1. Cử tri tỉnh Bắc Kạn: Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể và quy định cơ chế đặc thù cho việc triển khai thực hiện khoán sản phẩm cho các nhà nghiên cứu đối với những dự án sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Trả lời : (Tại Công văn số 433/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Việc triển khai thực hiện khoán sản phẩm cho các nhà nghiên cứu đối với những dự án sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể về cơ bản cũng được thực hiện như sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa vật thể nên việc khoán sản phẩm để thực hiện các hoạt động này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn cụ thể của Sở Tài chính các địa phương./.
2. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:
1. Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch, nhưng thời gian qua khách du lịch đến Việt Nam hạn chế là do nhiều nguyên nhân như: việc quảng bá du lịch, hạ tầng giao thông kém, giá vé tham quan cao, nạn chèo kéo khách, ăn xin, trộm cắp, an toàn thực phẩm đã làm khách du lịch đến một lần, không quay trở lại… Cử tri đề nghị ngành chức năng nghiên cứu có những biện pháp khắc phục tình trạng vừa nêu và có những chính sách nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan.
2. Cử tri phản ánh tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, bạo lực gia đình, giải quyết mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong một bộ phận nhân dân, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền các cấp tập trung các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền người dân thực hiện nếp sống văn minh, phát huy hiệu quả thực sự từ các phong trào xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư văn hóa; đồng thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
3. Đề nghị quan tâm đầu tư, xây dựng khu di tích Óc Eo, làm tiền đề để được UNESCO công nhận di tích văn hóa thế giới; đồng thời, để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong tương lai.
Trả lời : (Tại Công văn số 434/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị nghiên cứu chính sách thu hút khách du lịch
Việt Nam có tiềm năng to lớn cả về tự nhiên và văn hóa, hội đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một quốc gia du lịch, một điểm đến du lịch của thế giới. Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Những hạn chế có thể kể đến như môi trường du lịch, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông còn nhiều bất cập; nguồn lực dành cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch hàng năm còn hạn chế, tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu nhiều và chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng…
Trong những năm qua, ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong Nghị quyết, Bộ Chính trị cũng đề ra 08 giải pháp then chốt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch, cụ thể:
- Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch;
- Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, có cơ chế chính sách phù hợp;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch;
- Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch;
- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch;
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.
2. Về đề nghị tập trung giải pháp ngăn chặn tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội, bạo lực gia đình, mâu thuẫn xã hội.
Xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam, xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, chỉ đạo trong nhiều năm qua, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam, kịp thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn trong xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
{C}- {C}Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận xã hội;
- Chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng đạo đức, lối sống với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động; Đánh giá thực trạng, tập trung nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, làng (thôn, bản, ấp…) văn hóa hiện nay trong cả nước;
- Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, định hướng phát triển các hoạt sáng tác văn học, nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và hướng con người tới chân - thiện - mỹ;
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thực hiện thành công Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020.
- Thực hiện thiết thực, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới.
3. Về đề nghị xây dựng Khu di tích Óc Eo để được công nhận di tích văn hóa thế giới và phát triển du lịch
Ngày 10/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1778/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Khu di tích Óc Eo, với tổng kinh phí 6,74 tỷ đồng (giai đoạn 2016 - 2020) để cải tạo, xây dựng hạ tầng phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích; ngày 25/11/2016, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10189/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc đồng ý phê duyệt kinh phí thực hiện Đề án nghiên cứu tổng thể văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày 07/12/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3910/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt tổng thể Đề án nghiên cứu Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, nền Chùa với tổng kinh phí 190 tỷ đồng, trong đó: giải phóng mặt bằng 52,8 tỷ đồng; khai quật khảo cổ và bảo quản hiện trường: 115,5 tỷ đồng; nghiên cứu khoa học 7,55 tỷ đồng. Như vậy, việc đầu tư về kinh phí cũng như nghiên cứu đã được Chính phủ thông qua. Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cần chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam để triển khai thực hiện Dự án, tiến tới xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới./.
3. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị :
1. Cử tri cho rằng đạo đức xã hội đang xuống cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là kênh truyền hình, các ca sĩ, diễn viên vẫn còn sử dụng các trang phục biểu diễn phản cảm; nội dung các bộ phim Việt Nam có nhiều cảnh nhạy cảm… không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt Nam. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này để bảo tồn bản sắc dân tộc, tránh các ảnh hưởng tiêu cực từ việc hội nhập quốc tế.
2. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là “có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTVDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các Trung tâm văn hóa-thể thao xã”. Bởi quy định như vậy mặc dù tạo điều kiện để người dân có nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt nhưng trên thực tế ở nhiều vùng nông thôn, nhà văn hóa vẫn chưa phát huy được tác dụng vốn có của mình, một số nơi còn để trống, ít sử dụng, gây lãng phí lớn. Do vậy, cử tri đề nghị điều chỉnh tiêu chí và nâng cao các tính năng sử dụng của nhà văn hóa, đáp ứng phù hợp nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh… cho người dân tại địa bàn và các vùng lân cận
Trả lời : (Tại Công văn số 435/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng ca sĩ, diễn viên sử dụng các trang phục biểu diễn phản cảm, nội dung phim nhạy cảm.
Trong những năm gần đây, với cơ chế liên kết, xã hội hóa, các tổ chức phát sóng giao cho doanh nghiệp tư nhân sản xuất nội dung, vì vậy còn xảy ra một số sai phạm gây dư luận trái chiều trong công chúng, khán giả từ các chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền của nước ngoài.
Các tổ chức phát thanh, truyền hình ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, còn phải chịu trách nhiệm và thực hiện theo quy định của Luật Báo chí.
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức phát sóng hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và yêu cầu quản lý chặt chẽ nội dung các chương trình nghệ thuật phát sóng trên truyền hình theo đúng quy định của pháp luật và chấn chỉnh nghiêm khắc sai phạm.
Hiện nay, Bộ đã hoàn thiện và báo cáo Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, quy định theo hướng tăng nặng chế tài xử phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động, tước, thu hồi giấy phép hoạt động có thời hạn đối với nghệ sĩ biểu diễn vi phạm. Nội dung sửa đổi này sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam, kịp thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn trong xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận xã hội; Chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng đạo đức, lối sống với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động; Đánh giá thực trạng, tập trung nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, làng (thôn, bản, ấp…) văn hóa hiện nay trong cả nước. Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, định hướng phát triển các hoạt sáng tác văn học, nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và thực hiện thành công Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
2. Về điều chỉnh tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và nâng cao các tính năng sử dụng của nhà văn hóa
Ngày 17/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Quyết định này thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/4/2009 của và Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/2/2013 sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Ngày 04/10/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT có nội dung hướng dẫn chưa sát thực tế, còn chồng chéo gây khó khăn cho cơ sở triển khai thực hiện. Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi Điều 10 Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để phù hợp với thực tiễn.
Trước thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở hiện nay, địa phương cần quan tâm đến vấn đề rất quan trọng trong xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao là: các công trình văn hóa, thể thao phải thực sự là công trình văn hóa, có chỗ vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân, không phải là trụ sở văn hóa. Thiết chế văn hóa cần đáp ứng được nội dung và các tiêu chí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra. Địa phương triển khai thực hiện quy hoạch diện tích, quy mô xây dựng, trang thiết bị và kinh phí thực hiện… của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 30/5/2014 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
4. Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị:
1. Cử tri cho rằng đạo đức xã hội đang xuống cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là kênh truyền hình, các ca sĩ, diễn viên vẫn còn sử dụng các trang phục biểu diễn phản cảm; nội dung các bộ phim Việt Nam có nhiều cảnh nhạy cảm… không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt Nam. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này để bảo tồn bản sắc dân tộc, tránh các ảnh hưởng tiêu cực từ việc hội nhập quốc tế.
2. Cử tri đề nghị cần coi trọng phát triển ngành Du lịch, coi Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế. Vì nước ta có tiềm năng du lịch không thua kém các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng mức.
Trả lời : (Tại Công văn số 436/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị tiếp tục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng ca sĩ, diễn viên sử dụng các trang phục biểu diễn phản cảm, nội dung phim nhạy cảm
Trong những năm gần đây, với cơ chế liên kết, xã hội hóa, các tổ chức phát sóng giao cho doanh nghiệp tư nhân sản xuất nội dung, vì vậy còn xảy ra một số sai phạm gây dư luận trái chiều trong công chúng, khán giả từ các chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền của nước ngoài.
Các tổ chức phát thanh, truyền hình ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, còn phải chịu trách nhiệm và thực hiện theo quy định của Luật Báo chí.
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức phát sóng hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và yêu cầu quản lý chặt chẽ nội dung các chương trình nghệ thuật phát sóng trên truyền hình theo đúng quy định của pháp luật và chấn chỉnh nghiêm khắc sai phạm.
Hiện nay, Bộ đã hoàn thiện và báo cáo Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, quy định theo hướng tăng nặng chế tài xử phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động, tước, thu hồi giấy phép hoạt động có thời hạn đối với nghệ sĩ biểu diễn có vi phạm. Nội dung sửa đổi này sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam, kịp thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn trong xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận xã hội; Chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng đạo đức, lối sống với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động; Đánh giá thực trạng, tập trung nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, làng (thôn, bản, ấp…) văn hóa hiện nay trong cả nước. Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, định hướng phát triển các hoạt sáng tác văn học, nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và thực hiện thành công Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
2. Về đề nghị phát triển ngành Du lịch, coi Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn
Năm 2015, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 40 về tài nguyên thiên nhiên, thứ 33 về tài nguyên văn hoá nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch chỉ đứng thứ 75 trên 141 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiềm năng và dư địa phát triển còn nhiều, nhưng khai thác còn hạn chế. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển du lịch: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, giải pháp quan trọng, đặc biệt là Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Trong năm 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã liên tục làm việc với các doanh nghiệp du lịch, các Bộ, ngành, địa phương để bàn các giải pháp phát triển du lịch và tháo gỡ các khó khăn. Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch (09/8/2016, tại Hội An) với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo các doanh nghiệp, chỉ đạo và giải quyết các vấn đề cụ thể và đề ra định hướng, yêu cầu nhiệm vụ đối với ngành du lịch.
Phiên họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), tạo hành lang pháp lý cho ngành du lịch phát triển trong giai đoạn mới. Các địa phương đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chỉ đạo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó đã đề ra 08 giải pháp then chốt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thu hút được 17- 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á./.
5. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị : Cử tri cho rằng việc tuyên truyền đường lối chính, sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các băng rôn, pa nô, áp phích mang tính trực quan là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều nơi vận động tài trợ của các doanh nghiệp để treo các băng rôn, pa nô, áp phích tuyên truyền các chính sách, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương có kèm theo quảng cáo của đơn vị tài trợ, thiếu trang trọng, gây phản cảm. Cử tri đề nghị Nhà nước cần quan tâm chấn chỉnh để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Trả lời : (Tại Công văn số 437/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Tại khoản 3 Điều 27 Luật Quảng cáo quy định: “Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn”.
Như vậy, hoạt động quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện nay đã được quy định cụ thể về nội dung, hình thức tại Luật Quảng cáo. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, hoạt động này còn đảm bảo nội dung quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo về các nội dung bị cấm quảng cáo, đặc biệt là quy định: “Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam” (khoản 3); “Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước” (khoản 5).
Tuy nhiên, trên một số bảng quảng cáo, băng-rôn tuyên truyền các chính sách, các sự kiện quan trọng của đất nước, của các địa phương có kèm theo quảng cáo của các đơn vị tài trợ chưa đảm bảo trang trọng và gây phản cảm là do sự kiểm soát chưa chặt chẽ của các Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thực hiện quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Đề nghị các địa phương trong quá trình kiểm duyệt nội dung quảng cáo trên các bảng quảng cáo, băng-rôn tuyên có nội dung tuyên truyền chính sách xã hội có kèm quảng cáo của đơn vị tài trợ, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về vị trí, tỷ lệ diện tích và nội dung quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã và đang chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong lĩnh vực này./.
6. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị : Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
Trả lời : (Tại Công văn số 438/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch./.
7. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị : Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
Trả lời : (Tại Công văn số 439/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch./.
8. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị :
1. Cử tri phản ánh: việc tổ chức lễ hội dịp đầu năm đã tôn vinh và bảo tồn nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa các lễ hội được tổ chức an toàn, tiết kiệm, có nhiều đổi mới so với năm trước một số nghi thức lễ hội có yếu tố bạo lực, phản cảm đã được chấn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng mất trật tự an toàn xã hội trong dịp tết và ở một số lễ hội. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng nêu trên.
2. Cử tri đề nghị có chính sách quan tâm tới việc nâng cấp di tích lịch sử Đình Triều Hội, hiện nay đã xuống cấp.
3. Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
4. Hiện nay việc quản lý mạng lưới thông tin quảng cáo, tiếp thị các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng còn nhiều bất cập, việc quảng cáo không theo đúng nội dung sản phẩm, không kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, người dân rất khó khăn trong việc đánh giá và sử dụng sản phẩm. Đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động này nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người dân.
Trả lời : (Tại Công văn số 440/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị khắc phục tình trạng mất trật tự an toàn xã hội trong dịp tết và ở một số lễ hội
Trong dịp Tết và ở một số lễ hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản sau:
- Công điện Hỏa tốc số 2239/CĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân 2017;
- Điện mật số 268/ĐM-TTg ngày 15/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS ngày 20/10/2016 chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao, du lịch cả nước tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, trong đó yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, kịp thời chấn chỉnh những vấn đề nổi cộm (chen lấn, tranh cướp lộc, các hành vi phản cảm trong lễ hội); Công văn số 5388/BVHTTDL-VHCS ngày 28/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lễ hội đầu Xuân năm 2017. Thông báo số 282/TB-BVHTTDL ngày 23/01/2017 về kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
Cùng với đó, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập 04 Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội trước tết năm 2017 tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 25 điểm di tích diễn ra lễ hội. Đoàn đã kiểm tra thực tế và làm việc với các Ban Quản lý Di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao về công tác quản lý và chuẩn bị tổ chức lễ hội; công tác triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh tại nơi thờ tự, lễ hội.
Qua kiểm tra thực tế, báo cáo của các địa phương và theo ghi nhận của cơ quan báo chí, hầu hết các lễ hội được thực hiện nghiêm túc, công tác tuyên truyền, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được đảm bảo. Các lễ hội có một số tập tục mang yếu tố bạo lực thời gian trước, không phù hợp với xu thế thời đại đã có sự chuyển biến rõ rệt: Lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ hai không tổ chức chém lợn công khai giữa sân đình. Hội Đả cầu, cướp phết ở Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn, không để xảy ra ẩu đả, đánh nhau.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Thông báo kết luận số 282/TB-BVHTTDL ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, trong đó tập trung vào một số nội dung sau: Khuyến nghị nhân dân không công đức bằng hiện vật vào di tích; Chủ động có giải pháp không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt nhằm trục lợi, hầu đồng phán truyền tại di tích và lễ hội, đặc biệt năm nay là năm đầu tiên Thực hành Tín ngưỡng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Tham mưu các cấp chính quyền xử lý sai phạm, đặc biệt là việc tổ chức không phép các lễ hội có yếu tố bạo lực trên địa bàn.
2. Về đề nghị quan tâm, nâng cấp di tích lịch sử Đình Triều Hội đã xuống cấp
Ngày 21/7/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 2503/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Hà Nam về việc thỏa thuận chủ trương lập dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích cách mạng Bồ Đề (đình Triều Hội) và đề nghị UBND tỉnh Hà Nam có phương án huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và bố trí thêm kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án. Vì vậy, UBND tỉnh Hà Nam cần khẩn trương chỉ đạo cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện hồ sơ dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích nói trên trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trước khi phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Về đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý hoạt động du lịch “chui”
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch.
4. Về đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động mạng lưới thông tin quảng cáo, tiếp thị các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng
Theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quảng cáo thì việc quảng cáo cho các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng phải đảm bảo các điều kiện quảng cáo, như: Quảng cáo thuốc phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt; quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu. Bên cạnh đó, tại Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quảng cáo đã quy định cụ thể nội dung bắt buộc phải thể hiện trên phương tiện quảng cáo đối với các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, tổ chức, cá nhân còn phải xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
Các quy định pháp luật về quảng cáo đã quy định rõ ràng về điều kiện thực hiện quảng cáo, nội dung, hình thức quảng cáo đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng. Trong quá trình triển khai công tác quản lý nhà nước về quảng cáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra hoạt động quảng cáo trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành và kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn tại các Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành. Kết quả cho thấy hầu hết việc thực hiện quảng cáo trên các phương tiện đều có giấy tờ chứng minh điều kiện quảng cáo; Nội dung quảng cáo có đầy đủ thông tin theo đúng quy định pháp luật.
Do vậy, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng không nằm ở giai đoạn thực hiện quảng cáo mà nằm ở quá trình quản lý sản xuất và lưu thông sản phẩm. Để đáp ứng được điều đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị:
- Bộ Y tế kiểm tra chặt chẽ quá trình tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, đảm bảo tính chính xác của các giấy tờ chứng minh điều kiện quảng cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Luật Quảng cáo.
- Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường đảm bảo chất lượng như nội dung quảng cáo.
Về phần trách nhiệm quản lý được phân công, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quảng cáo, cụ thể: tiếp tục tiến hành công tác theo dõi các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành, đồng thời triển khai đợt kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kịp thời nhắc nhở hoặc xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, đặc biệt đối với hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng./.
9. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị :
1. Hiện nay, tình trạng kinh doanh dàn karaoke di động có hệ thống loa âm thanh công suất lớn, gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, cử tri đề nghị ngành chức năng có quy định hướng dẫn xử lý tình trạng này.
2. Cử tri kiến nghị xem xét, chấn chỉnh việc xây dựng tượng đài, công trình văn hóa đồ sộ, nhiều nghìn tỷ đồng, tổ chức lễ hội quá nhiều gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước và tiền của nhân dân.
3. Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
Trả lời : (Tại Công văn số 441/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị có quy định hướng dẫn xử lý tình trạng kinh doanh dàn karaoke di động có hệ thống loa âm thanh công suất lớn, gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân
- Căn cứ các quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch không cấp giấy phép hoạt động đối với các loại hình karaoke di động có hệ thống loa âm thanh công suất lớn. Hoạt động nêu trên gây tiếng ồn, làm mất trật tự, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân tại địa phương... khi vi phạm sẽ xử lý theo các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
- Đối với việc “Có quy định hướng dẫn xử lý vi phạm”. Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính quy định chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Các hoạt động nêu trên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, do vậy đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao, tham mưu xây dựng quy chế phối hợp liên ngành tại địa phương để xử lý các vi phạm đối với các loại hình nêu trên.
2. Về đề nghị xem xét, chấn chỉnh việc xây dựng tượng đài, công trình văn hóa đồ sộ, nhiều nghìn tỷ đồng, tổ chức lễ hội quá nhiều gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước và tiền của nhân dân
- Về xây dựng tượng đài, công trình văn hóa: Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động Mỹ thuật đã được ban hành, quy định và hướng dẫn quản lý xây dựng các công trình tượng đài trong cả nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình tượng đài. Công tác quản lý nhà nước các công trình tượng đài có quy trình quản lý và cấp giấy phép chặt chẽ, theo thẩm quyền rõ ràng. Quy hoạch tượng đài đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số địa phương xây dựng để hạn chế số lượng công trình, xây dựng phải đúng mục đích, nội dung và kinh phí phù hợp. Cho đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa nhận được báo cáo nào có thông tin xây dựng tượng đài “nhiều nghìn tỷ đồng” là thông tin không chính xác.
- Về chấn chỉnh việc tổ chức lễ hội quá nhiều: Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Trong đó đã quy định trừ các ngày lễ, ngày kỷ niệm như: Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng Giêng âm lịch), Ngày thành lập Đảng (03/02), Ngày thống nhất đất nước (30/4), Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5), Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (02/9) tổ chức theo nghi lễ cấp quốc gia thì lễ hội ở quy mô quốc gia chỉ còn Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và chỉ được tổ chức vào năm tròn, năm chẵn. Việc ban hành Nghị định đã giảm thiểu tối đa tần suất, quy mô và cấp độ các ngày lễ, kỷ niệm và phù hợp với xu thế hội nhập.
Ngày 05/02/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nội dung công điện yêu cầu: “Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội, ngày hội phải chịu trách nhiệm về kế hoạch, chương trình, nội dung, quy mô, tần suất, thời gian tổ chức; bảo đảm việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của từng địa phương”.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý lễ hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 quy định về tổ chức lễ hội có quy định về giảm tần xuất tổ chức lễ hội. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phân cấp quản lý hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn; quyết định quy mô, thời gian và tần xuất tổ chức, khách mời tham dự lễ hội bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp chịu trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương.
3. Về đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý hoạt động du lịch “chui”
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch./.
10. Cử tri tỉnh thành phố Hà Nội:
1. Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
2. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa trên địa bàn huyện Đông Anh
Trả lời : (Tại Công văn số 442/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý hoạt động du lịch “chui”
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch.
2. Về đề nghị phê duyệt quy hoạch, bảo tồn, phát huy khu di tích thành Cổ Loa
Ngày 03/7/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1004/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000).
Thực hiện Quy hoạch, thành phố Hà Nội đang triển khai dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu vực lõi thành Cổ Loa theo danh mục các công trình trọng điểm của thành phố trong kế hoạch trung hạn 2016-2020. Ngày 21/10/2016 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 4254/BVHTTDL-DSVH góp ý báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nói trên. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt để triển khai./.
11. Cử tri tỉnh thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị :
1. Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tổ chức cá nhân, hướng dẫn viên du lịch “chui” gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là người Trung Quốc hoạt động không có giấy phép, cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về văn hóa Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian gần đây.
2. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch quan tâm ban hành những quy định cụ thể về ý thức văn minh lịch sự tại các nơi tôn nghiêm, trang trọng như: đền, chùa, nhà thờ...; đồng thời, có các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm.
3. Cử tri phản ảnh công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch trong nước hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho khách, địa điểm nghỉ, tình trạng nâng giá phòng nghỉ, đồ ăn uống vẫn còn xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch. Đề nghị các Bộ, ngành liên quan cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển du lịch, có các giải pháp hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
4. Cử tri đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc phong tặng nghệ danh cho các nghệ nhân nhằm kịp thời tôn vinh các nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
5. Hiện nay việc quản lý mạng lưới thông tin quảng cáo, tiếp thị các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng còn nhiều bất cập, việc quảng cáo không theo đúng nội dung sản phẩm, không kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, người dân rất khó khăn trong việc đánh giá và sử dụng sản phẩm. Đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động này nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người dân.
Trả lời : (Tại Công văn số 443/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý hoạt động du lịch “chui”
Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương là điểm đến tập trung nhiều khách du lịch quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiện tượng cá nhân người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch, không có giấy phép lao động, núp bóng hướng dẫn viên người Việt Nam đi hướng dẫn cho khách du lịch gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp, chỉ đạo tại các Công văn số 2583/BVHTTDL-TCDL ngày 06/7/2016; Công văn số 3142/BVHTTDL-TTr ngày 12/8/2016 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi các địa phương tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch và tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Việt Nam phát triển. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trực tiếp tổ chức buổi làm việc với UBND và các cơ quan chuyên môn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng để thống nhất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các vi phạm trong hoạt động du lịch.
Kết quả thanh tra, kiểm tra ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tước Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của 03 đơn vị với lí do để cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh lữ hành; đề nghị cơ quan công an xem xét trục xuất, hạn chế nhập cảnh đối với 66 trường hợp người Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động du lịch trái phép; chuyển cơ quan công an xử phạt theo thẩm quyền 22 người nước ngoài vi phạm do tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lao động, đi hoạt động hướng dẫn du lịch (gồm 14 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước về du lịch tại các cấp; quản lý tốt tại các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch.
2. Về đề nghị ban hành quy định cụ thể về ý thức văn minh lịch sự tại các nơi tôn nghiêm và chế tài đối với các hành vi vi phạm
Tại Điều 8 Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định: Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, có trách nhiệm thực hiện các quy định về nếp sống văn minh và các quy định sau: Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban Tổ chức lễ hội; Tiền công đức, tiền lễ, tiền giọt dầu đặt đúng nơi quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích; Không ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ, cài tiền lên tay tượng, tay phật và thực hiện các hành vi phản cảm khác. Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội; Không nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội. Bảo đảm trật tự, an ninh khi tham dự lễ hội. Thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. Thắp hương, đốt vàng mã theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích. Không đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội; Thực hiện nghiêm Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội có quy định về phân cấp quản lý trên địa bàn. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phân cấp quản lý hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn; Quyết định quy mô, thời gian và tần xuất tổ chức, khách mời tham dự lễ hội bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Trực tiếp chịu trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quảng cáo cho phù hợp với thực tế trong đó có quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn hóa.
Trong năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành Bộ tiêu chí ứng xử phù hợp của cộng đồng với lễ hội, phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam.
3. Về đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển du lịch
Trước kỳ nghỉ lễ, tết có đông khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều có công văn chỉ đạo tăng cường công tác quản lý du lịch, giảm thiểu các tiêu cực trong hoạt động du lịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của cả Thanh tra Bộ và Thanh tra các địa phương.
Trong những năm qua, ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong Nghị quyết, Bộ Chính trị cũng đề ra 08 giải pháp then chốt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch, cụ thể như sau: đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện hệ thống luật pháp, có cơ chế chính sách phù hợp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; triển khai tổ chức các Hội nghị quán triệt Nghị quyết tới các đơn vị thuộc Bộ và tại các địa phương.
4. Về đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc phong tặng nghệ danh cho các nghệ nhân
Công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng được Quốc hội thông qua năm 2013, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng được Quốc hội thông qua năm 2013 quy định việc tổ chức xét tặng được thực hiện 03 năm/01 lần. Năm 2015 là lần xét tặng Thứ nhất và đã xét tặng được 617 Nghệ nhân ưu tú. Đợt xét tặng lần Thứ hai sẽ được tổ chức vào năm 2018. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thành xây dựng và triển khai Kế hoạch xét tặng, hỗ trợ các cá nhân hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xét tặng trong năm 2018.
5. Về đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động mạng lưới thông tin quảng cáo, tiếp thị các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng
Theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quảng cáo thì việc quảng cáo cho các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như các loại máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng phải đảm bảo các điều kiện quảng cáo, như: Quảng cáo thuốc phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt; quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu. Bên cạnh đó, tại Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quảng cáo đã quy định cụ thể nội dung bắt buộc phải thể hiện trên phương tiện quảng cáo đối với các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, tổ chức, cá nhân còn phải xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
Các quy định pháp luật về quảng cáo đã quy định rõ ràng về điều kiện thực hiện quảng cáo, nội dung, hình thức quảng cáo đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như máy móc, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng. Trong quá trình triển khai công tác quản lý nhà nước về quảng cáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra hoạt động quảng cáo trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành và kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn tại các Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành. Kết quả cho thấy hầu hết việc thực hiện quảng cáo trên các phương tiện đều có giấy tờ chứng minh điều kiện quảng cáo; Nội dung quảng cáo có đầy đủ thông tin theo đúng quy định pháp luật.
Do vậy, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng không nằm ở giai đoạn thực hiện quảng cáo mà nằm ở quá trình quản lý sản xuất và lưu thông sản phẩm. Để đáp ứng được điều đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị:
- Bộ Y tế kiểm tra chặt chẽ quá trình tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, đảm bảo tính chính xác của các giấy tờ chứng minh điều kiện quảng cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Luật Quảng cáo.
- Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường đảm bảo chất lượng như nội dung quảng cáo.
Về phần trách nhiệm quản lý được phân công, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quảng cáo, cụ thể: tiếp tục tiến hành công tác theo dõi các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành, đồng thời triển khai đợt kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kịp thời nhắc nhở hoặc xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, đặc biệt đối với hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng./.
12. Cử tri tỉnhBình Phước kiến nghị : Trong những năm trước đây, Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ khá hiệu quả cho các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn (trong đó có tỉnh Bình Phước) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của các địa phương. Tuy nhiên, đến nay Chương trình này đã kết thúc, trong khi các địa phương vẫn còn rất nhiều các di sản văn hóa có giá trị đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc đang cần được bảo tồn để tránh bị mai một. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục trình Chính phủ và Quốc hội xem xét việc phân bổ Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa hàng năm cho các địa phương để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Trả lời : (Tại Công văn số 444/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước về đánh giá hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 đã hỗ trợ các địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó đặc biệt ưu tiên bố trí vốn đối với tỉnh Bình Phước về bảo tồn di tích cấp quốc gia như Di tích Mộ đồng bào An Lộc, sân bay Lộc Ninh, bảo tồn Sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, bảo tồn lễ hội truyền thống.
Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 đã kết thúc. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020. Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã có Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với các chương trình mục tiêu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì chương trình sẽ xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương./.
13. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị ban hành Nghị định quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở hỗ trợ công về phòng, chống bạo lực gia đình; giúp cho các địa phương có cơ sở thành lập Trung tâm dịch vụ hỗ trợ công về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trả lời : (Tại Công văn số 445/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Việc thành lập cơ sở hỗ trợ trong đó bao gồm cả cơ sở hỗ trợ công lập và cơ sở ngoài công lập về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
- Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình được Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nghị định số 08/2009/NĐ-CP). Theo đó, ngày 16/3/2010, Bộ trưởng Bộ hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
- Xét thấy, việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư hướng dẫn đến nay vẫn chưa có cơ sở hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập theo quy định nêu trên. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét đánh giá những văn bản này để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu xét thấy cần thiết phải sửa đổi hoặc ban hành văn bản mới để thực thi tốt nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu để ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành./.
14. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị : Cử tri đề nghị hạn chế tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người đẹp và tăng cường kiểm duyệt các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên truyền hình, vì có một số chương trình, tiết mục trang phục, phong cách biểu diễn của các nghệ sĩ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Trả lời : (Tại Công văn số 446/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
- Về đề nghị hạn chế tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người đẹp
Theo quy định tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, mỗi năm chỉ tổ chức tối đa 02 cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, 03 cuộc thi Hoa khôi cấp vùng, ngành nghề, đoàn thể và 01 cuộc thi cấp tỉnh/thành.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổng kết hoạt động tổ chức các cuộc thi Hoa hậu, người đẹp, mỗi năm trên toàn quốc chỉ diễn ra từ 01 đến 02 cuộc thi Hoa hậu và một số cuộc thi Hoa khôi, người đẹp. Các cuộc thi được cấp phép theo quy định đều được tổ chức tại các tỉnh/thành có nhiều danh lam thắng cảnh, có dịch vụ du lịch phát triển như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc - Kiên Giang... và các hoạt động này đều được tổ chức, quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động tổ chức các cuộc thi này góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế; góp phần thúc đẩy, phát triển du lịch và quảng bá những nét văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tới thế giới.
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để tổ chức các cuộc thi sắc đẹp theo đúng quy định của pháp luật.
- Về tăng cường kiểm duyệt các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên truyền hình
Trong những năm gần đây, với cơ chế liên kết, xã hội hóa, các tổ chức phát sóng giao cho doanh nghiệp tư nhân sản xuất nội dung, vì vậy còn xảy ra một số sai phạm gây dư luận trái chiều trong công chúng, khán giả từ các chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền của nước ngoài.
Các tổ chức phát thanh, truyền hình ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, còn phải chịu trách nhiệm và thực hiện theo quy định của Luật Báo chí.
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức phát sóng hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và yêu cầu quản lý chặt chẽ nội dung các chương trình nghệ thuật phát sóng trên truyền hình theo đúng quy định của pháp luật và chấn chỉnh nghiêm khắc sai phạm.
Hiện nay, Bộ đã hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, quy định theo hướng tăng nặng chế tài xử phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động, tước, thu hồi giấy phép hoạt động có thời hạn đối với nghệ sĩ biểu diễn. Nội dung sửa đổi này sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng./.
14. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị:
1. Cử tri đề nghị Nhà nước tăng cường hỗ trợ kinh phí đầu tư đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch các cấp, đặc biệt là tăng mức đầu tư kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hoá, thể thao cấp cơ sở.
2. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản hướng dẫn các vấn đề sau:
2.1. Chế độ cho người phụ trách tại các thiết chế ở cơ sở: người trông coi di tích, người phụ trách Nhà văn hóa thôn, KDC, Nhà truyền thống; hướng dẫn viên thể dục thể thao; chế độ đối với các nghệ nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể...
2.2. Cơ chế chính sách tài chính, chính sách đầu tư cho các hoạt động xã hội hoá lĩnh vực VHTTDL đặc biệt là xây dựng các công trình văn hóa, thể thao nhằm huy động, thu hút được mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia.
2.3. Chính sách giải quyết chế độ, giải quyết việc làm cho VĐV thể thao thi đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc sau khi giải nghệ.
3. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL và các Bộ ngành có liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ đầu tư để triển khai Quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010; Hỗ trợ để xây dựng phát triển khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành một trong 20 khu du lịch quốc gia.
4. Cử tri phản ánh Đảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được xếp hạng di tích lịch sử danh thắng Quốc gia, hiện nay đã bị sạt lở ảnh hưởng đến nơi trú ngụ của cò, vạc và cảnh quan khu di tích danh thắng, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp.
5. Cử tri đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống (ca trù, chèo, múa rối nước...) xây dựng thành sản phẩm du lịch. Tạo điều kiện (hỗ trợ về kinh phí) để du lịch Hải Dương được tham gia các chương trình hội chợ tại một số nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới trong chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch
Trả lời : (Tại Công văn số 447/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị tăng cường hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các thiết chế văn hoá, thể thao cấp cơ sở
Trong giai đoạn 2012-2015, thông qua dự án tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao tại địa phương. Để tiếp tục hỗ trợ các địa phương cơ sở vật chất văn hóa, trang thiết bị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên nguồn kinh phí bố trí cho việc tăng cường hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã được bố trí lồng ghép trong các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
2. Về đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn
2.1. Về chế độ cho người phụ trách tại các thiết chế ở cơ sở:
- Người trông coi di tích
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền bảo đảm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ vào thực trạng quản lý di tích cũng như việc sử dụng ngân sách tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành trình Hội đồng nhân dân tỉnh/thành thông qua Nghị quyết về việc thu chi ngân sách tại các di tích trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, nhiều địa phương đã ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, trong đó có quy định về quản lý và sử dụng nguồn thu của di tích để trang trải các chi phí: điện nước, hương đèn, bảo vệ, trông coi, bảo quản, tu bổ di tích và các hoạt động liên quan theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng mục đích. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc… đã ban hành Quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã được xếp hạng (căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân).
Trong những năm tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp, bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa nội dung Quy định về mức hỗ trợ kinh phí đối với người trực tiếp trông coi di tích vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.
- Người phụ trách Nhà văn hóa thôn, KDC, Nhà truyền thống:
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2015 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hoá, thể thao ở nông thôn”, trong nội dung Đề án có đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp kinh phí duy trì các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thiết chế văn hóa, thể thao, cụ thể:
Tại Mục c phần 6.2 của Đề án, phần dành cho Chủ nhiệm Nhà văn hóa-khu thể thao thôn có đề nghị trình để đối tượng này được hưởng hệ số 0,3 mức lương cơ sở/tháng.
- Chế độ cho hướng dẫn viên Thể dục thể thao:
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao quy định các đối tượng là hướng dẫn viên, cộng tác viên thể thao được trả thù lao khi thực hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức, hướng dẫn mọi người tập luyện thể dục, biểu diễn, thi đấu thể thao và tham gia hoạt động phát triển phong trào thể dục, thể thao ở cơ sở từ nguồn ngân sách. Tùy thuộc vào nguồn ngân sách của các địa phương. Hàng năm, Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên của các địa phương trên toàn quốc.
Về chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, trong thời gian từ năm 1998 đến 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định về chế độ tiền công, dinh dưỡng, tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên được tập trung tập huấn và thi đấu (Quyết định số 49/1998/QĐ-TTg ngày 28/02/1998, Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006; Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao; Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26/5/2008 về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao và Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc). Tương ứng với mỗi thời điểm, chế độ tiền công, dinh dưỡng, khen thưởng của vận động viên, huấn luyện viên được điều chỉnh tăng để phù hợp với mức biến động của tiền lương cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, do chỉ số giá sinh hoạt giai đoạn 2011-2015 tăng hàng năm; tiền lương tối thiểu vùng liên tục được điều chỉnh, nên mức tiền công trả cho huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Để kịp thời điều chỉnh mức tiền công ngang bằng với mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm hiện tại làm cơ sở thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bồi thường, trợ cấp khi bị tai nạn hoặc chết trong khi tập luyện, thi đấu, trợ cấp một lần khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên theo quy định tại các Quyết định nêu trên; căn cứ Công văn số 5616/VPCP-KTTH ngày 07/7/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011, trên cơ ở đó thống nhất đề xuất sửa đổi chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên phù hợp với quy định hiện hành. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg, để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2017.
Ngoài ra, liên quan đến các chế độ chính sách đối với vận động viên trong độ tuổi thanh niên đạt thành tích xuất sắc, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “Chính sách đối với thanh niên là vận động viên thể thao xuất sắc” nhằm mục tiêu rà soát, ban hành mới và sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù đối với vận động viên xuất sắc trong độ tuổi thanh niên nhằm chăm lo và tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng với thành tích, cống hiến của vận động viên; đảm bảo cho vận động viên yên tâm tập luyện, thi đấu, tiếp tục đạt thành tích xuất sắc. Nội dung Đề án đề cập đến 06 nhóm chính sách, đó là: Chính sách phát hiện, tuyển chọn tài năng thể thao; Chính sách thu nhập đối với vận động viên xuất sắc; Chính sách đầu tư trọng điểm đối với vận động viên xuất sắc; Chính sách đào tạo, hướng nghiệp đối với vận động viên xuất sắc; Chính sách chăm sóc sức khỏe, chữa trị chấn thương; Chính sách trợ cấp tai nạn, thương tật đối với vận động viên xuất sắc; Chính sách tôn vinh, khen thưởng đối với vận động viên xuất sắc. Đề án đã trình Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
- Đối với các nghệ nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể:
Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng được Quốc hội thông qua năm 2013, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Chế độ đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được thực hiện theo quy định của Luật thi đua khen thưởng và Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình triển khai thực hiện 02 Nghị định nêu trên, tại đợt xét tặng lần thứ nhất năm 2015, đã có 617 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và có 07 Nghệ nhân ưu tú thuộc đối tượng có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ theo quy định
2.2. Về đề nghị ban hành chính sách đầu tư thu hút nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia xã hội hoá lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
Để hoàn thiện hệ thống các công trình văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đặc biệt các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, từng bước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình văn hóa có chất lượng cao, hiện đại, tầm cỡ khu vực ở các thành phố, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước, ngày 09/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 88/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (Nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn hóa nghệ thuật). Theo đó, để thực hiện các dự án Đề án đã nêu một số giải pháp nhằm huy động, thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia như:
a) Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
+ Ngân sách Trung ương cấp vốn đầu tư nâng cấp và xây mới các công trình có quy mô lớn tầm cỡ quốc gia tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số công trình có quy mô phù hợp tại các trung tâm vùng như: Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên…; hỗ trợ một phần cho các địa phương tại các địa bàn đặc biệt khó khăn; đầu tư cho các công trình văn hóa nghệ thuật phục vụ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
+ Ngân sách địa phương đầu tư các công trình văn hóa thuộc địa phương quản lý.
+ Ngân sách nhà nước sử dụng hỗ trợ để xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình văn hóa.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình văn hóa:
+ Tăng cường công tác xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập văn hóa.
+ Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế (trong nước và quốc tế) đầu tư vào các công trình văn hóa theo quy định pháp luật.
+ Thực hiện chính sách ưu đãi về đất, lãi suất, thuế để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các tổ hợp thương mại, dịch vụ có bố trí diện tích trong công trình để làm rạp hát, rạp chiếu phim, phòng trưng bày văn học, nghệ thuật.
b) Giải pháp về chính sách đất đai
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ưu tiên bố trí khu đất có vị trí thuận tiện và quy mô phù hợp với xây dựng các công trình văn hóa ngay từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại I, khi xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các đô thị mới hoặc di chuyển các công trình (như nhà máy công nghiệp, các khu gây ô nhiễm...) ra ngoại thành, cần ưu tiên bố trí các vị trí, diện tích phù hợp cho các công trình văn hóa.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách chung của Nhà nước cần cụ thể hóa các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất nhằm khuyến khích xã hội hóa đầu tư cải tạo, xây dựng mới các công trình văn hóa theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
c) Giải pháp về cơ chế chính sách
- Cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư và tạo nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở văn hóa:
+ Thực hiện ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường để khuyến khích đầu tư và tạo nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở văn hóa.
+ Được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định pháp luật hiện hành.
+ Đối với các công trình văn hóa ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và các chương trình mục tiêu, Nhà nước hỗ trợ về giá cung cấp dịch vụ.
- Cơ chế, chính sách huy động vốn:
+ Áp dụng các hình thức huy động vốn xã hội hoá từ các thành phần kinh tế, các nguồn tài trợ hợp pháp khác, cổ phần hóa để huy động, khuyến khích người dân đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình văn hoá.
+ Có cơ chế, khuyến khích người dân, doanh nghiệp xây dựng các công trình văn hoá của doanh nghiệp.
2.3. Về việc giải quyết chế độ, việc làm cho vận động viên thể thao thi đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc sau khi giải nghệ
Căn cứ Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ, các vận động viên trong thời gian tập huấn và thi đấu được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho vận động viên còn nhiều bất cập, do mức tiền công quá thấp dẫn tới việc đóng bảo hiểm cho vận động viên còn khó khăn, nhiều địa phương chưa thực hiện. Vì vậy, sau khi giải nghệ nhiều vận động viên không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo các cơ sở huấn luyện đóng bảo hiểm xã hội cho các vận động viên theo quy định.
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các vận động viên xuất sắc còn được hưởng chính sách ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng thể dục thể thao và được hưởng ưu đãi, miễn giảm học phí trong quá trình học tập, đồng thời nhiều vận động viên xuất sắc được đào tạo trở thành huấn luyện viên. Bên cạnh việc thực thi các chính sách chung của nhà nước, một số địa phương đã ban hành chính sách đặc thù nhằm động viên, khuyến khích các vận động viên thể thao xuất sắc. Các chính sách của địa phương linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đối tượng trực tiếp thụ hưởng chính sách như cho thuê hoặc mua nhà chung cư với giá ưu đãi; ưu tiên xét tuyển vận động viên xuất sắc trở thành viên chức công tác tại các cơ sở huấn luyện thể thao và quản lý công trình thể thao.
3. Về đề nghị đầu tư để triển khai Quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thực hiện Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử-văn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, theo đó, trong giai đoạn 2011-2015 Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ khoảng 6 tỷ đồng để tu bổ tôn tạo di tích đền Kiếp Bạc. Để tiếp tục hỗ trợ các dự án tu bổ tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ.
4. Về đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp di tích lịch sử danh thắng quốc gia Đảo Cò
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí sự nghiệp để tu bổ, tôn tạo di tích thông qua Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa, trên cơ sở đề xuất trong kế hoạch hàng năm của tỉnh Hải Dương; đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cần nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích bằng ngân sách của địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích.
5. Về đề nghị đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch từ các làng nghề, loại hình nghệ thuật dân gian
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016-2020. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ VHTTDL sẽ triển khai thực hiện các nội dung được phân công. Việc hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thành sản phẩm du lịch đã và đang được phối hợp triển khai trong các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch.
Về đề nghị tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí quảng bá, xúc tiến du lịch
Hàng năm, Kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và đăng tải trên website, đồng thời gửi các địa phương để chủ động trong việc xây dựng chương trình riêng và tham gia chương trình chung (có công văn mời tham gia của Tổng cục Du lịch). Về việc tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế ở nước ngoài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể bổ trí quầy thông tin, địa phương chi trả kinh phí cho cán bộ được cử đi công tác. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn sẵn sàng tiếp nhận các video clip, ấn vật phẩm của các địa phương để lồng ghép thành các tư liệu quảng bá, xúc tiến chung cho du lịch Việt Nam. Năm 2013, nhằm bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với JICA tổ chức khôi phục và bảo tồn nghệ thuật múa rối nước tại xã Hồng Phong, Ninh Giang, Hải Dương./.
15. Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị:
1. Theo quy định xếp hạng tại Thông tư số 67/2006/TT-BVHTT ngày 10/8/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin thì việc xếp hạng thư viện chủ yếu là căn cứ vào cấp hành chính để xếp hạng (Thư viện Quốc gia hạng I; Thư viện Hà Nội, Thư viện thành phố Hồ Chí Minh hạng II, Thư viện các tỉnh/thành phố còn lại là hạng III...). Cử tri cho rằng, Thông tư đã đánh đồng các thư viện cấp tỉnh trong toàn quốc với nhau mà không xét theo tiêu chuẩn về diện tích, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu sách, báo, chất lượng kho sách, chất lượng phục vụ bạn đọc và điều kiện thực tế của từng địa phương... Mặt khác, đều là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng hạng của các đơn vị lại khác nhau: Thư viện xếp hạng III, trong khi các đơn vị còn lại như Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng, Đoàn Ca Múa nhạc lại được xếp hạng II...
2. Luật Viên chức đã triển khai được 3 năm, nhưng đến nay việc nâng ngạch viên chức nói chung và ngành thư viện nói riêng vẫn chưa được thực hiện, do chưa có văn bản hướng dẫn. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV, thì những cán bộ, viên chức được đào tạo về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thì mới được xếp vào ngạch thư viện viên và thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đơn vị nào sẽ xét thăng hạng đối với kỹ sư công nghệ thông tin, cử nhân kế toán, chuyên viên hành chính, văn thư lưu trữ… làm việc tại các thư viện. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn nội dung này.
3. Cử tri đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch khu di tích đặc biệt cấp quốc gia đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; đồng thời, tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách để phát huy giá trị di tích lịch sử các di sản văn hóa nói chung, Khu di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo) nói riêng.
Trả lời : (Tại Công văn số 448/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về việc xếp hạng Thư viện
Hiện nay trong mạng lưới thư viện của cả nước, mới có thư viện công cộng được phân loại và xếp hạng theo Thông tư số 67/2006/TT-BVHTT ngày 10/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động văn hóa-thông tin (sau đây gọi là Thông tư số 67).
Về phân loại: trừ Bảo tàng, Ban Quản lý di tích được phân hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Trung tâm Điện ảnh băng hình trực thuộc Sở Văn hóa-Thông tin chỉ có 01 hạng; các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập khác trong Thông tư số 67, Thư viện công cộng (khoản 4 mục II), các đoàn nghệ thuật biểu diễn (khoản 5 mục II), Trung tâm Văn hóa-Thông tin (khoản 7 mục II) đều được phân loại theo tiêu chí hành chính, theo đó tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được xếp hạng “trên” so với các tỉnh/thành khác.
Về phân hạng: theo Điều 11 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công lập (sau đây gọi là Quyết định số 181), Thư viện và Trung tâm Văn hóa-Thông tin đều có 04 hạng. Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng lĩnh vực, nên khi xếp hạng các thiết chế cùng cấp đưa vào các hạng khác nhau. Đối với lĩnh vực thư viện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh thư viện (năm 2000) hệ thống thư viện công cộng ngoài Thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập, còn có Thư viện Quốc gia Việt Nam được xếp hạng I. Vì vậy, các thư viện do UBND các cấp thành lập bị xếp “thấp hơn” 01 hạng so với Trung tâm Văn hóa-Thông tin hay Trung tâm Điện ảnh Băng hình. Tuy nhiên, phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của các đơn vị chênh không đáng kể. Ví dụ: cùng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, phụ cấp của Giám đốc Thư viện tỉnh là 0,65 (hạng III) cao hơn Giám đốc Ban Quản lý di tích hay Trung tâm Văn hóa-Thông tin hoặc Trung tâm Điện ảnh băng hình là 0,6 (Hạng II). Như vậy, về tên gọi đều là hạng I, hạng II, hạng III hay hạng IV, nhưng nội dung (tiêu chí, phụ cấp…) là khác nhau nên dẫn tới hiểu lầm là “cao” hay “thấp” hơn.
Sự khác biệt lớn nhất hiện này là việc xếp hạng các thiết chế này với việc xếp hạng đối với bảo tàng-theo các tiêu chí được quy định trong Luật di sản văn hóa, (bảo tàng tỉnh có thể được xếp hạng II, phụ cấp của Giám đốc là 0,8) và sự đầu tư của tỉnh đối với các thiết chế (căn cứ vào tên gọi của hạng) là khác nhau.
Trong thời gian qua, các bất cập về tiêu chí phân loại và xếp hạng thư viện tại Thông tư số 67 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, tổng hợp và đề xuất Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung việc phân loại và xếp hạng trong lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch cho phù hợp với thực tế hiện nay (Công văn số 33547/BVHTTDL-TCCB ngày 28/8/2015).
Bên cạnh đó, ngay từ năm 2012, trong dự thảo Luật Thư viện đã bổ sung, chính sửa theo đó phạm vi xếp hạng được áp dụng đối với tất các cả loại thư viện (không chỉ áp dụng đối với thư viện cộng cộng) trên một số tiêu chuẩn cụ thể như: mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân lực, phạm vi phục vụ, chất lượng vốn tài liệu thư viện, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả sử dụng các thông tin thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của thư viện… Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan hiện nay Luật Thư viện chưa được thông qua.
Vì vậy, tuy có trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, nhưng hiện nay việc xây dựng Thông tư hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp công lập hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (thay thế Thông tư số 67) vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005.
2. Về đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn:
a) Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Ngay sau khi Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện được ban hành, căn cứ Công văn số 6164/BNV-ĐT ngày 27/12/2016 của Bộ Nội vụ về việc thống nhất chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định số 4590, 4591, 4592/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2016 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Thư viện viên hạng II, III, IV.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục khẩn trương xây dựng tài liệu bồi dưỡng viên chức trên cơ sở chương trình bồi dưỡng đã ban hành.
b) Phân công nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng viên chức
Căn cứ Công văn số 5367/BNV-ĐT ngày 15/11/2016 của Bộ Nội vụ về việc thống nhất giao bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-BVHTTDL ngày 23/11/2016 về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó giao Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng Thư viện viên hạng II, III, IV.
Dự kiến trong Quý I/2017, sau khi nghiệm thu tài liệu bồi dưỡng Thư viện viên hạng II, III, IV, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho viên chức chuyên ngành Thư viện và xây dựng Kế hoạch, tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện.
c) Về thẩm quyền tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với kỹ sư công nghệ thông tin, cử nhân kế toán, chuyên viên hành chính, văn thư lưu trữ... làm việc tại các thư viện
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (từ Điều 29-31); Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, theo đó, đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức nêu trên sẽ do các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể: Kỹ sư công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ; Chuyên viên, Văn thư lưu trữ thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ... Sau khi nhận được thông báo thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thông báo đến các cơ quan, đơn vị và tổ chức sơ tuyển theo quy định, gửi danh sách thí sinh đủ điều kiện kèm hồ sơ liên quan tới các Bộ quản lý chuyên ngành để tổ chức thi/xét thăng hạng.
3. Về đề nghị phê duyệt quy hoạch, cơ chế, chính sách để phát huy giá trị di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngày 02/11/2016, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 9418/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam “Đồng ý chủ trương giao UBND thành phố Hải Phòng chủ trì lập Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”. Vì vậy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cần đẩy nhanh tiến độ lập Nhiệm vụ Quy hoạch và Đồ án Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời gian tới.
Trong quá trình lập quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cần chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất các phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích và các cơ chế chính sách thực hiện để các Bộ, ngành xem xét thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
16. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị :
1. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành tiêu chí, thủ tục, hồ sơ công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, khu du lịch sinh thái.
2. Để tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục miễn visa cho khách du lịch từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc với thời hạn là 05 năm, vì thời hạn miễn visa 01 năm hiện nay gây khó khăn cho việc bán tour du lịch đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Riêng đối với khách du lịch quốc tế đến trực tiếp Phú Quốc đã được miễn visa 30 ngày. Tuy nhiên, đường bay quốc tế trực tiếp đến Phú Quốc chưa nhiều, do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc, đề nghị Chính phủ cho phép khách du lịch được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế khác ở trong nước để rời khỏi Việt Nam. (Hiện tại nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Phú Quốc, khi về phải xuất cảnh tại Phú Quốc, không được xuất cảnh bất cứ cửa khẩu Quốc tế khác trong nước).
3. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành quy định về điều kiện hoạt động bãi tắm của các cơ sở lưu trú và các khu du lịch, điểm du lịch, bãi tắm công cộng, các hoạt động thể thao dưới nước (dù kéo, lặn biển, mô tô nước...).
4. Cử tri đề nghị bổ sung Khoản 3, Điều 6 Luật Du lịch như sau:“Nhà nước bố trí ngân sách: Quy hoạch tổng thể du lịch cấp tỉnh trở lên; quy hoạch cụ thể các điểm, khu du lịch cấp tỉnh trở lên (trường hợp giao cho nhà đầu tư khai thác thì sẽ thu hồi lại phần chi phí lập quy hoạch, nộp ngân sách)”. Nhằm đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các điểm, khu du lịch làm cơ sở cho việc công nhận và khai thác, phát triển khu, điểm du lịch. Vì việc bố trí ngân sách cho quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch giúp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương được chủ động hơn; đồng thời để các nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định đầu tư, dù sau đó họ vẫn phải hoàn trả lại ngân sách phần chi phí lập quy hoạch cụ thể. Hơn nữa, nếu được đưa vào Luật sẽ giúp ổn định công tác này trong thời gian dài, không bị ảnh hưởng từ các quy định của các ngành khác.
5. Cử tri đề nghị bổ sung Khoản 5, Điều 11 Luật Du lịch: quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền cấp huyện.
6. Tại Điều 23 Luật Du lịch quy định về điều kiện để công nhận là khu du lịch, cử tri đề nghị bổ sung quy định các điều kiện phù hợp với đặc điểm tình hình theo từng vùng lãnh thổ, cần ưu tiên tỉnh có biên giới, hải đảo nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch. Vì điều kiện theo quy định của Luật là quá cao, cần giảm tiêu chí về diện tích tối thiểu và khả năng đảm bảo phục vụ khách du lịch; nếu được sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn nhưng có tài nguyên du lịch.
7. Cử tri đề nghị sửa Khoản 3, Điều 31 Luật Du Lịch theo hướng quy định cụ thể hơn thu nhập từ du lịch đạt tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ để được công nhận Đô thị du lịch. Nhằm để có định mức cụ thể để lập kế hoạch phấn đấu và để xét công nhận.
8. Tại Điều 44 Luật Du lịch quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, cử tri đề nghị sửa đổi Khoản 1 như sau: “Có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa do cơ quan quản lý về du lịch cấp tỉnh cấp để quản lý hoạt động lữ hành nội địa được chặt chẽ hơn. Bổ sung Khoản 4: Có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ để đảm bảo chất lượng phục vụ du lịch”. Bổ sung Khoản 5 như sau:“Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ để đảm bảo quyền lợi của du khách khi xảy ra rủi ro”. Nhằm để quản lý hoạt động lữ hành nội địa chặt chẽ hơn và để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch tốt hơn.
9. Cử tri đề nghị bổ sung Điều 51 Luật Du lịch theo hướng trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư của công ty liên doanh lữ hành, địa phương được có ý kiến tham gia đánh giá dự án nhà đầu tư ngay từ đầu. Vì việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thuộc thẩm quyền của Tổng cục Du lịch, nên lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương trước khi cấp để đảm bảo chính xác, khả thi hơn.
10. Tại Điều 62, loại hình Nhà nghỉ du lịch vẫn còn gây ra tranh luận về mặt thuật ngữ (Nhà nghỉ du lịch hay Nhà nghỉ); vì vậy, cử tri đề nghị trong Luật Du lịch cần quy định rõ hơn (chỉ dùng từ Nhà nghỉ, còn nếu dùng từ Nhà nghỉ du lịch thì phải nói rõ thêm: gọi tắt là Nhà nghỉ), nhằm để tránh nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng Luật.
11. Cử tri đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 63 Luật Du lịch như sau:“Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thẩm định, xếp hạng 04 sao, 05 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 01 sao, 02 sao và hạng 03 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch”. Vì theo đà phát triển du lịch, các cơ sở tầm 3 sao hiện nay ở các tỉnh đã trở nên phổ biến, nên phân cấp cho cấp tỉnh để chủ động và kịp thời hơn; đồng thời để tỉnh xem xét việc ủy quyền cho cấp huyện đủ điều kiện được thẩm định công nhận hạng đạt tiêu chuẩn. Nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, thuận lợi trong quá trình quản lý tại địa phương. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động du lịch lữ hành; đồng thời tăng cường xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, thu hút khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam.
12. Cử tri đề nghị sửa đổi Điều 70 Luật Du lịch theo hướng sẽ cấp biển hiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung trên địa bàn, không nên chỉ giới hạn trong khu đô thị du lịch, điểm du lịch... vì thực tế hiện nay việc cấp biển hiệu không nằm trong các khu du lịch, điểm du lịch hoặc đô thị du lịch. Mặt khác, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu, điểm du lịch không nhiều; hiện nay nhiều địa phương chưa triển khai được việc công nhận khu, điểm du lịch.
13. Cử tri đề nghị khoản 5, Điều 80 Luật Du lịch bổ sung như sau:“Ngân sách đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch”, nhằm để tạo điều kiện cho cơ quan đơn vị thực hiện công tác xúc tiến của địa phương. Vì công tác xúc tiến quảng bá du lịch rất tốn kém, nhất là xúc tiến ở nước ngoài, nếu không có ngân sách hỗ trợ thì rất khó vận động doanh nghiệp tham gia.
14. Cử tri đề nghị khoản 5, Điều 81 Luật Du lịch bổ sung như sau:“Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh thành lập cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn của tỉnh”. Vì trong Luật quy định nhiệm vụ này thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, nhưng cần đưa thêm nhiệm vụ này cho địa phương để phối hợp thực hiện và có cơ sở để xin bố trí kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương.
15. Hiện nay, Luật về phí và lệ phí được ban hành, sắp có hiệu lực, cử tri đề nghị rà soát các cụm từ phí, lệ phí trong Luật Du lịch để điều chỉnh cho phù hợp. Vì trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến gần đây chưa chú ý đến việc này nên dùng từ phí và lệ phí còn rất tùy tiện.
16. Để nâng cao hiệu quả thi hành Luật Du lịch (sửa đổi), cử tri đề nghị cần nghiên cứu chọn những quy định trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Du lịch đã ban hành trước đây đã áp dụng tốt thì đưa luôn vào Luật để tránh phải chờ đợi các văn bản hướng dẫn dưới Luật. Ngoài ra, khi ban hành Luật Du lịch (sửa đổi), cần ban hành kịp thời các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để luật sớm đi vào cuộc sống.
Trả lời : (Tại Công văn số 431/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị ban hành tiêu chí, thủ tục, hồ sơ công nhận khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch, khu du lịch sinh thái
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang gấp rút phối hợp với các ban, ngành chức năng, cơ quan liên quan hoàn thiện Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi. Trong Dự thảo Luật (dự thảo lần 5) đã xây dựng các nội dung quy định liên quan về Khu Du lịch quốc gia, điểm du lịch, đô thị du lịch. Song song với việc tập trung xây dựng, trình Dự thảo Luật Du lịch, Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, khẩn trương xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn trong đó có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Du lịch sửa đổi, trong đó sẽ bao gồm các quy định chung về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận khu, điểm du lịch. Đồng thời liên quan đến công tác nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật ngành, ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, dịch vụ các khu, điểm du lịch. Dự kiến ngay trong năm 2017 sẽ thí điểm triển khai tại một số khu, điểm du lịch và có đánh giá, rút kinh nghiệm, tiến hành triển khai nhân rộng. Nội dung công tác chuyên môn này sẽ phát huy tác dụng trong việc duy trì, nâng cao chất lượng, dịch vụ các khu, điểm du lịch, tạo điều kiện cho các khu, điểm du lịch tự rà soát, đánh giá và phấn đấu các tiêu chí để tiến tới áp dụng các thủ tục công nhận khu, điểm du lịch khi Luật Du lịch sửa đổi và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực thực thi.
2. Về đề nghị xem xét:
a) Tiếp tục miễn visa cho khách du lịch từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc với thời hạn là 05 năm:
Chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân 13 nước, bao gồm (i) Nhật Bản, Hàn Quốc (từ tháng 7/2004); (ii) Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển (từ tháng 5/2005); (iii) Nga (từ tháng 01/2009); (iv) Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a và Bê-la-rút (từ tháng 7/2015) đã góp phần tích cực trong việc tăng cường thu hút khách du lịch từ các nước đến Việt Nam.
Tuy nhiên, chính sách miễn thị thực trong 01 năm cho công dân Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và I-ta-li-a chưa phát huy tác dụng như mong muốn vì kế hoạch kinh doanh thường theo chiến lược trung hạn (03-05 năm) hoặc dài hạn (trên 05 năm) để các doanh nghiệp có phương án đầu tư nguồn lực và sắp xếp kế hoạch kinh doanh; hoạt động quảng bá, xúc tiến cần trước ít nhất 06 tháng đến 01 năm để đến được du khách với các gói sản phẩm cụ thể; khách du lịch từ thị trường xa như Tây Âu cũng cần ít nhất 03-06 tháng để quyết định điểm đến đi du lịch sau khi có thông tin. Chính sách miễn thị thực cho nhóm nước này được áp dụng trong một năm, sau đó được gia hạn tiếp, chủ yếu thu hút khách đi lẻ; các doanh nghiệp tổ chức khách theo đoàn lớn còn dè dặt, chờ đợi chính sách dài hạn, ổn định của Việt Nam.
Trên cơ sở tác động tích cực của chính sách miễn thị thực, những hạn chế của chính sách, xu hướng các nước trong khu vực và thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam về yêu cầu thị thực nhập cảnh và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị chính sách thị thực nhập cảnh trong thời gian tới theo định hướng như sau:
- Tiếp tục gia hạn thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước đang áp dụng chính sách đơn phương miễn thị thực nhập cảnh; thời gian gia hạn 05 năm để các cơ quan, doanh nghiệp và đối tác có thể xây dựng các kế hoạch phù hợp nhằm khai thác thị trường.
- Tiếp tục xem xét mở rộng diện miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước là thị trường du lịch trọng điểm hoặc tiềm năng của Việt Nam và các nước có quan hệ hữu nghị, truyền thống với Việt Nam.
- Áp dụng cấp thị thực điện tử và cấp thị thực tại cửa khẩu đối với các nước là thị trường trọng điểm hoặc tiềm năng của du lịch Việt Nam và các nước có quan hệ hữu nghị, truyền thống với Việt Nam nhưng chưa miễn thị thực.
b) Về đề nghị cho phép khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế khác ở trong nước để rời khỏi Việt Nam:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất ý kiến và sẽ đề nghị Chính phủ cho phép khách du lịch đến Phú Quốc được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế khác ở trong nước. Điều này một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến và rời Việt Nam từ Phú Quốc, làm cho điểm đến Phú Quốc trở nên cạnh tranh hơn với các điểm du lịch biển khác trong khu vực như Phuket, Bali; mặt khác thúc đẩy việc kết nối các điểm đến trong nước với Phú Quốc, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.
3. Về đề nghị ban hành quy định về điều kiện hoạt động:
a) Bãi tắm của các cơ sở lưu trú và các khu du lịch, điểm du lịch, bãi tắm công cộng:
Các nội dung cụ thể về điều kiện hoạt động bãi tắm của các cơ sở lưu trú du lịch (tại các resort…), khu du lịch, điểm du lịch thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng ở địa phương quy định về cách thức tổ chức, khai thác, hoạt động, quy chế quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn chung.
b) Các môn thể thao dưới nước:
Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành trên 30 Thông tư quy định về điều kiện hoạt động chuyên môn của một số môn thể thao: Lặn biển, Mô tô nước trên biển, Dù lượn và Diều bay có động cơ... Đối với một số hoạt động: Ca nô kéo dù bay, đi bộ dưới đáy biển, phao kéo, công viên nước trên biển, thuyền buồm, đứng nước, lướt ván diều, lướt ván gối, lướt ván nước, lướt ván hơi, thuyền kayak... là những hoạt động giải trí mới được du nhập vào Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các văn bản quản lý về điều kiện hoạt động của một số môn thể thao có tính chất phổ biến tại các khu du lịch, điểm du lịch trên toàn quốc.
4. Về đề nghị bổ sung Khoản 3, Điều 6 Luật Du lịch
Trong quá trình soạn thảo Luật Du lịch (sửa đổi), nội dung này cần tham khảo, thống nhất với Luật Quy hoạch được thảo luận và dự kiến trình trong cùng thời điểm.
5. Về đề nghị bổ sung Khoản 5, Điều 11 Luật Du lịch
Tại dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã bổ sung Điều 77 Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp, có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cụ thể:
- Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt tại các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý tình huống cướp giật, đeo bám, quấy rối khách du lịch.
- Đảm bảo vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch quốc gia, khu phố trung tâm ẩm thực; tổ chức thu gom và xử lý rác thải, nước thải.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch, cải thiện môi trường tại nơi công cộng, bãi biển, giữ gìn vệ sinh chung.
- Tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn giao thông rõ ràng, phù hợp đảm bảo an toàn, phòng ngừa ùn tắc, tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận các khu, điểm du lịch.
- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch.
6. Về đề nghị bổ sung quy định ưu tiên phát triển du lịch tại các tỉnh có biên giới, hải đảo
Nguyện vọng này là rất chính đáng. Tuy nhiên để tiến tới thống nhất quản lý tập trung, thống nhất toàn quốc về khu du lịch quốc gia, điểm du lịch… sắp tới trong Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành đang được xây dựng, hoàn thiện cần có những quy định cơ bản về tiêu chí, điều kiện chung cho các vùng, miền để đảm bảo tính thống nhất của văn bản Luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận kiến nghị này của cử tri, sẽ tích cực xem xét, nghiên cứu đề xuất các nội dung, trường hợp đặc thù vào các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch (sửa đổi); nếu được, đề nghị theo hướng Quốc hội giao thẩm quyền xem xét các trường hợp đặc thù nêu trên cho Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào vùng lãnh thổ biên giới hải đảo, quy hoạch phát triển du lịch khu vực đó ban hành các cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội phù hợp.
7. Về đề nghị sửa Khoản 3, Điều 31 Luật Du Lịch theo hướng quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm thu nhập từ du lịch để được công nhận Đô thị du lịch
Trong Dự thảo lần 5 Luật Du lịch (sửa đổi) đang được các cơ quan, ban ngành chức năng cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gấp rút hoàn thiện có các nội dung quy định về đô thị du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và sẽ có kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, cụ thể là Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các quy định tương ứng liên quan của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đô thị… để phối hợp và triển khai nội dung thiết thực này.
8. Về đề nghị sửa đổi các khoản 1, 4, 5 Điều 44 Luật Du lịch
Dự thảo lần 5 Luật Du lịch (sửa đổi) đã đề cập nội dung về điều kiện kinh doanh lữ hành, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, theo đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải thành lập doanh nghiệp, phải ký quỹ, có người điều hành có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch.
9. Về đề nghị bổ sung Điều 51 Luật Du lịch
Điều kiện, thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh, sửa đổi trong Dự thảo lần 5 Luật Du lịch (sửa đổi) theo hướng điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng phạm vi kinh doanh là chỉ được kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.
10. Về đề nghị cần quy định rõ hơn về mặt thuật ngữ tại Điều 62 Luật Du lịch (sửa đổi)
Theo Luật Du lịch năm 2005, dùng thuật ngữ “Nhà nghỉ du lịch” vì khi đó ngành Du lịch trong quản lý nhà nước không quản lý nhà nghỉ bình thường, chỉ quản lý nhà nghỉ du lịch để phục vụ khách du lịch. Đến nay, yêu cầu trong quản lý nhà nước thay đổi, khách du lịch có thể lựa chọn bất cứ loại hình nhà nghỉ nào để lưu trú nên nội dung quản lý nhà nước của ngành Du lịch là quản lý toàn bộ nhà nghỉ.
11. Cử tri đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 63 Luật Du lịch về phân cấp thẩm định tiêu chuẩn cơ sở lưu trú
Việc phân cấp cho Sở quản lý du lịch ở mỗi địa phương thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 03 sao đã được đưa vào Luật Du lịch (sửa đổi) để trình Quốc hội.
12. Cử tri đề nghị sửa đổi Điều 70 Luật Du lịch theo hướng cấp biển hiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn
Đề xuất, kiến nghị nêu trên của cử tri đã được cụ thể hóa tại Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi (lần 5) trong nội dung về kinh doanh các dịch vụ du lịch khác, trong mục này đã đặt ra các nội dung quy định về cấp biển hiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung, không nhất thiết phải thuộc trong phạm vi giới hạn trong các khu, điểm du lịch.
13. Cử tri đề nghị bổ sung “Ngân sách đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch” vào Khoản 5, Điều 80 Luật Du lịch
Nội dung này đã tiếp thu trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), cụ thể:
Điều 67. Chính sách xúc tiến du lịch; Khoản 1. Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch quốc gia, du lịch vùng, du lịch địa phương.
Điều 68. Trách nhiệm về Xúc tiến du lịch; Khoản 2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền và chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
14. Cử tri đề nghị bổ sung “Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh thành lập cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn của tỉnh” vào khoản 5, Điều 81 Luật Du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu để bổ sung quy định trong các văn bản dưới Luật (sau khi Luật Du lịch (sửa đổi) được phê duyệt) và công tác triển khai thực hiện.
15. Về đề nghị rà soát các cụm từ phí, lệ phí trong Luật Du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Kiên Giang.
16. Về đề nghị đưa những quy định đã áp dụng tốt trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Du lịch vào Luật Du lịch
Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV. Hiện nay, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của các Đại biểu Quốc hội và dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ Ba, năm 2017. Song song với việc hoàn thiện dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng triển khai xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn./.
17. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 63 Luật Du lịch như sau:“Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thẩm định, xếp hạng 04 sao, 05 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 01 sao, 02 sao và hạng 03 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch”. Vì theo đà phát triển du lịch, các cơ sở tầm 03 sao hiện nay ở các tỉnh đã trở nên phổ biến, nên phân cấp cho cấp tỉnh để chủ động và kịp thời hơn; đồng thời để tỉnh xem xét việc ủy quyền cho cấp huyện đủ điều kiện được thẩm định công nhận hạng đạt tiêu chuẩn. Nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, thuận lợi trong quá trình quản lý tại địa phương. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động du lịch lữ hành; đồng thời tăng cường xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, thu hút khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam.
Trả lời : (Tại Công văn số 431/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Việc phân cấp cho Sở quản lý du lịch ở mỗi địa phương thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 03 sao đã được đưa vào dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XIV./.
18. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: 1. Hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, các khu vực miền núi có nguy cơ bị mai một. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét có chương trình tổng thể để bảo tồn văn hóa và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc; đồng thời, xem xét ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh” để các địa phương có căn cứ phấn đấu xây dựng.
2. Cử tri đề nghị có các giải pháp quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch mang tính chuyên nghiệp hơn, tăng cường các hình thức quảng bá du lịch các địa phương trong nước và với thế giới.
Trả lời : (Tại Công văn số 451/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về Chương trình tổng thể bảo tồn văn hóa, phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc và việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh”
1.1. Chương trình tổng thể bảo tồn văn hóa và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng các Đề án bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
- Ngày 25/7/2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Quyết định số 2745/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt Kế hoạch khung tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1270), trong đó có các Dự án thành phần đang phê duyệt, triển khai cụ thể:
+ Dự án số 01 “Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đến năm 2020. Tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 02 “Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 03 “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 04 “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 05 “Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học”.
+ Dự án số 06 “Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011 đến 2020”.
Các nội dung của Đề án 1270 đã bao trùm toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến đời sống cũng như mức hưởng thụ văn hóa cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm đúng mức, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào.
1.2. Về ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh”
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
2. Về đề nghị quan tâm, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch mang tính chuyên nghiệp, tăng cường quảng bá du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều chính sách tích cực nhằm thu hút khách đến tham quan. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc cung cấp các thông tin, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch mới tới du khách bằng các hình thức: tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế trong và ngoài nước; tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến tại các thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam; tổ chức các đoàn famtrip, presstrip; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, đặc biệt đẩy mạnh hình thức marketing điện tử, tập trung vào các mạng xã hội như Facebook, Twitter…; tăng cường hợp tác với các cơ quan xúc tiến du lịch các nước nhằm hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch giữa các nước…; chú trọng thực hiện chương trình emaketing, xây dựng trang web, phát triển quảng bá hoạt động du lịch thông qua mạng xã hội./.
19. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị :
1. Hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, các khu vực miền núi có nguy cơ bị mai một. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét có chương trình tổng thể để bảo tồn văn hóa và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc; đồng thời, xem xét ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh” để các địa phương có căn cứ phấn đấu xây dựng.
2. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, Tổ chức lặn biển thể thao giải trí nước ngoài sớm tổ chức lớp tập huấn chuyên môn lặn biển để cấp Giấy chứng nhận chuyên môn lặn biển cho doanh nghiệp theo quy định của Thông tư số 14/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện chuyên môn của cơ sở tổ chức hoạt động lặn biển thể thao giải trí.
3. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Vụ Pháp chế nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành các Thông tư quy định về các môn thể thao và trò chơi vận động mới phát triển, như: Ca nô kéo dù bay, đi bộ dưới đáy biển, phao kéo, công viên nước trên biển, thuyền kayak, thuyền buồm, đứng nước, lướt ván diều, lướt ván gối, lướt ván nước, lướt ván hơi.
4. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành văn bản quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh quán bar, kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng.
5. Cử tri đề nghị xem xét bổ sung quy định về tiêu chí để công nhận khu du lịch sinh thái vào Chương III của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
6. Cử tri đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 về hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch theo hướng:
+ Bỏ cụm từ “hoặc thuyết minh viên” tại Khoản 2, Điều 5;
+ Tại Điểm a, b, c, d, Mục 2, Điều 8 quy định trình tự nộp hồ sơ chưa phù hợp, đề nghị sửa đổi như sau: “Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức thẩm định xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch; trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được văn bản và hồ sơ của doanh nghiệp, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
7. Để phát triển tốt hoạt động du lịch, dịch vụ, xây dựng Cù Lao Chàm thành trọng điểm du lịch Biển đảo của quốc gia theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Cử tri đề nghị các bộ, ngành Trung ương có kế hoạch xúc tiến triển khai các nội dung theo Quyết định của Thủ tướng; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông để nhân dân và du khách thuận tiện trong kinh doanh và tổ chức dịch vụ, nâng cao chất lượng điểm đến, đem lại sự hài lòng cho du khách.
Trả lời : (Tại Công văn số 452/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị xem xét Chương trình tổng thể bảo tồn văn hóa, phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc và ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh”
1.1. Chương trình tổng thể bảo tồn văn hóa và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng các Đề án bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
- Ngày 25/7/2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Quyết định số 2745/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt Kế hoạch khung tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1270), trong đó có các Dự án thành phần đang phê duyệt, triển khai cụ thể:
+ Dự án số 01 “Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đến năm 2020. Tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 02 “Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 03 “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 04 “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”.
+ Dự án số 05 “Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học”.
+ Dự án số 06 “Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011 đến 2020”.
Các nội dung của Đề án 1270 đã bao trùm toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến đời sống cũng như mức hưởng thụ văn hóa cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào.
1.2. Về đề nghị ban hành bộ tiêu chí xây dựng “đô thị văn minh”
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
2. Về đề nghị sớm tổ chức lớp tập huấn chuyên môn lặn biển cho doanh nghiệp
Theo Kế hoạch công tác năm 2017, Tổng cục Thể dục thể thao sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn huấn luyện viên, hướng dẫn viên lặn biển vào tháng 3/2017 tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam.
3. Về đề nghị nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành các Thông tư quy định về các môn thể thao và trò chơi vận động mới phát triển
Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành trên 30 Thông tư quy định về điều kiện hoạt động chuyên môn của một số môn thể thao: Lặn biển, Mô tô nước trên biển, Dù lượn và diều bay có động cơ... Đối với một số hoạt động: Ca nô kéo dù bay, đi bộ dưới đáy biển, phao kéo, công viên nước trên biển, thuyền buồm, đứng nước, lướt ván diều, lướt ván gối, lướt ván nước, lướt ván hơi, thuyền kayak... là những hoạt động giải trí mới được du nhập vào Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các văn bản quản lý về điều kiện hoạt động của một số môn thể thao có tính chất phổ biến tại các khu du lịch, điểm du lịch trên toàn quốc.
4. Về đề nghị sớm ban hành văn bản quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh quán bar, kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng
Việc cấp phép hoạt động nhà hàng, quán bar không thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên thực tế thời gian gầy đây, với xu thế hội nhập cho thấy tình trạng một số cơ sở đang biến tướng từ vũ trường, quán karaoke chuyển sang kinh doanh nhà hàng, quán bar, nhưng bên trong hình thức hoạt động như vũ trường, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ, ăn mặc phản cảm, hở hang không thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao. Trước thực trạng đó, năm 2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, trong đó sẽ đưa vào để quản lý các hoạt động văn hóa trong các nhà hàng, quán bar và các loại hình tương tự có hoạt động văn hóa.
5. Về đề nghị xem xét bổ sung quy định tiêu chí để công nhận khu du lịch sinh thái vào Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhất trí với đề nghị của cử tri. Hiện nay, Dự thảo lần 5 Luật Du lịch (sửa đổi) đang được gấp rút hoàn thiện xây dựng quy định về Khu Du lịch quốc gia, điểm du lịch. Cuối năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí về đánh giá chất lượng, dịch vụ các khu, điểm du lịch. Khu Du lịch sinh thái trước hết cũng là một Khu Du lịch nói chung trước tiên phải đáp ứng các tiêu chí chung về chất lượng, dịch vụ… được đặt ra tại Bộ tiêu chí nói trên. Tuy nhiên, để cụ thể hóa về Khu Du lịch sinh thái, tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu những quy định cụ thể tương ứng, căn cứ vào mục tiêu, mục đích phát triển, môi trường sinh thái, hệ cảnh quan sinh thái, thiên nhiên… và quy hoạch phát triển du lịch cụ thể.
6. Về đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL
Đề nghị giữ nguyên cụm từ “Thuyết minh viên” tại khoản 2, điều 5 vì đây là yêu cầu đối với người phục vụ hành nghề trên ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn Nghiệp vụ du lịch. Những người có thẻ Hướng dẫn viên và Thuyết minh viên là đã đảm bảo được đào tạo, bồi dưỡng Nghiệp vụ Du lịch nên nếu những người này hành nghề nhân viên phục vụ trên ô tô vận tải khách du lịch thì có thể đáp ứng được yêu cầu.
Đề nghị vẫn giữ nguyên quy trình thủ tục nộp hồ sơ cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch. Sở Giao thông vận tải các địa phương là đơn vị cấp biển hiệu vận tải khách du lịch nên các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ nộp hồ sơ cho đơn vị này nhằm thống nhất theo quy trình một đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tránh thủ tục hành chính rườm rà cho đơn vị kinh doanh. Sở Giao thông vận tải các địa phương tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, sau đó gửi công văn đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra trang thiết bị của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả kiểm tra có công văn trả lời Sở Giao thông vận tải. Tiếp theo, căn cứ công văn của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu cho doanh nghiệp.
7. Về đề nghị các bộ ngành triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Căn cứ vào Chiến lược tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Du lịch biển đảo được xác định có vai trò, vị trí quan trọng. Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương có thế mạnh du lịch biển đảo xây dựng và triển khai các Đề án về du lịch biển đảo, trong đó có tỉnh Quảng Nam nói chung, Cù Lao Chàm nói riêng, tổ chức triển khai nhiều chương trình kêu gọi xúc tiến đầu tư vào du lịch biển đảo, phát triển hạ tầng du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá hấp dẫn, kêu gọi, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực làm việc với các Bộ ngành liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… về triển khai các Chương trình hành động quốc gia về Du lịch, Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia, định hướng các doanh nghiệp du lịch đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, xây dựng các tour du lịch, trao đổi khách…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Quảng Nam nói chung, Hội An và Cù Lao Chàm nói riêng trong công tác đảm bảo môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cao nhất cho du khách, dần đưa Cù Lao Chàm trở thành trọng điểm Du lịch biển đảo theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.
20. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị : Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra nhiều trong phạm vi cả nước. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình ngoài thành phần mời là nữ giới, cần phải mời thêm nam giới tham gia, để nam giới cũng được học tập các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình.
Trả lời : (Tại Công văn số 453/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang áp dụng đa dạng các giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình của các thành viên trong gia đình, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định nam giới là đối tượng đích cần tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhóm đối tượng này trong phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình. Các chiến dịch tuyên truyền như “Đàn ông nói không với bạo lực gia đình” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, địa phương phát động trong thời gian dài là minh chứng cho điều này. Ngoài ra, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc (hiện nay có khoảng 50% xã/phường triển khai mô hình) lấy lực lượng nòng cốt là công an cho nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; thành viên hộ gia đình (gồm chồng và vợ, ông bà, cháu…) cho “Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững” là cách đang được triển khai nhằm thu hút nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội ở cộng đồng, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Tình hình bạo lực gia đình trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn diễn biến phức tạp. Số vụ bạo lực gia đình được phát hiện hàng năm chưa phản ánh đúng tình hình bạo lực gia đình đang diễn ra ở các địa phương. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tập trung chỉ đạo các địa phương cũng như trực tiếp thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ hướng đến giải quyết các nguyên nhân nói trên, trong đó luôn chú ý đến các giải pháp thu hút sự tham gia của nam giới./.
Trả lời : (Tại Công văn số 453/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
21. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch làm việc với các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kêu gọi Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, các công ty lữ hành trên cả nước cùng chia sẻ đưa khách du lịch đến với Quảng Bình, tạo điều kiện cho Quảng Bình vị trí ưu tiên trong hội nghị, hội thảo, hội chợ về du lịch tại Việt Nam và quốc tế; đưa du lịch Quảng Bình, đặc biệt là du lịch hang động vào chương trình quảng bá tại các thị trường quốc tế… nhằm giúp ngành du lịch Quảng Bình vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Trả lời : (Tại Công văn số 454/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Trước những thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra đối với hoạt động du lịch tại 04 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm khôi phục hoạt động du lịch tại 04 tỉnh miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng. Trong năm 2016, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch của 4 tỉnh triển khai tích cực các hoạt động cụ thể: tổ chức Hội nghị kích cầu du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình giới thiệu sản phẩm du lịch các tỉnh miền Trung tại 02 thành phố Bangkok và Udothani của Thái Lan; tổ chức 02 đoàn khảo sát dành cho doanh nghiệp và báo chí đến các tỉnh miền Trung để chứng kiến môi trường đã được phục hồi, an toàn đối với khách du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến các địa phương này đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên tại
22. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị : Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục bố trí vốn triển khai giai đoạn 2 (bao gồm Quảng trường, công viên cây xanh và khu chức năng) của Dự án khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ chí Minh trên đảo Cô Tô
Trả lời : (Tại Công văn số 455/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Để thực hiện Kết luận số 88/KL-TW ngày 18/02/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020, nhằm tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó có phần hỗ trợ khu tưởng niệm, nhà tưởng niệm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn chưa nhận được hồ sơ dự án Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, do đó không có cơ sở để xem xét, bố trí nguồn vốn theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản liên quan./.
23. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị:
1. Cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo các di tích cấp tỉnh đã được công nhận tại địa phương nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, bảo tàng.
2. Sóc Trăng là tỉnh có nét đặc trưng của bản sắc văn hóa 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, đây là tiềm năng tỉnh sẽ phát huy và định hướng phát triển văn hóa, du lịch; cử tri đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng có mục tiêu thiết chế văn hóa để Sóc Trăng phấn đấu đầu tư xây dựng đô thị loại hai đến năm 2020
Trả lời : (Tại Công văn số 456/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
1. Về đề nghị có chính sách hỗ trợ trùng tu, tôn tạo di tích cấp tỉnh
Ngày 14/6/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó nêu rõ đối tượng hỗ trợ, gồm: “Đầu tư các dự án, các hạng mục dự án thiết yếu của các dự án tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được UNESCO công nhận, di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xếp hạng, một số di sản văn hóa, di tích quốc gia có ý nghĩa chính trị, lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc”. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, để có kinh phí cho việc trùng tu, tôn tạo di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí của tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chủ động bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cấp tỉnh đã được xếp hạng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Sóc Trăng.
2. Về đề nghị đầu tư xây dựng có mục tiêu thiết chế văn hóa để Sóc Trăng phấn đấu đầu tư xây dựng đô thị loại hai đến năm 2020
Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa là cần thiết. Các thiết chế văn hóa hiện có của địa phương chưa đáp ứng được nội dung và các chỉ tiêu theo tiêu chí mẫu quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (về diện tích, quy mô xây dựng, trang thiết bị và kinh phí thực hiện…).
Trong quá trình thực hiện, đề nghị địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa: khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân.
Địa phương triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; đảm bảo việc xây dựng không ảnh hưởng đến kiến trúc cũng như quỹ đất của địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần thực hiện chính sách xã hội hóa kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế-xã hội, các tổ chức phi chính phủ và nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng quỹ để duy trì hoạt động thường xuyên của các thiết chế văn hóa. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư liên kết tổ chức các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trong các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật./.
24. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ tỉnh Sơn La thực hiện thu hút đầu tư, xây dựng các tuyến, điểm du lịch để khai thác tiềm năng du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La
Trả lời : (Tại Công văn số 457/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Sơn La thuộc vùng liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong những năm vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn có các chương trình, sự kiện trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Sơn La trong phát triển du lịch như: tổ chức các đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch, tuyến điểm du lịch mới, các đoàn FAM, PressTrip… Nằm trong chuỗi hoạt động chào đón Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc, chuỗi khảo sát xây dựng tuyến điểm Vòng cung Tây Bắc, các hội nghị xúc tiến đầu tư vào Du lịch Sơn La (Mộc Châu…) và đặc biệt khảo sát, quảng bá tiềm năng, giới thiệu khách trong và ngoài nước đến điểm du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La là một điểm nhấn quan trọng trong hành trình tuyến điểm du lịch hấp dẫn nói trên.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng, với đà phát triển nêu trên, Năm Du lịch Quốc gia 2017, Lào Cai - Tây Bắc, ngành Du lịch Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung chắc chắn sẽ khởi sắc, gặt hái được nhiều thành công nhờ có sự hỗ trợ từ các Bộ, Ban, ngành Trung ương./.
25. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị : Hiện nay, kinh phí cấp về cho Sở rất hạn chế nên gặp khó khăn trong việc xây dựng định mức chi tiêu của đơn vị, một số khoản chi mang tính hoạt động sự nghiệp lại được bố trí vào phần kinh phí giao quyền tự chủ (kinh phí biểu diễn nghệ thuật, chi phí hội nghị, hội thảo…) là chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến việc cân đối chi tiêu ngân sách đơn vị. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch tăng phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho đơn vị và nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định để đảm bảo trong quá trình thực hiện
Trả lời : (Tại Công văn số 458/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các đơn vị trực thuộc tại địa phương do UBND tại địa phương đó bố trí kinh phí chi thường xuyên để phục vụ cho các hoạt động trực thuộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không được phép bố trí kinh phí cho các Sở./.
26. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần tăng cường quản lý và kiểm soát các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng… hiện nay đang diễn ra rất tràn lan
Trả lời : (Tại Công văn số 459/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Trong đó đã quy định trừ các ngày lễ, ngày kỷ niệm như: Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng Giêng âm lịch), Ngày Thành lập Đảng 3-2, Ngày Thống nhất đất nước 30-4, Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ 7-5, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 tổ chức theo nghi lễ cấp Quốc gia thì lễ hội ở quy mô Quốc gia chỉ còn Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 (âm lịch) và chỉ được tổ chức vào năm tròn, năm chẵn. Việc ban hành Nghị định đã giảm thiểu tối đa tần suất, quy mô và cấp độ các ngày lễ, kỷ niệm và phù hợp với xu thế hội nhập.
Ngày 05/02/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nội dung công điện yêu cầu: “Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội, ngày hội phải chịu trách nhiệm về kế hoạch, chương trình, nội dung, quy mô, tần suất, thời gian tổ chức; bảo đảm việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của từng địa phương”.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý lễ hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 quy định về tổ chức lễ hội có quy định về giảm tần xuất tổ chức lễ hội. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phân cấp quản lý hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn; quyết định quy mô, thời gian và tần xuất tổ chức, khách mời tham dự lễ hội bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp chịu trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương./.
27. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị : Cử tri đề nghị có chính sách quan tâm, thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch tại khu du lịch Quốc gia đặc biệt Tân Trào để thu hút khách tham quan du lịch lưu trú tại Tân Trào
Trả lời : (Tại Công văn số 460/BVHTTDL-VP, ngày 14/02/2017)
Ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, theo đó, Khu du lịch Tân trào, tỉnh Tuyên Quang là một trong 47 Khu du lịch quốc gia. Ngày 06/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2356/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025, trong đó có một số nội dung cụ thể về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản phẩm phục vụ du lịch. Để hỗ trợ và thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch đối với các Khu du lịch quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016-2020 và được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và dự kiến trong năm 2017 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do vậy, để thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục nghiên cứu các văn bản như Luật đầu tư công và các quy định liên quan để được bố trí nguồn vốn./.
28. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị : Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực dịch vụ cho thuê âm thanh lưu động đang tràn lan và hoạt động không có giờ giấc kể cả ban đêm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe những người dân xung quanh.
Trả lời : (Tại Công văn số 1536/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Dịch vụ cho thuê dàn âm thanh lưu động không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Để tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu dân cư, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chủ động triển khai, phối hợp các đơn vị, địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, quản lý kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về môi trường (tiếng ồn)./.
29. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị : Cử tri cho biết hiện nay văn hóa đọc đang suy giảm nghiêm trọng, rất ít tỉnh có các trung tâm phát hành sách để cung cấp thông tin, tri thức cho nhân dân, nhiều nhà sách, nhà xuất bản thiếu kinh phí hoạt động cho nên không thể cung cấp được các đầu sách giá trị cho công chúng. Đề nghị Bộ chức năng tham mưu cho Chính phủ có giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân. Hỗ trợ dịch, xuất bản những tác phẩm (tư tưởng, khoa học, văn học,…) có giá trị của thế giới phục vụ việc mở rộng tri thức cho dân tộc.
Trả lời : (Tại Công văn số 1537/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong Đề án:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền;
- Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm;
- Mở rộng hợp tác quốc tế: Tăng cường giao lưu văn hóa trong lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các tác phẩm có giá trị ra nước ngoài, đồng thời lựa chọn các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu, phổ biến tại Việt Nam.
Vấn đề cử tri tỉnh Cao Bằng quan tâm cũng là một trong những nội dung đã được đề cập trong Đề án./.
30. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, Ngành có liên quan xử lý triệt để các thông tin không chính thống, sai sự thật, xuyên tạc (như vụ Vinastas công bố nước mắm nhiễm Asen vừa qua gây bức xúc trong dư luận), tràn lan trên báo chí, các trang mạng xã hội, gây hoang mang trong người dân và ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp hành nghề chân chính.
Trả lời : (Tại Công văn số 1538/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Việc quản lý hoạt động và kiểm tra nội dung thông tin trên báo chí, các trang thông tin điện tử và mạng xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định Luật Báo chí và các văn bản pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng hiện hành. Do vậy, nội dung kiến nghị nêu trên đề nghị chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông để có ý kiến trả lời đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về công tác phối hợp trong kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Ban hành văn bản gửi Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các nội dung quảng cáo trước khi phát sóng; tăng cường kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Thanh tra, kiểm tra về hoạt động quảng cáo của các cơ quan báo chí nhằm:
+ Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi thực hiện quảng cáo sai sự thật các loại hàng hóa, dịch vụ;
+ Hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện kiểm tra chặt chẽ các giấy tờ chứng minh điều kiện quảng cáo của các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo, kiểm tra các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ trước khi thực hiện để tránh tình trạng thực hiện các nội dung quảng cáo sai sự thật trên phương tiện của mình.
- Thực hiện thường xuyên việc theo dõi quảng cáo trên báo in, báo điện tử, Đài Truyền hình, phát hiện các nội dung quảng cáo vi phạm, nhắc nhở, chấn chỉnh các phương tiện điều chỉnh kịp thời.
- Triển khai xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động quảng cáo nhằm đưa ra những nguyên tắc cơ bản để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo cần thực hiện khi tham gia hoạt động quảng cáo./.
31. Cử tri thành phố Đà Nẵng: Cử tri phản ánh, tiêu chí xét chọn gia đình văn hóa, tổ văn hóa hiện nay có nhiều bất cập, tiêu chí đánh giá chưa thống nhất. Cử tri đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét lại vấn đề này để đảm bảo thực chất hơn, tránh hình thức.
Trả lời : (Tại Công văn số 1539/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Việc bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” đã được quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Thời gian qua, việc bình xét các danh hiệu văn hóa nhìn chung đã được Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, nhiều gương điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành ghi nhận tuyên dương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại một số nơi, cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, việc bình xét các danh hiệu văn hóa còn chạy theo hình thức, chưa chú trọng vào chất lượng. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định về xét và công nhận các danh hiệu văn hóa, trình Chính phủ ban hành, trong đó sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí bất cập của các Thông tư đã ban hành trước đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bình xét các danh hiệu văn hóa trong thời gian tới./.
32. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc ta; tuy nhiên, thời gian qua việc tổ chức quá nhiều lễ hội gây tốn kém, lãng phí. Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức các lễ hội cả về nội dung và hình thức, qua đó hạn chế những lễ hội không cần thiết, không phù hợp với văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Trả lời : (Tại Công văn số 1540/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, được hình thành trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; Lễ hội là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ sáng tạo văn hóa của nhân dân. Các hoạt động lễ hội do cộng đồng, địa phương đứng ra tổ chức bằng nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội và Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đồng thời nhằm giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội, không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh như: Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày 13/01/2016 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Công văn số 93/BVHTTDL-VHCS ngày 13/01/2016 gửi các ban, bộ, ngành Trung ương về việc phối hợp chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 155/BVHTTDL-VHCS ngày 19/01/2016 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2016; Công văn số 5388/BVHTTDL-VHCS ngày 28/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lễ hội đầu xuân 2017; Công văn số 515/BVHTTDL-VHCS ngày 15/02/2017 về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Đồng thời, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã chủ động ban hành văn bản và phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội theo hướng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra; xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra trước, trong và sau lễ hội; tham mưu, phối hợp trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm./.
33. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị : Việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ trong 19 tiêu chí, có tiêu chí có nhà văn hóa và khu thể thao đạt theo quy định của Bộ VHTT-DL, thì tiêu chí này trong thực tế gây lãng phí ngân sách của nhà nước, địa phương. Cử tri đề nghị những thôn gần xã (hoặc trụ sở xã đóng trên địa bàn thôn) có đầu tư xây dựng thiết chế cơ bản như nhà văn hóa xã, sân thể thao thì cần sử dụng chung không cần phải xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao mà cần gắn liền với tiêu chí này để xét.
Trả lời : (Tại Công văn số 1541/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Hiện nay, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã được thay thế bằng Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa được thực hiện theo Quyết định 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030. Việc thực hiện Tiêu chí số 06 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản hướng dẫn như sau:
- Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 06 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa- Khu Thể thao thôn.
- Công văn số 3897/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10/2014 về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới./.
34. Cử tri tỉnh Quảng Bình: Cử tri phản ánh, Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, của đất nước; tuy nhiên, khi Cờ Tổ quốc bị cũ, hư hỏng, hoặc rách nát không còn sử dụng được thì một số cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng như hộ gia đình đã vứt bỏ bừa bãi, hoặc sử dụng vào mục đích khác làm mất tính tôn nghiêm và gây phản cảm. Đề nghị Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có quy định về việc xử lý Cờ Tổ quốc đã bị cũ, hư hỏng, rách nát sau quá trình sử dụng để bảo đảm tính tôn nghiêm.
Trả lời : (Tại Công văn số 1542/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Kiến nghị của cử tri là rất chính đáng. Đây là vấn đề quan trọng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có quy định về việc hủy Cờ Tổ quốc bị cũ, hư hỏng./.
35. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành liên quan quan tâm hỗ trợ kinh phí để trùng tu, tôn tạo khu lăng mộ cụ Nguyễn Tri Phương, khu lăng mộ cụ Trần Văn Kỷ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia, vì các khu lăng mộ trên hiện nay đã xuống cấp cần có nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo.
Trả lời : (Tại Công văn số 1543/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó đặc biệt ưu tiên bố trí vốn đối với dự án tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia như Di tích Cố đô Huế, Di tích Lăng mộ Đặng Huy Trứ, di tích đình làng Dương Nỗ, di tích đình Phú Xuân, làng cổ Phước Tích…
Ngày 14/9/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; ngày 26/8/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Chính phủ, ngày 12/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 3618/BVHTTDL-KHTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch 2016 - 2020 Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.
Trên cơ sở đề xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì Chương trình sẽ xem xét, tổng hợp đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương kết hợp với Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án tôn tạo khu Lăng mộ Cụ Nguyễn Tri Phương và khu Lăng mộ cụ Trần Văn Kỷ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế./.
36. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:
1. Cử tri kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ việc quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, nhất là Game Bắn Cá (kiểm tra, giám sát nhật ký hoạt động; giới hạn các thông số kỹ thuật và việc niêm yết, công bố các thông số kỹ thuật của máy game…) nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử Game Bắn Cá đúng mục đích vui chơi thuần túy, hạn chế việc chủ máy lợi dụng (điều chỉnh các thông số kỹ thuật) để tổ chức đánh bạc.
2. Kiến nghị Bộ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, rà soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu, kể cả theo đường tiểu ngạch đặc biệt là đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Bởi, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồ chơi có xuất xứ từ trung quốc không rõ nhãn mác, thành phần cấu tạo, nhưng lại có tính sát thương cao cho trẻ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của trẻ nên cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường và đến tay người tiêu dùng.
Trả lời : (Tại Công văn số 1544/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
1. Về đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ việc quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử
Để tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử tại các địa phương trên cả nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất Chính phủ và được Quốc hội đưa “Kinh doanh trò chơi điện tử” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư năm 2014 (mục 234) và Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 của Luật đầu tư 2014 (mục 219).
Cùng với hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử đã ban hành thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên có các văn bản chỉ đạo công tác quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương để đảm bảo hoạt động này thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử tại các địa phương trên cả nước. Trên cơ sở kết quả tổng kết, đề xuất của địa phương và kiến nghị của các cử tri, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến sẽ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ hoặc ban hành Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử để quy định chặt chẽ, toàn diện hơn đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử nói chung, máy bắn cá nói riêng. Đây vừa là yêu cầu của thực tiễn, vừa để hướng dẫn quy định tại Luật Đầu tư đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu bổ sung các chế tài mạnh hơn để xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử và đã được Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương cũng như phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh máy bắn cá theo thẩm quyền. Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh vi phạm nội dung trò chơi, tổ chức kinh doanh không đúng thời gian, không đảm bảo khoảng cách theo quy định thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan văn hóa; đối với các hành vi lợi dụng kinh doanh trò chơi điện tử như máy bắn cá để đánh bạc trá hình, trả thưởng trái quy định của pháp luật, biến loại hình vui chơi giải trí này thành tệ nạn xã hội… thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an.
Đề nghị cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh trò chơi điện tử và chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan, các cấp chính quyền tại địa phương tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm để người dân, các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoạt động kinh doanh tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật
2. Về đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, rà soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc
Thủ tục nhập khẩu mặt hàng “đồ chơi trẻ em” hiện được điều chỉnh bởi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa. Theo đó, Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định đồ chơi trẻ nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện: là hàng mới 100%; có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em; không vi phạm các quy định về nội dung văn hóa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam; đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em theo quy định Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện trên sẽ được hải quan cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Trường hợp có nghi ngờ hàng hóa không đáp ứng các điều kiện trên, hải quan gửi mẫu hàng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định đồ chơi trẻ em này. Tùy thuộc tính chất, tính năng của mặt hàng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Hội đồng thẩm định đồ chơi trẻ em và mời các cơ quan có thẩm quyền quản lý liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (nếu hàng hóa liên quan đến tính sát thương, gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ em), Bộ Y tế (nếu ảnh hưởng về mặt sức khỏe, y tế), Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu là mặt hàng đồ chơi giáo dục)…
Như vậy, các quy định pháp luật về quản lý việc nhập khẩu đồ chơi trẻ em về cơ bản là khá chặt chẽ, đảm bảo có sự tham gia phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền. Cho đến nay, số lượng các đồ chơi trẻ em thuộc diện nghi ngờ trên do cơ quan hải quan gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu giám định nếu thấy vi phạm, Bộ đều yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp tái xuất, không cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Bên cạnh các quy định pháp luật quy định chặt chẽ việc nhập khẩu nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu đồ chơi trẻ em của mọi tổ chức, doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên phối hợp, ban hành các văn bản chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như công an, hải quan, thị trường để quản lý các mặt hàng văn hóa nhập khẩu nói chung và đồ chơi trẻ em nói riêng theo quy định pháp luật.
Đối với bất kỳ đồ chơi trẻ em nào nhập khẩu vào Việt Nam, kể cả theo đường tiểu ngạch hay chính ngạch (loại trừ hàng hóa nhập khẩu lậu) đều phải tuân thủ các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các yêu cầu về nội dung văn hóa, tính năng sử dụng… quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL nêu trên.
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng để kiểm soát chặt chẽ, xử lý các đối tượng nhập lậu đồ chơi trẻ em theo đúng chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công. Đồng thời, cũng cần có sự tham gia quyết liệt, thường xuyên, liên tục của các lực lượng chức năng như: công an, bộ đội biên phòng, hải quan, quản lý thị trường… là những cơ quan có đủ công cụ, phương tiện, nhân lực để theo dõi, thực thi, xử lý nhiệm vụ này./.
37. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị :
1. Cử tri đề nghị xem xét quyết định cho phép tổ chức Lễ hội Chọi trâu ở huyện Hàm Yên (Cử tri phản ánh, đây là lễ hội dân gian truyền thống đã có từ lâu và được ghi nhận, lễ hội đã mang lại nét văn hóa truyền thống tình đoàn kết, sự gắn bó trong nhân dân nên cần được phát huy giá trị này).
2. Cử tri đề nghị có chính sách xây dựng Đề án bảo tồn về văn hóa, tín ngưỡng, trang phục, tiếng nói và đầu tư cơ sở hạ tầng cho tộc người Thủy với 21 hộ dân, 101 nhân khẩu. Tộc người Thủy chưa được thống kê trong danh sách 54 dân tộc Việt Nam, hiện chỉ có duy nhất tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Trả lời : (Tại Công văn số 1545/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
1. Về đề nghị cho phép tổ chức Lễ hội Chọi trâu ở huyện Hàm Yên
Lễ hội chọi trâu là một trong những lễ hội có nội dung kích động bạo lực, phản cảm và có biểu hiện tràn lan. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng, thương mại hóa việc tổ chức lễ hội chọi trâu để trục lợi. Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương rà soát, không cấp phép, không tổ chức lễ hội chọi trâu trên địa bàn.
2. Về đề nghị có chính sách xây dựng Đề án bảo tồn về văn hóa, tín ngưỡng, trang phục, tiếng nói và đầu tư cơ sở hạ tầng cho tộc người Thủy hiện chưa được thống kê trong danh sách 54 dân tộc Việt Nam
Việc xác định tộc người Thủy đang sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang trong danh sách các dân tộc Việt Nam sẽ được Ủy ban Dân tộc xác định thành phần dân tộc, tên gọi dân tộc và tiêu chí để phân định thành phần dân tộc trong Đề án “Điều tra, nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số, làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước”.
Hiện nay, Bảng danh mục 54 thành phần dân tộc Việt Nam hiện đang sử dụng được xác định từ năm 1978 với sự thống nhất giữa Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Ban Dân tộc Trung ương (nay là Uỷ ban Dân tộc) sau đó được Chính phủ ủy nhiệm Tổng cục Thống kê ban hành “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979. Đến nay, Bản danh mục này vẫn là cơ sở pháp lý và văn bản chính thức được sử dụng thống nhất trên cả nước và quốc tế./.
38. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Trả lời : (Tại Công văn số 1546/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
Nguồn lực cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích trên cả nước, tính đến thời điểm hiện nay chủ yếu vẫn là kinh phí chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện. Trong những năm qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách Trung ương cũng có hỗ trợ một phần cho nội dung công việc này. Cụ thể đối với địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tĩnh đã bố trí kinh phí để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích cấp quốc gia như Di tích Đình Tây Hạ, Đình Chu, Đền Đồng Lạc, Cụm di tích Đình, Đền Hương Canh, Đình Cao Quang (Vĩnh Phúc); Di tích Nguyễn Du, Đền Bạch Vân, Chùa Chân Tiên, Đền Lê Khôi, Đền Nen (Hà Tĩnh)…
Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011-2015 đã kết thúc, để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020. Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với các chương trình mục tiêu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì chương trình sẽ xem xét, tổng hợp đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án tôn tạo di tích cấp quốc gia./.
39. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị :
1. Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét sớm có quy định về xây dựng gia đình hạnh phúc, vì để đạt được gia đình văn hóa trước tiên phải là gia đình tử tế, cá nhân tử tế để sau đó dần dần đạt được gia đình văn hóa.
2. Cử tri phản ảnh tình trạng bình xét danh hiệu khu phố văn hóa, gia đình văn hóa hiện nay còn mang tính hình thức và rất tốn kém. Đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần quan tâm hơn về vấn đề này để việc bình xét đi vào thực chất; cử tri đề xuất Mặt trận Tổ quốc không tham gia các Ban chỉ đạo mà nên giám sát riêng theo vai trò của Mặt trận.
Trả lời : (Tại Công văn số 1547/BVHTTDL-VP, ngày 13/04/2017)
1. Về đề nghị sớm có quy định về xây dựng gia đình hạnh phúc
Ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Mục tiêu của Chiến lược là “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược thông qua các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hóa là trọng tâm, hàng năm hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền thường xuyên và cao điểm vào dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình…
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Việt Nam, sẽ tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, sau đó triển khai thí điểm ở các địa phương đại diện cho các vùng, miền văn hóa trên cả nước. Những hoạt động này đều hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc của người Việt Nam.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, theo nghĩa rộng là các hoạt động đang được Chính phủ chỉ đạo, điều hành thực hiện bao gồm xây dựng gia đình văn hóa; hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế; tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình… Gia đình hạnh phúc có tiêu chí rộng mở, thiên về yếu tố sự thỏa mãn về tinh thần, nhưng trước hết phải là gia đình văn hóa, phải có các tiêu chí của gia đình văn hóa. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Dự thảo Nghị định quy định về xét và công nhận các danh hiệu văn hóa (trong đó có gia đình văn hóa).
Để đảm bảo tính thống nhất, ngày 10/10/2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Trong đó, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” nêu rõ: “Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…”; “Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật nhà nước, quy định của địa phương; hương ước, quy ước cộng đồng”; “Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng”…
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tích cực trong việc hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc. Ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm.
Chủ trương, chính sách trong xây dựng “Gia đình văn hóa” nói riêng đã được được Đảng và Nhà nước quan tâm và triển khai cụ thể qua các phong trào và đến nay đã lan tỏa sâu, rộng trong cả nước. Khái niệm về “Gia đình hạnh phúc” đã được cụ thể hóa tại các tiêu chuẩn của “Gia đình văn hóa”.
2. Về đề nghị quan tâm hơn để vấn đề bình xét danh hiệu khu phố văn hóa, gia đình văn hóa đi vào thực chất
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong thời gian qua luôn được các cấp, các ngành quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo. Phong trào đã đi vào đời sống xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục trong thời gian tới, nhất là tình trạng bình xét danh hiệu văn hóa hiện nay còn mang tính hình thức, tốn kém. Để khắc phục những hạn chế khó khăn đó nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ban, ngành thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
- Củng cố và nâng cao hiệu lực hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa.
- Phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đẩy mạnh vai trò tự quản cộng đồng, phát huy hiệu quả hoạt động trong hương ước, quy ước của mỗi cộng đồng dân cư.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến với đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, phát huy sự ảnh hưởng uy tín của già làng, trưởng bản trong cộng đồng.
- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các xã có nhiều dân tộc.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định về xét và công nhận các danh hiệu văn hóa, trình Chính phủ ban hành, trong đó sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí bất cập của các Thông tư đã ban hành trước đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bình xét các danh hiệu văn hóa trong thời gian tới.
Về đề xuất Mặt trận Tổ quốc không tham gia các Ban Chỉ đạo mà nên giám sát riêng theo vai trò của Mặt trận
Ngày 26/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 794/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban Vận động Trung ương cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò là Ủy viên Thường trực.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng, đặc biệt là nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật. Phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội… Thực tế những năm qua, việc Mặt trận Tổ quốc tham gia Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp vừa đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát của Mặt trận, vừa là nhân tố quan trọng hàng đầu trong triển khai thực hiện thành công các nội dung của phong trào./.