ĐBQH NGUYỄN SĨ CƯƠNG GÓP Ý VÀO DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ THAM GIA LỰC LƯỢNG GIỮ GÌN HÒA BÌNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC

29/01/2021

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã có ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Đối với dự án nghị quyết của Quốc hội về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đóng góp một số những ý kiến. Thứ nhất, đây là một dự án nghị quyết khá hoàn chỉnh và có thể được Quốc hội xem xét thông qua quy trình tại một kỳ họp. Vì đã tham gia buổi thẩm tra chính thức của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đối với dự án nghị quyết này và những ý kiến của các đại biểu trước đó cũng như kể cả ý kiến của tôi đã được tiếp thu, giải trình một cách đầy đủ và có trách nhiệm.

Về sự cần thiết, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương nghĩ rằng, trong Tờ trình của Chính phủ đã nêu quá đầy đủ. Nghị quyết này khi được Quốc hội thông qua thì có thể được coi là một minh chứng rõ ràng nhất về thực hiện quan điểm của Đảng ta về hội nhập quốc tế cũng như tham gia các hoạt động một cách tích cực nhất, không chỉ với tư cách một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc mà còn là thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hơn lúc nào hết, đây cũng là một thời điểm rất thích hợp để ban hành nghị quyết này. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua, mặc dù chưa có luật hay nghị quyết nhưng Chính phủ mà cụ thể là Bộ Quốc phòng cũng đã triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc một cách rất nghiêm túc, có hiệu quả và bài bản, được quốc tế đánh giá cao.


Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.

Theo đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, trước đây, Ủy ban Đối ngoại khi được giao thẩm tra các hoạt động này. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, Bộ Quốc phòng đã triển khai rất tốt, cử cán bộ tham gia các phái bộ ở Cộng hòa Trung Phi cũng như là Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2, thời gian trước đã giao cho Ủy ban Đối ngoại thẩm tra các dự án này. Mặc dù, trong báo cáo Chính phủ cũng nói là chưa có kinh nghiệm trong việc ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực này, nhưng chúng tôi thấy rằng Bộ Quốc phòng và Cục Gìn giữ hòa bình trực tiếp triển khai thì các đồng chí đều tỏ ra rất có kinh nghiệm trong việc này. Từ thực tế đó, cùng với việc tuân thủ đúng quan điểm của Đảng thì Chính phủ, trong đó có Bộ Quốc phòng đã xây dựng nghị quyết với một nội dung đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động có liên quan, trên cơ sở tạo ra một hành lang pháp lý được nêu ra trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Với một dự án nghị quyết hoàn chỉnh và đáp ứng mọi quy định của pháp luật về xây dựng cũng như về thông qua, cũng như thời điểm vàng tôi đã phân tích ở trên. Dự án này có thể được Quốc hội chấp nhận là một dự án được xem xét và thông qua tại một kỳ họp. Vấn đề thứ hai, có 2 kiến nghị nhỏ, mặc dù lần này chúng ta ban hành nghị quyết, nhưng để tăng hiệu lực quy định của pháp luật thì có lẽ ngay từ bây giờ cũng nên có sự tính toán, xem xét để có thể ban hành luật về vấn đề này thì tốt hơn.

Thứ hai, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cũng đề nghị như một số đại biểu về việc quan tâm và tăng cường chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động này. Bởi vì, tham gia lực lượng này là đến những địa bàn rất khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng nữa. Chính vì vậy, ngoài những chế độ chính sách mà Liên Hợp Quốc cho các cán bộ chiến sĩ được hưởng, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương nghĩ rằng Việt Nam cũng có thêm những chế độ, chính sách khác nữa cho anh em thì rất tốt, mà trước đây được quy định trong Nghị định 162 và 3 thông tư của Bộ Quốc phòng./.

Bích Lan

Các bài viết khác