ĐBQH PHẠM VĂN HÒA GÓP Ý VỀ DỰ ÁN LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

25/09/2020

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Biên phòng Việt Nam tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị làm rõ trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng để tránh chồng chéo.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 06 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Đồng Tháp, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ đồng tình về sự cần thiết của ban hành Luật Biên phòng. Theo đó, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ra đời cách đây hơn 20, từ năm 1997, trong thời kỳ còn trong quản lý về biên giới khác với hiện nay. Trong khi đó, ngày nay, tình hình biến đổi khi quan hệ đối ngoại quốc tế có Biên phòng Việt Nam nước ta, đặc biệt là ngoài biên giới và về đất liền, núi rất quan trọng. Với tình hình chuyển biến thay đổi như vậy thì thiết phải nâng cấp từ các Pháp lệnh Bộ đội biên phòng lên là Luật Biên phòng. Hơn nữa, Pháp lệnh chỉ nói rõ nhiệm vụ biên phòng có nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là rất cụ thể nhưng về quan hệ, phối hợp chủ thể về công tác biên phòng ở biên giới và khu vực biên giới thì chưa rõ ràng, chưa cụ thể.

Góp ý về khoản 1 Điều 7 của lực lượng thực thi nhiệm vụ bao gồm cả hệ thống chính trị, đại biểu cho rằng phạm vi điều chỉnh rộng nên cần phải cân nhắc, đòi hỏi rất cụ thể, phải phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các chủ thể này. Lực lượng biên phòng gồm cả hệ thống chính trị, nhân dân và Bộ Đội Biên phòng làm nòng cốt là lực lượng chuyên trách nhưng cũng cần phải rõ ràng để có sự trách nhiệm liên đới trong bảo vệ biên giới và khu vực biên giới, đặc biệt là ranh giới giữa biên phòng và bộ đội địa phương, Biên phòng với Hải quan, biên phòng với lực lượng công an.

Đại biểu dẫn chứng, xác định nhiệm vụ của biên phòng kiểm tra ở khu vực biên giới và biên giới là nhiệm vụ chính của Bộ đội biên phòng. Nhưng trong luật có quy định thêm nhiệm vụ được quyền kiểm tra phương tiện nếu thấy có dấu hiệu vi phạm giải pháp luật. Đây là vấn đề liên quan đến hải quan. Hải quan cho rằng kiểm tra phương tiện là nhiệm vụ của mình. Luật Hải quan cho phép lực lượng hải quan được kiểm tra phương tiện, tất cả các phương tiện qua lại biên giới. Thực tế có trường hợp chồng chéo với biên phòng và hải quan, như một phương tiện mà hai bên đều có quyền kiểm tra. Do đó, đại biểu cho rằng cần phải giải thích rõ ràng vấn đề này để tránh sự chồng chéo.

Đại biểu cũng cho rằng trong quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ giao cho Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ban, ngành và trong quan hệ phối hợp ở địa phương thì luật cần quy định rõ là Bộ đội Biên phòng, để nâng cao vị thế của Bộ đội biên phòng, giao cho Bộ chỉ huy quân sự của ở địa phương quan hệ với các ngành ở địa phương./.

Bảo Yến