QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 29/3/2024
* Sáng 01/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật để cho ý kiến đối với 5 dự án luật sẽ trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và 01 nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến trong 02 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến xem xét đối với 2 nhóm vấn đề. Nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với các dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 7. Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHAI MẠC PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT: SẼ CHO Ý KIẾN VỀ 5 DỰ ÁN LUẬT VÀ 1 DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
- PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KHAI MẠC PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Trình bày Tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tuy nhiên, sau 12 năm triển khai thi hành đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI)
* Cũng trong buổi sáng ngày 01/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Chuyên đề pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Đảng và Nhà nước đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, trong đó có lĩnh vực công chứng theo hướng tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực để xã hội hóa và phát triển các lĩnh vực công chứng; xây dựng đội ngũ hành nghề công chứng đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI)
- LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI): NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG
* Tham gia thảo luận, đa số ý kiến các đại biểu bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với việc chuẩn bị hồ sơ dự án luật của Bộ Tư pháp, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Theo đó, việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng là rất cần thiết nhằm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, giải quyết những bất cập hiện có, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội phát triển nhanh, mạnh, với sự vào cuộc của công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CẦN QUY ĐỊNH RÕ CƠ QUAN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
- TIẾP TỤC RÀ SOÁT, LÀM RÕ CÁC NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI) ĐẢM BẢO PHÙ HỢP, THỐNG NHẤT
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨNG VIÊN: ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ, PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU NGÀY CÀNG CAO CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
* Chiều 01/4/2024, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp Chuyên đề Pháp luật, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực của cơ quan mình; Ban Công tác đại biểu tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết phê duyệt vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các Ủy ban của Quốc hội phối hợp thẩm tra danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực của các đơn vị, sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quyết định tại phiên họp tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH Ở TW, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
- SỚM HOÀN THIỆN DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÁC CƠ QUAN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Cũng trong buổi chiều ngày 01/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Chuyên đề pháp luật 4/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng không nhân dân.
Tại phiên họp, đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình với việc cần thiết xây dựng Luật Phòng không nhân dân nhằm tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân.
em nội dung chi tiết tại đây:
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
- CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU LÀM RÕ QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRỌNG ĐIỂM PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
* Trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại Ba Lan, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan - Việt Nam và tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Ba Lan - Việt Nam.
Gặp, trao đổi với ôngChủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Ba Lan - Việt Nam và các thành viên trong Nhóm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước phát triển tốt đẹp thời gian qua. Quốc hội khóa XV đã thành lập Nhóm NSHN do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga làm Chủ tịch Nhóm và đã thăm Ba Lan. Còn về phía Ba Lan, Nhóm NSHN Ba Lan - Việt Nam của Ba Lan mới được tái lập tại Thượng viện và Hạ viện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỮU NGHỊ BA LAN - VIỆT NAM
* Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với ý nghĩa đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu, đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG THĂM ĐẠI SỨ QUÁN, GẶP GỠ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI BA LAN
* Ngày 15/3/2024, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3452 /TB-TTKQH Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ VIỆC GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT ĐƯỜNG BỘ
* Ngày 28/3, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành Nghị quyết số 1019/NQ-UBTVQH15 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Khoá XV tỉnh Hưng Yên.
Xem nội dung chi tiết tại đây: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN KẾT QUẢ BẦU TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH KHOÁ XV TỈNH HƯNG YÊN
* Ngày 01/4, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Lệ Thủy làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thực hiện hồ chứa nước bản Mồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát và các ngành liên quan của tỉnh, huyện Như Xuân đã thảo luận về các quy định pháp luật để triển khai hợp phần dự án, trong đó tập trung vào nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, trồng rừng thay thế và tiến độ thực hiện khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁM SÁT VIỆC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG THỰC HIỆN HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG
* Sáng 01/4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.
Đoàn khảo sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả huyện Cẩm Xuyên đã đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi. Những kiến nghị, đề xuất của giáo viên, lãnh đạo địa phương sẽ được Đoàn ghi nhận, tiếp thu và nghiên cứu đưa vào báo cáo khảo sát.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN QUAN TÂM CƠ CẤU ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÔ NUÔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
* Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên - đó là một trong những kiến nghị của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáng 01/4, về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo.
Việc tuyển dụng giáo viên hiện nay được thực hiện theo Luật Viên chức năm 2010, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ; Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện thực hiện quy trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TẠO SỰ LINH HOẠT, CHỦ ĐỘNG CHO UBND CẤP HUYỆN ĐIỀU TIẾT SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU GIÁO VIÊN
- ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ NHÀ GIÁO
* Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là nội dung nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia. Quy định này nhận được nhiều kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển. Tuy nhiên, thận trọng để kiểm soát được cơ chế thử nghiệm này là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội được cộng đồng khởi nghiệp và chuyên gia đồng tình.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- NHIỀU KỲ VỌNG VÀO QUY ĐỊNH CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ KIỂM SOÁT TRONG DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)
- SỬA ĐỔI LUẬT THỦ ĐÔ: ĐẶT VĂN HÓA VÀO VỊ TRÍ XỨNG ĐÁNG TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ
* Dự án Luật Đất đai đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là dự án luật đặc biệt quan trọng, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ một số trường hợp đặc thù. Trong đó, Điều 190 và Điều 248 của Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2024.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HAI QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/4/2024
* Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến là Ban soạn thảo đã bổ sung quy định về Lựa chọn ngẫu nhiên Hội thẩm tham gia xét xử tại Điều 135 của dự thảo luật. Theo đó, Chánh án Tòa án quyết định phân công ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, phù hợp với quy định của luật tố tụng.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- PHÂN CÔNG NGẪU NHIÊN THẨM PHÁN, HỘI THẨM ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ
- ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: ĐỀ NGHỊ KHÔNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI ĐỐI VỚI HỘI THẨM TRONG DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)
* Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà, hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có những vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Để triển khai thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Tư pháp phấn đấu mỗi năm tổ chức ít nhất một phiên giải trình tại phiên họp của Ủy ban.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT TẠI CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP
* Nhấn mạnh việc tổ chức các phiên giải trình nhằm mục tiêu giám sát chuyên sâu hơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, việc lựa chọn chủ đề giải trình cần hướng đến những vấn đề “nóng” đang gặp vướng mắc, có ảnh hưởng đến xã hội, đời sống người dân. Việc tổ chức phiên giải trình cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng, đồng thời luôn bám sát các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực giải trình, từ đó nghiên cứu, đánh giá, kịp thời phát hiện những quy định cần sửa đổi, bổ sung, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Xem nội dung chi tiết tại đây: VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN GIẢI TRÌNH PHẢI LUÔN BÁM SÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIẢI TRÌNH
* Thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu quan tâm đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội và cho rằng có chế tài mạnh hơn đối với trường hợp vi phạm và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI): NÂNG CAO HƠN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
- ĐBQH LÝ TIẾT HẠNH: CẦN CÓ PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ, HỢP TÌNH ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
* Đóng góp vào Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Tráng A Dương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu quan điểm: Đối với các dự án luật mà nội dung chuẩn bị chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phù hợp với tình hình thực tế thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thông qua để đảm bảo chất lượng và tính khả thi.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH TRÁNG A DƯƠNG: PHẢI ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC DỰ ÁN LUẬT
* Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (5/2024) tới đây. Quan tâm góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Đại Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành giao thông đặc biệt đối với đối tượng là học sinh.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN ĐẠI THẮNG: QUY ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT GIAO THÔNG
* Theo PGS. TS. Trần Văn Độ - Nguyên Phó Chánh án TANDTC, Nguyên Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, hoàn thiện chính sách pháp luật về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần thể chế hoá quan điểm của Đảng và nguyên tắc của pháp luật quốc tế, đó là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em; nhân đạo và coi trọng giáo dục, phòng ngừa trong xử lý...
Xem nội dung chi tiết tại đây: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
* Góp ý vào dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, TS.Nguyễn Mai Thuyên, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Tờ trình đã thể hiện được khá đầy đủ và mang tính thuyết phục về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Các quy định sửa đổi, bổ sung không chỉ khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn hoạt động giám sát của cơ quan dân cử mà còn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CÁC QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND KHẮC PHỤC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ
* Quy định về cơ chế thử nghiệm cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá quan trọng để đưa kinh tế số chiếm tỷ trọng cao trong GDP của thành phố. Tuy nhiên, đồng tình với những vấn đề các đại biểu Quốc hội đặt ra tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vừa qua, chuyên gia cho rằng điều quan trọng là Hà Nội cần có một chiến lược triển khai cụ để đưa được cơ chế nào vào thực tiễn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CỤ THỂ CÁC QUY ĐỊNH MỚI TRONG DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)
* Quan tâm đến các vấn đề của Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng cần mở rộng diện thụ hưởng chính sách, tăng quyền lợi để thu hút đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: MỞ RỘNG DIỆN THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH, THU HÚT ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
* Sáng 01/4, tại xã Kế An, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng khóa XV gồm các đồng chí: Tô Ái Vang - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Thượng tọa Lý Minh Đức - Trụ trì chùa Som Rong (thành phố Sóc Trăng) đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cử tri xã Kế An đã có nhiều ý kiến kiến nghị đến các đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề: đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học ở địa phương; việc hạ thế điện; chính sách hỗ trợ người cao tuổi; xem xét hỗ trợ công nhận xã Kế An là xã an toàn khu; hỗ trợ xây dựng nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã; kiến nghị miễn thu phí xe chuyển bệnh từ thiện khi qua trạm thu phí An Hiệp...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH SÓC TRĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV TẠI XÃ KẾ AN
* Thực hiện kế hoạch giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023, sáng 01/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An có cuộc làm việc với UBND huyện Nghi Lộc.
Tại cuộc giám sát, trên cơ sở báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc, các thành viên đoàn giám sát đã đề nghị làm rõ một số vấn đề. Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đánh giá cao sự phối hợp giữa Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc và các ban, ngành trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian qua.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH NGHỆ AN GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI HUYỆN NGHI LỘC
* Sáng 01/4, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh do đồng chí Trần Thị Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng Đoàn tiến hành giám sát đối với UBND huyện Tiên Du về việc thực hiện chính sách pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCN), giai đoạn 2018-2023.
Tại buổi giám sát, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Tiên Du; những đề xuất, kiến nghị của huyện để chuyển tải đến Quốc hội và cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương. Đồng thời, đề nghị huyện Tiên Du bám sát văn bản của Trung ương, của tỉnh để tiến hành việc sắp xếp ĐVSNCL bảo đảm đúng tiến độ; tính toán kỹ càng, xây dựng lộ trình cụ thể việc sáp nhập các đơn vị...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC NINH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI HUYỆN TIÊN DU
* Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với đoàn viên, người lao động vào cuối tháng 4 năm nay sẽ là dịp lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Hải Dương nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người lao động.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH VÀ LÃNH ĐẠO HĐND TỈNH HẢI DƯƠNG SẼ ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG