Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho ý kiến
Cho ý kiến tại Phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu rõ, ô nhiễm môi trường không phải Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Vấn đề ô nhiễm môi trường thì thường xuyên có ý kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng, nhưng đại biểu cho rằng tất cả các ý kiến phát biểu mới chỉ tập trung vấn đề là quy hoạch như thế nào và cách xử lý như thế nào, chưa có ý kiến nào đề cập đến trách nhiệm của cử tri trong vấn đề giữ gìn môi trường.
Theo đại biểu, ô nhiễm môi trường vừa đa dạng, vừa phổ biến, đôi lúc lại có biến cố rất nghiêm trọng việc bổ sung thích hợp là cần thiết. Đề nghị cần phải tích hợp và giao trách nhiệm từ trên xuống dưới. Có ý kiến đề nghị giao chính quyền địa phương, theo đại biểu quy định như vậy cũng chưa đầy đủ. Cũng có ý kiến băn khoăn, nếu kinh phí đầu tư cho nhà nước thì lấy từ đâu ra và khó khăn như thế nào. Đại biểu giải thích thêm, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu rất được quan tâm và đầu tư. Họ đầu tư từ 5% đến 10%, với Việt Nam tối thiểu cho vấn đề cụ thể hóa này thì chưa được quy định trong luật.
Đại biểu cũng chỉ rõ, trong Luật Giáo dục, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Khoa học đã quan tâm đến kinh phí cụ thể. Còn Luật Bảo vệ môi trường là luật luôn luôn nóng và cần phải có chi phí thì mới giảm bớt được.
Đại biểu nhấn mạnh, ô nhiễm môi trường liên quan đến sức khỏe của con người và mua sắm dụng cụ chống ô nhiễm, bình lọc nước hoặc ô nhiễm không khí thì phải đeo khẩu trang hoặc mua máy lọc, khi có biến cố thì đe dọa đến tính mạng dẫn đến bất ổn về chính trị. Cho nên nhà nước phải có một nguồn đầu tư phát triển để đảm bảo cho môi trường luôn thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình và sử dụng được ngân sách, tăng cường thêm mọi điều kiện để làm tốt vấn đề chống ô nhiễm môi trường./.