QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 15/12/2023
* Chiều 18/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thứ 28, phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2023.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến và quyết định đối với 20 nội dung cụ thể; lưu ý trong thời gian tới, các cơ quan cố gắng tối đa, tập trung cao độ cho các nội dung của kỳ họp bất thường.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BẾ MẠC PHIÊN HỌP THỨ 28
* Trước đó, trong buổi sáng 18/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Theo đó, tại phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)...
Sau phần trình bày Tờ trình của Bộ Tư pháp và báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận, cho ý kiến.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 18/12: UBTVQH XEM XÉT ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG MỘT SỐ DỰ ÁN LUẬT VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2024
* Cũng trong buổi sáng 18/12, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến đối với 02 nội dung: việc phân bổ, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; và việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trình bày báo cáo tóm tắt về việc phân bổ, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023 và việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Xem nội dung chi tiết tại đây: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NSTW 2023, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VÀ GIAO VỐN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN KT-XH
* Chiều 18/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành tổng kết kỳ họp thứ 6; cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và bước đầu chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Điều hành Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến của cử tri, Nhân dân cả nước, dư luận xã hội và tình hình thực tế, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã xây dựng Báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện báo cáo, nhất là nhấn mạnh kết quả đạt được, điểm nổi bật, điểm mới, cần nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn; cho ý kiến về những nội dung cụ thể cần tiếp tục rút kinh nghiệm cho kỳ họp tiếp theo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TỔNG KẾT KỲ HỌP THỨ 6 VÀ CHO Ý KIẾN CHUẨN BỊ CÁC KỲ HỌP SẮP TỚI CỦA QUỐC HỘI
* Chiều ngày 18/12, tại Nhà Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội đã tiếp Ban lãnh đạo Trường Đại học Hoàng gia Rajabhat Udon Thani, Thái Lan do Hiệu trưởng Khanisara Thansunthornsakun làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Vui mừng chào đón Hiệu trưởng Khanisara Thanyasunthornsakun cùng các giảng viên của Trường Đại học Hoàng gia Rajabhat Udon Thani sang thăm Việt Nam và đến thăm Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chuyển lời thăm hỏi cũng như lời cảm ơn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Hiệu trưởng Khanisara Thanyasunthornsakun cùng tập thể cán bộ, lãnh đạo Trường đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, chu đáo trong chuyến thăm chính thức Thái Lan vừa qua.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG TIẾP HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀNG GIA RAJABHAT UDON THANI
* Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát vừa ký Quyết định số 712/QĐ-ĐGS ngày 12/12/2023 về việc Phân công nhiệm vụ thành viên và các đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN VÀ CÁC ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN HẾT NĂM 2023”
* Tổ chức phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là một trong những phương thức để các cơ quan của Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tại Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết về nguyên tắc việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH THEO HƯỚNG RÀNH MẠCH, CHỦ ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM, CHUYÊN SÂU, NHẠY BÉN
* Tại phiên họp 28 của Uỷ ban Thường vụ, trong Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10, 11 năm 2023 của Ban Dân nguyện gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, cử tri và nhân dân phấn khởi với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về chính sách cái cách tiền lương. Tin rằng khi đã có cả điều kiện cần và đủ, chính sách cải cách tiền lương lần này sẽ gắn liền với chất lượng, với trách nhiệm của cán bộ, công chức sẽ thực sự tạo được cú hích lớn đối với sự đổi mới hoạt động hiệu quả của bộ máy.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN ĐẶT NHIỀU NIỀM TIN VÀO CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
* Kỳ họp thứ 6 vừa qua có lẽ là lần đầu tiên trong một kỳ họp, Quốc hội sử dụng tới 6 trong số 7 hình thức giám sát tối cao của Quốc hội đã được luật định: Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước; chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm; xem xét báo cáo giám sát của cơ quan của Quốc hội; rà soát hệ thống văn bản pháp luật. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết phân tích những hiệu quả thiết thực từ việc tiến hành nhiều hoạt động giám sát trong một kỳ họp Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN: “ĐẠI GIÁM SÁT” THỰC THI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TẠI MỘT KỲ HỌP
* Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội yêu cầu Chính phủ trong năm 2024, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025 – 2035. Về nội dung này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội có bài viết: “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cơ sở pháp lý và một số khuyến nghị”. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA - CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
* Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thống nhất thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Để việc thực hiện Nghị quyết được hiệu quả, Cổng TTĐTQH trân trọng giới thiệu bài viết: “Thí điểm thực hiện chính sách đặc thù về giao thông đường bộ: Tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực phát triển “xương sống” của nền kinh tế” của đại biểu Thạch Phước Bình - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN: THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - THÁO GỠ NÚT THẮT, KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN “XƯƠNG SỐNG” CỦA NỀN KINH TẾ
* Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã đặt ra vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung này, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết: “Khơi thông nguồn lực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa - nhân chứng vượt thời gian, làm nên bản sắc dân tộc” của của PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN: KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA - NHÂN CHỨNG VƯỢT THỜI GIAN, LÀM NÊN BẢN SẮC DÂN TỘC
* Đóng góp vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH nêu quan điểm: Cần sớm có chính sách ưu tiên đãi ngộ, chế độ tiền lương tương xứng đối với nhà giáo. Việc xây dựng nhóm chính sách về nhà giáo cần phù hợp với thực tế, với các quy định pháp luật khác. Vì vậy, các cơ quan phải có sự rà soát, đánh giá tác động của chính sách...
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỚM CÓ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN ĐÃI NGỘ, CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TƯƠNG XỨNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
* Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong điều kiện các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế như hiện nay, TS. Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, công tác xã hội hóa giáo dục là giải pháp rất quan trọng và cần thiết để bổ sung và góp phần làm tăng tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ MAI THOA: CẦN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC, HUY ĐỘNG TOÀN XÃ HỘI CHĂM LO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
* Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 6. Tiếp tục góp ý dự án Luật này, đại biểu Trần Văn Tiến, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị làm rõ hơn nội hàm liên quan đến trình độ khoa học, công nghệ đối với công nghiệp quốc phòng, an ninh để thực hiện nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH TRẦN VĂN TIẾN: CẦN LÀM RÕ HƠN NỘI HÀM LIÊN QUAN ĐẾN TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
* Để đạt được một trong những mục tiêu đổi mới Quốc hội theo tinh thần Nghị quyết só 27-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, một số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH), chuyên gia cho rằng, cần tăng tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách nhằm hướng tới Quốc hội chuyên nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các chức năng đã được hiến định.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG TỶ LỆ ĐBQH CHUYÊN TRÁCH – HƯỚNG TỚI QUỐC HỘI HOẠT ĐỘNG NGÀY CÀNG CHUYÊN NGHIỆP
* Đại biểu Trần Văn Lâm - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang kỳ vọng, trong năm 2024, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo để triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế. Các cấp, các ngành cũng phải chủ động, quyết tâm, dám chịu trách nhiệm trong triển khai hiệu quả các biện pháp đã đề ra đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của ngành, của địa phương mình...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: KỲ VỌNG CÁC NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỘNG, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
* Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Tiếp tục góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Trần Thị Thu Phước, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đề nghị cần bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe, xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH TRẦN THỊ THU PHƯỚC: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ TÍNH ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI XE, XEM XÉT TRỪ ĐIỂM GIẤY PHÉP LÁI XE
* Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Tiếp tục góp ý dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, cần quy định theo hướng linh hoạt, không cấm nhưng phải quy định chặt chẽ điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần để hạn chế tình trạng này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ ĐIỀU KIỆN RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN
* Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 6. Theo đó, từ 1/1/2024, Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ NỘI LUẬT HOÁ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ THUỂ TỐI THIỂU TOÀN CẦU
* Tiếp tục hành trình thiện nguyện Ngày Chủ nhật yêu thương do Ủy ban Xã hội của Quốc hội phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhóm Kết nối yêu thương cùng các nhà hảo tâm tổ chức, ngày 18/12, chương trình đã diễn ra tại Trung tâm Từ thiện và hướng nghiệp Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chương trình “Ngày chủ nhật yêu thương” được bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2017 do nhóm thiện nguyện kết nối yêu thương là các cán bộ Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Bệnh viện Tim Hà Nội và các nhà hảo tâm tổ chức định kỳ vào ngày chủ nhật cuối cùng hằng tháng. Chương trình đã được tổ chức tại hàng chục trung tâm bảo trợ xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; tổ chức bữa ăn trưa cải thiện; khám chuyên khoa tim mạch và vận động hỗ trợ trang thiết bị, tặng quà bằng tiền mặt và hiện vật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHƯƠNG TRÌNH NGÀY CHỦ NHẬT YÊU THƯƠNG TẠI TRUNG TÂM TỪ THIỆN VÀ HƯỚNG NGHIỆP PHẬT TÍCH, BẮC NINH
* Ngày 17/12 (giờ địa phương), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Tp. Hồ Chí Minh do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc tại đất nước Kuwait.
Theo đó, đoàn đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait. Đại sứ Ngô Toàn Thắng cùng các cộng sự đã tiếp đoàn. Tại buổi làm việc, đại sứ Ngô Toàn Thắng thông tin với đoàn về mối quan hệ giữa Việt Nam và Kuwait...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TP.HỒ CHÍ MINH THĂM, LÀM VIỆC TẠI KUWAIT
* Với tinh thần chủ động, từ sớm, từ xa, ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long đã tích cực tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Trong thời gian diễn ra kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã tích cực phát biểu thảo luận tại tổ và hội trường, cho ý kiến về các nội dung, đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tại kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia vào chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với tinh thần trách nhiệm cao; tích cực phát biểu thảo luận tại Tổ, Hội trường, lấy phiếu tín nhiệm, tham gia chất vấn với nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết đóng góp cho Quốc hội, Chính phủ trong việc xây dựng chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng pháp luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH VĨNH LONG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO THÀNH CÔNG CỦA KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
* Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã tham dự kỳ họp đầy đủ và đã tích cực, trách nhiệm tham gia các hoạt động cũng như tham gia thảo luận các nội dung tại kỳ họp đóng góp vào thành công chung của kỳ họp. Đặc biệt, nhiều ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri đã được các đại biểu trong Đoàn gửi gắm trong mỗi phát biểu trước diễn đàn Quốc hội.
Tại kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã tham dự kỳ họp đầy đủ và đã tích cực, trách nhiệm tham gia các hoạt động cũng như tham gia thảo luận các nội dung tại kỳ họp. Qua 6 phiên thảo luận tổ, 28 phiên thảo luận toàn thể tại hội trường, Đoàn Đại biểu tỉnh Hà Giang đã tham gia phát biểu thảo luận 23 lượt (14 lượt tại tổ; 09 lượt tại hội trường). thực hiện 01 lượt chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Xây dựng về vấn đề quy hoạch treo và 01 lượt tranh luận đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Các ý kiến thảo luận, chất vấn của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang được Quốc hội, Bộ, ngành quan tâm tiếp thu, trả lời trách nhiệm, đầy đủ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
* Báo cáo với cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mới đây, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, các ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia phát biểu 42 lượt ý kiến; trong đó tham gia thảo luận ở tổ 29 ý kiến và hội trường 13 ý kiến; gửi 2 văn bản chất vấn đến Bộ trưởng Bộ VH-TTDL và Bộ GT-VT.
Các ý kiến thảo luận, đóng góp và chất vấn của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tại kỳ họp đều thể hiện trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết trong tham gia xây dựng các dự án luật, các nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện quyền chất vấn của ĐBQH và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngoài ra, các đại biểu trong Đoàn ĐBQH tỉnh còn tích cực tham gia các hoạt động của các ủy ban của Quốc hội mà ĐBQH là thành viên.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐỒNG NAI ĐÓNG GÓP 42 LƯỢT Ý KIẾN TẠI KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
* Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, HĐND TP Hà Nội và Hội đồng TP Seoul (Hàn Quốc) đã hội đàm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan hai nước. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn và Chủ tịch Hội đồng TP Seoul (Hàn Quốc) Kim Hyeonki chủ trì buổi hội đàm.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn bày tỏ vui mừng khi được tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Seoul đến thăm và làm việc với HĐND TP Hà Nội. Trong hơn 30 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thực chất, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt năm 2022 hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu chương mới trong sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HỌC HỎI KINH NGHIỆM HÀN QUỐC ĐỂ HÀ NỘI LÀM NÊN “KỲ TÍCH SÔNG HỒNG”