QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 14/3/2023

14/03/2023

"Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp và nói chuyện với một số cán bộ chủ chốt tỉnh Hưng Yên; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Thư ký IPU Martin Chungong; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự cuộc làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 14/3/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 11/3 ĐẾN 13/3/2023

* Nhân kỷ niệm 75 năm Thành lập ngành thể thao Việt Nam, sáng nay (14/3), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ PVF và dự Lễ Khởi công Khu công nghiệp số 5 tỉnh Hưng Yên.

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các cơ quan của Quốc hội cùng tỉnh Hưng Yên. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác kiểm tra cơ sở vật chất của Trung tâm; nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Trung tâm.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH HƯNG YÊN

* Cũng trong sáng 14/3/2023, nhân chuyến công tác về thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp và nói chuyện với một số cán bộ chủ chốt tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội mong Hưng Yên tiếp tục đoàn kết hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu trước mắt và lâu dài, trong đó có mục tiêu đưa Hưng Yên trở thành tỉnh giàu của khu vực, tỉnh công nghiệp vào năm 2030. Nhấn mạnh, năm nay là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, cũng là năm thực hiện công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ kế tiếp, Chủ tịch Quốc hội mong Hưng Yên sẽ giới thiệu cho Quốc hội các nhân sự có chất lượng để đảm đương các vị trí trong Quốc hội cũng như đại biểu chuyên trách.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ CHỦ CHỐT TỈNH HƯNG YÊN

* Chiều 13/3 (theo giờ địa phương), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 tại thủ đô Manama của Bahrain, đã có bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-146.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đại hội đồng IPU-146 diễn ra vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với những biến động to lớn, khó lường, trong đó nổi lên là những điểm nóng, xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới. Việt Nam đề xuất tăng cường hợp tác công-tư, phối hợp giữa các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, đẩy mạnh hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Xem nội dung chi tiết tại đây: VIỆT NAM ĐƯA RA MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI CÁC NGHỊ VIỆN THÀNH VIÊN CỦA IPU

* Ngày 13/3, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 146 (IPU) tại Manama, Bahrain, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận giữa Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký IPU về Phương thức tổ chức Hội nghị nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội. Đánh giá cao năng lực của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức các sự kiện có tầm cỡ quốc tế, Tổng Thư ký IPU khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị tương tự.

Xem nội dung chi tiết tại đây: QUAN HỆ GIỮA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ IPU CÓ BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

* Ngày 13/3/2023, giờ địa phương, tại Thủ đô Manama, Bahrain, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể Đại hội đồng IPU-146. 

Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, có truyền thống khoan dung, nhân nghĩa, hòa hiếu. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị, chung sống hòa bình và nhận thức rõ hòa bình, phát triển của Việt Nam gắn chặt với hòa bình, thịnh vượng của khu vực và trên thế giới. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: "THÚC ĐẨY CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH - CHỐNG LẠI SỰ KHÔNG KHOAN DUNG"

* Ngày 14/3, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” làm việc với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”, nếu làm tốt được hai khâu này thì ngành y tế sẽ hoạt động hiệu quả và làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ PHÒNG: RÀ SOÁT TOÀN DIỆN, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

* Sáng 14/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn Giám sát dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ''Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 -2021''

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn Giám sát nhấn mạnh, trong quá trình triển khai, Đoàn giám sát cần tập trung nhận diện rõ các vấn đề và đề xuất giải pháp khả thi nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với lĩnh vực năng lượng sau giám sát. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ HAI ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021: XÁC ĐỊNH RÕ NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH GIÁM SÁT TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG, ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ TRÁNH CHỒNG CHÉO, LÃNG PHÍ

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: NHẬN DIỆN RÕ VẤN ĐỀ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI - TẠO CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG

* Sáng 14/3 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Thượng tướng Trần Quang Phương – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, cơ quan soạn thảo để xây dựng Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Hồ sơ Dự án Luật tương đối đầy đủ, đã tổng kết, khảo sát đánh giá tác động của Dự án Luật và đề xuất các chính sách phù hợp. Báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm rõ các vấn đề liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG DỰ VÀ CHỈ ĐẠO PHIÊN HỌP THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ

* Chiều 14/3 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thống nhất việc quy định sỹ quan CAND được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn đủ ít nhất 03 năm công tác, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung cách dùng từ ngữ sao cho dễ hiểu. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng việc tăng tuổi phục vụ của lực lượng CAND phù hợp với các chủ trương của Đảng và thống nhất với quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 về độ tuổi nghỉ hưu.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HỌP PHIÊN MỞ RỘNG, THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

* Trong chương trình tham dự Đại hội đồng IPU 146 và Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) từ ngày 11/3 đến ngày 15/3/2023 tại Bahrain, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có các cuộc gặp gỡ song phương với Tổng Thư ký AIPA Ar.Siti Rozaimeriyanty Dato Seri Laila Jasa Haji Abdul Rahman, Tổng Thư ký Quốc hội Hàn Quốc Lee Kwang Jae, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Inodexia Sumariyandono bên lề Hội nghị.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trao đổi chia sẻ thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, một số hoạt động của Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội; các hoạt động hợp tác song phương nghị viện, đề xuất hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tham mưu, tổng hợp, phục vụ của Ban Thư ký; trao đổi chia sẻ thông tin tư liệu, văn bản pháp luật cần quan tâm; tăng cường năng lực bộ máy giúp việc; đề xuất ký kết thỏa thuận hợp tác...

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG GẶP GỠ SONG PHƯƠNG VỚI TỔNG THƯ KÝ NGHỊ VIỆN MỘT SỐ QUỐC GIA

* Tiếp tục phát huy vai trò, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, tăng thêm tính khoa học trong các quyết định của Quốc hội, vừa qua, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp thứ V góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Phiên họp đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý sâu sắc, trách nhiệm, với mong muốn xây dựng được một Luật Đất đai giải quyết được những vấn đề bức xúc hiện nay và tạo động lực cho sự phát triển. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu những phát biểu ấn tượng tại phiên họp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NHỮNG PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN HỌP THỨ V HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Theo dự kiến, Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 15/3/2023 và bế mạc ngày 20/3/2023 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của: dự án Luật Giá (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (đồng thời xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023); cho ý kiến về: dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)...

Xem nội dung chi tiết tại đây: THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI: XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG

* Sáng 14/3, tiếp tục chương trình giám sát của Quốc hội, đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội do Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống ma túy và mại dâm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan ghi nhận, đánh giá cao những kết quả trong phòng chống ma tuý, mại dâm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, còn một số bất cập liên quan đến công tác này như biện pháp quản lý người cai nghiện còn tiềm ẩn phức tạp nhất định.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ MẠI DÂM TẠI LÂM ĐỒNG

* Chiều 14/3, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm tổng kết và rà soát Nghị quyết liên tịch số 525 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến vào dự thảo Kế hoạch phối hợp, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 525. Theo đó, đa số ý kiến đồng tình với mục đích tổng kết nhằm đánh giá thực hiện Nghị quyết 525 sau 10 năm ban hành, trong đó, làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị quyết 525 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TRƯỞNG BAN DÂN NGUYỆN DƯƠNG THANH BÌNH LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

* Chiều 14/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị thường niên về công tác phối hợp của hai cơ quan trong năm 2023. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng chủ trì hội nghị.

Trong năm qua, công tác phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư pháp tiếp tục có nhiều đổi mới tích cực cả về nội dung, phương thức triển khai, thể hiện ở kết quả hiệu suất công việc được lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao. Có được kết quả này là nhờ sự phối hợp chặt chẽ, chủ động, từ sớm, từ xa giữa Thường trực Ủy ban Pháp luật cùng lãnh đạo Bộ Tư pháp, giữa Vụ Pháp luật với các vụ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp...

Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA ỦY BAN PHÁP LUẬT VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2023: PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG, TRIỂN KHAI TỐT NHẤT NHIỆM VỤ ĐỀ RA

* Chiều ngày 14/3, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức sinh hoạt chuyên đề để Quán triệt việc thực hiện Quy định 58-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng (Quy định số 58) và Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW ngày 05/8/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Quy định số 58.

Tại cuộc sinh hoạt chuyên đề, Chi bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nghe Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị nội bộ (Ban Tổ chức Trung ương) Đỗ Đức Trung quán triệt việc thực hiện Quy định 58 và Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW ngày 05/8/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Quy định số 58.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHI BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

* Theo Chương trình làm việc, tại Phiên họp thứ 21 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Các chuyên giam nhà quản lý hy vọng việc sửa đổi Luật sẽ thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân.

Các chuyên gia và nhà quản lý, pháp luật nhà ở cũng đã xuất hiện những bất cập, hạn chế, tồn tại về một số vấn đề cụ thể liên quan đến sở hữu nhà ở; xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; phát triển nhà ở; phục vụ tái định cư; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; quản lý, sử dụng nhà chung cư; tài chính cho phát triển nhà ở; quản lý, sử dụng nhà ở và giao dịch về nhà ở.

Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT NHÀ Ở: KỊP THỜI GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG CHỒNG CHÉO, MÂU THUẪN TRONG CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN

* Đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, những đổi mới của dự thảo Luật sẽ giúp sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa; đồng thời khắc phục tình trạng bỏ hoang đất hoặc sử dụng sai mục đích, góp phần cải thiện sinh kế người dân.

Các chuyên gia cho rằng, tinh thần đổi mới của Luật Đất đai (sửa đổi) là chuyển từ chế độ sử dụng đất đơn nhiệm sang chế độ sử dụng đất đa nhiệm. Điều 209 dự thảo Luật đã quy định cụ thể về đất sử dụng đa mục đích, gồm đất sử dụng hỗn hợp, đất sử dụng kết hợp. Dự thảo cũng đề ra nguyên tắc sử dụng đất đa mục đích để quản lý chặt chẽ, đồng thời quy định tiền sử dụng đất nộp thêm khi sử dụng đất kết hợp đa mục đích.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HOANG ĐẤT, ĐẢM BẢO SINH KẾ NGƯỜI DÂN

* Tham gia ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân cả nước, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đề nghị dự thảo Luật cần quy định tiêu chí cụ thể, rõ ràng với các trường hợp tiến hành thu hồi đất, đồng thời cần có phương án bồi thường thỏa đáng để ổn định đời sống người dân.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi), nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ hơn các điều kiện, tiêu chí đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để tách biệt với các dự án phát triển kinh tế có lợi ích thuần túy của chủ đầu tư nhằm tránh sự áp đặt chủ quan, máy móc tràn lan khi nhà nước thu hồi đất dẫn đến sự không đồng thuận của người có đất bị thu hồi. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ CỤ THỂ, PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG THỎA ĐÁNG KHI TIẾN HÀNH THU HỒI ĐẤT

* Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Chính phủ lấy ý kiến Nhân dân, TS.Châu Hoàng Thân, Giảng viên khoa Luật, Đại học Cần Thơ kiến nghị ban soạn thảo nghiên cứu xây dựng và vận hành hệ thống cơ quan định giá độc lập được tổ chức thống nhất, độc lập với chính quyền địa phương, thực hiện định giá tài sản công nói chung bao gồm đất đai.

TS. Châu Hoàng Thân cho rằng, với quy định tại Điều 155 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), quá trình quyết định giá đất cụ thể vẫn là một quy trình hành chính khép kín, thiếu chuyên nghiệp, thiếu khách quan và độc lập. Vì vậy, xây dựng và vận hành hệ thống cơ quan định giá độc lập được tổ chức thống nhất, độc lập với chính quyền địa phương, thực hiện định giá tài sản công nói chung bao gồm đất đai là rất cần thiết.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TS.CHÂU HOÀNG THÂN: ĐỀ XUẤT QUY ĐINH HỆ THỐNG CƠ QUAN ĐỘC LẬP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN CÔNG

* Tại Phiên họp thứ 21 sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về đề nghị của Chính phủ bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Đóng góp ý kiến vào dự án Luật này, nhiều đại biểu Quốc hội, lãnh đạo một số Bộ ngành cho rằng cần cân nhắc kỹ việc cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi...

Cho ý kiến vào nội dung trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị làm rõ hơn về ngân sách, kinh phí để triển khai thực hiện Căn cước công dân cũng như người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ để làm Căn cước công dân. Nêu quan điểm việc cấp thẻ Căn cước công dân cho đối tượng trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu quan điểm, cần cân nhắc kỹ việc cấp thẻ Căn cước công dân với trẻ em dưới 14 tuổi, nhất là với từng độ tuổi. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN CÂN NHẮC KỸ VIỆC CẤP THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CHO TRẺ EM DƯỚI 14 TUỔI

* Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài nguyên nước, tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện, các quy định đó đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập. Do đó, GS.TS Đào Xuân Học - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần khắc phục được những chồng chéo, bất cập hiện hành.

GS.TS Đào Xuân Học đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đưa công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai về một đầu mối. Đầu mối này đặt ở Bộ, ngành nào sẽ do Chính phủ quyết định.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI): CẦN KHẮC PHỤC NHỮNG CHỒNG CHÉO, BẤT CẬP HIỆN HÀNH

* Theo dự kiến Chương trình Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Quan tâm tới dự thảo luật, tại Hội thảo Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), một số ý kiến đại biểu đề nghị: Cần quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước...

Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức góp ý và cơ bản bao trùm được các vấn đề quản lý nhà nước đối với Tài nguyên nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đòi hỏi cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát nhằm hoàn thiện, trong đó cần làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN PHÂN ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Tại phiên họp thứ hai của Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, cho ý kiến về tình hình biên soạn, thẩm định, phê duyệt, phát hành, hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, nhiều đại biểu chỉ ra rằng việc lựa chọn ngữ liệu, hình ảnh, thông tin, nội dung khoa học ở một số bản mẫu sách giáo khoa chưa cập nhật, còn có sai sót.

Về chất lượng sách giáo khoa, sách giáo khoa các môn học được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được khai thác, sử dụng có hiệu quả, phù hợp thực tiễn trong việc tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tuy nhiên việc lựa chọn ngữ liệu, hình ảnh, thông tin, nội dung khoa học ở một số bản mẫu sách giáo khoa chưa cập nhật, còn có sai sót.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÒN SAI SÓT TRONG LỰA CHỌN NGỮ LIỆU, THÔNG TIN KHOA HỌC Ở MỘT SỐ BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

* Một trong những nội dung được thành viên Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” quan tâm, đặt câu hỏi tại buổi làm việc với các Bộ, ngành là việc triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Các thành viên Đoàn giám sát đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ hơn về tiến độ cấp máy tính, diện bao phủ sóng và những tồn tại, bất cập sau khi triển khai. Hơn nữa, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông chưa thống nhất về số liệu máy tính đã bàn giao cho học sinh.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI MỤC TIÊU CỦA "CHƯƠNG TRÌNH SÓNG VÀ MÁY TÍNH CHO EM"

* Có sự khác biệt nào về cơ chế hoạt động giữa Quỹ vaccine ở trung ương và Quỹ vaccine ở địa phương?... là vấn đề được thành viên Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” đặt ra đối với lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

Các đại biểu cho rằng, về nguyên tắc Quỹ vaccine chỉ dành cho việc mua vaccine, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Y tế làm rõ việc chi từ Quỹ vaccine ở địa phương. Qua phản ánh của các địa phương, việc kêu gọi nhân dân tiêm vaccine vô cùng khó khăn, mặc dù vaccine còn nhưng người dân không tiêm.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC PHÒNG CHỐNG COVID-19: KHÔNG XẢY RA TÌNH TRẠNG CHI TRÙNG HOẶC LẠM DỤNG QUỸ VACCINE

 

Minh Hùng