Toàn cảnh phiên họp của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý về Dự án Luật điện ảnh (sửa đổi)
Tại phiên thảo luận, đại biểu Châu Ngọc Tuấn bày tỏ nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Điện ảnh để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khắc phục những bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành và đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ dự án Luật, đại biểu cho rằng, còn 1 số vấn đề cần được bổ sung, làm rõ hơn về quan điểm để hoàn thiện dự án Luật từ góc độ là đại biểu Quốc hội của Tây Nguyên nói chung, của tỉnh Gia Lai nói riêng.
Đại biểu Châu Ngọc Tuấn, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận
Theo đại biểu Châu Ngọc Tuấn, phổ biến văn hóa nói chung và điện ảnh nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hội nhập, thế giới phẳng hiện nay,... Thông qua ngôn ngữ điện ảnh, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một trong những công cụ, kênh thông tin để công chúng không chỉ trong nước mà còn trong khu vực, thế giới, quốc tế biết đến, hiểu sâu sắc hơn lịch sử nước nhà, truyền thống, văn hóa tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam.
Điều đặc biệt đáng quan tâm đó là kênh thông tin, phổ biến rất nhanh hiện nay là chính là điện ảnh, nhất là qua giới trẻ. Chính vì vậy, dự án Luật cần quan tâm đến giới trẻ và càng đặc biệt hơn đó là trong xu thế của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc phổ biến văn hóa, điện ảnh rất đa dạng, linh hoạt, do đó, phải làm sao vai trò của Nhà nước là tạo cơ chế, tạo “sân chơi” cởi mở để điện ảnh phải đáp ứng được nhiều yêu cầu, đồng thời đáp ứng những nhu cầu, đó là giữ được giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, phong tục, truyền thống tốt đẹp… của dân tộc, của quốc gia; Phản ánh được hơi thở hiện thực của cuộc sống.
Văn hóa, nghệ thuật và điện ảnh phải thực sự hỗ trợ hội nhập và phát triển kinh tế, đằng sau câu chuyện của điện ảnh chính là câu chuyện thị trường để phát triển kinh tế - xã hội, điện ảnh và văn hóa phải là 1 kênh ngoại giao hữu hiệu để xâm nhập thị trường; Chính vì vậy, chúng ta cũng cần quan tâm, học hỏi kinh nghiệm, những thành tựu rất đáng chú ý của các nước, trước đây là Ấn Độ, và gần đây nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản,... trong việc tạo ra những ảnh hưởng có giá trị để tạo thêm giá trị gia tăng cho quốc gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế, nhất là các trào lưu tiêu dùng, không chỉ ưa thích mà còn yêu thích các sản phẩm có gắn mác “MADE IN VIETNAM” (Trong những năm gần đây điện ảnh Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm được những việc nói trên).
Để phát huy hội nhập điện ảnh hiện đại, tạo dựng được những bước đi vững chắc cho Công nghiệp điện ảnh thì phải có những cơ chế đặc thù rất riêng biệt, rất văn hóa cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự án Luật chưa thể hiện được thật sâu sắc và cụ thể những điều này. Đại biểu Châu Ngọc Tuấn đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu thêm để có những bước đi đột phá hơn.
“Tôi cho rằng điện ảnh Việt Nam làm sao phải không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng, đặc sắc, thể hiện được bản sắc văn hóa, đoàn kết của các dân tộc Việt để phát huy giá trị truyền thống, nhân văn, ý nghĩa về mặt chính trị, văn hóa mà nó còn có ý nghĩa giáo dục, định hướng lâu dài đối với thế hệ trẻ. Do đó, tôi thiết nghĩ dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng vẫn phải đầu tư cho lĩnh vực này để đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là miền núi và Tây Nguyên được thụ hưởng đầy đủ đời sống văn hóa, tinh thần” - đại biểu Châu Ngọc Tuấn chia sẻ.
Cũng theo đại biểu, điện ảnh là lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và có những đặc trưng riêng về tính sáng tạo, chính vì thế, việc sửa Luật phải phù hợp với tính chất của lĩnh vực, đó là phát huy sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sỹ chân chính, đội ngũ chuyên môn, tạo không gian đủ rộng để giới nghệ thuật điện ảnh cống hiến, sáng tạo và thực sự góp phần thể hiện, phản ánh được khát vọng phát triển, khát vọng hùng cường của đất nước ta.
Về Dự án Luật điện ảnh sửa đổi, đại biểu Châu Ngọc Tuấn tham gia góp 2 ý kiến:
1. Về phổ biến phim trên không gian mạng: Việc phổ biến phim trên không gian mạng là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn và thực sự cũng là tất yếu trong xu thế 4.0. Chính vì vậy, rút kinh nghiệm của khá nhiều lĩnh vực khác, đại biểu ủng hộ quan điểm hậu kiểm. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng tổ chức, cá nhân thực hiện phổ biến phim phải tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế “hậu kiểm” nội dung phim để đảm bảo hiệu quả, kịp thời kết hợp với chế tài nghiêm khắc xử lý vi phạm. Đối với một số nội dung về chính trị, quốc phòng an ninh... thì cần quy định “tiền kiểm” và giao Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện.
2. Phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; phục vụ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trđại biểu Châu Ngọc Tuấn ủng hộ cao với quan điểm Ngân sách nhà nước phải bảo đảm là chủ lực, chi phối để phổ biến điện ảnh đến với đồng bào các dân tộc, nhất là ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang...; tuy nhiên, cũng vẫn phải lưu về tính phù hợp, khả thi đối với từng vùng, miền, địa bàn cụ thể chứ không dàn trải./.