Phát biểu mở đầu phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là nhiệm vụ quan trọng được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao cho Đảng đoàn Quốc hội. Thời gian qua, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban soạn thảo giao Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trực tiếp chỉ đạo, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm cơ quan chủ trì soạn thảo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP CỦA ĐẢNG ĐOÀN QUỐC HỘI: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG TIÊU CỰC, LỢI ÍCH NHÓM TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
* Chiều 09/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc để cho ý kiến bước đầu về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội và những vấn đề nổi lên trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với tinh thần chuẩn bị từ sớm từ xa, theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường, buổi làm việc lần này nhằm nghe báo cáo và cho ý kiến bước đầu về tình hình giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và việc lấy ý kiến Nhân dân để từ đó có cơ sở cho cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và báo cáo liên quan để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ Ý KIẾN NÀO KHÔNG ĐƯỢC TỔNG HỢP, KHÔNG Ý KIẾN NÀO KHÔNG ĐƯỢC GIẢI TRÌNH
* Chiều 09/3, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Phiên họp thứ Hai, cho ý kiến về kết quả thực hiện Đoàn giám sát trong thời gian qua; triển khai hoạt động theo Kế hoạch giám sát chi tiết trong thời gian tới; đề xuất, xin ý kiến để thống nhất một số nội dung trọng tâm. Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì Phiên họp.
Qua nghiên cứu tài liệu phục vụ hoạt động giám sát và làm việc bước đầu của một số tổ công tác, các đại biểu đã góp ý thêm về nội dung, cách thức tiến hành giám sát; đồng thời nêu các vấn đề nổi lên trong quá trình triển khai hoạt động giám sát và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hoạt động giám sát.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ HAI, ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
* Chiều 09/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Hội nghị thường niên về công tác phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Bộ Nội vụ.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định hoan nghênh quá trình phối hợp giữa hai cơ quan đã đạt được bước tiến dài trong thời gian qua, góp phần rút ngắn thời gian triển khai, thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH DỰ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA ỦY BAN PHÁP LUẬT VÀ BỘ NỘI VỤ
* Tại phiên họp thứ hai của Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa ở một số địa phương là vấn để mới nên còn có hạn chế, thiếu sót trong việc lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa.
Một số ý kiến cũng cho rằng, việc lựa chọn ngữ liệu, hình ảnh, thông tin, nội dung khoa học ở một số bản mẫu sách giáo khoa chưa cập nhật, còn có sai sót. Đối với việc xã hội hóa sách giáo khoa, chuẩn bị tài liệu, một số địa phương gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt quá muộn, vào thời điểm gần cuối năm học nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CÒN HẠN CHẾ, THIẾU SÓT TRONG TỔ CHỨC LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
* Sáng 09/3, tại Hà Nội, nhằm góp phần bổ sung thêm những luận điểm khoa học để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH, Trường Đại học Luật Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quỹ Hòa Bình và Phát triển Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học góp ý toàn diện vào những nội dung trọng tâm tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như: Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai; quy định về tài chính đất đai, phương pháp định giá đất; quy định về điều kiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;...
- VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP PHỐI HỢP TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, KHẢ THI
* Chiều 09/3, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo một số Bộ ngành đã tập trung thảo luận, cho ý kiến và đề nghị Chính phủ phân tích rõ nguyên nhân (chủ quan, khách quan) của việc tổng mức đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và các chi phí thành phân tăng; thời gian đề xuất kéo dài việc thực hiện dự án đến năm 2025; đánh giá tác động của việc triển khai dự án...
Xem nội dung chi tiết tại đây: THẨM TRA SƠ BỘ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT
* Sáng 09/3, Đoàn Giám sát chuyên đề ''Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông'' đã làm việc với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ba Vì, Hà Nội.
Thay mặt Đoàn giám sát, PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục ghi nhận nỗ lực và chia sẻ áp lực, khó khăn về cơ sở vật chất, giáo viên, kinh phí, nhưng Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì đã bảo đảm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới; tin tưởng Trung tâm sẽ nỗ lực hơn để khắc phục những khó khăn trước mắt.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA: ĐỒNG BỘ CHÍNH SÁCH CHO GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
* Sáng 09/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 đã làm việc với Trường Tiểu học Phù Linh và Trường THCS Minh Tân B, huyện Sóc Sơn.
Báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Trường Tiểu học Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, phản ánh, một trong những khó khăn lớn nhất đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa mới là đội ngũ giáo viên lớn tuổi, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA: NHIỀU GIÁO VIÊN LỚN TUỔI, HẠN CHẾ TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
* Chiều 09/3, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)”. TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cùng Trưởng khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Đặng Minh Tuấn đồng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung cho ý kiến về một số nôi dung trọng tâm như: Thời hạn sở hữu nhà chung cư; chính sách phát triển nhà ở xã hội; xây dựng và cải tạo nhà chung cư ;… Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra những phân tích/nhận định liên quan đến tính thống nhất trong các quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) với các luật có liên quan...
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NHÀ Ở ĐẢM BẢO PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN, THỐNG NHẤT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
* Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến nhân dân trên phạm vi cả nước, dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Đóng góp ý kiến vào dự án luật này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai để có sự quản lý nhà nước thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong vấn đề này.
Nhiều chuyên gia pháp lý nhấn mạnh, Chính phủ đóng vai trò chủ chốt bằng việc tạo ra một môi trường an toàn để thị trường phát triển và hạn chế sự dư thừa của thị trường thiếu kiểm soát. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Nhà nước còn đóng vai trò điều tiết trực tiếp một số yếu tố thị trường để khắc phục sự non nớt và thiếu hoàn thiện của thị trường nội địa.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CẦN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
- GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CHO PHÉP NHÀ ĐẦU TƯ LỰA CHỌN CƠ CHẾ TẠO LẬP QUỸ ĐẤT
- PGS.TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ ĐẤT TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
* Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật cần đảm bảo tính thống nhất, tránh sự chồng chéo với các Luật khác. Điều này nhằm khắc phục tính không đồng bộ; lãng phí nguồn lực của cả Nhà nước lẫn các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi...
Trước nhu cầu lớn về khai thác, sử dụng nguồn nước hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung. Chính vì vậy, dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với các chính sách, nội dung trọng tâm, trọng điểm về cơ bản cần bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, TRÁNH SỰ CHỒNG CHÉO GIỮA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI) VỚI CÁC LUẬT KHÁC
* Đóng góp ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, cần đổi mới chính sách tài chính về đất đai, đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng giao, cho thuê đất theo hình thức chỉ định, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tiếp cận đất đai đối với mọi đối tượng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, bỏ khung giá đất chung, Chính phủ chỉ nên quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất theo giá thị trường. Trong đó, bảng giá được xây dựng chi tiết theo từng vị trí, vùng, mục đích sử dụng và điều chỉnh kịp thời khi có biến động....
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ĐẢM BẢO CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG VIỆC TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI MỌI ĐỐI TƯỢNG
- TS.ĐỖ XUÂN TRỌNG: KIẾN NGHỊ 03 NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT SỬ DỤNG ĐA MỤC ĐÍCH DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
* Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, nếu Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 được coi như cương lĩnh của Đảng về văn hóa, có tác động thức tỉnh dân tộc để tạo nên sức mạnh vĩ đại cho đất nước, được coi như một cuộc cách mạng về văn hóa, thì bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta cũng cần có một cuộc Đổi mới mang tính cách mạng như thế.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, từ văn hóa cứu quốc, đã đến lúc chúng ta cần phải xây dựng văn hóa kiến quốc. Văn hóa là sức mạnh tổng hợp của quốc gia, không chỉ là nền tảng tinh thần, mà còn là mục tiêu, động lực, là hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN CÓ MỘT CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VỀ VĂN HÓA
* Chiều 09/3, tại trụ sở UBND huyện Đại Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các địa phương khu vực bắc Quảng Nam đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương tập trung thảo luận, góp ý nhiều nội dung liên quan các nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NAM LẤY Ý KIẾN GÓP Ý ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
* Ngày 09/3, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (huyện Hương Sơn) và Công ty CP Thủy điện Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ trì cuộc giám sát.
Tại buổi giám sát, các đại biểu cho rằng, Công ty CP Thủy điện Hương Sơn cần chú trọng xây dựng, triển khai hiệu quả các giải pháp vận hành an toàn, ổn định Nhà máy Thủy điện Hương Sơn; quan tâm công tác quan trắc công trình đập, hồ chứa, các phương án ứng phó thiên tai cho công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai trong quá trình thi công Nhà máy Thủy điện Hương Sơn 2…
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ TĨNH VÀ THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TẠI CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN Ở HÀ TĨNH