1. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếu quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013. Vì mức xử phạt như hiện nay là quá thấp, không đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Trả lời: (Tại Công văn số 12358/BQP-TTr ngày 8 tháng 2 năm 2017)
1. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội là 75.000.000 đồng.
- Điều 38 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
+ Tại Điểm b, Khoản 1 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền đến 10% mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng.
+ Tại Điểm b, Khoản 2 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng.
+ Tại Điểm b, Khoản 3 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Theo quy định của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quy định mức phạt tối đa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng tham mưu cho Chính phủ ban hành các mức xử phạt của các cấp chính quyền tương ứng với mức cao nhất của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cho phép.
Điều 37 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Tại Điểm b, Khoản 1 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tại Điểm b, Khoản 2 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
- Tại Điểm b, Khoản 3 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng.
Như vậy mức xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hiện nay, Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu ban hành được 03 năm; quá trình tổ chức thực hiện cũng chưa sơ kết, chưa có kiến nghị nhiều về mức xử phạt trong Nghị định. Bộ Quốc phòng xin tiếp thu và cám ơn các ý kiến của cử tri đối với các nội dung liên quan đến Bộ Quốc phòng./.
2. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: sớm triển khai việc giao diện tích 19.918,m2 đất tại thôn Chính Thượng, xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đang quản lý, sử dụng cho Ủy ban nhân dân xã Lan Mẫu để địa phương xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trung đoàn 36 Bắc Bắc. (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã thống nhất chủ trương giao đất tại Công văn số 280/BTL-TC ngày 17/4/2013 và gửi đề nghị về Bộ Quốc phòng nhưng đến nay chưa có văn bản chính thức đồng ý của cấp có thẩm quyền.)
Trả lời: (Tại Công văn số 15/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
1. Ngày 17/4/2013 Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 có Công văn số 280/BTL-TC gửi UBND huyện Lục Nam và UBND xã Lan Mẫu đồng ý về chủ trương giao 19.918,2 m2 đất quốc phòng của Quân đoàn cho địa phương quản lý để xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trung đoàn 36 theo đề nghị của UBND huyện Lục Nam (Công văn số 344/UBND-TNMT ngày 14/4/2012) và UBND xã Lan Mẫu (Công văn số 07/UBND-ĐC ngày 08/4/2013).
2. Theo Quy định của pháp luật về đất đai, việc giao đất sử dụng vào mục đích quốc phòng cho địa phương quản lý, thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của UBND tỉnh Bắc Giang; nhưng Bộ Quốc phòng chưa nhận được ý kiến của UBND tỉnh Bắc Giang và báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 về việc giao 19.918,2 m2 đất quốc phòng của Quân đoàn 2 tại xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam để xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trung đoàn 36 Bắc Bộ. Do đó, chưa đủ cơ sở để nghiên cứu, xem xét và trả lời cho địa phương.
3. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Trường bắn TB1 tạo điều kiện cho huyện Lục Ngạn mượn một phần diện tích đất trống trong khu vực Trường bắn quản lý để làm khu vực đổ rác thải tập trung cho huyện Lục Ngạn, sau đó chôn lấp, xử lý
Trả lời: (Tại Công văn số 15/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
1. Trường bắn Quốc gia khu vực 1 (TB1) đóng quân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn; Trường bắn có nhiệm vụ bảo đảm cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập, tổ chức bắn đạn thật cho các lực lượng của Bộ Quốc phòng trên địa bàn và khu vực; việc sử dụng đất quốc phòng trong Trường bắn Quốc gia khu vực 1 làm khu vực rác thải tập trung cho huyện Lục Ngạn là không phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của Trường bắn và việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
2. Bộ Quốc phòng mong cử tri tỉnh Bắc giang; UBND tỉnh Bắc Giang thông cảm, đồng thuận và chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND huyện Lục Ngạn nghiên cứu tìm vị trí khác.
4. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri đề nghị phân định rõ ranh giới, diện tích đất quốc phòng của đơn vị Tiểu đoàn 4 Lữ đoàn 72, Bộ Tư Lệnh Công binh đóng trên địa bàn xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Trả lời: (Tại Công văn số 16/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
1. Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn 72/Bộ Tư lệnh Công binh được giao quản lý 108,3 ha đất sử dụng vào mục đích quốc phòng tại xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 20/01/1998 của UBND tỉnh Bắc Kạn, đất đóng quân của đơn vị được xác định ranh, mốc giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa (gồm 12 mốc: 09 mốc chính từ 01-09 và 03 mốc phụ là 6A, 6B, 6C).
2. Do việc phối hợp giữa địa phương và đơn vị trong quản lý, xác định ranh, mốc giới đất đai chưa chặt chẽ nên có một phần diện tích khoảng 9,2 ha cấp chồng cho một số hộ dân đang sinh sống, canh tác trên phần đất quốc phòng của đơn vị.
3. Hiện nay, Bộ Tư lệnh Công binh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Binh chủng và Lữ đoàn 72 phối hợp, làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương và các hộ dân để từng bước giải quyết dứt điểm việc chồng lấn đất đai của đơn vị với các hộ dân.
5. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: quan tâm hỗ trợ tìm hài cốt liệt sĩ Phạm Quý Lan, sinh năm 1950, cư trú tại: Tổ 5, phố Nà Mày, thị trấn Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái (nay là tổ 18, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn), nhập ngũ tháng 4/1970, hi sinh ngày 22/9/1973 tại Lào. Theo thông tin từ đồng chí Lò Văn Thắng, trung tá Cục 2, Bộ Quốc Phòng: Hài cốt của liệt sĩ Phạm Quý Lan đã được mai táng tại nghĩa trang Hữu Nghị, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cùng với hơn một nghìn hài cốt của các liệt sĩ khác. Tuy nhiên, hài cốt đã bị mất tên tuổi, lẫn với hài cốt của nhiều liệt sĩ khác. Tháng 6/2014, cơ quan chức năng đã lấy mẫu ADN của thân nhân liệt sỹ Phạm Quý Lan để giám định ADN, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả giám định và chưa tìm được hài cốt của liệt sĩ Phạm Quý Lan.
Trả lời: (Tại Công văn số 1013/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm, giải quyết theo thẩm quyền.
6. Cử tri tỉnh Bắc Kạn, Thái Bình kiến nghị: xem xét đối tượng được hưởng chế độ thanh toán một lần theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính Phủ được cộng thời gian tham gia quân đội vào thời gian công tác tham gia đóng bảo hiểm xã hội, phản ánh việc giải quyết chế độ chính sách cho quân nhân phục viên theo quyết định 142/2008/QĐ-TTg còn chậm, chế độ cho người lĩnh trước và sau chưa công bằng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1014/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Tại Khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, quy định: Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các Quyết định sau thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội: Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp quân nhân đã hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, nếu có nguyện vọng cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau này để tính hưởng BHXH thì phải thực hiện thu hồi quyết định và truy thu số tiền trợ cấp một lần đã nhận. Đối tượng cần có đơn đề nghị gửi UBND cấp xã hoặc Ban CHQS cấp huyện nơi cư trú để được hướng dẫn giải quyết theo quy định.
7. Cử tri tỉnh Bắc Kạn, Phú Yên, Tuyên Quang kiến nghị: mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 49/2015/TTg về một số chế độ, chính sách đối với: dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, người đã tham gia dân công hỏa tuyến nhưng phục vụ ở tuyến sau, đối tượng là dân công hỏa tuyến ở chiến trường miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, những đối tượng hiện đang công tác trong cơ quan Nhà nước, làm việc trong doanh nghiệp nhà nước hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng thời gian tham gia dân công hỏa tuyến vào thời gian công tác tham gia đóng bảo hiểm xã hội, giảm bớt thủ tục hành chính trong làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ theo Quyết định trên “về một số chế độ, chính sách dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, nhiều trường hợp tham gia dân công hỏa tuyến cư trú ở xa nơi quyết định của mình tham gia dân công hoặc nơi người trực tiếp phục vụ, đơn vị quản lý trực tiếp, nay tuổi đã cao, nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh thời gian và địa điểm tham gia dân công.
Trả lời: (Tại Công văn số 1037/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
1. Về mở rộng đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước và cân đối chung với các đối tượng được hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng chế độ theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã được đơn giản hóa về thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, việc lập hồ sơ xét hưởng chế độ đối với các đối tượng bảo đảm chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện; đối tượng hoặc thân nhân đối tượng chỉ cần làm một bản kê khai theo mẫu, kèm theo một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (nếu có), nộp cho trưởng thôn hoặc Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú, sau đó nhận kết quả do cấp xã thông báo.
Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh giám sát việc thực hiện thủ tục hồ sơ nêu trên theo qui định.
8. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Bộ Quốc phòng sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật số 72/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27/11/2014 để địa phương tổ chức thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 1015/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Thực hiện Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014, Bộ Quốc phòng đã tiến hành xây dựng hoặc hoàn chỉnh để ban hành toàn bộ văn bản quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật, cụ thể như sau:
1. Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2015/NĐ-CP ngày 24/10/2015 quy định chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Đang hoàn chỉnh Đề án hệ thống bảng lương và các chế độ phụ cấp đối với các đối tượng trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Đã ban hành các thông tư:
- Thông tư số 45/2015/TT-BQP ngày 09/6/2015 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13 và Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về hạn tuổi của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của sĩ quan; phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ.
- Thông tư số 44/2015/TT-BQP ngày 09/6/2015 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 25a Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan.
- Các Thông tư quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại.
4. Đang hoàn chỉnh Thông tư quy định chức vụ, chức danh tương đương là cấp tá, cấp úy.
9. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Bộ Quốc Phòng xem xét có chính sách ưu tiên cho con của sĩ quan quân đội nhân dân trong công tác tuyển chọn sĩ quan tại ngũ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1015/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Về việc tuyển chọn nguồn đào tạo sĩ quan tại ngũ, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chỉ đạo thực hiện ưu tiên tuyển chọn nam sinh viên là con sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (đang công tác hoặc đã nghỉ hưu), là sinh viên năm thứ nhất thuộc các trường đại học công lập và hệ dân sự các trường trong Quân đội, có nguyện vọng, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, xem xét gọi nhập ngũ để đưa đi đào tạo ở nước ngoài, tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ, phục vụ lâu dài trong Quân đội.
10. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri đề nghị: Luật Sỹ quan năm 2008 có quy định thực hiện hỗ trợ kinh phí nhà ở cho quân nhân. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quy định này chưa được triển khai sau khi luật có hiệu lực thi hành.
Trả lời: (Tại Công văn số 1029/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Luật Sĩ quan năm 2008 không quy định hỗ trợ kinh phí nhà ở cho quân nhân. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 và Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 thì sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp nhà ở. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo tiền lương của Nhà nước và các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng Đề án về chế độ tiền lương, phụ cấp trong lực lượng vũ trang phù hợp với đặc thù quân sự và chính sách nhà ở theo qui định.
11. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Ngày 17/7/2012, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn đã gửi hồ sơ báo cáo Phòng Chính sách, Cục Chính trị, Quân khu 1, Ngày 13/11/2012, Cục Chính trị, Quân Khu 1 hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về trường hợp đề nghị công nhận liệt sỹ cho quân nhân Nông Xuân Hành, sinh năm 1942, quê quán: xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Nhập ngũ tháng 5 năm 1965, cấp bậc Thượng sĩ, thuộc Đại đội 8, Trung đoàn 542, Sư đoàn 472, Binh đoàn 12, Hy sinh ngày 10/6/1976 tại xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, An táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hồ sơ đề nghị từ năm 2012 nhưng chưa được giải quyết. Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét giải quyết, vì đến nay các cơ quan liên quan và tỉnh Bắc Kạn chưa nhận được văn bản giải quyết của Bộ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1033/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Sau khi tiếp nhận Công văn số 892/CCT-CS ngày 19/8/2016 của Cục Chính trị Quân khu 1 về việc trả lời hồ sơ đã đề nghị xác nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với quân nhân Nông Xuân Hành; Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị đã đề nghị Binh đoàn 12 tra cứu hồ sơ, báo cáo về Cục Chính sách. Ngày 31/10/2016, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 đã có Công văn số 1174/BĐ-CTr báo cáo về kết quả kiểm tra, như sau:
Đồng chí Nông Văn Hành; sinh năm 1945; nguyên quán: Xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn; nhập ngũ: Tháng 5/1965; cấp bậc: Thượng sỹ; chức vụ: Trung đội phó; đơn vị: e542; từ trần: Ngày 10/6/1976; trong trường hợp: Bị suy tim; nơi mai táng ban đầu: Viện 59; họ tên bố: Nông Văn Tốc.
Căn cứ điều kiện xác nhận liệt sĩ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Mục 3 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ thì trường hợp từ trần của quân nhân Nông Văn Hành chưa đủ điều kiện đề nghị xác nhận liệt sĩ.
12. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Hiện nay, đối với Ban Chính trị của Ban CHQS huyện (thành phố) được biên chế 03 đồng chí trợ lý, vừa thực hiện rất nhiều nội dung hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, vừa thực hiện công việc do các cơ quan, ban, ngành địa phương triển khai, khối lượng công việc nhiều, quân số ít, do đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1596/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Vấn đề này Bộ Quốc phòng tiếp thu và xem xét, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quyết định.
13. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đối với Phòng Tham mưu thuộc Bộ CHQS tỉnh: Hiện nay quân số của Phòng Tham mưu rất đông (trên 200 cán bộ, chiến sĩ), nhiệm vụ triển khai nhiều, nhưng biên chế 01 đồng chí Trợ lý Chính trị, do vậy không đảm nhiệm hết các nội dung công việc. Vì vậy, kiến nghị với Bộ Quốc phòng tăng thêm biên chế cán bộ chính trị cho cơ quan quân sự địa phương (nhất là đối với cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh) và thành lập Ban Chính trị thuộc Phòng Tham mưu, Bộ CHQS các tỉnh để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1596/BQP-CT ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Tổ chức biên chế của Ban CHQS huyện, Bộ CHQS tỉnh đã được Bộ Tổng Tham mưu ban hành (Quyết định số 812/QĐ-TM ngày 19/11/1993 của Tổng Tham mưu trưởng) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng cơ quan, từng chức danh; sau hơn 20 năm thực hiện Quyết định số 812/QĐ-TM ngày 19/11/1993 của Tổng Tham mưu trưởng, năm 2016 các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã tiến hành khảo sát một số Ban CHQS huyện và Bộ CHQS tỉnh; cơ bản các cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức biên chế các đơn vị nêu trên đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ; do vậy việc bổ sung cán bộ chính trị thuộc Ban CHQS huyện và thành lập Ban Chính trị thuộc Phòng Tham mưu Bộ CHQS tỉnh chưa thực sự cần thiết.
14. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Bộ có thông báo trả lời về lý do mất tích của 02 quân nhân bị mất tích trong chiến tranh biên giới phía Bắc: (1) Quân nhân Dương Văn Sù, sinh năm 1966, quê quán: Thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, nhập ngũ ngày 27/8/1984, mất tích: tháng 12/1985, (2) Quân nhân Đinh Văn Thanh, sinh năm 1968, quê quán: thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, nhập ngũ năm 1987 tại đơn vị Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 852 (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), mất tích năm 1988.
Trả lời: (Tại Công văn số 1034/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Sau khi nhận được ý kiến đề nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn về nội dung nêu trên; ngày 05/12/2016, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị đã có Công văn số 3148/CS-TBLS và số 3149/CS-TBLS đề nghị Cục Bảo vệ an ninh Quân đội; Cục Chính trị Quân khu 1 kiểm tra, xác minh, kết luận đối với trường hợp mất tin, mất tích của 02 quân nhân nêu trên.
Sau khi có kết quả xác minh của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 1; Cục Chính sách sẽ tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Ban Dân nguyện Quốc hội.
15. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri đánh giá cao kết quả thực hiện Quyết định số 313/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo” mà Đảng và nhà nước đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, kết quả trên đã đẩy mạnh được việc tăng cường bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới, xóa đói, giảm nghèo, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do Cao Bằng là một tỉnh có đường biên giới dài và hiểm trở (hơn 330 km) nên nhiều đoạn chưa được đầu tư trong giai đoạn 1, cử tri Cao Bằng đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có tiến triển rõ rệt, đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 đường tuần tra biên giới trên đất liền, trong đó quan tâm ưu tiên đầu tư cho tỉnh Cao Bằng.
Trả lời: (Tại Công văn số 139/BQP-TM ngày 5 tháng 1 năm 2017)
1. Về việc đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới (TTBG) thuộc tỉnh Cao Bằng; Bộ Quốc phòng đã triển khai từ năm 2005 đến nay khoảng 55 km đường TTBG; trong đó có 19 km chưa đủ tiêu chuẩn đường TTBG do triển khai xây dựng trước khi Đề án được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn II, Bộ Quốc phòng đã đề nghị xây dựng đường TTBG trên địa bàn Cao Bằng 65 km. Tuy nhiên đến nay, Quốc hội và Chính phủ chưa cân đối được vốn nên đến nay chưa có vốn để triển khai xây dựng.
16. Cử tri tỉnh Bạc Liêu, Đồng Nai, Phú Thọ kiến nghị: Việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) 2016 còn một số bất cập, cụ thể: nếu con không đi nghĩa vụ thì cha, mẹ bị bắt giam 02 ngày, phạt tiền những người không đi nghĩa vụ quân sự như vậy các gia đình có kinh tế khá giả sẽ chấp nhận đóng phạt cho con, như vậy là không công bằng, thanh niên xăm mình trên người nhưng muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không được tuyển. Hiện nay trào lưu xăm hình trên người trong thanh niên là tương đối phổ biến. Đề nghị có quy định hướng dẫn cụ thể hơn, xem xét có chính sách ưu tiên cho đối tượng là sinh viên đang học đại học hệ chính quy được tạm hoãn nhập ngũ (theo Luật Nghĩa vụ quân sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), tạo điều kiện cho đối tượng này không bị gián đoạn trong quá trình học tập), sinh viên tốt nghiệp Đại học xong tuổi đời thường 23-24 tuổi đã công tác và cống hiến cho địa phương từ 1- 2 năm vẫn phải chấp hành lệnh tuyển gọi nhập ngũ, sau xuất ngũ được nhận vào cơ quan cũ làm việc,… đây là chính sách rất đúng đắn và phù hợp có giá trị nhân văn. Tuy nhiên: Thanh niên đang công tác ở cơ quan Nhà nước hưởng lương hợp đồng theo hệ số ít nhất cũng từ 2 - 3 triệu đồng/tháng. Sau khi nhập ngũ làm nhiệm vụ trở về địa phương không có cơ hội thi tuyển công chức, 02 năm làm nghĩa vụ chỉ được hưởng phụ cấp vài trăm ngàn/ tháng, còn mất cơ hội thi công chức. Đề nghị có hướng dẫn cụ thể chính sách ưu tiên đối với đối tượng này về việc làm, như hiện nay tình trạng thất nghiệp không có việc làm rất nhiều, hiện nay việc tuyển chọn công dân nhập ngũ đối với nhóm đối tượng đã hoàn thành chương trình học đại học, cao đẳng có trình độ cao lại càng khó tuyển chọn, đề nghị sớm xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng. Đồng thời, cần có các chính sách đối với nhóm đối tượng này để thu hút những công dân có trình độ, chuyên môn cao tham gia lâu dài vào lực lượng quân đội nhằm xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1591/BQP-TN ngày 20 tháng 2 năm 2017)
1. Để xử lý những vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự, Nhà nước đã có những chế tài xử phạt nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm công bằng xã hội, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; đồng thời ừong quá trình tổ chức thực hiện luật đòi hỏi sự đồng bộ của cả hệ thống chính trị, ban ngành đoàn thể các cấp, nòng cốt là Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã, cấp huyện; đề cao vai ừò sự giám sát của người dân. Tuy vậy quá trình triển khai, có cơ quan, tổ chức cá nhân được giao thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đúng quy định của pháp luật, gây bất bình đối vói người dân như ý kiến phản ảnh của cử tri. Liên quan đến chế tài xử phạt, ngày 09/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; theo đó, nếu công dân vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị xử phạt bằng tiền và phải chấp hành quy định về nghĩa vụ quân sự; trường họp vi phạm nặng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt theo quy định của pháp luật; Bộ Quốc phòng đã giao các cơ quan chức năng kiểm ừa, xử lý, chấn chỉnh những cá nhân, cơ quan, tổ chức sai phạm ữong quá trình thực hiện Luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
2. Liên quan đến tiêu chuẩn tuyển chọn công dân nhập ngũ, Bộ Quốc phòng- Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ ừong Quân đội nhân dân Việt Nam, tại khoản 9, Điều 5 quy định về hình xăm trên cơ thể không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ như sau:
“9. Trên cơ thể cỏ hình xăm, chữ xăm cỏ nội dung chổng đổi chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, từ cánh tay trên trở xuống, từ 1/3dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiêm diện tích tư lưng, ngực, bụng trở lên. ”
Tuy nhiên, những công dân có hình xăm nghệ thuật không vi phạm vào những quy định nêu ừên và có đủ các tiêu chuẩn về văn hóa, sức khỏe vẫn có thể được Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp xem xét, quyết định gọi nhập ngũ nhằm đáp ứng nguyện vọng của công dân, đảm bảo công bằng xã hội và đúng quy định của pháp luật.
3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và chế độ chính sách của công dân hoàn thành nghĩa vụ ữở về địa phương đã được Luật NVQS năm 2015 quy định như sau:
- Đối vói công dân đang học tại các trường cao đẳng, đại học hệ chính quy được tạm hoãn gọi nhập ngũ, nhằm tạo điều kiện cho công dân được học tập theo chương trình toàn khóa mà không bị gián đoạn; tại điểm g, khoản 1, Điều 41, Luật NVQS quy định:
“g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đắng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
- về chế độ, chính sách đối với công dân đã hoàn thành NVQS được quy định tại điểm d, đ, g, khoản 3, Điều 50 Luật NVQS năm 2015:
“3.Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khỉ xuất ngũ:
...d)Trước khỉ nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính tổ chức chỉnh trị - xã hội thì khỉ xuất ngũ cơ quan, tố chức đỏ phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bổ trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khỉ nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp cỏ trách nhiệm bổ trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải cỏ trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng vch vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; ừường hợp tố chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phả sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đổi với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đôi với người lao động của tố chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
g) Đối với hạ sĩ quan, bỉnh s xuất ngũ theo quy định tại khoản Điều 43 và khoản 1, Điều 48 của Luật này, khỉ về địa phương được chỉnh quyền các cấp, cơ quan, tô chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Ngay sau khi Luật NVQS năm 2015 được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016; Bộ Quốc phòng đã thành lập các Ban Soạn thảo, Tổ biên tập; khẩn trương thực hiện soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành; đến nay các Nghị định, Thông tư liên quan đã được ban hành; Luật NVQS có 05 Nghị định của Chính phủ, 03 Thông tư liên tịch, 04 Thông tư của Bộ Quốc phòng; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhấn và viên chức quốc phòng năm 2015 có 05 Nghị định của Chính phủ, 07 Thông tư của Bộ Quốc phòng.
Căn cứ quy định của Luật, Bộ Quốc phòng đã ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế độ chính sách để thu hút công dân có trình độ cao vào phục vụ Quân đội, như: Thông tư 220/2016/TT-BQP ngày 29/12/2016 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù họp với nhu cầu của Quân đội; Trình Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối vói quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và thân nhân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định “Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuât săc hoặc cỏ trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyến dụng thông qua xét tuyến ”.
17. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: nghiên cứu bổ sung đối tượng là quân nhân tại ngũ, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác vận hành máy, xe máy trong quân đội được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì đối tượng trên cũng đã qua huấn luyện, đào tạo sử dụng các kỹ thuật quân sự, có thể được xem là ngành, nghề đặc thù trong quân đội.
Trả lời: (Tại Công văn số 1035/BQP-TM ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Theo quy định tại Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam thì quân nhân tại ngũ trực tiếp vận hành máy, xe máy đặc thù thuộc các quân binh chủng trong Quân đội, biên chế từ cấp tiểu đoàn và tương đương trở xuống (trừ những trường họp có chức vụ cao hơn nhưng được biên chế trực tiếp làm nhiệm vụ), được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù với các mức hưởng từ 10% đến 100% tùy theo vị trí chức danh đảm nhiệm.
Đối với công nhân và viên chức quốc phòng theo đề nghị trên của cử tri không thuộc đối tượng được áp dụng thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đối, bổ sung Quyết định nêu trên trong thời gian tới.
18. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: nghiên cứu, xem xét có chính sách hỗ trợ đối với lực lượng dự bị động viên là công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, đảm bảo sức mạnh quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 1592/BQP-CT ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Lực lượng DBĐV theo quy định tại Điều 14, Luật Quốc phòng năm 2005 (hiện nay đang sửa đổi), là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Quân nhân dự bị và phưcmg tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
Quân nhân dự bị gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị (Điều 2 Pháp lệnh về lực lượng DBĐV năm 1996), thời bình quân nhân dự bị là Công dân trong xã hội chịu sự chi phối mọi mặt của đời sống xã hội; do vậy đối với quân nhan dự bị hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay Nhà nước đang bảo đảm chính sách cho những người được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị DBĐV là SQDB đã đăng ký vào ngạch dự bị và quân nhân dự bị gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra SSĐV, SSCĐ; đồng thời Nhà nước cũng quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân (trong đó có chủ doanh nghiệp nói trên) trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lực lượng DBĐV trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc quy định chính sách cụ thể cho QNDB sau khi được huy động tập trung và quay trở lại doanh nghiệp làm việc cũng như quy định chế tài cụ thể đối vói chủ doanh nghiệp để tạo điều kiện cho QNDB hiện nay còn bất cập không phù họp với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; vì vậy BQP đang phối hợp các Bộ, ngành xây dựng Dự án Luật lực lượng DBĐV (dự kiến năm 2018 thông qua Quốc hội) nhằm thay thế Pháp lệnh về lực lượng DBĐV năm 1996, khắc phục những khó khăn bất cập, hạn chế (như ý kiến đại biểu nêu và nhiều nội dung khác) để xây dựng lực lượng DBĐV ngày càng hùng hậu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
19. Cử tri tỉnh Đắk Nông, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hưng Yên, Bình Phước kiến nghị: xem xét cho các đối tượng trong nội địa phục vụ, đối tượng ở tuyến sau, những vùng lân cận, không trực tiếp tham gia chiến đấu được hưởng chế độ như đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu ở tuyến 1 theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp nước bạn Lào sau 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, đối tượng hiện đã già yếu, không đảm bảo sức khỏe và tài chính để quay trở về địa phương xin giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ, đề nghị xem xét điều chỉnh quy định để việc làm hồ sơ của các đối tượng được dễ dàng hơn, hiện nay các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/11/2011 mới được 50% đối tượng được chi trả chế độ, đề nghị nhà nước tiêp tục thực hiện số còn lại, để bớt khó khăn trong cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 1036/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Việc quy định về đối tượng, địa bàn, thời gian trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế để xét hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành chức năng khảo sát, nghiên cứu kỹ, thống nhất với chủ trương của Bộ Chính trị, phù họp với tình hình thực tiễn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm tương quan, thống nhất với các chế độ, chính sách đã ban hành.
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã được đơn giản hóa về thủ tục hành chính, thuận lợi trong thực hiện. Đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) chỉ cần lập bản khai theo mẫu, kèm theo giấy tờ liên quan (nếu có), nộp cho ƯBND cấp xã nơi thường trú (qua Trưởng thôn) để được xem xét, giải quyết theo quy định; không yêu cầu đối tượng phải xin xác nhận quá trình công tác của đơn vị cũ. Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh giám sát việc thực hiện thủ tục hồ sơ nêu trên theo quy định, không tự ý quy định thêm các thủ tục hồ sơ khác.
- Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phuong đã tích cực triển khai thực hiện; đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với 1.145.933 đối tượng với số tiền 4.683 tỷ đồng; trợ cấp hàng tháng đối với 1.368 đối tượng (Đạt 99% so với số liệu khảo sát); thực hiện chu đáo chế độ BHYT và mai táng phí theo quy định. Đến nay đã hoàn thành cơ bản việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng nêu trên và đã tiến hành tổng kết toàn quốc tháng 12/2015. Ban Chỉ đạo 24/BQP vẫn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát để giải quyết các trường họp còn tồn sót, không để bỏ sót đối tượng.
20. Cử tri Đà Nẵng kiến nghị: bên cạnh vấn đề về biển Đông thì Đảng, Nhà nước cần quan tâm, cảnh giác cao độ với vấn đề biên giới Tây Nam. Đây là khu vực nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Trả lời: (Tại Công văn số 18/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
Hiện Campuchia đang chuẩn bị bầu cử xã, phường năm 2017 và bầu cử Quốc hội năm 2018, tình hình sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, chịu sự chi phối mạnh của một số nhân tố trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật là cuộc đấu tranh quyền lực giữa Đảng nhân dân Campuchia (CPP) với Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và can thiệp của Trung Quốc, Mỹ vào công việc nội bộ của Campuchia.
Đối với Ta, Campuchia là địa bàn chiến lược rất quan trọng, vì vậy không để quan hệ Việt Nam - Campchia xấu đi, ảnh hưởng đến lợi ích của Ta. Do đó, trước mắt từ nay đến bầu cử xã, phường năm 2017 và bầu cử Quốc hội năm 2018, Ta cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ Đảng nhân dân Campuchia giành thắng lợi và thúc đẩy tăng cường hữu nghị truyền thống hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Campuchia.
Để thực hiện có hiệu quả quan điểm trên, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thường xuyên Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác ngoại giao; xây dựng Đề án “Giải quyết tổng thể vấn đề biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam”... đặc biệt là Bộ Quốc phòng đã xây dựng Báo cáo Đánh giá tình hình Campuchia tác động ảnh hưởng đến Quốc phòng, an ninh của Việt Nam, dự kiến tình huống và đề xuất chủ trương giải pháp xử lý”. Đồng thời tích cực đầu tư xây dựng các dự án kinh tế trên tuyến biên giới như (đường tuần tra biên giới, các cụm tuyến dân cư...); ngoài ra có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động trên đất Bạn. Nhằm không ngừng củng cố mối quan hệ hữu nghị của hai nước thêm bền vững.
21. Cử tri Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, đối tượng là sĩ quan quân đội nhân dân nghỉ hưu trong thời gian trước đây có mức lương hưu rất thấp so với sĩ quan quân đội hiện nay nghỉ hưu. Đề nghị có chính sách hỗ trợ cho đối tượng này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1038/BQP-CT ngày 6 tháng 02 năm 2017)
Ngày 19/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lưong hưu đối với người nghỉ hưu trước ngày 01/4/1993 (trong đó có cả cán bộ Quân đội nghỉ hưu) nhằm giải quyết chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993. Theo quy định tại Nghị định nêu trên, lương hưu của người nghỉ hưu trước đây và hiện nay (có cùng bậc lương, cùng điều kiện và thời gian công tác) cơ bản là tương quan.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất theo thẩm quyền.
22. Cử tri tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Hồ Chí Minh, Long An kiến nghị: sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân, xem xét lại trách nhiệm của Bộ và trả lời cho dư luận được biết về việc để xảy ra liên tiếp các sự cố máy bay đáng tiếc trong các cuộc diễn tập quân sự trên không, như vụ việc máy bay chiến đấu SU-30 MK2 của Không quân Việt Nam đã gặp sự cố ngoài khơi tỉnh Nghệ An khi đang diễn tập, máy bay CASA 212 đã gặp nạn trong lúc tham gia tìm kiếm cứu nạn SU-30 MK2, máy bay L39 rơi ở Phú Yên.
Trả lời: (Tại Công văn số 17/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
Từ ngày 14/6/2016 đến ngày 18/10/2016 Quân chủng PK-KQ, Binh đoàn 18 đã để xảy ra 04 vụ tai nạn bay cấp 1. Các vụ tai nạn trên Bộ đã có báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
- Vụ tai nạn bay cấp 1 trên máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 của Sư đoàn KQ371 của Quân chủng Phòng không- Không quân xảy ra vào ngày 14/6/2016:
Khi đang làm nhiệm vụ huấn luyện bay trên vùng biển Hòn Mát, máy bay bị mất điều khiển, phi công quyết định nhảy dù. Hậu quả 01 đồng chí phi công hy sinh. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy hộp đen, hiện tại đang giải mã hộp đen tại CHLB Nga.
- Vụ tai nạn bay cấp 1 trên máy bay CASA-212 số hiệu 8983 của Lữ đoàn KQ 918 xảy ra vào ngày 16/6/2016:
Khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công bị tai nạn bay trên máy bay Su-30MK2. Do tổ bay quan sát được một vật thể trên biển nghi là dù của phi công, tổ bay đã điều khiển máy bay bay ở độ cao thấp, do điều kiện khí tượng khu vực tìm kiếm rất phức tạp, tầm nhìn hạn chế dẫn đến máy bay va chạm với mặt biển. Hậu quả 09 đồng chí gồm tổ bay và toàn bộ thành viên trên máy bay hy sinh, máy bay hỏng hoàn toàn.
- Vụ tai nạn bay cấp 1 trên máy bay L-39 của Trường Sỹ quan Không quân xảy ra vào ngày 26/8/2016:
Đơn vị huấn luyện bay cho học viên, sau khi cất cánh, động cơ bị hỏng, học viên phi công quyết tâm hạ cánh, đồng thời phải tránh được khu vực đông dân cư và đường điện cao thế nên hạ cánh không thành công. Hậu quả học viên phi công hy sinh trong buồng lái, máy bay hỏng hoàn toàn
- Vụ tai nạn bay cấp 1 trên trực thăng EC-130T2 số hiệu VN8632 của Trung tâm huấn luyện bay thuộc Binh đoàn 18 (Tổng công ty bay trực thăng) xảy ra ngày 18/10/2016: Đơn vị tổ chức huấn luyện bay làm quen hệ thống điều khiển trực thăng. Do bay trong mây, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, tổ bay kiểm soát độ cao không tốt dẫn đến va vào núi. Hậu quả: 03 đồng chí phi công trong tổ bay hy sinh; trực thăng hỏng hoàn toàn.
*Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng:
- Chỉ đạo tìm kiếm khắc phục hậu quả
Sau khi xảy ra tai nạn bay, đồng chí Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì họp Thường vụ Quân uỷ và phân công các đồng chí trong Quân uỷ Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy tìm kiếm - cứu nạn, điều tra tai nạn bay. Bộ Quốc phòng đã thành lập các Sở Chỉ huy tại thực địa do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng và Phó Tổng Tham mưu trưởng chỉ huy; các lực lượng cơ quan Bộ Quốc phòng, các Quân khu: 3, 4, 7; Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Cảnh Sát Biển, Binh đoàn 18 cùng với các cơ quan, ban ngành của Uỷ ban tìm kiếm - cứu nạn Quốc gia huy động các lực lượng và ngư dân tiến hành tìm kiếm - cứu nạn. Lãnh đạo các địa phương nơi xảy ra tai nạn như (Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu...) đã tích cực giúp đỡ, phối hợp trong công tác tìm kiếm - cứu nạn.
- Chỉ đạo kiểm điểm rút kinh nghiệm
+ Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đến từng tổ chức đảng, cấp ủy, chỉ huy, cá nhân các đơn vị có liên quan, rà soát đánh giá chặt chẽ chất lượng bay của phi công và các quy trình, quy định trong khi thực hiện nhiệm vụ. Quá trình điều tra nguyên nhân tai nạn bay có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về Đảng ủy, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Đảng ủy, Chỉ huy Binh đoàn 18; đảng ủy, chi ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực tiếp để xảy ra tai nạn bay.
- Sau tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong toàn quân, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị không quân trong toàn quân tiếp tục quán triệt sâu sắc, Nghị quyết số 765 - NQ/QUTW ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Quân uỷ Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo. Xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ bảo đảm an toàn bay, đề ra những biện pháp đấu tranh phòng ngừa tai nạn bay, kiên quyết không để xảy ra tai nạn bay do yếu tố con người. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo trong đấu tranh phòng ngừa tai nạn bay và bảo đảm an toàn bay sát với tình hình thực tế của đơn vị.
+ Cơ quan các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo kiểm tra, phúc tra đề xuất biện pháp khắc phục khuyết điểm, vi phạm trong chuẩn bị và thực hành bay.
+ Rà soát bổ sung toàn bộ hệ thống điều lệnh, điều lệ, quy trình xử lý bất trắc, giáo trình huấn luyện chiến đấu, quy trình huấn luyện đào tạo chuyển loại máy bay.
+ Nâng cao chất lượng học tập lý thuyết, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho phi công và các thành phần liên quan đến hoạt động bay. Khôi phục và bổ sung toàn bộ buồng tập lái cho các đơn vị không quân.
+ Nghiêm khắc xử lý các trường hợp sai phạm. Duy trì nghiêm các quy định trong tổ chức thực hành bay.
+ Các đơn vị Không quân tập trung huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo thềm lục địa của Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
23. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: điều chỉnh thời gian tham gia lực lượng dân quân xuống thấp hơn so với quy định hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 1199/BQP-TM ngày 10 tháng 2 năm 2017)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ quy định: “Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt là 04 năm”; sau 7 năm thực hiện quy định này, đa số các địa phương, cơ quan, tổ chức đều thấy phù hợp và chưa có ý kiến khác.
Nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, Bộ Quốc phòng xin ghi nhận, khi sửa đổi, bổ sung Luật Dân quân tự vệ, sẽ nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trên cơ sở ý kiến của các địa phương, cơ quan, tổ chức, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
24. Cử tri tỉnh An Giang, Lạng Sơn, Trà Vinh kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường công tác tuần tra bảo vệ biên giới, biển đảo để nhân dân an tâm phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, quan tâm đến sự ổn định của tình hình biên giới, đất liền, biển đảo, tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
Trả lời: (Tại Công văn số 1825/BQP-TM ngày 25 tháng 2 năm 2017)
1. Về biên giới trên đất liền
Bộ Quốc phòng đã có dự án và đang đầu tư xây dựng Đường tuần tra biên giới; dự án xây dựng các đồn Biên phòng trên dọc tuyến biên giới với các nước. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, nhất là các đơn vị có biên giới đất liền tổ chức duy trì và thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; các Chỉ thị, Báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu về việc nắm tình hình, tăng cường quản lý bảo vệ biên giới. Dự kiến các tình huống và đề xuất chủ trương, giải pháp xử lý hiệu quả những diễn biến trên khu vực biên giới đất liền; tham gia phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng Đề án giải quyết tổng thể vấn đề biên giới; đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền đặc biệt trong xử lý một số tình huống tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, kiên quyết đấu tranh với các luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước xâm nhập qua biên giới Việt Nam.
Chỉ đạo các quân khu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị đứng chân trên địa bàn dọc tuyến biên giới với các nước duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiếu đấu theo Chỉ lệnh của Tổng Tham mưu trưởng; Kế hoạch, phương án của các đơn vị; xây dựng Kế hoạch chống xung đột quy mô, cường độ thấp trên tuyến biên giới đất liền; Kế hoạch tiếp nhận Việt kiều, người Việt làm ăn sinh sống ở nước ngoài về nước; theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, nhất là hoạt động của các các tổ chức phản động, tuyên truyền kịch động nhân dân trên khu vực biên giới; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát sẵn sàng xử trí có hiệu quả các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
2. Về biên giới biển, đảo
Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư phương tiện, lực lượng tăng cường khả năng tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và thực thi pháp luật trên biển, các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng đã quán triệt và duy trì nghiêm hệ thống trực 24/24 tại SCH các đơn vị và các điểm đảo, thường xuyên duy trì 27-30 tàu trực trên các vùng biển trọng điểm, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống; tổ chức hàng nghìn lượt tàu, xuồng thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, đã phát hiện, xua đuổi hàng nghìn lượt tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển của ta, xử lý hàng trăm tàu vi phạm ANTT, thu nộp ngân sách nhiều chục tỷ đồng. Năm 2016, đã sử dụng 395 lượt tàu xuồng, 09 lượt máy bay làm nhiệm vụ TKCN trên biển, đã cứu được 133 tàu, thuyền các loại, 465 người bị nạn trên biển (65 người trôi dạt), qua đó đã nắm chắc tình hình, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nhất là bảo vệ vững chắc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà ta đang quản lý; bảo vệ an ninh, an toàn cho các hoạt động dầu khí, hoạt động nghề cá trên biển... thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, thực thi pháp luật trên biển để nhân dân yên tâm tham gia các hoạt động kinh tế biển, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần ổn định tình hình Biển Đông nói chung và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam nói riêng.
Để tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta trong thời gian tới, Bộ Quốc pḥng tiếp tục duy tŕ nghiêm các chế độ trực theo quy định; chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ với lực lượng liên quan, tăng cường tuần tra kiểm soát trên các vùng biển; tập trung khu vực nhạy cảm, tình hình an ninh phức tạp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử trí các tình huống xảy ra. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng quản lý biển tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương ven biển làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chủ quyền các vùng biển, đảo của Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật biển và các văn bản liên quan để nhân dân nắm được và chấp hành nghiêm quy định khi hoạt động trên biển và hợp tác chặt chẽ với các lực lượng quản lý biển, thông báo kịp thời tình hình và phối hợp xử lý hiệu quả các tình huống xảy ra góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc để nhân dân yên tâm tham gia các hoạt động kinh tế biển, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
3. Đối với Dân quân tự vệ
Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2015/NĐ-CP quy định việc phổi hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Theo đó, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể: Quy chế phối hợp hoạt động (Điều 4); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo (Điều 5); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ biên giới đất liền (Điều 12); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam (Điều 13).
Mặt khác, hiện nay Bộ Quốc phòng đã đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Chính phủ có chủ trương chỉ đạo lập Đề án “Xây dựng một số đội, tàu Dân quân tự vệ biển làm nòng cốt tăng cường năng lực cho Dân quân tự vệ biển đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”; Đề án “Xây dựng chốt chiến đấu của Dân quân thường trực biên giới đất liền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới”.
Như vậy, pháp luật về Dân quân tự vệ đã quy định cụ thể việc Dân quân tự vệ phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo Dân quân tự vệ tăng cường phối hợp với các lực lượng trong tuần tra bảo vệ biên giới đất liền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo".
25. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: xem xét công nhận những trường hợp đối tượng đào bỏ ngũ trước đây (chiến trường Tây nam), được cấp giấy xuất ngũ loại 2 tạo điều kiện cho những người này được nhập lại hộ khẩu gia đình, ổn định cuộc sống (vì trước đây khi nhập ngũ những người này đã cắt hộ khẩu và hiện nay chưa có điều kiện nhập lại).
Trả lời: (Tại Công văn số 1597/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của thời điểm lịch sử trước đây việc giải quyết xử lý quân nhân đào ngũ tại các địa phương còn tồn đọng, hầu jfiết được giải quyết theo thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương; tuy nhiên hiện nay việc giải quyết còn nhiều bất cập, chưa thống nhất vì chưa có chế tài cụ thể; Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát báo cáo để có hướng giải quyết căn bản theo quy định đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn ngừa hành vi bỏ, đào ngũ đồng thời đảm bảo quyền lợi liên quan đến hộ khẩu hộ tịch của công dân thuộc đối tượng nêu trên. Việc “cấp giấy xuất ngũ loại 2 ”cho công dân đào ngũ trước đây đê được nhập lại hộ khẩu là không đúng với quy định hiện hành và không có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, việc giải quyết, xử lý quân nhân đào ngũ hiện nay được quy định tại Điều 8 Nghị đinh 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, cụ thể:
“Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện NVQS phục vụ tại ngũ
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đổi một trong các hành vi vi phạm sau:
Đào ngũ khỉ đang làm NVQS phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn quân đội câp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông bảo đào ngũ và cắt quân sổ cho ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện NVQS theo quy định của Luật NVQS đổi với hành vỉ quy định tại điếm a, Khoản 1 Điêu này.
Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang và các tỉnh, thành phố trên địa bàn quân khu nghiên cứu, thống nhất với các ban, ngành của địa phương để giải quyết dứt điểm số quân nhân đào ngũ thời gian trước đây (chiến trường Tây nam) còn tồn đọng theo đúng quy định hiện hành.
26. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự theo hướng tăng biện pháp, chế tài xử phạt đối với các công dân không chấp hành lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo Luật. Đề nghị có chế tài xử lý hình sự, mức phạt 2 triệu đồng như hiện nay không đủ sức răn đe.
Trả lời: (Tại Công văn số 1594/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Vấn đề này Bộ tiếp thu trong quá trình sửa đổi Luật.
27. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị xem xét, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp quốc phòng vừa làm nhiệm vụ kinh tế, vừa làm nhiệm vụ quốc phòng ở khu vực biên giới trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 472/BQP-KT ngày 15 tháng 01 năm 2017)
1. Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, luôn được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ để các doanh nghiệp hoạt động, phát triển, phục vụ tốt cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ngày 15/10/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; trong đó, quy định rõ cơ chế hoạt động đối với doanh nghiệp và người lao động (Điều 6 Nghị định).
a) Đối với doanh nghiệp:
- Được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất;
- Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào chi phí sản xuất kinh doanh;
- Được nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh;
- Được nhà nước hỗ trợ hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện, trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập hai quỹ đó;
- Được nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá;
b) Đối với người lao động:
- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật.
- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động tối thiểu cần phải duy trì để vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.
2. Để thực hiện cơ chế này, ngày 17/10/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 151/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hoạt động đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 của Chính phủ. Theo đó, đối tượng được trợ cấp và các mức trợ cấp cụ thể được quy định:
a) Đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
- Được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý và sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào chi phí sản xuất kinh doanh và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (trường hợp không được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc có hỗ trợ nhưng không đủ) như chi phí trả lương, đóng bảo hiểm xã hội; chi bảo đảm quân trang cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an. Chi cho công tác quốc phòng, an ninh … chi hỗ trợ cho công tác chính sách xã hội, chi đào tạo, dạy nghề cho lao động là người dân tộc với thời gian không quá 06 tháng; xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Được nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh và hỗ trợ lương cho người lao động trong biên chế thuộc các dây chuyền sản xuất sản phẩm trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.
- Điều kiện được hỗ trợ kinh phí để duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành và hỗ trợ lương cho số lượng lao động tối thiểu trong trường hợp tạm ngừng sản xuất theo kế hoạch.
- Việc hỗ trợ lương cho lao động trực tiếp trên dây chuyền sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng sản xuất với điều kiện lương thực lĩnh của người lao động thấp hơn tiền lương theo bậc lương (bậc thợ) hiện hưởng và tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước.
- Hỗ trợ 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi: Phần trích quỹ còn thiếu được nhà nước hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 2 (hai) tháng lương thực hiện trong năm (không bao gồm tiền lương cho thời gian tạm ngừng sản xuất).
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập:
+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng trường lớp, mua sắm trang bị bàn, ghế và đồ dùng dạy học không quá 200.000.000 đồng/lớp (đối với cơ sở chưa được đầu tư trang bị). Trường hợp trường lớp, đồ dùng dạy học đã hư hỏng cần được sửa chữa và bổ sung thì mức hỗ trợ không quá 30.000.000 đồng/lớp/năm.
+ Hỗ trợ kinh phí đảm bảo tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ quy định khác cho giáo viên, cô nuôi dạy trẻ theo quy định hiện hành.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá:
+ Kinh phí để đầu tư, trang bị vật chất lần đầu với mức tối đa không quá 300.000.000 đồng/1 bệnh xá dưới 10 giường bệnh; 400.000.000 đồng/ 1 bệnh xá có từ 10 đến dưới 20 giường bệnh và 500.000.000 đồng /1 bệnh xá từ 20 giường bệnh trở lên.
Kinh phí chi thường xuyên đối với bệnh xá đang hoạt động:
+ Hỗ trợ kinh phí đảm bảo tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp cho đội ngũ nhân viên y tế.
+ Kinh phí mua thuốc khám chữa bệnh cho dân đối với đơn vị đóng quân tại địa bàn hiểm trở cách xa trung tâm y tế huyện theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 70.000.000 đồng/năm đối với Bệnh xá dưới 10 giường bệnh, 80.000.000 đồng/năm đối với Bệnh xá có từ 10 đến dưới 20 giường bệnh, 100.000.000 đồng/năm đối với Bệnh xá từ 20 giường bệnh trở lên.
- Kinh phí chi thường xuyên đối với bệnh xá mới thành lập: mức hỗ trợ căn cứ vào dự toán chi thường xuyên cho hoạt động y tế của doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Ngoài ra, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động trên các địa bàn chiến lược quan trọng được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. (ví dụ như: được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng...áp dụng theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ).
28. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay, lực lượng quân đội (số con em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự) đi làm kinh tế là chủ yếu, nhiều bộ đội phải đi làm thuê rất vất vả, ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, trong khi tiền làm kinh tế có được công khai, minh bạch không ?, có thực hiện đúng Luật nghĩa vụ quân sự không ?. Đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm, khắc phục tình trạng trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 1589/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Từ trước đến nay Bộ Quốc phòng nghiêm cấm các đơn vị thuộc khối chiến đấu cho bộ đội làm kinh tế, thu tiền dưới mọi hình thức; nhiệm vụ chính của các đơn vị là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; về hình thức lao động chỉ có tăng gia sản xuất tại chỗ để nâng cao đời sống vật chất cho bộ đội và lao động giúp dân trên địa bàn đóng quân khi được cấp có thẩm quyền cho phép; Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh cán bộ đơn vị cơ sở nếu có hiện tượng cho bộ đội đi làm kinh tế lẻ, thu tiền như cử tri phản ảnh.
29. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: đường Trường Sơn Đông đoạn từ ngã ba đi xã KRong, huyện KBang đến trung tâm huyện KBang xuống cấp, có đoạn hư hỏng, đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Ban quản lý đường Trường Sơn Đông xem xét, sửa chữa.
Trả lời: (Tại Công văn số 141/BQP-CT ngày 5 tháng 01 năm 2017)
- Đường Trường Sơn Đông (TSĐ) đoạn từ ngã ba đi xã KRong, huyện KBang đến trung tâm huyện Kbang thuộc lý trình Km 257 đến Km 292 đường TSĐ bao gồm 03 gói thầu: Đường 24 (Km 257-Km 275; S1 (Km 275-Km 280)’Đường 25 (Km 280-Km 292). Ba gói thầu này đã xây dựng năm 2007-2008 đến năm 2012-2013 hoàn thành, nghiệm thu các cấp, năm 2013-2014 bàn giao cho Cục Quản lý đường bộ 3/Bộ Giao Thông vận tải tiếp nhận quản lý, bảo trì, khai thác sử dụng, đến năm 2015 cho các bên liên quan klểm tra chất lượng công trình ôn định, đúng thiết kế, đảm bảo giao thông thông suốt, không có hư hỏng cần sửa chữa, thống nhất ký biên bản xác nhận hoàn thành bảo hành công trình (gói thầu Đ25 ký ngày 01/04/2015, gói thầu Đ24 và S1 ký ngày 14/12/2015).
- Vậy việc, quản lý, bảo trì, duy tu, sửa chữa hư hỏng, sạt lở sau khi hoàn thành thuộc Cục quản lý đường bộ 3/Bộ Giao thông vận tải. Đề nghị cử tri phản ánh nội dung kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm quản lý, để có phướng án sửa chữa, bảo dưỡng, sửa chữa đường TSĐ.
30. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ Quốc phòng xem xét giao việc mua bảo hiểm xã hội cho cha mẹ quân nhân về cho Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, nhằm giải quyết chế độ bảo hiểm kịp thời. Vì trong thực tế thời gian qua, có trường hợp cha mẹ quân nhân phải chờ rất lâu mới được cấp thẻ bảo hiểm.
Trả lời: (Tại Công văn số 13438/BQP-TM ngày 31 tháng 12 năm 2016)
Theo qui định tại Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 14/04/2016 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu, thì: Cha mẹ quân nhân thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bộ Quốc phòng thực hiện; mẫu, mã thẻ theo quy định của BHXH Việt Nam.
Thực tế, việc cấp thẻ BHYT đã được BHXH Bộ Quốc phòng thực hiện thường xuyên, liên tục từ năm 2009 đến nay đảm bảo kịp thời cho thân nhân quân nhân trên toàn quốc (trong đó có việc cấp bảo hiểm y tế cho cha mẹ quân nhân). Hơn nữa, việc cấp thẻ của BHXH Bộ Quốc phòng vừa thể hiện thực hiện chế độ, chính sách, còn theo dõi quá trình tổ chức thực hiện để có những tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực này. Do đó, việc giao cho Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh cấp thẻ BHYT theo đề nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp là không phù hợp với quy định của pháp luật về BHYT. Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu, áp dụng cải cách thủ tục hành chính vào nội dung thực hiện, để việc cấp thẻ được nhanh chóng, thuận tiện đến tận tay thân nhân quân nhân.
31. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: xem xét có chính sách về nhà ở cho lực lượng vũ trang ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa để cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác.
Trả lời: (Tại Công văn số 1040/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Thực hiện Luật nhà ở năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở; Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng.
Trên thực tế, Bộ Quốc phòng đã đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều dự án nhà ở chính sách và nhà ở công vụ, trong đó quan tâm, ưu tiên đảm bảo cho các đơn vị đóng quân ở địa bàn trọng điểm (biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa); riêng quỹ nhà ở công vụ đáp ứng được khoảng 12,8% nhu cầu. Để đảm bảo tốt hơn về nhà ở cho cán bộ, nhân viên, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ giai đoạn 2016 - 2020 trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
32. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri cho rằng đất nước ta đã hòa bình hơn 40 năm nhưng vẫn còn có sự phân biệt về lý lịch chính trị của cá nhân khi xem xét tuyển nghĩa vụ quân sự. Mặc dù Luật nghĩa vụ quân sự không có quy định nhưng khi xem xét tuyển chọn người tham gia nghĩa vụ quân sự, những người có thân nhân có liên quan đến chế độ cũ thì địa phương không tuyển. Cử tri cho rằng việc thực hiện như vậy là không công bằng, còn phân biệt đối xử. Đề nghị xem xét có hướng dẫn để thực hiện thống nhất, tạo điều kiện cho những công dân có tâm huyết, có nguyện vọng được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trả lời: (Tại Công văn số 1041/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Để quy định cụ thể về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, ngày 15 tháng 4 năm 2016, Bộ Quốc phòng - Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; theo đó tại Điều 5, Điều 6 quy định các trường hợp không tuyển chọn và chưa tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội như sau:
“Điều 5: Các trường hợp không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội
1. Đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia; bị tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên về tội danh khác nhưng chưa được xóa án tích.
2. Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh và cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Tổ chức hoặc tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, các hội, nhóm hoạt động trái pháp luật; chủ mưu, cầm đầu hoặc tham gia tích cực các cuộc mít tinh, biểu tình trái pháp luật, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
5. Lợi dụng tự do dân chủ, nhân quyền, vấn đề sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
6. Quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài trái với quy định của Nhà nước; xuất cảnh trái phép; trong thời gian sinh sống ở nước ngoài có vi phạm pháp luật nước sở tại.
7. Sử dụng trái phép chất ma túy.
8. Hành nghề mê tín, dị đoan.
9. Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.
10. Có hành vi lưu manh, côn đồ, lừa đảo, dâm ô, trộm cắp, tham gia các tệ nạn xã hội, gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được giáo dục, xử lý hành chính nhưng vẫn tái phạm.
11. Khai sai sự thật, che giấu lý lịch để được tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội.
12. Có cha đẻ, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân, vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã hoặc đang có hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 6: Các trường hợp chưa xét tuyển vào Quân đội
1. Lý lịch chưa rõ ràng, trừ trường hợp có yếu tố không xác định được do là con ngoài giá thú.
2. Quan hệ xã hội phức tạp nhưng chưa được xác minh, kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Đã có quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc đang làm thủ tục xin xuất cảnh đoàn tụ với gia đình, định cư ở nước ngoài.
Có thông tin, tài liệu phản ánh về vấn đề phức tạp trong thòi gian ở nước ngoài nhưng chưa xác minh, kết luận rõ ràng”.
Như vậy, đối chiếu với quy định hiện hành, vấn đề cử tri nêu: Những công dân có thân nhân liên quan đến chế độ cũ nhưng không thuộc những trường hợp trên và có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ văn hóa thì vẫn có thể được xem xét thực hiện nghĩa vụ quân sự; tiêu chuẩn của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp xem xét, quyết định cụ thể từng trường hợp; danh sách công dân nhập ngũ của địa phương được lựa chọn từ tiêu chuẩn cao xuống thấp và được công bố công khai. Bộ Quốc phòng đề nghị các cấp chính quyền, trực tiếp thường xuyên là Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện, cấp xã xem xét, quyết định việc công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai minh bạch và bảo đảm công bằng xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công dân.
33. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Bộ Quốc phòng cho mở lại trường Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu 5 tại tỉnh Gia lai (đã giải thể từ năm 2011) để đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS của 02 tỉnh Kon Tum và Gia lai và tạo nguồn tại chỗ để bổ sung vào đội ngũ cán bộ trong quân đội.
Trả lời: (Tại Công văn số 1595/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển về mọi mặt của vùng sâu, vùng xa, cả về KT-XH cũng như nguồn lực con người và đã có nhiều chính sách phù họp được thực hiện trong thời gian qua, trong đó có việc nuôi, dạy con em đồng bào các dân tộc ít người đã được đầu tư, quan tâm đúng mức; hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung, Quân khu 5 nói riêng cơ bản các tỉnh, huyện miền núi đều có các trường Trung học cơ sở và Trung học phố thông nội trú nuôi, dạy con em đồng bào Dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ cho địa phương; đồng thời là nguồn tuyển chọn công dân có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt để đào tạo tại các trường trong quân đội.
Để khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các trường thiếu sinh quân thuộc Bộ Quốc phòng và trường nội trú tại các địa phương, hiện nay Bộ Quốc phòng đã giải thể các trường (cơ sở đào tạo) thiếu sinh quân, trong đó có Trường Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu 5.
34. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Bộ Quốc phòng chỉ đạo nhà máy Z192 có biện pháp hỗ trợ để di rời các hộ dân sống xung quanh nhà máy đảm bảo an toàn cho nhân dân, do nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân bị ô nhiễm nặng.
Trả lời: (Tại Công văn số 12784/BQP-CNQP ngày 17 tháng 12 năm 2016)
Nhà máy Z195/Tổng cục CNQP là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại 03 địa điểm: Xí nghiệp 95/Z195 thuộc địa bàn xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo; Xí nghiệp 92/Z195 thuộc địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam Đảo; Trường bắn thử nghiệm/Z195 thuộc địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam Đảo.
Nhà máy Z195 là cơ sở sản xuất quốc phòng được đầu tư đồng bộ các dây chuyền nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất vũ khí trang bị đảm bảo cho Quân đội. Trong quá trình sản xuất, công tác giám sát, quan trắc môi trường được thực hiện nghiêm theo Luật về bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Kết quả kiểm tra, quan trắc môi trường định kỳ cho thấy việc thu gom, xử lý các nguồn thải được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Ngày 21/11/2016 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy phép số 3786/GP-UBND cho phép Nhà máy Z195 xả nước thải sau xử lý vào nguồn nước tự nhiên. Cho đến nay, khu vực Xí nghiệp 92 thuộc địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, các cơ quan chức năng chưa phát hiện sự cố gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cho dân cư.
Do Nhà máy Z195 là nhà máy được đầu tư nhiều dự án trọng điểm, quan trọng đối với nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, không thể di dời trong những năm tiếp theo. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo:
1. Tổng cục CNQP đôn đốc Nhà máy Z195 hoàn thiện các hệ thống xử lý môi trường đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt đầu tư (xử lý tiếng ồn, xử lý nước thải, xử lý khí thải) đưa vào khai thác sử dụng, giảm thiểu tác động môi trường đến người lao động và dân cư.
2. Để chủ động ứng phó với sự cố môi trường có thể xảy ra, bảo đảm an toàn cho người lao động và dân cư xung quanh nhà máy, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Tổng cục CNQP và các cơ quan chức năng của Bộ rà soát, đầu tư bổ sung 25 hạng mục (kinh phí đầu tư dự kiến 80 tỷ đồng) để đảm bảo xử lý triệt để về môi trường khi có sự cố xảy ra và nâng cao an toàn trong sản xuất. Hiện nay Bộ Quốc phòng đang rà soát, phê duyệt để triển khai thực hiện.
3. Về biện pháp hỗ trợ di dời các hộ dân sinh sống xung quanh Nhà máy Z195, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Tổng cục CNQP là đơn vị chủ quản của Z195 triển khai lập dự án mở rộng vành đai an toàn để hỗ trợ di dời, tái định cư cho các hộ dân. Kết quả đạt được đến nay cụ thể như sau:
- Ngày 22/7/2016, Nhà máy Z195 đã có văn bản số 1238/Z195-KH gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở TNMT Vĩnh Phúc về việc tạo lập Vành đai an toàn theo Nghị định số 148/2006/NĐ-CP của khu vực Xí nghiệp 95/Nhà máy Z195.
- Ngày 11/8/2016, Sở TNMT Vĩnh Phúc có văn bản số 1591/STNMT-TTr về việc đề xuất phương án giải quyết việc bảo vệ môi trường và lập dự án di dời tái định cư cho các hộ dân thôn Sơn Long, xã Hợp Châu để tạo lập Vành đai an toàn theo Nghị định số 148/2006/NĐ-CP đối với Nhà máy Z195.
- Ngày 09/9/2016, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản số 6307/UBND-NC2 chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh, Bộ CHQS tỉnh về việc tạo lập Vành đai an toàn khu quân sự theo quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, Tổng cục CNQP và Nhà máy Z195 đang phối hợp với chính quyền địa phương cùng các đơn vị liên quan thống nhất phương án, xác định vành đai an toàn, lập và triển khai dự án di dời tái định cư cho các hộ dân đảm bảo đúng quy định.
35. Cử tri Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh, có trường hợp quân nhân tham gia thời gian dài (trên 20 năm) trong quân đội và mất khi đang tại ngũ nhưng gia đình quân nhân không được hưởng chế độ gì, như vậy chưa bảo đảm công bằng. Đề nghị có chính sách phù hợp cho các trường hợp này
Trả lời: (Tại Công văn số 1042/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Chế độ, chính sách đối với quân nhân hy sinh, từ trần được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, quân nhân tại ngũ nếu hy sinh thì thân nhân gia đình được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội; nếu từ trần thì thân nhân gia đình được hưởng chế độ theo qui định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Ngoài ra quân nhân tại ngũ hy sinh, từ trần thì thân nhân gia đình còn được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác của quân nhân và chế độ trợ cấp một lần do quy đổi thời gian tực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, nghề có tính đặc thù (nếu có).
Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố Hà Nội giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo qui định.
36.. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: sớm quan tâm đầu tư thi công các tuyến đường vành đai, tuần tra biên giới của tỉnh Hà Giang để thuận lợi cho công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Trả lời: (Tại Công văn số 140/BQP-TM ngày 5 tháng 01 năm 2017)
Về việc đầu tư xây dựng đường TTBG thuộc tỉnh Hà Giang, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 20 km đường TTBG nhưng chưa đủ tiêu chuẩn đường TTBG do triển khai xây dựng trước khi khi Đề án được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn II, Bộ Quốc phòng đã đề nghị xây dựng đường TTBG trên địa bàn Hà Giang 70 km. Tuy nhiên đến nay, Quốc hội và Chính phủ chưa cân đối được vốn nên đến nay chưa có vốn để triển khai xây dựng.
37. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: đầu tư xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới từ bản Mò Su, xã Mù Cả huyện Mường Tè đến Mốc số 17, đường tuần tra biên giới từ Mốc 80 đến Mốc 82 thuộc địa bàn xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, nâng cấp tuyến đường đến Mốc 70 thuộc xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ để phục vụ tuần tra biên giới và tạo điều kiện đi lại, sản xuất của nhân dân trong vùng được thuận lợi.
Trả lời: (Tại Công văn số 140/BQP-TM ngày 5 tháng 01 năm 2017)
Về việc đầu tư xây dựng đường TTBG thuộc tỉnh Lai Châu, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 60 km đường TTBG, trong đó có 52 km chưa đủ tiêu chuẩn đường TTBG do triển khai xây dựng trước khi Đề án được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn II, Bộ Quốc phòng đã đề nghị xây dựng đường TTBG trên địa bàn Lai Châu 70 km. Tuy nhiên đến nay, Quốc hội và Chính phủ chưa cân đối được vốn nên đến nay chưa có vốn để triển khai xây dựng.
Bộ Quốc phòng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn giai đoạn 2016-2020 để tiếp tục triển khai xây dựng đường TTBG và cho phép sử dụng số vốn còn dư đã bố trí cho các dự án đường TTBG giai đoạn I để triển khai các đoạn tuyến thực sự cần thiết.
38. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Sau 20 năm triển khai Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên năm 1996, việc tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: số lượng nguồn dự bị động viên tuy lớn nhưng mất cân đối theo vùng, miền, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức ở các đơn vị dự bị động viên, lực lượng dự bị động viên là công nhân tại các doanh nghiệp sau khoá huấn luyện về doanh nghiệp không tiếp nhận, phải tìm kiếm công việc mới... Cử tri đề nghị có chủ trương chính sách đối với quân nhân dự bị để vừa đảm bảo lợi ích của lực lượng dự bị động viên, doanh nghiệp, vừa đảm bảo chính sách quốc phòng an ninh của tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 1593/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Nôi dung thử nhất: sổ lượng nguồn động viên lớn nhưng mất cân đổi giữa các vùng, miền, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân nhân dự bị.
Thực tế, nội dung này cũng là vấn đề bất cập cần phải giải quyết: Hiện nay Bộ Quốc phòng tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo:
- Thứ nhất: Việc tuyển quân hàng năm phải gắn với vùng động viên (các đơn vị nhận chiến sĩ mới ở địa phương nào thì cũng chính địa phương đó giao nguồn động viên cho đơn vị sau này);
- Thứ hai: Những địa phương thiếu nguồn (SQDB, HSQ,BS dự bị); Bộ Quốc phòng phối hợp các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu đào tạo, bổ túc, chuyến loại SQDB, chỉ tiêu huấn luyện binh sĩ dự bị hạng 2 thành binh sĩ dự bị hạng 1 để bổ sung nguồn sắp xếp cho các đơn vị DBĐV; tuy nhiên do ngân sách còn hạn hẹp nên cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hiện nay;
- Thứ ba: Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương mở rộng địa bàn sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV để tăng chất lượng cho các đơn vị (nhất là đơn vị quân, binh chủng và chuyên môn kỹ thuật);
- Thứ 4: Sau khi Đề án tổ chức Quân đội NDVN giai đoạn 2016-2021 và những năm tiếp theo được thông qua, Bộ Quốc phòng tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu xây dựng, huy động lực lượng DBĐV cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; quy mô, loại hình tô chức, sô lượng các đơn vị DBĐV cho phù hợp với từng vùng, miền và nhiều biện pháp khác để từ đó khắc phục từng bước những bất cập mà Cử tri đã có ý kiến.
Nôi dung thứ hai: Pháp lệnh về lực được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX thông qua ngày 27/8/1996.
- Trong những năm qua các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị quân đội đã quán triệt, tuyên truyền tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh về lực lượng DBĐV góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức và thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế bất cập trước sự phát triển về mọi mặt của đất nước, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
- Pháp lệnh chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia xây dựng lực lượng DBĐV đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, nên gặp khó khăn trong việc gọi QNDB của các doanh nghiệp tập trung huấn luyện;
- Để đánh giá kết quả thực hiện Pháp lệnh về lực lượng DBĐV nhằm xây dựng lực lượng DBĐV đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, ngày 01/6/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị chỉ đạo các địa phương, đơn vị Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng DBĐV giai đoạn 1996 đến năm 2016. ũến nay các địa phương trong toàn quốc và các đơn vị trong Quân đội đã hoàn thành tổng kết; Bộ Quốc phòng đã hoàn thành tổng kết trong tháng 12/2016.
Song song với việc Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh và tình hình thực tế xây dựng lực lượng DBĐV, Bộ Quốc phòng đang xây Dự án Luật lực lượng DBĐV nhằm thay thế Pháp lệnh về lực lượng DBĐV và trình Quốc hội thông qua năm 2018 để phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và các văn bản quy phạp pháp luật hiện hành trong đó có chính sách hỗ đối với lực lượng DBĐV là công dân đang làm việc tại các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
39. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: có giải pháp tích cực giải quyết dứt ðiểm tình trạng tàu Trung Quốc ðâm tàu cá của ngý dân Việt Nam, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng nhân dân, giúp nhân dân an tâm sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 20/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
Trong năm qua, tình hình Biển Đông nói chung và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam nói riêng cơ bản ổn định. Nhưng hiện tượng ngư dân vẫn còn sử dụng chất nổ, chất hóa học, xung điện...đánh bắt hải sản vẫn còn xảy ra, việc tranh chấp ngư trường trong quá trình khai thác, hoặc do thời tiết diễn biến phức tạp đã xảy ra một số vụ việc tàu thuyền đâm va trên biển gây chìm đắm tàu cá của ngư dân. Tuy nhiên, các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng (Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển) đã nắm chắc tình hình, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nhất là bảo vệ vững chắc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà ta đang quản lý; bảo vệ an ninh, an toàn cho các hoạt động dầu khí, hoạt động nghề cá trên biển... thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, thực thi pháp luật trên biển và tham gia các hoạt động kinh tế biển.
Để bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ với lực lượng liên quan, tăng cường tuần tra kiểm soát trên các vùng biển; tập trung khu vực tình hình an ninh phức tạp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử trí các tình huống xảy ra. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng quản lý biển tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương ven biển làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chủ quyền các vùng biển, đảo của Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật biển và các văn bản liên quan để nhân dân nắm được và chấp hành nghiêm quy định khi hoạt động trên biển; vì vậy, trong thời gian gần đây các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghề cá trên biển đã hợp tác chặt chẽ với các lực lượng quản lý biển, thông báo kịp thời tình hình và phối hợp xử lý hiệu quả các tình huống xảy ra; do đó, tình trạng hoạt động vi phạm vùng biển và pháp luật trong đánh bắt hải sản đã được kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm túc, góp phần quan trọng để ngăn chặn các vụ việc xảy ra, nhất là các vụ việc nghiêm trọng. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển trong những năm qua cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia; duy trì ổn định tình hình an ninh, an toàn trên biển, tạo điều kiện để ngư dân yên tâm sản xuất. Song, một số vụ việc tàu cá của ngư dân ta bị phía Trung Quốc đâm va tàu cá của ngư dân Việt Nam xuất phát từ các lý do sau:
1. Nguyên nhân và khu vực xảy ra tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm va
Ngư dân ta xâm phạm chủ quyền vùng biển Trung Quốc khai thác hải sản (Cảnh sát biển Trung Quốc thông báo cho Cảnh sát biển Việt Nam về việc tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển Trung Quốc năm 2016: Tháng 6: 40 lượt chiếc, tháng 8: 115 lượt chiếc, tháng 9: 47 lượt chiếc, tháng 10: 15 lượt chiếc, tháng 11: 36 lượt chiếc) và còn sử dụng chất nổ, chất hóa học, xung điện đánh bắt hải sản hoạt động vào gần các đảo, bãi cạn Trung Quốc đang chiếm đóng, các khu vực Trung Quốc thông báo cấm, vùng biển đang có hoạt động quân sự thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài ra, một số vụ xảy ra khi tàu cá của ngư dân hoạt động đơn lẻ, số lượng ít tại khu vực chồng lấn, tiếp giáp với vùng biển Trung Quốc. Trong đó, vùng biển quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân một số tỉnh Miền Trung, nhưng hiện nay khu vực này Trung Quốc đang thực quyền quản lý.
Sau khi sự việc xảy ra, ngư dân còn khai báo thiếu trung thực với cơ quan chức năng (quá trình hoạt động trên biển không treo cờ hoặc còn sử dụng chất nổ, chất hóa học, xung điện) nhằm được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ và tránh bị xử lý của Nhà nước ta, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ vụ việc, làm cơ sở đấu tranh ngoại giao cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng trên.
2. Về xử lý và giải quyết của lực lượng chức năng Việt Nam
Đối với vụ việc xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, lực lượng tuần tra khi phát hiện tàu Trung Quốc xâm phạm, kiên quyết xử lý theo đúng đối sách của Đảng, Nhà nước và quy định của luật pháp Việt Nam.
Đối với vụ việc tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp đấu tranh, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hành động vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, phản đối về hành xử vô nhân đạo đối với ngư dân ta.
3. Các giải pháp bảo đảm an toàn cho tàu cá Việt Nam hoạt động trên biển, Bộ Quốc phòng kiến nghị:
- Các địa phương: (i) tăng cường phối hợp với các lực lýợng chức nãng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân để nhân dân nhận thức sâu sắc về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, về chủ quyền vùng biển, pháp luật Việt Nam và Quốc tế trên biển, chấp hành nghiêm khi hoạt động trên biển; không vào gần các đảo Trung Quốc đang chiếm giữ, khu vực có tàu Trung Quốc đang huấn luyện, diễn tập và khảo sát thăm dò, không xâm phạm chủ quyền vùng biển Trung Quốc khai thác hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Khi xảy ra các vụ việc đâm va, phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để có giải pháp xử lý, giải quyết kịp thời, phù hợp; (ii) có biện pháp xử lý, ngăn chặn không để ngư dân ta sử dụng vật liệu nổ, xung điện để đánh bắt, khai thác hải sản, nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, nếu tái phạm nhiều lần hoặc tái phạm có tổ chức thì xử lý theo pháp luật hiện hành; (iii) có biện pháp đăng ký, quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu cá, nhất là tàu cá hoạt động xa bờ; nếu để xảy ra ngư dân xâm phạm vùng biển bị nước ngoài khai thác hải sản bị đâm va, bắt giữ, xử lý thì khi ngý dân về ðến ðịa phýõng phải xử lý theo quy định của pháp luật và lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
- Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hình thức, biện pháp đấu tranh thích hợp đối với các trường hợp tàu cá, ngư dân ta bị phía Trung Quốc (lực lượng quản lý biển, ngư dân) đâm va; yêu cầu Trung Quốc điều tra, làm rõ, thông báo cho phía Việt Nam; nếu ngý dân ta không vi phạm phải có hình thức đấu tranh, phản đối kịp thời và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường và chấm dứt các hành động tương tự.
- Các địa phương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đăng ký, quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với ngư dân khi tàu xuất bến, về bến phải chấp hành đúng quy định của pháp luật khi hoạt động trên biển (treo cờ, biển kiểm soát, chứng chỉ chuyên môn ...); kiên quyết không để ngư dân mang theo thuốc nổ, xung điện, chất hóa học để khai thác hải sản làm hủy hoại nguồn lợi và hệ sinh thái biển theo Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức phối hợp liên ngành tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; bố trí lực lượng trực thường xuyên tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
40. Cử tri Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp kiến nghị: tăng cường công tác quốc phòng, an ninh,duy trì các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vệ lãnh thổ đất nước, quan tâm đầu tư xây dựng các lực lượng vũ trang đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 1046/BQP-TM ngày 6 tháng 2 năm 2017)
1. Trước hết Bộ Quốc phòng trân trọng cảm ơn kiến nghị của cử tri và cùng chia sẻ sự quan tâm của cử tri cả nước nói chung, cử tri Tỉnh Long An nói riêng về thực trạng một số tình hình tác động trực tiếp đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.
2. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và tiềm lực quốc phòng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung, bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt. Trên cơ sở Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của BCHTW khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Quốc phòng và Luật Biển Việt Nam ...; thời gian qua, mặc dù điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn song Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo thực hiện tốt quan điểm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; quan tâm đầu tư xây dựng tiềm lực quân sự quốc phòng; chăm lo xây dựng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; trong đó, đặc biệt đã và đang đầu tư xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển và một số binh chủng, ngành tiến lên hiện đại đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Biển Đông, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành chức năng làm tốt công các tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn để chủ động đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ động tham mưu cho Ðảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo. Vì vậy, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cần có sự chung tay, góp sức của các ngành, các cấp, các địa phương và toàn xã hội.
3. Những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó lường. Các nước lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau, chi phối các quan hệ quốc tế. Khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn định và phát triển, song sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biên giới, biển đảo tiếp tục gia tăng... Là quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn coi trọng và giữ vững môi trường hòa bình để hợp tác cùng phát triển; chủ trương kiên định chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các bất đồng và tranh chấp lãnh thổ; chủ động, sáng suốt, nhạy bén, bình tĩnh, khôn khéo trong xử trí các tình huống, không để bị động, bất ngờ; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tiếp thu kiến nghị nêu trên của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương và giải pháp, đối sách đúng đắn, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền vận động, nâng cao bản lĩnh, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ; tập trung xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; là lực lượng nòng cốt, trực tiếp bảo vệ trên thực địa, với yêu cầu kiên quyết giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước láng giêng. Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ. Sẵn sàng tự vệ khi cần thiết. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng theo Nghị định số 77/2010/NÐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công An và Bộ Quốc phòng. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới” coi trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, gắn xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trên các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, biên giới, hải đảo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa phương, sẵn sàng xử lý có hiệu quả khi tình huống xảy ra.
41. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri boăn khoăn công tác huấn luyện trong quân đội còn nhiều thiếu sót, hạn chế, nguyên nhân vì sao việc bay huấn luyện thiệt hại nhiều về khí tài và hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ, trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong công tác này như thế nào? Tình trạng phong tướng, phong tá trong lực lượng quân đội và công an trong thời gian qua có đúng quy trình hay không, cử tri phản ánh có tình trạng phong hàm trước thời hạn, trước khi Luật Công an có hiệu lực (7/2015), đề nghị các Bộ liên quan có xử lý nghiêm.
Trả lời: (Tại Công văn số 1046/BQP-TM ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Những năm qua, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc thăng quân hàm cấp tướng, cấp tá đúng theo quy định của Luật Sĩ quan, thông tư của Bộ Quốc phòng, chủ trương của Quân ủy Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, bảo đảm quy trình gồm các bước như sau:
* Đối với cấp tướng:
Bước 1. Hội nghị Ban Thường vụ đảng ủy đơn vị trực thuộc Bộ (lần 1), lựa chọn nhân sự để giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
Bước 2. Hội nghị cán bộ chủ chốt bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự dự kiến thăng quân hàm (phiếu kín).
Bước 3. Hội nghị Ban Thường vụ (lần 2), xem xét các trường hợp đạt trên 50% số phiếu hội nghị cán bộ chủ chốt để biểu quyết trình với đảng ủy.
Bước 4. Hội nghị đảng ủy xem xét, biểu quyết nhân sự; những trường hợp đạt trên 50% số phiếu được đề nghị lên Quân ủy Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Bước 5. Hội nghị Quân ủy Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét, bỏ phiếu kín biểu quyết nhân sự đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định thăng quân hàm cấp tướng.
* Đối với cấp tá:
Bước 1. Cấp ủy (chi bộ) trực tiếp quản lý cán bộ, rà soát các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng quân hàm xem xét, đề nghị lên đảng ủy cơ sở.
Bước 2. Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết nghị nhân sự đề nghị cấp trên thăng quân hàm.
Bước 3. Cơ quan Chính trị đơn vị có tổ chức đảng cấp trên trực tiếp cơ sở, thẩm định hồ sơ; báo cáo tập thể cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết nghị nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền thăng quân hàm.
Bước 4. Cơ quan Chính trị đơn vị trực thuộc Bộ, thẩm định hồ sơ, báo cáo tập thể cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết nghị thăng quân hàm cấp trung tá, thiếu tá; đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, thăng quan hàm đại tá, thượng tá.
Bước 5. Tổng cục Chính trị thẩm định hồ sơ; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương xét, quyết định thăng quân hàm đại tá, thượng tá.
Bước 6. Các cơ quan, đơn vị tổ chức công bố, trao quyết định cho cán bộ; trước đó, cấp ủy, chỉ huy gặp gỡ, thông báo lý do đối với cán bộ chưa được thăng quân hàm.
42. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: việc giải quyết chế độ chính sách cho quân nhân phục viên theo quyết định 142/2008/QĐ-TTg còn chậm, chế độ cho người lĩnh trước và sau chưa công bằng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1104/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
- Thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; các đơn vị, địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai thực hiện, đến nay, toàn quốc đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho gần 97 vạn đối tượng với số tiền trên 4.200 tỷ đồng và trên 12.700 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; đã tổng kết thực hiện Quyết định nêu trên vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau vẫn còn một số ít đối tượng còn tồn sót ở một số địa phương chưa kê khai lập hồ sơ để giải quyết chế độ. Nội dung này Ban Chỉ đạo 24 Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ xem xét, giải quyết, không để bỏ sót đối tượng.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì kể từ ngày 01/01/2012 (ngày Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành), quân nhân, công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, nếu chưa có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của cấp có thẩm quyền thì được áp dụng thực hiện mức trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (mức trợ cấp này cao hơn mức trợ cấp so với Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg).
Việc quy định trên nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng, phù hợp với mức tăng lương cơ sở của Chính phủ và cân đối chung với chính sách mới ban hành (Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg).
43. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Theo Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ thì người miền Bắc tham gia hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì gia đình chỉ hưởng được chế độ của một người đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an còn người thứ hai trở đi thì không được hưởng trong khi người miền Nam thì được hưởng hết như vậy là không công bằng. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng này để đảm bảo tính công bằng trong việc hưởng thụ chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 1403/BQP- CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước thì Hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội, Công an tham gia chiến đấu và hoạt động tại chiến trường B, C, K nhưng không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc, được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm thực tế công tác, chiến đấu ở chiến trường. Không có nội dung quy định như cử tri phản ánh.
44. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: nghiên cứu quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là sĩ quan dự bị để việc khám chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Điều 43 của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, đề nghị Quốc hội quan tâm quy định cấp quân phục cho các đối tượng sĩ quan dự bị để việc tham dự các cuộc họp được chủ động và trang nghiêm.
Trả lời: (Tại Công văn số 13439/BQP-BHXH ngày 31 tháng 12 năm 2016)
Tại Điều 10 Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam quy định đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị gồm: “Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1, được phong quân hàm sĩ quan dự bị (gọi chung sĩ quan dự bị là quân nhân thôi phục vụ tại ngũ); cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên đã qua đào tạo sĩ quan, được phong quân hàm sĩ quan dự bị”.
Theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT):
Trường hợp sĩ quan dự bị là quân nhân thôi phục vụ tại ngũ thuộc đối tượng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: số 290/2005/QĐ-TTg ngày òl/l 1/2005; số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007; số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010; số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 và số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 thì thực hiện BHYT theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài’chính hướng dẫn thực hiện BHYT, việc đóng BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm;
Trường hợp sĩ quan dự bị là cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên hưởng tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì thực hiện BHYT theo điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014;
Trường hợp sĩ quan dự bị là đối tượng không thuộc các quy định nêu trên thì thực hiện BHYT theo hộ gia đình (quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Bộ Quốc phòng xin trả lời và trân trọng đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước trả lời đề nghị nêu trên của cử trí; có ý kiến với các cơ quan chức năng hướng dẫn sĩ quan dự bị tại địa bàn tham gia BHYT tùy theo từng đối tượng và tạo điều kiện hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương với các trường hợp sĩ quan dự bị tham gia BHYT theo hộ gia đình theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014.
45. Cử tri Hải Phòng kiến nghị: Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương đầu tư xây dựng lò đốt rác xử lý chất thải rắn trên đảo Bạch Long Vỹ nhưng chưa thực hiện được dự án. Thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải quân đã đầu tư cho Trung đoàn 952 đóng trên đảo Bạch Long Vỹ 01 lò đốt rác, chất thải sinh hoạt. Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ đã làm việc đề nghị với Quân chủng Hải quân cho huyện được sử dụng chung lò đốt rác này, Trung đoàn 952 cũng đồng ý cho phép sử dụng chung trong thời gian qua. Tuy nhiên, do Trung đoàn 952 đã được chuyển sang Quân khu 3 và rút xuống cấp độ tiểu đoàn, do vậy vấn đề sử dụng lò đốt rác hiện nay đang gặp khó khăn, vướng mắc và chưa thống nhất. Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 3 tiếp tục cho phép huyện Bạch Long Vỹ sử dụng chung lò đốt rác của Trung đoàn 952.
Trả lời: (Tại Công văn số 14/BQP-TM ngày 3 tháng 01 năm 2017)
1. Nội dung cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 3 tiếp tục cho phép huyện Bạch Long Vỹ sử dụng chung lò đốt rác của Trung đoàn 952:
- Việc sử dụng chung lò đốt rác, xử lý rác thải trên đảo Bạch Long Vĩ theo kiến nghị của cử tri là cần thiết, Bộ Quốc phòng ủng hộ chủ trương trên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Quân khu 3, công trình lò đốt rác trên đảo do Tiểu đoàn phòng thủ đảo/Bộ CHQS thành phố Hải Phòng quản lý. Sau khi xây dựng đã vận hành chạy thử 01 lần, từ đó đến nay không sử dụng được do một số yếu tố không đáp ứng yêu cầu vận hành của lò. Theo đề nghị của UBND huyện Bạch Long Vĩ, Bộ CHQS thành phố Hải Phòng đã thống nhất với địa phương về việc cải tạo và sử dụng chung lò đốt rác (Công văn số 2507/BCH-HC ngày 31/8/2016 của Bộ CHQS thành phố Hải Phòng).
- Để thực hiện việc sử dụng chung lò đốt rác, Bộ Quốc phòng giao BTL Quân khu 3 chỉ đạo Bộ CHQS thành phố Hải Phòng phối hợp với UBND huyện Bạch Long Vĩ thống nhất những nội dung cụ thể có liên quan.
46. Cử tri Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật đất đai 2013 quy định: “...Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình ... rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng”, tại điểm a khoản 4 Điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định: “Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...”. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn nhiều diện tích đất thuộc các trường hợp quy định tại Điều 48 Luật đất đai và điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Quốc phòng chưa chuyển giao khu đất trên cho địa phương (ví dụ: trường hợp 120 hộ dân trong Khu tập thể Quốc phòng tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền). Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng sớm rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
Trả lời: (Tại Công văn số 14/BQP-TM ngày 3 tháng 1 năm 2017)
2. Nội dung cử tri phản ánh trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn nhiều diện tích đất thuộc các trường hợp quy định tại Điều 148 Luật đất đai và Điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ do Bộ Quốc phòng chưa chuyển giao cho địa phương (ví dụ: Trường hợp các hộ dân trong Khu tập thể quốc phòng tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền). Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng:
- Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để hoàn thành các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất các Khu gia đình quân đội và bàn giao cho địa phương quản lý, làm cơ sở để địa phương cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
- Đối với Khu tập thể quân đội tại phường Đông Khê, quân Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng: Ngày 14/11/2014 Bộ CHQS thành phố Hải Phòng đã có Công văn số 2997/BCH-HC gửi UBND quận Ngô Quyền và UBND phường Đông Khê về việc đề nghị tiếp nhận bàn giao đất khu tập thể gia đình quân nhân tại khu đất trên (khu đất có diện tích 10.050 m2); ngày 24/7/2015, Bộ CHQS thành phố Hải Phòng đã làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương đề nghị tiếp nhận bàn giao khu đất. Tuy nhiên, đến nay địa phương vẫn chưa thực hiện việc tiếp nhận khu đất.
- Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất để điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020); Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn thành phố Hải Phòng tiến hành rà soát quỹ đất quốc phòng, trong đó xác định vị trí, diện tích, ranh giới các khu đất tiếp tục sử dụng vào mục đích quốc phòng; các khu đất quốc phòng dự kiến bàn giao cho địa phương trong kế hoạch 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) và đã có văn bản số 5816/BQP-TM ngày 06/7/2015 gửi UBND thành phố Hải Phòng.
- Bộ Quốc phòng đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện và phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn hoàn thành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ quốc phòng và bàn giao đất các khu gia đình quân đội cho địa phương quản lý.
47. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: các bộ: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Nghị định đã ban hành 01năm, nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên cơ sở khó thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 1189/BQP-TM ngày 10 tháng 2 năm 2017)
- Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2015/NĐ-CP; Theo đó, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về: Quy chế phối hợp hoạt động (Điều 4); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo (Điều 5); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở (Điều 6); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ và phòng, chống cháy rừng (Điều 7); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ biên giới đất liền (Điều 12); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam (Điều 13). Mặt khác, tại Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, Chính phủ không giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Thực hiện Luật Dân quân tự vệ, ngày 16 tháng 7 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 108/2016/TT-BQP quy định nội dung, trình tự lập và phê chuẩn kế hoạch hoạt động; nhiệm vụ, nội dung, chế độ hoạt động của Dân quân tự vệ trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu và sở chỉ huy các cấp về công tác Dân quân tự vệ.
Như vậy, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, Thông tư số 108/2016/TT-BQP đã quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Do đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 133/2015/NĐ-CP để phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: "Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết".
48. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về triển khai các dự án quốc phòng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có vị trí địa lý chiến lược, đặc biệt quan trọng, cũng là nơi cần được phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, địa hình, địa chất, phục vụ xây dựng hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện một số dự án quốc phòng đã và sẽ triển khai tại đảo Lý Sơn, bên cạnh đáp ứng nhu cầu dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, cũng đã phát sinh một số vấn đề, như: phá vỡ cảnh quan môi trường, giá trị di sản văn hóa và giá trị địa hình, địa mạo… Đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, kiểm tra các dự án quốc phòng triển khai trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn. Đồng thời, chú trọng việc lấy ý kiến tỉnh, các sở, ngành và chuyên gia trong quy hoạch và triển khai dự án quốc phòng (trong phạm vi nhất định để đảm bảo yếu tố bí mật quân sự, nhưng vừa đảm bảo bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử).
Trả lời: (Tại Công văn số 5049/BQP-TM ngày 9 tháng 5 năm 2017)
1. Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI vê Chiên lược bảo vệ Tô quôc trong tình hình mới, Bộ Quôc phòng luôn chú trọng, ưu tiên các dự án phục vụ nhiệm vụ quôc phòng, an ninh kết họp phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược, trong đó huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Những công trình quốc phòng đã và đang xây dựng trên đảo Lý Sơn năm trong hệ thống cong trình chiến đấu trong khu vực phòng thủ câp tỉnh, câp huyện từng bước được quy hoạch và xây dựng đáp ứng cho nhiệm vụ phòng thủ SSCĐ trước mắt cũng như lâu dài; luôn châp hành nghiêm các Quy chê, quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, đúng theo kê hoạch đã được phê duỵệt, được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyên và nhân dân trên đảo; bảo đảm yêu tô bí mật, không ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, không phá vờ cảnh quan môi trường, giá trị địa hình địa mạo; đảm bảo cho huyện đảo Lý Sơn mạnh vê kinh tê, vừng chăc về quốc phòng.
2. Việc triển khai dự án xây dụng đường cơ động kết hợp kè chắn sóng trên đảo là công trinh do UBND tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư từ nguồn vốn Biến Đông-Hải đảo cơ bản đã phát huy tác dụng tốt. Một số kiến nghị của cử tri đã được lãnh đạo tỉnh tiếp thu, chỉ đạo khắc phục, đáp ứng yêu cầu dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, không ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, không phá vỡ cảnh quan môi trường, giá trị địa hình địa chất trên đảo.
3. Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH trên đảo Lý Sơn để bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triêh KT-XH với QP-AN trên đảo.
49. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc giảm thiểu thủ tục để xét khen thưởng theo Thông tư số 23/2009/TT-BQP ngày 25/5/2009 của Bộ Quốc phòng về việc xét khen thưởng cho các đối tượng cán bộ chỉ huy, quản lý có quá trình cống hiến lâu dài trong quân đội, đối với những người bị thất lạc, không đủ hồ sơ quy định, do thời gian quá lâu (30-35 năm), đặc biệt là những người đã nghỉ hưu, đã tham gia chiến tranh nhưng bị thất lạc hồ sơ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1044/BQP-TM ngày 6 tháng 02 năm 2017)
Để đảm bảo thực hiện thống nhất, tránh việc khen không đúng đối tượng, tiêu chuẩn hoặc giả mạo, Tổng cục Chính trị đã báo cáo và được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thống nhất ban hành Hướng dẫn số 711/HD-CT ngày 10/6/2009 về việc xét, đề nghị khen thưởng cho đối tượng cán bộ chỉ huy, quản lý có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, thủ tục hồ sơ trình khen bao gồm:
- Tờ trình kèm theo danh sách trích ngang cán bộ được đề nghị khen thưởng (lập riêng theo từng hình thức, mức hạng Huân chương).
- Bản tóm tắt quá trình công tác.
- Các giấy tờ liên quan của cá nhân chứng minh quá trình công tác: Bản sao quyết định bổ nhiệm chức vụ cán bộ, hệ số phụ cấp chức vụ…(nếu không có quyết định bổ nhiệm chức vụ, nhóm chức vụ, hệ số phụ cấp chức vụ… thì có bản sao lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên). Nếu là cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tiền khởi nghĩa phải có bản sao quyết định công nhận lão thành cách mạng hoặc tiền khởi nghĩa do cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Như vậy, Bộ Quốc phòng đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định của Chính phủ về việc khen thưởng các loại hình thành tích, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị của cử tri và tiếp tục nghiên cứu để việc khen thưởng được chính xác, đúng người, đúng thành tích, không để sai sót người có công.
50. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: xem xét đầu tư hoàn thiện khoảng 60 km đường tuần tra biên giới còn lại trên địa bàn huyện Sốp Cộp để thuận tiện cho việc tuần tra đường biên mốc giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới Việt - Lào, để nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của tuyến đường tuần tra biên giới, huyện Sốp Cộp đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng các tuyến đường đấu nối từ nội địa với Đường tuần tra biên giới nhằm hình thành mạng lưới giao thông liên xã, bản, tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện phục vụ cho việc phát kinh tế - xã hội của các xã, bản biên giới nói riêng và huyện Sốp Cộp nói chung, đảm bảo quốc phòng an ninh trong khu vực biên giới (với tổng chiều dài 04 tuyến đường đấu nối đường TTBG là 43,2 km).
Trả lời: (Tại Công văn số 140/BQP-TM ngày 5 tháng 01 năm 2017)
Về việc đầu tư xây dựng đường TTBG thuộc tỉnh Sơn La, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 210 km đường TTBG, trong đó có 19 km chưa đủ tiêu chuẩn đường TTBG do triển khai xây dựng trước khi Đề án được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn II, Bộ Quốc phòng đã đề nghị xây dựng đường TTBG trên địa bàn Sơn La 57 km khu vực dãy núi Pha Luông. Tuy nhiên đến nay, Quốc hội và Chính phủ chưa cân đối được vốn nên đến nay chưa có vốn để triển khai xây dựng. Do tính chất phức tạp về an ninh biên giới, Bộ Quốc phòng đang nghiê cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn gai đoạn 1 để triển khai xây dựng.
51. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Bộ Quốc Phòng sớm triển khai Đề án “Xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, bảo vệ và phát triển rừng vành đai đến năm 2020” tại các điểm dân cư khu vực biên giới. Huyện Sông Mã có 18 xã, 1 thị trấn trong đó có 4 xã biên giới (xã Mường Sai, Chiềng khương, Mường Hung, Mường Cai). Qua khảo sát huyện Sông Mã có 7 điểm dân cư thuộc 3 xã Mường Sai, Mường Hung, Mường Cai nằm cách xa trung tâm bản từ 1,5km đến 5km, có điểm dân cư cách xa trung tâm xã đến 21km. Do các điểm dân cư nằm cách xa trung tâm bản, xã địa hình phức tạp cao, dốc, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn … nên việc đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, nước sinh hoạt … đến điểm dân cư gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhân dân tại các điểm dân cư có nguyện vọng được chuyển về điểm dân cư hiện đang sinh sống và lập Đồ án quy hoạch ổn định dân cư vùng biên giới Việt – Lào.
Trả lời: (Tại Công văn số 19/BQP-TM ngày 3 tháng 1 năm 2017)
Sau khi nghiên cứu ý kiến của cử tri tỉnh Sơn La: (Đề nghi Bộ Quốc phòng sớm triển khai Đề án “Xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, bảo vệ và phát triển rừng vành đai đến năm 2020” tại các điểm dân cư khu vực biên giới. Huyện Sông Mã/Sơn La có 18 xã, 01 thị trấn, trong đó có 04 xã biên giới (Mường Sài, Chiềng Khương, Mường Hung, Mường Cai). Qua khảo sát huyện Sông Mã có 07 điểm dân cư thuộc 03 xã (Mường Sài, Mường Hung, Mường Cai) nằm cách xa trung tâm bản từ 1,5 km - 5 km, có điểm dân cư cách xa trung tâm xã đến 21 km. Do các điểm dân cư nằm cách xa trung tâm bản, xã địa hình phức tạp cao, dốc, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn... nên việc đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, nước sinh hoạt... đến điểm dân cư gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhân dân tại các điểm dân cư có nguyện vọng được chuyển về điểm dân cư hiện đang sinh sống và lập Đề án quy hoạch ổn định dân cư vùng biên giới Việt – Lào). Bộ Quốc phòng có ý kiến như sau:
- Nội dung kiến nghị trên thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn, cụ thể: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La lập Đề án, báo cáo chính phủ phê duyệt; phối hợp với các Bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La triển khai thực hiện.
- Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng và giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác quốc phòng.
52. Cử tri Hồ Chí Minh kiến nghị: nên xem xét lại Luật Nghĩa vụ quân sự không nên đưa vào tiêu chuẩn văn hóa vì người dân sẽ cho con học thấp hơn quy định để con không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, phải có sự công bằng trong thực thi Luật Nghĩa vụ quân sự, không phân biệt nguồn gốc xuất thân của thanh niên.
Trả lời: (Tại Công văn số 1590/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Luật NVQS năm 2015 điểm d, Khoản 1, Điều 31 quy định công dân được gọi nhập ngũ về tiêu chuẩn văn hóa như sau:
“d) Có văn hóa phù hợp.”
Tại Khoản 4, Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
“ 4. Tiêu chuẩn văn hóa:
Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển từ 20% đến 25% có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.”
Như vậy, Luật NVQS năm 2015 và Thông tư của Bộ quốc phòng đã quy định rất cụ thể, tiêu chuẩn về văn hóa phù họp vói thực tế và yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Riêng nội dung cử tri kiến nghị trường họp ngưòi dân sẽ cho con học thấp hơn quy định để không phải tham gia NVQS là trường họp cá biệt. Song xét thấy những trường họp công dân có động cơ ừốn ứánh thực hiện NVQS thì báo cáo cấp có thẩm quyền, quyết định gọi nhập ngũ để đảm bảo tính công bằng trong thực thi Luật NVQS.
Về không phân biệt nguồn gốc xuất thân của thanh niên để đảm bảo công bằng trong thực hiện NVQS đã quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật NVQS năm 2015. “Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín nguỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”
53. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Chế độ chính sách của Xã đội phó theo Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về Pháp lệnh Dân quân tự vệ “Xã đội phó là cán bộ chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ lương cán sự bằng mức lương 1,46 mức tối thiểu và đóng bảo hiểm xã hội…”. Tuy nhiên, khi thực hiện áp dụng theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở cấp xã, phường, thị trấn “Phó Chỉ huy trưởng quân sự là cán bộ không chuyên trách cấp xã, được hưởng phụ cấp hàng tháng”. Đến nay, cả 02 Nghị định này đều đã hết hiệu lực thi hành và thay thế bằng các Nghị định khác, nhưng cử tri có ý kiến đề nghị giải quyết chế độ, chính sách đối với chức danh Xã đội phó theo Nghị định 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009. Đề nghị có hướng dẫn để có cơ sở giải quyết, trả lời cử tri
Trả lời: (Tại Công văn số 1198/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
- Ngày 29 tháng 4 năm 2005, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2304/VPCP-NC về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "(1). Các Bộ, ngành Trung ương cần thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX ngày 18 tháng 3 năm 2002 đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn về chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. (2). Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan dự thảo nội dung sửa đổi Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ, để đảm bảo thống nhất về chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã.”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17 tháng 6 năm 2005, Bộ Nội vụ đã có công văn số 1489/BNV- QĐP, gửi Sở Nội vụ các tỉnh: Sơn La, Hà Tĩnh, Phú Yên; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách đối với xã đội phó. Theo đó, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo: “...Trong khi chờ các cơ quan có liên quan trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 184/2004/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Sở Nội vụ nói trên và Ủy ban nhân dân xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ xã đội phó theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ.”
Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2009, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã của các địa phương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ theo các văn bản trên.
54. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự còn bất cập, thanh niên muốn trốn nghĩa vụ quân sự thì xăm mình hoặc vi phạm an ninh nông thôn, trật tự xã hội… sẽ bị lọa khi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, vô hình chung khuyến khích cho thanh niên vi phạm để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, không đảm bảo sự công bằng đối với các thanh niên khác. Cử tri đề nghị xem xét, điều chỉnh vấn đề này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1589/BQP-TM ngày 20 tháng 2 năm 2017)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (Luật NVQS 2015) được Quốc hội Khóa XIII ban hành đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ quân sự đã được ban hành để thống nhất đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự và đạt mục đích, nhằm lựa chọn những công dân ưu tú có đầy đủ tiêu chuẩn về chính tị đạo đức, sức khỏe và văn hóa để nhập ngũ góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại làm nòng cốt bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thực hiện quy định của Luật NVQS 2015, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP- BCA ngày 15/4/2016, quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; tại Điều 5 quy định:
“ 9. Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm cỏ nội dung chống đổi chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỉnh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hĩnh xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những v trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ cánh tay trên trở xuống, từ 1/3dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích tư 1/2lưng, ngực, bụng trở lên.
10.Có hành vỉ lưu manh, côn đồ, lừa đảo, dâm ô, trộm cắp, tham gia các tai tệ nạn xã hội, gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được giảo dục, xử lỷ hành chính nhưng vẫn tái phạm.
Những công dân có hình xăm trên cơ thể như trên và vi phạm trật tự an toàn xã hội, có tiền sự ở địa phương; hoặc cố tình tạo ra các hình xăm và hành vi trái pháp luật để né tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật và bị dư luận ở địa phương lên án; Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã, cấp huyện sẽ xem xét, quyết định cụ thể từng trường hợp để vừa tuyển chọn công dân nhập ngũ đúng tiêu chuẩn quy định vừa bảo đảm công bằng xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
55. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Hiện nay, lực lượng Dân quân tự vệ nữ khi nghỉ thai sản không được hưởng chế độ phụ cấp nghỉ thai sản. Đề nghị ngành chức năng xem xét, hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ nữ có chế độ thai sản như cán bộ, công chức.
Trả lời: (Tại Công văn số 13440/BQP-BHXH ngày 31 tháng 12 năm 2016)
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13 ngày 20/10/2014 thì đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. Việc giải quyết các chế độ BHXH (trong đó có chế độ thai sản) được thực hiện theo nguyên tắc đóng, hưởng theo quy định của Luật BHXH. Do đó, trường hợp Dân quân tự vệ nữ nếu không tham gia BHXH bắt buộc thì không thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản.
Tại Khoản 1 Điều 52 Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009, quy định: Nguồn kinh phí cho tổ chức, huấn luyện, hoạt động và chế độ chính sách của dân quân tự vệ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Do đó, việc xem xét, hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ nữ có chế độ thai sản như cán bộ, công chức theo đề nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh là một trong những chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cần có sự quan tâm của các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành chế độ, chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động công tác và bảo đảm quyền lợi đối với Dân quân tự vệ nữ.
56. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Bộ xem xét tham mưu Chính phủ cho thực hiện việc cấp đổi đồng loạt các Giấy Chứng nhận Dũng sĩ diệt Mỹ bị hư, cũ cho những người đã được cấp Giấy chứng nhận, tạo điều kiện cho họ bảo quản và lưu giữ được tốt hơn. Bởi, đây có thể nói là một chiến công vinh dự của họ trong thời kỳ tham gia cách mạng và có giá trị tinh thần rất lớn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1048/BQP-TC ngày 6 tháng 02 năm 2017)
Giấy chứng nhận “Dũng sĩ diệt Mỹ” không chỉ là bằng chứng về những thành tích của các cá nhân đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn là vật lưu giữ ký ức về một thời chiến đấu dũng cảm, mưu trí, không sợ hy sinh, gian khổ, lập được thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cần được giữ gìn, bảo quản để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ tiếp theo.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất giải quyết trong thời gian tới.
57. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Bộ xem xét tình trạng phong tướng, phong tá trong lực lượng quân đội trong thời gian qua có đúng quy trình hay không.
Trả lời: (Tại Công văn số 1046/BQP-CT ngày 6 tháng 02 năm 2017)
Những năm qua, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc thăng quân hàm cấp tướng, cấp tá đúng theo quy định của Luật Sĩ quan, thông tư của Bộ Quốc phòng, chủ trương của Quân ủy Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, bảo đảm quy trình gồm các bước như sau:
Đối với cấp tướng:
Bước 1. Hội nghị Ban Thường vụ đảng ủy đơn vị trực thuộc Bộ (lần 1), lựa chọn nhân sự để giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
Bước 2. Hội nghị cán bộ chủ chốt bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự dự kiến thăng quân hàm (phiếu kín).
Bước 3. Hội nghị Ban Thường vụ (lần 2), xem xét các trường hợp đạt trên 50% số phiếu hội nghị cán bộ chủ chốt để biểu quyết trình với đảng ủy.
Bước 4. Hội nghị đảng ủy xem xét, biểu quyết nhân sự; những trường họp đạt trên 50% số phiếu được đề nghị lên Quân ủy Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Bước 5. Hội nghị Quân ủy Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét, bỏ phiếu kín biểu quyết nhân sự đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định thăng quân hàm cấp tướng.
Đối với cấp tá:
Bước 1. Cấp ủy (chi bộ) trực tiếp quản lý cán bộ, rà soát các trường họp đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng quân hàm xem xét, đề nghị lên đảng ủy cơ sở.
Bước 2. Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết nghị nhân sự đề nghị cấp trên thăng quân hàm.
Bước 3. Cơ quan Chính trị đơn vị có tổ chức đảng cấp trên trực tiếp cơ sở, thẩm định hồ sơ; báo cáo tập thể cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết nghị nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền thăng quân hàm.
Bước 4. Cơ quan Chính trị đơn vị trực thuộc Bộ, thẩm định hồ sơ, báo cáo tập thể cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết nghị thăng quân hàm cấp trung tá, thiếu tá; đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, thăng quân hàm đại tá, thượng tá.
Bước 5. Tổng cục Chính trị thẩm định hồ sơ; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương xét, quyết định thăng quân hàm đại tá, thượng tá.
Bước 6. Các cơ quan, đơn vị tổ chức công bố, trao quyết định cho cán bộ; trước đó, cấp ủy, chỉ huy gặp gỡ, thông báo lý do đối với cán bộ chưa được thăng quân hàm
58. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: quan tâm, sớm cho khởi công đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai biên giới vì hiện nhiều đoạn đường xuống cấp trầm trọng, các phương tiện đi lại rất khó khăn, nhất tuyến đường từ Xa Mát –Tân Biên đi đến xã Long Phước huyện Bến Cầu.
Trả lời: (Tại Công văn số 136/BQP-TM ngày 5 tháng 01 năm 2017)
- Tỉnh Tây Ninh hiện nay có khoảng 45 km doc biên giới đạt tiêu chuẩn ĐTTBG do địa phương xây dựng; còn lại là đường đất và chưa có đường.
- Giai đoạn 2017-2020 Quốc hội và Chính phủ đã bố trí xây dựng mới và nâng cấp 119 km đường TTBG từ Đồn cửa khẩu Xa Mát, huyện Tân Biên đến xã Long Phước, huyện Bến Cầu tiếp giáp với tỉnh Long An theo kiến nghị của cử tri. Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương phối hợp với các Bộ ngành liên quan và địa phương hoàn thành các thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án.
59. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Để đảm bảo đồng bộ và phù hợp, đề nghị sủa đổi bổ sung điểm h, khoản 1, Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP như sau: H) mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c,d khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát thực tế dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống; Đồng thời đề nghị sửa đổi lại khoản 2, Điều 15 Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng như sau: 2. Đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát thực tế dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
Trả lời: (Tại Công văn số 1049/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ thì chỉ xem xét, xác nhận bệnh binh đối với quân nhân mắc bệnh trong trường hợp chiến đấu; trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 tháng trở lên; khi làm nhiệm vụ quốc tế, đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.
Nội dung cử tri tỉnh Tây Ninh đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Quốc phòng xin tiếp thu để đề nghị Bộ Lao động - Thưong binh và Xã hội xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
60. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Một số cử tri kiến nghị thu hồi 157 ha đất trong sân bay Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc phòng đã cho thuê làm sân Golf, nhà hàng để làm sân đỗ cho máy bay và góp phần giải quyết tình trạng ngập nước sân bay
Trả lời: (Tại Công văn số 3057/BQP-TM ngày 26 tháng 3 năm 2017)
Dự án đầu tư xây dựng sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập, đầu tư xây dựng trên cơ sở tận dụng các khu đất lưu không nằm trong vùng bảo đảm tĩnh không sườn của Sân bay với diện tích đất 157,2 ha. Khu đất này là đất dự trữ quốc phòng, bảo đảm an toàn Sân bay và sẵn sàng thu hồi cho nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống cần thiết và cấp bách.
Dự án đã được triển khai theo quy định hiện hành, phù hợp với Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Chủ trương đầu tư dự án sân golf đã được Chính phủ xem xét, chấp thuận trên cơ sở đề nghị của 08 Bộ, ngành (Bộ Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Giao Thông vận tải, Tài Chính, Kế Hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước, ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia) và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá, nghiên cứu quy hoạch của ngành hàng không, khu đất này không đủ điều kiện để mở rộng đường băng, đường lăn Tân Sơn Nhất, vì: Neu mở rộng thì phải giải phóng mặt bằng khoảng 600 - 700ha đất lân cận khu vực Cảng hàng không (chưa tính đến việc giải phóng bề mặt tĩnh không của các công trình đã xây dựng ở khu vực cất, hạ cánh ngoài sân bay); phải điều chỉnh lại quy hoạch đô thị và giao thông khu phụ cận một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh nên rất khó khăn, tốn kém và kéo dài thời gian. Mặt khác, sân bay Tân Sơn Nhất nằm giữa trung tâm Thành phố; vì vậy, việc mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất không phù hợp yêu cầu hiện tại và phát triến lâu dài của Thành phố Hồ Chí Minh và luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn bay.
- Gần đây để tạo điều kiện cho hoạt động hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng đã bàn giao khoảng 21 ha đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn Nhất cho Bộ Giao thông vận tải để làm sân đỗ và hồ điều tiết nước. Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và ƯBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc điều chỉnh lại quy hoạch hạ tầng hàng không và đô thị ở khu vực Tân Sơn Nhất, nên tình trạng khó khăn về sân đỗ, hệ thống hạ tầng giao thông hàng không và đô thị, hệ thống thoát nước sân bay cơ bản đã được giải quyết, sẽ có nhiều thuận lợi cho hoạt động hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất.
61. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè hai bên đường tuyến đường tuần tra biên giới đoạn qua tỉnh Đồng Tháp, vì hiện nay chỉ mới xây dựng một bên, bên còn lại rất dễ xảy ra sạt lỡ đất gây hư hỏng tuyến đường.
Trả lời: (Tại Công văn số 2921/BQP-TM ngày 23 tháng 3 năm 2017)
Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến hết năm 2016 đã được Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng 58 km đường tuần tra biên giới (TTBG) theo tiêu chuẩn kỹ thuật tại Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được phê duyệt. Hiện nay do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ rất khó khăn, do vậy chỉ đảm bảo cho tỉnh Đồng Tháp 220 tỷ để xây dựng 8,3 km đường TTBG từ Cửa khẩu Thường Phước đến Trạm Ba Nguyên và từ Trạm Ba Nguyên đến Mốc 235/Bình Thạnh. Tuy nhiên, đoạn từ Trạm Ba Nguyên đến Mốc 235/Bình Thạnh địa phương đã có dự án. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đã thống nhất với địa phương chuyển số vốn trên sang xây dựng cầu Sở Thượng và đoạn đường tiếp giáp với cầu để nối thông tuyến đường tuần tra trên địa bàn của tỉnh.
Việc xây bờ kè chống sạt lở toàn bộ tuyến đường đã xây dựng không nằm trong dự toán khi xây dựng tuyến đường do không đủ vốn. Vì vậy, để có vốn xây dựng bờ kè chống sạt lở tuyến đường, Bộ Quốc phòng đề nghị tỉnh Đồng Tháp hàng năm lập dự toán ngân sách quản lý, duy tu bảo dưỡng đường TTBG do địa phương quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
62. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân người tham gia nhập ngũ 6 tháng một lần như hiện nay là không phù hợp, vì có rất nhiều trường hợp khi bảo hiểm y tế sau 6 tháng hết hạn nhưng lại chưa kịp cấp thẻ bảo hiểm y tế mới, nên thân nhân người nhập ngũ không được hưởng, gây lãng phí và không đúng mục đích, ý nghĩa của việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân người nhập ngũ. Đề nghị xem xét, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân người nhập ngũ theo hướng cấp 01 lần kể từ thời điểm họ tham gia nhập ngũ đến khi kết thúc nhập ngũ.
Trả lời: (Tại Công văn số 2867/BQP-BHXH ngày 22 tháng 3 năm 2017)
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP- BYT-BTC (Thông tư số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC) ngày 14/04/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động họp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu quy định về thời hạn sử dụng thẻ BHYT của một số trường hợp: tượng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 1 Thông tư này là thân nhân của hạ sỹ quan binh sỹ, học viên cơ yếu: Sau khi khám sức khỏe, on định to chức, biên chê và lập lý lịch, đơn vị tiếp nhận hướng dẫn kê khai, thấm định và lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ BHYT thân nhân quân nhân, thân nhân người làm công tác cơ yếu, báo cáo BHXH Bộ Quốc phòng. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yêu ”.
Thực hiện qui định trên, quân nhân khi nhập ngũ ngay sau khi khám sức khỏe, ổn định tổ chức, biên chế và lập lý lịch, quân nhân đã được các đơn vị tiếp nhận hướng dẫn kê khai, thẩm định và lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ BHYT thân nhân quân nhân, thân nhân người làm công tác cơ yếu, báo cáo về BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ kịp thời cho đối tượng. Thực tế trong tổ chức thực hiện, Bộ Quốc phòng đã giao BHXH Bộ Quốc phòng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT trực tiếp với các đơn vị đầu mối cấp Sư đoàn và tương đương trong toàn quân nên việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng rất kịp thời, đúng thời hạn sử dụng thẻ BHYT tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yếu, BHXH Bộ Quốc phòng không quy định thực hiện cấp thẻ BHYT 6 tháng một lần như phản ảnh.
Đồng thời, tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 49/2016/TTLT-BQP- BYT-BTC quy định về cấp lại, đổi thẻ BHYT: “... thời gian chờ cấp đổi thẻ người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền của người tham gia BHYT”.
Như vậy, theo quy định trên thì thân nhân quân nhân tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT.
63.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri rất phấn khởi khi Chính phủ quyết định đầu tư một số quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên chính quy, hiện đại; tuy nhiên, cử tri băn khoăn, lo lắng vì trong thời gian vừa qua, tai nạn xảy ra đột biến đối với quân chủng Phòng không, không quân gây hậu quả, mất mát, hy sinh quá lớn ảnh hưởng đến tâm lý người thân, gia đình của các chiến sỹ trong khi nguyên nhân của những tai nạn này đưa ra chưa thuyết phục được cử tri. Đề nghị tiếp tục dành nguồn lực đầu tư để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội và lực lược vũ trang nhưng cần nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, rèn luyện kỷ luật... để tránh tối đa những tai nạn đáng tiếc xảy ra như trong thời gian vừa qua.
Trả lời: (Tại Công văn số 3418/BQP-TM ngày 01 tháng 4 năm 2017)
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội một số quân binh chủng được Chính phủ đầu tư mua sắm nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại cho các lực lượng: Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật, Cảnh sát biển và Cơ yếu. Đến nay, đã đạt được những kết quả tốt, đáng ghi nhận; đã đầu tư mua sắm mới tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tên lửa bờ...có hỏa lực mạnh cho lực lượng Hải quân; máy bay tiêm kích đa năng tầm xa, tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung, tầm gần...hiện đại cho lực lượng Phòng không-Không quân; các tàu Cảnh sát biển đa năng...thế hệ mới; đã trang bị đầy đủ, đồng bộ vũ khí trang bị có tính năng hiện đại cho các sư đoàn bộ binh đủ quân.
Đối với lực lượng không quân, để khắc phục những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị không quân trong toàn quân tiếp tục quán triệt sâu sắc, Nghị quyết số 765-NQ/QUTW ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Quân uỷ Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo. Xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ bảo đảm an toàn bay, đề ra những biện pháp đấu tranh phòng ngừa tai nạn bay, kiên quyết không để xảy ra tai nạn bay do yếu tố con người. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng ngừa tai nạn bay và bảo đảm an toàn bay sát với tình hình thực tế của đơn vị.
Chỉ đạo cơ quan các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, phúc tra đề xuất biện pháp khắc phục khuyết điểm, vi phạm trong chuẩn bị và thực hành bay. Rà soát bổ sung toàn bộ hệ thống điều lệnh, điều lệ, quy trình xử lý bất trắc, giáo trình huấn luyện chiến đấu, quy trình huấn luyện đào tạo chuyển loại máy bay. Nâng cao chất lượng học tập lý thuyết, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho phi công và các thành viên liên quan đến hoạt động bay. Khôi phục và bổ sung toàn bộ buồng tập lái cho các đơn vị không quân. Nghiêm khắc xử lý các trường hợp sai phạm. Duy trì nghiêm các quy định trong tổ chức thực hành bay.
Các đơn vị không quân tập trung huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền, vùng trời, biển đảo thềm lục địa của Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
64.Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri cho rằng quy định độ tuổi nhập ngũ trong thời bình, luật nghĩa vụ quân sự năm 2013 chưa hợp lý. Hiện nay một số cháu đang đi học, vào công ty rồi nên khi gọi công dân về tham gia thì họ không về do đó gặp khó khăn cho cơ sở khi tuyển quân. Đề nghị bổ sung vào luật nếu không chấp hành nghĩa vụ thì phải cải tạo lao động chứ không phải chỉ phạt hành chính.
Trả lời: (Tại Công văn số 3532/BQP-TM ngày 4 tháng 4 năm 2017)
1. Về độ tuổi gọi nhập ngũ:
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (Luật NVQS 2015), Điều 30 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:
“ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuối đến hết 25 tuoi; công dân được đào tạo trình độ cao đắng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuốỉ gọi nhập ngũ đến hết 27
Độ tuổi nhập ngũ được quy định như trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của công dân nhập ngũ để xây dựng Quân đội, nhất là những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề chuyên môn cần cho Quân đội; mặt khác tạo điều kiện để những công dân đã được tạm hoãn trong thời gian học tập có cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc, hơn nữa quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
2. Về chế tài xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự:
Thực trạng hiện nay nhiều công dân trong độ tuổi nhập ngũ đều đang học tập, lao động và làm việc trong các cơ quan, tổ chức, nhất là các loại hình doanh nghiệp; công dân thường đi tìm việc làm xa nhà; việc đăng ký, quản lý nguồn nhập ngũ và công tác gọi khám tuyển hằng năm gặp nhiều khó khăn;
Liên quan đến chế tài xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự (NVQS); Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu, (sau đây gọi là Nghị định 120/2013/NĐ-CP); theo đó, tùy theo mức độ, các hành vi vi phạm đều bị xử phạt từ hình thức cảnh cáo đến phạt tiền mức năm triệu đồng; sau xử phạt bắt buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục buộc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Luật NVQS năm 2015 quy định xử lý vi phạm về NVQS tại khoản 1, Điều 59 như sau:
“ 1.Tổ chức, cá nhân cỏ hành vi trốn tránh, chổng đổi, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ phạm mà bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại khoản 1, Điều 259, Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật vê đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành này, chưa được xóa án tích mà còn vỉ phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xem xét đề xuất sửa đổi bổ sung chế tài xử phạt những vi phạm liên quan về thực hiện NVQS nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đủ sức răn đe; tuy nhiên không có hình thức xử phạt tạo lao động” vì trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Đi đôi với việc xử phạt theo quy. định của pháp luật, Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, động viên công dân tự giác chấp hành pháp luật về NVQS; cơ quan quân sự cấp huyện, xã làm tốt công tác đăng ký, quản lý chặt chẽ nguồn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ vi phạm pháp luật về NVQS tại các địa phương.
65.Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho đối tượng là cựu quân nhân đã hết tuổi lao động.
Trả lời: (Tại Công văn số 4163/BQP-TM ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng giúp Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chế độ, chính sách đối với các đối tượng trong xã hội nhằm bảo đảm chính sách xã hội và an sinh xã hội, trong đó có chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách đối với người khó khăn, già yếu không nới nương tựa, khuyết tật nặng, đặc biệt nặng…
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kiến nghị với Chính phủ theo thẩm quyền.
66.Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Theo phản ánh và kiến nghị của cử tri, trong thời gian qua việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các công trình và nhà ở do Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 thực hiện trên địa bàn thành phố Kon Tum không tuân thủ theo đúng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng theo quy hoạch tại Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 và trả lời cử tri.
Trả lời: (Tại Công văn số 3317/BQP-TM ngày 1 tháng 4 năm 2017)
Thực hiện công tác chính sách nhà ở cho cán bộ Quân đội theo các quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và Viên chức quốc phòng; Luật Nhà ở, giai đoạn 2014 - 2016, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng các Khu nhà công vụ cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trong đó có Quân đoàn 3. Các Khu nhà công vụ hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết môt phần khó khăn về chỗ ở, tạo điều kiện cho một bộ phận gia đình cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng ổn định hậu phương và yên tâm công tác.
Ngày 09/4/2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 1395/QĐ-BQP về việc phê duyệt Dự án và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng nhà công vụ các đơn vị thuộc Quân đoàn 3, trong đó Sư đoàn 10/Quân đoàn 3 được phép xây dựng 72 nhà công vụ trên khu đất quốc phòng do đơn vị đang quản lý tại đường Phạm Văn Hai, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Việc xây dựng Khu nhà công vụ tại khu đất trên là phù hợp với quy định tại Điều 61, Luật Đất đai năm 2013. Quá trình triển khai xây dựng Khu nhà công vụ trên, Quân đoàn 3 đã thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của địa phương về đầu tư xây dựng.
Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền và Sư đoàn 10 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về chính sách nhà ở cho cán bộ trong Quân đội.
67.Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị đầu tư làm đường vành đai biên giới Việt - Trung từ mốc số 27 đến mốc số 33, nâng cấp đường tuần tra biên giới từ Đồn biên phòng xã Thu Lũm, huyện Mường Tè đến mốc số 24 để thuận lợi cho công tác tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia và đi lại của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 3340/BQP-TM ngày 31 tháng 3 năm 2017)
1. Thực hiện Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo (Quyết định số 313/QĐ-TTG), Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng và hoàn thành, bàn giao cho địa phương đưa vào khai thác, sử dụng hơn 2.000km của giai đoạn I.
Cụ thể trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn như sau:
- Tỉnh Lai Châu: 02 dự án, với tổng chiều dài 59,9km; tổng mức đầu tư hơn 234,5 tỷ đồng;
- Tỉnh Lào Cai: 01 dự án với chiều dài 67,74km; tổng mức đầu tư hơn 63 tỷ đồng;
- Tỉnh Lạng Sơn: 05 dự án với tổng chiều dài 120,8km; tổng mức đầu tư hơn 871,5 tỷ đồng.
Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường tuần tra biên giới trong quá trình khai thác, sử dụng được giao cho các địa phương (Quyết định số 313/QĐ-TTg).
2. Để tiếp tục thực hiện Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Chương trình đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn II và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 10805/TTr-BQP ngày 12 tháng 12 năm 2014, với quy mô 1.500km trên địa bàn 21 tỉnh biên giới đất liền, tổng nhu cầu vốn 15.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do có khó khăn về nguồn vốn, giai đoạn 2017-2020 Chính phủ chỉ bố trí được 4.000 tỷ đồng để triển khai các đoạn tuyến cấp bách trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng nguồn vốn TPCP.
Bộ Quốc phòng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới và cho phép sử dụng số vốn còn dư của các dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn I để triển khai các đoạn tuyến cấp bách.
68.Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Xem xét nâng mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế khi chuyển ngành được hưởng 100% như đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (hiện nay, chỉ được hưởng 95% bảo hiểm y tế là thiệt thòi cho đối tượng).
Trả lời: (Tại Công văn số 4162/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2017)
- Tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam quy định: Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia các đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ…
- Tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Đối với đối tượng là Cựu chiến binh, khi đi khám bệnh, chữa bệnh, được hưởng mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, nếu người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế khi chuyển ngành mà được công nhận là Cựu chiến binh thì được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam giám sát việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
69.Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị xem xét, rà soát giải quyết chính sách cho các đối tượng là quân nhân về phục viên, xuất ngũ đến nay chưa được hưởng các chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, ngày 19/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu- chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống pháp, chống mỹ, chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 4161/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
- Về chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo Quyết định số 62: Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, đến nay toàn quốc đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với gần 1,2 triệu đối tượng với số tiền gần 4.800 tỷ đồng và gần 1.400 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng; đã tiến hành tổng kết thực hiện Quyết định nêu trên trong toàn quốc vào tháng 12/2015. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau vẫn còn một số ít đối tượng còn tồn sót ở một số địa phương chưa kê khai lập hồ sơ để giải quyết chế độ. Ban Chỉ đạo 24/BQP đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, khẩn trương hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ, xem xét, giải quyết dứt điểm trong quý II/2017, không để bỏ sót đối tượng.
- Về chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ: Hiện nay các đơn vị, địa phương trong cả nước đang tích cực thực hiện, đẩy nhanh tiến độ giải quyết, phấn đấu đến hết năm 2017, giải quyết từ 70 đến 80% số lượng đối tượng khảo sát và tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện vào quý IV năm 2017.
70. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung cho các đối tượng chính sách theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương được hưởng chế độ mai táng phí.
Trả lời: (Tại Công văn số 4160/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Chế độ trợ cấp mai táng phí đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hưởng chính sách theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã được quy định thực hiện tại điểm d khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước.
Theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ này đối với các đối tượng.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh giám sát việc thực hiện chế độ trợ cấp mai táng phí đối với các đối tượng tại địa phương theo quy định.
71. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị quan tâm hơn nữa đến chế độ BHYT đối với quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ trở về địa phương cụ thể như nên duy trì BHYT từ 1 đến 3 tháng (sau khi xuất ngũ) để quân nhân có điều kiện tiếp tục tham gia BHYT. Đồng thời, đề nghị quan tâm đến công tác đào tạo giải quyết việc làm cho đối tượng quân nhân xuất ngũ.
Trả lời: (Tại Công văn số 2503/BQP-BHXH ngày 13 tháng 4 năm 2017)
Theo qui định tại Điểm e Khoản 1 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế (BHYT) số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 qui định: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quỉ định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 của Luật này đa bằng 6% lương tháng và tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng”; theo đó, hằng tháng quân nhân được ngân sách nhà nước đóng BHYT trong thời gian phục vụ tại ngũ; đồng thời được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ tháng nhập ngũ đến hết tháng xuất ngũ (thời gian tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự). Quân nhân sau khi xuất ngũ về địa phương tiếp tục được tham gia BHYT thuộc nhóm đối tượng khác theo qui định của pháp luật về BHYT.
Nội dung cử tri đề nghị quan tâm đến công tác đào tạo giải quyết việc làm cho đối tượng quân nhân xuất ngũ; nội dung này, Bộ Quốc phòng đã trả lời tại Công văn số 4214/BQP-CT ngày 16/5/2016 (gửi kèm theo ban photocopi).
Như sau: đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách đối với quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương cụ thể như nâng mức trợ cấp xuất ngũ và quan tâm đến công tác đào tạo giải quyết việc làm cho đổi tượng quân nhân xuất ngũ.
Thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, ngày 06/4/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2016, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, nếu có nhu cầu học nghề còn được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/ND-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
72.Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri đề nghị nên sửa đổi, bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự vì trên thực tế đối với những thanh niên qua xét, khám sức khoẻ đều đạt nhưng do “ xăm mình” nên không tuyển.
Trả lời: (Tại Công văn số 3540/BQP-TM ngày 4 tháng 4 năm 2017)
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 (Luật NVQS năm 2015) quy định về tiêu chuẩn nhập ngũ liên quan đến “xăm mình được quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch Bộ Quốc phòng và Bộ Công an số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư 50/2016/TTLT-BQP-BCA).
Tại khoản 9, Điều 5 Thông tư 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định các trường họp không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội:
“Trên cơ thể cỏ hình xăm, chữ xăm có nội dung chổng đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, từ cánh tay trên trở xuông, từ 1/3dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ lưng, ngực, bụng trở lên”.
Căn cứ quy định nêu trên, trong quá trình tuyển chọn công dân nhập ngũ, Hội đồng khám tuyển các địa phương phải tiến hành sơ tuyển, khám tuyển và xét tuyển chặt chẽ, đúng quy định, quy trình của pháp luật, nếu để lọt những công dân có hình xăm nêu trên nhập ngũ vào Quân đội sẽ gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng.
Thực tế hiện nay tại một số địa phương, có tình trạng một số thanh niên trước ngày khám tuyển cố tình xăm mình để né tránh thực hiện NVQS; do vậy quá trình thực hiện công tác khám tuyển, xét tuyển gọi công dân nhập ngũ, các cơ quan chức năng ở địa phương cần phối hợp, bằng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn công dân sẵn sàng nhập ngũ; xét tuyển công bằng, công khai, khách quan; mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với công dân nhận thức đúng đắn, tự giác chấp hành nghiêm pháp luật để thực hiện nghĩa vụ quân sự vẻ vang của mình với Tổ quốc. Những trường hợp công dân có hình xăm nghệ thuật, không lộ diện, không vi phạm các quy định nêu trên, nếu có đủ các tiêu chuẩn khác vẫn được gọi nhập ngũ vào Quân đội để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
73.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tham mưu Quốc hội, Chính phủ đầu tư xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn và nâng cấp sân bay Kiến An để đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu bảo vệ biển đảo hiện nay
Trả lời: (Tại Công văn số 3415/BQP-CT ngày 1 tháng 4 năm 2017)
- Nội dung nâng cấp sân bay Kiến An:
Sân bay Kiến An là sân bay quân sự cấp 2 do Sư đoàn KQ371/Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý; trước đây, sân bay bảo đảm cho các đơn vị của Sư đoàn cơ động đến để tổ chức huấn luyện bay biển đối với loại máy bay tiêm kích thế hệ cũ và trực thăng. Từ tháng 4/2015, các loại máy bay tiêm kích thế hệ cũ đưa vào niêm cất, không sử dụng, sân bay chỉ có chức năng là sân bay dự bị và bảo đảm cho các đơn vị trực thăng cơ động huấn luyện bay biển và các nhiệm vụ trực tìm kiếm cứu nạn. Từ các lý do nêu trên, hiện nay sân bay Kiến An chưa có nhu cầu nâng cấp vì các lý do sau:
Đối với các đơn vị máy bay trực thăng, sân bay Kiến An đủ các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ vận tải, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.
Hiện nay Sư đoàn KQ371/Quân chủng Phòng không - Không quân được trang bị các loại máy bay quân sự thế hệ mới có tính năng kỹ, chiến thuật hiện đại, khi đơn vị tổ chức huấn luyện bay biển được thực hiện ngay tại căn cứ sân bay đóng quân (ở các sân bay khác) không phải cơ động như khi sử dụng các loại máy bay thế hệ trước đây.
Theo định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải, Chính phủ đồng ý chuyển hoạt động bay hàng không dân dụng từ Cát Bi về Tiên Lãng; như vậy, sân bay Kiến An trong tương lai chưa có nhu cầu sử dụng cho mục đích dân dụng, về hoạt động quân sự, sân bay Kiến An vẫn duy trì là sân bay dự bị khi có tình huống cho lực lượng không quân của Bộ Quốc phòng.
- Nội dung xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn:
Việc đầu tư xây dựng Quân cảng Nam Đồ Sơn theo Kết luận 72-KL/TW của Bộ Chính trị là cần thiết. Hiện nay, căn cứ Hải quân, Cảnh sát biển chủ yếu bố trí trên các sông, khi thực hiện nhiệm vụ cơ động khó khăn, mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào thủy triều. Việc xây dựng Quân cảng Nam Đồ Sơn thành căn cứ nước sâu sẽ thuận lợi cho các tàu lớn ra vào để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tuy nhiên trong tác chiến, các phương tiện, trang bị quân sự cần phân tán cất giấu để bảo toàn lực lượng, mặt khác nhu cầu kinh phí đầu tư cảng quân sự nước sâu là rất lớn chỉ thực hiện được bằng nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm cho quốc phòng, không thực hiện xã hội hóa được. Trong thời gian tới, trên cơ sở khả năng bảo đảm ngân sách của Chính phủ, Bộ Quốc phòng sẽ tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng Quân cảng Nam Đồ Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
74.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị khi diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố phải có sự chỉ đạo của các bộ ngành trung ương; Tập trung đầu tư kinh phí nhân lực rà phá bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại trong chiến tranh và những phát sinh.
Trả lời: (Tại Công văn số 3415/BQP-TM ngày 1 tháng 4 năm 2017)
- Nội dung diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố cần có sự chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành về việc xây dựng và diễn tập khu vực phòng thủ, các tỉnh, thành phố triển khai diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch của Quân khu, có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương. Đồng thời các Bộ, ban, ngành Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối họp với Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành của địa phương tổ chức chuẩn bị nội dung, thực hành diễn tập khu vực phòng thủ.
Thực tiễn trong những năm qua trong diễn tập khu vực phòng thủ của các tỉnh, thành phố, các bộ, ban, ngành Trung ương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn các Sở, ngành của địa phương triển khai thực hiện (ví dụ năm 2016, diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh Thừa Thiên Huế/Quân khu 4, chỉ có chuyên viên Bộ Y tế và Bộ Thông tin -Truyền thông tham dự, theo dõi, chỉ đạo).
Do vậy, tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới Bộ Quốc phòng sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về khu vực phòng thủ chỉ đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương nghiên cứu ban hành hướng dẫn theo từng chuyên ngành về xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ để chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành của địa phương tổ chức, thực hành diễn tập khu vực phòng thủ sát thực tiễn, thiết thực và hiệu quả.
- Nội dung tập trung đầu tư kinh phí, nhân lực rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và những phát sinh.
Theo kết quả dự án "Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên toàn quốc - giai đoạn 1" do Bộ Quốc phòng tiến hành, tổng diện tích đất đai trên đất liền hiện còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ của cả nước hơn 6,13 triệu héc-ta, chiếm tỷ lệ 18,82%. Riêng thành phố Hải phòng tỷ lệ diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ 26,13% ở mức khá cao so với trung bình của cả nước, tuy nhiên vẫn thấp hơn một số tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam.
Thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 (Chương trình 504), Bộ Quốc phòng đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chương trình 504 cho từng giai đoạn và hàng năm. Giai đoạn 2012-2015, chỉ tiêu rà phá bom mìn vật nổ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 800.000 héc-ta thực tế thực hiện được theo Chương trình 504 chỉ đạt khoảng 50.000 héc-ta bằng 6,25% do thiếu kinh phí, ưu tiên cho các tỉnh bị ô nhiễm nặng ở khu vực miền Trung.
Hiện nay công tác rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh triển khai trong Chương trình 504 và thực hiện trong các dự án đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội (là một hạng mục của các dự án) đòi hỏi tập trung nguồn lực rất lớn nhất là về vốn, lực lượng, trang bị và công nghệ. Bộ Quốc phòng đã và đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh vận động tài trợ từ Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như tham mưu cho Chính phủ đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này từ ngân sách Nhà nước. Bộ Quốc phòng kiến nghị các địa phương cùng phối hợp triển khai thực hiện, đồng thời có kế hoạch bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho công tác rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình 504 của Chính phủ.
75.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị đầu tư trang bị kỹ thuật, phương tiện, kinh phí để Bộ đội Biên phòng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho nhiệm vụ đối ngoại biên phòng và tổ chức phát quang thông tầm nhìn đường biên giới.
Trả lời: (Tại Công văn số 3341/KHĐT-TH ngày 31 tháng 3 năm 2017)
1. Về đầu tư trang bị kỹ thuật, phương tiện, kinh phí để Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước; trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới các Đồn, trạm Biên phòng và đầu tư mua sắm trang bị kỹ thuật, phương tiện; về cơ bản bảo đảm cho Bộ đội Biên phòng hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn vừa qua đã được đầu tư xây dựng mới SCH Bộ đội Biên phòng tỉnh (TMĐT gần 111 tỷ đồng) và 11/11 Đồn Biên phòng (TMĐT hơn 200 tỷ đồng). Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới cũng đã cơ bản đồng bộ, bảo đảm Bộ đội Biên phòng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng từng bước tiến lên hiện đại, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó.
2. Về đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển kinh tế khu vực biên giới gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
Để góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân tại các khu vực biên giới, Bộ Quốc phòng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, việc triển khai xây dựng, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng (KTQP) theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch số 1391/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ được xem là một trong những giải pháp quan trọng.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt quy hoạch Khu KTQP Bát Sát/QK2 tại Quyết định số 4157/QĐ-BQP ngày 28 tháng 10 năm 2013, với TMĐT gần 400 tỷ đồng. Hiện nay, Khu KTQP Bát Sát/QK2 đang được đầu tư xây dựng và phát triển theo Quy hoạch được duyệt và đã bước đầu phát huy hiệu quả trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân khu vực biên giới.
76.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, điều 31 có “ghi tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ” và tại khoản 7 Điều 31 có ghi “Được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ”. Thực hiện hiện nay các quyền đó chưa được thực hiện theo quy định của Luật. Đề nghị quan tâm để góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ, sĩ quan Quân đội.
Trả lời: (Tại Công văn số 4159/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Thi hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng đã chủ trì nghiên cứu, đề xuất, ban hành các văn bản thực hiện, cụ thể:
- Về nhà ở chính sách, nhà ở công vụ
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 196/2010/TT-BQP ngày 26/11/2010 và Thông tư số 177/2011/TT-BQP ngày 19/9/2011 quy định về thực hiện chính sách nhà ở đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Thực hiện các thông tư trên, Bộ Quốc phòng đã đầu tư xây dựng nhiều dự án nhà ở chính sách và nhà ở công vụ, góp phần ổn định hậu phương gia đình cán bộ. Song, do nhu cầu về nhà ở lớn, trải rộng trên toàn quốc, trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn nên chưa thể đáp ứng theo nhu cầu. Thời gian tới Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở chính sách, nhà ở công vụ để tiếp tục giải quyết khó khăn về nhà ở đối với sĩ quan tại ngũ.
- Về phụ cấp nhà ở đối với sĩ quan
Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp nhà ở đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp để trình Chính phủ ban hành.
77.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng đã được kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Thực tế trong quân đội hiện nay nhiều ngành nghề nếu kéo dài độ tuổi công tác quân nhân chuyên nghiếp sẽ không đảm bảo về sức khỏe để công tác. Đề nghị nghiên cứu để có những văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với từng đối tượng.
Trả lời: (Tại Công văn số 3415/BQP-TM ngày 4 tháng 4 năm 2017)
Về hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), được quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 17, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định, như sau:
“2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
- Cấp uỷ quân nhân chuyên nghiệp: Nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
- Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: Nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: Nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Quân nhân chuyên nghiệp có ừình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, cỏ đủ phâm chât chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuoỉ phục vụ tại ngũ không quá 05 năm. ”
Do đặc thù môi trường công tác trong Quân đội nhân dân là môi trường lao động đặc biệt, nhất là nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trực tiếp chiến đấu trong điều kiện khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, vì vậy Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã quy định chế độ phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp là chiến đấu viên, tại khoản 5, Điều 2, Luật quy định: “Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đau, chiến đau”. Đối với quân nhân chuyên nghiệp là chiến đấu viên, tuổi phục vụ được quy định tại khoản 4, Điều 17 của Luật như sau:
3. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khỉ đủ 40 tuôi thì được ưu tiền đào tạo bồi dưỡng và được bo trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyên ngành. Trường hợp quân đội không thê tỉêp tục bổ trí sử dụng và không thế chuyến ngành được nếu cổ đủ 20 năm đỏng bảo hiểm xã hội, ừ ong đó cố đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
Căn cứ quy định của Luật, ngày 23 tháng 12 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 213/2016/TT-BQP quy định danh mục chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân, (sau đây gọi là Thông tư 213/2016/TT-BQP); theo đó, Thông tư xác định: “Chiến đẩu viên ỉà quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu trong điều kiện đặc biệt khó khăn, cường độ cao ảnh hưởng đến trí lực và thế lực; được bo trí từ cấp tiếu đoàn và tương đương trở xuống”; Thông tư số 213/2016/TT- BQP cũng quy định QNCN ừong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có 5 nhóm chiến đấu viên với 36 chức danh chiến đấu viên thuộc các quân binh chủng; do đặc thù môi trường công tác do vậy, khi chiến đấu viên phục vụ đến 40 tuối có thể được chuyển vị trí công tác phù họp với sức khỏe, chuyên môn, nghiệp vụ; được ưu tiên đào tạo lại, bồi dưỡng ngành nghề phù họp; hoặc có thế được nghỉ hưu theo quy đinh tại khoản 4, Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiếm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên.
78.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu đề xuất cho phép kéo dài độ tuổi công tác của sĩ quan tại ngũ cho phù hợp với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, từ nay đến năm 2022 sĩ quan phải có 35 năm công tác thì mới được hưởng 75% lương hưu, hiện nay thiếu tá là 48 tuổi được nghỉ hưu thì tối đa chỉ được 30 năm công tác như vậy thiệt thòi cho cán bộ công tác trong quân đội.
Trả lời: (Tại Công văn số 4158/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Việc kéo dài độ tuổi công tác của sĩ quan tại ngũ liên quan đến các quy định cụ thể của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Bảo hiểm xã hội; Bộ Quốc phòng xin tiếp thu nội dung đề nghị của cử tri để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
79.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét, tạo điều kiện cho cán bộ, sĩ quan đã giữ cương vị công tác ở vị trí có quân hàm cao hơn một bậc do yêu cầu nhiệm vụ được điều động về vị trí có quân hàm thấp hơn thì vẫn được nâng lương lần 2 theo quy định.
Trả lời: (Tại Công văn số 4157/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu nội dung đề nghị của cử tri để nghiên cứu, đề xuất trong Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang thời gian tới để phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội.
80.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, xem xét có chế độ ưu tiên cho con em cán bộ, sĩ quan đang tại ngũ khi thi vào các học viện, nhà trường trong Quân đội
Trả lời: (Tại Công văn số 4156/BQP-CT ngày 18 tháng 4 năm 2017)
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 3603/BGDDT-KTKĐCLGD ngày 22/7/2016 thống nhất với Bộ Quốc phòng về việc ưu tiên trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng quân sự đối với con cán bộ Quân đội, như sau:
“3. Về điểm ưu tiên trong tuyển sinh
Ưu tiên trong tuyển sinh gồm 2 loại: (1) Ưu tiên đối tượng chính sách hoặc khuyến khích tài năng; (2) Ưu tiên khu vực đối với vùng miền có khó khăn về điều kiện giáo dục và kinh tế - xã hội. Đối tượng đề xuất trong Công văn số 11/NT-TSQS không thuộc các loại đối tượng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh nêu trên và không công bằng đối với con của những người công tác ở ngành nghề khác có những điều kiện khó khăn tương tự như giáo viên, công an... làm nhiệm vụ tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường quân đội thực hiện chế độ ưu tiên tuyển sinh đúng quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành”.
81.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị đầu tư, tu sửa mở đường lên cột mốc, đường tuần tra biên giới; đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển kinh tế khu vực biên giới gắn với xây dựng thế trận quốc phòng tòa dân, an ninh nhân dân vững chắc trong khu vực biên giới; quan tâm đào tạo cán bộ chủ chốt tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn, khu vực thiết yếu, quan trọng.
Trả lời: (Tại Công văn số 3341/BQP-CT ngày 31 tháng 3 năm 2017)
- Thực hiện Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo (Quyết định số 313/QĐ-TTG), Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng và hoàn thành, bàn giao cho địa phương đưa vào khai thác, sử dụng hơn 2.000km của giai đoạn I.
Cụ thể trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn như sau:
Tỉnh Lai Châu: 02 dự án, với tổng chiều dài 59,9km; tổng mức đầu tư hơn 234,5 tỷ đồng;
Tỉnh Lào Cai: 01 dự án với chiều dài 67,74km; tổng mức đầu tư hơn 63 tỷ đồng;
Tỉnh Lạng Sơn: 05 dự án với tổng chiều dài 120,8km; tổng mức đầu tư hơn 871,5 tỷ đồng.
Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường tuần tra biên giới trong quá trình khai thác, sử dụng được giao cho các địa phương (Quyết định số 313/QĐ-TTg).
- Để tiếp tục thực hiện Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Chương trình đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn II và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 10805/TTr-BQP ngày 12 tháng 12 năm 2014, với quy mô 1.500km trên địa bàn 21 tỉnh biên giới đất liền, tổng nhu cầu vốn 15.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do có khó khăn về nguồn vốn, giai đoạn 2017-2020 Chính phủ chỉ bố trí được 4.000 tỷ đồng để triển khai các đoạn tuyến cấp bách trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng nguồn vốn TPCP.
Bộ Quốc phòng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới và cho phép sử dụng số vốn còn dư của các dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn I để triển khai các đoạn tuyến cấp bách.
82.Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri kiến nghị đầu tư, nâng cấp đường tuần tra biên giới. Dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn 2 đã và đang được triển khai nhưng tiến độ thực hiện chậm. Cử tri tiếp tục đề nghị bố trí vốn đầu tư đối với đường tuần tra biên giới chưa được đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và thực hiện rà phá bom mìn, vật cản để phục vụ sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 3340/KHĐT-TH ngày 31 tháng 3 năm 2017)
Thực hiện Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo (Quyết định số 313/QĐ-TTG), Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng và hoàn thành, bàn giao cho địa phương đưa vào khai thác, sử dụng hơn 2.000km của giai đoạn I.
Cụ thể trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn như sau:
Tỉnh Lai Châu: 02 dự án, với tổng chiều dài 59,9km; tổng mức đầu tư hơn 234,5 tỷ đồng;
Tỉnh Lào Cai: 01 dự án với chiều dài 67,74km; tổng mức đầu tư hơn 63 tỷ đồng;
Tỉnh Lạng Sơn: 05 dự án với tổng chiều dài 120,8km; tổng mức đầu tư hơn 871,5 tỷ đồng.
Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường tuần tra biên giới trong quá trình khai thác, sử dụng được giao cho các địa phương (Quyết định số 313/QĐ-TTg).
Để tiếp tục thực hiện Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Chương trình đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn II và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 10805/TTr-BQP ngày 12 tháng 12 năm 2014, với quy mô 1.500km trên địa bàn 21 tỉnh biên giới đất liền, tổng nhu cầu vốn 15.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do có khó khăn về nguồn vốn, giai đoạn 2017-2020 Chính phủ chỉ bố trí được 4.000 tỷ đồng để triển khai các đoạn tuyến cấp bách trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng nguồn vốn TPCP.
Bộ Quốc phòng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới và cho phép sử dụng số vốn còn dư của các dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn I để triển khai các đoạn tuyến cấp bách.
83..Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Theo Luật bảo hiểm y tế và Nghị định số: 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ, Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Cử tri đề nghị sửa đổi chế độ theo hướng các đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trả lời: (Tại Công văn số 4144/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ không quy định cụ thể các nội dung như cử tri tỉnh Thái Nguyên phản ánh.
Tại điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định nhóm đối tượng người có công với cách mạng, cựu chiến binh gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ 30/4/1975 trở về trước; người hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg.
Tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định: Đối với nhóm đối tượng người có công với cách mạng và cựu chiến binh, khi đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, người hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg hay người hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đều được hưởng mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
84. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Nghị định đã ban hành 01 năm, nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên cơ sở khó thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 1189/BQP-TM ngày 10 tháng 2 năm 2017)
- Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2015/NĐ-CP; Theo đó, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về: Quy chế phối hợp hoạt động (Điều 4); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo (Điều 5); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở (Điều 6); thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ và phòng, chống cháy rừng (Điều 7); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ biên giới đất liền (Điều 12); phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam (Điều 13). Mặt khác, tại Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, Chính phủ không giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Thực hiện Luật Dân quân tự vệ, ngày 16 tháng 7 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 108/2016/TT-BQP quy định nội dung, trình tự lập và phê chuẩn kế hoạch hoạt động; nhiệm vụ, nội dung, chế độ hoạt động của Dân quân tự vệ trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu và sở chỉ huy các cấp về công tác Dân quân tự vệ.
Như vậy, Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, Thông tư số 108/2016/TT-BQP đã quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Do đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 133/2015/NĐ-CP để phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: "Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết".
85. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có nhiều công ty thuộc Binh đoàn 15 làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vận tải hàng hóa nhiều làm ảnh hưởng đến đường giao thông do địa phương quản lý, nhưng đóng góp cho địa phương còn thấp. Đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Binh đoàn 15 tăng đầu tư, đóng góp kinh phí cho địa phương làm đường giao thông.
Trả lời: (Tại Công văn số 4384/BQP-TM ngày 24 tháng 4 năm 2017)
Binh đoàn 15 là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, được giao nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh; xây dựng dân cư xã hội, tham gia xóa đói giảm nghèo trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, địa bàn các đơn vị thuộc Binh đoàn đứng chân chủ yếu là các xã, huyện biên giới vùng sâu, vùng xa với điều kiện hạ tầng đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Từ khi thành lập đến nay, Binh đoàn 15 luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt gắn phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh góp phần ổn định dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Cùng với sự ổn định, phát triển chung, hàng năm ngoài hỗ trợ từ các nguồn vốn ngân sách; nhiều công trình phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh được xây dựng bằng nguồn vốn tự có của Binh đoàn. Với phương châm mở rộng, phát triển sản xuất đến đâu xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư xã hội đến đó, đến nay Binh đoàn 15 đã hình thành được 9 cụm/255 điểm dân cư. Từ hàng trăm điểm dân cư của Binh đoàn đã được địa phương thành lập các thôn làng mới, ổn định trên các tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số địa phương sinh sống, được sự góp sức của Binh đoàn 15, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản bước đầu như: 418 km đường điện trung hạ thế, 95 trạm biến áp, trạm thủy điện, làm mới 1.462 km, sửa chữa đường giao thông, cầu, cống, hồ đập thuỷ lợi, hệ thống nước sạch; Binh đoàn đã xây dựng 08 trường tiểu học, trung học cơ sở (bàn giao cho địa phương); 10 trường mầm non với 130 điểm trường, 01 trường tiểu học bán trú, 01 trường trung học cơ sở bán trú, 01 bệnh viện hạng 2 và 11 bệnh xá quân dân y kết hợp…
Đi đôi với việc xây dựng cở sở kỹ thuật hạ tầng như trên, Binh đoàn 15 đã luôn chủ động khắc phục, đầu tư xây dựng các tuyến giao thông phục vụ nhu cầu cấp thiết cho sản xuất và an sinh xã hội, bảo đảm cho các cụm, các điểm dân cư đều có đường đi lại thuận tiện, cụ thể: Giai đoạn 2012-2016, Binh đoàn đã đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tập trung ở các huyện Đức Cơ, Chư Prông. IaGrai (đường nhựa, đường cấp phối): 131,57 km, với tổng mức đầu tư: 133.532.443.869 đồng.
Giai đoạn 2017 - 2020, Binh đoàn đã chủ động xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai khoảng 37,94 km, với tổng mức đầu tư 78.966.722.520 đồng.
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn hiện nay, đặc biệt là khu vực địa bàn Tây Nguyên, Binh đoàn 15 đã chủ động khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định địa bàn trên tuyến biên giới với Lào, Campuchia; tiếp tục có những đóng góp tích cực cho giao thông tỉnh Gia Lai.
86.Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu lại việc phong hàm tướng như hiện nay là quá nhiều và không cần thiết.
Trả lời: (Tại Công văn số 4142/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Điều 15 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam năm 2014 đã quy định cụ thể các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tướng và số lượng của các chức vụ, chức danh. Quá trình thực hiện, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng; cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xem xét, đề nghị thăng quân hàm cấp tướng đảm bảo đúng quy định của Luật và quy trình công tác cán bộ, đáp ứng được yêu cầu chỉ huy, quản lý, xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Hiện nay, còn gần 50 sĩ quan giữ chức vụ có trần quân hàm cấp tướng nhưng chưa được thăng quân hàm.
87.Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ chi trả cho các đối tượng có hồ sơ dân công hỏa tuyến.
Trả lời: (Tại Công văn số 4141/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 24 Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết và thực hiện chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, chu đáo, đúng quy định.
Hiện nay, toàn quốc đã giải quyết chế độ, chính sách cho trên 100.000 trường hợp là dân công hỏa tuyến với số tiền trợ cấp một lần gần 300 tỷ đồng, phấn đấu đến hết năm 2017 giải quyết 80% số đối tượng theo khảo sát được hưởng chế độ.
88.Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Cử tri đề nghị có chính sách cho đối tượng là công nhân lâm trường tham gia dân công hỏa tuyến được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (Cử tri phản ánh, hiện nay những đối tượng này theo quy định trong Quyết định số 49/2015/QĐ – TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc làm nhiệm vụ quốc tế thì không được hưởng chế độ này).
Trả lời: (Tại Công văn số 4140/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011, Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì tất cả các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách quy định tại các Quyết định nêu trên đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Do vậy, nếu công nhân lâm trường thuộc đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo các Quyết định nêu trên thì cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
89.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/CP của Chính Phủ về chính sách đối với bộ đội làm nhiệm vụ ở Campuchia, đề nghị bổ sung thêm đối tượng người tham gia nhiệm vụ phục vụ chiến trường Campuchia (tuyến sau) được hưởng chính sách.
Trả lời: (Tại Công văn số 4139/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Đối tượng có thời gian làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01/1979 đến ngày 31/8/1989, được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc một lần và bảo hiểm y tế; khi từ trần, người lo mai táng được hưởng chế độ trợ cấp mai táng phí. Không quy định tuyến trước, tuyến sau khi làm nhiệm vụ ở Campuchia.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
90.Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng việc điều chỉnh thông tin in sai trong thẻ Bảo hiểm Y tế của các đối tượng là lực lượng vũ trang quân đội như hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân, theo quy định của Bộ Quốc phòng thì phải gửi về trung ương điều chỉnh. Như vậy, việc thực hiện phải mất một thời gian dài mới nhận được thẻ sửa đổi. Trong thời gian chờ nhận thẻ sửa đổi, quân nhân và thân nhân không được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh, gây thiệt thòi cho các chiến sĩ, sĩ quan trong quân đội và người thân. Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét nên phân cấp cho Tỉnh đội quản lý và điều chỉnh các thông tin sai sót trong Thẻ BHYT của quân nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh, để kịp thời hơn trong việc khám chữa bệnh cho các đối tượng này.
Trả lời: (Tại Công văn số 2540/BQP-CT ngày 13 tháng 3 năm 2017)
Theo qui định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP^ ngày 01/9/2015 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu qui định: “Thẻ BHYT của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thuộc Bộ Quốc phòng quản lý do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bộ Quốc phòng cấp... ”và theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-
BYT-BTC (Thông tư số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC) ngày 14/04/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu qui định: “BHXH Bộ Quốc phòng thực hiện cấp lại, đổi thẻ BHYT đổi với các đổi tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, xác nhận thời gian cấp lại, đổi thẻ BHYT khi có yêu cầu của cơ quan BtìXH hoặc cơ sở khám, chữa bệnh BHYT;... ”.Theo các qui định này thì việc cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý do BHXH Bộ Quốc phòng thực hiện là đúng qui định.
Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 85/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/06/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT quân nhân và người làm công tác cơ yếu qui định: “Trình thực hiện cấp lại,... Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT, đối tượng tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo qui định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 70/2015/NĐ-CPvà được hưởng đầy đủ quyền BHYT” và tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC qui định: “ ... Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền của người tham gia BHYT”.
Như vậy, theo qui định nêu trên thì đối tượng quân nhân và thân nhân quân nhân tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT.
91.Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung danh mục địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ – TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, vì trong thực tế nhiều người đủ điều kiện được hưởng chế độ này nhưng do địa bàn chiến đấu không có trong danh mục nên không được xem xét, giải quyết.
Trả lời: (Tại Công văn số 4138/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2084/QĐ-TM ngày 09/11/2012, Quyết định số 1377/QĐ-TM ngày 06/8/2014, kèm theo Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975; đồng thời, ban hành và đưa vào sử dụng phần mềm kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu các đơn vị tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế để các đơn vị địa phương tra cứu, xét duyệt, thực hiện chế độ, chính sách cho đối tượng. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương xem xét giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với các trường hợp không có trong Danh mục địa bàn hoặc kết quả giải mã nhưng có hồ sơ gốc hoặc giấy tờ liên quan thể hiện rõ thời gian tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ quốc tế.
92.Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung Bộ đội biên phòng vào đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và Quyết định 142/2008/QĐ – TTg ngày 27/10/2008 Về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 4136/BQP-TM ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Bộ đội Biên phòng là một lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; do vậy, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng như ở các lực lượng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc về địa phương, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì đều thuộc đối tượng được xem xét, xét hưởng chế độ, chính sách theo các Quyết định nêu trên.
93.Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị xem xét tăng mức phụ cấp đối với bộ đội phục viên và những người tham gia chiến đấu những năm 1980 (theo Nghị định số 236/HĐBT, ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg, ngày 06/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương). Đồng thời, xem xét hỗ trợ cho những người tham gia chiến trường có thời gian dưới 15 năm.
Trả lời: (Tại Công văn số 4135/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ trợ cấp một lần tuỳ theo thời gian thực tế công tác trong Quân đội.
Đối với quân nhân có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; mức hưởng theo số năm công tác thực tế trong Quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm 01 năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm. Khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương, trợ cấp thì mức hưởng của đối tượng được điều chỉnh tương ứng (hiện nay đã được điều chỉnh mức hưởng từ 600.000 đồng/người/tháng lên 1.535.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng có đủ 15 năm công tác thực tế trong Quân đội).
Đối với quân nhân có dưới 15 năm công tác thực tế trong Quân đội được hưởng chế độ trợ cấp một lần; có đủ 02 năm trở xuống được hưởng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 600.000 đồng. (kể từ ngày 01/01/2012 đối tượng chưa được xét hưởng, khi được xét hưởng chế độ trợ cấp một lần được điều chỉnh mức hưởng, có đủ 02 năm trở xuống được hưởng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 800.000 đồng).
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Long An giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
94. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ảnh Quyết ðịnh 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định những ngýời tham gia chiến ðấu tại Campuchia, sau đó tiếp tục công tác thì không ðýợc hýởng chế ðộ, gây thiệt thòi cho nhiều số ðồng chí. Kiến nghị Chính phủ sửa đổi cho phù hợp để đảm bảo chế độ chính sách cho đối tượng này.
Trả lời: (Tại Công văn số 4133/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ xin chủ trương của Bộ Chính trị, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và cân đối chung với các chính sách đã ban hành.
Đây là chính sách có tính chất trợ cấp đối với người trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc đã về gia đình, hiện không có chế độ trợ cấp hằng tháng; không phải chế độ, chính sách đối với tất cả đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
95.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng xem lại quy định của Thông tư liên tịch số 28 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng về yêu cầu hồ sơ chăm lo cựu chiến binh chưa phù hợp, như các quyết định về chuyên ngành, xác minh của đơn vị cũ,.. rất khó thực hiện vì điều kiện thời gian, di chuyển, tuổi tác… Cử tri đề nghị các Bộ cần xem xét, tạo điều kiện thuận lợi để các cựu chiến binh sớm hoàn thành thủ tục không kéo dài thời gian.
Trả lời: (Tại Công văn số 4131/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, còn số đông đối tượng bị thương, cá nhân không còn giữ được các giấy tờ liên quan để chứng minh về trường hợp bị thương của mình. Do vậy, ngày 22/10/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, nhằm tạo điều kiện cho việc xác nhận thương binh đối với các trường hợp nêu trên với thủ tục hồ sơ đơn giản nhất và đã quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, các ban ngành chức năng, quy trình, thủ tục hồ sơ, cơ bản là phù hợp.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, tiếp tục phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp với thực tiễn.
96.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ảnh hiện nay những người tham gia nghĩa vụ quân sự ở chiến trường Tây Bắc về, sau đó tiếp tục tham gia công tác cho đến nghỉ hưu thì lại không được hưởng chính sách trợ cấp thời gian tham gia chiến trường Tây Bắc. Đề nghị các Bộ, ngành chức năng quan tâm xem xét giải quyết vấn đề này để đảm bảo công bằng.
Trả lời: (Tại Công văn số 4128/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
1. Về cộng nối thời gian công tác (bao gồm cả thời gian công tác ở chiến trường) để tính hưởng Bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì quân nhân phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó (bao gồm cả thời gian công tác ở chiến trường) với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp quân nhân phục viên, xuất ngũ từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia Quân đội được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Về quy đổi thời gian công tác ở chiến trường để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần
Về chế độ quy đổi thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định thực hiện đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi thôi phục vụ trong Quân đội; không quy định đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự là hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ.
97.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ảnh tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có quy định xử phạt những thanh niên không đăng ký nghĩa vụ quân sự (không khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và không thực hiện nghĩa vụ quân sự). Theo đó, việc quy định chỉ phải đóng phạt sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không đủ tính răn đe. Cử tri đề nghị nên quy định lại biện pháp chế tài cao hơn, mang tính răn đe nhiều hơn đối với những thanh niên không đăng ký nghĩa vụ quân sự, cử tri đề xuất hình thức gạch tên những thanh niên này khỏi hộ khẩu thường trú.
Trả lời: (Tại Công văn số 2868/BQP-TM ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Liên quan đến chế tài xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự (NVQS); Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu, (sau đây gọi là Nghị định 120) về việc xử phạt vi phạm về thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định như sau:
1. Tại khoản 1, Điều 4 quy định xử phạt về đăng ký NVQS:
“Phạt cảnh cáo đổi với hành vi không đăng kỷ NVQS lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký NVQS, đến mức phạt tiền 600.000 đồng đối với các hành vỉ không thực hiện việc đăng ký NVQS bố sung, đãng ký di chuyến NVQS và không thực hiện đăng ký ngạch dự bị...;
Sau khỉ xử phạt buộc phải thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự”.
2. Tại Khoản 1, Điều 6, quy định xử phạt đối với hành vi liên quan đến việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vỉ không có mặt đúng thời gian hoặc địa điếm kiêm tra, khám sức khỏe ghi trong giây gọi kiếm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng...;
Sau khi chấp hành nộp phạt xong, công dân buộc phải thực hiện khám; kiếm tra sức khỏe theo kế hoạch của Hội đông nghĩa vụ quân sự”.
3. Đối với những hành vi không thực hiện nghĩa vụ quân sự, tại các điều: 7; 8; 9, Nghị định 120 quy định:
“Người vi phạm bị xử phạt từ 1.500.000 đông đến 5.000.000 đông...;
- Sau khi bị xử phạt phải thực hiện biện pháp khắc phục buộc phải thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật...
Mặt khác Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định xử lý vi phạm về NVQS tại khoản 1, Điều 59 như sau:
“1.. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chât, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xem xét đề xuất sửa đối bố sung chế tài xử phạt những vi phạm liên quan về thực hiện NVQS nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đủ sức răn đe; tuy nhiên không có hình thức xử phạt “gạch tên khỏi hộ khau thường trú ” vì trái với các quy định của pháp luật về quyền con người và các quy định khác tại Luật Hộ tịch, Luật Cư trú hiện hành. Đi đôi với chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, động viên công dân tự giác chấp hành pháp luật về NVQS; quá trình thực hiện cần đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng; phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, cơ quan đoàn thế, tạo điều kiện đế công dân thực hiện NVQS vẻ vang của mình đối với Tố quốc; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác hậu phương quân đội, chế độ chính sách đối với công dân làm NVQS và thân nhân nhằm giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật về NVQS tại các địa phương.
98.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Quan tâm tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ, trang bị vũ khí tiên tiến, khoa học, hiện đại; xây dựng thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biển đảo của Tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 3338/BQP-TM ngày 31 tháng 3 năm 2017)
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Bộ Chính trị và Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng Quân đội cả về tổ chức và trang bị. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, hàng năm Chính phủ đã đầu tư một lượng ngân sách đáng kể cho Quân đội nhằm duy trì và nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng, hiện đại hóa Quân đội; Bộ Quốc phòng đã tập trung chỉ đạo hiện đại hóa cho các lực lượng: Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật, Cảnh sát biển và Cơ yếu. Đến nay, đã đạt được những kết quả tốt, đáng ghi nhận; đã đầu tư mua sắm mới tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tên lửa bờ...có hỏa lực mạnh cho lực lượng Hải quân; máy bay tiêm kích đa năng tầm xa, tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung, tầm gần...hiện đại cho lực lượng Phòng không-Không quân; các tàu Cảnh sát biển đa năng...thế hệ mới; đã trang bị đầy đủ, đồng bộ vũ khí trang bị có tính năng hiện đại cho các sư đoàn bộ binh đủ quân. Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế của đất nước còn khó khăn, ngân sách giành cho quốc phòng còn hạn hẹp; do vậy, đối với các lực lượng còn lại sẽ từng bước đầu tư tiến lên hiện đại. Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
99.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Trong tình hình hiện nay, yêu cầu cấp thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, tăng cường sức mạnh quốc phòng làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị. Do đó, kiến nghị Trung ương cho phép Bộ Tư lệnh thành phố áp dụng cơ chế tương đương Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 3416/BQP-TM ngày 1 tháng 4 năm 2017)
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng về QP-AN, thế trận quân sự khu vực phòng thủ của Thành phố gắn liền với thế trận của Quân khu 7. Vì vậy Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù chuyển từ BCH quân sự thành BTL Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc áp dụng cơ chế tương đương như BTL Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố HCM là không phù hợp với Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ (Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng).
100.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014.
Trả lời: (Tại Công văn số 4127/BQP-CT ngày 17 tháng 4 năm 2017)
Thi hành Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014, Bộ Quốc phòng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật, cụ thể như sau:
1. Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2015/NĐ-CP ngày 24/10/2015 quy định chức vụ, chức danh tương đương của Sĩ quan QĐND Việt Nam.
2. Đang hoàn chỉnh Đề án hệ thống bảng lương và các chế độ phụ cấp đối với các đối tượng trong QĐND, CAND.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành các thông tư:
- Thông tư số 45/2015/TT-BQP ngày 09/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 13 và Điều 16 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam về hạn tuổi của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của sĩ quan; phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ.
- Thông tư số 44/2015/TT-BQP ngày 09/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 25a Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam về trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan.
- Các thông tư quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của Sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại.
4. Đang hoàn chỉnh Thông tư quy định chức vụ, chức danh tương đương là cấp tá, cấp úy.
101.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/06/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới” của Ban Chấp hành Trung ương quy định khi xảy ra sự cố phức tạp về an ninh trật tự ở địa phương nào, thì cấp ủy chính quyền và mặt trận tổ quốc, đoàn thể nơi đó phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo phương châm 4 tại chỗ và Đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy là người lãnh đạo chỉ huy cao nhất ở địa phương. Tại Thông báo số 90 ngày 24/5/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an ninh trật tự, quy định UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh phải thành lập Ban chỉ huy thống nhất do đồng chí Bí thư Thành ủy đứng đầu.
Tuy nhiên, Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ (Tại Chương III, điều 16, khoản 2); Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ về việc “sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 52/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ” lại quy định đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu Ban chỉ đạo khu vực phòng thủ. Việc chồng chéo, không thống nhất trong các văn bản gây khó khăn lúng túng cho địa phương khi tổ chức thực hiện. Kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sửa đổi các văn bản để bảo đảm tính thống nhất.
Mặt khác, hiện nay các văn bản của Trung ương ban hành quy định về xây dựng hoạt động khu vực phòng thủ còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đủ điều kiện đảm bảo hành lang pháp lý trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn chi tiết theo từng chuyên ngành về xây dựng khu vực phòng thủ theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
Trả lời: (Tại Công văn số 3416/BQP-TM ngày 1 tháng 4 năm 2017)
a. Về Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới” và Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.
Quy định này là phù hợp, vì đây là văn bản chỉ đạo của Đảng, để gắn trách nhiệm của người đứng đầu về Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT tại địa phương; đúng với tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình mới (Điểm 4/Mục 2/Phần II).
Theo Thông báo số 90 ngày 24/5/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm ANTT... , đây là nội dung cụ thể hóa việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu về Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT tại địa phương. Thực tế, trong Ban Chỉ huy thống nhất nhất trong quá trình hoạt động có sự phân công trên cơ chế: “ Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan ban, ngành làm tham mưu”
Quy định tại Khoản 3/Điều 16, Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ về KVPT: Quy định này là phù hợp, vì nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo KVPT là tổng thể các nhiệm vụ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, địa phương (cấp dưới) tổ chức xây dựng và hoạt động KVPT. Ban Chỉ đạo khu KVPT tỉnh, huyện tham mưu cho tỉnh ủy, huyện ủy, thành ủy thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động KVPT, không tách rời sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp; về hoạt động bảo đảm ANTT là một trong những nội dung của hoạt động trong KVPT. Do đó việc cơ cấu và phân cấp đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng Ban Chỉ đạo KVPT là hợp lý.
Như vậy, quy định về lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy điều hành tại 03 văn bản trên đã bám sát cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan ban, ngành làm tham mưu” không có sự chồng chéo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành.
b. Về các văn bản của Trung ương ban hành quy định về xây dựng hoạt động khu vực phòng thủ còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đủ điều kiện đảm bảo hành lang pháp lý trong thực hiện...
Bộ Quốc phòng tiếp thu, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về KVPT chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu ban hành hướng dẫn theo từng chuyên ngành về xây dựng, hoạt động KVPT.
102.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị cần ban hành Luật riêng về phòng thủ dân sự, vì phòng thủ dân sự là một bộ phận của hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm tổng thể các biện pháp của nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả thảm họa, tiềm ẩn nguy hiểm do thiên nhiên hoặc con người gây ra, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và vật chất, đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân; bảo vệ hoạt động của các cơ quan, tổ chức và ngành kinh tế quốc dân; phòng thủ dân sự có vai trò to lớn trong nền quốc phòng toàn dân. Mặt khác, phòng thủ dân sự được tổ chức chặt chẽ đến tận xã, phường, thôn, ấp để tăng cường giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Luật Quốc phòng năm 2015 chỉ dành riêng có Chương 5 nói về phòng thủ dân sự chưa đủ điều kiện để đưa phòng thủ dân sự vào xã hội được, do đó cần thiết phải có một luật riêng về phòng thủ dân sự.
Trả lời: (Tại Công văn số 3337/BQP-TM ngày 31 tháng 3 năm 2017)
Kiến nghị Quốc hội ban hành Luật riêng về phòng thủ dân sự.
Luật Quốc phòng được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Thực hiện quy định của Luật về phòng thủ dân sự, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về phòng thủ dân sự và ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BQP ngày 01/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về phòng thủ dân sự. Hiện nay Luật Quốc phòng năm 2005 đang được sửa đổi, bổ sung theo số 22/2016/QH14 ngày 29/7/2016.
Tuy nhiên, Luật Quốc phòng năm 2005 chỉ có Chương V quy định về phòng thủ dân sự là chưa đủ điều kiện bảo đảm hành lang pháp lý trong thực hiện để đưa công tác phòng thủ dân sự vào cuộc sống, xã hội. Cần phải xây dựng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao để quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong phòng thủ dân sự. Do đó, việc ban hành luật về phòng thủ dân sự là cần thiết. Hiện nay Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội tổng kết 10 năm thực hiện và sửa đổi Luật Quốc phòng. Sau khi được Quốc hội thông qua Bộ Quốc phòng tiếp tục tham mưu cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bản về phòng thủ dân sự.
103.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Ngày 06/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam, trong đó giao cho Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định chấp thuận độ cao công trình. Để nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư trong các dự án được triển khai được nhanh chóng, thuận lợi, kiến nghị nên ủy quyền cho Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc Bộ Tư lệnh tỉnh, thành phố căn cứ vào các chỉ số được quy định trong Nghị định 32 thực hiện công tác thẩm định chiều cao tĩnh không của các công trình xây dựng để xem xét giải quyết phù hợp.
Trả lời: (Tại Công văn số 3416/BQP-CT ngày 1 tháng 4 năm 2017)
Quản lý tĩnh không là một nội dung quản lý Nhà nước của Bộ Quốc phũng nhằm bảo đảm hoạt động của sân bay, các trận địa phòng không và ra đa, các khu vực bay đặc biệt; đồng thời là nội dung cơ bản để giúp các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, thực hiện trong quy hoạch không gian đô thị, phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo đảm quốc phòng. Thực tế ở Việt Nam, công tác quản lý tĩnh không còn chưa nhiều kinh nghiệm nờn có mụ̣t sụ́ cụng trình khi xõy dựng đó làm ảnh hưởng đờ́n hoạt đụ̣ng của sõn bay và cỏc cụng trỡnh quốc phũng khỏc, buộc phải dỡ bỏ. Để vừa bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ quốc phòng, vừa tạo thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình; Bộ Quốc phũng đó thống nhất với cỏc Bộ, ngành, địa phương, nghiờn cứu bỏo cỏo Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/2/2009 "Quy định về Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng khụng và cỏc trận địa quản lý, bảo vệ vựng trời tại Việt Nam", nay thay thế bằng Nghị định sụ́ 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016, đó giỳp quản lý và duy trỡ hoạt động của cỏc sân bay, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế xó hội và bảo đảm an toàn bay chung.
Trong quá trình soạn thảo Nghị định trờn, đã có phương án phân cấp cho Cục Hàng khụng Việt Nam, Quân chủng PK-KQ, Hải quân, Bộ đội Biờn phũng và các Quân khu nhưng không được các Bộ ngành, địa phương và Cơ quan Chính phủ thông qua, vì Chủ đầu tư không rõ phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nào, có những vị trí phải thỏa thuận với nhiều cơ quan, đơn vị, thủ tục rườm rà, tốn thời gian, đồng thời, các cơ quan, đơn vị nêu trên không phải là cơ quan quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng, không phù hợp với quy định của Pháp luật. Do Thủ tướng yêu cầu, phải cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, bớt khâu trung gian không cần thiết, nên Chính phủ giao thẳng Cục Tác chiến có đầy đủ các chuyên ngành là cơ quan biên soạn các tiêu chuẩn, phạm vi bao quát toàn quân giúp Bộ Quốc phũng quản lý Nhà nước về Vùng trời, vùng biển và đất quốc phòng, giải quyết các vấn đề về tĩnh không, phù hợp với thực tiễn cấp phộp trong nhiều năm.
Trờn thực tế, Cục Tác chiến đã quy hoạch không gian cho một số khu vực trọng điểm có sân bay, trận địa, có tốc độ đô thị hóa nhanh (TP.Hồ Chớ Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Đà Nẵng), đã thống nhất điều chỉnh độ cao toàn khu vực để địa phương chủ động giải quyết. Cục Tác chiến chỉ giải quyết những trường hợp có độ cao vượt quá sự thống nhất với địa phương. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, chủ đầu tư gửi văn bản về Cục Tác chiến, mà độ cao thấp hơn so với Bộ Tổng Tham mưu đã thống nhất với địa phương. Những trường hợp này, Cục Tác chiến đã chuyển hồ sơ cho địa phương giải quyết.
Thời gian tới, Cục Tác chiến sẽ lập quy hoạch tĩnh không trên phạm vi từng quân khu theo hướng: Những khu vực có sân bay, thiết lập các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không theo quy định bảo đảm an toàn, thông báo cho địa phương liên quan liên hệ với quân khu để giải quyết chấp thuận độ cao. Bộ Tư lệnh quân khu phải chịu trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn trận địa cho các đơn vị trên địa bàn. Trường hợp, vị trí xây dựng nằm ở khu vực giáp ranh, phải lấy ý kiến quân khu có liên quan. Cục Tác chiến chỉ giải quyết các trường hợp công trình có độ cao vượt quá phạm vi các bề mặt giới hạn độ cao đối với sân bay, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn bay chung.
104.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị xem xét nâng Pháp lệnh dự bị động viên thành Luật dự bị động viên để các địa phương đảm bảo công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu đạt hiệu quả cao hơn. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ đang làm việc trước đây, được tiếp tục làm việc sau khi kết thúc đợt hoặc khóa huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1359/BQP-CT ngày 15 tháng 2 năm 2017)
Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 27 tháng 8 năm 1996 và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 09 tháng 9 năm 1996. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu thực tiễn; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, đòi hỏi ban hành Luật lực lượng dự bị động viên thay thế Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên. Nhận thức vấn đề đó, Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 01/6/2016 về việc Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996-2016). Trên cơ sở Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quyết định ban hành Kế hoạch số 2373/QĐ-BQP, ngày 18/6/2016 Kế hoạch Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên; công tác tổ chức tổng kết được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan đến công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên; trong quân đội tập trung từ cấp Lữ đoàn và tương đương đến Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 27/12/2016 Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên trên phạm vi toàn quốc. Thông qua tổng kết các đơn vị, địa phương đều thống nhất cao, đề nghị phải nâng Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên lên thành Luật lực lượng dự bị động viên. Hiện nay Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật; đang lập hồ sơ đề nghị Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật vào năm 2018.
105.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Điểm a, b khoản 1 Điều 24 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường quy định về Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định: đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác. Quy định như trên là chưa phù hợp, giáo viên, giảng viên đào tạo ra sẽ không đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm về quốc phòng để có thể đứng lớp giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh. Do đó, kiến nghị việc đào tạo cử nhân giáo dục quốc phòng phải đào tạo tại các trường sĩ quan quân đội hoặc trường Công an đào tạo chuyên ngành giáo viên giáo dục quốc phòng, vì họ được học tập rèn luyện, trưởng thành từ chính môi trường quân đội. Hoặc đào tạo sĩ quan có chuyên ngành khác để đào tạo văn bằng 2 làm giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh sẽ đảm bảo chất lượng hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 2012/BQP-VP ngày 3 tháng 3 năm 2017)
Nội dung này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng mà thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo.