ĐBQH Phùng Đức Tiến - Hà Nam: Không nên nâng tuổi nghỉ hưu

16/06/2014 14:00

Qua nghiên cứu dự thảo Luật bảo hiểm xã hội, tôi xin tham gia một số nội dung sau: Một, về mở rộng đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, tôi nhất trí với chủ trương mở rộng đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có bổ sung đối tượng sinh viên trường công an, quân đội, cơ yếu, người quản lí doanh nghiệp.

ĐBQH Tôn Thị Ngọc Hạnh - Đắk Nông: Đề nghị tăng thẩm quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội

16/06/2014 14:00

Thực hiện bảo hiểm xã hội chính là việc đảm bảo thực hiện quyền con người mà Hiến pháp nước ta luôn đề cao và được xã hội thừa nhận từ nhiều năm nay. Cần khẳng định rằng, chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cơ sở chia sẻ trong cộng đồng người lao động.

ĐBQH Lê Thành Nhơn - Bình Định: Phải bổ sung những giải pháp hữu hiệu mới có thể thực hiện được bảo hiểm bắt buộc

16/06/2014 14:00

Trước hết dự thảo luật lần này đã đưa đối tượng hợp đồng lao động dưới 3 tháng vào diện bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội. Tôi cho rằng đây là một điều mới và rất nhân đạo. Tuy nhiên trong thực tế tôi thấy rằng việc này rất khó thực hiện, do đó tôi đề nghị Ban soạn thảo cần có giải trình và có phương thức để triển khai phương án này cho có hiệu quả. Vấn đề quan trọng là hiện nay còn trên 5 triệu lao động thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chúng ta chưa thu được, do đó tôi đề nghị ban soạn thảo lưu ý.

ĐBQH Trần Minh Diệu: Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với QH phải được thể hiện rõ trong Luật Tổ chức QH (sửa đổi)

16/06/2014 14:00

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, với nội hàm là một luật về tổ chức tôi đồng tình với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phạm vi điều chỉnh của luật chỉ là quy định về tổ chức bộ máy, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan thuộc Quốc hội. Giới hạn phạm vi điều chỉnh như vậy là hợp lý. Riêng các hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cả cơ quan của Quốc hội sẽ tiếp tục được điều chỉnh, bởi các luật và văn bản quy phạm pháp luạt khác như Luật giám sát, Quy chế kỳ họp, Nghị quyết về tiếp xúc cử tri v.v...Tuy nhiên, giới hạn về phạm vi điều chỉnh như nói ở trên cần phải được thể hiện bằng một điều cụ thể ngay trong dự thảo luật.

ĐBQH Nguyễn Văn Sơn - Hà Tĩnh: Cần có lộ trình cụ thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu với từng nhóm đối tượng

17/06/2014 14:00

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước là rường cột trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Việc sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội một cách căn cơ theo Hiến pháp và Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Chính phủ, Ban soạn thảo chuẩn bị khá chu đáo, được dư luận xã hội và người lao động hết sức quan tâm. Tôi đồng tình cao thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện, tôi xin có một số ý kiến về một số nội dung như sau:

ĐBQH Nguyễn Quang Cường - TP Hải Phòng: Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm về Luật đóng, hưởng bảo hiểm xã hội

17/06/2014 14:00

Sau khi nghiên cứu Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tôi cơ bản nhất trí với nội dung tờ trình của Chính phủ về dự thảo luật. Việc sửa đổi luật bảo hiểm xã hội là cần thiết, nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và quy định của Hiến pháp, đáp ứng nhu cầu của người lao động, góp phần từng bước hoàn thiện chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, quy định chế độ hưu trí bổ sung, thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng.

ĐBQH Trần Ngọc Vinh - TP Hải Phòng: Băn khoăn về chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp hiện nay

16/06/2014 14:00

Dự thảo Luật Quốc hội (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung về tổ chức và hoạt động của Quốc hội để phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, kế thừa và pháp điển hóa nhiều quy định từ nội quy kỳ họp, các quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các văn bản luật khác có liên quan. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu dự án luật, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau.

Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh: Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội chuyên trách với các đại biểu khác

16/06/2014 14:00

Trước khi phát biểu ý kiến, tôi có một kiến nghị, đây là một đạo luật rất quan trọng để tổ chức Quốc hội, kỳ họp này thảo luận đầu nhưng những vấn đề quan điểm để sửa chữa rất quan trọng, kỳ họp sau thường sửa chữa không nhiều. Do đó, trước hết tôi đề nghị kỳ họp này thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) để tất cả các đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu hết, không căn cứ vào thời gian.

ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết - Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị tăng số lượng đại biểu chuyên trách

16/06/2014 14:00

Thứ nhất, về số lượng đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 41 là tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, tôi thấy quy định như vậy là hợp lý. Nếu quy định cứng là 500 thì khi tiến hành bầu cử, nếu thiếu thì chúng ta lại phải bầu bổ sung rất phức tạp.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Hòa - ĐBQH Trịnh Xuyên: Phải đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ cho công dân và có cơ sở pháp lý chắc chắn về số định danh cá nhân cho

09/06/2014 14:00

Sáng 09/6/2014 các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Căn cước công dân. Đây là dự Luật rất quan trọng nhằm thể chế hóa quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, góp phần tăng cường công tác quản lý dân cư trong giai đoạn phát triển đất nước, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện thành công Đề án 896 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.

Các bài viết khác
Các tin đã đưa: