ĐBQH LÊ CÔNG ĐỈNH – LONG AN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TN&MT: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SÓI LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN?

06/06/2018

Chiều ngày 04/6, tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh - Long An đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng sói lở bờ sông, bờ biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh - Long An chất vấn tại Hội trường

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh - Long An cho biết, tình trạng sói lở bờ sông, bờ biển thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cử tri rất bất an và lo lắng về vấn đề này, đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và khắc phục vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn đại biểu Lê Công Đỉnh - Long An về vấn đề sói, lở bờ sông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ở đây có 3 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất, tại đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay đã có nghiên cứu đánh giá. Bộ Chính trị, Chính phủ đã có đánh giá về tác động ở thượng nguồn, không phải một dự án mà đến hai dự án đã có nghiên cứu đánh giá và hiện nay không chỉ vấn đề nguyên nhân sạt lở mà rất nhiều nguyên nhân đã có trong tay đầy đủ cơ sở khoa học. Trong đó lượng cát và phù sa cho đến nay cho thấy có thể khoảng 60% bị giữ lại ở nước thượng nguồn qua các hồ đập thủy điện. Chúng ta đang đấu tranh để làm sao giải quyết được khâu đưa phù sa về xuống dưới hạ nguồn. Tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản.

Nguyên nhân thứ hai, hiện tượng hiện nay vấn đề quản lý khai thác cát rất lỏng lẻo, cát tặc đang lộng hành, việc mà cát tặc đang lộng hành này gây ra vấn đề sói lở.

Nguyên nhân thứ ba, chúng ta cũng đã có những quy hoạch về thủy lợi, các quy hoạch, quy hoạch về giao thông, trong đó sự tham gia giao thông mật độ như thế nào, hoặc những công trình thủy lợi như thế nào để giải quyết được trên một bình diện tổng thể để những nơi mà sói lở nhiều thì phải mở rộng dòng chảy của dòng sông. Tại Hà Lan, người ta không dùng các kè cứng, mà điều chỉnh để dòng chảy tập trung vào giữa lòng sông. Những vấn đề như vậy là nguyên nhân có thể do chúng ta đầu tư, nhưng nhiều khi lại là nguyên nhân sạt lở. Đứng trước tình hình này, Bộ trưởng cho rằng với ba nguyên nhân sẽ có ba giải pháp.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường chiều 4/6

Giải pháp thứ nhất, dưới góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ sẽ làm tốt khâu chuẩn bị để trình Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý, kiểm soát khai thác cát bờ sông, tiếp cận trên vấn đề lưu vực và xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt Ủy ban nhân dân các cấp và tập trung ở địa bàn chính là Ủy ban nhân dân và cho đến cấp quận, huyện và đến phường, xã chịu trách nhiệm.

Giải pháp thứ hai, phải có một quy hoạch tổng thể khi xem xét để đánh giá mối quan hệ giữa các công trình và đặc biệt khai thác thì tác động thế nào đến dòng chảy và sạt lở. Điều này trong nghị định sẽ ban hành.

Cuối cùng, cần khoanh những khu vực cấm, bởi vì có những khu vực cấm, mà một giải pháp hết sức quan trọng đó là hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long do tập quán nên nhà cửa xây dựng ngay bên bờ sông. Theo Luật Tài nguyên nước thì có hành lang bảo vệ hai bên bờ sông, hành lang an toàn. Nếu xây dựng như vậy thì vô hình chung cấu trúc của hai bên bờ sông rất mềm yếu và hai là có những quy luật dòng chảy, bên lở, bên bồi, quy luật này bình thường, Bộ đã cố gắng để làm sao đánh giá được những khu vực đó để có di dân, có kế hoạch tránh xa những vùng có khả năng xảy ra sự cố.

Vân Ngọc

Các bài viết khác