QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 08/4 - 10/4/2023

10/04/2023

"Khai mạc phiên họp thứ 22 của UBTVQH; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn đại biểu cựu tù chính trị và tù binh Tp.HCM; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của UBTVQH với tỉnh Hưng Yên; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với Bộ Kế hoạch và Đầu tư..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội từ ngày 08/4 - 10/4/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 07/4/2023

* Sáng 10/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 22. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội luân phiên điều hành Phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự kiến phiên họp diễn ra trong vòng 2 ngày làm việc để cho ý kiến về một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5. Lưu ý công tác lập pháp của kỳ họp tới là rất nặng nề, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung thảo luận kỹ lưỡng, trọng tâm, trọng điểm các nội dung liên quan với tinh thần công tác lập pháp và công tác giám sát đều vì kiến tạo, phát triển.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG CÁC CÔNG TÁC LẬP PHÁP, GIÁM SÁT VÌ SỰ KIẾN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 10/4: KHAI MẠC PHIÊN HỌP LẦN THỨ 22 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Sáng 8/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Jeff Markley làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại cuộc tiếp, hai bên đã cùng trao đổi những vấn đề quan trọng nhằm tăng cường hiểu biết, thúc đẩy và sớm hình thành thiết chế hợp tác cơ quan lập pháp hai nước, góp phần phát triển quan hệ hai nước toàn diện, lâu dài, thực chất tạo điều kiện để nâng tầm quan hệ hai nước vào thời điểm thích hợp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TOÀN DIỆN, LÂU DÀI, THỰC CHẤT TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG TẦM QUAN HỆ HAI NƯỚC

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP ĐOÀN NGHỊ SĨ HOA KỲ

* Chiều 10/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn đại biểu cựu tù chính trị và tù binh Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Đoàn tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “Hành trình theo dấu chân Bác”. 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn ghi nhớ, trân trọng, biết ơn và coi việc chăm sóc người có công với cách mạng và thân nhân người có công là vinh dự, trách nhiệm.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CỐ GẮNG Ở MỨC CAO NHẤT GIẢI QUYẾT NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÒN TỒN ĐỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

- MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI GẶP MẶT CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VỚI ĐOÀN ĐẠI BIỂU CỰU TÙ CHÍNH TRỊ VÀ TÙ BINH TP.HỒ CHÍ MINH

* Sáng 08/4, tại Hưng Yên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đánh giá cao báo cáo của tỉnh Hưng Yên tuy nhiên cũng đề nghị Tỉnh làm rõ thêm về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Căn cứ, cơ sở thực tiễn để đánh giá ưu điểm, hạn chế của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong triển khai tích hợp liên môn ở cấp trung học cơ sở; việc lựa chọn, chuyển đổi nguyện vọng tổ hợp môn học ở cấp trung học phổ thông.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN CHỦ TRÌ BUỔI LÀM VIỆC GIỮA ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA UBTVQH VỚI TỈNH HƯNG YÊN

* Sáng 08/4, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia" làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện một số nội dung thuộc thẩm trách nhiệm của Bộ được phân công thực hiện từ khi có các nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát  yêu cầu đánh giá kỹ nguyên nhân, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, đề xuất giải pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách trong quá trình triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia...

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA TỪNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỰC HIỆN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

- ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA LÀM VIỆC VỚI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

* Sáng 08/4 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức Hội thảo “Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, để có thêm thông tin phục vụ công tác thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý nhằm đảm bảo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đạt chất lượng cao, Ủy ban Pháp luật tổ chức hội thảo về vấn đề bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của Luật Đất đai với hệ thống pháp luật nhằm tạo diễn đàn để trao đổi, thảo luận sâu về các vấn đề còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất trong Dự thảo Luật sửa đổi này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- HỘI THẢO “BẢO ĐẢM TÍNH ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT CỦA DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT”

- ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CHỒNG CHÉO GIỮA DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ CÁC LUẬT HIỆN HÀNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

* Ngày 08/4, tại Bắc Giang, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật”. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc phát hiện, xử lý các hành vi lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật cần đặt trong bối cảnh kiểm soát quyền lực nói chung. Theo đó, cần công khai, minh bạch các quy trình trong xây dựng pháp luật, cùng với đó quy trách nhiệm, có chế tài xử lý đối với các chủ thể có hành vi sai phạm.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP LÊ THỊ NGA CHỦ TRÌ HỘI THẢO VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

- NHẬN DIỆN HÀNH VI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ LỢI ÍCH NHÓM, THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

* Tại Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị đưa dự án Luật Bản dạng giới vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao và ủng hộ nỗ lực, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí trong việc đề xuất xây dựng Luật Bản dạng giới. Tuy nhiên do còn một số ý kiến khác nhau, đề nghị các cơ quan cùng với đại biểu Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu thống nhất nội dung về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nội dung của dự án luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- UBTVQH XEM XÉT ĐỀ NGHỊ CỦA ĐẠI BIỂU NGUYỄN ANH TRÍ ĐƯA LUẬT BẢN DẠNG GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH

- ỦNG HỘ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THỰC HIỆN QUYỀN SÁNG KIẾN LẬP PHÁP: KHÔNG VÌ VẤN ĐỀ KHÓ MÀ NÉ TRÁNH

* Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị nên tổ chức kỳ họp này thành 2 đợt và tăng thời gian thảo luận đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo chất lượng tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 22 về một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời phục vụ kỳ họp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN LUẬT, NGHỊ QUYẾT TRÌNH KỲ HỌP THỨ 5

* Sáng 10/4 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra đề nghị xây dựng và thẩm tra sơ bộ dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phiên họp.

Thay mặt Bộ Công an báo cáo về đề nghị xây dựng và tờ trình dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại phiên họp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung – Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Trên cơ sở ý kiến ý của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an báo cáo, tiếp thu, giải trình nghiêm túc và đề xuất phương hướng tiếp theo đối với dự án Luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

- THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HỌP PHIÊN MỞ RỘNG, THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

* Chiều 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp về một số nội dung: Cho ý kiến về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Cho ý kiến về phương án phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2023.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 10/4: PHIÊN HỌP LẦN THỨ 22 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Tiếp tục chương trình phiên họp, chiều ngày 10/4 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp phiên mở rộng, thẩm tra đề nghị xây dựng và thẩm tra sơ bộ dự án Luật Đường bộ. Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phiên họp.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Việc xây dựng dự án Luật đã được Chính phủ cân nhắc, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông đường bộ…

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- THẨM TRA ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT VÀ THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT ĐƯỜNG BỘ

- KHẮC PHỤC NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

* Chiều 10/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Australia Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban Thường trực về Nông thôn, các vấn đề khu vực và giao thông vận tải của Thượng viện Australia.

Vui mừng đón tiếp Đoàn Ủy ban Thường trực về Nông thôn, các vấn đề khu vực và giao thông vận tải của Thượng viện Australia, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Australia, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG CÁC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN, GIAO THÔNG VẬN TẢI

* Chiều ngày 10/4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Lê Thu Hà đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Luis Pablo Maria Beltramino.

Chào đón Đại sứ Argentina tại Việt Nam Luis Pablo Paria Beltramino tới thăm và làm việc tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Lê Thu Hà bày tỏ vui mừng khi nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Argentina thời gian qua tiếp tục được tăng cường và củng cố, thể hiện qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp. Đặc biệt, hai nước vừa kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và đang tiến tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (25/10/1973- 25/10/2023).

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI TIẾP ĐẠI SỨ ARGENTINA TẠI VIỆT NAM

- THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ ARGENTINA ĐI VÀO CHIỀU SÂU, THỰC CHẤT

* Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban Tư pháp và Nghị quyết số 1861/NQ-UBTP15 ngày 06/3/2023 của Ủy ban Tư pháp về thành lập Đoàn giám sát, Ủy ban Tư pháp đã ban hành Kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện”.

Ủy ban Tư pháp xác định mục tiêu của giám sát chuyên đề lần này nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; những bất cập về cơ chế, chính sách và pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN TƯ PHÁP TRIỂN KHAI GIÁM SÁT VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁM THỜI GIAN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN

* Chiều 10/4, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn chủ trì Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn nhấn mạnh: Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý VÀO DỰ THẢO LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI)

* Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm góp ý của Nhân dân với tỷ lệ cao (chiếm tỷ lệ 9.93% - số liệu thống kê của Bộ TN và MT tính đến ngày 02/4/2023). 

Hiện nay, nội dung này tiếp tục được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đóng góp ý kiến trên nhiều phương diện về: nguyên tắc bồi thường; phương án bồi thường, hỗ trợ; việc lập và thực hiện dự án tái định cư,.. nhằm đảm bảo quy định sau khi ban hành có tính khả thi cao.

Xem nội dung chi tiết tại đây: RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT ĐẢM BẢO CỤ THỂ, DỄ ÁP DỤNG

* Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) dự kiến ​​được Quốc hội xem xét, cho ý kiến ​​tại Kỳ họp thứ 5 tới. Hiện nay, cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật là Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang lấy ý kiến ​​của các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học trước khi trình Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến. 

Một trong những vấn đề nhận được là sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội đối với dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) là chính sách và quy định quản lý hoạt động của chủ thể kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu dữ liệu, điện toán đám mây.

Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM BÍ MẬT THÔNG TIN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUNG TÂM DỮ LIỆU VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Thế Hà