ĐBQH Lê Việt Trường - An Giang: Luật Căn cước công dân được kỳ vọng sẽ đổi mới căn bản hoạt động quản lý dân cư
09/06/2014 14:00
Việc ban hành Luật Căn cước công dân là cần thiết nhằm cung cấp cho Nhà nước công cụ quản lý, hoạch định chính sách, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, đồng thời cung cấp cho người dân giấy tờ cần thiết để tham gia vào các hoạt động xã hội, giao dịch dân sự. Công dân nào cũng mong muốn giảm thiểu tối đa giấy tờ thủ tục không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, càng giản tiện thủ tục, giấy tờ bao nhiêu thì người dân và Nhà nước càng đỡ tốn kém và đỡ mất thời gian bấy nhiêu.
ĐBQH Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc: Cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để phân định cơ quan nào thuộc UBTVQH, thuộc QH
04/06/2014 14:00
Dự án Luật Tổ chức QH (sửa đổi) trình QH tại Kỳ họp lần này đã được tiếp thu khá đầy đủ ý kiến đóng góp của ĐBQH. Theo đó, các quy định đã dần làm sáng tỏ việc ĐBQH là trung tâm của QH, được đưa lên quy định ở Chương II. Hoan nghênh việc Luật đã kịp thời cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp, song một số ĐBQH thẳng thắn, Luật không được vượt qua Hiến pháp nhưng không có nghĩa là bê nguyên xi câu chữ của Hiến pháp. Sửa Luật này phải làm cho QH mạnh hơn.
ĐBQH K’sor Phước (Gia Lai): Luật không được vượt qua Hiến pháp, nhưng không phải là bê nguyên xi câu chữ của Hiến pháp
04/06/2014 14:00
Sửa đổi Luật Tổ chức QH phải xuất phát từ ĐBQH. Hiến pháp, từ Điều 79 đến Điều 85, đã quy định 12-13 nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH. Vì vậy, Luật Tổ chức QH đầu tiên phải xem ĐBQH được quyền hạn gì, phải thực hiện nhiệm vụ gì? Nếu xác định xong vai trò, vị trí của ĐBQH trong tổ chức của QH thì tất cả các quyền phải được thể hiện như thế nào? Phải thể hiện ở cả ba chức năng quan trọng nhất của QH là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.