ĐBQH TRẦN HOÀNG NGÂN: CẦN CÓ CHÍNH SÁCH ĐÚNG VÀ HIỆU QUẢ TRONG ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO ỨNG DỤNG KHCN CỦA DN

27/10/2018

Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách đúng và hiệu quả đối với chỉ tiêu đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020; nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự tán thành cao với nội dung báo cáo của chính phủ, ghi nhận những thành tự kinh tế xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được trong những năm vừa qua.

Bên lề kỳ họp, Phóng viên Cổng thông tin điện tử đã có cuộc trao đổi với đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, về vấn đề này.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh

Phóng viên: Đại biểu có đánh giá như thế nào về kế quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: Kế thừa thành công của năm 2016-2017 chúng ta tiếp tục thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế đề ra, cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 6,7% đã góp phần cho bình quân 3 năm tăng trưởng là 6,57%. Như vậy, kế hoạch kinh tế - xã hội đề ra 6,5-6,7% trong 5 năm là đạt được. Bên cạnh đó chúng ta còn thực hiện nhiều kế hoạch khác như đầu tư công, kế hoạch tài chính, cơ cấu lại nền kinh tế…

Cơ cấu kinh tế bước đầu đã đạt được những thành công nhất định hướng tới việc kéo dãn bội chi ngân sách. Trong 3 năm vừa qua, bội chi ngân sách đều đạt dưới mức Quốc hội đề ra, do đó đã kiểm soát được bội chi, phấn đấu năm 2020 mức bội chi ngân sách sẽ đạt dưới 3,5% GDP. Về nợ công, kiểm soát dưới 65% GDP; Nợ chính phủ trần là 54% hiện nay là 52%; Đối với nợ nước ngoài trần là 50% GDP thì 2018 nằm ở mức 49,7% GDP, chính vì vậy Chính phủ cần tăng cường kiểm soát mức nợ nước ngoài.

Về tái cơ cấu trong tổng vốn đầu tư xã hội, chúng ta cũng đã đạt được mục tiêu, gảm đầu tư nhà nước dưới 34% và theo xu hướng hiện nay đã đang giảm dần và nâng dần mức đầu tư ngoài xã hội. Tại lĩnh vực tư nhân (từ 30% lên 42%), đầu tư nước ngoài cũng tăng theo. Chính vì hai nguồn đầu tư bên ngoài nhà nước tăng lên nên đầu tư nhà nước được giảm đi một phần do doanh nghiệp nhà nước cũng giảm. Trong đó, vấn đề về cơ cấu lại các tập đoàn nhà nước đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, những doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn hóa rất cao và giá trị thu về cho ngân sách nhà nước cao.

Trong đề án tái cơ cấu kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 Việt Nam tụt 3 hạng do yếu tố đổi mới sang sáng tạo đạt thấp, đấy chính là điểm đáng lo ngại. Chính phủ cần có những chính sách đúng và hiệu quả đối với chỉ tiêu đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Vấn đề này cần có những chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tiếp cận vốn giúp cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hay chính sách về thuế để hỗ trợ cho bài toán này.

Một trong những nút thắt trong tình hình kinh tế xã hội cần phải tháo gỡ đó là kết cấu hạ tầng giao thông. Ngân sách nhà nước dành cho giao thông rất lớn nhưng các dự án vẫn còn nhiều vướng mắc và dậm chân tại chỗ, như sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Chung Lương Mỹ Thuận đã được Quốc hội thảo luận và triển khai nhiều năm nay những vẫn chưa thực hiện được, Chính phủ cần giải quyết nhanh điểm này. Nhất là về vấn đề lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư ở các dự án BOT. Nếu nút thắt này được tháo gỡ, chúng ta sẽ giảm đc bài toán về logistic, giảm chi được chi phí xã hội và cải thiện cuộc sống người dân, cũng như thu hút được một lượng khách du lịch quốc tế đáng kể.

Những mục tiêu Quốc hội đề ra, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều để thực hiện được các nghị quyết đó. Một trong những nguyên nhân đạt được những kết qủa đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhưng quan trọng nhất là tinh thần của các Nghị quyết, chính sách của Chính phủ và Quốc hội đề ra sát với thực tế và có hiệu quả cao.

Phóng viên: Trân trọng cám ơn đại biểu!

 

Mai Trang