QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ 24-26/12/2022
* Chiều 27/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân lần thứ nhất (Giải Diên Hồng) đã chủ trì Lễ phát động giải.
Phát biểu tại Lễ phát động Giải Diên Hồng lần thứ nhất, thay mặt Lãnh đạo Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự phối hợp của Chủ tịch Nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; sự ủng hộ, giám sát của cử tri và Nhân dân cả nước, hoạt động của Quốc hội đã và đang không ngừng phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngày càng chất lượng, thiết thực, hiệu quả, đi vào chiều sâu, gần dân, sát với thực tiễn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân lần thứ nhất (Giải Diên Hồng) phát biểu tại Lễ phát động.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- LỄ PHÁT ĐỘNG GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC VỀ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LẦN THỨ NHẤT
- PHÁT BIỂU CỦA PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN TẠI LỄ PHÁT ĐỘNG ''GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ NHẤT''
* Chiều 27/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thông tấn báo chí cho ý kiến và tổ chức bình chọn 10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại Lễ bình chọn 10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022.
Đây là hoạt động thường niên vào cuối năm nhằm tổng kết các hoạt động tiêu biểu của Quốc hội đã hoàn thành trong năm qua và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng vị thế, hình ảnh, hoạt động của Quốc hội tới cử tri và Nhân dân cả nước cùng bạn bè quốc tế.
Xem nội dung chi tiết tại đây: BÌNH CHỌN 10 SỰ KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CỦA QUỐC HỘI NĂM 2022
* Chiều ngày 27/12/2022, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ cơ quan Văn phòng quốc hội tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ 11 nhiệm kỳ 2020-2025 cho ý kiến về Dự thảo báo cáo Tổng kết công tác Đảng năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trong tâm năm 2023. Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì hội nghị.
Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị.
Góp ý kiến tại hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo báo cáo tổng kết công tác Đảng; góp ý về một số nội dung trong dự thảo báo cáo Tổng kết công tác Đảng năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, như: kết cấu, bố cục của báo cáo, công tác tham mưu, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội; công tác tham mưu trong việc tuyển dụng cán bộ làm việc tại các cơ quan thuộc Văn phòng Quốc hội; đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác của cán bộ, đảng viên, người lao động…
Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ CƠ QUAN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LẦN THỨ 11 NHIỆM KỲ 2020-2025
* Sáng 27/12, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo cơ quan và Công đoàn Cơ quan Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện thường niên nhằm trao đổi, đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao tổ chức, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Quốc hội và hoạt động của Công đoàn Văn phòng Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY, LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ĐỐI THOẠI VỚI ĐẢNG VIÊN, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
* Thảo luận tại Hội thảo "trao đổi kinh nghiệm giữa Cơ quan lập pháp hai nước", do Quốc hội Việt Nam và Quốc hội, Thượng viện Campuchia tổ chức vừa qua, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục phát huy vai trò Cơ quan lập pháp hai nước trong đẩy mạnh quan hệ song phương; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng thể chế, hệ thống pháp luật và giám sát triển khai thực hiện pháp luật, đóng góp vào quyết sách quan trọng của mỗi nước.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn.
Bàn về việc tăng cường hợp tác giữa Cơ quan lập pháp và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh hiện nay tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn nêu rõ, việc Quốc hội Việt Nam phối hợp với Thượng viện và Quốc hội Campuchia tổ chức Hội nghị giao lưu Nghị sĩ hữu nghị thể hiện sự chủ động, tích cực, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo hai Quốc hội và các nghị sĩ hai nước trong việc triển khai thực hiện “Biên bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác và đối tác giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội Vương quốc Campuchia” vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin ký mới nhân chuyến thăm chính thức Campuchia tháng 11/2022 vừa qua.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÁT HUY VAI TRÒ CƠ QUAN LẬP PHÁP TRONG ĐẨY MẠNH QUAN HỆ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
* Bàn về thể chế, chính sách và nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại Hội thảo Văn hóa 2022, TS. Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế đã chỉ rõ một số bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách và huy động nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
TS. Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế.
Theo TS.Phan Thanh Hải, một số bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách và huy động nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu liên quan đến việc khoanh vùng bảo vệ di tích; Nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế các di tích cần chống xuống cấp kịp thời. Bên cạnh đó là khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện công tác thu hồi (hồi hương) các di vật, cổ vật, bảo vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị lưu lạc ra nước ngoài...
Xem nội dung chi tiết tại đây: TS.PHAN THANH HẢI: SỚM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
* Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 (5/2023). Quan tâm tới dự luật, Ths. Tống Đức Duy, Chuyên viên Vụ I, Văn phòng Chính phủ cho rằng, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều điểm mới về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 17/11/2010 là bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các văn bản hướng dẫn đã góp phần thay đổi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời tạo dựng nền tảng pháp lý cơ bản trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, với nhu cầu thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NHIỀU ĐIỂM MỚI VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)
* Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết 1227/NQ-UBTVQH14 về Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn ĐBQH và Văn phòng Quốc hội. Thông qua việc triển khai Nghị quyết, công tác quản lý khoa học ngày càng được chuyên môn hóa, theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch..
Phiên họp thứ tư Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo tại Phiên họp thứ tư, Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học cho biết, triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023, thực hiện quy trình quản lý khoa học được quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Nghị quyết số 1227 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào Định hướng nghiên cứu khoa học thực hiện tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội (giai đoạn 2021-2026), Viện Nghiên cứu lập pháp (NCLP) thực hiện quy trình đề xuất nhiệm vụ khoa học, tổ chức họp Hội đồng khoa học của Viện NCLP (mở rộng) để cho ý kiến vào Danh mục 106 đề xuất nhiệm vụ khoa học năm 2023; tổ chức các cuộc họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Sau đó, Viện NCLP đã tổ chức xin ý kiến các thành viên Hội đồng khoa học để cho ý kiến vào Danh mục nhiệm vụ khoa học năm 2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC NGÀY CÀNG ĐƯỢC CHUYÊN MÔN HÓA, ĐẢM BẢO CÔNG KHAI, MINH BẠCH
* Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng đăng tải công khai nhằm lấy ý kiến rộng rãi, tuy nhiên xoay quanh quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Đại học Quốc gia Hà Nội, quy định về niên hạn sử dụng chung cư phải dựa vào chất lượng công trình, không can thiệp vào quyền sở hữu tuyệt đối của người có căn hộ.
PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, trong thời gian gần đây, một số luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới thay thế như: Bộ Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công-tư... Trong các luật này có nhiều nội dung quy định liên quan đến Luật Nhà ở năm 2014 như: thủ tục đầu tư xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư, ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở... đã được sửa đổi, bổ sung dẫn đến sự không thống nhất trong các quy định của Luật Nhà ở hiện hành với các luật này. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định có liên quan đến các quy định trong Luật Nhà ở năm 2014 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG: QUY ĐỊNH VỀ NIÊN HẠN SỬ DỤNG CHUNG CƯ PHẢI DỰA VÀO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
* Theo chương trình, từ ngày 05-09/01/2023, Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Một trong những nội dung trọng tâm được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp này là về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
TS.Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
Đóng góp ý kiến vào Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TS.Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm: Quy hoạch cần đánh giá đúng đắn, khách quan và khoa học thực trạng việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, thực trạng và dự báo các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước niển dâng, về xã hội là sự bất bình đẵng và giản cách xã hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TS.BÙI SỸ LỢI: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA CẦN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG ĐẮN, KHÁCH QUAN THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN BỐ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI
* Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 và dự kiến tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Một trong những quy định của dự thảo nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cũng như chuyên gia kinh tế là Thẩm định giá của Nhà nước (Chương VI của thảo luật). Bởi đây là nội dung quan trọng, nếu thực thi hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản công.
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 đã quy định rõ hơn về Hội đồng Thẩm định giá Nhà nước.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Giá (sửa đổi), liên quan đến Hội đồng thẩm định giá nhà nước, đại biểu Vũ Tuấn Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho biết, dự thảo luật quy định Hội đồng này được thành lập bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc được giao nhiệm vụ bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua, đi thuê hoặc được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu liên quan đến tài sản công hoặc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Hội đồng này cần tối thiểu 3 thành viên, trong đó có tối thiểu một thành viên có chuyên môn về lĩnh vực giá.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT GIÁ: LÀM RÕ HƠN VAI TRÒ, THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC
* Ngày 22/12/2022, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ký thay Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 670/NQ-UBTVQH15 về phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Tôn Thiện Đồng.
Phiên họp thứ 18 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Tôn Thiện Đồng kể từ ngày 08/12/2022 để thực hiện nhiệm vụ khác. Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tinh Lâm Đồng và ông Tôn Thiện Đồng theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết.
Xem nội dung chi tiết tại đây: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN KẾT QUẢ MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG
* Ngày 22/12/2022, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết số 665 /NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đắk Lắk.
Phiên họp thứ 18 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giao bà Lê Thị Thanh Xuân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tính Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến khi có nhân sự mới. Trong thời gian phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, bà Lê Thị Thanh Xuân được hưởng phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp của chức danh Trưởng Đoàn đại biếu Quốc hội chuyên trách.
Xem nội dung chi tiết tại đây: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIAO PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH CHUYÊN TRÁCH PHỤ TRÁCH ĐOÀN ĐBQH KHOÁ XV TỈNH ĐẮK LẮK
* Ngày 22/12/2022, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ký thay Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 666/NQ-UBTVQH15 về việc phê chuân kết quả bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Phiên họp thứ 18 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn kết quả bầu ông Vũ Ngọc Trì, Tỉnh úy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Kiến Xương, đại biếu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình giữ chức Phó Chú tịch Hội đồng nhân dân tính Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 kể từ ngày 08/12/2022.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN KẾT QUẢ BẦU PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH THÁI BÌNH
* Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 22/12/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình huệ đã ký Nghị quyết số 667/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hòa Bình.
Phiên họp thứ 18 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giao ông Hoàng Đức Chính - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến khi có nhân sự mới.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng ông Hoàng Đức Chính theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIAO PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH CHUYÊN TRÁCH PHỤ TRÁCH ĐOÀN ĐBQH KHOÁ XV TỈNH HOÀ BÌNH
* Sáng 27/12, Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng tổ chức giám sát tại trường THPT Thái Phiên, quận Thanh Khê về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.
Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng tổ chức giám sát tại trường THPT Thái Phiên, quận Thanh Khê.
Trả lời câu hỏi của Đoàn giám sát, các ý kiến từ phía trường đều cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo hướng mở, theo mô hình phát triển năng lực phù hợp mục tiêu, yêu cầu đổi mới. Đồng thời chương trình cũng trao quyền chủ động và trách nhiệm cho nhà trường trong việc lựa chọn, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh, thông qua các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực.
Về việc chọn sách giáo khoa, nhà trường thực hiện đúng quy trình khi tham khảo ý kiến đánh giá từ các tổ chuyên môn, gửi lên Hội đồng trường phê duyệt. Sau đó, nhà trường mới gửi lên Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.Đà Nẵng, từ đó trình UBND thành phố phê duyệt.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TP.ĐÀ NẴNG GIÁM SÁT VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG