THẢO LUẬN TẠI TỔ 12, KỲ THỨ 5 QUỐC HỘI KHOÁ XIV VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

31/05/2018

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 30/05, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một só điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Toàn cảnh Phiên họp tại Tổ 12

Tổ 12 gồm đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: An Giang; Phú Yên; Quảng Trị; Lào Cai do Đồng chí Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị chủ trì phiên thảo luận. Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các nội dung cơ bản của hai dự án luật.

Đại biểu Hồ Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị phát biểu 

Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, đại biểu Hồ Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng, về học phí (sửa đổi, bổ sung Điều 105) đề nghị cần quy dịnh cụ thể về chính sách, những trường hợp được miễn, giảm học phí vào điều Luật mà không nhất thiết giao cho Chính phủ như hiện nay hoặc tại Khoản 3 phải quy định rõ “Chính phủ quy định cơ chế thu, miễn, giảm học phí và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập”.

Về quản lý giáo dục, có ý kiến đại biểu cho rằng, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục vẫn chưa thể hiện được quan điểm đổi mới quản lý giáo dục theo hướng quản lý chất lương, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Đề nghị ban soạn thảo phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện quản lý; phân định rõ hơn công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục.

Đại biểu Quốc hội tại Phiên họp Tổ 12

Bên cạnh đó, các ý kiến đại biểu cũng góp ý vào các nội dung khác của dự án luật như: những vấn đề chung về hệ thống giáo dục quốc dân; hệ thống cơ sở giáo dục; chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm; chính sách đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển;… Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định dẫn chiếu trong Dự thảo Luật sao cho rõ ràng, khả dụng, tránh quy định theo pháp luật một cách chung chung.

Cũng trong buổi thảo luận, các đại biểu cũng cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Nhiều nội dung của Luật được các đại biểu tập trung thảo luận như: vấn đề tự chủ đại học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học; về giảng viên; về đại học tư thuc;… Các biểu biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Giáo dục và hệ thống pháp luật; đồng thời, rà soát, chỉnh sửa kỹ thuật văn bản rõ ràng, minh bạch, lô-gic và thống nhất cách thể hiện đúng theo văn phong và kỹ thuật lập pháp./.

Lê Anh - Nhóm ảnh

Các bài viết khác