LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) PHẢI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA ĐẤT SÁT VỚI GIÁ THỊ TRƯỜNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Quang cảnh hội thảo
Tham dự Hội thảo có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; PGS.TS Trần Quốc Toàn, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường; đại diện Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính,....cùng sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hiệp hội Bất động sản việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; Hội đồng Lý luận Trung ương; Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Trường Đại học Thương mại;...
Cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Đất đai
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn phát triển mới của đất nước là nội dung đang được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân dành sự quan tâm đặc biệt. Thực hiện tốt công tác này chính là hoạt động để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kháo XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
Nhấn mạnh, nội dung Hội thảo là chủ đề có tính thời sự, không chỉ có ý nghĩa chuyên môn, học thuật mà còn mang tính chính trị, pháp lý trong thời điểm hiện nay, TS.Đoàn Trung Kiên kỳ vọng, hội thảo sẽ gợi mở định hướng xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai trong bối cảnh hội nhập quốc tế đồng thời lý giải sự cần thiết khách quan phải sửa đổi Luật Đất đai 2013 dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 tới đây.
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi đất nước. Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Với vị trị đặc biệt quan trọng như vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước chú trọng và cũng bởi vậy, hệ thống chính sách trong lĩnh vực đất đai luôn được sự quan tâm và đã nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Để nhận diện sự cần thiết, cơ sở khoa học và thực tế pháp luật đất đai nhằm xác định những vấn đề cơ bản, trọng tâm cần hoàn thiện, các đại biểu đã tập trung: Phân tích, đánh giá tổng quan về hệ thống pháp luật Đất đai của Việt Nam; So sánh, đối chiếu và đưa ra nhận định khách quan về thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam và của Đức trong quản lý đất đai; Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật đất đai Việt Nam nhằm nhận diện những vướng mắc, khó khăn và những nút thắt pháp lý cần tháo gỡ, góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi.
Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật đất đai
Phát biểu tại hội thảo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được ban hành ngày 16/06/2022 với nhiều nội dung quan trọng định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 nói riêng.
Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu của Nghị quyết, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến chỉ rõ 08 vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật đất đai, bao gồm: (1) Việc hoàn thiện pháp luật đất đai phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung và xử lý những vấn đề đất đai do lịch sử để lại; khắc phục yếu kém, tồn tại của quản lý đất đai; (2) Hoàn thiện pháp luật đất đai đặt trong bối cảnh bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; (3) Giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đáu thầu dự án có sử dụng đất;...
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cũng cho rằng, để thực hiện quan điểm của Nghị quyết số 18-NQ/TW về đánh thuế cao hơn đối với người sở hữu nhiều nhà, đất, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ hoang nhằm đấu tranh với các hành vi đầu cơ, thu gom nhà, đất tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo để mua bán đất đai kiếm lời; thao túng thị trường bất động sản và sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả,... Pháp luật đất đai cần được hoàn thiện theo hướng: Bổ sung quy định về đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, đầy đủ, chính xác trong phạm vi cả nước; ban hành quy định cụ thể, đồng bộ về quản lý, lưu trữ, cập nhật số liệu đất đai vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định về trình tự, thủ tục tra cứu, truy cập, sử dụng thông tin đất đai đảm bảo công khai minh bạch về đất đai, người sử dụng đất; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đăng ký đất đai; quy định về đăng ký biến động trong quá trình sử dụng đất; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh tra đất đai;...
Góc nhìn về chính sách pháp luật đất đai từ CHLB Đức
Chia sẻ về quy định của pháp luật CHLB Đức về lĩnh vực đất đai, GS.TS Ulrich Battis, Đại học Tổng hợp Humboldt Berlin cho biết, đất đai là tài sản tư, Đức không có tài sản công. Nhà nước không có quyền sở hữu ưu tiên đối với đất đai.
Đối với đất đai áp dụng hệ thống luật tư. Đất đai được ghi trong địa chính – sổ đăng ký đất đai của Nhà nước. Đất và các quyền đối với đất, vi dụ như thế chấp được ghi vào sổ đăng ký đất đai.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, xã hội hóa, bồi thường của CHLB Đức, GS.TS Ulrich Battis cho biết, Điều 14, Khoản 3 Luật Cơ bản của Đức quy định: “Chỉ được phép thu hồi đất vì lợi ích của người dân. Thu hồi đất chỉ được tiến hành theo luật hoặc trên cơ sở luật quy định hình thức và mức bồi thường. Việc bồi thường phải có sự cân nhắc công bằng các lợi ích của người dân và các bên liên quan. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ nhờ các tòa án chuyên trách giải quyết về pháp lý đối với mức bồi thường.”
Theo GS.TS Ulrich Battis, tại Đức thu hồi đất diễn ra theo một trình tự được pháp luật quy định. Tòa án cũng có thể xem xét tính hợp pháp của việc thu hồi này cũng như có thể đưa ra mức bồi thường thích hợp.
Việc xem xét công bằng theo Điều 14, Khoản 3, Điểm 3 trong Luật Cơ bản của Đức không phải nhằm bồi thường theo giá trị thị trường. Điều 1 của Nghị định thưu đầu tiên bổ sung vào Công ước Châu Âu về Quyền con người yêu cầu sự cân bằng công bằng giữa lợi ích công và việc bảo vệ các quyền cơ bản trong trường hợp bị thu hồi đất nhưng không đảm bảo quyền được bồi thường đầy đủ.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu còn tập trung cho ý kiến đối với các vấn đề căn cốt trong dự thảo Luật sửa đổi về sở hữu đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất và chính sách tài chính đất đai; đấu giá quyền sử dụng đất, vấn đề tích tụ và tập trung đất nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong nước và các chủ thể có yếu tố nước ngoài; các vấn đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đất đai.
Một số hình ảnh tại Hội thảo quốc tế:
Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế “Hoàn thiện pháp luật đất đai Việt Nam và kinh nghiệm của CHLB Đức”
TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ông Axel Blaschke, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được ban hành ngày 16/06/2022 với nhiều nội dung quan trọng định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 nói riêng.
Các đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học quốc tế
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu phát biểu tại Hội thảo
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo
Các vị đại biểu, chuyên gia chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo khoa học quốc tế “Hoàn thiện pháp luật đất đai Việt Nam và kinh nghiệm của CHLB Đức”