ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ CHẤT VẤN BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO VĂN NGHỆ SỸ

24/06/2020

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có khoảng hơn 110 đơn vị nghệ thuật công lập, tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ văn nghệ sỹ vẫn gặp nhiều khó khăn. Đây nội dung đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về chế độ, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sỹ, họa sỹ, nhà văn, nhà thơ… sáng tạo, sáng tác tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, chế độ chính sách cho các văn nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn nhiều bất cập

Chế độ chính sách cho văn nghệ sỹ: chưa tương xứng!

Để có một tác phẩm hoàn chỉnh, được duyệt, biểu diễn, các nghệ sỹ, nhạc công, đạo diễn… và toàn thể ekip của Đoàn Cải lương truyền thống, Nhà hát Cải lương Việt Nam phải luyện tập từ 1 đến 1,5 tháng mới hoàn thành. Thế nhưng, mức thù lao mà các thành viên trong Đoàn nhận được lại chưa thật sự tương xứng so với công sức luyện tập vất vả ngày đêm. Hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật sân khấu cải lương, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Trọng Bình đã dành trọn tâm huyết với nghề. Mặc dù, chế độ, chính sách dành cho các văn nghệ sỹ còn thấp so với mức sống hiện nay nhưng anh vẫn gắn bó với nghề, bởi với anh, những ca từ cải lương đã ngấm vào máu:

Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Trọng Bình, Trưởng Đoàn Cải lương truyền thống, Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết: “Nếu đi diễn mà được đóng vai chính như tôi mới được 200.000 một đêm, mà đi từ 1 giờ trưa đến đến 2 - 3 giờ sáng mới về. Còn các bạn diễn vai thứ, vai lính thì chỉ được 120.000 đến 160 nghìn. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng phải tập từ sáng đến tối, có khi đến tối muộn mới về. Hiện nay về chế độ tiền lương thì chúng tôi đang được hưởng theo bậc và ngạch theo quy định của nhà nước nhưng với mức thu nhập này là rất thấp không đủ để duy trì cuộc sống, rất mong nhà nước có chế độ ưu đãi nhất là là các bộ môn nghệ thuật truyền thống”.

Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Trọng Bình, Trưởng Đoàn Cải lương truyền thống, Nhà hát Cải lương Việt Nam 

Còn với những người trẻ như nghệ sỹ Thùy Dung, cũng chỉ vì lòng yêu nghề nên chị đã chọn ngành cải lương. Cũng như nhiều anh chị em nghệ sỹ khác đã phải làm thêm ngoài giờ để có điều kiện theo đuổi lĩnh vực mình yêu thích.

Nghệ sỹ Thùy Dung tâm sự, nghệ sĩ chúng tôi muốn trình diễn những vở kịch những tác phẩm em cho công chúng ảnh nhưng nhưng còn thiếu thốn rất nhiều ví dụ như kinh phí đáng lẽ ra vở kịch đó và cải lương đó sẽ hay hơn rất nhiều nhưng thiếu kinh phí cho nên những tác phẩm đó chưa thật sự trọn vẹn chưa hoàn chỉnh. Với bản thân tôi ngoài công việc ở cơ quan và công việc của nhà hát giao, thì tôi vẫn phải đi làm thêm đi hát Bằng chính cái chuyên ngành của mình để kiếm thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống.

Buổi tập của các nghệ sỹ cải lương, Nhà hát Cải lương Việt Nam

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có khoảng hơn 110 đơn vị nghệ thuật công lập, trong đó có 12 đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Số còn lại là các tổ chức nghệ thuật thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó, mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 đơn vị nghệ thuật hoạt động. Đa phần các văn nghệ sỹ thuộc biên chế của những đơn vị nghệ thuật công lập được chi trả chế độ tiền lương theo ngạch bậc. Quy định này đang tồn tại quá nhiều bất cập so với thực tế của lĩnh vực hoạt động đặc thù này. Đó là chưa kể, số tiền phụ cấp (thanh sắc) không phải nơi nào cũng có.

Nghệ sỹ nhân dân Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam khẳng định: Mức lương còn thấp chỉ là một trong những khó khăn mà các văn nghệ sĩ phải trải qua. Hiện nay nhiệm vụ cao nhất mà các đơn vị nghệ thuật được Đảng và nhà nước giao phó đó là bảo tồn và phát huy di sản tin văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc cụ thể nhà hát cải lương Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cũng làm nhiệm vụ án nặng nề trong quá trình đó đó là đặc biệt trong bối cảnh hiện nay các loại hình nghệ thuật nói chung và nghệ thuật truyền thống nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường. Cũng chính vì không có thị trường khán giả nên gặp khó khăn nhiều về nguồn thu từ việc xây dựng tác phẩm và đầu ra đầu vào của tác phẩm.

Chế độ chính sách cho văn nghệ sỹ: Cần cơ chế đặc thù.

Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ văn nghệ sỹ trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong thời bình – những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách động viên, ưu đãi, hỗ trợ văn nghệ sĩ, tạo điều kiện cho tầng lớp văn nghệ sĩ sáng tạo, cống hiến tài năng. Khi ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW năm 2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, trong đó Nghị quyết đã nêu rõ là phải chăm lo, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng, đức độ, sáng tạo, biểu diễn nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Và tại Nghị quyết số 23 cũng đã nhận định “các chính sách về lương, phụ cấp đối với nghệ sĩ nhìn chung còn thấp, chế độ đãi ngộ, đầu tư còn hạn chế, thiếu sự động viên khuyến khích”. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là chính sách tiền lương cho văn nghệ sĩ có nhiều bất cập. Mức lương chưa trở thành nguồn sống cơ bản tương ứng với giá trị lao động của văn nghệ sĩ, trong khi đó phụ cấp thanh sắc vẫn ở mức thấp khiến cho nghệ sĩ chưa thể yên tâm cống hiến cho nghệ thuật.

Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Trong Bình, Trưởng Đoàn Cải lương truyền thống, Nhà hát Cải lương Việt Nam mong muốn Nhà nước tăng thêm tiền lương mức phụ cấp và nhất là phụ cấp độc hại khi biểu diễn. “Đứng trước cơ chế thị trường bùng nổ thông tin rất lớn mà chúng tôi vẫn cố gắng đó là lòng yêu nghề và quyết tâm. Vì sao tôi nói vậy vì nghệ thuật đã ăn vào máu chúng tôi không thể làm nghề khác được. Ngoài tình yêu nghệ thuật chúng tôi còn muốn hát, muốn truyền tải thông tin vì chúng tôi cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Trong Bình nói.

Để đội ngũ văn nghệ sĩ toàn tâm toàn ý, dốc trọn đam mê cho những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, cống hiến cho xã hội, không bị gánh nặng cơm áo gạo tiền chi phối, Nhà nước cần xây dựng, ban hành thêm những chính sách phù hợp đối với văn nghệ sĩ. Đó có thể là chế độ đãi ngộ, điều kiện cơ sở vật chất, tài trợ để họ yên tâm công tác, có thêm nhiều cơ hội cống hiến tài năng cho xã hội. Đặc biệt, có cơ chế, chính sách đặc thù để động viên, thúc đẩy họ không ngừng sáng tạo, mang đến cho đời những tác phẩm nghệ thuật làm lay động lòng người, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường văn hóa nghệ thuật của đất nước.

Nghệ sỹ nhân dân Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết: Chúng tôi là những người làm nghệ thuật trực tiếp ở các loại hình nghệ thuật truyền thống. Chúng tôi luôn trăn trở và có nhiều dự án bán bám sát phát ngu cầu thực tế của ngành nghề của mình và chúng tôi tin rằng với những dự án đó đó chúng tôi có thể phần nào gỡ bỏ những khó khăn và tạo là cho sự phát triển của ngành nghề. Chúng tôi tôi mong muốn bằng các dự án cụ thể, khi đề xuất cũng rất mong muốn các cấp, ban ngành, các nhà nghiên cứu ủng hộ chúng tôi để các dự án đề án đó có điều kiện được triển khai đóng góp tích cực vào việc cải thiện thực trạng khó khăn hiện nay cũng như tháo gỡ khó khăn cho các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Nghệ sỹ nhân dân Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần có cơ chế chính sách phù hợp để nghệ sĩ sống được bằng nghề; nghiên cứu xây dựng các văn bản quy định chuyển ngạch bậc lương, chế độ phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn. Nhà nước cũng cần có cơ chế đặt hàng, công bố tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật nhằm kịp thời khuyến khích, huy động có hiệu quả trí tuệ, tâm huyết của văn nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm. Đặc biệt, cần tạo thêm cơ chế về chính sách, kinh phí, cơ sở vật chất, các dự án nghệ thuật có giá trị nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn nhiều tác phẩm hay, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Vì vậy, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện về chế độ, chính sách để tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ được sáng tạo, sáng tác, để lại những tác phẩm cho đất nước, cho dân tộc.

Ngay sau khi đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có phần giải trình trước Quốc hội. Trong đó, Bộ trưởng cho biết: Hiện nay Nhà nước rất quan tâm đến văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, đặc biệt là văn nghệ sĩ sáng tác như đại biểu Nguyễn Anh Trí đã nêu. Hiện nay, nhà nước cũng đã cấp kinh phí cho Hội nhà văn, nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí cho các hội trong việc sáng tác các tác phẩm. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cũng hạn hẹp do điều kiện ngân sách của đất nước còn khó khăn. Mặc dù Đảng và Nhà nước hết sức cố gắng, hết sức quan tâm nhưng rất hạn hẹp. Chúng tôi thấy rằng, nếu có nguồn kinh phí ngân sách, Đảng và Nhà nước cũng nên dành sự quan tâm nhiều hơn đối với lực lượng văn nghệ sĩ. Hiện nay như một số ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có những ngành 5 năm nay không tuyển được một sinh viên nào. Điều này cho thấy thực tế rằng các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Anh Trí

Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện có thể thấy, trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng nhà nước cố gắng tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ hoạt động. Mặc dù cơ chế, chính sách đãi ngộ vẫn còn chưa tương xứng, đời sống của đội ngũ văn nghệ sĩ vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn miệt mài hoạt động nghệ thuật. Nhiều nghệ sỹ  mong muốn được tạo điều kiện tốt hơn để các loại hình nghệ thuật được tôn vinh, được khởi sắc, để nghệ thuật được thăng hoa. Và một trong những mong mỏi ấy đó là sớm được xem xét, sửa đổi cách tính lương và cách phân hạn ngạch, làm sao để mức lương cơ bản của những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật hợp lý hơn. Có như vậy mới động viên, khích lệ được người nghệ sĩ yêu nghề, gắn bó với nghề. Vậy về phía Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có những giải pháp gì để các văn nghệ sỹ yên tâm sáng tác, cống hiến cho nghệ thuật? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã phỏng vấn Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đánh giá về những giải pháp mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã nêu ra nhằm giúp các văn nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật bớt khó khăn.

Phóng viên: Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Xin đại biểu cho biết xuất phát từ thực trạng nào đại biểu lại chất vấn về nội dung vừa nêu?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về vấn đề về Nhà nước cần có chính sách xứng đáng, đầy đủ để hỗ trợ, thậm chí để bảo trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ lớn của Việt Nam, giúp họ hoạt động tốt hơn, sáng tạo được nhiều tác phẩm, để lại cho đất nước một cách lâu dài và trở thành tài sản quốc gia. Tôi chất vấn nội dung này cũng đã nhận được sự hưởng ứng lớn của Bộ trưởng và dư luận đặc biệt là dư luận của giới làm nghệ thuật. Sở dĩ tôi chất vấn nội dung này là xuất phát từ thực trạng hiện nay hầu như các nghệ sĩ có tên tuổi trong các lĩnh vực như nhạc, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật truyền thông đang bị bỏ rơi, gần như không có chế độ chính sách nào đáng kể, nếu có nhưng cũng quá nhỏ.

Trước đây, ngay từ khi mới lập nước từ năm 1945 năm cho đến khi giải phóng Thủ đô và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Bác Hồ và Đảng luôn có sự quan tâm đầy đủ đối với các nghệ sĩ có tên tuổi. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng đã có những chính sách chế độ cao cho các nghệ sĩ yên tâm sáng tác. Còn nhìn rộng ra các quốc gia trên thế giới, khi các văn nghệ sỹ còn sống, những tác phẩm của họ chưa thực sự nổi tiếng nhưng họ luôn được nhà nước hỗ trợ đến mức tối đa để cho họ được tự do sáng tác, sáng tạo ra những tác phẩm, công trình nghệ thuật vô giá, trở thành tài sản quốc gia. Nếu so sánh với Việt Nam thì thấy, việc đầu tư cho nghệ thuật là cần thiết và tôi cho rằng Đảng, Nhà nước cần quan tâm đến các tài năng nghệ thuật, các văn nghệ, tạo điều kiện để họ phát huy sáng tạo nghệ thuật, tạo ra các tác phẩm có giá trị mang tính vững bền.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Sau khi đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã trả lời đại biểu, vậy đại biểu có hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng rất đồng tình và đã tiếp thu ý kiến chất vấn của tôi. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy có chuyển biến nhiều. Tôi cũng thông cảm cho Bộ trưởng vì thời gian tôi chất vấn đến nay chưa dài.

Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn đề này cũng cần được nhìn nhận và triển khai, trong đó các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ hoạt động cần phải được đưa vào luật để hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện hơn nữa cho các văn nghệ sỹ hoạt động. Và tôi đang chờ các giải pháp từ phía ngành văn hóa thể thao và du lịch trong thời gian tới.

Phóng viên: Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng nêu một số giải pháp tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ hoạt động sáng tạo nghệ thuật, theo đại biểu nên tập trung vào giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn của giới văn nghệ sỹ hiện nay?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội:  Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng nêu ra nhiều giải pháp nhưng tôi cho rằng những giải pháp đó vẫn còn mang tính chung chung. Vấn đề cần ưu tiên triển khai hiện nay là tiến hành đánh giá lại thực trạng đời sống ảnh của các văn nghệ sĩ, nhất là những người nổi tiếng ở tất cả các lĩnh vực; bao gồm cả những nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian, từ đó đề xuất định mức hợp lý, đảm bảo cho họ có thể làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, những chính sách này cũng cần được xây dựng trên tinh thần là những nghệ sỹ có tài năng- họ là những tài sản quốc gia. Bởi tôi có thể khẳng định, thi ca nhạc họa không phải học là làm được mà đó là tài năng thiên bẩm. Có người học 3 năm, thậm chí tới 30 năm chưa chắc đã vẽ được một bức tranh đẹp, sáng tác được một bản nhạc để đời, nhưng những nghệ sĩ có tài năng thiên bẩm thì hoàn toàn có thể làm được.

Vì vậy, khi xây dựng chính sách cũng cần nhìn nhận dưới góc độ đó thì mới thấy sự đầu tư của đất nước cho các văn nghệ sỹ có tài năng là xứng đáng chứ không hề lãng phí. Sự đầu tư này chính à đầu tư nhân văn và đầu tư vì sự phát triển văn hóa của một quốc gia. Một giải pháp quan trọng tiếp theo cần triển khai là luật hóa các quy định này và tổ chức triển khai cho bằng được trên thực tế.

Tôi nghĩ rằng, để làm được điều này thì cũng mất nhiều thời gian, có khi tới cả năm, nhưng vẫn cần phải triển khai sớm để giải quyết những khó khăn này.

Phóng viên: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng nêu thực trạng thiếu kinh phí, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Vậy theo đại biểu, cần ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này như thế nào để tránh tình trạng mai một các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Cũng tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng đề cập tới thực trạng văn hóa truyền thống ảnh các loại hình nghệ thuật dân gian hiện đang có xu hướng mai một. Vừa qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của tổ chức UNESCO, có một số loại hình nghệ thuật của Việt Nam được phục hồi nhưng vẫn còn ít hơn nhiều so với yêu cầu. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng xác nhận điều này và tôi cho rằng, thời gian tới Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho lĩnh vực này. Mặc dù đất nước ta hiện nay vẫn còn nghèo nhưng không phải quá nghèo nên ngay từ bây giờ các giá trị văn hóa cần được đầu tư tương xứng. Nếu chúng ta để mai một các giá trị này thì rất có lỗi đối với các thế hệ mai sau.

Vì vậy, cần có các cơ chế chính sách cụ thể, đặc biệt phải huy động, động viên toàn xã hội tham gia phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Đồng thời đưa các giá trị truyền thống của dân tộc hội nhập với quốc tế, khi đó các giá trị văn hóa dân gian của chúng ta vừa trở thành một nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế vừa góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, như vậy các giá trị văn hóa mới thực sự phát triển bền vững.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Như vậy, theo ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí, tài năng nghệ thuật là vốn quý của dân tộc, của quốc gia, vì vậy, chăm lo bồi dưỡng, phát huy tài năng là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là của Đảng, Nhà nước, của các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ trước hết thể hiện ở chính sách đãi ngộ kịp thời, phù hợp đối với văn nghệ sĩ. Có như vậy, văn nghệ sỹ mới hoàn thành tốt vai trò là chiến sỹ xung kích, mắt sáng, lòng trong, bút sắc, dùng tài năng sáng tạo nên nhiều hình tượng nghệ thuật có sức cảm hóa, lan tỏa lòng người./.

Lan Hương