Quản lý nhà nước mà không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì ai thực hiện?
28/11/2014 15:00
Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật trình QH thảo luận tại Kỳ họp này được các ĐBQH đánh giá có nhiều điểm sáng so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Nhấn mạnh, đây là luật để làm luật, các ĐBQH cho rằng, hệ thống pháp luật sau này có trở nên minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng hay không thì bộ công cụ làm luật phải chuẩn mực. Do đó, ngay trong luật này, cần phân định rất rõ thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật của các chủ thể theo hướng: thẩm quyền, phạm vi quản lý đến đâu thì phải được ban hành văn bản pháp luật tương ứng. Không thể có chuyện, phân cấp, phân quyền quản lý nhưng lại không được ban hành văn bản để thực hiện chức năng quản lý.
QH thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi): Kiểm toán Nhà nước độc lập đến đâu?
28/11/2014 15:00
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, do QH thành lập. Tuy nhiên, một vấn đề được các ĐBQH đặt ra đối với dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) là Kiểm toán Nhà nước độc lập đến đâu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình? Dự thảo Luật quy định quyền của kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán rất nhiều nhưng trách nhiệm đối với các kết luận kiểm toán lại khá nhẹ nhàng. Và trong trường hợp, cơ quan được kiểm toán không tán thành kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì cũng không có ai làm trọng tài phân xử?
Độc lập, chỉ tuân theo pháp luật?
26/11/2014 15:00
Một điểm mới được các ĐBQH đánh giá cao trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) là quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Các ĐBQH cho rằng, nếu thực hiện được nguyên tắc này sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bảo đảm quyền lợi của dân. Nhưng có một điểm vướng được nhiều ĐBQH chỉ ra là, Hiến pháp đã quy định, nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Bộ luật Dân sự là luật nền
26/11/2014 15:00
Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, QH Khóa XIII, sáng 25/11, QH thảo luận tại Hội trường về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu điều khiển buổi làm việc.
Các thuật ngữ mới có thể gây xáo trộn lớn
26/11/2014 15:00
Dự thảo Bộ luật có một số điều chỉnh, theo tôi là không thực sự cần thiết, thậm chí còn có thể gây ra những xáo trộn lớn trong hệ thống pháp luật tư. Tôi xin được nêu hai ví dụ.
Hiến pháp đã khẳng định, chính quyền địa phương có HĐND và UBND - tại sao vẫn phải hỏi có cần có HĐND hay không?
25/11/2014 15:00
Đúng như dự kiến, dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía các ĐBQH khi cơ quan soạn thảo trình QH 2 phương án về tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có một phương án sẽ bỏ HĐND quận, phường. Một nền dân chủ nhân dân không thể không có HĐND ở đầy đủ các cấp chính quyền. Chúng ta chỉ có thể làm sâu sắc thêm chứ không thể làm phai mờ tính dân chủ của một chính thể của dân, do dân và vì dân.
Chưa khẳng định được vấn đề quan trọng nhất là mô hình tổ chức chính quyền địa phương như thế nào?
24/11/2014 15:00
Ngay trong phiên làm việc đầu tiên của tuần này, QH sẽ dành gần 1 ngày để thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo ĐBQH Trần Minh Diệu (Quảng Bình), nội dung quan trọng nhất của dự luật này là mô hình tổ chức chính quyền địa phương, làm rõ được mô hình thì các chế định liên quan sẽ rõ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, đến thời điểm này, dự thảo Luật vẫn chưa định hướng, chưa khẳng định được mô hình tổ chức chính quyền địa phương như thế nào.