TỔNG THUẬT CHIỀU 14/11: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

14/11/2022

3388 lượt xem

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, 14h00 chiều 14/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng thời, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

TỔNG THUẬT SÁNG 14/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp 

Theo Chương trình Kỳ họp, chiều nay, Quốc hội tiếp tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Sau phần thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung Phiên thảo luận.

Cũng tại Phiên họp chiều nay, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đồng thời Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp nội dung này.

16h40: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, trước khi thông qua toàn bộ Luật, các đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua 03 Điều về hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Điều hành biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%. Như vậy Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

Các đại biểu ấn nút biểu quyết

16h30: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng chuyển quy định tại khoản 1 Điều 31 về Điều 2 giải thích từ ngữ, đồng thời rà soát nội hàm quy định như thể hiện tại khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật.

Về nội dung phòng ngừa bạo lực gia đình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bỏ điểm a khoản 2 Điều 17 và chỉnh lý Điều 18 như dự thảo Luật.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và cơ quan có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật có liên quan và đã thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý Điều 24 theo hướng: quy định rõ căn cứ và trường hợp Trưởng Công an xã yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc; bỏ quy định về thời gian người bị bạo lực gia đình làm việc tại trụ sở Công an xã và quy định về trình tự, thủ tục đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nếu họ không đến như thể hiện tại Điều 24 dự thảo Luật.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định, tổ chức việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng. Đồng thời, khoản 4 và khoản 5 Điều 32 cũng được chỉnh lý tương tự.

Ngoài những nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng toàn bộ dự thảo Luật và chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật lập pháp tại các 15 điều luật khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, bỏ 03 điều (các điều: 2, 47 và 61 dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3), bổ sung 03 điều (các điều: 33, 39 và 55).

Dự thảo Luật có 5 nhóm điểm mới, đó là: (1) Với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam; (2) Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong “phòng” có “chống”, trong “chống” có “phòng”; (3) Sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; (4) Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; (5) Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Để bảo đảm Luật nhanh chóng đi cuộc sống, tăng cường tính khả thi của  Luật, đặc biệt là nội dung mới trong các quy định  về cấm tiếp xúc, góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư, thực hiện công vụ phục vụ cộng đồng… Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ: chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp để mọi người dân, gia đình, cơ quan, tổ chức hiểu rõ và thực hiện đầy đủ, chính xác quy định của Luật. Khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình và bố trí, huy động đủ nguồn lực cho việc tổ chức thi hành Luật; tiếp tục quan tâm triển khai tốt việc thực hiện pháp luật có liên quan như: bình đẳng giới, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội, phòng, chống tác hại của rượu bia, xử lý vi phạm hành chính... để phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời, kịp thời bảo vệ, hỗ trợ hiệu quả người bị bạo lực gia đình.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để xây dựng cơ chế đồng bộ, hữu hiệu trong phòng, chống bạo lực gia đình để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trở thành cơ sở pháp lý quan trọng nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng, xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người, là nơi phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.

16h29: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo chương trình Kỳ họp, tiếp theo nội dung thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Tiếp đến, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 

16h25: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận phiên thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu kết luận phiên thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, phiên thảo luận có 38 đại biểu đã phát biểu, 7 đại biểu tranh luận, còn 55 đại biểu chưa phát biểu do hết thời gian

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, đây là luật hết sức quan trọng nhất, nhiều đại biểu chuẩn bị công phu, tâm huyết, vì vậy, đề nghị các vị đại biểu chưa phát biểu gửi văn bản ý kiến của mình qua Ban thư ký kỳ họp để tổng hợp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình, làm rõ một số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, qua thảo luận đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai để thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, tạo không gian, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.

Các đại biểu tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật như: thể chế hóa rõ ràng, cụ thể hơn 8 nhóm chính sách theo Nghị quyết 18; hoàn thiện chính sách dân tộc trong dự thảo luật; rà soát phạm vi và đối tượng điều chỉnh; quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mối quan hệ, vị trí của quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch quốc gia; giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất; điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài chính về đất đai, giá đất nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất, bảng giá đất…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị đại biểu chuyên trách để tiếp tục hoàn chỉnh dự luật trình Quốc hội tiếp tục xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5.

16h15 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng với 228 ý kiến góp ý tại tổ, tại phiên thảo tại hội trường đã có 45 đại biểu Quốc hội tiếp tục góp ý cụ thể với 35 nhóm vấn đề, nội dung.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định các ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý đều hết sức tập trung, phong phú, là những nội dung hết sức cốt lõi, quan trọng của dự thảo Luật. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định các ý kiến của đại biểu Quốc hội được ghi chép đầy đủ cụ thể là cơ sở để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết chiếm 1/3 số ý kiến của đại biểu Quốc hội tại hội trường là về vấn đề tài chính và giá định giá đất. Bộ trưởng nêu rõ, tài chính đất đai cùng với quy hoạch là công cụ mà Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Trong đó, việc phân bổ lại nguồn lực đất đai, phát huy giá trị đất đai và đưa nguồn lực này để vào phát triển cho kinh tế - xã hội và giải quyết hài hòa các mối quan hệ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trên cơ sở thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về giá đất, dùng phương pháp toán học, phương pháp thống kê tính toán, cùng với phương pháp để xác định vùng đất chuẩn, thửa đất chuẩn, số lượng thửa đất.v.v. thì có thể xác định được giá đất. Điều này sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay.

Đồng thời, từ giá đất này ta sẽ thực hiện rất nhiều công việc để đảm bảo trách nhiệm đóng góp về mặt tài chính của người sử dụng đất,  cũng như tính được giá đất cụ thể. Cùng với đó, công khai được giá đất cụ thể và người dân có quyền tiếp cận. 

Về thu hồi đất và bồi thường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết dự thảo đã quy định rõ tiêu chí giao đất không phải đấu thầu, đấu giá. Về vấn đề đất đai cần phải đấu thầu, đấu giá có 2 hình thức. Bộ trưởng nhấn mạnh quan trọng nhất ở đây là làm sao thực hiện được hài hòa lợi ích của người dân và lợi ích của Nhà nước và lợi ích doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn nhất là làm sao xác định được điều kiện, tiêu chí, Bộ trưởng cho biết sắp tới sẽ nghiên cứu và mong các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, khoa học tiếp tục tham gia góp ý lượng hóa, cụ thể.

Về vấn đề quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định quy hoạch đất đai sẽ gắn với quy hoạch giao thông. Tập trung quản lý đất đai theo không gian, quản lý về chỉ tiêu phân bổ đất đai để làm sao sử dụng một cách hiệu quả, khai thác bền vững.

16h08: Đại biểu Lê Xuân Thân - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Bổ sung trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Lê Xuân Thân tán thành cao với việc sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 18-NQ/TW. Về khoản 4 Điều 82 của dự án Luật có đề cập về người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong dự án Luật còn thiếu trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước trong dự án Luật. Vì vậy, trong dự án Luật cần bổ sung về nội dung này. Ngoài ra, trong dự án Luật cần nêu rõ về quyết định sử dụng, giao đất, thu hồi đất; chất lượng của Hội đồng thẩm định giá đất.

Theo đại biểu Lê Xuân Thân, Khoản 4, Điều 82 của dự án Luật quy định là sau 3 năm kể từ khi Luật được cơ quan nhà nước phê duyệt kế hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất, không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh hủy bỏ nhưng không công bố công khai thì người sử dụng đất không bị hạn chế về các quyền sử dụng đất đã được pháp luật quy định. Điều này cũng đã được quy định tại Điều 49 của Luật Đất đai 2013 và năm 2020, Quốc hội khóa XIV sửa đổi Luật Xây dựng thì cũng nêu nội dung này.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Xuân Thân, quy định chỉ có một chiều về phía quyền của người dân nhưng trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lại thiếu một quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước nên cần bổ sung.

16h00: Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn: Quản lý, giữ gìn, bảo vệ nguồn lực đất đai cho thế hệ mai sau

Quan tâm đến vấn đề thu hồi đất, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Nhà nước chỉ nên thu hồi đất với những dự án trực tiếp phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, không áp dụng các trường hợp gián tiếp. Đồng thời đề nghị bổ sung các quy định làm rõ yếu tố trực tiếp trong dự thảo luật, quy định cụ thể về tính chất, quy mô, giá trị mang lại về nhiều mặt cũng như danh mục từng loại dự án đáp ứng yêu cầu trực tiếp phục vụ lợi ích quốc gia.

Đại biểu cho rằng, do nguồn lực đất đai có hạn, Nhà nước cần sử dụng nguồn lực này tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, nếu do điều kiện chưa thể khai thác tốt nhất, thì cần có phương án giữ gìn, bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng hiệu quả hơn, bền vững hơn nguồn lực đặc biệt quý giá này. 

Về vấn đề quản lý đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đại biểu cho rằng, để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của đồng bào, cần xem xét quy định một chế định riêng, có thể là một mục riêng trong dự thảo Luật về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chế định này sẽ bao gồm các nội dung về: trách nhiệm bảo đảm đất đai cho đồng bào, lộ trình giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu đất ở; quy định điều kiện giao đất với chính sách khuyến khích để cộng đồng dân tộc thiểu số có thể quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên này.

15h54: Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang: Rà soát quy định quyền nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Đưa ra ý kiến tại Hội trường, đại biểu Hoàng Ngọc Định cho rằng việc sửa đổi Luật này là hết sức cần thiết nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc tồn tại nhiều năm nay.

Về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, Điều 48 của dự thảo luật quy đinh, trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án nhà ở, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì có quyền tự đầu tư trên đất thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 138 của Luật này. Đại biểu cho rằng quy định này sẽ làm quá trình thu hồi đất kéo dài, đề nghị ban soạn thảo xem xét, cân nhắc để quy định thuyết phục hơn.

Đại biểu chỉ rõ, tại khoản 2 Điều 110 quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Theo đó, tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đề nghị bổ sung nội dung việc ghi nhận hiện trạng đất thu hồi tại thời điểm thu hồi, vì việc này có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, khoản 1 Điều 106 quy định, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Tuy nhiên, đại biểu cho rằngthực tế, mức hỗ trợ thường thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế người dân bỏ ra xây dựng. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định quy trình thẩm định trình phê duyệt bảng giá chuẩn về suất vốn đầu tư xây dựng công trình cụ thể để phù hợp với giá thực tế của tài sản bị ảnh hưởng trong từng dự án.

Ngoài ra, đối với quy định về đất rừng phòng hộ, khoản 2 Điều 189 có quy định rõ Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng đất rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng kết hợp với mục đích kết hợp trồng cây hằng năm, cây dược liệu, chăn nuôi; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí…

Đại biểu cho rằng đây là quy định mới, tạo điều kiện cho người dân sinh sống tại khu vực này phát triển cuộc sống, tuy nhiên hình thức canh tác kết hợp trồng cây hàng năm, chăn nuôi, trồng cây lâu năm vẫn còn bó hẹp. Đề nghị cần quy định mở hơn vấn đề này.

15h48: Đại biểu Vũ Xuân Hùng – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Đất đai, đại biểu Vũ Xuân Hùng nêu rõ đây là Luật có tác động đến mọi mặt đời sống và đến mọi người dân. Sửa đổi Luật lần này đã cơ bản bao quát nội dung phạm vi điều chỉnh. Trong đó, nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đã đủ rõ, đủ chín, khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành hướng đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản, bảo đảm quyền người sử dụng đất và thúc đẩy sự phát triển. Đại biểu cũng bày tỏ tán thành với cách tiếp cận của dự thảo Luật theo nhóm nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 

Góp ý về quy định liên quan đến việc xác định tiêu chí và khoanh định khu vực tiếp cận đất đai theo đối tượng sử dụng liên quan đến quốc phòng an ninh, đại biểu Vũ Xuân Hùng cho rằng khoản 5 Điều 74 dự thảo Luật quy định chưa phù hợp. Đại biểu lý giải:

Một là không bảo đảm tính tổng thể và thống nhất trong các quy định về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh thì sẽ không bao quát hết được các khu vực vị trí diện tích đất có giá trị về quốc phòng, an ninh nhưng không nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hai là không bảo đảm tính logic trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là quy định về căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ba là, quy định giao cho Chính phủ xác định tiêu chí và khoanh định khu vực hạn chế tiếp cận đất đai theo đối tượng sử dụng đất liên quan đến quốc phòng, an ninh nhưng dự thảo Luật không đưa ra được các tiêu chí có tính chất nguyên tắc để Chính phủ hướng dẫn thực hiện.

Từ những lý do trên, đại biểu Vũ Xuân Hùng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung một điều quy định rõ nguyên tắc xác định tiêu chí và khoanh định khu vực hạn chế tiếp cận đất đai; đồng thời đề nghị bổ sung nội dung xác định khu vực hạn chế tiếp cận đất đai theo đối tượng sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

Về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, đại biểu Vũ Xuân Hùng đề nghị bổ sung thêm một khoản về nguyên tắc áp dụng trong trường hợp đất chưa có trong quy hoạch, kế hoạch đất sử dụng quốc phòng, an ninh nhưng cần phải thu hồi ngay để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp cần thiết và cấp bách.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm quy định giao đất để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang. Đây là chủ trương lớn cần được thể chế làm rõ cơ sở xây dựng và hoàn thiện chính sách, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, gắn bó và phục vụ lâu dài trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

15h26: Quốc hội nghỉ giải lao

15h19: Đại biểu Khương Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định: Nội dung liên quan đến đất đai phải được thể hiện trong Luật, tránh mâu thuẫn, chồng chéo.

Đại biểu Khương Thị Mai nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật đất đai với những lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ để tạo hành lang pháp lý và giải quyết những tồn tại, khó khăn trong thời gian vừa qua. Dự thảo luật được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, tạo được hành lang pháp lý, thể hiện quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong Nghị quyết 18.

Góp ý một số nội dung dự thảo luật, đại biểu Khương Thị Mai cho rằng, những nội dung liên quan đến đất đai phải được thể hiện trong Luật Đất đai để dễ triển khai thực hiện, tránh mâu thuẫn giữa các luật có liên quan.

Về thời điểm tính tiền thuê đất đối với các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất, đại biểu Khương Thị Mai cho rằng nên lấy thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất thay bằng thời điểm trúng đấu giá quyền sử dụng đất đấu thầu.

Đại biểu cũng đề nghị nên giao cho Nhà nước thu hồi đất và thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để tạo nguồn thu cho ngân sách. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của Nghị quyết 18.

Về giá trị giá đất quy định tại Điều 164 của dự thảo luật, theo đó bảng giá đất được xây dựng hàng năm và được công bố công khai. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị quy định rất cụ thể nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục để định giá đất để khắc phục các tồn tại trong thời gian gian vừa qua.

Đại biểu cũng đề nghị không nên bổ sung thành phần Hội đồng nhân dân vào Hội đồng thẩm định giá đất, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan giám sát; đồng thời nên giao cho Sở Tài chính tham mưu xây dựng bảng giá đất thay vì vì Giám đốc Sở Tài chính là thường trực Hội đồng định giá đất…

15h12: Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: Cần làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về di sản với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc quản lý đất có di tích lịch sử văn hóa

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Nình Bình cho rằng, để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, việc quản lý, bảo tồn và tôn tạo các di sản là vấn đề luôn cần được quan tâm, chú trọng, đòi hỏi những chính sách, quy định cụ thể, đồng bộ không chỉ trong pháp luật chuyên ngành như Luật Di sản văn hóa mà cả pháp luật liên quan như Luật Đất đai.

Hiện nay Luật Đất đai đã có quy định phân loại đất di tích lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh là loại đất riêng trong nhóm đất phi nông nghiệp, đặt ra yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trong nguyên tắc lập quy hoạch, kết hoạch sử đất (Điều 68) và quy định chế độ sử dụng đối với loại đất này (Điều 212 của dự thảo). 

Tuy nhiên, qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Thành Công nhận thấy, việc quản lý, sử dụng loại đất này vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về quy hoạch đất có di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, theo đại biểu, thực tế hiện nay có tình trạng khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đã được xác định nhưng có xen lẫn các hộ dân sinh sống trong khu vực di tích đã ảnh hưởng tới giá trị và tính toàn vẹn của di tích, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của người dân trong khu vực di tích.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thành Công đề nghị trong dự thảo cần quy định về quy hoạch đất có di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di sản đã được quy định trong Luật Di sản văn hóa. Đồng thời, cần làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về di sản với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc quản lý đất có di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh. 

Thứ hai, phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nhằm hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn di sản. Đại biểu cho rằng, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp được phân bổ cho địa phương cũng chỉ ở mức tương tự giữa các tỉnh, thành phố khác dẫn đến địa phương khó khăn trong quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đại biểu Nguyễn Thành Công đề nghị cần nắm rõ nguyên tắc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua quyết định, trong đó cần có nguyên tắc phân bổ phù hợp để đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn di sản và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Thứ ba, về cân đối giữa mục tiêu bảo tồn di sản và bảo đảm đời sống cho người dân trong vùng di sản, đại biểu Nguyễn Thành Công đề nghị dự thảo Luật Đất đai cần có quy định cụ thể hơn về việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực di sản cũng như bổ sung quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân trong trường hợp phải di dời ra khỏi khu vực di sản.

15h06: Đại biểu Đỗ Đức Hiển - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh: Cần đánh giá sâu hơn tác động của các chính sách mới

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ.vĐại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển bày tỏ nhất trí với nhiều nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 

Để tiếp tục hoàn thiện dự án luật, đại biểu Hiển cơ bản nhất trí với việc mở rộng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và việc bổ sung quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm.

Về việc mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc kỹ ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, bảo đảm thể chế đúng, đủ chủ trương của Đảng đã được xác định tại Nghị quyết số 18 của Trung ương. Theo đó vừa tạo điều kiện để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch nhưng cũng đồng thời bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa.

Ngoài ra, do các vấn đề Chính phủ xin ý kiến đều là những nội dung mới, lớn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung lý lẽ cho từng loại ý kiến đã nêu trong Tờ trình; lượng hóa và đánh giá sâu hơn về những tác động của chính sách mới, tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là nhân dân tham gia ý kiến cụ thể hơn trong thời gian tới.

15h01: Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh  - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: Việc xác định giá đất cần tính đến nhu cầu mua nhà của người có thu nhập thấp

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Hồng Thanh khẳng định việc quy định giá đất sát với thực tiễn là cần thiết. Tuy nhiên, việc xác định giá đất cần tính đến nhu cầu mua nhà của người có thu nhập thấp. 

Ngoài ra, theo đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, việc định giá đất cần công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình trong trường hợp thu hồi đất. Phương pháp định giá đất dù theo cách nào cũng phải đồng bộ. Dự án Luật cũng nêu rõ quy định cơ quan nào có quyền giải quyết tranh chấp khi có phát sinh mâu thuẫn về giá đất giữa các bên..

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh khẳng định, dự án Luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp định giá đất, trách nhiệm của cơ quan định giá đất, thiết lập hành lang pháp lý đồng bộ, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý nặng về hành chính, xác thực sử dụng các công cụ kinh tế để quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai. Việc bỏ khung giá đất chính là để đưa đất đai về giá trị thực. Xây dựng bảng giá đất, định giá đất sát với giá thị trường để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên, nguồn lực đất đai, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công bằng và ổn định xã hội, giải quyết hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản công khai, minh bạch, lành mạnh, an toàn. 

Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhận thấy một số quy định về giá đất chưa thật sự cụ thể. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ lưỡng dự án Luật để thể chế hóa đầy đủ, chặt chẽ chủ trương của Đảng. Trong đó, cần nghiên cứu bổ sung các quy định để giải quyết thấu đáo một số vấn đề thực tiễn đặt ra. Theo đó, khi bỏ khung giá đất thì bảng giá đất, giá đất cụ thể tăng thì người sử dụng đất sẽ phải trả tiền thuế, phí, tiền sử dụng đất nhiều hơn và sẽ làm cho giá bất động sản tăng lên, khả năng tiếp cận sở hữu nhà, đất của người có thu nhập thấp,  yếu thế sẽ khó khăn. Do vậy, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị dự án Luật cần có quy định cụ thể về giảm tỷ suất thuế, có cơ chế để tiếp tục phát triển chính sách xã hội đối với người có thu nhập thấp và người yếu thế.

Ngoài ra, khi giá đất tăng, nhà đầu tư có thể gặp khó khăn khi đàm phán với người sử dụng đất nếu dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất và khó giải phóng mặt bằng hơn. Nếu không có tiềm lực về tài chính, nhà đầu tư sẽ phải tính toán lại phương án đầu tư khi thấy giá thành cao so với giá đất tăng. Nguồn cung về nhà đất cho thị trường có thể giảm, gây thiếu hụt nguồn cung nhà có thể làm chững thị trường bất động sản trong khi nhu cầu nhà ở lại bức thiết, nhất là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, các thành phố lớn. Như vậy, cả nhà đầu tư và người dân có nhu cầu về nhà ở đều gặp khó khăn.Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế như thế nào để thu hút được đầu tư và giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người dân.

14h54: Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Cân nhắc việc lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch sử dụng đất 05 năm đối với UBND tỉnh

Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, bày tỏ đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Mai Văn Hải cho biết, việc quy định lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất cần thiết, nhưng cần cân nhắc việc quy định phải lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch sử dụng đất 05 năm đối với UBND tỉnh, hàng năm với UBND huyện.

Đại biểu cho rằng việc tổ chức này sẽ làm mất nhiều thời gian không cần thiết, làm ảnh hưởng đến tiến độ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương. Hơn nữa, khi lập các kế hoạch khác, cần căn cứ vào quy hoạch, vì vậy đại biểu cho rằng không nên quy định việc lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Đối với nội dung bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, Điều 100 của dự thảo Luật quy định: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 98 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.

Đại biểu cho rằng việc mở rộng hình thức bồi thường để người dân có lựa chọn là điều tích cực, tuy nhiên, tương đối khó để các địa phương đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong bồi thường. Đại biểu cho rằng, nên quy định bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền để đảm bảo phù hợp với Điều 97 của dự thảo Luật về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

14h47: Đại biểu K` Nhiễu - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng: Rà soát, đảm bảo sự thống nhất của Luật này trong hệ thống pháp luật

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu K` Nhiễu đánh giá cao sự cần thiết sửa đổi Luật. Đại biểu chỉ rõ, đây là dự án Luật khó, phức tạp, có phạm vi rộng, có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, việc sửa đổi cần đảm bảo sự thống nhất của Luật này với các Luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành; thực hiện tốt chủ trương đã nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Đại biểu phân tích, tại khoảng 3 Điều 160 có quy định thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, kết quả trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, quyết định công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất. Đề nghị rà soát quy định này cho rõ ràng, xem xét bổ sung nội dung liên quan đến thay đổi thời điểm tính tiền sử dụng đất,giao đất, cho thuê đất.

Cũng tại khoản 4, Điều 160, có quy định: Trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà làm thay đổi hệ số sử dụng đất nhưng không làm thay đổi diện tích đất sử dụng thì phải xác định lại giá đất tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bổ sung. Đại biểu cho rằng, cần quy định rõ, nếu quy định việc điều chuyển trong thực tế làm phát sinh thay đổi giá đất, diện tích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất… thì có tính vào giá đất hay không?

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, cần rà soát định nghĩa về giá đất, giá trị quyền sử dụng đất, vì các định nghĩa này rất quan trọng nhưng lại được quy định khá chung chung, mang tính định tính. Do đó, cần giải thích rõ các khái niệm này, đảm bảo tính khả thi khi Luật có hiệu lực.

14h46: Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tranh luận

Đại biểu Hà Sỹ Đồng tranh luận về mở rộng diện tích thu hồi đất khi một số ý kiến cho rằng cơ chế thảo thuận dễ dẫn đến mất công bằng xã hội.

Cùng với đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án vì lợi ích quốc gia thì giá thấp hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với dự án thỏa thuận hoặc người đồng ý chuyển nhượng.

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, thực tế này là đúng nhất là giá đất đang ở tình trạng hai giá như hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, dự thảo Luật lần này sửa đổi để đổi mới việc tính giá đất và khi giá đất sát với giá thị trường thì Nhà nước đền bù hay tự thỏa thuận cũng dựa trên mặt bằng của giá này.

Dự thảo cũng đề cập tự thỏa thuận là cần quy định đầy đủ, rõ ràng để thực hiện cơ chế này một cách thống nhất, tránh kéo dài quá lâu, thời gian giải phóng mặt bằng.

Trước một số ý kiến cho rằng, trong phát triển đô thị, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp chính Nhà nước là nhà đầu tư sơ cấp phát triển dự án, tạo quỹ đất đưa ra đấu giá, thu hút các nhà đầu tư nhân tham gia xây dựng theo quy hoạch của dự án; còn lại nên thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận để đảm bảo quyền tài sản của người sử dụng đất. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng đây là phương án khá hợp lý, tuy nhiên cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thiện dự thảo.

14h39: Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Đề nghị cân nhắc áp dụng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp.

Góp ý về hạn mức thời hạn sử dụng đất, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cân nhắc có nên áp dụng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hay không. Đại biểu cho rằng nên giao cho người sử dụng lâu dài, nếu cần thiết Nhà nước thu hồi có đền bù. Nếu quy định thì ban soạn thỏa cần giải thích vì sao phải có quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp.

Về giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất, đại biểu đề nghị nêu rõ bảng giá đất từng dự án hay là khung giá đất áp dụng chung; đại biểu đề nghị nên áp dụng theo từng năm vì giá đất trên thị trường luôn biến động. 

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị không nên tiếp tục đặt vấn đề về tranh chấp địa giới hành chính vào luật, mà nên đặt ra giữa các chủ thể có quyền sử dụng đất, nếu còn có tranh chấp địa giới hành chính giữa các địa phương sẽ do cách thẩm quyền quản lý nhà nước quyết định theo phân cấp.

Việc giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá cho nhiều đối tượng, trong đó có công chức, viên chức, sĩ quan quân đội được cấp thẩm quyền chuyển công tác sang tỉnh khác, đại biểu đĐề nghị giải trình rõ hơn về quy định này để tránh so bì, tránh bị lạm dụng gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc phòng, quốc gia công cộng, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị tách bạch ra khỏi các dự án mới sinh lợi, có chênh lệch địa tô của nhà đầu tư như khu đô thị, khu trung tâm thương mại, khu dân cư, dự án chỉnh trang đô thị để phân biệt dự án cho mục đích công cộng và dự án có sinh lợi để dễ dàng cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dân khi bị thu hồi đất, không để đánh đồng các dự án có chênh lệch địa tô cao với các dự án phục vụ công cộng được…

Cho ý kiến về Điều 69, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng được giao đấu giá đất trong khu dân cư, khu đô thị, khu trung tâm thương mại mà không sử dụng thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định giao đất mà không xây dựng thì Nhà nước thu hồi lại. Quy định như vậy người trúng giá đất mới không để hoang hóa, đầu cơ đất, không có lợi cho xã hội. Việc giao đất cũng cần quan tâm đến hạ tầng tầng trên của đất, tầng dưới đất cho dễ thực hiện. 

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, Hội đồng định giá đất cũng còn nhiều bất cập, đại biểu đề nghị giao Bộ Tài chính định giá là hợp lý thay vì như hiện nay là giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường...

14h32: Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội: Bỏ khung giá đất để giải quyết tắc nghẽn trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng

Hoan nghênh Quốc hội đã quyết định sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ, cuộc sống đã thay đổi nhiều, Luật Đất đai 2013 đã xuất hiệu nhiều vấn đề không còn phù hợp nữa.

Đất đai là vấn đề mà nhân dân và nhiều cử tri phản ánh, than phiền, khiếu kiện nhiều nhất. Ở Việt Nam, hầu hết tỷ phủ giàu lên rất nhanh là nhờ đất hoặc liên quan đến đất. Nhiều vụ tham ô lớn đều liên quan đến đất, qua đó đã nói lên sự cấp thiết phải sửa đổi Luật này. 

Đại biểu cho rằng, “Đất quý hơn vàng” bởi đất không chỉ quý ở giá trị nội tại mà còn quý ở cả giá trị tài sản trên đất, cây cối, vật nuôi trên đất. Giá trị đó còn được gia tăng theo quy hoạch, qua làm đường xá, qua đô thị hóa, qua tổ chức dịch vụ trên đất… Dân số càng đông, đất càng tăng về giá trị. Kinh tế càng phát triển, đất càng lên giá.

Góp ý về vấn đề bỏ khung giá đất, bỏ khung giá quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ, đây là việc rất nên làm theo Nghị quyết số 18 của Trung ương để giải quyết những bất hợp lý, tồn tại lâu nay, làm tắc nghẽn quá trình đền bù giải tỏa. Để thực hiện dự án lớn nhỏ, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có quy định cụ thể về thủ tục, quy trình thực hiện và phương pháp xác định giá quyền sử dụng đất để bỏ khung giá quyền sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, tiện lợi và hiệu quả.

Đồng thời csần quy định rõ chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Điều 86 đề cập đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, đề nghị Luật sửa đổi phải sửa cho hợp lý nhất việc dự án tự thỏa thuận vì đây là điểm nghẽn, tắc nghẽn lớn trong thực tiễn khi triển khai các dự án hiện hiện nay, đặc biệt là các dự án vừa và nhỏ mang tính an sinh xã hội.

Đại biểu cho rằng, tốt nhất đề nghị chính quyền địa phương phải triển khai đền bù giải tỏa theo quy định của pháp luật để giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện các dự án. Liên quan đến việc chia đất, phân lô, bán nền có thể nói là một cách làm lạc hậu, gây tốn kém quỹ đất, dễ tiêu cực, đặc biệt là xây dựng lô nhô, lắt nhắt, phá vỡ cảnh quan, phá vỡ quy hoạch, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cùng với các cái việc sửa đổi Luật Quy hoạch sửa đổi, Luật Xây dựng để chấm dứt kỳ nguyên nhà ống bất hợp lý, mất mỹ quan và rất tiêu cực, hiện nay ở Việt Nam hay quy hoạch đất đai phải cần chuẩn xác để nhân dân có nơi sống tốt, hợp lý và đẹp nhất có thể.

Đối với các thành phố lớn thì khi sửa đổi luật, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị cần lưu ý để nhằm thúc đẩy không chỉ 9 thành phố đó mà vùng lân cận của thành phố đó và thậm chí cả một miền, một vùng rộng lớn. Đồng thời cần lưu ý phối hợp với Luật Quy hoạch để có thêm đất không gian ngầm ngay dưới các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị sửa đổi Luật Đất đai lần này làm sao để đưa vùng đất đang bị bỏ rơi, bị hoang hóa, không quy hoạch, không được sử dụng thì được đưa vào sử dụng hiệu quả và hữu ích.

14h25: Đại biểu Trần Đình Văn - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng: Cần có sự thẩm tra, giám sát kỹ lưỡng về xác định giá đất

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Đình Văn cho ý kiến về định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, việc xác định giá đất còn chưa rõ ràng nên cần có cơ chế xác định giá đất cần minh bạch; có sự thẩm tra, giám sát kỹ lưỡng của Hội đồng Nhân dân địa phương. 

Ngoài ra, theo đại biểu Trần Đình Văn cũng cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định rõ về giá đất trên thị trường giữa người mua và người bán về vị trí đất; phương pháp định giá đất theo giá thị trường; đưa ra các chế tài ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Ngoài ra, Luật Đất đai (sửa đổi) cần thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giá..

Theo đại biểu Trần Đình Văn, về cơ chế xác định giá, dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất, trách nhiệm của cơ quan xác định giá đất, thiết lập hành lang pháp lý đồng bộ, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý nặng về hành chính sang sử dụng các công cụ kinh tế được quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai. Đây là chủ trương lớn, có tính đột phá, nhiều điều quan trọng và phải xác lập về mặt pháp lý, cơ chế, phương pháp xác định giá theo nguyên tắc thị trường trong dự thảo luật. Trong dự án luật đã có những quy định về vấn đề này song còn khá đơn giản, sơ lược chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Việc hoàn thiện cơ chế xác định giá đất từng có cách tiếp cận toàn diện, trong đó quan tâm đến các vấn đề có tính nguyên tắc chặt chẽ, đầy đủ về nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các chủ thể có liên quan trong quy trình định giá đất, giám sát của cơ quan dân cử, cơ chế xem xét lại việc định giá đất khi có yêu cầu nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế xác định giá đất trong dự thảo luật theo Nghị quyết số 18.

Về nguyên tắc, phương pháp định giá đất, đại biểu Trần Đình Văn đề nghị dự án Luật sửa đổi cần có định nghĩa giải thích về khái niệm giá trị thị trường có quyền sử dụng đất làm căn cứ xây dựng, thực hiện các chính sách quản lý liên quan đến nội dung này. Trong dự án luật cần xem xét bổ sung phân biệt khái niệm về giá cả thị trường và giá trị giá trị thị trường có quyền sử dụng đất.

Theo đó, giá cả thị trường có quyền sử dụng đất là giá mua bán trao đổi với người mua, người bán thỏa thuận với nhau khi mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường. Giá cả thị trường của đất đai phụ thuộc vào giá thị trường, giá trị thị trường có loại đất đó và các yếu tố cá nhân riêng của người mua, người bán khi thực hiện giao dịch về đất đai. Giá trị thị trường về quyền sử dụng đất là mức giá được xác định dựa trên các yếu tố thị trường, khả năng sinh lời, vị trí, kích thước, mục đích sử dụng đất, quan hệ cung cầu và giá cả giao dịch phổ biến về loại đất đó trên thị trường trong điều kiện bình thường. 

Theo đại biểu Trần Đình Văn, dự án luật chưa có quy định cụ thể về phương pháp định giá đất, trong khi đây là một nội dung ít có ý nghĩa then chốt quyết định đến việc xác định được giá đất theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, đại biểu đề nghị có quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo luật về phương pháp xác định giá đất cụ thể để đảm bảo khi xác định giá đất theo phương pháp nào thì cũng ra kết quả phù hợp với giá thị trường, đưa ra các chế tài đối với các đơn vị, cá nhân tư vấn xác định giá đất được ràng buộc trách nhiệm, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác này.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đề nghị cần chú ý đến các quy định có liên quan đến Luật giá, Luật Kinh doanh bất động sản nhằm đảm bảo tính nhất quán, thống nhất với hệ thống phương pháp định giá chuyên ngành tắc, tiêu chuẩn được quy định tại hệ thống tiêu chuẩn định giá tài sản của Việt Nam.

14h21: Đại biểu Quàng Văn Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La tranh luận

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Quàng Văn Hương đề cập đến chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; cho rằng thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này

Tuy nhiên, kết quả của các chính sách này còn rất hạn chế và có chiều hướng gia tăng trở nên cấp thiết, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Đến năm 2019, cả nước có trên 24.000 hộ thiếu đất, 200 hộ có nhu cầu về hỗ trợ đất sản xuất. Thực tế các địa phương còn nhiều khó khăn, ngân sách chủ yếu là do Trung ương cấp nền nguồn lực để giải quyết cũng rất khó khăn. 

Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ riêng đất sản xuất mà tất cả nội dung liên quan đến đất đai. Đồng thời còn mở rộng đối tượng là tất cả đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ riêng đối tượng sản xuất nông nghiệp.

Về chính sách, dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “chất lượng sản xuất” và thay bằng cụm từ “đất để sản xuất kinh doanh, bảo đảm sinh kế”. Theo đại biểu, quy định như vậy được hiểu là chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số là việc giải quyết đất, về mặt tài sản cùng với việc sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm để bảo đảm cuộc sống. Đại biểu Hương cho rằng, đây là giải pháp, chính sách rất hữu hiệu để giải quyết trong điều kiện quỹ đất của các địa phương ngày càng hạn hẹp. 

Theo đại biểu, chính sách mở ra một nguyên tắc nhưng các quy định cụ thể lại không rõ ràng thì rất khó đi vào cuộc sống. Với những băn khoăn trên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn về vấn đề này và sửa đổi theo hướng quy định Chính phủ ban hành chính sách khung bố trí nguồn lực, đồng thời phân cấp cho các tỉnh ban hành chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương.

14h14: Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đầu tư công

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An cho rằng cần xem xét bổ sung quy định về chế độ sử dụng đất với các công trình năng lượng và đất sử dụng đa mục đích. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng cần rà soát đảm bảo tính thống nhất trong quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của dự thảo Luật Đất đai với thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong Luật Lâm nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công. 

Khoản 1 Điều 131 quy định: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Đại biểu cho rằng, quy định này không đảm bảo tính thống nhất với thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong Luật Lâm nghiệp, cũng không thống nhất với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công. Vì vậy, cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, đối với đất sử dụng đa mục đích, đại biểu cho rằng cơ quan chủ trì soạn thảo cần tổng kết đầy đủ, đánh giá thực tiễn về các quan hệ đất đai để bổ sung hoàn thiện cụ thể hơn quy định về đất sử dụng đa mục đích, quy định cụ thể trong luật các loại đất được kết hợp mục đích sử dụng, thống nhất nguyên tắc xác định nghĩa vụ tài chính với người sử dụng đất trong trường hợp sử dụng đất hỗn hợp.

14h11: Đại biểu Lê Xuân Thân - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa tranh luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Đại biểu cho rằng các đại biểu đưa ra nhiều quan điểm khác nhau thì sẽ giúp cơ quan soạn thảo cân nhắc, rà soát kỹ hơn về nội dung này. Đại biểu phân tích, giải quyết tranh chấp không phải là việc của cơ quan hành chính, mà thuộc cơ quan tư pháp: cơ quan xét xử, tòa án, trọng tài.

Việc giải quyết tranh chấp của UBND các cấp là không lớn và không cần thiết. Đại biểu cho rằng cần bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp, giao hết công tác này cho cơ quan tư pháp, cơ quan xét xử. Đại biểu cho rằng quy định giao việc giải quyết tranh chấp đất đai về đầu mối tòa án là đúng theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Đại biểu cho rằng quy định như vậy rất đúng, rất phù hợp.

14h05: Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Bổ sung nguyên tắc, khuyến khích người sử dụng đất đa mục đích

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa bày tỏ nhất trí với sự cần thiết, mục đích, quan điểm, bố cục và nội dung dự thảo Luật Đất đai theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Đại biểu cho rằng dự thảo luật đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu nghiêm túc, đã tham khảo rộng rãi và tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan liên quan và người sử dụng đất thuộc nhiều thành phần đối tượng khác nhau. Cơ quan soạn thảo cũng đã làm việc nghiêm túc và khẩn trương, trách nhiệm trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ.

Góp ý về chế độ quản lý, sử dụng đối với đất đa mục đích, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung chế định mới quy định về đất sử dụng đa mục đích là cần thiết, vừa thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Theo đại biểu, thực tiễn quản lý sử dụng đất thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc cần được tháo gỡ.

Dự thảo Luật đã đặt ra một số quy định mang tính chất nguyên tắc trong quản lý, sử dụng đất đa mục đích. Tuy nhiên, dự thảo Luật và dự thảo Nghị định mới chỉ đề cập đến đất quốc phòng, an ninh, một số loại đất rừng nhưng chưa quy định cụ thể đối với các loại đất khác về việc sử dụng đa mục đích.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn vấn đề này. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng một trong những vấn đề khó xác định trong chế độ quản lý, sử dụng đất đa mục đích là xác định nghĩa vụ tài chính đất đai của người sử dụng đất, nhất là trường hợp sử dụng đất hỗn hợp. Do đó đề nghị nghiên cứu để bổ sung nguyên tắc, khuyến khích người sử dụng đất đa mục đích bằng cách ưu đãi về nghĩa vụ tài chính đất đai đối với mục đích sử dụng thứ hai, thứ ba của thửa đất để tăng hiệu quả sử dụng đất.

14h01 Đại biểu Đoàn Thị Hảo – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Làm rõ cơ chế phát huy vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất

Đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ và công tác thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Đoàn Thị Hảo ghi nhận cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo, khảo sát thực tế, thu thập những ý kiến đóng góp chuyên sâu, nhiều chiều.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo và nhận được nhiều ý kiến, tâm huyết, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tiễn ở các cơ quan Trung ương, các đơn vị, địa phương thuộc tỉnh, các ý kiến tham gia đã được tổng hợp, báo cáo Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện. 


Góp ý về phát triển quỹ đất, đại biểu Đoàn Thị Hảo chỉ rõ, dự thảo Luật lần này có nhiều điểm mới trong cơ chế phát triển quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư đảm bảo đồng bộ, giải quyết được nhiều bất cập trong thực tiễn. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa làm rõ cơ chế để có thể phát huy được nguồn lực của tổ chức phát triển quỹ đất thực tiễn.

Thời gian qua, mô hình trung tâm phát triển quỹ đất chưa phát huy được vai trò trong việc tạo lập quỹ đất hoạt động còn mang tính cục bộ. Các cơ chế tài chính cho hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất còn vướng nhiều thủ tục về cấp vốn, hoàn vốn, hoàn trả chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn thiếu cơ chế về huy động và phát triển nguồn vốn đủ mạnh, thiếu sự hỗ trợ và tham gia của hệ thống ngân hàng trong việc bố trí nguồn tiền cho tổ chức phát triển quỹ đất.

Từ những phân tích trên, đại biểu Đoàn Thị Hảo đề nghị sửa đổi Luật Đất đai lần này cần tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, đặc biệt là có cơ chế huy động hỗ trợ nguồn vốn cũng như trình tự thủ tục về tài chính thuận lợi để các trung tâm phát triển quỹ đất hoạt động hiệu quả.

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật nên thiết kế một điều quy định rõ về phương thức thực hiện dự án phát triển quỹ đất. Về giá đất,đại biểu Đoàn Thị Hảo tán thành với quy định của dự thảo Luật Đất đai bỏ quy định khung giá đất chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá thị trường và đánh giá đây là bước đột phá về tư duy và mang ý nghĩa lịch sử.

Đại biểu cũng đề nghị cần quy định cơ chế hoạt động độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất và các thành viên của Hội đồng thẩm định; tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng thẩm định giá đất là các chuyên gia tư vấn độc lập. Đề nghị bổ sung quy định tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Trung ương trong định giá đất. Ngoài ra, đại biểu đề nghị làm rõ trong trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện dự án tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân tập trung đất đai có phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về đầu tư không và quy trình thực hiện như thế nào?

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai chính xác đầy đủ nội dung này.

14h00: Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 14/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

 

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội