HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA 08 LUẬT

08/12/2021

Sáng 08/12, thực hiện chương trình Phiên họp thứ 06, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

 

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến Thường trực các Ủy ban cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý; cụ thể hóa chủ trương đã được đề ra tại các văn kiện của Đảng và nghị quyết của Quốc hội.

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến tập trung phát biểu về một số nội dung như: Đánh giá Hồ sơ dự án Luật; việc bổ sung dự án Luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; sự cần thiết phải sửa đổi và các nội dung đề xuất sửa đổi; quy định về thu hồi đất…

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến Thường trực các Ủy ban cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý; cụ thể hóa chủ trương đã được đề ra tại các văn kiện của Đảng và nghị quyết của Quốc hội.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là nội dung đặc biệt quan trọng liên quan đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dó đó, cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo các nội dung đề xuất sửa đổi là cần thiết, cấp bách; phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi khi ban hành.

Phát biểu thảo luận, một số đại biểu cho rằng, Hồ sơ dự án Luật tương đối đầy đủ và đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường. Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự án trước khi trình Quốc hội.

Nhấn mạnh đây là dự án Luật quan trọng liên quan đến nhiều vấn đề lớn, các đại biểu đề nghị phần đánh giá tác động phải được thực hiện kỹ lưỡng, tăng tính thuyết phục đối với các nội dung đề xuất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ một số nội dung các đại biểu quan tâm

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. 

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, nghiên cứu và tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời, hoàn thiện thêm Báo cáo đánh giá tác động, bổ sung đầy đủ ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách...

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành biểu quyết nhất trí về việc: trình Quốc hội xem xét, quyết định về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội theo thủ tục rút gọn; Thống nhất bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021./.

Minh Hùng