấp đập Ma Phan (huyện Phú Ninh) không nằm trong danh mục các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 sử dụng vốn ngân sách Trung ương của Tỉnh.

Ngày 17/01/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 450/VPCP-KTTH về việc phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016 – 2020; tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020 như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình tại văn bản số 429/TTr-BKHĐT ngày 16/01/2017 và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Do vậy, trường hợp xác định đây là các dự án quan trọng, cấp bách cần phải thực hiện ngay, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam rà soát, sắp xếp thứ tự dự án ưu tiên của Tỉnh; trên cơ sở đó tổng hợp vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 của Tỉnh và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

34. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị giao chỉ tiêu thu xổ số kiến thiết năm 2017 của tỉnh Sóc Trăng bằng với dự toán thu của tỉnh là 600 tỷ đồng.

Trả lời: (tại Công văn số 1821/BTC-TCT ngày 13/02/2017)

Thực hiện Luật NSNN số 83/2015/QH13, kể từ năm 2017 thì thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là khoản thu tính cân đối ngân sách, ngân sách địa phương hưởng 100%. Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2017 và Thông tư số 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2017, theo đó, dự toán thu ngân sách năm 2017 phải xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật về thu ngân sách, đánh giá tình hình thực hiện năm 2016 và dự báo tình hình kinh tế, sản xuất, kinh doanh năm 2017.

Đối với chỉ tiêu dự toán thu từ hoạt động xổ số kiến thiết của tỉnh Sóc Trăng năm 2017, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định pháp luật về thuế, chế độ quản lý tài chính hiện hành đối với hoạt động kinh doanh xố số kiến thiết và tình hình thực tế kinh doanh xổ số kiến thiết trên địa bàn: thực tế số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đều tăng, tốc độ tăng tổng thu bình quân từ năm 2011-2015 đạt 30%, (năm 2011 là 255 tỷ; năm 2012 là 300 tỷ; năm 2013 là 400 tỷ; năm 2014 là 600 tỷ; năm 2015 là 730 tỷ). Theo đó, dự kiến chỉ tiêu thu từ xổ số kiến thiết năm 2017 đối với tỉnh Sóc Trăng là 740 tỷ đồng (gồm các khoản sau: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp).

 Ngày 11/11/2016 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán NSNN năm 2017; Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2017, trong đó: thu từ hoạt động xổ số kiến thiết của tỉnh Sóc Trăng là 740 tỷ đồng, bằng 88,7% so với số thu thực hiện năm 2016. Như vậy, chỉ tiêu thu từ hoạt động xổ số kiến thiết của tỉnh Sóc Trăng năm 2017 được xác định phù hợp với chính sách pháp luật thu ngân sách, chế độ tài chính đối với hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết và tình hình thực tế của địa phương.

35. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri kiến nghị có các biện pháp quản lý giá sữa do hiện nay việc tăng giá sữa của các hãng sản xuất chưa được quản lý chặt chẽ.

Trả lời: (tại Công văn số 417/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

Tại điểm h, khoản 2, Điều 15 Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 có hiệu lực từ 01/01/2013 quy định mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của nhà nước.

     Theo đó, mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi sẽ được Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.

     Trước diễn biến tăng giá của thị trường sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra tại 05 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa trên thị trường. Xuất phát từ diễn biến thị trường và kết quả thanh tra; đồng thời, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014 về phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2014, trong đó có nội dung về biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi. Theo đó, áp dụng biện pháp đăng ký giá trong thời hạn 06 tháng và biện pháp quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/6/2014.

     Tuy nhiên, sang năm 2015 và 2016, căn cứ vào diễn biến phức tạp của thị trường sữa và trên cơ sở Luật giá, vì quyền lợi của người tiêu dùng là trẻ em cần được bảo vệ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 30/4/2015 và Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 07/6/2016 thống nhất tiếp tục áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi bằng biện pháp giá tối đa đến hết ngày 31/12/2016.

     Sau khoảng hai năm rưỡi thực hiện cho thấy, công tác quản lý, bình ổn giá sữa thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực: Đã có sự đồng thuận của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan quản lý có liên quan từ Trung ương đến địa phương, đã có hơn 900 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký và giá kê khai. Giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi đã giảm từ 0,1-34% và giữ ổn định liên tục trong một thời gian dài.

36. Cử tri tỉnh Hưng Yên và Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt như xăng dầu, điện, nước,... nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Trả lời: (tại Công văn số 430/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

1. Cơ chế quản lý giá hiện hành của Nhà nước: Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá theo quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung - cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ....; đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; áp dụng các biện pháp đăng ký giá khi bình ổn giá; kê khai giá khi doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu thông qua mua vào bán ra hàng dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông, triển khai chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đối với các hàng hóa và dịch vụ thuộc diện Nhà nước đang quản lý hoặc kiểm soát như xăng dầu, điện, nước sạch..., giá cả cũng được quản lý và điều hành theo nguyên tắc giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định tại Luật Giá.

       2. Công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá năm 2016         

Trong năm 2016, để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát nói chung, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành giá như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá trong dịp Tết, Nghị quyết các phiên họp Chính phủ thường kỳ; Thông báo ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá... Căn cứ vào đó và pháp luật hiện hành về quản lý giá, Bộ Tài chính với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giá chung trên phạm vi cả nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định cuả Luật Giá, góp phần kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, trong đó có giá xăng dầu, điện, nước sạch, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục... với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, công tác bảo đảm cân đối cung cầu và chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được tăng cường triển khai tại các địa phương, qua đó bảo đảm nguồn hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp cao điểm, góp phần bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn và trên phạm vi cả nước. Các địa phương cũng tiếp tục chú trọng đến công tác đưa hàng về nông thôn, các khu công nghiệp, các xã huyện, vùng sâu, vùng xa, vùng huyện đảo để phục vụ nhân dân trong dịp Tết qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết tiếp tục được tăng cường thực hiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về quản lý giá, thuế, phí.

Đối với giá xăng dầu: Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, thị trường xăng dầu trong nước; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua các công cụ tài chính và Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm góp phần ổn định thị trường, không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Thực hiện công khai minh bạch việc điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát của xã hội. Qua đó, đã hạn chế được áp lực lạm phát do tâm lý của người dân.

 Đối với giá điện: Trong năm 2016, giá bán lẻ điện bình quân được giữ ổn định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Giá nước sạch sinh hoạt được Ủy ban nhân dân một số địa phương điều chỉnh tăng trong năm 2016 nhưng vẫn nằm trong phạm vi khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 và không gây tác động lớn đến đời sống nhân dân. Việc điều chỉnh giá nước sạch tại các địa phương thường được tính toán kỹ lưỡng và có sự đồng thuận của các cơ quan ban ngành tại địa phương để bảo đảm hài hòa thực tế sản xuất kinh doanh và không tác động lớn đến đời sống nhân dân.

Tóm lại, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nghiêm túc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương nên giá cả thị trường trong năm 2016 cơ bản ổn định, không xảy ra đột biến. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, đạt mục tiêu đặt ra; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%. Lạm phát cơ bản năm 2016 tăng 1,83% so với năm 2015.

37. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh giả cả nguyên liệu đầu vào và giá cả máy móc sản xuất nông nghiệp tăng cao. Đề nghị Chính phủ có các giải pháp trợ giá để bớt khó khăn cho nông dân.

Trả lời: (tại Công văn số 414/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ "đầu vào" và hỗ trợ "đầu ra" cho sản xuất nông nghiệp qua đó góp phần bình ổn giá, giảm bớt khó khăn cho người nông dân. Cụ thể:

1. Về chính sách hỗ trợ đầu vào:

Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong hạn mức quy định theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội; thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội (thời gian miễn giảm từ năm 2003 đến 2010) và Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 (thời gian miễn giảm từ 1/1/2011 đến 31/12/2020). Các chính sách tín dụng như: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Về chính sách hỗ trợ đầu ra:

2.1. Chính sách thuế

Về thuế giá trị gia tăng: thực hiện theo Nghị định số 100/2016 ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. Theo đó, bổ sung thêm một số sản phẩm sản xuất nông nghiệp không chịu thuế giá trị gia tăng là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu, sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Về thuế xuất nhập khẩu: Thực hiện theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, trong đó: Thuế xuất khẩu cà phê, hồ tiêu là 0%; cao su là 0-1%.

2.2. Chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản; ngày 14/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014 thay thế Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg nêu trên đã quy định: ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba cho vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng);

2.3. Chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm

Thực hiện Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Quyết định về việc mua thóc, gạo tạm trữ, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành và Hiệp hội lương thực Việt Nam xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo: Thông tư số 65/2012/TT-BTC ngày 25/4/2012 hướng dẫn vụ Đông Xuân năm 2011-2012; Thông tư 139/2012/TT-BTC ngày 20/8/2012 hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu 2012; Thông tư 50/2013/TT-BTC ngày 26/4/2013 hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2012-2013; Thông tư 109/2013/TT-BTC ngày 18/3/2013 hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu 2013; Thông tư 165/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2013-2014; Thông tư 50/2015/TT-BTC ngày 15/4/2015 hướng dẫn hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2014-2015.

2.4. Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thực hiện theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2011/TT-BTC ngày 16/8/2011 hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Theo đó, Nhà nước thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp với các đối tượng sau:

- Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp:

+ Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối;

+ Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm;

+ Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp; xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp:

+ Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác: Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai. Trong thời gian Nhà nước chưa thu hồi đất thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+ Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng.

2.5. Chính sách miễn thủy lợi phí

Thực hiện Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP, Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/2/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, theo đó, nhà nước thực hiện miễn toàn bộ thủy lợi phí đối với đối tượng sau:

- Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao; đất nông nghiệp được nhà nước giao cho hộ nghèo.

- Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:

+ Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

+ Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã.

2.6. Kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa

Thực hiện Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ. Theo đó, đối tượng, điều kiện hưởng hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lúa trên diện tích đất nằm trong quy hoạch đất trồng lúa. Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ người sản xuất lúa từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

2.7. Chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch hại

Thực hiện theo Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung điều 3 của Quyết định 142/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

2.8. Chính sách tín dụng cho xuất khẩu

Thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/5/2011 của Chính phủ và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/5/2011, Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, quy định gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện doanh nghiệp lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

38. Cử tri tỉnh Thái Bình, Nam Định kiến nghị: Đề nghị có giải pháp kiềm chế việc tăng giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp.

Trả lời: (tại Công văn số 415/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

     Hiện nay, giá mặt hàng vật tư nông nghiệp nói chung được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là: Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá theo quy định của pháp luật.

     Theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Khi Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp đăng ký giá thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gửi hồ sơ đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước. Trường hợp Nhà nước không công bố các biện pháp bình ổn giá, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gửi hồ sơ kê khai giá về cơ quan quản lý Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra và bình ổn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thông qua việc kiểm tra, rà soát các yếu tố hình thành giá được doanh nghiệp báo cáo khi thực hiện đăng ký giá, kê khai giá.

     Đồng thời, Bộ Tài chính và các Bộ ngành, địa phương có liên quan thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả và cung cầu thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/213 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Nhờ đó, trong thời gian vừa qua, công tác quản lý, điều hành giá đã tác động làm giá mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về cơ bản ổn định và có thời điểm giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm.

39. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu giảm nhiều lần do giá dầu quốc tệ giảm mạnh nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn không giảm giá cước vận tải theo quy định của nhà nước. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý, điều hành giá cả hàng hóa, đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là quyền lợi của người tiêu dùng.

Trả lời: (tại Công văn số 429/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

Hiện nay, giá cước vận tải ô tô do doanh nghiệp vận tải tự quy định và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Trước diễn biến tiếp tục giảm của giá xăng dầu trong những tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã kịp thời có văn bản[6] gửi Bộ Giao thông vận tải, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô và bình ổn giá cả thị trường chung theo thẩm quyền quản lý trên địa bàn. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức các đoàn kiểm tra, họp với các Hiệp hội, doanh nghiệp vận tải ô tô và cơ quan báo chí truyền thông để đôn đốc doanh nghiệp giảm giá cước phù hợp diễn biến giảm của giá nhiên liệu. Theo đó, các địa phương đã tích cực, chủ động, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện theo chỉ đạo của liên Bộ; Kết quả, trong thời gian đầu năm 2016, theo thống kê của liên Bộ, đã có 978 tuyến cố định; 67 tuyến xe buýt và 363 hãng taxi giảm giá cước, tỷ lệ giảm giá từ 1%-33,3%.

Trong thời gian cuối năm 2016, trước diễn biến tăng của giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu thành phẩm trong nước, để đảm bảo bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 19/12/2016. Đồng thời, ngày 27/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 18472/BTC-QLG ngày 27/12/2016 về quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp chỉ đạo Đối với giá cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, cước vận tải hành khách bằng taxi, Sở Tài chính phối hợp để Sở Giao thông vận tải tiếp nhận kê khai giá từ ngày 01/01/2017 theo quy định; tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng lượng hành khách tăng trong dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá ở mức cao và các trường hợp không thực hiện việc kê khai, niêm yết giá; công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông vận tải với chức năng quản lý giá chuyên ngành chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại các văn bản nêu trên; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định nhằm bình ổn giá cả thị trường trong dịp lễ, tết, cao điểm.

Đối với công tác quản lý, điều hành giá nói chung, trong năm 2016, để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành giá như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá trong dịp Tết, Nghị quyết các phiên họp Chính phủ thường kỳ; Thông báo ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá... Căn cứ vào đó và pháp luật hiện hành về quản lý giá, Bộ Tài chính với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giá chung trên phạm vi cả nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định cuả Luật Giá, góp phần kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, trong đó có giá xăng dầu, điện, nước sạch, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục... với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết cũng tiếp tục được tăng cường thực hiện; đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về quản lý giá, thuế, phí. Qua đó góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

40. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp bình ổn giá, ổn định đầu vào cho sản phẩm công nghiệp để nông dân có lãi và ổn định cuộc sống tốt hơn. Vì hiện nay giá cả hàng nông sản vẫn còn thấp, nhất là giá lúa, giá các loại trái cây, trong khi giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng tăng, nông dân sản xuất không có lãi, thậm chí phải chịu lỗ để duy trì sản xuất.

Trả lời: (tại Công văn số 416/BTC-QLG ngày 11/01/2017)

Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá cả mặt hàng nông sản nói chung, giá lúa, trái cây, phân bón, vật tư nông nghiệp nói riêng đều được hình thành theo cơ chế thị trường, Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá.

     Do tính chất thiết yếu nên một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân đạm, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật được đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá theo quy định tại Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012. Theo đó, khi có biến động bất thường về giá, Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp đăng ký giá thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gửi hồ sơ đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước. Trường hợp Nhà nước không công bố các biện pháp bình ổn giá, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gửi hồ sơ kê khai giá về cơ quan quản lý Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra và bình ổn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thông qua việc kiểm tra, rà soát các yếu tố hình thành giá được doanh nghiệp báo cáo khi thực hiện đăng ký giá, kê khai giá.

     Đồng thời, Bộ Tài chính và các Bộ ngành, địa phương có liên quan thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả và cung cầu thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/213 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Nhờ đó, trong thời gian vừa qua, công tác quản lý, điều hành giá đã tác động làm giá mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về cơ bản ổn định và có thời điểm giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm.

41. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Luật phí và lệ phí có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017, trong đó thẩm quyền của Bộ Tài chính là tổ chức hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí; tuy nhiên hiện nay Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn, do đó, đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 163/BTC-CST ngày 05/01/2017)

 

Ngày 25/11/2015, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

- Tại khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.”

- Tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Luật phí và lệ phí quy định: “Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính:

... 3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

4. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.”

- Tại Điều 25 Luật phí và lệ phí quy định: Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.”

1. Triển khai thi hành Luật phí và lệ phí

a) Bộ Tài chính đã:

- Có công văn số 1553/BTC-CST ngày 28/01/2016 đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát các Thông tư quy định về phí, lệ phí hiện hành và xây dựng Đề án thu phí, lệ phí, gửi về Bộ Tài chính để nghiên cứu ban hành Thông tư thay thế, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của Luật phí và lệ phí.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 10/5/2016 về việc triển khai thi hành Luật phí và lệ phí và có công văn số 8313/BTC-CST ngày 20/6/2016 gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc triển khai Chỉ thị này.

b) Triển khai các công việc cụ thể, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng văn bản quy định về phí, lệ phí, cụ thể:

(i) Đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ:

- Trình Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về án phí, lệ phí Tòa án.

- Trình Chính phủ ban hành 07 Nghị định chi tiết thi hành Luật và quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ và giá các dịch vụ do Nhà nước định giá.

(ii) Đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính: Ban hành 119 Thông tư quy định các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính và 12 Thông tư quy định giá các dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá của Bộ Tài chính.

(iii) Đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có công văn số 17558/BTC-CST ngày 12/12/2016 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện việc rà soát các văn bản trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định thu các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

Như vậy, việc triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phí và lệ phí thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính đã hoàn thành.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ (Giao thông vận tải, Y tế, Công thương,...) để xây dựng và ban hành các văn bản quy định về giá dịch vụ đối với các khoản phí sang giá do Nhà nước định giá thuộc thẩm quyền quy định của các Bộ để đảm bảo ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kể từ ngày 01/01/2017.

2. Về việc hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật phí và lệ phí, ngày 23/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí, trong đó đã quy định cụ thể về kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí, do đó, Bộ Tài chính không cần ban hành thêm văn bản hướng dẫn về vấn đề này.

42. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Để tạo điều kiện cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển theo mô hình kiểu mới, trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản với quy mô lớn (ruộng đất) tạo ra sản lượng hàng hóa tập trung, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do đó, cần có chính sách khuyến khích cho nông dân tham gia “miễn giảm thuế thu nhập đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần của cá nhân là thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo hướng miễn, giảm thuế TNCN là thành viên hợp tác xã nông nghiệp có lợi tức cổ phần từ hợp tác xã nông nghiệp”.

Trả lời: (tại Công văn số 770/BTC-CST ngày 18/01/2017)

Về kiến nghị này Bộ Tài chính đã có công văn số 10890/BTC-CST ngày 10/8/2015 trả lời Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh An Giang. Cụ thể: Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định giảm thuế TNCN trong trường hợp đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. Luật thuế thu nhập cá nhân không quy định miễn, giảm thuế đối với cổ tức được chia của thành viên góp vốn vào Hợp tác xã nông nghiệp. Do đó, đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

43. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành chỉ quy định thực hiện phân bổ thuế TNDN có cơ sở sản xuất phụ thuộc khác với nơi đóng trụ sở chính, không đề cập việc phân bổ thuế TNDN có hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chưa công bằng. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN theo hướng: đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có hoạt động kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế TNDN được phân bổ cho các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ doanh thu của các chi nhánh phụ thuộc trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Trả lời: (tại Công văn số 770/BTC-CST ngày 18/01/2017)

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.

Việc phân bổ số thuế cho địa phương nơi có cơ sở kinh doanh phụ thuộc cần thực hiện theo nguyên tắc tương ứng với thu nhập tạo ra từ cơ sở, có tính đến đặc điểm của hoạt động kinh doanh, mức độ gắn kết với địa phương của cơ sở phụ thuộc. Do đó, đề nghị thực hiện theo các quy định hiện hành.

44. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thu lệ phí của người dân khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe (sau đây viết tắt là GPLX) cơ giới theo công nghệ mới (đổi GPLX từ mẫu cũ sang mẫu mới quy định tại Thông tư số 35/2010/TT-BGTVT ngày 15/11/2010) là không hợp lý, vì theo yêu cầu của quản lý nhà nước thì phần lệ phí cấp lại GPLX cơ giới này phải do ngân sách nhà nước thực hiện. Đề nghị xem xét bỏ quy định về việc thu lệ phí khi cấp lại GPLX cơ giới quy định tại Điều 1 Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính.

Trả lời: (tại Công văn số 459/BTC-CST ngày 11/01/2017)

Mẫu GPLX bằng giấy bìa và hệ thống quản lý GPLX được thực hiện từ năm 1996 theo Quyết định số 909 QĐ/TCCB ngày 02/5/1996 của Bộ Giao thông vận tải. Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng và yêu cầu quản lý khi số lượng GPLX tăng cao, khoa học công nghệ phát triển thì GPLX bằng giấy bìa còn nhiều bất cập như:

- Kích cỡ chưa phù hợp trong sử dụng, độ bền không cao, dễ bị tẩy xoá, các thông tin ghi trong GPLX chỉ có tiếng Việt và chưa đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Nội dung về hạng GPLX ghi trên GPLX chưa phù hợp với Luật Giao thông đường bộ. Chất liệu làm GPLX là giấy bìa, độ bền thấp, dễ bị hư hỏng do ẩm, mốc, nhàu nát, không tiện lợi cho người sử dụng.

- Việc quản lý GPLX và GPLX bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ (bấm lỗ trực tiếp trên GPLX) còn nhiều bất cập.

Việt Nam đã tham gia Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ. Để tuân thủ các quy định của Công ước cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện lộ trình chuyển đổi GPLX bằng giấy bì sang GPLX bằng vật liệu nhựa PET.

Việc chuyển đổi GPLX mới bằng vật liệu PET được nhiều người dân tích cực hưởng ứng bởi nó mang đến cho người sử dụng cũng như các cơ quan quản lý nhiều hiệu quả thiết thực như:

- GPLX bằng vật liệu PET có độ bền cao hơn, không thấm nước, kích thước nhỏ gọn hơn trước và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao được áp dụng cho giải pháp nhận diện bảo mật cấp quốc gia trong quá trình quản lý cấp, đổi GPLX.

- Trên GPLX bằng vật liệu PET, thông tin được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam có nhu cầu lái xe, cấp GPLX quốc tế khi cư trú, công tác, học tập và du lịch tại 85 nước thành viên Công ước Viên. Thực tế, hiện nay rất nhiều người dân Việt Nam đã và đang sử dụng GPLX vật liệu PET để điều khiển phương tiện ở nước ngoài kể cả các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, … khi đi du lịch, công tác hoặc học tập.

- Khi chuyển đổi sang GPLX bằng vật liệu PET thì các thông tin về người lái xe trong suốt quá trình từ đào tạo, sát hạch, các vi phạm khi tham gia giao thông,… đều được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quản lý GPLX quốc gia, tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ đảm bảo việc truy cập, tra cứu nhanh chóng, tiện lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu; giảm bớt thủ tục, thời gian xác minh khi cấp, đổi GPLX. Người dân có thể thực hiện kê khai đổi GPLX qua mạng, Bưu điện, nhiều Sở Giao thông vận tải đã cung cấp dịch vụ đổi GPLX tại nhà, đáp ứng nhu cầu người dân ở cả các vùng xa xôi, hẻo lánh (giảm chi phí đi lại, thời gian cho người dân).

Như vậy, việc chuyển đổi sang GPLX bằng vật liệu PET bên cạnh đáp ứng yêu cầu quản lý thì mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Vì vậy, việc quy định thu lệ phí cấp lại GPLX là phù hợp.

45. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Hiện nay, các đối tượng tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đều được hưởng chế độ miễn tiền thuế đất, nhưng đối với các thương binh, bệnh binh thì lại quy định theo tỷ lệ thương tật. Đề nghị Nhà nước miễn thuế đất phi nông nghiệp cho tất cả các đối tượng là thương binh, bệnh binh (không phân biệt thương, bệnh binh hạng nào).

Trả lời: (tại Công văn số 448/BTC-CST ngày 11/01/2017)

Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là sự thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với đất nước. Một trong những ưu đãi đối với người có công là chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hiện đang được thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với từng đối tượng cụ thể:

Tại khoản 5 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định miễn thuế đối với: “5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn”.

Tại khoản 3 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định giảm 50% số thuế phải nộp đối với: “3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng”.

Như vậy, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định miễn, giảm thuế là hài hòa và công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất phi nông nghiệp.

46. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng, thời gian qua, mặc dù Bộ Tài chính, các địa phương đã nỗ lực tiến hành thanh tra, kiểm tra, song tình hình nợ đọng thuế vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng. Bên cạch đó, tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá vẫn diễn ra, chưa được ngăn chặn triệt để. Cử tri đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế như: Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực trọng điểm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và công tác hiện đại hóa ngành thuế, hải quan.

Trả lời: (tại Công văn số 877/BTC-TCT ngày 19/01/2017)

Trong thời gian qua Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cơ quan Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra, song tình hình nợ đọng thuế vẫn còn, tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá vẫn diễn ra.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã triển khai các biện pháp quyết liệt như sau:

1. Đã chỉ đạo Cơ quan Thuế tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm; triển khai kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, thu hồi kịp thời các khoản thu được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra. Theo đó năm 2016, Cơ quan Thuế đã ban hành 91.419 quyết định thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; kiến nghị xử lý thu vào NSNN là 17.285 tỷ đồng, số tiền thuế nộp vào ngân sách là 12.527,1 tỷ đồng. Trong đó, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 329 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá đã kết luận yêu cầu giảm lỗ 5.162,2 tỷ đồng; truy thu thuế, truy hoàn tiền thuế đã hoàn và phạt vi phạm hành chính về thuế 607,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó đã chỉ đạo Cơ quan Thuế tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Theo đó, Cơ quan Thuế đã thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế đối với doanh nghiệp rủi ro cao về thuế nhằm chống các hành vi vi phạm, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ NSNN. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế và quản lý thuế mới đến người nộp thuế, đặc biệt là các nội dung về cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

2. Chỉ đạo Cơ quan Thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng, tòa án, công an) để thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế, đã chỉ đạo các Cục Thuế tăng cường công tác quản lý thuế và cưỡng chế nợ thuế. Thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, tổ chức rà soát, phân loại nợ, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế, tăng cường đôn đốc xử lý nợ chây ỳ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ, công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo đó kết quả thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2013: 27.136 tỷ đồng; năm 2014: 31.920 tỷ đồng; năm 2015: 37.557 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2016, tổng số tiền thuế nợ 63 cục Thuế thu được là 42.543 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tổng nợ so với tổng thu ngân sách đã giảm mạnh (năm 2014: 12,2%; năm 2015: 10%; năm 2016 đã giảm xuống mức 8,3%).

Riêng tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu so với tổng thu ngân sách nhà nước đã giảm mạnh, tính đến 31/12/2016 chỉ còn ở mức 3,5% (năm 2014: 8,2%; năm 2015: 4,8%; năm 2016: 3,5%).

Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành thuế thực hiện một số giải pháp để thu hồi nợ đọng thuế vào NSNN và ngăn chặn, hạn chế tình trạng nợ thuế trong thời gian tới như sau: Tổ chức thực hiện rà soát, phân loại nợ để phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân của từng trường hợp nợ thuế để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả; giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, từng cán bộ quản lý để đôn đốc thu theo từng tháng, từng quý và từng nhóm nợ thuế, đồng thời, gắn kết quả thu nợ vào trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế và làm căn cứ để bình xét thi đua, khen thưởng; Tăng cường phối hợp với UBND các cấp, các Bộ ngành liên quan: Cơ quan Công an, Ngân hàng Nhà nước, Toà án, Kế hoạch đầu tư, Quốc phòng... để thành lập các tổ liên ngành thu hồi nợ và cưỡng chế nợ thuế; Tăng cường thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách…

3. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó đã ban hành, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thuế. Cụ thể:

- Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 hướng dẫn một Luật sửa nhiều Luật nội dung về thuế GTGT, hóa đơn, thuế tài nguyên và quản lý thuế; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Ngoài ra, Bộ Tài chính còn ban hành các Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015; Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015; Thông tư số 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015; … qua đó, đã cắt giảm được nhiều TTHC không cần thiết, góp phần tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

- Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế rà soát tổng thể các quy trình, quy chế về quản lý thuế và chuyên môn nghiệp vụ liên quan và công khai minh bạch quy trình, quy chế để người nộp thuế biết và theo dõi, giám sát.

- Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành thuế triển khai ứng dụng CNTT quản lý thuế tập trung (TMS) cho các Cục Thuế; đồng thời mở rộng áp dụng nộp thuế điện tử trên phạm vi cả nước,

+ Tính đến 17/12/2016, hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc.

+ Về nộp thuế điện tử: Tiếp tục phối hợp với 43 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối NTĐT với Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ.

- Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 có mục tiêu cơ bản là: “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản...ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại...” Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016 về kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Bộ Tài chính đã tham mưu, trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành trong các năm 2015 và năm 2016 Luật sửa đổi, bổ sung 05 Luật thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên và quản lý thuế; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Phí và lệ phí. Góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Chỉ đạo Cơ quan Thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an tại địa phương theo quy chế số 1527/QCPH-TCT-TCCS ngày 31/10/2007 giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát về đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế; thảo luận về các dạng tội phạm, đánh giá về hành vi, thủ đoạn của tội phạm về thuế, các vấn đề bất cập; tăng cường trao đổi thông tin để phát hiện, xử lý hành vi trốn thuế, gian lận thuế và mua bán hoá đơn bất hợp pháp, chuyển các hồ sơ có dấu hiệu vi phạm về mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cho cơ quan Công an để điều tra, phát hiện và khởi tố các ổ nhóm, đối tượng mua bán hóa đơn.

     - Chỉ đạo Cơ quan Thuế trao đổi, tiếp nhận thông tin về giao dịch qua ngân hàng của một số doanh nghiệp có dấu hiệu đáng ngờ từ Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhà nước (Cục Phòng chống rửa tiền) phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện doanh nghiệp có hành vi gian lận về thuế.     

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội trong việc triển khai quyết liệt các giải pháp để ngăn chặn trình trạng nợ đọng thuế và xử lý kịp thời tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá.

47. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước đang gặp khó khăn khi thực hiện quy định về việc xác định giá đất đối với trường hợp thửa đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người tham gia đấu giá. Cụ thể, theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, giá đất được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Trong khi đó, điểm b, khoản 3, Điều 3 Nghị định thì xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo phương pháp so sánh, chiết trừ, thặng dư, thu nhập. Thực tế thu tiền sử dụng đất theo cách tính tại điểm c, khoản 3, Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước; còn nếu tính theo mức giá khởi điểm đã phê duyệt thì không phù hợp với hướng dẫn của Bộ. Đề nghị điều chỉnh quy định theo hướng việc xác định giá thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp thửa đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất theo mức giá khởi điểm đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trả lời: (tại Công văn số 1681/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

- Tại khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

     “ Điều 118. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.”

- Tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

     Điều 3. Căn cứ tính tiền sử dụng đất

     3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất:

     c) Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại áp dụng để xác định tiền sử dụng đất trong các trường hợp:

     - Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;”

     - Tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ quy định:

     “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

     1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và bổ sung Khoản 4 vào Điều 4 như sau:

     “1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm cụ thể như sau:

     b) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do cơ quan tài chính xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất”.

     - Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

     “Điều 3. Xác định tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

     2. Hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất do Sở Tài chính chủ trì xác định theo từng khu vực, tuyến đường, vị trí tương ứng với từng mục đích sử dụng đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

     Trường hợp tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung để tính thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp này và quy định cụ thể trong Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất của địa phương.”

     Căn cứ quy định trên:

- Hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất do Sở Tài chính chủ trì xác định theo từng khu vực, tuyến đường, vị trí tương ứng với từng mục đích sử dụng đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trường hợp tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung để tính thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp này và quy định cụ thể trong Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất của địa phương.

- Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất trong trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

- Trường hợp khi đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất mà không có người tham gia hoặc chỉ có một người tham gia hoặc đấu giá ít nhất là 2 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất không phải đấu giá. Khi đó việc xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại được áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Như vậy, việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá quyền sử dụng đất và xác định giá đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại đều được áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và phương pháp này đã được quy định cụ thể đảm bảo phù hợp, công khai, minh bạch và sát với giá thị trường.

48. Cử tri thành phố Cần Thơ, Đắk Lắk kiến nghị:

- Trong bối cảnh tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân hiện nay còn nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để cử tri yên tâm sản xuất, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

- Cử tri cho rằng chính sách miễn thuế trong nông nghiệp chưa thực sự công bằng, chưa phù hợp. Đối với những hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp dưới 5 ha thì việc miễn thuế là phù hợp để giảm bớt khó khăn trong sản xuất; nhưng đối với những hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn 5 ha thì phải thu thuế để đóng góp cho ngân sách nhà nước, vì những hộ này không thuộc đối tượng khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số 1026/BTC-CST ngày 20/01/2017)

Ngày 11/11/2016, Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2 đã thông qua Nghị quyết số 28/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017; theo đó thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn đối với: (i) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp (không phân biệt phần diện tích đất vượt hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp); (ii) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho các tổ chức (trừ đơn vị vũ trang nhân dân) đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như trên là giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn cho người nông dân; khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn bó và đầu tư hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp người nông dân cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

49. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri kiến nghị, Chính phủ quan tâm có chính sách giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp sử dụng trên 50% lao động là nữ. Bởi lẽ, lao động nữ là đối tượng được ưu tiên theo luật lao động, thời gian làm việc ít hơn so với nam; dẫn đến năng suất lao động, khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp cũng thấp hơn. Đồng thời, luật quy định lao động nữ được nghỉ thai sản đến 06 tháng/ 01 lần sinh con, nên doanh nghiệp cũng chịu nhiều bất lợi khi tuyển lao động nữ vào làm việc.

Trả lời: (tại Công văn số 769/BTC-CST ngày 18/01/2017)

- Về kiến nghị giảm thuế:

Điều 15 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định về các trường hợp giảm thuế khác, trong đó: “Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế TNDN bằng số chi thêm cho lao động nữ”.

Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN quy định: “1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm:

a) Chi đào tạo lại nghề;

b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý;

c) Chi khám sức khoẻ thêm trong năm;

d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại Khoản này;

đ) Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc”.

Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được trừ thẳng các khoản chi cho lao động nữ vào số thuế TNDN phải nộp. Như vậy, thực chất là doanh nghiệp chỉ ứng trước tiền để chi thêm cho lao động nữ các khoản nêu trên còn ngân sách nhà nước mới là người chi trả các khoản này.

Bên cạnh đó, pháp luật thuế TNDN hiện hành còn quy định các khoản chi thêm cho lao động nữ (áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ) được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Như vậy, pháp luật thuế TNDN hiện hành đã có quy định chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và cho tính vào chi phí được trừ các khoản chi thêm cho lao động nữ để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ.

- Về kiến nghị giảm phí: tại nội dung kiến nghị của cử tri không nêu đề xuất cụ thể là giảm loại phí nào.

Theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì phí nhằm bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ, vì vậy, tại Điều 10 Luật phí và lệ phí chỉ quy định miễn, giảm phí cho một số trường hợp (trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật) và giao cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể đối tượng được miễn giảm từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

50. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ảnh, hiện nay tiền lương tối thiểu tăng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp; khi lương tăng thì đi kèm theo là tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền công đoàn và nhiều khoản khác. Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét giảm các loại thuế, phí để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trả lời: (tại Công văn số 769/BTC-CST ngày 18/01/2017)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia các năm 2015, 2016 và năm 2017, Bộ Tài chính đã tăng cường đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó về chính sách thuế tập trung xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cụ thể là:

a) Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện hiệu quả các chính sách thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tại các văn bản Luật đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thi hành trong các năm 2015 và năm 2016 gồm: Luật sửa đổi, bổ sung 05 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên và quản lý thuế; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Hải quan; Luật Phí và lệ phí, trong đó quy định nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đó là:

- Về thuế TNDN: Giảm mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp từ 22% xuống mức 20% kể từ ngày 01/01/2016; Bãi bỏ quy định khống chế đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại của doanh nghiệp; Bổ sung đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Bổ sung đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Bổ sung đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất đối với dự án sản xuất có quy mô lớn...

- Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Bổ sung đối tượng không chịu thuế đối với tàu đánh bắt xa bờ; Không tính thuế GTGT đối với các mặt hàng đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: Phân bón; Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Về thuế tài nguyên: Bổ sung đối tượng không chịu thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

- Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN; Việc thu thuế TNCN đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn, áp dụng thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Áp dụng một phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản.

- Về quản lý thuế: Đơn giản hóa hồ sơ khai thuế; Giảm mức tính tiền chậm nộp...

Với các quy định nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giảm tối đa mức động viên từ khu vực sản xuất nông nghiệp thông qua việc đưa các loại hàng hóa vật tư, nguyên liệu, dịch vụ đầu vào thiết yếu của nông nghiệp vào nhóm đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng; Mở rộng diện ưu đãi và tăng mức ưu đãi thuế đối với nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm cả hoạt động chế biến, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư lớn và sử dụng công nghệ cao…

Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 với nhiều quy định tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó thực hiện bãi bỏ, đưa ra khỏi Danh mục phí, lệ phí trước đó đối với 70 khoản phí (bãi bỏ 26 khoản phí và chuyển 44 khoản phí sang thực hiện theo cơ chế giá) và 68 khoản lệ phí. Tổ chức triển khai và thực hiện Luật phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành: 01 Nghi quyết về án phí, lệ phí tòa án; 07 Nghị định của Chính phủ và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát giảm mức thu nhiều khoản thu phí, lệ phí được quy định cụ thể tại 157 Thông tư do Bộ Tài chính ban hành để áp dụng ngay từ 01/01/2017. Các quy định của Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn khi được triển khai áp dụng vào thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công, phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo chính sách phí, lệ phí công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính trong nhiều ngành, lĩnh vực, từ đó giảm chi phí hành chính, minh bạch hóa hoạt động quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước, đảm bảo vai trò quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020.

Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13 (tháng 4/2016), Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Trong đó quy định về các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như:

- Về thuế GTGT: Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; Bãi bỏ quy định hoàn thuế GTGT đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ lũy kế sau ít nhất mười hai tháng hoặc ít nhất sau bốn quý, thay vào đó doanh nghiệp được kết chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết (không hoàn) để khấu trừ vào số thuế GTGT kỳ sau.

Về thuế TTĐB: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra nhằm bảo đảm bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước; Điều chỉnh các mức thuế suất thuế TTĐB đối với các dòng xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống theo mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp ô tô trong nước.

Về quản lý thuế: Miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống; Giảm tỷ lệ tính tiền chậm nộp xuống mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp (thay cho mức 0,05%/ngày như trước đây).

Các quy định của Luật sẽ góp phần giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất và phòng chống tình trạng gian lận về hoàn thuế GTGT trong khâu lưu thông đối với hàng hóa nông sản, thủy hải sản; khuyến khích chế biến sâu, hạn chế đối với việc xuất khẩu khoáng sản hoặc sản phẩm mà giá trị khoáng sản trong giá trị hàng hóa thô chưa qua chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh khi thời điểm thực hiện các cam kết đang tới gần; và tiếp tục góp phần đơn giản, minh bạch thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế đồng thời góp phần thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đã đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Cũng tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thay thế Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2016, trong đó đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm mục tiêu góp phần khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất; đồng thời, khắc phục các vướng mắc phát sinh; đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (khuyến khích hơn nữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích phát triển xây dựng cánh đồng lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng cao); đảm bảo phù hợp với bối cảnh hội nhập và thông lệ quốc tế về việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2016) thông qua Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, mở rộng đối tượng được miễn, giảm thuế và kéo dài thời gian miễn thuế đến hết năm 2020.

Ngoài ra, triển khai xây dựng các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội xem xét, quyết định việc áp dụng một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các giải pháp về thuế hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, ... Các giải pháp được đề xuất sẽ vừa nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ trúng, đúng đối tượng cần hỗ trợ mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất, từ đó có tác dụng lan tỏa, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian tới, chính sách thuế, phí và lệ phí sẽ tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo đúng mục tiêu theo chiến lược cải cách đã đặt ra là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư.

51. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có sản phẩm vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ thị trường nội địa. Theo cử tri, hiện nay việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu thì được thực hiện ngay; trong khi đó, đối với hàng hóa tiêu thụ thị trường nội địa thì phải khấu trừ dần theo niên độ.

Trả lời: (tại Công văn số 912/BTC-TCT ngày 19/01/2017)

     Căn cứ mục 1, mục 2 khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế:

“3. Khoản 1 và khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo…

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý…”

Căn cứ mục 1, mục 3 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế:

“6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Hoàn thuế giá trị gia tăng:

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ thị trường nội địa thì cơ sở kinh doanh hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ hoàn thuế hiện tại. Đối với số thuế GTGT đầu vào phục vụ tiêu thụ nội địa sẽ được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp của các kỳ tính thuế tiếp theo.

52. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu ban hành văn bản pháp quy cho phép không xử phạt trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp đã nhận thông báo của cơ quan thuế và thực hiện việc thu tiền sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì hiện nay số tiền phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân rất lớn, nhiều hộ gia đình còn nghèo, chưa có điều kiện để nộp tiền sử dụng đất một lần tại thời điểm xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trả lời: (tại Công văn số 1680/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

Theo quy định về trình tự xác định, thu nộp tiền sử dụng đất và quy trình, thời gian luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Điều 14 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Điều 9 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính và Mục 2 Thông tư số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp không có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp); không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác định các khoản mà người sử dụng đất được trừ theo quy định của pháp luật do cơ quan tài chính chuyển đến (đối với trường hợp có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp), cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 76/2014/TT-BTC. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất biết để nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo; 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo; quá thời hạn nêu trên người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông báo, phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có đơn xin nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ.

Pháp luật về quản lý thuế và thu tiền sử dụng đất không có quy định về hủy bỏ Thông báo nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất không nộp tiền sử dụng đất khi cơ quan thuế đã ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của người sử dụng đất.

53. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị:            Đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại quy định về thuế VAT, thuế VAT là thuế thực tế thu của người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng ít khi lấy hóa đơn, nhưng có trường hợp lấy hóa đơn thì phải tính thêm 10%-15% tổng số giá trị mua hàng, như vậy sẽ gây thất thoát của nhà nước.

Trả lời: (tại Công văn số 878/BTC-TCT ngày 19/01/2017)

Tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 15. Lập hóa đơn

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này….”

“Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn

1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn…”

Tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định quy định:

“Điều 24. Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ

1. Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ…”

Căn cứ quy định trên:

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho người mua (khách hàng). Trường hợp bán hàng hóa có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì về nguyên tắc không phải lập hóa đơn, tuy nhiên trường hợp bán hàng hóa có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần nhưng người mua yêu cầu có hóa đơn thì doanh nghiệp bán hàng vẫn phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Việc doanh nghiệp không lập hóa đơn khi bán hàng là hành vi vi phạm và doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về hành vi không lập hóa đơn và hành vi trốn thuế.

Đề nghị người mua - người tiêu dùng là các tổ chức, cá nhân - khi mua hàng hóa của các doanh nghiệp cần yêu cầu doanh nghiệp bán lập và giao hóa đơn đúng quy định. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp bán hàng hóa cố tình không lập hóa đơn thì đề nghị các tổ chức, cá nhân thông báo tên, địa chỉ, Mã số thuế của Doanh nghiệp bán tới đường dây nóng của ngành thuế hoặc tới các cơ quan thuế địa phương để ngành thuế thực hiện kiểm tra ngay và xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp bán theo quy định.

54. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:             Theo Điều 4, Luật Thuế xuất nhập khẩu ngày 06/4/2016 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/9/2016) thì Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh không đủ điều kiện là khu phi thuế quan. Quy định trên dẫn đến các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư doanh nghiệp trên địa bàn, hoạt động xuất nhập khẩu tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương có cơ chế chính sách đặc thù, lâu dài để thu hút các dự án đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo nhằm tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững.

Trả lời: (tại Công văn số 1827/BTC-TCHQ ngày 13/02/2017)

Trước khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016, chưa có quy định rõ tiêu chí khu phi thuế quan để được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, do vậy, đã dẫn tới tình trạng lợi dụng chính sách, gian lận thương mại, buôn lậu. Do đó, để minh bạch, nâng cao tính pháp lý, Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 đã quy định cụ thể: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

Đối với trường hợp Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh không đủ điều kiện là khu phi thuế quan nên không được hưởng chính sách ưu đãi như khu phi thuế quan, nhưng vẫn được hưởng các ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu. Về lâu dài, để xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo nhằm phát triển bền vững, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chủ động đề xuất, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp.

55. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét có chính sách miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các đơn hàng cơ khí xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học và công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng cơ khí chế tạo.

Trả lời: (tại Công văn số 768/BTC-CST ngày 18/01/2017)

Pháp luật thuế TNDN quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghệ cao ở mức cao nhất trong khung ưu đãi của pháp luật thuế (thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN). Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam được miễn thuế TNDN.

Trước 01/01/2015, pháp luật thuế TNDN không có chính sách ưu đãi riêng đối với công nghiệp hỗ trợ. Từ 01/01/2015, theo Luật số 71/2014/QH13 thì thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo nếu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Luật.

(Các tiêu chí quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển quy định tại điểm này thực hiện theo quy định của Chính phủ.).

Đối với dự án đầu tư mở rộng nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí về đầu tư mở rộng quy định tại Luật số 32/2013/QH13 thì được lựa chọn ưu đãi theo dự án ban đầu cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng. Trường hợp các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng mà không đáp ứng điều kiện sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nêu trên nhưng đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực, địa bàn tương ứng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chính phủ đã có Tờ trình số 406/TTr-CP ngày 14/10/2016 trình Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có giải pháp giảm thuế suất thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

56. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi theo hướng tăng mức hình phạt đối với một số hành vi vi phạm như: hành vi buôn bán hóa đơn làm thất thu hoặc chiếm đoạt tiền thuế.

Trả lời: (tại Công văn số 879/BTC-TCT ngày 19/01/2017)

Tại khoản 4 Điều 108 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

“Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:…

4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;”

Tại khoản 2 Điều 76, khoản 7 Điều 104 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

“Điều 76. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế…

2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 104. Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế…

7. Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.”

Tại Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“8. Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hoá đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hoá, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.

9. Sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, dịch vụ; cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác; dùng hoá đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hoá trong khâu lưu thông.

10. Hoá đơn lập khống là hoá đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.”

Tại Điều 38, Điều 39, Điều 44 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

“Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ…

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.…

Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn...

Điều 44. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn…

6. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 200 Bộ Luật hình sự số100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 quy định:

“Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:…

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;”

     Căn cứ các quy định trên:

Hành vi sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hoá đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hoá, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Hành vi lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, dịch vụ; cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Trường hợp người bán có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     Trường hợp người mua có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo pháp luật tố tụng hình sự.

Theo quy định pháp luật hình sự, trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp dẫn đến đến hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xử phạt theo quy định của Luật hình sự, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

57. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Hiện nay, các doanh nghiệp Thái Lan nắm toàn bộ kênh phân phối ở Việt Nam. Điều này đã làm cản trở rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Mặt khác, ngày 01/9/2016 ngành nhựa lại phải chịu mức thuế nhập khẩu 3% đối với hạt nhựa PP, điều này càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhựa. Kiến nghị Chính phủ xem xét việc thực hiện mức thuế trên nên có lộ trình, bắt đầu 1% trước, vài năm sau lên 2%, vài năm nữa lên 3% nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Thái Lan.

Trả lời: (tại Công văn số 1868/BTC-TCHQ ngày 13/02/2017)

1. Về việc quy định mức thuế suất 3% đối với mặt hàng hạt nhựa PP:

Mặt hàng hạt nhựa PP là sản phẩm hóa dầu trong nước đã sản xuất được. Hiện nay, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn đã sản xuất được mặt hàng nguyên liệu nhựa PP với sản lượng 150.000 tấn/năm, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn có công suất thiết kế là 400.000 tấn/năm, dự định năm 2017 sản xuất khoảng 100.000 tấn, năm 2018 trở đi sản xuất 300.000 tấn/năm. Do vậy, cần thiết phải duy trì mức thuế suất thuế nhập khẩu nhất định đối với sản phẩm hạt nhựa PP loại trong nước đã sản xuất được để khuyến khích sản xuất trong nước, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Chính phủ cũng đã có thỏa thuận Bảo lãnh và cam kết về ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm hóa dầu của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (trong đó có sản phẩm hạt nhựa PP) [7] là 3%, nên cần thiết phải quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm hóa dầu (trong đó có mặt hàng hạt nhựa PP) là 3% để đảm bảo thực hiện đúng cam kết của Chính phủ.

2. Về việc quy định lộ trình thuế suất đối với hạt nhựa PP:

Trước đây, tại Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế đã quy định lộ trình của các mặt hàng lọc hóa dầu, trong đó có mặt hàng hạt nhựa PP (nhóm 39.02). Theo đó mặt hàng hạt nhựa PP (nhóm 39.02) được quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN là 1% từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014, 2% từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 và 3% từ ngày 01/01/2016 trở đi. Tuy nhiên do tại thời điểm năm 2016 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa đi vào sản xuất nên để giảm chi phí đầu vào của ngành nhựa sử dụng hạt nhựa PP là nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 giảm mức thuế suất của mặt hàng hạt nhựa PP từ mức 3% về mức 1% từ ngày 06/03/2016.

Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/9/2016, thẩm quyền quy định thuế suất thuộc Chính phủ. Do vậy, tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định lộ trình áp dụng thuế nhập khẩu đối với hạt nhựa PP là 1% từ 01/09/2016 đến ngày 31/12/2016 và từ 01/01/2017 tăng lên mức 3%. Dự thảo Nghị định trước khi ban hành đã được gửi lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, Ngành, Hiệp hội trong cả nước.

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và triển khai thực hiện 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó mặt hàng nhạt nhựa PP đã được cắt giảm xuống thuế suất ưu đãi đặc biệt là 0% đối với phần lớn các đối tác FTA như Trung Quốc, ASEAN. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tận dụng các cam kết ưu đãi thuế quan đặc biệt trong các FTA để giảm chi phí sản xuất đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh với các đối tác trong khu vực.

Như vậy việc quy định thuế nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa PP từ trước đã có quy định theo lộ trình, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp có thời gian để chủ động nguồn hàng, lên phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.

58. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thực hiện theo Luật Quản lý thuế và Nghị định 129/2013 xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Hiện nay có nhiều hành vi liên quan đều bị xử phạt vi phạm hành chính, từ xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, về chậm cung cấp thông tin, rất nhiều hành vi bị phạt điều này tạo ra một rào cản rất lớn cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp ức chế khi bị xử phạt vi phạm hành chính, số lượng hành vi bị phạt vi phạm hành chính nhiều và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm thuế cũng nhiều. Từ cục trưởng có quyền phạt, chi cục trưởng, tổng cục trưởng, thậm chí đội trưởng và công chức thuế cũng có quyền phạt. Do đó, kiến nghị Bộ, ngành chức năng cần xem xét sửa đổi các quy định cho phù hợp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện nếu doanh nghiệp vi phạm trong vòng 5 năm thì xử phạt cả tiền, truy thu, phạt lãi, phạt nộp chậm. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm trong vòng 10 năm thì không nên truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp nữa, như vậy doanh nghiệp mới yên tâm hoạt động kinh doanh sản xuất.

Trả lời: (tại Công văn số 755/BTC-TCT ngày 17/01/2017)

1. Về các hành vi vi phạm hành chính về thuế

Tại Mục 2 Chương I Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ (sau đây gọi chung là Nghị định 129/2013/NĐ-CP) quy định 07 hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế (từ Điều 5 đến Điều 11) bao gồm: (i) Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; (ii) Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; (iii) Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; (iv) Hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; (v) Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; (vi) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; (vii) Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Việc quy định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về thuế tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP là tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 105, Điều 107 và Điều 108 Luật Quản lý thuế, gắn với từng thủ tục hành chính mà người nộp thuế phải thực hiện và chỉ được áp dụng khi người nộp thuế không tuân thủ các quy định này.

Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định 129/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Ví dụ: trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Tại Điều 14 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định 05 chức danh thuộc cơ quan thuế các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm: (i) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; (ii) Cục trưởng Cục Thuế; (iii) Chi cục trưởng Chi cục Thuế; (iv) Đội trưởng Đội Thuế; (v) Công chức Thuế đang thi hành công vụ.

Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh nêu trên tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP là tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính gắn với từng mức xử phạt vi phạm hành chính. Việc phân cấp thẩm quyền xử phạt là để đảm bảo tính kịp thời, mức độ phức tạp của hành vi vi phạm, nguồn nhân lực cán bộ thuế các cấp nhưng đảm bảo tránh lạm quyền ở các chức danh thấp.

3. Về thời hạn truy thu thuế

Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định thời hạn truy thu thuế: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”

Quy định thời hạn truy thu thuế tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP nêu trên là tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, đảm bảo tránh thất thu ngân sách và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước giữa các đối tượng nộp thuế.

58. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính xem xét ban hành sửa đổi, điều chỉnh chính sách liên quan đến sản xuất hóa chất trên địa bàn như sau:

- Sớm ban hành chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của đơn vị sản xuất công nghiệp, hướng tới giảm thiểu việc xả thải khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư bảo vệ môi trường.

- Bãi bỏ các quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án không khuyến khích đầu tư do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Bổ sung mặt hàng phốt pho thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường với mức thuế suất cao.

- Điều chỉnh mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%.

Trả lời: (tại Công văn số 1191/BTC-CST ngày 24/01/2017)

1. Về chính sách phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Tại điểm 1.2 phần IX Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017) quy định: Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.

Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai để báo cáo Chính phủ quy định phù hợp.

2. Về ưu đãi liên quan đến miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án không khuyến khích đầu tư do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

a) Về miễn, giảm tiền thuê đất

- Tại điểm a khoản 1 Điều 110 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 1. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;”

- Tại Điều 15, Điều 16 Luật đầu tư năm 2014 quy định:

“Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:

c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:

b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật này;

Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư

2. Địa bàn ưu đãi đầu tư:

a) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”.

Căn cứ quy định trên, việc miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư; theo đó, pháp luật đầu tư quy định ưu đãi đầu tư căn cứ vào lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, việc không khuyến khích các dự án gây ô nhiêm môi trường đã được thể hiện trong pháp luật đất đai: Không miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản và đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời do ô nhiễm môi trường thì được miễn tiền thuê đất 03 năm.

b) Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư.

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với địa bàn bao gồm địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn là nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các địa bàn này để khuyến khích phát triển kinh tế các vùng khó khăn, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu ngân sách cho địa phương, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền.

Đối với các dự án đầu tư tại địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao (thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo áp dụng đối với dự án đầu tư mới và miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư mở rộng) là do đáp ứng điều kiện địa bàn (huyện Bảo Thắng thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), không phải hưởng ưu đãi theo lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện địa bàn không áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,...

3. Về thuế bảo vệ môi trường

- Tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”.

- Tại khoản 9 Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định”.

- Tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “2. Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc sau: a) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; b) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa”.

Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành (có hiệu lực từ 01/01/2012) quy định cụ thể các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế nhưng chưa có mặt hàng phốt pho. Do đó, trường hợp bổ sung mặt hàng phốt pho vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thì cần báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung này phải được dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện.

Ngoài ra, để đưa mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và đề xuất mức thuế suất phù hợp thì cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể mức độ gây tác động xấu đến môi trường khi sử dụng mặt hàng này tại Việt Nam. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có đánh giá cụ thể mức độ gây tác động xấu đến môi trường khi sử dụng mặt hàng phốt pho để thuận lợi cho việc nghiên cứu bổ sung mặt hàng phốt pho vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường cũng như đưa ra mức thuế suất phù hợp.

4. Về thuế giá trị gia tăng

Trước ngày 01/01/2015, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5%.

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, ngày 11/8/2014, tại công văn số 6332/BC-BNN-TC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để đưa mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Trên cơ sở công văn báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi nghiên cứu Chính phủ đã có Tờ trình Quốc hội số 423/TTr-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế trong đó đề xuất sửa đổi như sau: (i) Chuyển mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; (ii) hàng hoá mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, sản xuất các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp này được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Tại các phiên thảo luận ở Tổ và thảo luận tại Hội trường, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ chuyển mặt hàng phân bón sang đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng không nhất trí cho phép khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định sản xuất phân bón vì: (i) Việc cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp doanh nghiệp không có thuế giá trị gia tăng đầu ra là không phù hợp với nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng; (ii) Việc khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng chưa có căn cứ đảm bảo người dân sử dụng dịch vụ này được hưởng lợi từ việc Nhà nước cho phép khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào (Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 800/BC-UBTVQH13 ngày 25/11/2014 của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội).

Ngày 26/11/2014 Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế có hiệu lực từ 01/01/2015 quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào này được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sau khi Luật số 71/2014/QH13 được thông qua, đã có một số ý kiến đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng về lại đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0% hoặc 5% như trước ngày 01/01/2015 để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Qua nghiên cứu, Bộ Tài chính thấy rằng: Đối với các dự án đầu tư sản xuất phân bón, giá trị tài sản cố định đầu tư rất lớn nhưng số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định tính vào giá thành chỉ là 4,5 đồng/kg (hay 4.500 đồng/tấn). Vì vậy tình hình khó khăn mà một số doanh nghiệp phân bón phản ảnh không phải do chính sách phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng, mà do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như: giá cả thế giới xuống thấp trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cung cao hơn cầu, hiệu quả đầu tư, quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu trình Chính phủ, giải trình ý kiến của một số doanh nghiệp sản xuất phân bón và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thuế suất 0% hoặc 5%. Trên cơ sở nội dung giải trình của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, tại kỳ họp thứ 10 tháng 10/2015 và thứ 11 tháng 03/2016, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận và quyết định giữ quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Về tổng thể, với quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thì người nông dân được hưởng lợi nhiều. Do vậy, đề nghị thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành tại Luật số 71/2014/QH13.

Ngày 15/6/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 8176/BTC-CST gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trả lời một số nội dung liên quan đến kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Lào Cai (gửi kèm công văn số 8176/BTC-CST).

59. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, Chính phủ quy định việc vận động đóng góp của nhân dân phải đạt được 100% người dân đồng ý thì mới được triển khai thực hiện. Trong thực tế không thể nào vận động được 100% số hộ dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện đóng góp mặt bằng để triển khai thi công; do đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các công trình và làm hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 theo hướng, nếu địa phương đã vận động được từ 85% trở lên thì cho phép triển khai thực hiện, số còn lại nếu không vận động được thì cho phép thực hiện giải tỏa, bồi thường thiệt hại theo quy định để chuyển đi nơi khác.

Trả lời: (tại Công văn số 1066/BTC- ĐT ngày 23/02/2017)

Ngày 19/01/2015, Bộ Tài chính đã có văn bản số 748/BTC-ĐT gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII; trong đó Bộ Tài chính đã trả lời về nội dung nêu trên của cử tri tỉnh Long An (Bộ Tài chính xin gửi đính kèm văn bản số 748/BTC-ĐT ngày 19/01/2015).

60. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Vướng mắc về đơn giá đất khi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3126/UBND-KT ngày 22/9/2014 về việc giải quyết những vướng mắc đối với doanh nghiệp khi thay đổi Luật Đất đai. Ngày 10/10/2014, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8001/VPCP-KTN chuyển kiến nghị của UBND tỉnh Long An cho Bộ Tài chính nghiên cứu, trả lời. Ngày 01/12/2014, Bộ Tài chính có Công văn số 17471/BTC-QLCS phúc đáp kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn nêu trên theo hướng: yêu cầu thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo Luật Đất đai hiện hành (tức theo giá thị trường thời điểm) thì doanh nghiệp hạ tầng không có khả năng nộp, làm giá đầu ra rất cao, trong khi giá cho thuê lại thấp hơn, hoạt động không hiệu quả.

Vì vậy, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo như sau: đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đã được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2014 với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, nay chuyển sang trả tiền một lần cho cả thời gian thuê còn lại, số tiền nộp một lần được xác định theo phương thức: đơn giá cho thuê đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đang nộp hàng năm nhân (x) với số năm còn lại, không xác định theo giá tại thời điểm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định chuyển sang nộp tiền thuê đất một lần.

Trả lời: (tại Công văn số 1678/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ quy định về việc xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm nhưng đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 như sau:

1. Đối với trường hợp đã được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 mà ba loại giấy tờ gồm: Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy phép đầu tư), Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (ký kết) không ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá thuê đất hoặc tại một trong ba loại giấy tờ nêu trên có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá thuê đất nhưng đã thực hiện điều chỉnh lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP và đã cho thuê lại đất theo hình thức thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiền thuê đất của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 210 Luật đất đai năm 2013 như sau:

- Xác định, thu tiền thuê đất hàng năm cho thời gian thuê đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo đơn giá thuê đất đã được xác định theo đúng quy định hoặc theo đơn giá thuê đất đã tạm tính theo chính sách và giá đất tại thời điểm ban hành Thông báo tạm nộp tiền thuê đất và được quyết toán số tiền thuê đất theo số đã xác định hoặc đã tạm nộp. Trường hợp đang tạm nộp tiền thuê đất theo chính sách và giá đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 hoặc chưa xác định lại đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP thì phải điều chỉnh lại đơn giá thuê đất theo quy định pháp luật từng thời kỳ để xác định, thu nộp tiền thuê đất cho thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

- Xác định, thu tiền thuê đất một lần cho khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết thời gian cho thuê lại đất. Số tiền này được xác định trên cơ sở diện tích đất cho thuê lại, thời gian cho thuê lại đất còn lại tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, đơn giá thuê đất hàng năm xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 và cộng thêm một khoản tiền tương đương với tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật từng thời kỳ đối với số tiền này tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến thời điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với trường hợp đã cho thuê lại đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 hoặc tính từ thời điểm cho thuê lại đất đến thời điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với trường hợp đã cho thuê lại đất từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 và đã cho thuê lại đất theo hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiền thuê đất của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 210 Luật đất đai năm 2013 như sau:

- Xác định, thu nộp tiền thuê đất hàng năm từ thời điểm được Nhà nước cho thuê đất đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo đơn giá thuê đất đã được xác định theo đúng quy định hoặc theo đơn giá thuê đất đã tạm tính theo chính sách và giá đất tại thời điểm ban hành Thông báo tạm nộp tiền thuê đất và được quyết toán số tiền thuê đất theo số đã xác định hoặc đã tạm nộp. Trường hợp chưa xác định đơn giá thuê đất hoặc đang tạm nộp tiền thuê đất hàng năm nhưng chưa đúng chính sách và giá đất tại thời điểm ban hành Thông báo tạm nộp tiền thuê đất thì phải thực hiện xác định lại để thu nộp tiền thuê đất cho thời gian từ thời điểm được Nhà nước cho thuê đất đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.

- Xác định, thu nộp tiền thuê đất một lần cho thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết thời gian cho thuê lại đất tương ứng với diện tích đã cho thuê lại như sau:

+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2009 (ngày Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành) thì số tiền thuê đất phải nộp một lần được xác định bằng tiền thuê đất hàng năm tại thời điểm cho thuê lại đất nhân (x) số năm cho thuê lại đất (tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết thời gian cho thuê lại đất) và cộng thêm một khoản tiền tương đương với mức thu tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế từng thời kỳ tính từ thời điểm nhà đầu tư cho thuê lại đất đến thời điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì số tiền thuê đất phải nộp một lần được xác định bằng số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng đất và cùng thời hạn sử dụng đất (tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết thời gian cho thuê lại đất) theo chính sách và giá đất tại thời điểm cho thuê lại đất.

3. Đối với trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất mà một trong ba loại giấy tờ gồm: Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy phép đầu tư), Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (ký kết) có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá thuê đất và chưa thực hiện điều chỉnh lại đơn giá thuê đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước nhưng đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng phải nộp cho Nhà nước số tiền thuê đất một lần được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điểm 1, Điểm 2 nêu trên.

4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải hoàn thành việc nộp số tiền thuê đất được xác định theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 3 nêu trên trước ngày 31 tháng 12 năm 2016. Quá thời hạn này mà doanh nghiệp chưa hoàn thành việc nộp tiền thì bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và thu tiền nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền chưa nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

61. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất. Do phạm vi đối tượng được ghi nợ rất rộng và điều kiện để ghi nợ được quy định đơn giản (chỉ cần có đơn đề nghị và không cần xác nhận của chính quyền địa phương về nội dung “có khó khăn về tài chính”), nên nhiều hộ gia đình, cá nhân khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều đề nghị được ghi nợ. Trong số này, gồm cả những hộ gia đình, cá nhân có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhưng vẫn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất. Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân này đến cơ quan thuế thực hiện thanh toán nợ trước hạn, để được hưởng mức giảm trừ tiền sử dụng đất (2%/năm cho thời gian thanh toán nợ trước hạn).

Trước thực trạng đó, nhằm vừa tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân thật sự khó khăn về tài chính được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời, ngăn chặn tình trạng lạm dụng chính sách ghi nợ tiền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện về tài chính. Đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu Chính phủ:

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện để được ghi nợ tiền sử dụng đất; quy định tiêu chí cụ thể để xác định hộ gia đình, cá nhân “có khó khăn về tài chính”

+ Bổ sung quy định giới hạn diện tích đất được ghi nợ; chỉ áp dụng diện tích đất trong hạn mức.

Bởi vì, ngày 09/9/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (gồm Nghị định số 45/2014/NĐ-CP và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP), cũng không có nội dung sửa đổi về ghi nợ tiền sử dụng đất.

Trả lời: (tại Công văn số 1677/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

- Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

“Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.”

- Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 12. Ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất

1. Thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất

a) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư; hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất”.

Căn cứ quy định trên, hộ gia đình, cá nhân khi được chuyển mục đích sử dụng đất, được công nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì có đơn đề nghị hoặc đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất kèm theo hồ sơ khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, xin chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất tái định cư hoặc khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất sẽ được ghi nợ tiền sử dụng đất. Vì đơn đề nghị hoặc đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất chính là cam kết của hộ gia đình, cá nhân về tình hình khó khăn về tài chính và hộ gia đình, cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về cam kết này. Vì vậy, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch thì pháp luật không quy định phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình khó khăn về tài chính của hộ gia đình, cá nhân.

     Đồng thời, việc ghi nợ tiền sử dụng đất là nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc ghi nợ tiền sử dụng đất không giới hạn diện tích đất được ghi nợ.

62. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất theo hướng giảm mức thuế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư nhằm tạo điều kiện cho người dân chấp hành tốt các quy định về đất đai, nhất là về việc xây dựng nhà ở theo đúng các quy định của pháp luật. Bởi, hiện nay, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng mức thuế này lại quá cao so với khả năng của họ nên nhiều người dân, nhất là ở nông thôn không thể xây nhà hoặc xây nhà không phép trên phần đất của mình vì không có điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định. Thậm chí có nơi còn xây dựng nhà ở trên những phần đất không phải là đất ở. Đây cũng là giải pháp giúp các cơ quan chức năng thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Trả lời: (tại Công văn số 1676/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

Tại khoản 2 Điều 5, Điều 11, Điều 12, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

 “Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.”

Như vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất để xác định mức thu là phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời, đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất (miễn, giảm tiền sử dụng đất; ghi nợ tiền sử dụng đất...) nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

63. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện nguồn thu phí môi trường chỉ để cấp trả lại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, không cân đối chi chung để các địa phương có nguồn ngân sách thực hiện việc bảo vệ và đầu tư cho môi trường.

Trả lời: (tại Công văn số 561/BTC-CST ngày 13/01/2017)

Tại Điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) quy định: “Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;

b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản”.

Tại khoản 3 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản”.

Căn cứ quy định nêu trên, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, do địa phương quyết định.

Từ năm 2014 đến năm 2017, tổng số giao thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên là 340 tỷ đồng (trong đó năm 2014 là 80 tỷ đồng, năm 2015 là 97 tỷ đồng, năm 2016 là 90 tỷ đồng, năm 2017 là 73 tỷ đồng); tổng số kinh phí đã bố trí cho việc bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Nguyên là 440,35 tỷ đồng (trong đó: năm 2014 là 80,24 tỷ đồng, năm 2015 là 81,84 tỷ đồng, năm 2016 là 84,12 tỷ đồng, năm 2017 là 194 tỷ đồng).

Như vậy, xét theo số kinh phí của 4 năm gần đây, số chi bảo vệ môi trường bố trí trong cân đối cho tỉnh Thái Nguyên là cao hơn số thu phí bảo vệ môi trường là 100,34 tỷ đồng.

64. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Cử tri bức xúc trước tình trạng nợ thuế của Công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu, đề nghị thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan có chế tài xử lý nghiêm về việc chây ỳ không nộp thuế của 02 Công ty trên, nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng thuế tràn lan như hiện nay và đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và thuế đối với Nhà nước.

Trả lời: (tại Công văn số 384/BTC-TCT ngày 10/01/2017)

     - Từ khi 02 Công ty bắt đầu nợ thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế (ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, mời làm công ty lên làm việc...) và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (trích tiền từ tài khoản, thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng,...) theo đúng quy định để thu hồi tiền thuế nợ.

Ngày 30/01/2015, Bộ Tài chính đã có Công văn số 1577/BTC-TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý thuế đối với Công ty TNHH vàng Phước Sơn và Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu. Ngày 05/3/2015, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1536/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan, nội dung công văn nêu rõ: “Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật”. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1536/VPCP-KTTH (nêu trên), Bộ Tài chính đã có Công văn số 4035/BTC-TCT ngày 30/3/2015 gửi Cục Thuế tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Công ty thực hiện nộp các khoản thuế và phí đã kê khai vào ngân sách nhà nước, trường hợp các Công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì Cục Thuế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định.

  • Đối với Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu:

Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện cưỡng chế bằng các biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty tại các tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản theo quyết định số 4515/QĐ-CT, 4516/QĐ-CT và 4517/QĐ-CT ngày 14/7/2014; cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng - lần 1 theo quyết định số 7138/QĐ-CT ngày 28/11/2014; biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo Công văn số 8609/CT-QLN ngày 21/12/2015. Ngày 12/01/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn số 28/SKHĐT-HTĐT gửi đến Cục Thuế tỉnh Quảng Nam trả lời Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu không thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 48 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

Trong khi chưa áp dụng được biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã tiếp tục ban hành Quyết định số 1456/QĐ-CT ngày 15/3/2016 về việc cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng - lần 2 (Quyết định có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 24/3/2016 đến ngày 23/3/2017).

Liên quan đến đề nghị cấp hoá đơn bán lẻ cho từng lần bán sản phẩm trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng của Công ty, Bộ Tài chính đã có công văn số 12312/BTC-TCT ngày 04/9/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thuế có công văn số 3620/TCT-QLN ngày 4/9/2015 gửi UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Cục Thuế tỉnh Quảng Nam tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN, đồng thời đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn để chuẩn bị thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo. Tổng cục Thuế có các công văn số 3968/TCT-QLN ngày 28/9/2015 và công văn số 5972/TCT-QLN ngày 22/12/2016 yêu cầu Công ty phải thực hiện nộp đầy đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp vào NSNN thì quyết định cưỡng chế mới chấm dứt hiệu lực và Công ty được tiếp tục sử dụng hoá đơn.

Ngày 6/10/2015, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8067/VPCP-KTTH yêu cầu Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế và chỉ đạo của Thủ Chính phủ tại văn bản số 1536/VPCP-KTTH ngày 05/3/2015 của Văn phòng Chính phủ.

UBND tỉnh Quảng Nam có công văn số 4090/UBND-KTTH ngày 11/9/2015 và công văn số 4655/UBND-KTTH ngày 14/10/2015 đề nghị Cục Thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với Công ty theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Từ thời điểm Giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty hết hạn (ngày 05/3/2016), UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành các công văn số 4227/UBND-KTN ngày 01/9/2016 và công văn số 4663/UBND-KTN ngày 22/9/2016 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Công ty dừng hoạt động khai thác vàng, khẩn trương thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định và bàn giao khu vực mỏ cho địa phương quản lý.

- Đối với Công ty TNHH Vàng Phước Sơn:

Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện cưỡng chế bằng các biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty tại các tổ chức tín dụng theo Quyết định 1744/QĐ-CT, 1745/QĐ-CT, 1746/QĐ-CT ngày 28/3/2014; cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo Quyết định số 2841/QĐ-CT ngày 28/4/2014;

Ngày 05/11/2015, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 7270/CT-QLN về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Ngày 11/7/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 117/QĐ-ĐKKD về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty TNHH vàng Phước Sơn.

Ngày 04/7/2016, Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Đà Nẵng phát hành thư bảo lãnh thanh toán số 025/BLTT/VABĐN để bảo lãnh cam kết nộp dần tiền thuế nợ cho Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Ngày 19/7/2016, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 5337/QĐ-CT về việc nộp dần tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế với thời gian nộp dần là 11 tháng kế từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017 và số tiền nộp dần của mỗi tháng là 30.452.891.187 đồng; đồng thời Cục Thuế có công văn số 5341/CT-QLN ngày 19/7/2016 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam đề nghị tạm dừng việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty.

Đến nay, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đã thực hiện nộp được 121,8 tỷ đồng tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng Quyết định số 5337/QĐ-CT nêu trên.

65. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Việc quản lý sản lượng khai thác vàng tại các mỏ vàng để tính thuế, phí và các khoản đóng góp vào ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập, chủ yếu dựa vào việc khai báo của chủ doanh nghiệp, gây thất thoát tài nguyên và các khoản đóng góp vào ngân sách. Đề nghị Bộ tài chính xem xét, có biện pháp quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Trả lời: (tại Công văn số 1536/BTC-TCT ngày 07/02/2017)

Để tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về công tác giám sát, chống gian lận, trốn thuế tài nguyên và các loại thuế, phí khác, tại khoản 6, khoản 7 điều 5 Thông tư số 152/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về thuế tài nguyên hướng dẫn như sau:

6. Cơ chế phối hợp giữa Cơ quan thuế, Cơ quan Tài nguyên và môi trường để quản lý hoạt động khai thác tài nguyên tại địa phương như sau:

Căn cứ kê khai của NNT về sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong năm theo từng mỏ tại Bảng kê được nộp cùng với Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên khi kết thúc năm tài chính, trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển cơ quan Tài nguyên và Môi trường thông tin chi tiết về sản lượng khai thác tài nguyên trong năm theo từng mỏ của các đơn vị trong địa bàn.

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu sản lượng tài nguyên đã khai thác tại từng mỏ do đơn vị khai thác khai, nộp thuế với dữ liệu đã có tại cơ quan tài nguyên và môi trường; Trường hợp sản lượng khai thuế không phù hợp sản lượng được phép khai thác ghi trên Giấy phép khai thác hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan Tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khai thác thực tế của đơn vị.

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.

7. Trường hợp trên địa bàn có doanh nghiệp khai thác, xuất khẩu sản phẩm tài nguyên, cơ quan thuế thực hiện xác định sản lượng sản phẩm tài nguyên thực tế xuất khẩu trên Tờ khai Hải quan theo cơ chế trao đổi thông tin tại Quyết định số 574 QĐ/BTC ngày 30/3/2015 của Bộ Tài chính để quy đổi ra sản lượng sản phẩm tài nguyên sản xuất và thực hiện đối chiếu với sản lượng tài nguyên trên Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của doanh nghiệp. Trường hợp phát sinh chênh lệch sản lượng tài nguyên tính thuế mà doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế áp dụng các biện pháp kiểm tra, thanh tra phù hợp theo quy định của Luật Quản lý Thuế để tính, thu đủ thuế tài nguyên và xử lý vi phạm theo quy định.

Sản lượng tài nguyên khai thác tăng thêm qua kiểm tra, thanh tra phải chịu thuế tài nguyên theo mức thuế suất và giá tính thuế tài nguyên quy định tại thời điểm phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác; Trường hợp không xác định được sản lượng tài nguyên khai thác tăng thêm phát sinh thuộc kỳ kê khai thuế cụ thể nào thì áp dụng mức thuế suất và giá tính thuế tài nguyên do pháp luật quy định tại thời điểm kết thúc năm khai thác tài nguyên.

Căn cứ quy định nêu trên, trong quá trình quản lý thuế tài nguyên, cơ quan thuế phải phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan Hải quan, đối chiếu sản lượng tài nguyên thực tế khai thác, tiêu thụ với sản lượng khai thuế của doanh nghiệp với cơ quan thuế để phát hiện sai sót về sản lượng tính thuế tài nguyên.

Trường hợp phát sinh chênh lệch sản lượng tài nguyên tính thuế mà doanh nghiệp đã kê khai nộp thuế thiếu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế áp dụng biện pháp kiểm tra, thanh tra theo quy định của Luật quản lý thuế để tính, thu đủ thuế tài nguyên và xử lý vi phạm theo quy định.

 66. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Quảng Ngãi là địa phương có Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng tỉnh Quảng Ngãi thu rất ít khoản thuế bảo vệ môi trường, vì các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất chủ yếu là các đơn vị ngoại tỉnh và không thành lập chi nhánh tại Quảng Ngãi. Qua ý kiến của các cơ quan, đơn vị và cử tri, đã đề nghị khoản thuế bảo vệ môi trường phát sinh tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất- nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động nhập dầu thô, sản xuất và cung cấp xăng dầu nên được hưởng khoản thuế này. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 củ Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, theo hướng phân chia tỷ lệ nộp thuế bảo vệ môi trường thich hợp tại tỉnh Quảng Ngãi.

Trả lời: (tại Công văn số 754/BTC-TCT ngày 17/01/2017)

Tại Khoản 4 Điều 9 Luật Thuế BVMT số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như sau:

“4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.”

Tại Khoản 1(d) và Khoản 2(đ) Điều 35 Luật NSNN số 83/2015/QH13 quy định thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu là khoản thu NSTW hưởng 100%. Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế bảo vệ môi trường đối với thu từ hàng hóa nhập khẩu) là khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Tại Điều 5 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định:

“2. Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.”

Tại điểm b Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế quy định về hồ sơ khai thuế BVMT như sau:

“b) Đối với hàng hóa sản xuất (hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sẵn hàng hóa mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm) bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai thuế bảo vệ môi trường. Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai thuế đối với khối lượng xăng dầu xuất, bán tại địa phương nơi kê khai thuế giá trị gia tăng.”

Tại Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về Dự toán NSNN năm 2017 giao Chính phủ:

“4. Thực hiện phân chia nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”

Tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2017 quy định:

“3. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn phân chia nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu sản xuất trong nước giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trên cơ sở cơ cấu sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra trong kỳ kế hoạch so với tổng sản lượng xăng, dầu kế hoạch do doanh nghiệp đầu mối bán ra;”

- Tại điểm b.1 Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về quản lý thuế quy định:

“b.1) Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể:

- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác.

 - Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần) hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên (gọi chung là các đơn vị thành viên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống...”.

Như vậy pháp luật hiện hành quy định, Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện kê khai, nộp thuế BVMT vào NSNN đối với lượng xăng dầu xuất bán (trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế GTGT. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc xăng dầu tiêu thụ tại địa phương nào thì kê khai, nộp thuế BVMT tại địa phương đó. Như vậy, trường hợp Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) bán xăng dầu cho các công ty kinh doanh đầu mối thì BSR không kê khai, nộp thuế BVMT đối với lượng xăng dầu này.

Đối với số thuế BVMT do các Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối, các đơn vị trực thuộc công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối có trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi thực hiện kê khai, nộp tại tỉnh Quảng Ngãi thì việc phân bổ nguồn thu giữa NSTW và NSĐP thực hiện theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN và văn bản điều hành NSNN trong từng thời kỳ.

67. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Hiện nay, các loại thuế, phí trong giá thành than sản xuất trong nước liên tục tăng trong các năm gần đây đã làm giá thành sản xuất than trong nước ngày càng tăng cao, giảm sức cạnh tranh so với than nhập khẩu. Nếu tính cả tiền cấp quyền khai thác (2%) thì thuế tài nguyên đối với than hầm lò hiện nay khoảng 12%, than lộ thiên khoảng 14%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia: xấp xỉ từ 3 đến 7%; Trung Quốc: xấp xỉ từ 0 đến 4% (chỉ tính riêng thuế tài nguyên của Việt Nam đã cao hơn từ 7- 10% so với các nước trong khu vực).

Để nâng cao sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước với than nhập khẩu, giảm sản lượng than tồn của Tập đoàn Than – Khoáng sản (KTV) về mức độ hợp lý (khoảnh 15-20%), góp phần giúp ngành than có đủ điều kiện tích lũy nguồn lực để phát triển, kiến nghị xem xét điều chỉnh thuế tài nguyên về mức thấp nhất trong khung thuế suất thuế tài nguyên đã được ban hành.

Trả lời: (tại Công văn số 193/BTC-CST ngày 06/01/2017)

- Theo Luật thuế tài nguyên, khung thuế suất thuế tài nguyên đối với các mặt hàng than là 4-20% và 6-20% và theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 thì mức thuế suất thuế tài nguyên đối với các mặt hàng than là 10% và 12%[8], Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.

Việc xem xét sửa đổi mức thuế suất thuế tài nguyên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, mức thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 vừa mới được ban hành nên cần có thời gian để tổng kết đánh giá. Mặt khác, việc đề nghị thay đổi mức thuế suất của từng sắc thuế căn cứ trên kiến nghị của một đơn vị cần được cân nhắc kỹ trên tổng thể của nền kinh tế.

- Mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau về chính sách thuế đối với tài nguyên tùy thuộc vào điều kiện của từng nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có thể thấy rằng chính sách thuế đối với tài nguyên của các nước trên thế giới rất đa dạng và thường không theo một khuôn mẫu chung (Canada quy định mức cao nhất là 16%, Ác-hen-ti-na là 3%; Chi-lê quy định mức cao nhất là 14%; Myanmar quy định mức cao nhất là 7,5%). Mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên phụ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại tài nguyên cũng như chính sách của quốc gia đó đối với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

 Tài nguyên (trong đó có than) là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Chính sách thu hiện hành đối với tài nguyên (thuế, phí) đều được gắn với mục tiêu điều chỉnh riêng, là công cụ tài chính thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân. Các chính sách thu đối với tài nguyên trong thời gian qua được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn về bảo vệ, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

68. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội khi xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm xác định rõ đối tượng được miễn, giảm. Hiện tại, nhiều nông dân sang chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ cá thể khác, doanh nghiệp, công ty, nếu như miễn, giảm thì “chủ mới” sẽ hưởng lợi.

Trả lời: (tại Công văn số 18997/BTC-CST ngày 30/12/2016)

Ngày 11/11/2016, Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2 đã thông qua Nghị quyết số 28/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017; theo đó thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn đối với: (i) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp (không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp); (ii) Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho các tổ chức (trừ đơn vị vũ trang nhân dân) đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như trên là giải pháp để góp phần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp người nông dân cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai để sản xuất nông nghiệp thì cũng thuộc trường hợp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết số 28/2016/QH14.

69. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Về chính sách xuất nhập khẩu, cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách hợp lý vừa đảm bảo kinh tế đối ngoại đạt mục tiêu, hiệu quả nhưng đồng thời hỗ trợ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.

Trả lời: (tại Công văn số 18997/BTC-CST ngày 30/12/2016)

Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Theo đó các nội dung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi theo hướng khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốc tế đã ký kết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, thống nhất với văn bản pháp luật liên quan nhằm đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Triển khai Luật số 107/2016/QH13, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và 12 Nghị định ban hành các Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Các Nghị định nêu trên được ban hành nhằm thực hiện các nguyên tắc quy định tại Điều 10 Luật số 107/2016/QH13: Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; Chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước; Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế. Qua đó góp phần đảm bảo kinh tế đối ngoại đạt mục tiêu, hiệu quả, đồng thời hỗ trợ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.

70. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay nước ta nợ công, nợ xấu tăng nhanh. Các dự án BT, BOT chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng thương mại.

Trả lời: (tại Công văn số 18997/BTC-CST ngày 30/12/2016)

1. Về vấn đề nợ công:

Nợ công là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội (trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các chương trình, dự án đầu tư), thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay nợ công có xu hướng gia tăng nhanh: năm 2006 nợ công ở mức 37,7% GDP, năm 2011 ở mức 50% GDP và năm 2015 ở mức 62,2% GDP, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 18,4%/năm. Xét theo quy mô, dư nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 6,5 lần năm 2006.

Nhận thức được vấn đề và những thách thức đặt ra trong quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ báo cáo Quốc hội Báo cáo số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và báo cáo Bộ Chính trị Đề án chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Trong đó đã nêu rõ những nguyên nhân cũng như giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.

a. Về nguyên nhân:

- Áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu vay cho đầu tư phát triển tăng mạnh.

- Bối cảnh kinh tế không thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%/năm, không đạt so với mục tiêu kế hoạch 6,5-7,0%/năm. Khi quy mô GDP đạt thấp hơn so với dự kiến trong khi giữ nguyên khối lượng huy động vốn vay sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm, tăng trưởng các ngành không đạt kỳ vọng, kéo theo thu ngân sách nhà nước đạt thấp so dự toán.

b. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công:

- Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.

- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.

2. Về vấn đề nợ xấu:

Tại Điểm 2 Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh xử lý thực chất nợ xấu qua Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Do đó, vấn đề nợ xấu đã và đang được Nhà nước quan tâm và xử lý để từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay cho sản xuất kinh doanh.

3. Về dự án BT, BOT:

Kết cấu giao thông đường bộ là một phần tất yếu của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kết cấu giao thông đường bộ cần phải đi trước một bước để tạo tiền đề cũng như động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện rất quan trọng để hiện đại hóa đất nước.

Được sự quan tâm của Nhà nước, trong những năm vừa qua, vốn đầu tư dành cho việc xây mới, cải tạo và nâng cấp đường bộ được tăng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế còn thấp xa. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc huy động các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giao thông đường bộ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Ban Chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó có đặt ra yêu cầu: Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền... để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT...

Thực hiện chủ trương của Đảng, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và gần đây nhất năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (thay thế 02 Nghị định trên). Tại Nghị định đã quy định cụ thể tỷ lệ vốn vay, vốn chủ sở hữu đối với dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ngày 23/3/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2016/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư, trong đó quy định nguyên tắc xây dựng, nội dung phương án tài chính của dự án PPP và nhà đầu tư có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án. Việc quy định như trên đã quy trách nhiệm cho nhà đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư các dự án BT, BOT có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí. Việc cho vay vốn đầu tư các dự án BOT, BT do các ngân hàng thương mại xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

71. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri cho rằng ngành điện áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt là bất hợp lý, nên áp thuế GTGT đối với việc sử dụng điện trong sản xuất kinh doanh. Kiến nghị ngành điện xem xét, giải quyết.

Trả lời: (tại Công văn số 18997/BTC-CST ngày 30/12/2016)

Điều 2 Luật thuế GTGT quy định: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Điều 3 Luật thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế GTGT là:Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.

Điều 4 Luật thuế GTGT quy định người nộp thuế GTGT như sau: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)”.

Điều 8 Luật thuế GTGT quy định điện chịu thuế suất thuế GTGT 10%.

Do vậy, điện sử dụng vào sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng hộ gia đình, cá nhân đều phải chịu thuế GTGT 10% theo Luật định.

72. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi khoản 4 Điều 60 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 2016 nên rút ngắn thời gian hoàn thuế từ 40 ngày xuống còn 30 ngày nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tỉnh Sóc Trăng.

Trả lời: (tại Công văn số 913/BTC-TCT ngày 19/01/2017)

- Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 60 Luật Quản lý thuế số   03/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 :

“1. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:

a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;

b) Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

- Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

- Hàng hóa, dịch vụ không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;

- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

- Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế…

4. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.”

Theo quy định nêu trên, thì: Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu (06) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi (40) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế, thời gian giải quyết hoàn thuế trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau (40 ngày) cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Ngày 31/8/2016, Bộ Tài chính có công văn số 12165/BTC-TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cải cách quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 71/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 7/2016; Ngày 22/9/2016, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7967/VPCP-KTTH về việc báo cáo giải pháp quản lý hoàn thuế GTGT. Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến đồng ý nội dung báo cáo của Bộ Tài chính tại công văn số 12165/BTC-TCT, cụ thể: mục tiêu đến tháng 12/2016 đạt: 80% hồ sơ hoàn được thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; chỉ các trường hợp rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế số 03/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 mới thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Như vậy, việc giải quyết hoàn thuế GTGT đã đảm bảo thời gian để thu hút doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh.

73. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư theo Luật Đất đai năm 2013 chỉ được cấp phần diện tích đất ở theo hạn mức, diện tích đất còn lại được xác định là đất vườn liền kề. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất liền kề thành đất ở thì nhân dân phải trả 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đề nghị xem xét điều chỉnh quy định này theo hướng giảm số tiền phải nộp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trả lời: (tại Công văn số 1679/BTC-QLCS ngày 20/02/2017)

Tại khoản 2 Điều 5, Điều 11, Điều 12, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.”

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.”

Như vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất để xác định mức thu là phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời, đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất (miễn, giảm tiền sử dụng đất; ghi nợ tiền sử dụng đất...) nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

74. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Vấn đề thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn lên đất thổ cư quá cao. Cử tri đề nghị nên xem xét lại mức thu phí.

Trả lời: (tại Công văn số 1675/BTC-QLCS ngày 20/02/2017)

Tại khoản 2 Điều 5, Điều 11, Điều 12, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.”

Như vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ vườn ao sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất để xác định mức thu là phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời, đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất (miễn, giảm tiền sử dụng đất; ghi nợ tiền sử dụng đất...) nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

75. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn phương pháp, cách xác định cụ thể, thuê tư vấn và kinh phí thực hiện xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong tổ chức thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 1683/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014, điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính thì hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Sở Tài chính chủ trì xác định theo từng khu vực, tuyến đường, vị trí tương ứng với từng mục đích sử dụng đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trường hợp tại một số vị trí đất thực hiện dự án trong cùng một khu vực, tuyến đường có hệ số sử dụng đất (mật độ xây dựng, chiều cao của công trình) khác với mức bình quân chung của khu vực, tuyến đường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung để tính thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp này và quy định cụ thể trong Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất của địa phương.

Như vậy, pháp luật về đất đai đã có quy định cụ thể về phương pháp, cách xác định hệ số điều chỉnh giá đất đảm bảo phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; đồng thời, đối với các chi phí liên quan đến việc khảo sát giá đất và tổ chức thực hiện xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức tư vấn trong trường hợp cần thiết) được chi từ ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc thuê tổ chức tư vấn khảo sát, xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

76. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vừa đảm bảo thu tiền về Ngân sách nhà nước, vừa làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Trả lời: (tại Công văn số 1479/BTC-TCDN ngày 06/02/2017)

Thời gian qua, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó cổ phần hóa DNNN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Kể từ thời điểm Việt Nam bắt đầu thí điểm cổ phần hóa năm 1992 đến nay đã trên 20 năm, Đảng và Chính phủ luôn xác định mục tiêu của công tác cổ phần hóa là:

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 thì đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Để gắn quá trình cổ phần hóa DNNN với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, theo đó, quy định bắt buộc các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải thực hiện việc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó quy định khi doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Sở Giao dịch chứng khoán phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch theo đúng thời hạn quy định.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Quốc hội tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, trong đó cổ phần hóa DNNN vẫn tiếp tục là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020.

77. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với tất cả các dự án, bao gồm cả dự án do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư là mâu thuẫn với quy định tại Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính là không hợp lý, vì hàng năm các địa phương phải bố trí một khoản kinh phí lớn để thực hiện định giá đất cụ thể là rất khó khăn, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, thu ngân sách thấp.

Trả lời: (tại Công văn số 1682/BTC-QLCS ngày 10/02/2017)

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 3, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính quy định:

‘‘Điều 3. Nguồn và mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án theo khối lượng công việc thực tế và mức trích không khống chế tỷ lệ 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án

Điều 4. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

1. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

c) Chi cho công tác xác định giá đất bao gồm trường hợp thuê tư vấn xác định giá đất, xác định hệ số điều chỉnh giá đất bồi thường (nếu có), thẩm định giá đất cụ thể; xác định giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”

Căn cứ quy định trên, nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án (riêng đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì lập dự toán theo khối lượng công việc thực tế và mức trích không khống chế tỷ lệ 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án). Nội dung chi cho công tác xác định giá đất tính bồi thường (bao gồm thuê tư vấn xác định giá đất, xác định hệ số điều chỉnh giá đất, thẩm định giá đất cụ thể...); xác định giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án (bao gồm dự án, tiểu dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư, doanh nghiệp làm chủ đầu tư).

78. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Việc thực hiện các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường chưa có quy định thống nhất về lập đề cương, dự toán chi tiết; thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán; tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý kết quả dự án, nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Đề nghị Bộ có văn bản hướng dẫn thống nhất.

Trả lời: (tại Công văn số 1797/BTC-HCSN ngày 13/02/2017)

- Tính đến thời điểm hiện nay, việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường đang thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014, Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 6/1/2017 hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (thay thế Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Liên bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường), trong đó đã quy định cụ thể các nội dung dự toán nhiệm vụ, dự án chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: chi phí lập nhiệm vụ, dự án; chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án; chi báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án; chi kiểm tra, nghiệm thu, của nhiệm vụ, dự án; ...

Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 6/1/2017 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/2/2017, do đó kể từ ngày 22/2/2017, việc thực hiện các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC nêu trên.

79. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị:

Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính quy định: Sở Tài chính có trách nhiệm xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên cũng nội dung trên, tại Điều 9 Thông tư số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất thì giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc định giá khởi điểm đấu giá theo quy định của pháp luật và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Để thống nhất nội dung trên Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 7519/BTC-QLCS ngày 08/6/2015 về việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước. Tại văn bản này Bộ Tài chính đã thống nhất việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thực hiện thống nhất theo Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính. Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã thống nhất việc xác định giá khởi điểm về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, do Sở Tài chính thực hiện và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Để tránh sự nhầm lẫn, chồng chéo cho cơ quan thực hiện đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương xem xét bãi bỏ một trong hai Thông tư nêu trên.

Trả lời: (tại Công văn số 1519/BTC-QLCS ngày 07/02/2017)

Việc xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đã được quy định cụ thể tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Điều 1 Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và khoản 3 Điều 1 Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. Cụ thể:

- Sở Tài nguyên và Môi trường xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền (tính theo giá tại Bảng giá đất) có giá trị từ 30 tỷ trở lên (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc TW), từ 10 tỷ trở lên (đối với tỉnh miền núi, vùng cao), từ 20 tỷ trở lên đối với các tỉnh còn lại, chuyển Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương (do Sở Tài chính làm thường trực hội đồng tổ chức thẩm định) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Cơ quan tài chính xác định giá khởi điểm theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với các trường hợp còn lại và xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất với tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Theo đó, sự chồng chéo tại Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tư pháp đã được xử lý tại các văn bản pháp luật nêu trên.

80. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị xem xét, mở rộng đối tượng được bồi hoàn máu quy định trong Điều 5, Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14/9/2009 hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền,vận động hiến máu tình nguyện; theo đó người thân của người hiến máu tình nguyện cũng được bồi hoàn máu như chính người hiến máu tình nguyện đó.

Trả lời: (tại Công văn số 1289/BTC-HCSN ngày 25/01/2017)

Thực hiện Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình An toàn truyền máu và Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 26/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14/9/2009 hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền,vận động hiến máu tình nguyện; trong đó tại Điều 5 quy định về bồi hoàn máu, thành phần máu đối với người hiến máu tình nguyện như sau: “Người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu, thành phần máu tối đa bằng số lượng máu, thành phần máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này cho cơ sở y tế công lập; trường hợp người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế công lập khoản chi này theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành”.

Về kiến nghị xem xét mở rộng đối tượng được bồi hoàn máu là người thân của người hiến máu tình nguyện sẽ làm tăng chi Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước và hạn chế việc tình nguyện hiến máu của xã hội, không phù hợp với chính sách bồi hoàn máu. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Dự án Luật về máu và tế bào gốc; vì vậy, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn chuyển kiến nghị của cử tri đến Bộ Y tế là cơ quan chủ trì xây dựng Luật về máu và tế bào gốc để Bộ Y tế nghiên cứu, tổng hợp và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

81. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Kiến nghị ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ các vùng biên giới, các cửa khẩu hải quan nhằm ngăn chặn các loại hàng gian, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được nhập khẩu trái phép, vận chuyển, tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Trả lời: (tại Công văn số 1829/BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tăng cường chỉ đạo thực hiện. Với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp và đạt được các kết quả đáng ghi nhận, đồng thời đề ra các phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. Cụ thể như sau:

1. Về công tác tham mưu, chỉ đạo

- Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành và chỉ đạo triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch như: Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Công điện số 90/CĐ-BCĐ389 ngày 13/7/2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 03/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016; Kế hoạch số 358/KH-BCĐ 389 ngày 17/11/2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; Kế hoạch số 393/KH-BCĐ 389 ngày 02/12/2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 tại một số địa phương, đơn vị trên cả nước...

- Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm chấn chỉnh những bất cập dễ bị lợi dụng để vi phạm, đồng thời nâng cao thẩm quyền, cơ sở pháp lý, kinh phí đảm bảo cho hoạt động của cơ quan chức năng. Theo đó, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành:

+ Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 thay thế Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới; Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 thay thế Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 về ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg ngày 12/5/2016 về quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

+ Ban hành Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nhằm quy định chặt chẽ hơn về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

- Tham mưu về việc kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thông qua việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; trình Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xem xét, sửa đổi Quyết định số 31/QĐ-BCĐ 389 ngày 23/5/2014 về ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

- Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch khảo sát, nắm tình hình thực tế tại các địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kịp thời chỉ đạo đấu tranh, xử lý các hiện tượng, vụ việc vi phạm; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các kiến nghị của các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Chỉ đạo lực lượng Thuế và Hải quan chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, địa bàn, đối tượng trọng điểm; triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với trọng tâm là kiểm soát chặt chẽ đối với hàng cấm, hàng hóa có tính chiến lược của nền kinh tế, hàng có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng thiết yếu... Qua đó đã kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

- Tham mưu, chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trên các báo, đài ở TW và địa phương về chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kết quả bắt giữ vi phạm của các lực lượng chức năng, cảnh báo người dân, doanh nghiệp về tác hại của buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng...như phát sóng trên Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Truyền hình An ninh, Truyền hình nhân dân, đưa tin bài, phóng sự trên các báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng,...; triển khai và quản lý hiệu quả đường dây nóng để tiếp nhận thông tin tố giác về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phản ánh những tiêu cực, không hoàn thành chức trách nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.

2. Về kết quả bắt giữ, xử lý:

Từ năm 2014 đến hết năm 2016, Bộ Tài chính đã thực hiện tốt vai trò điều phối hoạt động của các Bộ, ngành địa phương trong chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp đẩy mạnh phối hợp đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý 617.414 vụ việc vi phạm; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 44.674 tỷ đồng; khởi tố 5.171 vụ đối với 5.987 đối tượng.

Trong đó, lực lượng Thuế, Hải quan đã bắt giữ, xử lý 273.910 vụ việc vi phạm; số thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt trên 42.062 tỷ đồng; khởi tố hình sự 106vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền đề nghị khởi tố 237 vụ.

 3. Một số giải pháp chủ yếu trong thời gian tới

Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

- Tiếp tục làm tốt nhiệm vụ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Quyết định số 05/QĐ-BCĐ ngày 23/9/2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP; Quyết định số 2415/QĐ-BCĐ389 ngày 18/8/2015 của Bộ Tài chính về triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của Bộ Tài chính:

+ Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 về quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

+ Ban hành Thông tư quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan, và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định thi hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

+ Chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế hoàn thành đúng tiến độ các đề án, dự án hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, như: trang bị hệ thống máy soi container tại các cảng biển, trạm cân, camera, tầu cao tốc; xây dựng các trung tâm kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu ở một số cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn, trọng điểm; thực hiện các đề án tem điện tử, hóa đơn điện tử...

+ Chỉ đạo lực lượng Thuế, Hải quan nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, thanh tra, đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại và hàng giả, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo kế hoạch, chuyên đề. Tập trung phối hợp kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại tại địa bàn cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không và các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, sông,... khu vực biên giới đảm bảo kiểm soát chặt chẽ đối với các loại hàng cấm, hàng hóa chiến lược của nền kinh tế, hàng có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, vi phạm sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

+ Triển khai các đoàn kiểm tra, tổ công tác để thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung kế hoạch đã đăng ký của các đơn vị; thanh tra những cơ quan, đơn vị xảy ra vụ việc phức tạp; khảo sát, nắm tình hình địa bàn trọng điểm để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo.

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, không tham gia, không tiếp tay vi phạm. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có hành vi bao che, tiếp tay cho buôn lậu.

82. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhất là chống thất thoát tài sản nhà nước; chú trọng tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện cổ phần hóa.

Trả lời: (tại Công văn số 1480/BTC-TCDN ngày 06/02/2017)

Thời gian qua, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó cổ phần hóa DNNN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Kể từ thời điểm Việt Nam bắt đầu thí điểm cổ phần hóa năm 1992 đến nay đã trên 20 năm, Đảng và Chính phủ luôn xác định mục tiêu của công tác cổ phần hóa là:

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 thì đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu thời gian qua cũng bộc lộ một số bất cập như:

- Một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN. Tiến độ sắp xếp, cổ phần hoá đã được các Bộ, địa phương đẩy mạnh nhưng vẫn còn một số Bộ, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn Nhà nước ở các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi cổ phần hóa còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, chưa phát huy vai trò nòng cốt của DNNN trong khu vực kinh tế Nhà nước, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; một số DNNN, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ; cơ chế quản trị chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN còn hạn chế, bất cập.

- Việc bàn giao các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về SCIC còn chậm; việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai. Việc thoái vốn khỏi ngành nghề kinh doanh chính và bán hết vốn trong những ngành và lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa chưa được triển khai nghiêm túc, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định.

- Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại, cổ phần hóa, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh.

- Chưa tách bạch được rõ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương với nhiệm vụ thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các DNNN, quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp chưa được thực hiện tập trung và thống nhất, bị chia cắt, chưa chuyên trách vừa làm giảm hiệu lực quản lý, vừa không rõ trách nhiệm giải trình gây khó khăn đổi mới quản trị DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Để gắn quá trình cổ phần hóa DNNN với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, theo đó, quy định bắt buộc các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải thực hiện việc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó quy định khi doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Sở Giao dịch chứng khoán phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch theo đúng thời hạn quy định.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Quốc hội tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xác định mục tiêu tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020 là:

- Doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền.

- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

83. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị sớm cấp kinh phí khen thưởng để kịp thời động viên các địa phương có thành tích trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 đối với các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Trả lời: (tại Công văn số 1505/BTC-ĐT ngày 17/02/2017)

Ngày 20/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2001/QĐ-TTg về việc thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo công văn hướng dẫn việc quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí khen thưởng đợt 1 cho các địa phương; tuy nhiên do có vướng mắc trong việc xác định nguồn kinh phí khen thưởng, hiện nay Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý. Theo kế hoạch trong quý I năm 2017, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi các địa phương hướng dẫn việc quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí khen thưởng đợt 1 làm cơ sở thực hiện khen thưởng theo quy định.

84. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước, nhằm thoái vốn nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp này; tránh tình trạng làm ăn có lãi thì chia nhau, làm ăn thua lỗ thì ngân sách nhà nước gánh chịu.

Trả lời: (tại Công văn số 1478/BTC-TCDN ngày 06/02/2017)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 thì đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Quốc hội tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, trong đó cổ phần hóa DNNN vẫn tiếp tục là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020.

85. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, mức giá đối với máy móc, thiết bị của các cơ quan, đơn vị được áp dụng cho tất cả các địa bàn trên cả nước. Quy định này chưa phù hợp địa bàn có khoảng cách địa lý xa trung tâm, hạ tầng giao thông kém phát triển, chi phí vận chuyển, giá bán các máy móc, thiết bị cao. Để khắc phục tình trạng này, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương thực hiện, đề nghị sửa đổi theo hướng quy định mức giá theo khu vực, vùng, miền.

Trả lời: (tại Công văn số 1375/BTC-QLCS ngày 03/02/2017)

Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được xây dựng trên cơ sở, nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 để tránh tình trạng mua sắm tùy tiện, lãng phí tài sản nhà nước.

     Mức giá các máy móc, thiết bị quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg là mức giá tối đa cho từng loại máy móc, thiết bị đã được Bộ Tài chính nghiên cứu, khảo sát giá các máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trên thị trường của các hãng văn phòng phổ biến như máy tính của hãng Dell, HP,.. máy in của hãng Xerox, Canon, HP,... bàn ghế, tủ đựng tài liệu của Xuân Hòa, Hòa Phát,... gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Do đó, mức giá tối đa nêu tại Phụ lục đính kèm Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg là phù hợp áp dụng trên địa bàn cả nước.

     Ngoài ra, việc trang bị máy móc, thiết bị (số lượng, chủng loại, giá mua) tại các phòng để phục vụ hoạt động chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định (quy định tại Điều 8 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg). Đồng thời, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp giá mua máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cao hơn không quá 10% so với mức giá quy định.

Trường hợp giá máy móc, thiết bị tăng, giảm trên 20% so với các mức giá quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

86. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố được trang bị tối đa 02 xe ô tô/01 đơn vị. Thực hiện quy định này gây ra nhiều khó khăn, bất cập, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao đối với huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa có địa bàn rộng, khoảng cách địa lý từ huyện đến tỉnh và các xã trong huyện xa, giao thông đi lại khó khăn, không sẵn có phương tiện giao thông công cộng. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Trả lời: (tại Công văn số 1375/BTC-QLCS ngày 03/02/2017)

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô đối với các cơ quan, tổ chức đơn vị quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cơ bản được kế thừa các quy định trước đó (Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg. Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó sẽ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe của các cơ quan, đơn vị (trong đó có tính đến đặc thù của các cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn miền núi như tỉnh Điện Biên).

87. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri phản ánh tình trạng các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn để kinh doanh nhưng không hiệu quả, thua lỗ, lãng phí vốn, mắc kẹt vốn tại các dự án bất động sản ... như 3 doanh nghiệp do Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư âm tới 28,85 tỷ đồng trong năm 2013. Công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy I âm 217,9 tỷ đồng vào vốn chủ sở hữu. Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn có mức lỗ lũy kế tới 355,12 tỷ đồng. 6 đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam gồm VICEM Tam Điệp, Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn và Đá xây dựng Hòa phát đã có tổng lỗ lũy kế trên 1.652 tỷ đồng ... Đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân được giao đại diện sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên đồng thời có biện pháp quản lý ngân sách chặt chẽ tránh lãng phí.

Trả lời: (tại Công văn số 1112/BTC-TCDN ngày 23/01/2017)

1. Về cơ chế chính sách liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cơ quan đại diện vốn:

 

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, trong đó tại Chương V đã quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; tại chương VI quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đã dự thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Như vậy, về cơ chế chính sách theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Theo đó, các cơ chế chính sách đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp.

2. Về tình hình tài chính của một số đơn vị theo phản ánh của cử chi:

2.1. Đối với Tổng công ty Thép Việt Nam:

- Năm 2013, Công ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP thua lỗ là 289,9 tỷ đồng. Trong năm 2014, 2015 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam đã có chuyển biến, cụ thể: Năm 2014, Tổng công ty lãi 83,5 tỷ đồng, năm 2015 lãi 87 tỷ đồng do thị trường thép đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến thời điểm 30/06/2016, Tổng công ty Thép Việt Nam lãi 103,8 tỷ đồng; tuy nhiên, lỗ lũy kế đến 30/06/2016 vẫn còn 478 tỷ đồng.

- Về trách nhiệm: Hiện nay, Công ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP có 93,93% vốn nhà nước và do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu. Do đó, theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Bộ Công thương phải có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu để có các biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới.

 2.2. Đối với Công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy 1:

- Công ty mẹ Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP là doanh nghiệp được cổ phần từ Tổng công ty Xây dựng đường thủy trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/5/2014 với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng (trong đó nhà nước nắm giữ 36,62%/vốn điều lệ); theo báo cáo tài chính của Tổng công ty Xây dựng đường thủy thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của Công ty mẹ lãi là 19,301 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 324 tỷ đồng.

- Công ty Nạo vét và Xây dựng đường thủy 1 (nay là Công ty cổ phần Nạo vét và Xây dựng đường thủy) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy đã được cổ phần hóa từ tháng 06/2013 và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 11/2014 với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng (trong đó Tổng công ty Xây dựng đường thủy nắm giữ 20%/vốn điều lệ). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 Công ty lỗ 12,311 tỷ đồng; lỗ lũy kế đến thời điểm 30/09/2016 là 89,122 tỷ đồng.

Căn cứ các quy định nêu tại điểm 1 nêu trên và Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của Công ty Nạo vét và Xây dựng đường thủy 1. Tổng công ty Xây dựng đường thủy với tư cách là cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ của Tổng công ty. Bộ Giao thông vận tải với tư cách là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ của Tổng công ty và các quy định của Nhà nước.

2.3. Đối với Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn (APT): Công ty được thành lập từ năm 1976, được chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần từ tháng 01/2007 và là công ty con của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Năm 2009, Satra đã thoái một phần vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại APT và từ đó đến nay, APT trở thành công ty liên kết của Satra (vốn đầu tư của Satra tại APT chiếm 30%/vốn điều lệ).

Theo quy định của Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì APT không phải là DNNN và vốn đầu tư của Satra tại APT là vốn của DNNN (Satra) đầu tư tại doanh nghiệp khác (CTCP), không phải vốn nhà nước đầu tư tại APT. Việc APT kinh doanh thua lỗ, có mức lỗ lũy kế lớn, thuộc trách nhiệm quản trị doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị của APT. Việc xử lý lỗ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp APT mất khả năng thanh toán, đủ điều kiện thì thực hiện hình thức giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Satra (DNNN) thực hiện các biện pháp bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật như trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính do APT mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ; trong trường hợp cần thiết đề nghị Satra thực hiện thoái vốn doanh nghiệp đầu tư ra ngoài tại APT. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Satra thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ của Tổng công ty và các quy định của Nhà nước.

2.4. Đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam:

- Công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) là tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng có vốn điều lệ là 11.958 tỷ đồng; tại thời điểm 30/06/2016, tổng giá trị đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp là 12.169 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào các Công ty: VICEM Tam Điệp, Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Đá xây dựng Hòa Phát lần lượt là 1.132 tỷ đồng, 1.021 tỷ đồng, 899 tỷ đồng, 733 tỷ đồng và 8,680 tỷ đồng.

 - Theo báo cáo tài chính năm 2015 đã được kiểm toán thì tình hình tài chính của VICEM Tam Điệp, Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn và Đá Xây dựng Hòa Phát như sau:

 + Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Tam Điệp: Vốn điều lệ là 1.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 31 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.158 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện năm 2015 là 4,8 tỷ đồng.

+ Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hải Phòng: Vốn điều lệ là 1.021 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 640 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 383 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện năm 2015 là 42 tỷ đồng.

+ Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn: Vốn điều lệ là 1.091 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.236 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là 0,458 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện năm 2015 là 142 tỷ đồng.

+ Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bỉm Sơn: Vốn điều lệ là 957 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.710 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là 372 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện năm 2015 là 341 tỷ đồng.

+ Công ty cổ phần Đá xây dựng Hòa Phát: Vốn điều lệ là 15,562 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 7,211 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 12,740 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện năm 2015 là 88 triệu đồng. Năm 2016, Công ty đã được sáp nhập vào Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hải Vân theo Quyết định số 37/QĐ-XMHV-HĐQT ngày 02/08/2016 của VICEM, hiện tỷ lệ phần vốn chủ sở hữu của VICEM tại Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hải Vân chiếm 75,75% vốn điều lệ.

Như vậy, trong các đơn vị thuộc VICEM nêu trên có 02 Công ty: VICEM Tam Điệp và Hải Phòng là có số lỗ lũy kế do những năm trước đây các công ty này chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, ảnh hưởng của biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi vay ngân hàng và giá cả vật tư đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, năm 2015 và năm 2016 tình hình sản xuất kinh doanh của hai Công ty này đã có chuyển biến, kinh doanh có lãi và bù đắp được một phần lỗ lũy kế. Theo báo cáo của VICEM, tại thời điểm 30/09/2016 số lỗ lũy kế của VICEM Tam Điệp còn lại là 1.130 tỷ đồng và VICEM Hải Phòng còn lại là 310 tỷ đồng; lợi nhuận ước thực hiện năm 2016 của VICEM Tam Điệp là 31,7 tỷ đồng và VICEM Hải Phòng là 63,345 tỷ đồng.

- Về trách nhiệm quản lý vốn của cơ quan đại diện vốn: Hiện nay, Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện vốn tại VICEM; VICEM là chủ sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Tam Điệp và Hải Phòng, đại điện phần vốn tại các Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn, Bỉm Sơn và Hải Vân. Do đó, VICEM phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, có các biện pháp để các Công ty này tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đảm bảo kinh doanh có lãi và trả được nợ vay. Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát VICEM trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn.

88. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh trong quá trình thực hiện Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Thông tư số 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự gặp nhiều khó khăn như: cùng một số tài sản nhưng Hội đồng định giá ở mỗi cấp định giá khác nhau; trong trường hợp không thu hồi được tài sản đã mất hoặc tài sản trên thị trường không có vật để so sánh đối chiếu và tài sản không chỉ có giá trị về mặt sử dụng mà còn có giá trị về mặt lịch sử… Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Trả lời: (tại Công văn số 294/BTC-QLG ngày 09/01/2017)

Thực hiện Chương trình xây dựng các đề án, dự án trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ năm 2016; và Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, trong đó, Bộ Tài chính được giao chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (thay thế cho Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự). Đây là một trong những Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật tố tụng hình sự được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII;

Bộ Tài chính đã tiến hành soạn thảo dự thảo Nghị định theo đúng quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo Nghị định được xây dựng cơ sở kế thừa những quy định hiện hành còn phù hợp và khắc phục những hạn chế, vướng mắc (trong đó, có những khó khăn, vướng mắc như Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã nêu) từ quá trình thực hiện Nghị định số 26/2005/NĐ-CP; đồng thời, nhằm hướng dẫn các nội dung về định giá tài sản quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để bảo đảm việc thực hiện thống nhất ở tất cả các cấp và các địa phương trong cả nước. Ngày 27/5/2016, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 59/TTr-BTC trình Chính phủ dự án Nghị định và đã được các thành viên Chính phủ nhất trí thông qua.

Tuy nhiên, ngày 29/6/2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

Ngày 05/7/2016, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5516/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Tạm dừng việc ban hành các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan Điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, trong đó có Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Đối với kiến nghị của cử tri, để thống nhất cách tiếp cận và phương pháp định giá giữa các thành viên của Hội đồng định giá tài sản các cấp, đồng thời hướng dẫn cụ thể về cách thức định giá đối với một số trường hợp cụ thể (như tài sản chưa qua sử dụng; tài sản đã qua sử dụng; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần; tài sản bị mất, thất lạc; tài sản là hàng giả; tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; tài sản là kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử ...), Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung quy định về phương pháp định giá tài sản tại dự thảo Nghị định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của Nghị định.

89. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ các Nghị định để thay thế cho Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài; Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 sẽ có hiệu lực vào năm 2017, Luật Đầu tư công và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; ngoài ra cần có hướng dẫn cụ thể quy trình, biểu mẫu xây dựng phương án sử dụng vốn vay và trả nợ để các địa phương thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 1789/BTC-QLN ngày 13/02/2017)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2009, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010. Luật này đã tạo khuôn khổ pháp lý ở mức cao nhất đối với hoạt động quản lý nợ công. Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện, Luật đã tạo hành lang pháp lý phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực cho ngân sách và cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo ra các tác động lan tỏa, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Thực hiện quy định của Luật Quản lý nợ công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung thực hiện cụ thể của Luật, bao gồm:

- Chính phủ ban hành 06 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công đối với các nội dung được Quốc hội giao, gồm: hướng dẫn về các nghiệp vụ quản lý nợ công; công tác cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; công tác cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ; hướng dẫn chi tiết về phát hành các loại trái phiếu của Chính phủ; quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 11 Quyết định hướng dẫn thi hành Luật theo thẩm quyền; Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 22 Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết các vấn đề cụ thể thực hiện Luật Quản lý nợ công, các Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói trên là tương đối đầy đủ, toàn diện, đảm bảo việc thực hiện Luật Quản lý nợ công năm 2009. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý nợ công đã được thực hiện kịp thời nhằm tăng cường việc áp dụng Luật trong thực tiễn quản lý, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công theo quy định của pháp luật.

Xuất phát từ yêu cầu phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013 và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan ban hành sau Luật Quản lý nợ công từ 2009 đến nay. Theo đó, ngoài việc phải đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013, Luật Quản lý nợ công còn liên quan đến một số luật đã được Quốc hội ban hành thời gian qua như Luật Ngân sách nhà nước (2015), Luật Đầu tư công (2014), Luật Tổ chức Chính phủ (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015)... Hiện nay, Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tháng 10/2017) theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện.

Như vậy, sau khi Luật quản lý nợ công (sửa đổi) được ban hành, Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tương Chính phủ các Nghị định, Quyết định thay thế các văn bản hiện hành.

90. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 chưa đáp ứng yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước chậm; hiệu quả sản xuất- kinh doanh tại một số doanh nghiệp chưa cao. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan quyết liệt hơn nữa trong việc cổ phần hóa, thoái vốn để thực hiện cơ cấu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; có cơ chế xử lý nghiêm đối với những đơn vị không thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa theo thời hạn quy định.

Trả lời: (tại Công văn số 1477/BTC-TCDN ngày 16/02/2017)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 thì đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, thoái vốn DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Quốc hội tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc xây dựng, triển khai Đề án tái cơ cấu, kịp thời chỉ đạo xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xử lý nghiêm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc không hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu đã được duyệt.

91. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần quản lý chặt chẽ loại hình xổ số điện tử để tránh biến tướng thành hoạt động đánh bạc ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Trả lời: (tại Công văn số 1269/BTC-TCNH ngày 25/01/2017)

1. Thực hiện chủ trương từng bước hiện đại hóa ngành xổ số, ngày 11/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1109/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Công ty kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2933/QĐ-BTC ngày 05/12/2011 về việc thành lập Công ty XSĐT Việt Nam với chức năng tổ chức kinh doanh xổ số điện toán trên phạm vi cả nước. Cùng với mục tiêu hiện đại hóa, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tạo ra một phương thức kinh doanh mới, bổ sung cho hoạt động kinh doanh xổ số truyền thống đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của một bộ phận người dân có thu nhập chính đáng; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước để đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục. Tăng cường sự minh bạch, hiệu quả của quản lý nhà nước góp phần lành mạnh hoạt động trò chơi giải trí có thưởng hiện nay, giảm bớt hoạt động lô đề, cờ bạc bất hợp pháp. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được để lại toàn bộ cho các địa phương để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xây dựng nông thôn mới theo tỷ lệ doanh thu bán vé phát sinh trên từng địa bàn.

2. Về khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán: Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành các văn bản:

- Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số

- Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số;          

- Thông tư số 136/2013/TT-BTC ngày 03/10/2013 hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán.

- Thông tư số 01/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số.

- Thông tư số 120/TT-BTC ngày 14/7/2016 về Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên XSĐT Việt Nam.

- Quyết định số 1596/QĐ-BTC ngày 15/7/2016 về việc thành lập Hội đồng Giám sát xổ số tự chọn số điện toán của Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam, bao gồm đại diện của một số đơn vị của Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quyết định số 1597/QĐ-BTC ngày 15/7/201 về quy chế hoạt động của Hội đồng Giám sát xổ số tự chọn số điện toán của Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam.

Ngoài ra, Công ty XSĐT Việt Nam phải chịu sự điều chỉnh và tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, về cơ bản khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán của Công ty XSĐT Việt Nam đã được các cơ quan ban hành đầy đủ. Công ty XSĐT Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương và phải tuân thủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xổ số điện toán và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt, trong thời gian qua, Công ty XSĐT Việt Nam đã từng bước triển khai hoạt động kinh doanh xổ số điện toán, Đợt 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đợt 2 tại 5 tỉnh Miền Nam là TP. Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đợt 3 tại 3 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung là Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đợt 4 tại 3 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc là TP.Hà Nội, TP. Hải Phòng và Quảng Ninh.

Trước khi triển khai, Bộ Tài chính có Công văn gửi các tỉnh, thành phố để thông báo về kế hoạch kinh doanh xổ số điện toán của Công ty XSĐT Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, sở ban ngành của địa phương tạo điều kiện cho Công ty tổ chức kinh doanh thuận lợi, tuân thủ các quy định của pháp luật, hỗ trợ Công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ thu nộp ngân sách, tổ chức các hoạt động an sinh, xã hội và đặc biệt là phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hạn chế tệ nạn cờ bạc, số đề bất hợp pháp.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã tổ chức làm việc với Lãnh đạo các tỉnh, thành phố được lựa chọn triển khai kinh doanh xổ số điện toán để bàn về kế hoạch triển khai, quản lý giám sát và tạo điều kiện để Công ty XSĐT Việt Nam triển khai kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã có các Công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan phối hợp tuyên truyền chủ trương của nhà nước trong việc hiện đại hóa hoạt động kinh doanh xổ số.

Qua báo cáo của Công ty XSĐT Việt Nam, trong thời gian đầu triển khai hoạt động kinh doanh vừa qua, do sản phẩm có tính “mới lạ”, nhu cầu của thị trường đối với vé xổ số điện toán rất lớn, nhất là tại các địa phương mà Công ty XSĐT Việt Nam chưa triển khai hoạt động kinh doanh, nên có một số tổ chức, cá nhân đã mua vé xổ số điện toán tại các địa phương đang triển khai và đi bán lại tại các tỉnh, thành phố khác với giá bán cao hơn từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng để hưởng chênh lệch. Đây là hoạt động tự phát, Công ty XSĐT Việt Nam không có chủ trương này, Công ty XSĐT Việt Nam cũng không ký Hợp đồng đại lý với bất kỳ với tổ chức, cá nhân nào ngoài các địa bàn đang được phép kinh doanh để thực hiện phân phối vé.

Ngày 14/10/2016, Bộ Tài chính đã có Công văn số 14559/BTC-TCNH chỉ đạo Công ty XSĐT Việt Nam tăng cường quản lý, giám sát hệ thống kinh doanh đảm bảo tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Để ngăn chặn tình trạng nêu trên, Vietlott đã triển khai một loạt các biện pháp quyết liệt chấn chỉnh đối với hoạt động của đại lý xổ số điện toán: có văn bản yêu cầu các đại lý xổ số nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xổ số điện toán, thực hiện bán vé qua thiết bị đầu cuối tại các điểm bán vé; mệnh giá vé một lần tham gia dự thưởng là 10.000 đồng/lần tham gia dự thưởng. Đồng thời, Công ty XSĐT Việt Nam đã ban hành và áp dụng chế tài xử phạt thích đáng các đại lý nếu phát hiện có sai phạm, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ chấm dứt hợp đồng đại lý. Vietlott cũng đã công bố công khai trên trang điện tử của Công ty những khuyến cáo đối với khách hàng mua vé xổ số điện toán như: khuyến cáo khách hàng mua vé tại các điểm bán vé chính thức của Công ty XSĐT Việt Nam, khuyến cáo mua vé đúng mệnh giá vé, khuyến cáo về việc một số cá nhân, tổ chức giả danh là đại lý của Công ty, khuyến cáo khách hàng không đam mê thái quá, không bán vé xổ số điện toán cho người dưới 18 tuổi.

Hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán mới được triển khai, còn nhiều khó khăn, thách thức, do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Công ty XSĐT Việt Nam triển khai thực hiện theo đúng đề án đã được phê duyệt, tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xổ số điện toán. Đồng thời Bộ Tài chính cũng sẽ đề nghị các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban ngành ở địa phương phối hợp quản lý, giám sát, xem xét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

92. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa, chi tiết hóa, mã hóa theo HS; quy định rõ ràng về tiêu chuẩn áp dụng, phương thức kiểm tra theo thông lệ quốc tế, đơn vị và địa điểm kiểm tra. Thu hẹp danh mục hàng hóa nhập khẩu cần thiết phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan và chỉ kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh, để giảm tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ 30 - 35% xuống còn 15% đến hết năm 2016 như Nghị quyết 19/2016/NQ-CP đã đề ra và cam kết giảm 50% thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: (tại Công văn số 1825/BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

1. Việc thực hiện Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” được phê duyệt tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 đã đạt được một số kết quả sau:

Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ngành rà soát các cơ chế, chính sách về quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành, từ đó ban hành các công văn số 5741/BTC-TCHQ ngày 28/4/2016, số 11374/BTC-TCHQ ngày 16/8/2016, và công văn số 17733/BTC-TCHQ ngày 14/12/2016 kiến nghị, đôn đốc các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành.

- Các Bộ ngành đã có sự quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, xây dựng và ban hành một số danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS và các quy định miễn, giảm, kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, đồng thời tích cực tham gia kết nối Cơ chế một cửa quốc gia.

- Đến nay, một số văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế mới đã đưa nguyên tắc quản lý rủi ro trong việc quản lý và kiểm tra chuyên ngành, văn bản không phù hợp như Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/ 2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may đã được bãi bỏ.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế:

- Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành của các Bộ cần phải sửa đổi, bổ sung đều chưa đảm bảo về thời gian và yêu cầu tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19/2016/NQ-CP. Tính đến ngày 25/11/2016, chỉ có 20/87 văn bản đã được sửa đổi, bổ sung/thay thế đáp ứng theo yêu cầu; 03/87 văn bản đã được sửa đổi, bổ sung/thay thế đáp ứng một phần; 01/87 văn bản không thể sửa đổi, bổ sung/thay thế; 63/87 văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung/thay thế (trong số 63 văn bản này, nhiều văn bản đang được Bộ quản lý chuyên ngành hoàn thiện để công bố).

- Một số danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các Bộ quy định còn nhiều, phạm vi rộng, trong số đó nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đầy đủ để thực hiện việc kiểm tra.

- Việc kiểm tra chuyên ngành thực hiện chủ yếu vẫn bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi và đúng bản chất của phương pháp quản lý rủi ro trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

2. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiếp tục chủ trì thực hiện các công việc sau:

2.1 Đề xuất Bộ Công Thương:

- Tiếp tục chủ trì đôn đốc các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (Nghị định 187/2013/NĐ-CP) đối với hàng hóa thuộc danh mục quản lý chuyên ngành.

- Sớm xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, và Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương theo hướng bỏ quy định xác nhận khai báo hóa chất, đảm bảo phù hợp với Luật Hóa chất.

- Nghiên cứu sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho từng lô hàng nhập khẩu và đề nghị sửa đổi quy định kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu được thực hiện sau khi thông quan (trước khi đưa ra lưu thông) để đáp ứng Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ.

2.2 Đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì nghiên cứu và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều liên quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Thú y theo hướng áp dụng phương thức quản lý theo mức độ rủi ro của hàng hóa và trên cơ sở tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 187/2013/NĐ-CP để hạn chế vướng mắc do có nhiều nhóm hàng chỉ phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm mà không cần kiểm tra chất lượng, đồng thời chuyển những mặt hàng có độ rủi ro thấp sang kiểm tra sau khi đã thông quan.

- Bổ sung quy trình kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, quy định tổng thời gian kiểm tra, việc điện tử hoá và kết nối một cửa quốc gia trong đăng ký và trả kết quả kiểm tra.

2.3 Đề xuất Bộ Y tế:

- Sớm ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan chi tiết tên hàng, có mã số HS phù hợp với danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2015 ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính.

- Công bố việc chưa áp dụng kiểm tra chất lượng trong nhập khẩu đối với danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế để tránh vướng mắc phát sinh.

2.4 Đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 theo hướng quản lý theo mức độ rủi ro của hàng hóa, trên cơ sở tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

- Sớm thông báo bãi bỏ Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng theo căn cứ ban hành Quyết định là Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa Số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24/12/1999 và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã hết hiệu lực.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát, sửa đổi hoặc kiến nghị bãi bỏ Giấy thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học công nghệ về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo phù hợp với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 , Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010

2.5 Đề xuất Bộ Quốc phòng:

- Sớm nghiên cứu bãi bỏ quy định Bộ đội Biên phòng kiểm tra, giám sát hồ sơ và hàng hoá xuất nhập khẩu tại Điều 12 Thông tư 09/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, đảm bảo phù hợp với Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

- Ban hành danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời chi tiết danh mục hàng hóa có mã HS.

2.6 Đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Sớm nghiên cứu hướng dẫn cụ thể về hồ sơ trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất liên quan đến việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.7 Đề xuất Bộ Công an:

Bộ Công an đã ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng trươc khi thông quan tại Thông tư số 14/2012/TT-BCA ngày về ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an, nhưng chưa ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục kiểm tra. Do vậy, đề nghị Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong đó quy định rõ quy trình kiểm tra, tên cơ quan, ... để thực hiện thống nhất. 

93. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

- Kiến nghị các cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành cấp trên tăng cường bố trí các nguồn lực cho các đơn vị kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu lớn của thành phố. Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận, nhân viên của mình nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để ra kết quả và cập nhật kết quả kiểm tra chuyên ngành lên cổng thông tin kiểm tra chuyên ngành sớm nhất.

- Đối với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, kiến nghị tăng cường các nguồn lực cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu; tiếp tục cải tiến quy trình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành để đảm bảo tính tuân thủ của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian có thể để ra kết quả kiểm tra trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian tới, đề nghị nên hợp nhất các cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hình thành một tổ chức chung để thống nhất việc chỉ đạo, gọn nhẹ và hiệu quả.

Trả lời: (tại Công văn số 1825/BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Thực hiện công văn số 7910/VPCP-KTTH ngày 02/10/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thuộc 10 Bộ quản lý chuyên ngành thành lập và đưa vào hoạt động 10 địa điểm KTCN tập trung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại 8 địa bàn hải quan nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn là Cục Hải quan Tp Hải Phòng (Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng Khu vực III), Cục Hải quan Tp Hà Nội (sân bay Nội Bài), Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh (cảng Sài Gòn khu vực I, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (cửa khẩu Tân Thanh), Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh (cửa khẩu cảng Cái Lân, cửa khẩu Móng Cái), Cục Hải quan Tp Đà Nẵng (cảng Đà Nẵng), Cục HQ tỉnh Lào Cai (cửa khẩu quốc tế số II Kim Thành), tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi (Chi cục Hải quan Cảng Dung Quất).

-   Sau 09 tháng triển khai, kết quả được như sau:

+ Tổng số tờ khai đăng ký làm thủ tục qua các địa điểm KTCN tập trung là 115.954 tờ khai/697.782 tờ khai phải KTCN tại các đơn vị, chiếm tỷ lệ 16,62%.

+ Thời gian thông quan: Theo cơ quan KTCN và các đơn vị hải quan cung cấp thì thời gian KTCN bao gồm thời gian phân tích, xét nghiệm + thời gian làm các thủ tục hành chính (tiếp nhận hồ sơ, lấy mẫu, ra kết quả...), trong đó, thời gian phân tích, xét nghiệm không đổi (theo quy trình chuẩn), còn lại thời gian làm các thủ tục hành chính đã được cơ quan KTCN rút ngắn từ khoảng 02 giờ đến 04 ngày so với thời gian trước kia, do đó đã tác động giảm đáng kể thời gian thông quan hàng hóa.

+ Việc phát hiện vi phạm: Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan KTCN đã phát hiện 346 lô hàng vi phạm/115.954 tờ khai đăng ký tại địa điểm KTCN tập trung, chiếm tỷ lệ gần 0,3%. Các lô hàng vi phạm được phát hiện tại địa bàn là 281 tờ khai tại Hải Phòng, 08 tờ khai tại Đà Nẵng, 46 tờ khai tại Tp. Hồ Chí Minh, 11 tờ khai Quảng Ninh.

- Việc xây dựng đưa vào hoạt động các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung làm việc ngay tại cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các việc liên quan đến công tác KTCN đối với hàng hóa XNK; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy việc trao đổi thông tin, phối hợp công tác giữa các đơn vị liên quan tại cửa khẩu. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, các Bộ đã chỉ định thêm nhiều đơn vị/tổ chức đánh giá sự phù hợp, thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc xã hội hóa công tác kiểm tra chuyên ngành đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động này.

- Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào vận hành thí điểm, các địa điểm làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành tập trung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đã bộc lộ tồn tại, vướng mắc như: Các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung hầu hết chỉ được trang bị các phương tiện làm việc văn phòng, hành chính; Chưa trang bị máy móc, thiết bị để phân tích, thử nghiệm nên chưa cho ra kết quả kiểm tra tại chỗ. Các địa điểm này hiện mới chỉ thực hiện các khâu đăng ký kiểm tra, lấy mẫu và trả kết quả kiểm tra, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục KTCN tại đây vẫn còn thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thường xuyên, nhỏ lẻ, lần đầu.

- Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan triển khai các công việc sau:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện: Nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo cơ chế một cửa liên thông tại địa điểm kiểm tra tập trung ở các cửa khẩu (Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai,...); Xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các khu vực có lưu lượng xuất nhập khẩu hàng hóa lớn phải kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Thành lập và đưa vào hoạt động Tổ Công tác liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Chính phủ phê duyệt đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

+ Chủ động tham gia hoạt động phân tích, giám định, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở các quy định pháp luật về giám định chất lượng và ủy quyền của các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.

+ Triển khai công tác kiểm định hàng hóa, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Xây dựng và thu thập hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, phương pháp chuẩn để thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

+ Triển khai hoạt động các trạm kiểm định di động để phục vụ công tác kiểm định tại các đơn vị hải quan trọng điểm khu vực phía Bắc.

+ Thực hiện kiểm định, kiểm tra chất lượng các nhóm mặt hàng phân bón, sữa, rau củ quả, rượu, thịt, thép, khăn giấy, giấy vệ sinh.

+ Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, số lượng cán bộ kiểm tra chuyên ngành theo hướng chuyên sâu cho Cục Kiểm định và các Chi cục Kiểm định.

94. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị các Bộ, ngành, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành cần phải chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến những quy định về kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu để chuẩn bị trước khi đưa hàng về nước. Những thông tin này có sẵn trên mạng thông tin đại chúng hoặc có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc cơ quan hải quan để được hướng dẫn. Đồng thời phải hợp tác và tuân thủ nghiêm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.

Trả lời: (tại Công văn số 1825/BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính và các Bộ Quản lý chuyên ngành đã phối hợp với các đơn vị tài trợ, cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền tổ chức một số buổi họp báo chuyên đề, hội nghị, hội thảo nhằm phổ biến, tuyên truyền và giải đáp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Các đơn vị báo chí, truyền hình cũng thường xuyên đưa tin, đăng bài về nội dung này. Từ đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đơn vị, tổ chức có liên quan hiểu hơn về hoạt động kiểm tra chuyên ngành, và các kiến nghị/đề xuất cũng đã được ghi nhận và giải đáp.

Tuy nhiên, công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra chuyên ngành cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các đơn vị, tổ chức có liên quan còn hạn chế như: chưa tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định về KTCN cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTCN; chưa xây dựng được chuyên mục thông tin công khai...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2026/QĐ-CP về phê duyệt Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục chủ trì, phối hợp và đôn đốc các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ này.

95. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế hợp lý, tạo khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất kinh daonh của các doanh nghiệp.

Trả lời: (tại Công văn số 1476/BTC-TCDN ngày 06/02/2017)

Thời gian qua, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó cổ phần hóa DNNN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Kể từ thời điểm Việt Nam bắt đầu thí điểm cổ phần hóa năm 1992 đến nay đã trên 20 năm, Đảng và Chính phủ luôn xác định mục tiêu của công tác cổ phần hóa là:

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 thì đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Quốc hội tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xác định mục tiêu tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 – 2020 là:

- Doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền.

- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

 96. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 quy định để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền thuộc trường hợp có rủi ro về thuế thì cơ quan hải quan phải kiểm tra 100% khi xuất nhập khẩu đồng thời cơ quan thuế cũng kiểm tra 100% trước khi hoàn thuế. Đề nghị Chính phủ sớm quy định cơ chế chung trong công tác kiểm tra của cơ quan thuế và cơ quan hải quan đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có rủi ro về thuế.

Trả lời: (tại Công văn số 1831/ BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan năm 2014, thì việc kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đối với công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền, từ năm 2013 đến năm 2016, cơ quan Hải quan cũng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính tại công văn 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 và công văn 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014.

Ngày 29/6/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 99/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực từ ngày 13/8/2016. Theo đó, việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng qua biên giới đất liền nói riêng đang được áp dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Về lâu dài, cơ quan hải quan kết hợp với cơ quan thuế và các cơ quan quản lý khác sẽ triển khai công tác quản lý thông tin đối với doanh nghiệp, trong đó xây dựng một chương trình để doanh nghiệp hiểu và tự nguyện chấp hành tốt pháp luật, vừa tạo được thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, vừa quản lý sát các hoạt động của từng doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.

97. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị:

Tổng số nợ vay đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong cụm, tuyến dân cư của tỉnh là 365.312 triệu đồng, thời gian qua tỉnh Long An đã trả nợ vay đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam được 228.516 triệu đồng, còn dư nợ 136.796 triệu đồng, trong đó năm 2016 phải trả nợ đến hạn, quá hạn là 76.518 triệu đồng. Do vận động nhiều lần nhưng dân vẫn không vào ở trong cụm tuyến dân cư nên không thu được tiền bán nền nhà, trong khi đó tỉnh Long An vẫn chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm phải nhận bổ sung cân đối của Trung ương nên chưa thể bố trí ngân sách để trả nợ vay cho Ngân hàng Phát triển theo đúng lịch đã cam kết. Việc chưa trả nợ cụm tuyến dân cư nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam không giải quyết cho vay thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và nuôi trồng thủy sản hàng năm. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đồng ý cho tỉnh Long An được khoanh nợ đối với nguồn vốn vay chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ tổng số tiền còn nợ là 136.796 triệu đồng và được hạch toán theo dõi riêng. Đồng thời, khoản vốn vay này không nằm trong tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động để đầu tư XDCB hàng năm của ngân sách tỉnh.

Trả lời: (tại Công văn số 12/BTC-TCNH ngày 03/01/2017)

Tương tự như kiến nghị của cử tri, ngày 18/10/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 14684/BTC-TCNH gửi Văn phòng Chính phủ về kiến nghị khoanh nợ vay chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh Long An của UBND tỉnh Long An. Cụ thể như sau:

     1.Về việc khoanh nợ vay Chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ

- Về thẩm quyền quyết định khoanh nợ vay chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh Long An:

Việc xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, các trường hợp rủi ro được xem xét xử lý bao gồm: (i) rủi ro bất khả kháng; (ii) khó khăn về tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu, thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT); (iii) Các trường hợp rủi ro khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đối với chương trình cho vay để xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ, đối tượng vay là UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh là đơn vị đại diện cho UBND tỉnh thực hiện chương trình. Mặt khác, theo báo cáo của UBND tỉnh Long An nêu trên, khó khăn dẫn đến không hoàn trả được khoản vay thuộc Chương trình không thuộc các nguyên nhân (i) và (ii) được xử lý khoanh nợ vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT nêu trên. Do đó, thẩm quyền quyết định việc khoanh nợ vay Chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh Long An do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Ngày 07/4/2015, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2326/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc đồng ý phương án kéo dài thời gian trả nợ thêm 3 năm đối với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đối với những hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo mua trả chậm nền nhà) trong đó có tỉnh Long An. Ngoài ra, Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ của tỉnh Long An được triển khai từ giai đoạn 1 (từ năm 2000 đến năm 2007), đến nay sau 9 năm kết thúc Chương trình mới chỉ đưa được số hộ dân vào sinh sống trong cụm, tuyến đạt 48% kế hoạch, dù mức lũ năm 2011 là khá lớn nên việc UBND tỉnh Long An báo cáo chưa giao được nền nhà do không có lũ là chưa hợp lý.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ (trong đó có tỉnh Long An) rà soát, đề xuất giải pháp đưa dân vào sinh sống trong cụm, tuyến; trường hợp người dân không còn nhu cầu, đề nghị nghiên cứu chuyển đổi hình thức giao đất cho các đối tượng khác để có nguồn hoàn trả vốn vay NHPT.

2. Về việc không tính khoản vốn vay chưa hoàn trả NHPT trong tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách tỉnh

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước (năm 2002), khoản vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ NHPT để thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Long An) được tính vào tổng dư nợ vay của ngân sách địa phương khi xác định hạn mức huy động (theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, khoản vay này được tính vào mức bội chi ngân sách địa phương).

Mặt khác, ngày 08/6/2016 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4491/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016; theo đó, Thủ tướng đề nghị thực hiện việc tính khoản vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn vào tổng dư nợ vay của ngân sách địa phương khi xác định hạn mức huy động theo khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước.

Do đó, đề nghị khoản vốn vay tôn nền vượt lũ của tỉnh Long An không nằm trong tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách tỉnh là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

98. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Khi ban hành, bổ sung, sửa đổi Luật đề nghị cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định và chính sách khác có liên quan. Ví dụ: trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế (năm 2016) có quy định giảm thu thuế phi nông nghiệp nhưng trong giao thu ngân sách đối với các địa phương lại không tính giảm dự toán thu.

Trả lời: (tại Công văn số 2020 /BTC-TCT ngày 15/02/2017)

Trong việc tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội các dự án Luật nói chung và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế (năm 2016) nói riêng, Bộ Tài chính luôn tuân thủ quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật.

Ngày 06 tháng 04 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Trong đó, có quy định về việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

“Điều 61. Miễn thuế, giảm thuế

Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống”.

Về công tác xây dựng dự toán thu NSNN năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT- TTg ngày 02/6/2016 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017. Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/06/2016, Thông tư số 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2017, Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương xây dựng dự toán thu NSNN năm 2017 phải tính đúng, tính đủ các khoản thu ngân sách theo chế độ, chính sách hiện hành, trong đó có lưu ý các quy định mới có hiệu lực thi hành từ năm 2016 tiếp tục ảnh hưởng tới thu NSNN năm 2017 như Luật số 106/2016/QH13.

Trong quá trình thảo luận dự toán thu NSNN năm 2017 với các địa phương nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, khoản thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Bộ Tài chính tính toán ảnh hưởng giảm thu theo Luật số 106/2016/QH13 và tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua dự toán thu NSNN. Dự toán thu NSNN năm 2017 đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV và đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho các tỉnh, thành phố.

Như vậy, việc giao dự toán thu NSNN năm 2017 đã tính đến ảnh hưởng giảm thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo Luật số 106/2016/QH13 đối với các địa phương.

99. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét trích lại cho tỉnh Quảng Ninh 100% phí xuất nhập cảnh, 30% tỷ lệ thu xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái để tái đầu tư cơ sở vật chất, nuôi dưỡng nguồn thu cho tỉnh và Trung ương dành ngân sách đầu tư hạ tầng vùng biên giới tạo điều kiện ổn định dân sinh.

Trả lời: (tại Công văn số 1972/BTC-NSNN ngày 15/02/2017)

1. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, thì phí xuất nhập cảnh và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.

Đối với cơ chế hỗ trợ Khu kinh tế cửa khẩu, ngày 10/11/2011 Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 đã có Nghị quyết số 14/2011/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, trong đó đã quy định: Hàng năm, dành tối đa 30% số vượt thu so với dự toán (dự toán thu phải cao hơn số thực hiện năm trước) đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hoá thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn cho ngân sách các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định số vượt thu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án phân bổ cho các tỉnh có cửa khẩu quốc tế đường bộ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2012-2015 theo Đề án đầu tư khu kinh tế cửa khẩu được phê duyệt nhưng không quá 200 tỷ đồng/năm/địa phương.

Do vậy, giai đoạn 2012-2015 việc dành tối đa 30% số vượt thu so với dự toán đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn cho ngân sách các tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội. Giai đoạn 2012-2015, tỉnh Quảng Ninh (trong đó có cửa khẩu Móng Cái) được thưởng vượt thu so với dự toán đối với số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa thông quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ trên địa bàn là 3.241 triệu đồng. Năm 2016, không còn cơ chế trích thưởng này nữa.

2. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, phí xuất nhập cảnh và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%. Các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng sử dụng để cân đối chung cho các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Năm 2017, ngân sách tỉnh Quảng Ninh được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu 373.008 triệu đồng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững và ổn định dân sinh. Vì vậy, đề nghị Tỉnh thực hiện theo quy định.

100. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 01/12/2005 ban hành Quy chế Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt (KKT-TM-ĐB) Lao Bảo với nhiều chính sách ưu đãi đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KKT-TM-ĐB Lao Bảo. Tuy nhiên, ngày 26/11/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) và sau đó Bộ Tài chính có Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định trên, Việc ban hành 2 văn bản nêu trên làm cho KKT-TM-ĐB Lao Bảo không còn được ưu đãi như trước, từ đó các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng khó khăn, mất lòng tin vào chính sách thu hút đầu tư. Hiện nay, tại KKT-TM-ĐB Lao Bảo có 425 doanh nghiệp, 67 dự án đầu tư và trên 3000 hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu, có chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn cho KKT-TM-ĐB Lao Bảo.

Trả lời: (tại Công văn số 847/BTC-CST ngày 18/01/2017)

Ngày 1/12/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế KKT-TM-ĐB Lao Bảo, ngoài các ưu đãi tài chính theo quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm đó, thì KKT-TM-ĐB Lao Bảo được áp dụng thí điểm một số cơ chế quản lý kinh tế mới khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.

Ngày 2/3/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế chính sách tài chính đối với KKTCK; Ngày 10/7/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg. Theo đó, cơ chế, chính sách tài chính của các KKTCK về cơ bản được thực hiện theo Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg. Riêng đối với một số KKTCK được áp dụng một số chính sách đặc thù quy định tại từng Quyết định riêng về quy chế hoạt động từng khu, trong đó có KKT-TM-ĐB Lao Bảo. Nhìn chung hệ thống cơ chế, chính sách tài chính thời gian này đã tác động tích cực đến hoạt động phát triển thương mại, du lịch, giao lưu kinh tế, gia tăng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, góp phần đóng góp vào nguồn thu ngân sách, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách tài chính các KKTCK theo Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg và quy chế hoạt động của một số Khu đặc thù đã bộc lộ hạn chế, cần khắc phục để đáp ứng nhiệm vụ, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát triển mối quan hệ hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước giáp biên; hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại. Trong quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập như; chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa xuất khẩu từ nội địa Việt Nam và các Khu chức năng khác trong KKTCK vào Khu phi thuế quan bị lợi dụng để gian lận thương mại; ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ưu đãi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; quy định phí, lệ phí và chính sách khai thác, sử dụng công trình hạ tầng KKTCK không còn phù hợp với thực tế và quy định hiện hành.

Vì vậy, ngày 26/11/2013 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ban hành cơ chế chính sách tài chính đối với KKTCK (thay thế Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg và các quy định về tài chính tại các Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ về từng Khu). Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 109/2014/TT-BTC được ban hành nhằm tăng cường quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, gian lận thương mại nên đã đạt hiệu quả trong việc giảm số lượng các mặt hàng nhập khẩu có khả năng gian lận cao như rượu bia, thuốc lá, mỹ phẩm.... Theo đó, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài và từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc KKTCK được quy định chặt chẽ hơn, ví dụ:

- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào KKTCK được áp dụng như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào nội địa Việt Nam.

- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc KKTCK phải chịu thuế ngay khi nhập khẩu, trừ hàng hoá nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư là loại hình cơ quan hải quan quản lý được theo dự án.

- Hàng hoá từ khu phi thuế quan thuộc KKTCK đưa vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế theo quy định.

- HCát xây dựng; Đá, sỏi; Gạch đất nung; Xi măng; Sắt, thép xây dựng)

- Hàng hoá xuất khẩu từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không có hàng rào cứng (gồm: Khu KT-TM ĐB Lao Bảo và Khu KTCK QT Cầu Treo): được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành, trừ: Các trường hợp không áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT; Hàng hoá thuộc Danh mục không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan quy định tại phần I Phụ lục I Thông tư số 109/2014/TT-BTC. Đồng thời áp dụng Danh mục hàng hoá kiểm tra trước khi hoàn thuế GTGT (gồm tất cả các loại hàng hoá, trừ điện và nước sạch) theo quy định tại phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 109/2014/TT-BTC.

Ngày 09/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và giao Bộ Tài chính: “Phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, bãi bỏ những quy định về ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu hiện đang bị lợi dụng để gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách nhà nước trước ngày 31 tháng 7 năm 2015”. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 142/TTr-BTC ngày 29/9/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg. Ngày 19/11/2016, Văn phòng Chính phủ có công văn số 9681/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về Tờ trình số 142/TTr-BTC của Bộ Tài chính như sau: Trước mắt chưa sửa đổi Khoản 4 Điều 10 và bổ sung Điều 20 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg. Sau khi Quốc hội thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và địa phương, cơ quan liên quan rà soát kỹ các quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK tại Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg.Trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi bổ sung các nội dung cần thiết, phù hợp với Luật thuế xuất nhập, thuế nhập khẩu (sửa đổi) và các văn bản pháp luật có liên quan, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển các KKTCK, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại”.

Ngày 6/4/2016, Quốc hội đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Theo đó, kể từ ngày 1/9/2016 (ngày có hiệu lực của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13), KKT-TM-ĐB Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị và KKTCK quốc tế Cầu Treo - tỉnh Hà Tĩnh đều không đảm bảo quy định về khu phi thuế quan theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan theo Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg mà áp dụng chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư thực hiện trước ngày 01/9/2016 tại KKT-TM-ĐB Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh được tiếp tục thực hiện ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg cho thời gian còn lại của dự án.

Như vậy, chính sách tài chính đối với KKTCK đã được thay đổi để phù hợp từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn với mục tiêu khuyến khích phát triển và thu hút các dự án đầu tư tại KKTCK, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, kinh tế Vùng theo hướng bền vững, đồng thời hạn chế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

101. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cần quy định rõ về mức tiền đền bù thiệt hại đối với đối tượng cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản và nhóm dịch vụ, du lịch thương mại ven biển theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Trong định mức ban hành kèm theo quyết định này chỉ quy định chung cho người lao động bị mất thu nhập là 2.910.000 đồng. Ý kiến cử tri cho rằng đối tượng làm nghề dịch vụ, du lịch thương mại ven biển và cơ sở chế biến, sản xuất thủy hải sản đã đầu tư một khoản không nhỏ để đầu tư hàng, quán, đấu giá lô quầy, mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng và nộp thuế cho Nhà nước,…Nếu đưa nhóm đối tượng này vào danh mục người lao động bị mất thu nhập là không thỏa đáng, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung mức bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho các nhóm đối tượng trên.

Trả lời: (tại Công văn số 1873/BTC-NSNN ngày 14/02/2017)

Để khắc phục sự cố môi trường biển, cùng với các chính sách ưu đãi tiền thuê mặt đất, mặt nước, miễn, giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển tới đời sống, hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Ngày 25/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1138/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Điều 1 của Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 về hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Theo đó, quy định các nội dung: (i) Tăng thời gian hỗ trợ gạo từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng; (ii) bổ sung đối tượng hỗ trợ là hộ gia đình làm nghề muối; (iii) kéo dài thời gian thu mua, tạm trữ hải sản được hỗ trợ lãi suất thêm 1 tháng (đến ngày 05/7/2016).

Tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đã quy định rõ đối tượng, định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Văn bản số 13993/BTC - NSNN ngày 04/10/2016 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, báo cáo và quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 25/12/2016 của Văn phòng Chính phủ về cuộc họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng của sự cố môi trường, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã kết luận: Quán triệt đến mọi cán bộ, công chức, người dân, các đơn vị, tổ chức liên quan, khẳng định Quyết định số 1880/QĐ-TTg đã cơ bản bao quát được các đối tượng bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi trường biển. Do vậy, cần tập trung cao độ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, hệ thống cơ quan hành chính triển khai nghiêm, đúng, đầy đủ nội dung của Quyết định số 1880/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Không xem xét, kiến nghị mở rộng phạm vi, đối tượng của Quyết định số 1880/QĐ-TTg cho đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 06/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Theo đó, đã quy định phạm vi, đối tượng, xây dựng định mức bồi thường, tổ chức bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh do sự cố môi trường biển tại 4 địa phương (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế), trong đó xác định thiệt hại và bồi thường đối với dịch vụ du lịch, thương mại ven biển cho người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản; hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất cho cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp về kinh tế nêu trên đã góp phần nhanh chóng ổn định hoạt động đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại vùng biển miền Trung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chỉ đạo xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển theo quy định tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg, Quyết định số 12/QĐ-TTg và các chính sách ưu đãi, thuế, đất đai và tín dụng theo quy định của pháp luật.

102. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp tại Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài tạo tài sản cố định được miễn thuế như: máy lạnh, máy vi tính, bàn ghế, xe kéo,…Hiện nay, không còn nhu cầu sử dụng hàng hóa trong khu hoặc do giải thể, phá sản các doanh nghiệp này có nhu cầu thanh lý theo hình thức bán vào nội địa số hàng hóa nêu trên. Do quan hệ giữa khu phi thuế quan và nội địa là quan hệ xuất nhập khẩu và có một số mặt hàng này thuộc Danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 187/2013/NĐ-CP nên không được thanh lý vào nội địa như: máy tính đã qua sử dụng, máy in đã qua sử dụng, ô tô sử dụng quá 05 năm…(hàng hóa trở thành cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện là do quá trình sử dụng trong Khu phi thuế quan). Đây là vấn đề khó khăn trong việc áp dụng văn bản pháp luật của địa phương, địa phương cũng đã có kiến nghị và Chính phủ có văn bản số 10744/VPCP ngày 23/12/2015 đồng ý chủ trương “Tại thời điểm bán, thanh lý tài sản vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản”. Tuy nhiên đến nay, Bộ Tài chính chưa có văn bản nào hướng dẫn để thực hiện.

Trả lời: (tại Công văn số 1830/BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Khu thương mại Mộc Bài hiện nay đang là Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu nên quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu. Theo đó, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu thương mại Mộc Bài (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư tại khu này) thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu.

- Khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới”.

- Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông qua nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.”

- Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới. Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Căn cứ pháp luật thuế và hải quan nêu trên, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu thương mại Mộc Bài (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư tại Khu này) thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu nay có nhu cầu thanh lý bán (nhập khẩu) vào thị trường nội địa thì được xác định là đã thay đổi về đối tượng không chịu thuế, nên phải thực hiện chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thanh lý theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu và nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thời điểm tính thuế cho hàng hóa bán thanh lý là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới). Như vậy, những mặt hàng như máy lạnh, máy vi tính, xe kéo…khi nhập khẩu vào Khu thương mại Mộc Bài đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý mặt hàng, nay phát sinh việc thanh lý sẽ không áp dụng chính sách quản lý mặt hàng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng để thanh lý.

Để giải quyết triệt để những vướng mắc có thể phát sinh trong việc thanh lý hàng hóa từ Khu thương mại Mộc Bài, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các cơ quan hải quan làm việc với các doanh nghiệp trong Khu thương mại Mộc Bài rà soát lại một lần nữa và báo cáo kết quả làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.

103. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét nâng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên (HSSV) vì cho rằng mức cho vay hiện nay 1,25 triệu đồng/tháng/HSSV vẫn còn thấp.

Trả lời: (tại Công văn số 13/BTC-TCNH ngày 03/01/2017)

- Theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), nguyên tắc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV là đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa để tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn đi học, Nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình HSSV chia sẻ một phần; HSSV cần nêu cao ý thức tiết kiệm, không tạo ra gánh nặng quá lớn đối với Nhà nước.

- Căn cứ vào tình hình thực tế, từ khi triển khai Chương trình, mức cho vay HSSV đã được Nhà nước xem xét, điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế từ mức ban đầu là 800.000 đồng/tháng/HSSV, qua 5 lần điều chỉnh hiện nay mức cho vay là 1.250.000 đồng/tháng/HSSV (Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 05/01/2016); đáp ứng 42% tổng chi phí học tập của HSSV.

Như vậy, mức cho vay theo quy định hiện hành là phù hợp với nguyên tắc xác định mức cho vay, phù hợp với mức tăng giá cả tiêu dùng, mức tăng học phí; đồng thời phù hợp với bối cảnh ngân sách nhà nước và khả năng huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay.

104. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay, có nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tiền theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa tìm được việc làm, chưa có thu nhập để trả tiền vay. Cử tri kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét giảm lãi suất nợ vay nhằm giúp gia đình các em giảm bớt khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số 14/BTC-TCNH ngày 03/01/2017)

- Ngày 01/6/2015, trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, theo đó lãi suất cho vay chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên giảm từ 7,2%/năm xuống 6,6%/năm.

- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất cho vay trung và dài hạn tại thời điểm ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg nêu trên và hiện nay đối với các lĩnh vực ưu tiên vẫn tương đối ổn định, phổ biến ở mức 9-10,5%/năm và đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường vẫn ở mức 9,3-11%/năm.

Như vậy, ngoài các ưu đãi về thủ tục, quy trình, thời gian vay vốn thì quy định về lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên là 6,6%/năm như hiện hành là phù hợp và đã thể hiện tính ưu đãi của Nhà nước dành cho đối tượng học sinh, sinh viên.

105. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng đồng bộ về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp (Hiện nay Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 10/10/2008 của Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn cho cấp trung ương và cấp tỉnh; còn cấp huyện và cấp xã không hướng dẫn vì vậy rất khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận động đóng góp và chi hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện, xã).

Trả lời: (tại Công văn số 1310/BTC-HCSN ngày 25/01/2017)

1. Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 và Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (thay thế Nghị định số 36/2005/NĐ-CP); Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 08/10/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em, trong đó quy định: Quỹ Bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập ở cấp tỉnh và cấp trung ương; do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) và do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em ở cấp huyện và xã: Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập ở cấp nào do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp đó quản lý và sử dụng vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/06/2012 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; ở cấp huyện và cấp xã không thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội mà chỉ thành lập đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em ở cấp huyện, xã chỉ được thành lập dưới dạng quỹ xã hội, quỹ từ thiện và việc quản lý, sử dụng quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và văn bản hướng dẫn Nghị định.

2. Ngày 05/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017. Tuy nhiên, Luật không quy định cụ thể mô hình hoạt động của Quỹ.

Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trẻ em. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn chuyển kiến nghị cử tri đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, nghiên cứu trong quá trình xây dựng Nghị định.

106. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Các cấp, các ngành quyết tâm kiên quyết chống buôn lậu, nhưng trong quá trình thực hiện cử tri thắc mắc vì sao, thường bắt được và xử lý là những vụ việc nhỏ lẻ, còn buôn lậu với quy mô lớn rất ít khi phát hiện…Đề nghị tăng cường tuần tra, kiểm tra giám sát và tổ chức nghiêm những vụ vi phạm.

Trả lời: (tại Công văn số 1828/ BTC – TCHQ ngày 13/02/2017)

Trong thời gian vừa qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Ngay từ đầu năm 2016, Bộ Tài chính, với vai trò là Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống gian lận thương mại, hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ tham mưu, chỉ đạo đến bắt giữ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể:

- Xây dựng và ban hành 10 kế hoạch lớn về công tác phòng, chống buôn lậu như: Kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2016; Kế hoạch hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại của lực lượng Kiểm soát Hải quan năm 2016; Kế hoạch phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với đường dây, ổ nhóm buôn lậu năm 2016; Kế hoạch đẩy mạnh, tăng cường và nâng cao công tác phân tích tình hình, dự báo phục vụ cho công tác kiểm soát Hải quan; Kế hoạch đấu tranh phòng chống mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và buôn lậu tiền chất năm 2016; Kế hoạch đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; Kế hoạch triển khai một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã trái pháp luật; Kế hoạch tăng cường kiểm soát container có rủi ro cao tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

- Chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác nắm tình hình địa bàn, kết quả đấu tranh, bắt giữ, xử lý các vụ việc vi phạm, ban hành 30 văn bản chỉ đạo, cảnh báo tập trung vào các mặt hàng cấm, các hiện tượng nổi cộm như: tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng xe máy điện, xe đạp điện, mũ bảo hiểm và các phụ tùng, phụ kiện; tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng xăng, dầu; triển khai chiến dịch STORM VII của tổ chức Interpol về đấu tranh, phòng chống tội phạm về thuốc, thực phẩm chức năng và sản phẩm y tế giả tại Việt; tăng cường kiểm tra C/O đối với mặt hàng sữa thành phẩm từ Singapore và mặt hàng phôi thép từ Trung Quốc...

- Kết quả: Từ 15/12/2015-15/12/2016, Bộ tài chính đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát hải quan chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 15.489 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa ước tính 416 tỷ đồng, thu nộp ngân sách đạt 171 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 48 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 112 vụ án hình sự. Trong đó, lực lượng kiểm soát hải quan đã xác lập, đấu tranh thành công 47 chuyên án lớn và rất nhiều vụ việc phức tạp, tập trung vào các mặt hàng cấm, mặt hàng chiến lược, hàng thuế suất cao. Điển hình như:

+ Xác lập và đấu tranh thành công Chuyên án XD116 đã phát hiện hoạt động buôn lậu xăng dầu của Cty Cổ phần Dương Đông Hòa Phú tại Bình Thuận có hành vi buôn lậu 9.173,349 tấn3 xăng A92, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 202 tỷ đồng.

+ Đấu tranh thành công Chuyên án TN-0306 để đấu tranh với đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy cất giấu trong hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, Camphuchia đi Thái Lan, thu giữ 15,8 kg ma túy đá. Ngoài ra, đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển trái phép qua đường chuyển phát nhanh hàng không vào Việt Nam mặt hàng lá thảo mộc có chứa chất ma túy Cathinone và Cathine với tổng trọng lượng trên 5.000 kg.

+ Phá thành công 01 chuyên án NB2016 và bắt giữ 28 vụ việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, thu giữ 6.007,1 kg ngà voi và sản phẩm từ ngà voi 2,7 kg sừng tê giác, 248 kg vảy tê tê, 50 kg rùa, 58 kg tay gấu

+ Ngày 25/3/2016, Cục Hải quan Tp. Hải Phòng phát hiện bắt giữ 391.740 bao thuốc lá JM WHITE và JM.

+ Ngày 21/06/2016, Hải đội kiểm soát trên biển khu vực Miền Nam – Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) – Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuần tra, kiểm soát, phát hiện khu vực cảng của Công ty TNHH Hà Lộc có 02 đối tượng sử dụng xe máy trở 02 thùng xốp có dấu hiệu nghi vấn, phát hiện lực lượng chức năng 02 đối tượng vứt hàng bỏ chạy. Qua kiểm tra, phát hiện hàng hóa đựng trong 02 thùng xốp là hàng cấm. Tang vật tịch thu gồm: 29 kg thuốc nổ các loại, 100 kip nổ, 40m dây dẫn cháy chậm.

+ Ngày 01/8/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia – Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ 01 tàu gỗ không biển kiểm soát và 03 đối tượng đi trên tàu có hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm là 2.020 kg pháo nổ các loại.

+ Ngày 04/8/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài – Cục Hải quan Tp Hà Nội đã phát hiện 01 đối tượng quốc tịch Nhật Bản làm thủ tục xuất cảnh có mang 07 tượng vàng với trọng lượng 7000,59 gram không khai báo Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 6,7 tỷ đồng.

+ Ngày 11/8/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất – Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh kiểm tra, kiểm soát, phát hiện 01 đối tượng có hành vi nhập khẩu hàng quà biếu vi phạm chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa vi phạm là 01 khẩu súng, 2.000 viên đạn và 24 bình khí nén.

+ Ngày 28/08/2016, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu C74 (Bộ Công an), phòng PC46 Công an Lào Cai, Đồn Biên phòng Bát Xát phát hiện, bắt giữ trên 02 thuyền sắt vận chuyển 37,6 tấn thuốc lá trái phép.

+ Ngày 25/11/2016, Cục Hải quan tỉnh An Giang đã phát hiện ông Rim Ri Linh Phó đồn trưởng cửa khẩu quốc tế Phnom Đên - Vương quốc Campuchia, vận chuyển trái phép 18 kg vàng, trị giá ước tính 15,7 tỷ đồng.

Để tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục bám sát và thực hiện nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống buôn lậu, trọng tâm là Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

- Quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện toàn diện, hiệu quả các kế hoạch về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.

- Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, xác định trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng, vi phạm như: Tạm nhập tái xuất; kho ngoại quan; vận chuyển độc lập; chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng; đầu tư gia công; sản xuất xuất khẩu; nhập kinh doanh....; tập trung kiểm soát các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, pháo, tiền; động thực vật hoang dã; các mặt hàng chiến lược, hàng có thuế suất cao như xăng dầu, than, quặng, sắt, thép, rượu, bia, thuốc lá...; các mặt hàng có thuế suất cao, hàng bách hóa tiêu dùng; các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ô nhiễm môi trường như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, nguyên phụ liệu sản xuất thức ăn, thực phẩm, rác thải, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chức năng... góp phần tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức hướng dẫn kịp thời công tác nghiệp vụ kiểm soát hải quan cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tập trung vào công tác nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan; nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan Hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác đấu tranh chuyên án để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, bắt giữ tại tuyến cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch, chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các khu vực biên giới, cửa khẩu nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm không an toàn vì nhiệm vụ chung bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ sức khỏe người.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sự nguy hiểm của hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm không an toàn để người lao động, thuyền viên, doanh nghiệp biết, từ đó không thực hiện hoặc không tham gia tiếp tay cho hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm không an toàn.

 106. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Tỉnh Thái Nguyên xin phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương vào năm 2017 là 1000 tỷ đồng và được sử dụng các nguồn vượt thu để đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh.

Trả lời: (tại Công văn số 1952/BTC-TCNH ngày 14/02/2017)

  1. Về việc phát hành TPCQĐP năm 2017:
  • Liên quan đến đề nghị phát hành 1,000 tỷ đồng TPCQĐP của tỉnh Thái Nguyên năm 2017, ngày 31/10/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 15458/BTC-NSNN gửi Văn phòng Chính phủ trả lời kiến nghị của tỉnh, trong đó có nội dung về phát hành TPCQĐP.
  • Thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, từ năm 2017, ngân sách địa phương được phép bộỉ chi. Vì vậy, theo phê duyệt của Quốc hội về phương án bội thu, bội chi năm 2017, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch vạy là 386 tỷ đồng (trong đó: vay từ nguồn trong nước là 344 tỷ đồng, vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài là 42 tỷ đồng); mục đích của khoản vay trên gồm 244 tỷ đồng để bù đắp bội chi và 142 tỷ đồng để trả nợ gốc.
  • Đồng thời, việc vay nợ của địa phương còn phải đảm bảo trong hạn mức vay nợ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể, trong năm 2017, mức dư nợ vay tối đa của tỉnh Thái Nguyên không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 1.239,86 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2016, mức dư nợ vay của tỉnh là 1.144 tỷ đồng (bao gồm vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 338 tỷ đồng, vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài 306 tỷ đồng, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước 500 tỷ đồng).

Như vậy, hạn mức còn được phép vay của tỉnh trong năm 2017 bao gồm cả phát hành TPCQĐP là 95,86 tỷ đồng. Do đó, đề nghị Tỉnh thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn hiện hành để đảm bảo khả năng trả nợ của địa phương.

2. Về đề nghị được sử dụng nguồn vượt thu ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh

Trên cơ sở kiến nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên tại công văn số 3431 /UBND-KT ngày 15/9/2016 về việc sử dụng tăng thu ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh, Bộ Tài chính đã có công văn số 17930/BTC-NSNN ngày 16/12/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Tỉnh được để lại một phần từ nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2015. Do đó, sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, Bộ tài chính sẽ thông báo cho tỉnh Thái Nguyên.

107. Cử tri các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tiền Giang, Nghệ An, Bến Tre kiến nghị: Cử tri băn khoăn, lo lắng trước tình trạng nợ công lớn. Trong khi đó, thu ngân sách không đạt, đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả, nhiều dự án kinh doanh thua lỗ, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Đề nghị cần có giải pháp quyết liệt, thắt chặt kỉ luật ngân sách nhằm giảm nợ công theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.

Trả lời: (tại Công văn số 4538/BTC-QLN ngày 05/4/2017)

  1. Về tình hình nợ công

Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tranh thủ nguồn ODA, vay ưu đãi đồng thời phát hành các loại trái phiếu ở thị trường trong nước để cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn vay đã bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội (73% vốn vay sử dụng trực tiếp cho các chương trình, dự án giao thông vận tải, môi trường và phát triển đô thị, ngành năng lượng và công nghiệp; 9,5% vốn vay sử dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, 4% vốn vay cho y tế, xã hội ; 2,9% cho giáo dục và đào tạo), thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, do bội chi ngân sách còn cao, nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn nên nợ công tăng nhanh (khoảng 18,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015) và ước nợ công đến cuối năm 2016 gần sát trần Quốc hội cho phép. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số chương trình, dự án đầu tư còn có bất cập, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ, nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn là những thách thức đặt ra trong quản lý nợ công của nước ta.

  1. Về thu NSNN không đạt

Quốc hội quyết định dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng. Ngay từ đầu năm Chính phủ đã xác định nhiệm vụ khó khăn nhất là phải đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước, đặc biệt là cân đối ngân sách Trung ương (NSTW) trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh so với dự toán, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, ngoài ra việc cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do, và điều chỉnh miễn giảm thuế do thực hiện các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 20%, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân...) gây ảnh hưởng lớn đến cân đối NSNN năm 2016.

Trong quá trình điều hành, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về thuế, hải quan tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy điện tử hóa, hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường quản lý thu, quyết liệt chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu tăng thu ở lĩnh vực khác để bù đắp giảm thu do các tác động nêu trên. Kết quả, thu NSNN năm 2016 vượt dự toán 8,6%, trong đó thu ngân sách địa phương (NSĐP) vượt dự toán, thu NSTW cơ bản đạt dự toán. Có thể đánh giá rằng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch (6,21% so với mục tiêu 6,7% kế hoạch đầu năm); hoạt động của nhiều ngành kinh tế chủ đạo gặp khó (ngành khai thác mỏ và dầu khí, thủy điện)...., kết quả thực hiện thu NSNN năm 2016 là rất tích cực và tương đối toàn diện, đảm bảo kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán, giữ vững bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định.

  1. Về vấn đề đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công và để đáp ứng yêu cầu đổi mới và tăng cường quản lý đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị tăng cường quản lý đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công; đặc biệt là Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Đây là văn bản chỉ đạo rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tăng cường quản lý đầu tư công; quy định rõ các nguyên tắc đổi mới quản lý và phân cấp đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP, bảo đảm bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các cấp, các ngành được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; được chủ động xác định danh mục dự án và phân bổ vốn cho từng dự án cụ thể trong tổng số vốn được giao phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển và đặc điểm của Bộ, ngành, địa phương. Cơ chế đó vừa bảo đảm quyền tự chủ, chủ động của các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng bị động trong cân đối ngân sách trung ương trong thời gian vừa qua.

Những nội dung đổi mới tại Chỉ thị 1792/CT-TTg đã được thể hiện và luật hóa trong Luật Đầu tư công (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) và các luật có liên quan đến đầu tư công, như: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Xây dựng (sửa đổi),... đồng thời Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật.

Với việc ban hành các Luật, Nghị định nói trên, đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ trong tất cả các khâu của đầu tư công từ xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đến triển khai thực hiện chương trình, dự án; chuyển từ kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc ra từng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, chuyển từ việc phân cấp mạnh về đầu tư sang tăng cường kiểm soát của các cơ quan trung ương đã mang lại nhiều kết quả tích cực, phù hợp với thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, của các Bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

  1. Các dự án kinh doanh thua lỗ, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước

Từ năm 2014 đến hết năm 2016, có một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước, điển hình như dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ, Dự án tổ hợp Bauxit- Nhôm Lâm Đồng, Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn, Công ty cổ phần cao su Tây Ninh, Công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp Sài gòn – TNHH một thành viên....

Về nguyên nhân, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thua lỗ là do:

  • Lập phương án đầu tư các dự án không đúng với tình hình thực tế, phải thay đổi nhiều lần, thời gian đầu tư kéo dài, chậm đưa vào hoạt động hoặc phải dừng thi công, dẫn đến tổng mức đầu tư tăng, chi phí lãi vay cho dự án tăng, giá thành tăng.
  • Hệ thống thiết bị của các dự án đầu tư thiếu đồng bộ nên khi đưa dự án vào hoạt động không đúng công suất thiết kế, sản phẩm không đạt chất lượng hoặc đạt tỷ lệ thấp.
  • Chưa đánh giá và tính toán sát nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nên sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, trong khi thiếu vốn hoạt động.
  • Việc quản lý điều hành quản trị doanh nghiệp thấp kém, không kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục.
  1. Một số giải pháp

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ văn bản số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 báo cáo Quốc hội về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Tài chính đang cùng các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt chủ trương, giải pháp tại 02 Nghị quyết này nhằm thắt chặt kỉ luật ngân sách, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụ thể như sau:

- Về thu NSNN: Tăng cường, đổi mới công tác quản lý thu, quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế; thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư để có nguồn thu về NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Về chi NSNN: Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán; giữ bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định.

- Phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) theo đúng quy định, tập trung triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, không để phát sinh nợ đọng XDCB mới.

- Hạn chế tối đa chi hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, hoàn thiện phương thức khoán xe công một cách hợp lý, đồng thời nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức.

- Tiếp tục cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.

- Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.

- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng .

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.

108. Cử tri các tỉnh Hà Nam, Lạng Sơn, Sóc Trăng, Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm sớm triển khai hỗ trợ nhà ở cho Người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ vì hiện nay nhiều người có công vẫn chưa được hỗ trợ và rất cần được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa và xây mới nhà ở.

Trả lời: (tại Công văn số 4162/BTC-NSNN ngày 29/3/2017)

a) Căn cứ Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

b) Kết quả thực hiện đối với giai đoạn 1 của Chương trình:

Số hộ người có công với cách mạng của 53 địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 và 10 địa phương mới rà soát là 80.000 hộ với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương là 2.516,7 tỷ đồng. Nguồn vốn trên đã được bố trí thông qua hai nguồn:

- Bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2013 là 230 tỷ đồng.

- Trong các năm 2014, 2015, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương để bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách địa phương là 2.286,7 tỷ đồng.

c) Kế hoạch đối với giai đoạn 2 của Chương trình:

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng số hộ người có công các địa phương rà soát, phê duyệt là 362.948 hộ, số hộ dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2 của Chương trình là 282.948 hộ; theo đó ngân sách trung ương cần bố trí thêm khoảng 7.300 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó bố trí số vốn còn thiếu nêu trên để thực hiện Chương trình. Từ tình hình trên, căn cứ trên số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện cho các địa phương; Bộ Tài chính sẽ tham gia phối hợp theo đúng quy định.

109. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, cơ chế tài chính đối với vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý do thiếu kinh phí phục vụ công tác kiểm nghiệm, tiêu hủy cũng như đầu tư trang thiết bị máy móc mới... trong khi đó số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm phải nộp ngân sách. Đề nghị Chính phủ cho phép các tỉnh/thành phố được giữ lại 100% số tiền thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ công tác kiểm nghiệm, tiêu hủy, đầu tư trang thiết bị máy móc... bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước.

Trả lời: (tại Công văn 3625/BTC-NSNN ngày 20/3/2017)

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 “Tiền xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa là khoản thu phân chia điều tiết về ngân sách trung ương 70%, ngân sách địa phương 30%”. Theo đó, năm 2016, khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ngân sách địa phương hưởng 100%.

Từ năm 2017, thực hiện theo quy định Luật NSNN năm 2015: Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (điểm i khoản 1 Điều 35). Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước địa phương thực hiện là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (điểm q khoản 1 Điều 37). Theo đó, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do các cơ quan trung ương thực hiện là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%; tiền thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do các cơ quan địa phương thực hiện là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%.

Chi cho nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm ở địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Để đảm bảo kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, tại Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “Ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm; chủ động bố trí chi tương ứng số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nộp ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn” (điểm c khoản 6 Điều 3).

Trên cơ sở đó, tại Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 đã quy định: Căn cứ dự toán ngân sách giao năm 2017, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Bố trí chi cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nộp ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kim tra, kim nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại địa phương. Vì vậy, đề nghị Thành phố thực hiện theo quy định hiện hành.

110. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị tiếp tục cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho các cháu từ 03 đến 05 tuổi.

Trả lời: (tại Công văn 3624/BTC-NSNN ngày 20/3/2017)

Căn cứ quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đe án Phố cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuồi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT- BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của liên Bộ Gỉáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đổi với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg; Văn bản số 2417/TTg-KGVX ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non; trên cơ sở báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách năm 2016 của Ưỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tại Văn bản số 196/BC- ƯBND ngày 27/12/2016, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 650/BTC-NSNN ngày 06/01/2017 tạm cấp bồ sung có mục tiêu năm 2016 từ ngân sách trung ương cho tỉnh Tuyên Quang kinh phí để thực hiện hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 - 5 tuổi năm 2016 là 24.200 triệu đồng. Đồng thời, đã đề nghị Tỉnh căn cứ kết quả thực hiện chính sách năm 2016, có báo cáo cụ thể gửi về Bộ Tài chính để xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với năm 2017 năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, căn cứ quy đinh tại Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 4/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tương Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao ốn định trong cân đối chi ngân sách địa phương hàng năm cho Tỉnh để thực hiện chính sách tiền ăn trưa cho trẻ em 3 - 5 tuổi là 27.319 triệu đồng.

111. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri cho rằng trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh bị cắt giảm 5% tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 23% xuống còn 18% (giai đoạn 2017-2020) đối với khoản thu ngân sách được giữ lại, đề nghị Trung ương cần có cơ chế linh hoạt phân cấp mạnh hơn nữa để tạo điều kiện cho Thành phố có đủ nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và phát triển, xây dựng thành phố văn minh hiện đại, nghĩa tình.

Trả lời: (tại Công văn số 3351/BTC-NSNN ngày 14/3/2017)

   - Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật ngân sách nhà nước năm 2015 (khoản 6 Điều 19), thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia do Quốc hội quyết định. Tại Nghị quyết số 29/2016/QH14 ngày 14/11/2016 của Quốc hội khóa XIV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017, theo đó tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2017-2020, phần ngân sách thành phố Hồ Chí Minh được hưởng là 18%.

   Ngoài ra, dự toán năm 2017, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố là 7.316 tỷ đồng (gồm: vốn ngoài nước: 4.034 tỷ đồng, vốn trong nước 3.282 tỷ đồng) để thực hiện các dự án, công trình quan trọng.

- Giai đoạn 2016-2020, ngân sách trung ương còn cam kết hỗ trợ cấp phát cho Thành phố khoảng trên 03 tỷ USD vốn ODA và cho vay lại khoảng 01 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, xử lý vấn đề vệ sinh môi trường, cấp thoát nước (như: dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tuyến Bến Thành - Suối Tiên, dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2, dự án cải thiện môi trường nước, phát triển giao thông xanh,...); hỗ trợ 10.000 tỷ đồng tiền thu từ cổ phần hóa để xử lý chống ngập cho Thành phố; hỗ trợ 8.800 tỷ đồng để đầu tư 02 bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn Thành phố (Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Ung bướu).

   - Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật ngân sách nhà nước năm 2015[9], có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, thay thế Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 61/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2004/NĐ-CP về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo Chính phủ trình xin ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong đó quy định về cơ chế thưởng và bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu hàng năm của ngân sách trung ương trên địa bàn Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; mức dư nợ vay của ngân sách thành phố; việc trích và tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của Thành phố; về ưu tiên hỗ trợ và cho vay lại từ nguồn vốn ODA cho Thành phố, hỗ trợ bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố;... Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội (văn bản số 89/UBTVQH14 - TCNS ngày 06/3/2017), Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

   - Ngoài ra, ngày 20/10/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8663/VPCP-V-V.III gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết một số đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, theo đó về tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo: "Đồng ý về chủ trương thí điểm tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng phương án thí điểm từng vấn đề, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của Chính phủ, giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ động xây dựng đề án gắn với trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, làm việc với các Bộ, ngành báo cáo Chính phủ để xin ý kiến Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội".

   Với các giải pháp trên, cùng với sự năng động, sáng tạo của Cấp ủy và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính cho rằng thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thêm nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và phát triển, xây dựng thành phố văn minh hiện đại, nghĩa tình.

112. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước có chính sách (nguồn kinh phí) phân bổ hợp lý xuống cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở (nhất là các hội nghị giao lưu, truyền đạt tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ).

Trả lời: (tại Công văn số 3431/BTC-HCSN ngày 14/3/2017)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh ở địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo.

Hiện nay quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác thực hiện theo Thông tư số 71/2015/TT-BTC ngày 11/5/2015 của Bộ Tài chính. Tại Thông tư đã quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguồn kinh phí và nguyên tắc sử dụng kinh phí, nội dung chi và mức chi, quy trình lập, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, đơn vị. Cụ thể một số quy định như sau:

- Quy định nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động của Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, trong đó có nội dung chi tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (bao gồm cả các hội nghị có tính chất giao lưu, truyền đạt tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ).

- Quy định về nguồn kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, cụ thể:

+ Đối với các Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động (ngoài nguồn thu hội phí được để lại theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Hội; viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước nếu có): Do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

+ Đối với các Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, doanh nghiệp và tổ chức khác (ngoài nguồn thu hội phí được để lại theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Hội; viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước nếu có): Được hạch toán và quyết toán vào chi phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, doanh nghiệp và tổ chức khác, được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và tổ chức khác có trách nhiệm thông báo mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Cựu chiến binh của đơn vị mình.

Như vậy, để có nguồn kinh phí hoạt động (bao gồm cả kinh phí cho hội nghị giao lưu, truyền đạt tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ) Hội Cựu chiến binh cấp cơ sở căn cứ yêu cầu công việc và các quy định hiện hành, xây dựng dự toán gửi bộ phận tài chính của đơn vị mình, để được xem xét, bố trí kinh phí hoạt động.

113. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Liên quan đến nội dung quản lý ngân sách nhà nước, cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013) sớm bổ sung kinh phí cho dự án cấp điện nông thôn từ hệ thống lưới điện quốc gia của tỉnh Phú Thọ, tránh tình trạng dự án phải tạm dừng sau một thời gian thi công gây thất thoát, lãng phí nguồn lực đã đầu tư; tạo điều kiện giúp người dân nghèo bền vững.

Trả lời: (tại Công văn số 2803/BTC-ĐT ngày 03/3/2017)

Theo quy định tại Điều 88 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện các dự án thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020 nêu trên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

Do đó, Bộ Tài chính báo cáo và đề nghị Ban Dân nguyện – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chuyển kiến nghị của cử tri về việc sớm bổ sung kinh phí cho dự án cấp điện nông thôn từ hệ thống lưới điện quốc gia của tỉnh Phú Thọ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xử lý nội dung kiến nghị. Trong quá trình xử lý nội dung kiến nghị, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan theo đúng quy định hiện hành.

114. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị sớm hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, nguyên tắc, hệ số phân bổ ngân sách cho xây dựng nông thôn mới 2017 và giai đoạn 2016-2020, để địa phương hoàn thành kế hoạch đề ra.

Trả lời: (tại Công văn số 4838/BTC-NSNN ngày 13/4/2017)

Ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong đó “Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là cơ quan chủ trì Chương trình) chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31/10/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 9192/BNN-VPĐP xin ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 16224/BTC-NSNN ngày 14/11/2016 gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, đề nghị Tỉnh triển khai thực hiện.

115. Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Định, Tiền Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, Chính phủ đã có nhiều giải pháp kịp thời trong điều hành nền kinh tế đất nước ổn định và phát triển, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, một số mặt hàng thiết yếu giảm giá, nhưng vẫn tiếp tục kiến nghị Chính phủ có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn nữa để kiểm soát giá cả thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp tới đời sống của nhân dân.

Trả lời: (tại Công văn số 2990/BTC-QLG ngày 07/3/2017)

Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường (trong đó có các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, gas, xăng dầu, cước vận tải, vật tư nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, sữa...) đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ...; đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; áp dụng các biện pháp đăng ký giá khi bình ổn giá; kê khai giá khi doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu, triển khai chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm...). Đối với các hàng hóa và dịch vụ thuộc diện Nhà nước đang quản lý hoặc kiểm soát như xăng dầu, điện, nước sạch..., giá cả cũng được quản lý và điều hành theo nguyên tắc giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định tại Luật Giá.

   Trong năm 2016, để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát nói chung, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể để triển khai Nghị quyết. Đối với công tác quản lý Nhà nước về giá, các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định cuả Luật Giá, góp phần kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nghiêm túc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương nên giá cả thị trường trong năm 2016 cơ bản ổn định, không xảy ra đột biến. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, đạt mục tiêu đặt ra; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%. Lạm phát cơ bản năm 2016 tăng 1,83% so với năm 2015.

Bước sang năm 2017, bên cạnh việc ban hành Nghị quyết và triển khai Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ; trong công tác quản lý giá, ngay từ những tháng đầu năm 2017, công tác quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu đã được Bộ Tài chính chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt, theo đó thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017; Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 19/12/2016 chỉ đạo Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng phương án chuẩn bị nguồn cung hàng hóa, đủ đáp ứng nhu cầu Tết; tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.

   Bên cạnh đó, chương trình bình ổn thị trường tiếp tục được tăng cường triển khai tại các địa phương, qua đó bảo đảm nguồn hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp cao điểm, góp phần bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn và trên phạm vi cả nước.

   Công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, các quy định về điều chỉnh giá, kê khai, niêm yết giá đúng giá niêm yết tiếp tục được tăng cường thực hiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về quản lý giá, thuế, phí.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và các văn bản có liên quan; trong đó tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đồng thời, tổ chức theo dõi sát diễn biến thị trường-giá cả, kịp thời có biện pháp phù hợp can thiệp thị trường để bình ổn thị trường giá cả, kiểm soát lạm phát theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, thuế, phí. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

116. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, xem xét quy định giá thuê đất của các doanh nghiệp hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trả lời: (tại Công văn số 4154/BTC-QLCS ngày 29/3/2017)

Theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ quy định:

(i) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không thông qua hình thức đấu giá thì đơn giá thuê đất hàng năm = Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) Giá đất tính thu tiền thuê đất. Trong đó, tỷ lệ phần trăm (%) là 1%, riêng đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối đa không quá 3%; đất thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật, căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối thiểu không thấp hơn 0,5%. Mức tỷ lệ phần trăm (%) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cụ thể theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất và công bố công khai trong quá trình triển khai thực hiện.

   Giá đất để tính thu tiền thuê đất được xác định theo các phương pháp: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

   (ii) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá thì đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê là giá đất của thời hạn thuê đất và được xác định theo các phương pháp: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

   Như vậy chính sách thu tiền thuê đất hiện hành đã quy định đơn giá thuê đất phù hợp với thực tế sử dụng đất và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

117. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về cơ chế giá bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Hiện nay, theo tính toán, chi phí lưu thông để đưa xăng, dầu từ cầu cảng trên đất liền đến người tiêu dùng trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tăng khoảng 2.000 đồng/lít (doanh nghiệp bán lẻ phải tự vận chuyển xăng, dầu từ đất liền ra đảo bằng thuyền, đưa xăng, dầu từ thuyền vào kho và bán lẻ nên chi phí tăng cao). Do đó, nếu thực hiện bán đúng giá theo quy định của Nhà nước thì doanh nghiệp bán sẽ lỗ, nhưng nếu bán theo giá của doanh nghiệp tự hạch toán thì vi phạm quy định của Nhà nước và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, có cơ chế về giá bán lẻ xăng, dầu phù hợp với đặc thù huyện đảo Lý Sơn nói riêng và các khu vực biển đảo trên cả nước.

Trả lời: (tại Công văn số 3049/BTC-QLG ngày 08/3/2017)

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, từ 1/11/2014, Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì điều hành giá bán xăng dầu trong nước. Với vai trò phối hợp với Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu trong nước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu với nguyên tắc cơ bản là: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Theo đó, thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán trong biên độ nhất định, theo quy trình và nguyên tắc quy định.

Liên quan đến chi phí lưu thông xăng dầu trong đó có chi phí lưu thông đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cở sở sản xuất xăng dầu, tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đã quy định:

a) Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu; đã bao gồm chi phí phát sinh đặc thù của xăng E5, E10 như: chi phí khấu hao tài sản của hệ thống phối trộn xăng E5, E10, chi phí hao hụt trong quá trình phối trộn, chi phí vận hành, chi phí giám định cấp chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển phát sinh do cung đường vận chuyển hàng hóa thay đổi, chi phí cải tạo cửa hàng chuyển sang kinh doanh xăng E5, E10...) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng không chì là: 1.050 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng E5, E10 là: 1.250 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.

Trong đó, các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn…

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm.”

Căn cứ theo quy định nói trên, chi phí kinh doanh định mức được tính theo mức tối đa đối với từng chủng loại xăng, dầu và để áp dụng trong việc tính giá cơ sở xăng dầu. Giá cơ sở do cơ quan Nhà nước công bố là mức giá trần; các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối được chủ động quy định giá bán lẻ (riêng dầu madut là giá bán buôn) trong phạm vi giá cơ sở công bố, phù hợp với trình tự, thủ tục quy định. Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn định mức quy định, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm.

118. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đồng tình phải thu thuế để có tiền nuôi bộ máy nhà nước, đầu tư phát triển, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội ...; tuy nhiên, Chính phủ cần nghiên cứu, xem lại việc thu thuế cao đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; bởi thuế cao, các doanh nghiệp sẽ đưa vào giá thành sản phẩm, đồng nghĩa người tiêu dùng phải chịu, nhất là những hộ có thu nhập thấp. Đề nghị nghiên cứu có giải quyết phù hợp vừa đảm bảo ngân sách nhà nước (NSNN), vừa đáp ứng được đa số nguyện vọng của cử tri.

Trả lời: (tại Công văn số 3951/BTC-CST ngày 27/3/2017)

Về đề nghị nghiên cứu, xem lại việc thu thuế cao đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là chưa đúng, cần phải được phân tích, tách bạch để có cách hiểu chính xác như sau:

   1. Đối với thuế, phí trong lĩnh vực tài chính, là khoản huy động của Nhà nước từ doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội nhằm phục vụ tài chính cho các hoạt động của Nhà nước và mang tính chất hoàn trả gián tiếp.

   a) Để so sánh tương quan giữa các quốc gia, thường sử dụng tiêu chí về tỷ lệ % giữa số huy động từ thuế, phí tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). So với các nước, việc xây dựng, tính toán số thu ngân sách ở Việt Nam có đặc thù cần lưu ý khi so sánh về mức độ động viên ngân sách của Việt Nam với các nước, cụ thể như sau:

   - Hiện nay, số thu ngân sách từ thuế, phí của nhiều nước theo số liệu được tổ chức quốc tế tổng hợp và công bố thường chỉ là số thu ngân sách của chính quyền trung ương do hệ thống ngân sách của các nước này có sự độc lập giữa các cấp ngân sách. Trong khi đó, hệ thống ngân sách của Việt Nam bao gồm 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Vì vậy số thu ngân sách được công bố, công khai hàng năm luôn bao gồm nguồn thu của tất cả 4 cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách (tức là bao gồm cả Trung ương và địa phương).

   - Về các chỉ tiêu trong tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, từ quyền sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như thu từ các sắc thuế khác. Tuy nhiên xét về bản chất thì các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế. Ở nhiều nước, các khoản thu này được xếp vào các nhóm khoản thu “từ vốn” (thu từ bán tài nguyên quốc gia) và không được tính vào nguồn thu ngân sách như là khoản động viên từ thuế, phí. Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc, nguồn động viên ngân sách không thể hiện các khoản thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước như ở Việt Nam.

   Do đó, để đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tế thì việc so sánh về tỷ lệ thu NSNN tính trên GDP ở Việt Nam với các nước cần phải dựa trên các tiêu chí đồng nhất và cùng bản chất. Theo số liệu thống kê thì tỷ trọng tổng số thu NSNN trên GDP của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015 là 22,8%, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí là 20,9%. Trong khi tỷ trọng tổng số thu NSNN trên GDP của một số nước trong khu vực giai đoạn 2011-2015 như Thái Lan là 23%, In-đô-nê-xi-a là 16,6%, Lào 23,4%, Ma-lai-xi-a là 24,5%, Ấn Độ là 19,5% ...

   Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí tính trên GDP thì với những đặc thù về cơ cấu thu và phương thức hạch toán thu ngân sách có sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước như phân tích ở trên thì nguồn số liệu ngân sách ở Việt Nam được sử dụng để so sánh với các nước cần phải loại trừ các khoản thu có tính chất khác biệt, các khoản thu có bản chất “thu từ vốn” và không mang tính chất động viên từ hoạt động kinh tế. Cụ thể, tính trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015:

   - Tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí (bao gồm cả thu từ dầu thô) ở Việt Nam là 20,9% GDP.

   - Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam là 17,2% GDP. Và nếu tiếp tục loại trừ thu từ tiền sử dụng đất thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí ở Việt Nam vào khoảng 15,6%.

   b) Tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần:

   - Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Trong thời kỳ 10 năm từ 1999 đến 2009, thuế suất thuế TNDN đã được điều chỉnh giảm từ mức 32% năm 1999, mức 28% từ năm 2004 và 25% từ năm 2009 theo đúng chiến lược, lộ trình cải cách thuế. Mức thuế suất phổ thông từ 2014 là 22% và từ 1/1/2016 xuống mức 20% và mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 17%. Nếu so với mức bình quân chung của 83 nước trên thế giới là 27%; so với một số nước trong khu vực có mức thuế suất phổ thông 30% như Phi-líp-pin, Thái Lan; Trung Quốc 25%, Ma-lai-xi-a 25% thì mức thuế suất phổ thông của Việt Nam được đánh giá là thấp.

   - Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Kể từ 01/01/2009, Luật thuế TNCN có hiệu lực, theo đó thuế suất thuế TNCN được quy định các mức từ 5%-35%, quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 4 trđ/tháng, cho mỗi người nộp thuế là 1.6 trđ/tháng. Từ 01/7/2013, Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 9 trđ/tháng, cho mỗi người phụ thuộc lên 3.6 trđ/tháng. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, từ 01/01/2015, theo Luật số 71/2014/QH13 nộp thuế theo mức khoán trên doanh thu theo tỷ lệ phù hợp với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh.

   - Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): hiện nay, mức thuế suất phổ thông ở Việt Nam là 10% (cùng với mức thuế suất 5% được áp dụng cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ). Theo thống kê về thuế suất thuế GTGT của 112 nước trên thế giới thì có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức 10%. Các nước xung quanh như Lào, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%.

   - Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Đối tượng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB chủ yếu là những chủng loại mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng (thuốc lá, rượu bia) hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao (như ô tô, chơi gôn) hay những dịch vụ mang tính nhạy cảm về mặt xã hội (kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, casino). Quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng xã hội lành mạnh; Khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn.

   - Về thuế xuất - nhập khẩu: Kể từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do trong và ngoài khu vực. Theo đó, Việt Nam hàng năm đều thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng nghìn dòng thuế xuất, nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế. Tỷ trọng thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tổng thu NSNN có xu hướng giảm (từ bình quân 9,51% giai đoạn 2005 -2010 giảm xuống còn bình quân 8,31% giai đoạn 2011-2014).

   - Về các khoản thu đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn: thực hiện miễn, giảm nhiều khoản thu như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; miễn thu thuỷ lợi phí đến hết ngày 31/12/2016 (theo Luật phí và lệ phí thì từ ngày 01/01/2017 khoản thu thủy lợi phí được chuyển sang cơ chế giá).

   - Về thuế bảo vệ môi trường (BVMT): Theo quy định tại Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế BVMT, có hiệu lực từ ngày 01/5/2015, mức thuế BVMT đối với xăng tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít (tăng 2.000 đồng/lít); các mặt hàng xăng dầu khác tăng lên tương ứng; riêng dầu hỏa giữ mức thuế được quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12. Việc điều chỉnh tăng mức thuế BVMT nêu trên là đảm bảo nằm trong khung thuế BVMT do Quốc hội quy định và thuộc thẩm quyền của UBTVQH; đồng thời là nhằm ứng phó với tình hình giá dầu giảm và duy trì ở mức thấp; khuyến khích việc sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5, E10); đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân khi giá dầu trên thế giới giảm và thực hiện cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu cũng như hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu.

   Để việc tăng thuế BVMT không dẫn đến tăng tỷ lệ thuế trong giá bán xăng dầu cũng như tăng giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu cùng với việc điều chỉnh thuế BVMT.

   - Về thuế tài nguyên: Mỗi chính sách thu hiện hành liên quan đến tài nguyên (trong đó có thuế tài nguyên) đều được gắn với mục tiêu điều chỉnh riêng, là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân; Mức thuế suất thuế tài nguyên thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.

   Ngày 10/12/2015, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 về ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, thay thế Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13), trong đó đã điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với một số nhóm, loại tài nguyên. Việc điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên tại Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên; góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên; phù hợp bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng khi phải thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, đảm bảo bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế (Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa, trong đó có chính sách thuế tài nguyên để thay thế cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải cắt giảm theo các cam kết quốc tế; Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng khuyến nghị các nước sử dụng thuế nội địa để thực hiện các phương án cắt, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế).

- Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh là tương đối thấp (chỉ 0,03% đối với diện tích trong hạn mức). Ngoài ra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, luật thuế TTĐB và luật quản lý thuế số 106/2016/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) quy định miễn nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Quy định này đã góp phần giảm thủ tục hành chính kê khai nộp thuế, đồng thời hỗ trợ người nộp thuế còn nhiều khó khăn.

   - Về thu phí, lệ phí: Mỗi khoản phí gắn với một dịch vụ cung cấp. Doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ nào thì trả khoản phí tương ứng với dịch vụ được cung cấp.

   Theo quy định của Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, sẽ có 26 khoản phí, 68 khoản lệ phí được bãi bỏ; 45 khoản phí chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá qua đó khuyến khích nguồn lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ công và cải cách thủ tục hành chính.

   Hệ thống chính sách thuế trong những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển; đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN, bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch các hoạt động kinh tế, chống gian lận; thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; công tác tổ chức thu nộp và quản lý sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí được công khai, minh bạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; từng bước đổi mới cơ chế quản lý phí, lệ phí gắn với xã hội hóa, tạo cơ chế chủ động cho các đơn vị quản lý thu nộp và sử dụng phí, lệ phí; phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong lĩnh vực phí, lệ phí.

   Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, của doanh nghiệp do ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới, từ năm 2008 đến năm 2014, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định và thực hiện nhiều giải pháp về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh như: giảm và giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; miễn, giảm và giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy thoái kinh tế; miễn, giảm và giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính...

   Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống thuế tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo đúng mục tiêu theo chiến lược cải cách đã đặt ra là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư. Theo đó, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tích tụ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

119. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) chưa “công bằng” đối với Hợp tác xã thì được hoàn thuế còn Tổ hợp tác thì không được hoàn thuế. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu tạo điều kiện cho Tổ hợp tác phát triển làm tiền đề đi lên Hợp tác xã.

Trả lời: (tại Công văn số 3739/BTC-CST ngày 22/3/2017)

Luật thuế GTGT quy định có 02 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm: phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; và cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng với: Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; Hộ, cá nhân kinh doanh; Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay; Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, cơ sở kinh doanh áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT được hoàn thuế GTGT theo 02 trường hợp: (i) hoàn thuế đối với dự án đầu tư; và (ii) hoàn thuế đối với xuất khẩu.

Do đó, trường hợp Tổ hợp tác có doanh thu dưới 01 tỷ đồng, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ và được hưởng chính sách thuế giống như trường hợp Hợp tác xã áp dụng phương pháp khấu trừ. Do vậy, đề nghị Tổ hợp tác nghiên cứu quy định của chính sách thuế GTGT để áp dụng cho phù hợp.

120. Cử tri tỉnh An Giang, Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị xem xét giảm thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phí, lệ phí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo, khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số 4578/BTC-TCT ngày 05/4/2017)

Theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai, khi người có quyền sử dụng đất được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất (không phải thuế sử dụng đất). Theo quy định về tiền sử dụng đất, pháp luật về phí, lệ phí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất:

  • Tại khoản Điều 11 quy định:

“Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

  1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho ngưòi phải di dời do thiên tai.”
  • Tại Điều 12 quy định:

“Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

  1. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công vói cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công”

" Tại khoản 1 Điều 16 quy định:

“Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn vê tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ sô tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đcm đề nghị kèm theo hô sơ xin câp Giây chứng nhận hoặc hô sơ xin chuyên mục đích sử dụng đât hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm ừả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hô trợ giảm trừ vào tiên sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn”

- Căn cứ quy định tại Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ

+ Tại Điều 8 quy định:

“Điều 8. Ghi nợ lệ phí trước bạ

  1. Ghi nợ lệ phí trước bạ đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai về thu tiền sử dụng đất. Khi thanh toán nợ lệ phí trước bạ thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp lệ phí trước bạ tính theo giá nhà, đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
  2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác (trừ trường hợp tặng cho nhà, đất giữa các đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định này) thì phải nộp đủ số lệ phí trước bạ còn nợ trước khi chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho.
  3. Thủ tục ghĩ nợ lệ phí trước bạ
  1.  Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ nhà, đất nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện khai lệ phí trước bạ và nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ (trong đó có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ lệ phí trước bạ nêu tại khoản 1 Điều này) theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định này”.

+ Tại khoản 26 Điều 9 quy định về miễn lệ phí trước bạ:

“26. Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, Tây Nguyên; nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vừng sâu, vùng xa”.

Căn cứ quy định nêu trên, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân nghèo, khó khăn thuộc hộ nghèo, chính sách thu tiền sử dụng đất, chính sách lệ phí trước bạ hiện hành đã có quy định về ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ. Ngoài ra, chính sách quy định cho phép người có khó khăn về tài chính được ghi nợ tiền sử dụng đất không giới hạn diện tích đất được ghi nợ và được hưởng mức hỗ trợ 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn và được ghi nợ lệ phí trước bạ.

121. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay kinh phí chuyển mục đích sử dụng đất là quá cao, trong khi đó việc đền bù cho các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng để nhà nước xây dựng các công trình, dự án là rất thấp không đủ cho việc di dời, xây dựng lại nhà ở và chuyển mục đích sử dụng đất tại nơi ở mới. Đề nghị xem xét giảm mức thuế chuyển mục đích sử dụng đất đối với các hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng do nhà nước thu hồi để giảm bớt sự khó khăn của người dân.

Trả lời: (tại Công văn số 4579/BTC-TCT ngày 05/4/2017)

Theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai, khi ngưòi có quyền sử dụng đất được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đât (không phải thuê sử dụng đât). Theo quy định về tiền sử dụng đất thì:

- Căn cứ quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất:

“Điều 3. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các trường hợp quy định tại Điều 76 của Luật Đất đai....

… Điều 4. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đinh, cá nhân

... Điều 6. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đât đai được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nưởc thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đỉnh, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;...”

- Theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất:

+ Tại khoản 2 Điều 5 quy định:

“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo Quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gần liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thi thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo gỉá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết đinh chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tỉền sử dụng đất như sau:
  • Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyến mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở vói tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tạỉ thời điếm có quyết định chuyến mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thòi gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này”

+ Tại khoản 1 khoản 2 Điều 11 quy định:

“Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường họp sau đây:

  1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộỉ đặc biệt khỏ khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.
  2. Miễn tiền sử dụng đất ừong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định”

+ Tại khoản 2 Điều 12 quy định:

“Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công”

+ Tại khoản 1 Điều 16 quy định:

“Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kế từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn”.

 Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hộ gia đình cá nhân thuộc diện nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được nhà nước bồi thường tiền hoặc đất. Ngoài ra, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành quy định đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất; đồng thời đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất (miễn, giảm tiền sử dụng đất; ghi nợ tiền sử dụng đất...) nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

122. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri cho rằng, các hộ chính sách khi được nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,... hỗ trợ để xây dựng nhà ở (nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết...) phải nộp thuế xây dựng nhà ở tư nhân là không cần thiết. Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách miễn thuế đối với những trường hợp này.

Trả lời: (tại Công văn số 3950/BTC-CST ngày 27/3/2017)

Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành thì không có loại thuế nào có tên gọi là “thuế xây dựng nhà ở tư nhân” áp dụng đối với các hộ chính sách khi được nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp... hỗ trợ để xây dựng nhà ở (nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết...).

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì đối với các trường hợp nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận khi hỗ trợ tiền cho các hộ chính sách thì khoản thu nhập này của hộ chính sách thuộc diện miễn thuế TNCN.

123. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xem xét điều chỉnh giảm thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân ở thành thị cũng như nông thôn có được đất ở và nhà ở.

Trả lời: (tại Công văn số 4577/BTC-TCT ngày 05/4/2017)

Theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai, khi người có quyền sử dụng đất được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất (không phải thuế sử dụng đất). Theo quy định về tiền sử dụng đất thì:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất:

  • Tại điểm b khoản 2 Điều 5 quy định:

“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

  1. Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
  • Tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 quy định:

“Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

  1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho ngưòi phải di dời do thiên tai.
  2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định”
  • Tại khoản 2 Điều 12 quy định:

“Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công”

  • Tại khoản 1 Điều 16 quy định:

“Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thòi hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn”

Căn cứ quy định nêu trên, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất, trong đó đối với chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở chỉ thu phần chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp. Đối với đất vườn ao liền kề của hộ gia đình, cá nhân khi chuyển sang mục đích đất ở chỉ thu mức bằng 50% chênh lệch giữa tỉền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, chính sách thu tiền sử dụng đất có quy định nhiều ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất như trong trường hợp người sử dụng đất có khó khăn về tài chính thì Nhà nước cho ghi nợ tiền sử dụng đất... nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

124. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 135/2016/NĐ-CP để không trái với Luật Đất đai năm 2013.

Trả lời: (tại Công văn số 4152/BTC-QLCS ngày 29/3/2017)

- Tại Điều 108, Điều 112 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 1. Căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:

a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;

b) Mục đích sử dụng đất;

c) Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá.

- Tại Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định: (i) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể; việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp; (ii) Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 114, Khoản 2 Điều 172 và Khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; (iii) Giá đất cụ thể được áp dụng theo 05 phương pháp: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

- Căn cứ quy định nêu trên, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ quy định:

“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và bổ sung Khoản 4 vào Điều 4 như sau:

“1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm cụ thể như sau:

a) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do cơ quan tài chính xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.”

Việc quy định xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất theo 5 phương pháp: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất tùy theo giá trị của thửa đất, cùng với việc giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan là phù hợp và đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện.

125. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri phản ánh một số Luật chưa phù hợp như: Luật thuế thu nhập cá nhân chưa quy định rõ đối với trường hợp người cao tuổi, người già neo đơn, người mất sức, không có khả năng lao động... những đối tượng này khi phải bán đất, chuyển quyền sử dụng đất cho người khác mà không thuộc các khoản, mục tại Điều 4 thu nhập được miễn thuế, nhưng họ không có các khoản thu nhập, buộc họ phải chuyển quyền sử dụng đất cho người khác để lấy tiền sinh sống, nhưng họ không thuộc đối tượng được miễn. Kiến nghị xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trả lời: (tại Công văn số 3952/BTC-CST ngày 27/3/2017)

Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định các loại thu nhập được miễn thuế. Liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản, Luật quy định miễn thuế TNCN đối với: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau; Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất; Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất; Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất...

Điều 5 Luật thuế TNCN quy định: “Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp”.

Như vậy, quy định miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Điều 4 Luật thuế TNCN nêu trên đã thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với trường hợp chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất, chuyển nhượng bất động sản giữa các cá nhân có quan hệ huyết thống, trong gia đình.

Do đó, nếu người cao tuổi, người già neo đơn, người mất sức, không có khả năng lao động ... khi phải bán đất, chuyển quyền sử dụng đất cho người khác sẽ được miễn thuế TNCN nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Luật thuế TNCN. Trường hợp đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xem xét giảm thuế theo quy định.

126. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất theo hướng giảm mức thuế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư nhằm tạo điều kiện cho người dân chấp hành tốt các quy định về quản lý đất đai, nhất là về việc xây dựng nhà ở theo đúng các quy định của pháp luật. Bởi, hiện nay, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng mức thuế này lại quá cao so với khả năng của họ nên nhiều người dân, nhất là ở nông thôn không thể xây nhà hoặc xây nhà không phép trên phần đất của mình vì không có điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định. Thậm chí có nơi, còn xây dựng nhà ở trên những phần đất không phải là đất ở; Thiết nghĩ đây cũng là giải pháp giúp các cơ quan chức năng thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Trả lời: (tại Công văn số 4153/BTC-QLCS ngày 29/3/2017)

Tại khoản 2 Điều 5, Điều 11, Điều 12, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.”

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.”

Như vậy, chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất để xác định mức thu là phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời, đã có quy định nhiều chính sách ưu đãi cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất (miễn, giảm tiền sử dụng đất; ghi nợ tiền sử dụng đất...) nhằm giảm bớt khó khăn, giúp người dân có đầy đủ quyền hợp pháp về đất ở, nhà ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

127. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị xem xét, sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế nhằm phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời bù đắp thiệt thòi của nông dân, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và vẫn duy trì được nguồn thuế cho nhà nước. Theo Luật số 71/2014/QH13, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), vật tư nguyên liệu đầu vào có thuế GTGT phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm phân bón tăng lên từ 3% đến 4%. Đề nghị đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 2% đến 3%.

Trả lời: (tại Công văn số 4576/BTC-CST ngày 05/4/2017)

Trước ngày 01/01/2015, theo Luật thuế GTGT thì phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào (kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định) dùng cho sản xuất phân bón được khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.

Từ ngày 1/1/2015, theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế, mặt hàng phân bón chuyển từ đối tượng chịu thuế GTGT sang đối tượng không chịu thuế GTGT nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.

Trong quá trình thực hiện, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT về lại đối tượng chịu thuế GTGT và Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Do vậy, Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT.

128. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng việc quy định mức giải thưởng giải đặc biệt mỗi vé tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng, nhưng cơ cấu mức thưởng các giải khác lại giảm là không phù hợp. Ngoài ra, người dân lợi dụng việc có quá nhiều xổ số phát hành trong cùng một ngày để tổ chức bao lô, số đề mang tính cờ bạc ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương khó kiểm soát. Theo đó, cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu có quy định mức thưởng cho từng giải hợp lý và có biện pháp hạn chế người dân tham gia bao lô, số đề.

Trả lời: (tại Công văn số 3230/BTC-TCNH ngày 13/3/2017)

Hoạt động kinh doanh xổ số là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được Chính phủ cho phép triển khai thực hiện từ năm 1962 nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của một bộ phận người dân, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương để đầu tư cho các mục tiêu phát triển cộng đồng. Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007; Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số kinh doanh xổ số 30/2007/NĐ-CP về kinh doanh doanh xổ số; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác. Như vậy, khung khổ pháp lý quản lý đối với lĩnh vực này đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước trên cả 3 phương diện: thể chế chính sách, quản lý, giám sát và xử lý vi phạm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xổ số được thực hiện theo đúng định hướng của nhà nước.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 75/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số, tỷ lệ trả thưởng đối với từng loại hình xổ số được quy định như sau: (i) Đối với xổ số truyền thống, tỷ lệ trả thưởng xây dựng cho mỗi đợt phát hành tối đa là 50% trên tổng giá trị vé số phát hành; (ii) Đối với xổ số cào biết kết quả ngay và xổ số bóc biết kết quả ngay, tỷ lệ trả thưởng xây dựng cho mỗi đợt phát hành tối đa là 55% trên tổng giá trị vé số phát hành; (iii) Đối với xổ số lô tô thủ công, tỷ lệ trả thưởng xây dựng tối đa là 60% trên tổng giá trị vé số dự kiến phát hành, còn số lượng các hạng giải thưởng, cơ cấu từng giải thưởng trong tổng giá trị các giải thưởng do doanh nghiệp kinh doanh xổ số quyết định phù hợp với tỷ lệ trả thưởng theo quy định và được thống nhất trong Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực.

Căn cứ quy định nêu trên, việc xây dựng cơ cấu giải thưởng và quy định mức giải thưởng giải đặc biệt của doanh nghiệp kinh doanh xổ số trong thời gian qua tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đối với khu vực miền Nam, thời gian vừa qua, Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam đã báo cáo Bộ Tài chính để điều chỉnh giá trị giải đặc biệt từ 1,5 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng và điều chỉnh giảm giá trị giải thưởng đối với giải nhì và giải khuyến khích nhằm đảm bảo tổng giải trị giải thưởng không vượt quá 50% tổng giá trị vé số phát hành. Việc điều chỉnh như trên là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Về biện pháp phòng, chống chế tệ nạn số đề, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thời gian qua các cơ quan chức năng trên địa bàn đã chủ động, phối hợp và nỗ lực trong việc đấu tranh phòng, chống số đề, tệ nạn cờ bạc bất hợp pháp, trong đó ngành công an là lực lượng chính đã thực hiện điều tra, khám phá, đưa ra xét xử các vụ án số đề, cờ bạc bất hợp pháp góp phần ổn định thị trường xổ số và trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xổ số.

Đối với các công ty xổ số kiến thiết khu vực miền Nam hoạt động theo cơ chế thị trường chung và lịch mở thưởng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, theo đó hiện nay mỗi ngày có từ 2 đến 3 công ty phát hành với hạn mức doanh số khống chế của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo thị trường xổ số phát triển ổn định, lành mạnh theo đúng mục tiêu kiểm soát của nhà nước và quy định của pháp luật.

129. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Hiện nay, một số cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn bằng nguồn tiết kiệm chi của đơn vị, nếu phải mua sắm theo hình thức tập trung theo Quyết định 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 sẽ không đáp ứng kịp thời nhiệm vụ. Đề nghị Chính phủ xem xét có quy định phù hợp để việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện thuận lợi.

Trả lời: (tại Công văn số 3657/BTC-QLCS ngày 21/3/2017)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng (khoá X) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Nghị quyết số 98/2015/NQ-QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, căn cứ Luật đấu thầu số 43/QH13 năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 và Bộ Tài chính ban hành 2 Thông tư (số 34/2016/TT-BTC và số 35/2016/TT-BTC ngày 26/2/2016) quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

 Việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công, bảo đảm tiết kiệm kinh phí mua sắm tài sản nhà nước.

Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu thì hàng hóa, dịch vụ chỉ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng các điều kiện gồm: Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị; hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình. Hình thức, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.

Theo quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung phải sử dụng nguồn kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị. Như vậy, nguồn kinh phí do tiết kiệm chi thuộc các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cũng là nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước nên khi sử dụng để mua sắm trang thiết bị cũng phải áp dụng phương thức mua sắm tập trung.

Để phương thức mua sắm tập trung phát huy tối đa hiệu quả, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2015: "2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước", các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cần chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán mua sắm hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trên cơ sở đó, gửi đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với các trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm đột xuất trong năm hoặc sử dụng nguồn tiết kiệm chi để thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung, các cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản đề nghị đơn vị mua sắm tập trung áp dụng hình thức mua sắm phù hợp để đáp ứng yêu cầu về tài sản của cơ quan, đơn vị; Vì theo quy định của Luật đấu thầu, mua sắm theo phương thức tập trung hay các cơ quan, đơn vị tổ chức mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước đều phải tuân theo hình thức, trình tự, thủ tục của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ không sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chỉ phát sinh trong các trường hợp đột xuất, cấp bách thì đề nghị cử tri phản ánh với Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh danh mục mua sắm tập trung theo đúng quy định của Chính phủ.

130. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm và sớm cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hóa phải có lộ trình rõ ràng, trên tinh thần công khai, minh bạch.

Trả lời: (tại Công văn số 2882/BTC-TCDN ngày 06/3/2017)

Thời gian qua, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó cổ phần hóa DNNN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Kể từ thời điểm Việt Nam bắt đầu thí điểm cổ phần hóa năm 1992 đến nay đã trên 20 năm, Đảng và Chính phủ luôn xác định mục tiêu của công tác cổ phần hóa là:

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2015”.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có kết quả công tác tái cơ cấu DNNN, đề ra chương trình hành động và kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết toàn diện. Trên cơ sở kết quả triển khai tái cơ cấu của các Bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT, ngày 06/12/2016, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kết quả sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- DNNN đã giảm mạnh về số lượng, từ 1.369 DNNN năm 2011 đến năm 2016 còn 652 DNNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh, quốc phòng.

- Hiệu quả hoạt động của DNNN: Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của các DNNN đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại báo cáo số 428/BC-CP ngày 17/10/2016 cho thấy hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: Tổng tài sản của 652 doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu là 1.376.236 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.588.326 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 161.431 tỷ đồng; tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 246.038 tỷ đồng.

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên, theo số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa. Cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Các DNNN sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả có nhiều tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, đổi mới cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN (khoảng 450/700 doanh nghiệp niêm yết).

- Cơ chế, chính sách đối với DNNN được sửa đổi, bổ sung đầy đủ đồng bộ, trong đó cơ chế quản lý, giám sát DNNN ngày càng chặt chẽ hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Trong đó có 21 văn bản về đổi mới tổ chức, quản lý đối với DNNN; 34 văn bản về sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 14 điều lệ tổ chức, hoạt động của các TĐ, TCT. Các Bộ đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách nêu trên.

- DNNN hoạt động trong môi trường kinh doanh được bình đẳng với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp đã chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp vốn, giao nhiệm vụ kế hoạch sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN có nhiều kết quả:

+ Trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN. Trong đó cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 08 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 08 doanh nghiệp.

+ Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Trong đó thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

+ Tái cơ cấu các TĐ, TCT được tiến hành một cách toàn diện trên nhiều mặt như rà soát, xác định ngành nghề kinh doanh chính, xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên; từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ...

+ Giải quyết tốt chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Chính sách lao động dôi dư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Việc giải quyết chính sách lao động dôi dư được thực hiện chặt chẽ; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; bảo đảm ổn định xã hội; tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề. Chuyển đổi nghề nghiệp mới và ổn định cuộc sống cho những người thôi việc.

+ Việc xử lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa DNNN được chú ý. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN.

Để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể:

- Nhà nước chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại 103 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: (1) Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; (2) Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; (3) Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; (4) Quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; (5) Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; (6) Bảo đảm hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng); (7) Bưu chính công ích; (8) Kinh doanh xổ số; (9) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); (10) In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; (11) Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- Các DNNN thuộc các ngành, lĩnh vực khác thực hiện cổ phần hóa theo tỷ lệ Nhà nước nắm trên 65% (04 doanh nghiệp); từ 50-65% (27 doanh nghiệp) và dưới 50% (106 doanh nghiệp).

Ngoài ra, theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo hướng đảm bảo quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường.

131. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét giảm mức thu phí giao thông (BOT) trên các tuyến quốc lộ, vì hiện nay các trạm thu phí giao thông rất nhiều làm tăng giá thành của hàng hóa, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp và người tiêu dùng.

Trả lời: (tại Công văn số 2616/BTC-QLG ngày 28/2/2017)

Theo quy định tại Phụ lục số 02 Danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 (có hiệu lực từ 01/01/2017) thì Phí sử dụng đường bộ (đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh) được chuyển thành Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Nhà nước định giá.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định giá tối đa đối với Dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý.

Thực hiện quy định của Luật phí và lệ phí, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây đựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Theo đó, tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT đã quy định đối tượng miễn giá sử dụng cho dịch vụ đường bộ; mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ; mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ.

Như vậy, đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, ký kết các hợp đồng thực hiện dự án và quản lý hoạt động thu tiền hoàn vốn.

Vì vậy, để thống nhất trong việc quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ, Bộ Tài chính đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai đến Bộ Giao thông vận tải để xử lý, trả lời cử tri theo thẩm quyền. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trả lời kiến nghị của cử tri khi có yêu cầu.

132. Cử tri tỉnh Gia Lai, Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ bảo hiểm cây trồng đối với cà phê, hồ tiêu, điều, cao su nhằm giúp nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: (tại Công văn số 4200, 4001/BTC-QLBH ngày 30/3/2017)

   Ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 (Quyết định số 315/QĐ-TTg). Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như sau:

- Đã thiết lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp; hình thành được 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp bao gồm cây lúa, vật nuôi và thủy sản phù hợp với đặc tính của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Đã thu hút được các hộ dân ở các huyện, xã được lựa chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của 20 tỉnh, thành phố tham gia, trong đó:

+ Bảo hiểm cây lúa: 236.396 hộ nông dân (76,5% hộ nghèo, 16,8% hộ cận nghèo, 6,7% hộ thường).

+ Bảo hiểm vật nuôi: 60.133 hộ nông dân (84,1% hộ nghèo, 9,8% hộ cận nghèo, 6,1% hộ thường).

+ Bảo hiểm thủy sản: 7.487 hộ nông dân (27,4% hộ nghèo, 4% hộ cận nghèo, 68,6% hộ thường).

- Các DNBH đã thực hiện bồi thường bảo hiểm kịp thời cho các hộ khi xảy ra tổn thất do rủi ro thiên tai, dịch bệnh, góp phần giúp hộ dân ổn định đời sống và có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh, cụ thể:

+ Bảo hiểm cây lúa: bồi thường 17,4 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19%.

+ Bảo hiểm vật nuôi: bồi thường 19,5 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 23,3%.

+ Bảo hiểm thủy sản: bồi thường 675,9 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 309,8%.

- Quá trình triển khai thí điểm đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự ủng hộ của các địa phương, nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai (Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-Vinare).

Trên cơ sở kết quả thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và các tỉnh tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng văn bản pháp luật cao hơn (Nghị định của Chính phủ) để thực hiện lâu dài. Ngày 24/10/2016, Văn phòng chính phủ có Công văn số 9076/VPCP-KTTK thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về xây dựng Nghị định về chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai xây dựng Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Hiện nay, Bộ Tài chính đã dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định và đã gửi lấy ý kiến của Bộ, ngành, 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT, tổ chức khảo sát thực tế tại một số địa phương nhằm nắm bắt tình hình thực tế, xác định nhu cầu bảo hiểm và tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành.

133. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, hàng năm các doanh nghiệp vận tải phải đóng góp phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện, như xe đầu kéo sơ mi rơ moóc đóng một năm là 17.100.000 đồng, đồng thời khi hoạt động kinh doanh vận tải các xe hầu hết đi trên các đường BOT phải chịu phí đường bộ (trong đó có cả phí bảo trì đường), như vậy là phương tiện phải chịu 02 lần phí bảo trì đường bộ. Cử tri đề nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể về việc các phương tiện đã nộp phí bảo trì đường bộ tại các Trung tâm đăng kiểm khi qua các trạm thu phí không phải nộp phí bảo trì đường bộ nữa, để doanh nghiệp không phải đóng phí 2 lần (tránh phí chồng phí), đồng thời đề nghị Bộ Tài chính rà soát, kiểm tra, thanh tra mạnh mẽ việc thu phí đường bộ tại các trạm thu phí BOT.

Trả lời: (tại Công văn số 2933/BTC-CST ngày 06/3/2017)

- Theo quy định tại Điều 49 Luật giao thông đường bộ thì: “Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ.

Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm”.

- Theo quy định pháp luật phí, lệ phí và giá thì:

+ Phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện để sử dụng cho hoạt động bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý.

+ Đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh (dự án BOT): Kể từ ngày 01/01/2017, việc thu tiền hoàn vốn BOT chuyển từ phí sang thực hiện theo cơ chế giá (do Nhà nước định giá). Hết thời gian hoàn vốn theo hợp đồng BOT thì Nhà đầu tư phải trả lại đường cho Nhà nước quản lý. Bộ Giao thông vận tải quyết định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ (đường quốc lộ, đường cao tốc) do Bộ Giao thông vận tải quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý.

Theo quy định nêu trên thì phí sử dụng đường bộ và giá dịch vụ đường bộ (hoàn vốn BOT) là 02 khoản thu khác nhau.

Đối với các dự án BOT trên các tuyến quộc lộ, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết các hợp đồng BOT thực hiện dự án và quản lý hoạt động thu tiền hoàn vốn.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang tăng cường công tác kiểm tra giám sát các trạm thu tiền hoàn vốn BOT. Đồng thời, đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thu phí không dừng. Theo đó, hoạt động thu tiền hoàn vốn các dự án BOT sẽ thực hiện tập trung thông qua hệ thống giám sát thu bằng điện tử, thanh toán qua ngân hàng. Điều này góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí, đảm bảo minh bạch hơn trong công tác quản lý thu tiền hoàn vốn các dự án BOT.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình giám sát hoạt động thu tiền hoàn vốn các dự án BOT trên cả nước.

134. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh định mức số lượng xe ô tô theo hướng tăng số lượng xe ô tô theo tiêu chuẩn đối với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, vì hiện tại Văn phòng Hội đồng nhân dân có 13 chức danh,Văn phòng Ủy ban nhân dân có 08 chức danh được sử dụng xe ô tô theo quy định, do vậy với định mức là 02 xe rất khó khăn trong việc phục vụ công tác, nhất là đối với các tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, khó áp dụng chế độ khoán sử dụng xe.

Trả lời: (tại Công văn số 3024/BTC-QLCS ngày 08/3/2017)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương (tại Công văn số 2399/BTC-QLCS ngày 23/02/2017); theo đó, Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh định mức xe ô tô phục vụ công tác chung đối với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ 02 xe/đơn vị lên 04 xe/đơn vị.

135. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp với khả năng ngân sách.

Trả lời: (tại Công văn số 2713/BTC-HCSN ngày 01/3/2017)

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó:

- Khoản 1 Điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp công được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí nhà nước theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực; giá dịch vụ công sử dụng kinh phí nhà nước được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2016...

- Khoản 3 Điều 10 quy định các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định về giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người hưởng thụ, quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

- Tiết b Khoản 3 Điều 22 quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có trách nhiệm “Ban hành theo thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực sự nghiệp công do Nhà nước quản lý, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ công tính đủ chi phí và các quy định tại Điều 4 Nghị định này”.

Như vậy thẩm quyền ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công thuộc thẩm quyền của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...), các cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ Tài chính không phải là cơ quan chủ trì thực hiện các nhiệm vụ này. Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

136. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trả lời: (tại Công văn số 2714/BTC-HCSN ngày 01/3/2017)

Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, trong đó đã quy định về chính sách đối với người học tại Chương VI.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006, Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, trong đó có các quy định về miễn học phí, về học bổng chính sách, chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, chế độ trang cấp hiện vật và đồ dùng cá nhân, chế độ tiền tàu xe, chế độ hỗ trợ học phẩm, sách giáo khoa...

Theo quy định hiện hành tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, cần thiết phải có nghiên cứu, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tế - nhiệm vụ này thuộc chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Tài chính đề nghị Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Quảng Ngãi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan (nếu có) quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 và trả lời cử tri tỉnh Quảng Ngãi. Căn cứ nội dung sửa đổi của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT cho phù hợp.

137. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương môi trường đầu tư thuận lợi, có cơ chế chính sách ưu đãi tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm giảm bớt áp lực nhập khẩu các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nước có khả năng sản xuất được.

Trả lời: (tại Công văn số 3753/BTC-CST ngày 22/3/2017)

Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đầu tư sản xuất tại các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư hoặc được xác định là doanh nghiệp công nghệ cao thì được ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cụ thể như sau:

1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 và khoản 7, khoản 8 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13).

2. Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất:

- Về tiền thuê đất: Được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 19/9/2016 của Chính phủ.

- Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Được xem xét miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Điều 14 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại khoản 13, Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Điều 15 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Về chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt: Pháp luật thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt quy định áp dụng mức thu chung đối với hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu hay hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và không có quy định ưu đãi thuế cho dự án đầu tư. Việc ban hành chính sách ưu đãi riêng cho hàng hóa trong nước đã sản xuất được là vi phạm cam kết WTO.

5. Về phí và lệ phí: Theo quy định pháp luật phí và lệ phí thì phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm bù đắp chi phí khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. Luật phí và lệ phí hiện hành không quy định ưu đãi phí để tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản suất các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy việc thu phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

- Về lệ phí trước bạ: Tại khoản 21, 25 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ quy định về trường hợp miễn lệ phí trước bạ như sau:

“ Điều 9. Miễn lệ phí trước bạ:

21. Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe chiếu chụp X-quang, xe cứu hộ (bao gồm cả xe kéo xe, xe chở xe); xe chở rác, xe phun nước, xe tưới nước, xe xi téc phun nước, xe quét đường, xe hút hầm cầu, xe hút bụi; xe chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật đăng ký quyền sở hữu tên thương binh, bệnh binh, người tàn tật.

25. Nhà xưởng cửa cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh”.

Pháp luật thuế, phí và lệ phí hiện hành đã có quy định ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất các phương tiện, dụng cụ thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

138. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cần nghiên cứu thành lập Quỹ Hội người cao tuổi để giảm bớt khó khăn cho Hội.

Trả lời: (tại Công văn số 3995/BTC-HCSN ngày 28/3/2017)

1. Kinh phí hoạt động của Hội Người cao tuổi các cấp đã được đảm bảo theo quy định của pháp luật, cụ thể:

a) Hội Người cao tuổi là Hội có tính chất đặc thù; vì vậy, Hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định tại Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày 20/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù.

b) Theo Khoản 11 Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; hội được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Việc quản lý, sử dụng quỹ hội thực hiện theo quy định của Điều lệ hội và pháp luật có liên quan.

2. Đối với trường hợp thành lập quỹ hội theo hình thức quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có tư cách pháp nhân theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Do hiện nay đã có Quỹ Chăm sóc người cao tuổi thành lập ở cấp trung ương và địa phương do Hội Người cao tuổi quản lý; vì vậy, đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ Hội người cao tuổi theo hình thức này.

139. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm, bố trí kinh phí cho khoa học và công nghệ (KH&CN) đủ 2% trong tổng chi ngân sách theo Luật Khoa học và Công nghệ.

Trả lời: (tại Công văn số 4108/BTC-NSNN ngày 28/3/2017)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (ngày 24/12/1996) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (ngày 01/11/2012), triển khai thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, trong giai đoạn 2011 – 2015, mặc dù điều kiện kinh tế và nguồn thu ngân sách có khó khăn nhưng việc bố trí NSNN cho lĩnh vực KH&CN (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển, chi sự nghiệp KH&CN, chi cho hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, chi từ nguồn ưu đãi thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp theo chế độ quy định) đã cơ bản đảm bảo mức 2% tổng chi NSNN và là một trong các lĩnh vực chi có tốc độ tăng trung bình hàng năm cao nhất trong chi NSNN.

Trong 5 năm tới, nhằm tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát huy năng lực sáng tạo của toàn xã hội, NSNN phấn đấu đảm bảo bố trí 2% tổng chi ngân sách cho hoạt động KH&CN theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để xây dựng một số viện nghiên cứu ứng dụng KH&CN hiện đại, phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai minh bạch chi phí, kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan TW và địa phương cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về KH&CN đối với ngành, lĩnh vực và địa bàn được giao quản lý; tập trung chỉ đạo các đơn vị KH&CN đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý tài chính, khẩn trương triển khai và hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát đối với kết quả KH&CN; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với việc sử dụng kinh phí ngân sách, qua đó sử dụng hiệu quả kinh phí NSNN bố trí cho lĩnh vực này, tránh triển khai chậm, để tồn đọng kinh phí./.

 

 


[1] "Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh".

[2] Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 4/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ và định mức phân bổ chi thường xuyên;

[3] Nghị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật NSNN; Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

[4] Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Nghị định của Chính phủ về Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực đối ngoại;Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm

[6] Công văn số 33/QLG-CNTD ngày 19/02/2016 của Cục Quản lý giá v/v tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô và Công văn số 2316/BTC-QLG ngày 19/2/2016 của Bộ Tài chính V/v tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải trên địa bàn.

 

[7] Theo thỏa thuận Bảo lãnh và cam kết của Chỉnh phủ đối với Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thì “Trong 10 năm đầu kể từ ngày vận hành thương mại, Công ty TNHH Hóa Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) có thể áp dụng mức giá bán buôn tại cổng nhà máy là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu 7% đối với sản phẩm lọc dầu (ngoại trừ 5% cho LPG) và 3% đối với sản phẩm hóa dầu. Trong thời hạn nêu trên, nếu Nhà nước Việt Nam quy định thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn (căn cứ vào thuế suất Tối Huệ Quốc được quy định trong biểu thuế suất nhập khẩu Việt Nam) thì Chính phủ bảo đảm rằng Petrovietnam sẽ thanh toán cho NSRP số chênh lệch giữ thuế suất nhập khẩu thực tế và thuế suất 7% đối với sản phẩm lọc dầu (ngoại trừ 5% cho LPG) và 3% đối với các sản phẩm hóa dầu. Quy định này được áp dụng trong mọi trường hợp NSRP bán sản phẩm của mình cho thị trường nội địa, cho dù thông qua Petrovietnam hay bên bao tiêu khác”.

[8] Theo thông tin của TKV, tỷ lệ thuế, phí trong giá thành than tăng dần qua các năm: năm 2010 là 11%, năm 2012 là 11%, năm 2013 là 12%, năm 2014 là 14% và năm 2015 là 15%.

[9] "Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh".

Ban Dân nguyện